Thursday, June 19, 2014

HÌNH VỀ MÁY TÍNH NCR-315 , ĐÃ CÓ DÙNG TẠI VN ĐỂ XỬ LÝ THÔNG TIN .
HỒI NHỎ , DO THƯỜNG THEO BA TÔI NÊN TÔI PHẦN NÀO ĐÃ THẤY CÁC MÁY NÀY DÙNG TẠI VĂN PHÒNG . VÌ NCR CHUYÊN CUNG CẤP MÁY TÍNH CHO CÁC CƠ SỞ NHỎ NÊN NÓ ĐÃ CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM RẤT SỚM .  IBM CHỈ CUNG CẤP MÁY TÍNH LỚN NÊN KO PHỔ THÔNG BẰNG NRC .

NHẬP DỮ LIỆU 



DỮ LIỆU ĐƯỢC CHỨA TRONG CÁC BĂNG TỪ TÍNH
MỘT DÀN MÁY NCR-315 .
QUẢNG CÁO CỦA NCR 

HÌNH ẢNH VỀ CT 'NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG'  26/3/1970 CỦA VNCH .

SAU KHI MUA RUỘNG CỦA ĐIỀN CHỦ , CP VNCH SẼ CẤP CHO HỌ MỘT TRÁI PHIẾU , HỨA TRẢ TRONG VÒNG NĂM NĂM GỒM VỐN LẪN LỜI . TRONG HAI TRÁI PHIẾU TRÊN VÀ DƯỚI ĐỀU GHI NGÀY TRẢ VÀO NĂM 1976 VÀ 1977 . NHƯ VẬY NGƯỜI GIỬ TRÁI PHIẾU NÀY MẤT TRẮNG . MẪU TRÁI PHIẾU NÀY IN TẠI MỸ ; THEO TÔI BIẾT , CT NÀY CÓ SỰ TRỢ GIÚP VỀ TÀI CHÁNH CỦA CP MỸ QUA CƠ QUAN USAID . PHẦN TRỊ GIÁ CỦA TRÁI PHIẾU CÓ DẤU HOA THỊ * TRƯỚC SỐ TIỀN , CHỮNG TỎ VIỆC XỬ LÝ CÁC TRÁI PHIẾU BẰNG MÁY TÍNH NRC (National Register Company)  CỦA MỸ . TRƯỚC 1975 , HẢNG IBM ĐÃ GIÚP VNCH QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ QUÂN SỰ BẰNG MÁY TÍNH QUA TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN TIẾP VẬN TẠI BTTM VÀ TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN THUỘC BỘ TÀI CHÁNH ĐƯỜNG HỒNG THẬP TỰ SÀI GÒN . LẤY 1 VD : KHI CHƯA ĐƯỢC ĐIỆN TOÁN HÓA , 1 QUÂN NHÂN TỬ TRẬN , CÓ THỂ 6 THÁNG SAU LƯƠNG VẪN CÒN GỬI CHO ĐƠN VỊ NÀY . NHƯNG TỪ KHI ĐIỆN TOÁN HÓA , KHI MỘT BS TỬ TRẬN , MỌI PHÚC LỢI CỦA ANH ĐỀU BỊ CẮT NGAY LẬP TỨC . CŨNG NHỜ ĐTH , BẤT CỨ GIỜ PHÚT NÀO , BTTM CŨNG BIẾT HÀNG TỒN KHO (INVENTORY) CỦA TỪNG LOẠI VŨ KHÍ , ĐẠN DƯỢC . 
 


GIẤY NÀY CẤP CHO CÁC TIỂU NÔNG MỚI NHẬN RUỘNG .

SÁCH HƯỚNG DẪN THI HÀNH CT NÀY 

ẢNH 1 : TT THIỆU TRONG BUỔI LỂ NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG 26/3/1970 . ÔNG TUYÊN BỐ "HÔM NAY LÀ NGÀY VUI NHẤT ĐỜI TÔI " . ẢNH 2 : MỘT BẢN GHI ƠN ĐIỀN CHỦ . 



CT NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG -THEO KIỂU CS , RẬP KHUÔN TỪ TQ ! 

Không “thoát Trung” thì làm gì? Không “phò Dũng” thì theo ai? (của VINH CHẤN) .  

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Năm, ngày 19 tháng 6 năm 2014

Dân Luận: Để rộng đường dư luận, Dân Luận xin cho đăng bài viết của tác giả Vinh Chấn ủng hộ giải pháp "thoát Trung" qua ngả "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" sau đây. Không biết tác giả đã hỏi ý kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem ông đã sẵn sàng lãnh đạo cuộc đổi mới II này chưa, hay mọi người chuẩn bị tinh thần xong hết rồi mới ngã ngửa ra rằng ông Dũng không có ý định làm như thế? Việc kỳ vọng và đặt gánh nặng cải cách vào tay một cá nhân, dù đó là người có quyền lực như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy nhiều người chúng ta không muốn gánh việc nước, mà chỉ muốn có một ông Bụt hiện ra và làm tất cả mọi thứ cho mình. Phá thế khó khăn mà thoát ra cũng là một cuộc tập dượt trí và lực, để khi phá ra được chúng ta đủ trưởng thành để duy trì một nền dân chủ. Nếu cái gì cũng dựa vào người khác làm hộ, sao quốc dân trưởng thành cho được?


Sự kiện China xâm lược lãnh thổ Việt Nam bằng việc đưa dàn khoan và hàng trăm tàu bảo vệ các loại, máy báy vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành vi thách thức lòng yêu nước của người Việt và nó đo lường tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng tự hào và tự coi mình là lực lượng lãnh đạo duy nhất và xứng đáng của nhân dân Việt Nam.

Hành động phản ứng của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể nói là yếu ớt và không xứng tầm với vai trò huyền thoại mà nó tự đặt ra cho mình. Có thể nói Đảng Cộng sản đang làm vào thế lưỡng nan. Lờ sự kiện này đi để China tự tung tự tác thì không khác gì bôi tro trát trấu vào mặt mình và quăng tiếp một mồi lửa vào lòng dân đang sôi sục căm thù. Còn nếu đương đầu trực tiếp với China thì không dám vì thứ nhất đám lãnh đạo tối cao phần lớn là hèn nhát, dốt nát, bất tài lại mang tâm lý quỳ lụy China. Thứ hai là nỗi e ngại không có sự bênh vực của các nước lớn, có tiềm tực quân sự mạnh mẽ như Mỹ, Nga... mà điều trớ trêu là nổi sợ thứ hai lại bắt nguồn từ điều thứ nhất.

Chúng ta xem thử cái Bộ Chính trị bao gồm toàn những anh xây dựng Đảng, tuyên giáo, dân vận, và công an thì lấy đâu ra những kiến thức để lãnh đạo đất nước toàn diện về chính trị, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Vì lửa thử vàng, gian nan thử sức nên khi đất nước lâm nguy thì những bộ mặt hèn hạ hiện nguyên hình.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chui rúc vào chăn bông suy ngẫm việc xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì mất dạng ngoài những lời thẻ thọt: “anh phải rút trước, nhà của tôi chứ không phải nhà anh” phát ngôn như con điếm ế khách, khác hẳn phong độ lúc đấu đá nội bộ thời Trung ương 6. Nguyễn Sinh Hùng thì khỏi nói, một tay thủ đoạn, hèn nhát và dốt nát nổi tiếng. Nếu không có dây mơ rễ má với danh nghĩa đồng tông họ Nguyễn Sinh với Hồ Chí Minh thì đã đi tong từ lâu. Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TW Đảng thì lại tổ chức đoàn cán bộ cấp cao quân đội đi học tập kinh nghiệm tại China. Đinh Thế Huynh với vai trò Trưởng ban Tuyên Giáo thì câm như hến không làm gì ngoài việc chỉ đạo hệ thống báo chí củng cố tư tưởng, chống “thế lực thù địch”, tránh những vấn đề “nhạy cảm”. Trần Đại Quang thì xua quân đi trấn áp các nhà hoạt động dân chủ. Còn bại tướng Phùng Quang Thanh thì khỏi nói, một tay nịnh bợ mãi quốc cầu vinh lộ ra mặt.

Chỉ có Nguyễn Tấn Dũng là công khai phản ứng và phản đối China một cách quyết liệt nhất. Nên nhớ rằng kể từ Hội nghị bán nước Thành Đô 1991 thì hầu như tất cả nhân sự Bộ Chính trị trước khi đưa ra bầu bán đều phải được China bật đèn xanh và trong nhiệm kỳ của mình phải qua “mẫu quốc” bái vọng ít nhất một lần. Nguyễn Tấn Dũng cũng không nằm trong ngoại lệ và cũng không ít lần nhờ đến sự ủng hộ của Bắc Kinh để củng cố vị trí quyền lực. Nên nhớ, Đại hội Đảng 12 đã đi vào giai đoạn sắp xếp nhân sự, mọi hành động bố trí cán bộ đều được China chiếu cố và việc Nguyễn Tấn Dũng ra mặt chống China, làm dấy lên phong trào chống China mãnh liệt, đã đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị, Đảng trị của Nguyễn Tấn Dũng.

Chúng ta thử lý giải tại sao Nguyễn Tấn Dũng làm vậy. Những người bi quan, mang tâm trạng hoài nghi thì cho rằng Đảng Cộng sản đang làm trò mèo vừa ra vẻ chống China để xoa dịu lòng dân, để đánh tiếng với thế giới, vừa hạn chế làm mất lòng “ông anh vàng”, “đồng chí tốt”, trong đó, Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò như một vật tế thần, một quân xanh, ra mặt chống China, còn những kẻ khác thì ẩn nhẫn, chờ cơ hội thuận lợi để làm lành với China. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì ai cũng biết Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật gian hùng với bản lĩnh chính trị bật nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nếu việc không lợi thì Dũng sẽ không ngu dại gì ra mặt mà chỉ cần chỉ đạo Thủ phó Phạm Bình Minh đóng vai trò thích hợp nhất để làm đại diện cho mình.

Như vậy Nguyễn Tấn Dũng lợi gì khi làm như thế. Dũng là một trong những người còn sống nắm nhiều bí mật nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông thừa hiểu tình thế kinh tế xã hội của đất nước, hiểu về tính chính danh và sự tồn tại lây lất của Đảng Cộng sản đang đến hồi kết thúc. Cũng không ngạc nhiên lắm khi chỉ còn chính xác 04 quốc gia theo chế độ Cộng sản toàn trị mà cả 04 đều bị thế giới lên án về việc vi phạm dân quyền, nhân quyền. Và cũng không ngạc nhiên lắm khi phần còn lại của thế giới gồm hơn 200 quốc gia, không có một Đảng Cộng sản nào được nhân dân bầu lên để nắm quyền.

Nguyễn Tấn Dũng không cho con gái làm chính trị và thậm chí cho phép con kết hôn với một gia đình xuất thân từ chế độ thù địch Việt Nam Cộng hòa, một hành động mà nếu rơi vào bất cứ Đảng viên Cộng sản nào thì coi như tiền độ chính trị của người đó đã đến hồi bế mạc. Dũng cho con trai học ở Mỹ, lăn lóc ở ở các cơ quan trước khi dừng bến ở Phú Quốc, Kiên Giang với vai trò Phó Chủ tịch tỉnh. Cũng cần phải biết thêm rằng, trước khi chọn Kiên Giang làm bến đỗ thì Nguyễn Thanh Nghị từng được gợi ý làm lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, vừa giàu, vừa gần Trung ương vừa lại được tiếng luân chuyển về công tác tại địa phương. Cái dở của Quảng Ninh là quá gần China và quá phụ thuộc vào China. Mà càng gần China thì càng nguy hiễm với những người trí thức và có suy nghĩ độc lập như Nghị. Và trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này, có thể đoán được tại sao Dũng cho Nghị rời càng xa Hà Nội và China càng tốt.

Đại hội Trung ương Đảng lần thứ 12 đã gần kề. Theo Hiến pháp và Điều lệ Đảng thì Dũng không còn có thể làm Thủ tướng nữa mà bắt buộc phải lên chức hoặc về vườn. Về vườn trong khi con cái còn chưa đủ lông đủ cánh là một thảm họa chính trị. Đám thuộc cấp dưới quyền thì nhìn mặt không đoán ra lòng được chưa kể phần lớn những cán bộ có triển vọng vào tứ trụ thì xuất thân từ gốc Thanh, gốc Nghệ vừa gian hùng vừa thâm hiểm (chắc do thấm nhuần 16 chữ vàng và bốn tốt của ông anh quý). Còn lên chức thì chỉ còn 03 vị trí. Chủ tịch Quốc Hội thì Dũng sẽ không làm vì hữu danh vô thực lại bị dân ghét. Làm chủ tịch nước thì Dũng không màng vì ai lại ngồi lên cái ghế của một đồng hương miền Nam mà Dũng ghét cay ghét đắng do tính nham hiểm và hèn nhát của y, và làm Chủ tịch nước để y lên chức Tổng Bí thư là một bi kịch. Còn chức Tổng bí thư thì càng khó với tới vì Dũng được cho là không có kinh nghiệm về xây dựng Đảng. Và vị trí kế nhiệm Tổng Bí thư được đồn rằng dành cho Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội.

Như vậy, trong một thế cờ mà từ hòa đến thua thì cách hay nhất là phá bỏ bàn cờ để đánh lại. Cách mà Dũng thể hiện trước dư luận thế giới mà người dân Việt Nam là một tác phong mới mẽ, chống sự lệ thuộc China, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã tranh thủ được sự ủng hộ của toàn dân là một thủ đoạn chính trị của Dũng, nhưng lại phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số người dân, xóa bỏ chế độ độc tài Đảng trị và hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Vấn đề nhiều người đồng ý là phải thoát Trung, phải cởi bỏ sự ngu dốt mê muội của tâm lý sùng bái Tàu Cộng của đám nô tài Hà Nội. Nhưng liệu Dũng có phải là phương pháp khả dĩ lại được nhiều người quan tâm bàn tán.

Nhiều người miệt thị xuất thân của Dũng là y tá vườn, là công an trị, là dốt nát. Họ chê trách Dũng vì sự suy sụp về kinh tế, tha hóa suy đồi về xã hội, tàn bạo ngu xuẩn trong an ninh và hèn nhát yếu ớt trong quốc phòng. Nhưng họ quên một điều, cái sự xuống cấp toàn diện đó nằm trong bài toán thể chế. Cơ chế Chính trị của Đảng Cộng sản là lãnh đạo tập trung và phân tầng theo cấp bậc. Mọi hoạt động của đất nước điều phải theo chủ trương của Đảng. Từng Đảng viên phải sống, làm việc và phát ngôn theo đúng Điều lệ và chủ trương của Đảng. Và Đảng cũng là nơi phân công, bố trí, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương. Như vậy, Dũng chỉ là một trong những bộ phận, có thể là rất quan trọng, trong một cổ máy thể chế cộng sản riệu rã. Điều này cũng có thể lý giải tại sao Quốc Hội Việt Nam là một tổ chức yếu kém đến như vậy. Vì với thành phần hơn 90% là Đảng viên Cộng sản thì cái mà đại biểu Quốc Hội phát biểu là ý Đảng chứ không phải lòng dân. Trong khi đó, Quốc Hội là được kỳ vọng là phải có vai trò phản đối hoặc phản biện đối với những chủ trương chính sách của Chính phủ. Như vậy, với một tập thể nhân sự yếu kém, được chỉ đạo từ những chủ trương sai lầm của Đảng, thiếu vắng tiếng nói độc lập của Quốc Hội thì dù cho đó là Lý Quang Diệu hay Margaret Thatcher cũng phải mắc phải sai lầm.

Còn nếu không chọn Dũng thì chọn ai? Nếu không chọn Dũng thì chúng ta chỉ có 02 cách.

Cách thứ nhất, phát động một cuộc đấu tranh dân chủ trong phạm vi toàn quốc lật đổ chế độ độc tài Đảng trị, tổ chức bầu cử chính phủ dân chủ độc lập. Nghe hay đấy, nhưng ai sẽ đứng ra lãnh đạo và làm như thế nào. Điểm mặt các nhà dân chủ hoặc tự nhận là dân chủ của Việt Nam xem có ai xứng đáng là lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Cù Huy Hà Vũ ư, một nhân vật hợm hĩnh và láu cá; Lê Thăng Long, một người tâm thần dạng nhẹ, Trần Huỳnh Duy Thức, cũng là người có tâm nhưng thiếu tầm, Lê Công Định có tài nhưng hèn nhát. Đảng Việt Tân thì được cho là lừa đảo và có bàn tay an ninh cài cắm. Còn những người khác thì không kể đến, có thể quá già, hoặc quá non kém về chính trị hoặc chỉ đơn thuần là anh hùng bàn phím. Điểm đặc trưng của những người hoạt động dân chủ này là thiếu khả năng tập hợp quần chúng và không có sự dấn thân, chưa kể việc các nhóm này lại đấu đá và cãi nhau như mổ bò. Như vậy, phá bỏ một cái để xây dựng một cái mới mà cũng mù mờ, không biết ai sẽ xây và xây như thế nào, có phải là quá thiển cận và nông nổi hay không? Chưa kể yếu tố có làm nổi hay không trong bối cảnh sự quản lý, theo dõi của Đảng Cộng sản đã len lỏi đến tận đơn vị hộ dân và lực lượng Công an, an ninh hùng hậu chực chờ đàn áp.

Chọn Dũng thì phải làm như thế nào? Chọn Dũng vì Dũng cũng có động cơ và động lực để thay đổi và vì Dũng đang nắm Chính quyền, tài chính, ngoại giao, quân đội, công an (tất nhiên không hoàn toàn). Chọn Dũng sẽ tránh được một sự thay đổi thể chế đột ngột sẽ rất mất thời gian để hồi phục trong khi hiểm họa xâm lược của Tàu Cộng đã và đang hiện hữu. Chọn Dũng thì phải làm thế nào?

Bước một: khảo sát mức độ tín nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng và ý nguyện về thay đổi thể chế của toàn dân thông qua các trang dân chủ như Dân Luận hay Danlambao.

Bước hai: Khi lòng dân đã nhất quyết ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng và thống nhất cải cách thì lúc này, cần có sự thống nhất của lãnh đạo các địa phương ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố thực hiện cải cách, theo đường lối đa nguyên đa đảng.

Trước mắt, ân xá các tù nhân lương tâm, nên gọi là ân xá vì theo một nhà nước pháp quyền, các công dân này đã bị kết tội và có án thì không nên đặt nặng câu chữ là “thả ngay” hay “thả vô điều kiện”, và điều quan trọng là kết quả chứ không phải là hành vi.

Nguyễn Tấn Dũng thành lập chính phủ lâm thời, giữ lại tất cả các nhân sự đảng viên trong guồng máy. Đồng thời giải tán Quốc Hội, giải tán Hội Đồng Nhân dân các cấp. Trong vòng 6 tháng bầu cử Quốc Hội và Hội Đồng Nhân dân các cấp để thành lập Chính phủ và bố trí các Lãnh đạo địa phương.

Đảng Cộng sản và các Đảng khác được tự do tranh cử, kinh phí tranh cử được phân bổ và vận động theo đúng quy định của các nước dân chủ tiên tiến.

Tất nhiên trong nhiệm kỳ dân chủ đầu tiên, Đảng viên Cộng sản sẽ chiếm ưu thế nhưng sẽ có một số Đảng viên của Đảng khác tham gia chính trường. Ít, nhưng quý vì đó là những hạt giống dân chủ đầu tiên.

Điều quan trọng nhất mà người viết cầu mong là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực sự muốn thay đổi.

Vì nếu không như thế, dân tộc Việt Nam, tổ quốc Việt Nam đã đến hồi bi kịch.

Vinh Chấn

(Dân luận)
Sự nhẹ dạ của người Việt
Nguyễn Trần Sâm

(đăng trên Quechoa) .

Nhìn lại lịch sử nước nhà gần một thế kỷ qua, không thể không nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến những tai họa cho dân tộc nằm ngay ở tính cách người Việt, đặc biệt ở sự nhẹ dạ, nông nổi.

Người Việt ta rất thích được ca ngợi, rất có “năng khiếu tự hào”.


Mỗi khi có một cái cớ nào đó thì đại đa số đều say sưa với niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt, khi trong mấy chục triệu đồng bào có một nhân vật nào đó làm được một việc gì “ngang tầm thời đại” thì mọi người đều coi đó như một bằng chứng về sự vượt trội của “dân tộc tôi”. Họ không biết và không thèm biết rằng một dân tộc khác có thể có hàng ngàn nhân tài cỡ đó, thậm chí còn có những người giỏi hơn. Vì thích được tự hào nên người ta sẵn sàng tin tuyệt đối khi có một người nước ngoài nào đó khẳng định rằng Việt Nam thật tuyệt vời, thậm chí là nhất thế giới.

Sau chiến thắng Điện Biên, nhà thơ chính trị đã viết “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” làm ngây ngất bao trái tim. Sự say sưa càng được nhân lên khi có những người nước ngoài đến Việt Nam và khẳng định Điện Biên Phủ là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. (Trong khi đó, nếu vào một trang mạng tìm kiếm nào đó và gõ “Lịch sử thế giới” hay “Lịch sử thế giới thế kỷ XX”, quý vị sẽ thấy hiện ra hàng chục tài liệu lịch sử, trong đó không có chỗ nào nhắc một lần đến Điện Biên Phủ; chỉ có Đức, Pháp, Nga, Mỹ,… với hai cuộc thế chiến, và một số sự kiện lớn khác. Và nếu quý vị đi nước ngoài và ra đường hay công viên chặn mọi người lại để hỏi thì chắc trong 1 vạn người may ra có 1 người biết Điện Biên Phủ là gì.)

“Sung sướng làm sao khi sáng mai thức dậy bỗng thấy mình là người Việt Nam.” Câu nói của một bà nào đó người Cuba (hình như nhà báo?) vào khoảng năm 1967 rõ ràng đã đẩy “niềm tự hào Việt Nam” lên tới trời. Từ ngày đó, người Việt ta không còn muốn để mắt đến một dân tộc nào khác nữa!

Sự nhẹ dạ của người dân được trang bị thêm lòng tự hào đó đã nhiều lần bị lợi dụng. Những nhân vật “làm chính trị”, với chiêu bài vừa tâng bốc, phỉnh nịnh quần chúng, vừa nói những lời mỹ miều về sự sẵn sàng hy sinh tất cả vì dân vì nước, vừa hứa hẹn về tương lai xán lạn, lại vừa tuyên truyền rằng đội ngũ lãnh đạo của cái dân tộc vĩ đại này xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, dễ dàng dắt đám quần chúng nông nổi đi theo. Thậm chí người ta còn bảo được quần chúng nhắm mắt lại trên đường đi để khỏi thấy còn có những lối đi khác, mà nhiều người vẫn tin và làm theo. Trong cuộc tranh giành đám quần chúng nhẹ dạ, nhóm người nào ma lanh hơn, xảo trá hơn sẽ thắng.

Trong những ngày này, sự nhẹ dạ vẫn đang tiếp tục bị lợi dụng. Hàng vạn người đã xuống đường biểu tình theo hai sự định hướng khác nhau. Đám người này thì nghe theo bọn côn đồ lạ hoắc, không biết chui từ lỗ nào lên, xúi họ xông vào tất cả các công ty nước ngoài, nhất là của Đài Loan, để đập phá. Đám khác lại theo sự định hướng “chính thống”, tham gia “phản biểu tình” để làm mất đi tinh thần chống bọn kẻ cướp Đại Hán, mà không biết rằng họ đang tự làm hỏng tương lai của chính mình.

Đáng buồn hơn nữa là sự nhẹ dạ của những nhà trí thức, kể cả những vị nổi tiếng. Một nhân vật có thế lực, mặc dù toàn thân đã “nhúng chàm”, từng gây ra bao tai họa cho những con người tử tế, từng làm thất thoát phần lớn ngân sách quốc gia, tức mồ hôi xương máu của bao nhiêu thế hệ, kể cả những thế hệ tương lai, chỉ cần nói được một hai câu trúng ý các nhân sỹ, bỗng được các vị này coi như bậc thánh nhân. Họ ca ngợi. Họ tung hô. Rồi dồn hết hy vọng vào một cuộc đổi dời long trời lở đất mà dường như nhân vật đó sắp tạo ra. (Nếu đúng lúc này mà nhân vật đó chết, có lẽ “lịch sử” sẽ quên đi mọi điều dơ dáy mà nhân vật đó đã từng làm, để truyền tụng với nhau rằng “ngài” đã “hiển thánh”!)

Ở một mức độ nào đó đúng là có thể giải thích được thái độ như vậy của kẻ sỹ. Khi trông chờ có một cuộc thay đổi thì điều quan trọng là nó có xảy ra được hay không. Người thực hiện nó là ai cũng được. Kẻ thực hiện dù có là kẻ xấu xa nhất thì việc thực hiện vẫn là tốt cho xã hội, vẫn nên được đón mừng. Đôi khi, vì quyền lợi chung, có thể cần “khích tướng” để một nhân vật có thế lực “nổi máu” lên và ra tay. Nhưng đó là trong trường hợp có thể hy vọng một cách có cơ sở vào khả năng thay đổi. Và dù có khích tướng thì cũng không nên ca tụng và đặt mọi niềm tin vào một nhân vật không xứng đáng.

Sự nhẹ dạ và nông cạn còn làm cho một số nhân vật có bằng cấp rất cao ngưỡng mộ và trông chờ cả vào những nhân vật ngoại bang. “Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc… Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận”, – mới cách nay vài tuần, một vị có học vị đến tận tiến sỹ khoa học đã từng phát biểu như vậy. Những lời này rõ ràng thể hiện một nhận thức ấu trĩ, đánh giá quá cao tài năng của Putin và vị thế của nước Nga trên trường quốc tế, đồng thời cũng nhìn nhận quá sai lệch về vị thế của Việt Nam trong tư tưởng và tình cảm của Putin. Vị này đã nhầm lẫn những lời xã giao sau các cuộc hội đàm với suy nghĩ thật của một chính khách, mà trong trường hợp này là một kẻ cực kỳ giảo hoạt.

Một điều có vẻ cực kỳ phi lý và mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn có thật, là sự nhẹ dạ và nông cạn của chính những nhân vật đã vươn đến đỉnh cao quyền lực bằng cả một quá trình lạm dụng sự nhẹ dạ của quần chúng. Vì chính họ cũng nhẹ dạ và nông cạn, họ đã say sưa với những lời đường mật về tình hữu nghị (mà đến giờ mới có vị nhận ra là “viển vông”) của những tên hàng xóm vừa xảo trá vừa hung hăng. Vì nhẹ dạ và nông cạn, họ đã hạ bút ký vào những văn bản trói buộc số phận của cả một dân tộc vào với một nước “anh em” với một tập đoàn cầm quyền đang từng ngày từng giờ gây ra những điều lo ngại và khó chịu cho cả thế giới.

Tất nhiên, trong việc ký kết những văn bản tai hại cho dân tộc, động lực chính là quyền lợi cá nhân và tập đoàn. Nhưng nếu không nông cạn và dốt nát thì những nhân vật có trách nhiệm phải hiểu được rằng những quyền lợi trước mắt đó không thể nào bảo đảm được tương lai lâu dài cho chính cá nhân họ, một khi dân tộc bị lệ thuộc vào một tập đoàn phản động ngoại bang. Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong sau khi bán nước đủ để làm tấm gương cho họ, nhưng họ đã không chịu soi. (Có lẽ họ vẫn hy vọng được làm quan ở bên Tàu như Trần Ích Tắc chăng?)

Trong mấy tuần qua, đã có biết bao nhiêu bài viết vạch trần những mưu đồ xấu xa của tập đoàn cầm quyền Trung Nam Hải. Tất cả những điều lên án đó đều đúng. Nhưng có một điều phải xấu hổ mà thừa nhận: trong quan hệ quốc tế, bọn người đó tuy đểu cáng, xỏ xiên, nhưng không hề nhẹ dạ.

Tác giả gửi Quê Choa
 Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Vài nét về NH Nông nghiệp của VNCH để nhắc nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam . 

- Nông dân dưới chế độ cũ, dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo các chuyên gia như GS Võ tòng Xuân) . 

Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được HT Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc .
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Có vài lần đi hành quân ở tỉnh Vỉnh Bình , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn . Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên ND đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , ND vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gữi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi nghánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la .
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục !
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hửu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền .
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân" . Mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !