Saturday, August 1, 2015

Robert Herjavec: Tôi chỉ muốn kết thúc cuộc đời 

- Nguyên tắc sống hiện nay của tôi là không phán xét gì cả, điều cần thiết là phải có một TẤM LÒNG -- Herjavec.
Sau khi hôn nhân đổ vỡ, nhà siêu triệu phú phát hiện rằng, ông đã đi tới ngưỡng cửa của tự sát. Rồi ông đã tìm được mục đích mới của cuộc sống .
Robert Herjavec hình như đã có mọi thứ: một đế chế doanh nghiệp ăn nên làm ra xuất phát từ vai trò của ông trong show rất ăn khách Shark Tank trên đài ABC, một ga-ra toàn xe Ferrari trong lâu đài giá nhiều triệu đô ở Toronto và một gia đình rất toàn mỹ. 

Nhưng trong riêng tư, thế giới của ông đã sụp đổ. Sau 24 năm chung sống, ông và vợ Diane Plese chia tay chính thức vào tháng 6 năm 2014. Bực mình bởi sự ly dị này, ba con ông, Caprice 17, Skye 18, Brendan 21 lúc đầu đã từ chối nói chuyện với ông, Herjavec nói, và ông đã suy sụp tinh thần đến độ đã đứng trên ban-công và định nhảy xuống." "Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng ko gì có thể rung chuyển/tác động đến thế giới của tôi, nhưng trong một đêm khi thức giấc, tôi đã muốn kết thúc nó," ông nói. "Tôi chỉ nghĩ có một điều, 'Tôi không thể tiếp tục như vậy.'"
Sau vài tháng đen tối và cố gắng hết sức, Herjavec đã rời xa ngưỡng cửa này . . . nhà triệu phú về kỹ thuật này nói, ông đã vươn lên từ khủng hoảng này "mạnh hơn, đồng cảm hơn và cân bằng hơn." Chìa khóa cho sự phục hồi này là ông đã làm việc tại một nơi trú ẩn dành cho người homeless ở Seattle trong 2 tuần rưởi, trải qua những đêm ngoài đường để giúp đỡ kẻ nghèo túng.                                  

Mục sư của ông, John McAuley, thuộc giáo hội Congregational, đã thúc dục ông làm như vậy. "Nơi này đã cứu tôi", Herjavec đã tâm sự với phóng viên báo People khi ông lái xe tới một khu lều bạt của dân homeless bên dưới một cầu vượt xa lộ trong chuyến đi thiện nguyện gần đây. "Tôi luôn luôn nghĩ, 'Mục đích của sự đau khổ này là gì ?' Tôi nghĩ rằng đau khổ này đã cho tôi cơ hội để nối kết lại với Chúa và giúp người khác. Lối sống cũ của tôi không bền vững như tôi nghĩ (giống như "đời là vô thường" của Phật giáo -- người dịch). Mục sư Auley nói, "Tôi chỉ biết rất ít về tác động sâu xa của đau khổ đã ảnh hưởng đến ông ta."
Herjavec, một doanh nhân mà gia đình là dân Croatia (một vùng thuộc Nam Tư cũ) đến Canada năm 1970 "với một va-li và 20 đô" sau khi trốn chạy từ Nam Tư cũ, nơi cha ông bị tù 22 lần vì chỉ trích CS. Việc đầu tiên của gia đình là học tiếng Anh, Herjavec, đứa con một, đã lớn lên. Sau khi được nhận làm việc ko lương cho một cựu giám đốc của IBM, Herjavec đã khởi nghiệp bằng cách tạo và bán các công ty về kỹ thuật. Với một tài sản chưa tính thuế hơn 100 triệu đô, ông đã viết các sách về kinh doanh bán rất chạy và đạt sự nổi danh khi làm giám khảo các thí sinh trong chương trình Shark Tank. "Tôi luôn luôn nghĩ mình dở hơn người khác (underdog) và điều này là động cơ khiến tôi làm việc,"ông nói. "Không chỉ là mua thêm tài sản. Tôi cố gắng hết sức để trở thành người giỏi nhứt."
. . . Ông nhấn mạnh ông ko lo âu về các hậu quả tài chánh. Ông nói, việc ko còn được nói chuyện với các con đã tác động mạnh với tôi. Chúng đã bực mình. Chúng đứng về phía mẹ."
    Ông đã bị cuốn hút vào sự thất vọng (despondency). "Tôi thường đi ngủ và thức giấc nửa đêm và kêu thét lên," ông nói. "Khi tôi gọi cho mục sư của tôi, tôi nói, tôi sẽ ko sống tới ngày mai."
Herjavec đã suy sụp tột độ khi ông đến 
Sứ vụ Phúc âm Liên Hiệp (Union Gospel Mission) tại Seattle vào tháng 7/2014 và lập tức ông được giao việc phục vụ bữa cơm cho homeless, sau đó đi ra đường giúp họ. "Không ai biết tôi là ai, "ông nói, "mọi người nghĩ rằng tôi là dân nghiện vừa mới cai".
Đau khổ của ông từ từ phai nhạt nhờ tình cảm dành cho người ông gặp. "Nguyên tắc mà tôi theo là không PHÁN XÉT và không gì hết trừ TÌNH YÊU từ con tim," ông nói. Trong khi ở chương trình Shark Tank, không có gì ngoài phán xét cũng như tôi đã từng luôn luôn nghĩ rằng, nếu bạn có TẤM LÒNG, bạn là người yếu đuối. Ông vẫn làm thiện nguyện tại nhà trú ẩn (dành cho homeless) này bất cứ khi nào ông rảnh và giúp đỡ tài chánh cho nơi này, có lúc mua tất cả vớ của một tiệm Wal-Mart ở địa phương.
Sau khi "té đau" như vậy, ông ta ko còn cảm giác mình được an toàn như cũ. Và chính từ ý thức mới về sự dễ tổn thương của cuộc đời đã khiến ông "rời bỏ vùng an toàn" và thi đua trong show "Dancing with the Stars", một show diễn mà ông cùng với mẹ say mê xem khi bà đang sống những ngày cuối ở bịnh viện vì bị ung thư buồng trứng . . .
Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn ngoài đường phố tại Seattle đã giúp ông "chịu đựng" nỗi đau đã gần như đẩy ông xuống vực thẳm. "Đau khổ này ko dễ gì quên được, nhưng tôi có nhiều niềm tin trong tương lai, ông nói thêm. "Cuộc đời tôi đã tan nát, và những người homeless đã cứu tôi. Tôi luôn luôn nhớ ơn họ."

Dịch từ bài viết của Johnny Dodd trên People số ngày 30.3.2015.