Monday, February 10, 2014

Sĩ quan/viên chức về Giao tế Công cộng hay Giao tế Dân sự . (dịch từ wiki) .
Sĩ quan/viên chức về Giao tế Công cộng hay Giao tế Dân sự (Public Information Officer , viết tắt là PIO) là điều hợp viên về thông tin hay là phát ngôn viên cũa một số tổ chức của chính quyền (ví dụ : TP , quận hạt , học khu , chính quyền tiểu bang hay sở CS hay cứu hỏa ) . Họ khác với ban GTCC của các tổ chức tư trong đó tiếp thị giử 1 vai trò hạn chế hơn .Trách nhiệm chính của viên chức GTDS là cung cấp thông tin cho giới truyền thông và cho công chúng như yêu cầu của luật pháp và theo những tiêu chuẩn của nghề của họ . Nhiều viên chức GTDS là cựu nhà báo , đem kinh nghiệm độc đáo và thích đáng cho chức vụ của họ .Trong những lúc khủng hoảng hay khẩn cấp , các viên chức này đội nón hay mặt áo có chữ PIO .
Một trong những tổ chức nghề nghiệp về thông tin công cộng lâu đời và lớn nhứt là hiệp hội các viên chức về GTCC của bang Cali còn được gọi là CAPIO ./.
(Dịch từ bài Public Information Officer trên wiki) .
Nhận xét : dưới chế độ VNCH , cấp bộ đều có PIO . Trong quân đội , cấp sư đoàn cũng có PIO .
Vì lúc đó ở VN có mấy ngàn nhà báo nước ngoài , phần lớn là Mỹ . Họ theo dỏi cuộc chiến để tường trình với công chúng Mỹ . Những bài viết của họ ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ . Trong khi đó , VN rất cần sự ủng hộ của CP cũng như công chúng Mỹ . Do vậy các PIO nói trên phải làm việc rất tích cực để giúp cho CP VNCH có được sự hậu thuẩn của CP và công chúng Mỹ .
Phe đối lập trong QH của VN cùng chờ đợi các sơ hở của CP để chĩ trích , v.v..
Tôi có kinh nghiệm này vì trước 1975 làm PIO cho 1 đơn vị cấp SĐ .
CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG THÔNG TIN BÁO CHÍ . theo wiki .
"
Public Information Officers (PIOs) are the communications coordinators or spokespersons of certain governmental organizations (i.e. city, county, school district, state government and police/fire departments). They differ from public relations departments of private organizations in that marketing plays a more limited role. The primary responsibility of a PIO is to provide information to the media and public as required by law and according to the standards of their profession. Many PIOs are former journalists, bringing unique and relevant experience to the position. During crises and emergencies, PIOs are often identified by wearing helmets or vests with the letters "PIO" on them.
Among the oldest and largest public information professional organizations is The California Association of Public Information Officials or CAPIO.
PHÒNG THÔNG TIN BÁO CHÍ DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ.
Trước 1975 , dưới chế độ VNCH , cấp bộ và dưới cấp bộ đều có 1 phòng Thông tin Báo chí . Nhiệm vụ đã ghi nhận mọi ý kiến hay phê bình đối với công việc liên quan quan đến bộ hay nghành của mình để báo cáo lên bộ trưởng hay tư lịnh nghành để kịp thời sửa sai . Những ý kiến hay phê bình này được đăng trên báo trong nước hay ngoài nước , được phát đi từ đài VOA , BBC , v.v... Tóm lại , công việc na ná như viện này .
Vì hồi đó , báo chí là 1 quyền rất mạnh (trong đó có báo chí Mỹ với mấy ngàn phóng viên ở VN) nên công việc của Phòng TTBC không phải dễ dàng . Có 1 lần , PV nước ngoài chụp hình 1 lính gác cầu đang ngủ : ảnh này lọt vào mắt TT Thiệu và tỉnh trưởng bị khiển trách nặng .
Tất cả mọi sai lầm , lớn nhỏ , của CP VNCH , nếu ko sửa chữa kịp thời sẽ bị Quốc Hội VN , QH Mỹ (vì Mỹ giúp VN chống Cộng) điều tra ra lẽ , v.v...
Hiện nay , QH VN chĩ là bù nhìn nên ko có vai trò như các QH của nước pháp quyền . Cho nên mọi ghi nhận , mà Viện - được nói trên Viet-Studies - cũng chĩ là giấy gói xôi .
"PTT Tàu Hoàng Trung Hải "dâng" phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam cho Trung Quốc" của Lê Anh Hùng có đoạn :
. . .
"Bất chấp lời cảnh báo đầy tâm huyết của nhiều cán bộ đảng viên cao cấp lo lắng cho vận mệnh dân tộc trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đặt ông Hoàng Trung Hải vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ khoá mới: Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” (từ ngày 2.8.2007).
PTT Hoàng Trung Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao trực tiếp phụ trách các bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, và Tài nguyên - Môi trường. Ngoài ra, ông ta còn được Thủ tướng tin tưởng giao đảm nhiệm một loạt chức vụ trọng yếu: 1/Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; 2/Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; 3/Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; 4/Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; 5/Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; 6/Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; 7/Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải; 8/Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận; 9/Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; 10/Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; 11/rưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; 12/Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; 13/Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, 14/Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia; 15/Trưởng ban ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) Quốc gia; 16/Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia; 17/Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v. Nghĩa là ngài PTT gốc Tàu này gần như nắm trọn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong tay, dĩ nhiên là cả ngành khai khoáng với hàng loạt mỏ khoáng sản béo bở. Không chỉ “dâng” cả ngành điện lực Việt Nam cho Trung Quốc mà trong nhiều năm qua ngài PTT này còn âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, và dĩ nhiên ngành khai khoáng cũng không thoát khỏi điều đó.
. . . "
Nhận xét : với chức vụ PTT về KT , ông coi 5 bộ và phụ trách ít nhứt là 17 ban . Đúng là 1 ông vua không ngai của nền KT VN .

Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị

Cập nhật: 18:25 GMT - chủ nhật, 9 tháng 2, 2014, đăng trên bbcvietnamese
Biển Đông
VN vẫn chưa đưa các vấn đề tranh chấp chủ quyền với TQ trên Biển Đông ra tòa án quốc tế.
Trong một bài trên BBC,Bấm TS Trần Công Trục phản biện ý kiến Việt Nam cần “chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký năm 1958”.
Mặc dù trong Bấm một bài khác trên BBC, tôi có cùng kết luận với TS Trần Công Trục, tôi cho rằng một số lập luận khác của TS Trần Công Trục là chưa đủ để biện luận cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước Tòa hay dư luận luật học.

Thủ tướng VNDCCH có thẩm quyền?

Lập luận“Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành ... các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế” dường như có ý cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) chưa được Quốc hội phê chuẩn cho nên không có đủ giá trị pháp lý.
Trong phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, Na Uy cho rằng Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus Ihlen đã không có thẩm quyền khi nói với Bộ trưởng Đan Mạch rằng kế hoạch của Đan Mạch về chủ quyền Đan Mạch trên toàn bộ Greenland sẽ không gặp khó khăn gì từ Na Uy, và theo luật Na Uy thì Quốc hội mới có thẩm quyền. Nhưng Tòa đã bác bỏ lập luận này, với lý do trong luật quốc tế Ngoại trưởng có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Như vậy, lập luận “Quốc hội chưa phê chuẩn” chắc chắn sẽ bị bác bỏ, vì trong luật quốc tế Thủ tướng cũng là người có thẩm quyền để đại diện cho quốc gia trong vấn đề lãnh thổ.
Hướng lập luận “TT Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền” là đúng, nhưng có lẽ sẽ phải dựa trên lập luận lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa không nằm dưới thẩm quyền lãnh thổ của VNDCCH, mà dưới thẩm quyền của một quốc gia Việt khác. “Quốc gia” ở đây là khái niệm pháp lý được định nghĩa trong Công ước Montevideo 1933 là một chủ thể có lãnh thổ, dân cư, chính phủ và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Quốc gia là khác với Tổ quốc, đất nước, nhà nước hay chính phủ.

Không công nhận, nhưng không bảo lưu

Lập luận “[CH PVĐ] chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...” khó có thể biện luận đầy đủ cho chủ quyền Việt Nam.
Đúng là tuyên bố 5/9/1958 của Trung Quốc có đưa ra ba nguyên tắc chính: (1) lãnh hải 12 hải lý, (2) đường cơ sở thẳng và nội thủy cho Hoa Lục và các đảo gần bờ, (3) tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải phải tuân thủ luật Trung Quốc, tàu thuyền máy bay quân sự nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép. Nhưng tuyên bố đó cũng ghi rằng nguyên tắc thứ nhất được áp dụng cho “tất cả lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm... Hoàng Sa, ...Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc”, và nguyên tắc thứ nhì và ba được áp dụng cho “...Hoàng Sa, ...Trường Sa và các đảo khác của Trung Quốc.”
CH PVĐ ghi “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.” CH PVĐ tuy không nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã ghi rằng CP VNDCCH ghi nhận và tán thành như trên mà không bảo lưu gì về hai quần đảo đó.
Có thể dựa vào “không nhắc đến” để biện luận “không công nhận”, và như vậy là cần thiết, nhưng không đủ. Lý do là sự không bảo lưu trên có nghĩa VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn vì từ 1954 đến 1976 VNDCCH đã không khẳng định chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo luật quốc tế, nổi bật nhất là theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp đảo Pedra Branca, nếu trong một thời gian dài mình không khẳng định chủ quyền trong khi nước khác đòi chủ quyền thì mình có thể mất.
Trong kịch bản giả tưởng chính phủ VNDCCH đã là đại diện pháp lý cho toàn Việt Nam, với hành vi của VNDCCH, Việt Nam sẽ khó thắng cuộc tranh biện pháp lý. Điều làm cho Việt Nam thua trong kịch bản này sẽ không ở việc công nhận hay không công nhận, mà ở việc không khẳng định chủ quyền của mình trong khi nước khác đòi chủ quyền.
Một trong những phương hướng lập luận cho Việt Nam là chứng minh rằng trong giai đoạn 1954-1975 đã có một quốc gia Việt khác với VNDCCH duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Chủ quyền đã được một quốc gia duy trì?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Công hàm 1958 do Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ký tiếp tục là chủ đề cần xử lý khi VN đòi chủ quyền HS-TS.
Lập luận chính thức của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH. Nhưng trong luật quốc tế các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ phải là do đại diện cho một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý. Vì vậy, để cho các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của chính quyền VNCH có giá trị pháp lý, lúc đó chính quyền đó phải là đại diện pháp lý cho một quốc gia.
Do đó, và lưu ý đến thực tế, để cho các tuyên bố và hành động chủ quyền lãnh thổ của VNCH có giá trị pháp lý, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 1976 có hai quốc gia Việt trên một đất nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Thêm vào đó, cần vận dụng quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, và sau 30/4/1975 CP CMLT CHMNVN là đại diện pháp lý của quốc gia đó cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1976.
Lập luận “... theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương ... Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ...” đi theo hướng cần thiết: “VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNCH có”, nhưng nó có đi xa đủ và và nó có mạnh đủ chưa?
Theo Hiệp định Geneva, chính quyền VNDCCH quản lý miền Bắc, và Liên Hiệp Pháp quản lý miền Nam. Vấn đề là “quản lý” có nghĩa gì? Nó chỉ có nghĩa quản lý dân sự nội địa bên trong duy nhất một quốc gia Việt, hay nó bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế?
Nếu chỉ là trường hợp thứ nhất thì khó thể cho rằng theo Hiệp định Geneva chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Trường hợp này sẽ có nhiều rủi ro cho Việt Nam trước Tòa và dư luận luật học.
Nếu là trường hợp thứ nhì, thí dụ như sau 1954 hay 1956 sự quản lý được quy định trong Hiệp định Geneva đã tiến hóa để bao hàm cả thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế, thì chính quyền VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và chính quyền VNCH có. Đó là điều cần thiết cho lập luận về Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng trong luật quốc tế thì “có thẩm quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc tế” và “là một quốc gia” đi đôi với nhau. Như vậy, lập luận cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa đi đôi với quan điểm khi VNCH còn tồn tại thì chính thể đó đã từng là một quốc gia, và với quan điểm trước 30/4/1975 chính quyền VNCH là đại diện của quốc gia đó trong luật quốc tế.

'Lãnh vực nhạy cảm?'

Dễ thấy vì sao hai quan điểm trên dễ bị cho là “nhạy cảm”, thậm chí là “phản động”. Thậm chí còn có thể có những chuyện chụp mũ kiểu "Anh nói có 2 quốc gia và chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý. Vậy là anh muốn khôi phục VNCH, anh là phản động, anh muốn chia đôi đất nước lần nữa." Nhưng nếu cho rằng trước 1976 và 1975 có hai quốc gia, hay cho rằng trước 30/4/1975 chính quyền VNCH đã từng là đại diện pháp lý của một quốc gia thì đó chỉ là một nhận định về quá khứ, không có nghĩa muốn chia đôi đất nước đã thống nhất năm 1976, và không có nghĩa muốn khôi phục VNCH.
Mặt khác, nếu cho rằng VNDCCH và CHMNVN đã thống nhất một cách hợp pháp thành CHXHCNVN năm 1976, Bấm và do đó CHXHCNVN đã thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, thì dễ bị cho là “thân Cộng”, thậm chí là “biện minh cho CS xâm chiếm miền Nam”, nhưng đó cũng là chụp mũ.
Thật ra khi VNDCCH và CHMNVN còn tồn tại thì quan điểm chính thức của hai chính thể đó là có hai quốc gia trên đất nước Việt Nam, mỗi quốc gia một bên vĩ tuyến 17. Quan điểm đó cũng bao hàm quan điểm trước 30/4/1975 có hai quốc gia. Nhưng ngày nay quan điểm đó bị lãng quên nhiều và truyền thông Việt Nam ít dám đụng đến nó.
Về quan điểm cho rằng từ 1956 đến 30/4/1975 chính phủ VNCH là đại diện pháp lý của quốc gia phía Nam, có thể phi nhạy cảm hóa nó phần nào bằng cách lưu ý rằng đại diện của một quốc gia trong luật quốc tế là một vấn đề trong phạm trù luật quốc tế tương đối độc lập với các vấn đề chính trị, chính nghĩa của các chính quyền VNCH, chính quyền VNDCCH và chính quyền CHMNVN.
Nếu không phi nhạy cảm hóa việc thảo luận giữa người Việt và việc trình bày với quốc tế về những vấn đề quốc gia, đại diện pháp lý của quốc gia, thống nhất đất nước, thì sẽ bất lợi cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền.
Từ trước đến nay, người Việt thường nhận định về cuộc chiến 1954-1975 từ những góc độ ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa của bên mình. Phải chăng nhu cầu tranh biện pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa đang đòi hỏi người Việt phải đi đến một nhận định về lịch sử có thêm tính chất luật quốc tế và bớt bị kẹt trong các lề ý thức hệ, chính trị và chính nghĩa?
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông