Thursday, March 17, 2016

PHÉP LẠ KINH TẾ (economic miracle) của Đức . 
Dịch từ Nat Geo Jun 1959 .
. . .
Năm 1945 , khi quân Đồng minh tiến vào , nước này ko có chính phủ , ko có bưu điện hay điện thoại , ko xe bus , tiền tệ , v.v... Chỉ có 1/10 nhà máy còn hoạt động . Các mỏ than và nhà máy tại vùng Ruhr , xem bản đồ , ko hoạt động .



Vùng Ruhr trên bản đồ nước Đức 

Tàu bè , xà lan , v.v... bị đánh chìm nghẹt cứng các cảng, kinh đào và sông ; cầu gảy khiến đường xá kẹt cứng . Các TP bị hủy diệt từ 60 đến 90/100 . Gần phân nữa của 10.600.000 căn nhà tại Đức ko ở đc . Năm đầu tiên sau khi CT chấm dứt , dân Đức sắp chết đói .
. . . 
Năm 1958 , các nhà máy và hầm mỏ ở vùng Ruhr sản xuất nhiều than , thép , hóa chất hơn bất cứ năm nào trước TC . Mức sản xuất gấp hai lần năm 1936 .
Năm ngoái (1958) , Đức sản xuất nhiều xe hơi và xe tải hơn bất cứ nước nào ; đứng hàng 2 thế giới về xuất khẩu máy móc . Đồng tiền có giá khắp thế giới ; thất nghiệp ko đáng kể (negligible) . Đã xây gần 5 triệu nhà mới từ 1949 và đang xây hơn 1/2 triệu căn mỗi năm . . . 
Giải thích thế nào đây ? Làm thế nào nước Đức thua trận lại thịnh vượng nhanh hơn các láng giềng thắng trận (ám chỉ Anh , Pháp , v.v... .-- Tài) ?
Các nhà KT nêu rất nhiều lý do : Mỹ đã viện trợ gần 4 tỉ để phục hồi nền KT Đức và giúp dân Đức khỏi đói . 1 cải cách tiền tệ triệt để (drastic) vào 1948 xóa sạch 90/100 tiền để dành (cash savings) của dân Đức , nhưng lại thiết lập đồng D.M. mới có giá trị và ngưng lạm phát . Cùng lúc , mọi kiểm soát giá cả đều xóa bỏ (trừ tiền thuê nhà) chỉ trong 1 đêm , khiến Đức là nền KT tự do nhứt của bất cứ nước Âu châu . 
" . . . dù nước Đức bị tàn phá nặng nề sau 1945 nhưng ng ta ko thể hủy diệt tay nghề của ng thợ Đức , kiến thức của các kỹ sư Đức , và và nghệ thuật điều hành KT của các kỹ nghệ gia (industrialist) Đức . . . vốn liếng (capital) này đã đc tích lủy nhiều trăm năm còn quý hơn các nhà máy và hầm mỏ . . . Tóm lại , tài nguyên về tay nghề và kiến thức của Đức ko bị hủy diệt bởi CT .' .-- Theo Theodore H. White trong quyển Fire in the Ashes .
(còn tiếp) .
Một gia đình tại Munich chia xẻ niềm vui giáng sinh với hai binh sĩ Mỹ . Không bs Mỹ nào cô đơn trong mùa giáng sinh tại Tây Đức . Số thư mời của các gđ Đức đông hơn số bs Mỹ. 
Khi chiến tranh chấm dứt , Alfried Krupp bị bỏ tù và nhà máy vũ khí khổng lồ của ông bị tháo gở . Ngày nay , hảng Krupp tại tp Essen lại trở thành nhà máy thép lớn . Hơn 100.000 công nhân sản xuất từ đầu máy xe lửa tới răng giả bằng thép ko rỉ . Trong ảnh , một bánh răng (gear) đc đúc (forge) cho nhà máy cán  thép (rolling mill) ở Ấn Độ . 
1 camera truyền hình trong tháp này giúp cảnh sát giải quyết tắc nghẽn giao thông (unsnarl) vào giờ cao điểm tại công trường Karlsplatz này ở giửa TP Munich . Hình ảnh đc chuyển tới 1 CS ngồi cách đó 1/4 mile . 
CS đang điều hòa lưu thông tại công trường này . Bảng trước mặt điều khiển các đèn giao thông . 

KINH NGHIỆM CHỐNG THAM NHŨNG CỦA HONGKONG .

Thứ tư, 4/12/2013 | 04:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Kinh nghiệm chống tham nhũng của Hong Kong

Đặc khu Hong Kong, Trung Quốc, 40 năm về trước, từng là một trong những thành phố có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới, nhưng nay trở thành miền đất dữ đối với các tham quan.
HK-ICAC-HQBuilding-4007-1382777384.jpg
Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hong Kong (ICAC). Ảnh: ICAC
"Tôi muốn so sánh Hong Kong của những năm 70 thế kỷ trước với Argentina ngày nay", CNN dẫn lời ông Ran Liao, điều phối viên cao cấp thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Căn cứ theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức này, Argentina thuộc hàng các nước có tỷ lệ tham nhũng cao, chỉ đạt mức điểm 34/100 và xếp thứ 106.
Hong Kong hiện tại đạt mức điểm 75, đứng thứ 15 trên 177 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc diện điều tra, trên cả Nhật Bản (thứ 18) và Mỹ (thứ 19).
Quá trình thay đổi chỉ được bắt đầu từ sau các cuộc biểu tình của cư dân Hong Kong năm 1974, vào lúc cảnh sát trưởng thành phố Peter Godber bỏ trốn khi bị điều tra với các cáo buộc tham nhũng.
Vụ việc này buộc chính quyền thành phố thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC), với quyền hạn điều tra rộng khắp. Những thay đổi này không chỉ nhằm vào các quan chức. "Cách tiếp cận của Hong Kong có ba hướng chính, bao gồm biện pháp trừng phạt, công tác giáo dục và phương án phòng ngừa", ông Liao cho biết.
Công tác giáo dục chống tham nhũng được bắt đầu trường mẫu giáo. ICAC hư cấu ra các tình huống đạo đức khó xử mà nhân vật trung thực luôn là người chiến thắng. "Chúng tôi không dạy học sinh luật pháp mà định hướng giá trị sống cho các em", bà Monica Yu, giám đốc Trung tâm phát triển đạo đức Hong Kong thuộc ICAC, cho biết.
Sau khi áp dụng biện pháp trên với hai thế hệ, thái độ của người dân Hong Kong trước vấn đề tham nhũng đã có sự biến chuyển lớn. "Chúng tôi dùng thang điểm 0-10 để đánh giá mức độ chịu đựng của người dân trước tệ nạn tham nhũng. 0 là chỉ số tuyệt đối không chấp nhận và 10 mang ý nghĩa hoàn toàn chấp nhận. Chỉ số của 10 năm trở lại đây dao động ở mức 0,7 hoặc 0,8", bà Yu cho biết. "Người dân Hong Kong ngày nay không bao giờ chấp nhận các hành vi tham nhũng".
Bà Yu cũng cho hay, việc người dân Hong Kong không khoan dung trước các hành vi phạm luật còn có tác dụng tăng cường nền tảng đạo đức của xã hội trên cả việc công cũng như việc tư. Những người phạm luật sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp đặt biệt danh và sỉ nhục.
"Mọi người thường xuyên đến ICAC để tố cáo những hành vi mà họ nghi ngờ là phạm luật. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thời điểm trước khi ICAC được thành lập", bà Yu nói.
ceng-2030-1382777384.jpg
Năm ngoái, người dân Hong Kong biểu tình ủng hộ việc ông Tăng Âm Quyền, nguyên trưởng đặc khu, bị ICAC điều tra về các cáo buộc tham nhũng. Ảnh: Caijing
Giải thích về thành công lớn này của Hong Kong, ông Liao cho biết: "Trước khi ICAC được thành lập, không ai nghĩ ra biện pháp tổng hợp trên để phòng chống tham nhũng". Nếu chỉ coi nhà tù như biện pháp duy nhất, thì sẽ không có một cuộc chiến chống tham nhũng thực sự.
"Trừng phạt đồng nghĩa với việc bạn khẳng định đó là hành vi sai trái. Đề phòng cũng rất quan trọng. ICAC sẽ tuyên truyền với những người thuộc các lĩnh vực như xây dựng và ngân hàng", ông Liao bình luận.
ICAC xuất bản các sách hướng dẫn cho doanh nhân và xác định các hoạt động có nguy cơ tham nhũng cao. Cơ quan này cũng tổ chức các buổi nói chuyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong giới doanh nhân và chính phủ. Trong các buổi nói chuyện trên, nhân viên sẽ được hướng dẫn, giới thiệu phương pháp tố giác các hành vi sai trái và cơ quan thụ lý các cáo buộc.
Tâm lý căm ghét tham nhũng tại Hong Kong khá trái ngược với Trung Quốc Đại lục. Quốc gia này xếp thứ 80 trong bảng xếp hạng năm nay của TI. Theo đánh giá của ông Liao, tình trạng trên sẽ khó lòng được cải thiện trong tương lai gần.
Đố kỵ là một trong những tâm lý chung của tham quan Trung Quốc. "Các tham quan tại Trung Quốc sẽ chạy đua xem ai nhận được nhiều hối lộ hơn", ông Liao cho biết. Theo các cơ quan thông tấn Trung Quốc, truyền thống cho tiền vào các phong bao đỏ như món quà trong dịp lễ tết đã biến tướng thành hình thức hối lộ quan chức.
"Thay đổi về nhận thức là điều quan trọng và cần thiết", ông Liao kết luận. "Tại Hong Kong, mọi người cảm thấy bị sỉ nhục khi hối lộ".
Đức Dương (theo CNN)
Ý kiến bạn đọc ()
Muốn chống được tham nhũng trước nhất là không tham nhũng, biết nguyên nhân sinh ra tham nhũng. Hai yếu tố tiên quyết này là thành phần chủ yếu làm nên tài đức: biết nhìn người và sử dụng người đủ sức đảm đương công việc và mang lại những thành công...