Dak Seang, 1 trại LLĐB nhỏ tại Cao nguyên Trung phần, đã nổi tiếng khi trại bị bao vây vào 1/4/1970, bởi hai trung đoàn CSBV và 1 trung đoàn pháo. Được đặt tên "Sông của Máu" bởi dân Thượng địa phương, Dak Seang nằm dọc theo đường mòn HCM. Dù dân Thượng ko công nhận CP Sài Gòn, họ rất thân với nước Mỹ và thường được dùng bởi CIA trong cuộc chiến bí mật ở Lào, và bởi LLĐB tại Dak Seang. (Dân Thượng ở đây và dân ở bên kia biên giới nói cùng ngôn ngữ, cùng phong tục tập quán -- ND).
Vào tháng 4/1970, một toán A LLĐB Mỹ và vài đ.đ. DSCĐ người Thượng điều hành trại. Trưởng toán là đại úy Paul Landers, 25 tuổi. "Chúng tôi chưa bao giờ bị tràn ngập,"Landers nói. "Đi và đến trại phải bằng máy bay, bao gồm tiếp tế." Địch ko tới gần trại vào ban ngày. Ban đêm có B-52 và máy bay thả bom napalm. Cuối cùng chúng đã rút lui, để lại cả trăm xác cháy đen và chúng tôi ko biết chúng mang nhiêu xác chết và thương binh. Không quân Mỹ đã cung cấp một hỗ trợ vô cùng to lớn và ko thể tin được, dù bị rơi 3 chiếc C-7 Caribou và 2 trực thăng.
Cho đến khi máy bay tải thương 6 ngày sau đó, ông đã bị thương 3 lần (1 miểng đạn ở lưng, 1 miểng đạn trúng ngón tay cái, 1 miểng đạn trúng ở trước cổ, nằm kế động mạch và khí quản, khiến máu phun ra); mỗi lính LLĐB Mỹ trong toán 10 người của ông bị thương ít nhất 1 lần, một sq nam VN bị chết và hơn 30 DSCĐ Thượng chết. Ông được trao thưởng 1 Ngôi sao Bạc, 1 Ngôi sao Đồng với chữ V vì chiến công trong trận này.
Dak seang ở 8 km đông biên giới Lào trong Thung lũng dak poko. cuộc bao vây bắt đầu ngày 1/4 khi các thành phần lớn của 1 sđ bắc quân xâm nhập xuyên qua núi rừng giữa biên giới và thung lũng poko và định chiếm trại.
trong vài ngày đầu của bao vây, 3 máy bay caribou bị bắn rơi khi cố gắng thả lương thực, đạn, và nước vào trại. Do vậy họ phải thả đêm, với Hỏa Long AC-119 hướng dẫn Caribou bên phía trên trại và chiếu đèn pha xuống trại ngay trước khi Caribou thả đồ và tắt đèn ngay sau khi thùng hàng đã rời khỏi Caribou.
Các hầm trú ẩn và doanh trại bên trong chu vi trong tình trạng nhếch nhác, bẩn thỉu do thường xuyên bị pháo và chưa được dọn dẹp. Vẫn còn những xác CSBV cháy xém trên hàng rào vì bom napalm. Một trực thăng rơi có thể thấy trên phi đạo ngay phía bắc con đường mòn đi ngang đó.
Phần lớn các oanh kích mà tôi gọi ở 1 tới 5 km bắc của trại, hay nhằm yểm trợ các tuần tiểu của LLĐB được gửi ra để ngăn súng không giựt và súng cối bắn vào trại.
sau khi ko thể phá rào để vào trại, quân CSBV chuyển qua pháo kích từ những vị trí kín đáo. Tại trại ko có đại bác 105 ly. Pháo binh 105 ly gần nhất đặt tại Dak To, 31.4 km nam của dak seang. những mục tiêu quanh dak seang ngoài tầm của đại bác này; nên 1 số được dời về CCHL Tango (nơi đặt BCH của trung tá BĐQ Bùi văn Sâm để yểm trợ mặt trận Dak Seang, theo hồi ký của Vương mộng Long -- ND).
Có ít nhất 2 dịp, nhiệm vụ của tôi là chở một TSV Mỹ ngồi ở ghế phải để điều chỉnh pháo binh từ Tango. Chúng không thú vị bằng việc hướng dẫn máy bay, và tôi không nhớ chúng có hiệu qủa gì ko. hơn nữa TSV này bị ói mỗi lần bay.
các súng không giựt (SKZ) dễ phát hiện do lửa phụt hậu, nhưng gần như ko thể phát hiện súng cối trừ phi bạn nhìn đúng nơi chúng vừa bắn.
Một ngày kia, có một cảnh báo quan trọng phát đi trên tần số Guard như sau, "Mọi máy bay di chuyển ngay lập tức, về phía đông của đường xanh." Hai phút sau, một phi vụ B-52 thả bom xuống phía tây trại.
Tom Stump, 1 phi công Skyraider đang có mặt trên thung lũng Dak seang, đã nghe cảnh báo này.
sau địch ko thể chiếm trại, phần lớn trận đánh nhắm vào các đv csbv trên các sườn của Núi Ek, và giữa Dak Seang và lào. vì chúng tôi quen thuộc với khu vực này, các máy bay thám thính tiếp tục làm việc trên cùng khu vực, và phần lớn các oanh kích mà tôi hướng dẫn đều quanh núi ek. Thực tế có 1 số ngày tôi hướng dẫn 16 máy bay đánh cùng 1 tọa độ.
cũng ko hiếm khi tôi đã làm việc với cùng 1 phi công f-100 từ phan rang hay tuy hòa hai lần trong 1 phi vụ 4 giờ. Khiến đối thoại rất đơn giản, "Tôi đã làm việc với anh 90 phút trước đây?"
"Yes."
"Tốt, chúng ta vẫn làm việc trên mục tiêu này."
Một cuộc oanh kích mà tôi nhớ lại có thể nói lên độ lì lợm (durability) của binh sĩ csbv. tôi đang yểm trợ 1 đ.đ. mike force ở sườn tây của núi ek khi 1 trực thăng tiếp tế cho họ bị bắn rơi. máy bay đáp khẩn cấp kế đỉnh núi ek. phi hành đoàn chạy về chu vi của mike force.
khẩu 12.7 ly, xem hình, bắn rơi trực thăng ở khoảng 100 m đông của máy bay, và chiếc này nằm giữa khẩu súng và mike force.
có 2 chiếc phantom f-4 từ đà nẳng đến để phá hủy máy bay. tôi nói với phi công chiếc đầu nơi đặt súng 12.7 ly và bảo y bỏ bom khoảng 15 m tây của ổ súng. tôi thấy xạ thủ csbv tiếp tục bắn cho tới khi thấy bom rời cánh, khi đó họ lao xuống tìm chỗ nấp trong hố súng. sau khi bom nổ, tôi thấy xạ thủ nhảy ra khỏi ổ súng và biến mất vào rừng ở phía đông. bằng cách nào đó, chúng đã sống sót sau sức tán phá bán kính 15 m của bom! chúng có thể bị thương ở nội tạng và thủng màn nhỉ, nhưng tôi rất kinh ngạc (flabbergast) khi chúng có thể đứng dậy và chạy vào rừng. có thể chúng ko bị trúng miểng, nhưng rất ngạc nhiên khi bom nổ đã ko đánh gục chúng, hay ít nhất làm chúng bất tỉnh. chiếc f-4 thứ hai đánh trúng ổ súng và sau đó phá hủy trực thăng.
có lần tôi hướng dẫn f-100 bắn phá 1 vị trí cối.
Chúng tôi cảm thấy như đang mò mẫm vì tôi không thấy khẩu cối, và phải dựa vào miêu tả của người lính ở dưới đất, đang bị cối bắn vào vị trí của y. y cũng ko thấy khẩu súng. khi chiếc lead rời mục tiêu, tôi vào vị trí để đánh dấu cho chiếc thứ 2 khi 1 khẩu 12.7 ly mà chúng tôi chưa từng thấy bắn vào chiếc lead. may mắn, tôi đã thấy khẩu này khi nó bắn. tôi bắn 1 hỏa tiển khói vào ngay giữa hố súng. tôi gọi chiếc thứ 2 và y phóng 2 quả bom Mk-117, xem hình, vào khẩu súng. Tôi thấy 1 lổ to bốc khói tại nơi của khẩu 12.7 ly.