Thursday, April 29, 2021

 Tôi suýt là dân Nhật nếu di tản trong tháng 4/75! 


- Nước mất thì nhà tan.


Trong đầu thập niên 1970, ba tôi làm đại lý tại VN cho hãng K-Lines, một trong hảng tàu biển hàng đầu của Nhật (K hình như là chữ tắt của Kawasaki). Công ty của ba tôi chuyên về stevedoring (thụ thác hàng hải , bốc xếp , v.v...). Công ty dùng trọn vẹn tầng trệt của tòa nhà 3 tầng của gđ tôi và trang bị những thiết bị điện tử tân tiến của Nhật như intercom để liên lạc giữa các phòng trong tòa nhà, teletype (viễn ấn tự, hoạt động 24/24 và 7 ngày 1 tuần) đễ nhận tin từ Nhật báo trước có tàu sắp cặp bến Sài gòn . . . với các cô thư ký xinh như mộng và cũng rất giỏi tiếng Anh . . . và vài người biết tiếng Nhật. (Trước 75, hàng Nhật tràn ngập tại SG, một phần do lính Mỹ dùng, một phần được CP nhập nhập. Phải nói Nhật phát triển hay làm giàu nhờ chiến tranh VN vì quân đội Mỹ xài toàn đồ Nhật từ máy ảnh, TV, radio casette . . . đến xe GMC và xe bus quân đội hiệu Isuzu đều sản xuất tại Nhật . . .các chiến cụ hư hỏng được chở sang Nhật để tái chế dùng cho công nghiệp . . . Nhật là hậu cần (kho chứa bom đạn, quân trang quân dụng) của QĐ Mỹ cũng như nơi giải trí R & R của lính Mỹ. 

Trong những ngày cuối tháng 4/75, trước sự sụp đổ liên tục của các tỉnh thành của miền Nam VN, người Nhật đã khẩn khoảng yêu cầu gia đình tôi, di tản đi ra khỏi nước bằng tàu lớn của họ. Ba tôi vì: chưa có kinh nghiệm với CS, tài sản quá nhiều, và đặc biệt, không nghĩ rằng miền Nam sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Trong những ngày cuối cùng, trong khi nhiều ng rút tiền mua vàng thì ba tôi lại gửi tiền vào ngân hàng vì nghĩ rằng NH là nơi gửi an toàn nhứt trong thời loạn ly vì không sợ bị cướp. Và đúng như vậy, hệ thống NH của chế độ cũ chỉ "trút hơi thở cuối cùng" khi có lịnh đầu hàng của ông Dương văn Minh. 

Cũng do gđ làm ăn với ng Nhật và thỉnh thoảng họ lên tầng hai thăm gđ tôi nên tôi có học vài câu chào hỏi của Nhật như: cám ơn nhiều lắm (Arigatō gozai mashita), xin mời (dozo), . . . và nhiều từ khác và đã gần như quên hết sau các năm tù. 

Tôi nhớ, trong những ngày đầu tháng 5/1975, một đại đội quân CSBV đóng ở tầng ba của nhà tôi: khi họ vào VP của ba tôi, đặt tại một góc của tầng này thì thấy lá cờ VNCH trên bàn làm việc, họ bảo tôi vứt ngay lá cờ đó. Họ nói với tôi, đơn vị của họ đã gặp tổn thất khi đụng với sư đoàn 7 ngụy vì "chúng chuyên đánh đêm". Họ không ngờ đang nói chuyện với một quân nhân của SĐ này . . . 

Khoảng hơn 1 tháng sau, tôi đi "học tập 10 ngày" theo thông báo cũa UB quân quản Sài gòn và chỉ trở về nhà vào một đêm tối sau gần SÁU NĂM . Đây là một ngôi nhà, số 122 đường Yersin quận 1, nhỏ hơn ngôi nhà cũ vì ba tôi phải bán để trả nợ cho tiền vay từ chế độ CŨ--trong khi tiền gửi trong NH cũa chế độ cũ thì mất trắng. 

Chủ cũ của căn 122 Yersin là người Hoa, đã vượt biên. Lầu 2 của nhà này trải thảm--mà trước đó tôi chưa bao giờ thấy dù ba tôi làm thầu khoán xây biết bao nhà cửa! 

Vì trước đó ba tôi đã hiến nhiều nhà như hai biệt thự ở làng ĐH Thủ Đức, Nha Trang, v.v... nên CP đã cho ba tôi chọn một căn để ở, trong đó có một căn ở đường Nguyễn Huệ quận 1--ba tôi ko chọn căn này vì nghĩ rằng nhà nước đâu còn cho dân buôn bán thì lấy nhà ở đường Nguyễn Huệ làm gì, ông đã chọn căn ở đường Yersin vì có bạn cũ ở cách đó vài căn. 


Thôi đành tự nhủ : NƯỚC MẤT THÌ NHÀ TAN !

No comments:

Post a Comment