Sunday, May 10, 2020

Một bạn trẻ hỏi tôi:
"Chào anh,
Theo LTS thì
Việt Nam có số (7+1) = 8
VNCH là (7+1+9+4) = 21 = 2+1 = 3
CHXHCNVN là (9+4+6+4+5+6+7+1) = 42 = 4+2 = 6
Vậy mấy con số này có ý nghĩa gì thưa anh?
Cảm ơn".
===
XIN TRẢ LỜI CHUNG cho các bạn thích nghiên cứu về LTS.
1/ Trên nguyên tắc, LTS chỉ phân tách tên họ ĐẦY ĐỦ (full name) của một con người hay một thực thể (entity), do vậy chỉ có thể phân tách các nhóm từ, ví dụ như :
VIET NAM
VIỆT NAM CỘNG HÒA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
UNITED STATES OF AMERICA
FRANCE
CANADA
TESLA
AMAZON
MICROSOFT
APPLE
BILL GATES
. . .
2/ Tuy nhiên, có những từ, tuy viết tắt, nhưng gần như ai đọc cũng hiểu vì quá PHỔ BIẾN, thì ko theo quy luật trên như: USA, U.S. Embassy in Vietnam, USSR, PLA (People's Liberation Army), PRC (People's Republic of China), BBC, VOA, RFA, CDC, FDA, v.c...
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: nếu bạn viết từ VN hay VNCH hay CHXHCNVN và đưa cho một ông Mỹ thì y sẽ ko biết đó là cái gì vì các từ này ko phổ biến. Do đó bạn phải dùng từ Vietnam hay Republic of Vietnam hay Socialist Republic of Vietnam để y hiểu.
3/ Theo sách* về LTS của bà Linda Goodman, mỗi chữ (letter) trong bảng chữ cái đều có một trị số tương ứng như sau:
A1, B2, C3, D4, E5, F8, G3, H5, I1, J1, K2, L3, M4, N5, O7, P8, Q1, R2, S3, T4, U6, V6, W6, X5, Y1, Z7
Và các tính toán của tôi ĐỀU dựa theo bảng này.
* Vì ở các sách khác, các chữ này sẽ có trị số tương ứng KHÁC.
Nay ta phân tách ví dụ do bạn trẻ đưa ra:
Việt Nam
VIỆT = 6 1 5 4 = 16 = 7, NAM = 5 1 4 = 10 = 1. Vì 7 và 1 nhỏ hơn 10 nên 16 và 10 phải giữ nguyên, cộng hai số này ta có: 16 + 10 = 26.
Ý NGHĨA CỦA SỐ 26
SỰ HÙN HẠP LÀM ĂN (PARTNERSHIPS)
Số kép nầy sẽ rung động, bằng một cách lạ kỳ, đưa tới một quyền lực độc đáo của thân ái/tử tế (kind power), (quyền này) đặt căn bản trên lòng nhân đạo (compassion) và sự không ích kỷ, với khả năng giúp đỡ những nguời khác, nhưng không luôn luôn giúp đuợc bản thân mình. Số 26 thì đầy mâu thuẫn. Nó cảnh báo về những nguy hiểm, thất vọng (disappointments), và thất bại, đặc biệt liên quan đến những tham vọng, gây ra (brought about) thông qua sự cố vấn sai lầm, liên kết với những kẻ khác, và những sự hùn hạp làm ăn không khéo chọn/không thích hợp (unhappy) dù lớn hay nhỏ. Nếu 26 là số kép của tên, điều tốt nhứt là đổi tên để có một ảnh huởng may mắn hơn. Nếu 26 là ngày sanh, và vì vậy không thể thay đổi, nguời này nên tránh hùn hạp làm ăn, và nên đeo đuổi nghề nghiệp một mình, không nghe theo sự cố vấn dù cho đầy thiện ý (well-intended) từ những kẻ khác, nhưng chỉ theo những linh cảm (hunches) và trực giác cá nhân – mặc dù những điều này nên đuợc tìm hiểu cẩn thận truớc khi hành động. Nguời số 26 nên ngay lập tức bắt đầu ổn định lợi tức, tiết kiệm tiền, không nên có thói quen tiêu xài hoang phí (behave in a extravagant manner) hoặc đầu tư dựa vào ý kẻ khác. Hãy đầu tư vào chính tuơng lai của bạn, hãy rộng luợng với kẻ khác, đặc biệt là nguời đang hoạn nạn (in need), nhưng cũng xây dựng một nền tảng vững chắc cho tuơng lai của chính bạn. Nếu tên cộng lại bằng 26, và nếu bạn lại sanh vào ngày 26, bạn hãy đọc cẩn thận đoạn nói về các số 4 và 8 ở cuối chuơng này. (2 cộng 6 bằng 8, do vậy 26 = 8 ). Đây là lời khuyên quan trọng nhứt đối với bạn – hay cho bất cứ ai mà tên bằng 4 hay 8, hay ai sanh vào ngày 8 tây – hay bất cứ ngày nào, sau khi thu nhỏ bằng 4 hay 8, như ngày 13, 17, 22, 26, và 31.
(Dịch từ trang 203 trong quyển Linda Goodman's Star Signs).
San Jose ngày 29 tháng 3 năm 2010 .
NÓI THÊM: Tôi ko phân tích VNCH và CHXHCNVN vì nó ko đáp ứng với nguyên tắc 1.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4475367769143681&set=a.197514143595753&type=3&av=100000115071295&eav=AfZ9OaglB-wn1VeY7t6nVdo_rk81N6KkwAOj96alASJiRVcnwtxCPUOYi1UUILHyM98&eid=ARCfGcGfDF6LRSlZ9VcdXaDz7NfkBk4W13XoV2ke7o69IQVwM3pwChEIf-Cl33c7GpB-aNA_lagSNiIF
Quân Y Trong Thời Chiến
Hồ Minh Đức , sĩ quan trợ y tiểu đoàn bộ binh thuộc SĐ 1 BB
(Chuyện về một y sĩ phải cầm súng nhiều hơn ống nghe -- Tài)
"Tôi chỉ mong một điều là được góp phần nhỏ bé trong công việc làm cho các , em, các thế hệ sau này biết thêm chân dung sự thật của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thấy được cuộc sống của những người đã 1 thời chiến đấu bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam và tôi xin riêng tặng cho những người lính Quân Y không danh, không lợi nhưng vẫn chiến đấu kiên cường, chấp nhận hy sinh gian khổ, sống đầy tình nghĩa, thực sự là huynh đệ chi binh. Xin 1 lần cám ơn đến các anh em quân nhân thuộc Trung Đội 2/ Đại Đội 14/ Tiểu Đòan 1 Quân Y / Sư Đòan 1 Bộ Binh QLVNCH, và mong sẽ có 1 lần chúng ta gặp lại nhau. Vì không có khiếu văn chương, nên xin quý vị vui lòng ráng đọc dùm. Còn nhớ những ngày ở trong trại tù cộng sản, tôi cứ phải đi làm thêm 1 gánh củi trả công cho anh bạn nào làm giúp cho bài thơ báo tường dịp Tết theo chỉ tiêu của trại cải tạo và bọn cán ngố.
*****
Sau lễ mãn khóa ở trường Quân Y, chúng tôi được 2 tuần nghỉ phép về thăm nhà và thu xếp hành trang trước khi trình diện đơn vị mới.
Đáp xuống phi trường Đà Nẵng vào lúc 1 giờ khuya, bọn tôi là những tân sĩ quan trợ y được bổ nhiệm về các Sư Đoàn 1, 2 và 3 trấn đóng ở vùng 1 chiến thuật. Đây cũng là thời điểm quyết liệt của mùa hè đỏ lửa năm 1972. Về cùng Sư Đoàn 1 gồm có Long Lùn, Mỹ, và tôi. Nhóm đi Sư Đoàn 3 có Minh và Ngư ( Chuẩn Úy Nguyễn Ngư đã hy sinh tại mặt trận Quế Sơn sau đó chỉ có 3 ngày ). Sau khi trình diện ở Tiểu Đoàn 1 Quân Y, tôi nhận sự vụ lệnh về làm Trưởng Toán Quân Y Xung Kích thuộc Tiểu Đoàn 4 của Trung Đoàn 3 Bộ Binh. Ngày đầu tiên ra đơn vị đang hành quân vùng quanh đèo Sơn Na mặt Tây Nam Huế, ngồi ở sân bay chờ trực thăng bốc ra mặt trận để thay cho vị sĩ quan trợ y vừa mất tích trong lúc đánh nhau. Tôi vô cùng lo lắng, hồi hộp vì biết rằng sắp sửa được ném vào lò lửa nóng nhất lúc bấy giờ là mặt trận Bagstone Tây Nam Huế. Ngay lúc đó người hoa tiêu trưởng toán trực thăng UH1B có nhiệm vụ đổ quân vào vùng lửa đạn chợt kêu lên và hỏi tôi rằng :
-Mày đi chuyến này phải không ? Ngẩng nhìn lên mới biết đó là ông anh cả của tôi.
- Dạ, em ra trình diện đơn vị mới.
- Thế mày có biết đơn vị mày đang ở đâu không ?
- Dạ, không rõ chi tiết, dường như đơn vị đang hành quân.
- Mày có nghe nói về mặt trận Bastogne Huế không ? Tiểu Đoàn 4 của mày đang nằm ở Đèo Sơn Na, cách căn cứ Bastogne khỏang 15 cây số, sâu trong rừng để làm chốt chặn đường 547 trên đèo, cản không cho VC tiếp tế mặt trận. Trên đường bay vào vùng khi nhìn xuống mày sẽ thấy mặt đất lỗ chỗ đầy hố bom như mặt trăng do máy bay B52 cày nát.
Vì thương thằng em ruột, anh bảo tôi rằng khi đến nơi thì cứ ngồi yên trên trực thăng, đừng nhảy xuống và anh sẽ tìm cách đưa về nhà đào ngũ. Vậy mà khi trực thăng vừa xà xuống bãi đáp dã chiến giữa núi rừng, tôi cũng nhào theo toán lính. Lúc nhìn lên thì trực thăng đã bay xa rồi. Từ đây bắt đầu 1 cuộc đời mới, lính chiến thực thụ, đối diện với quân thù, với súng đạn chết chóc bất cứ lúc nào, phải tập làm quen với quy luật sống còn của chiến tranh thôi.
Trong cuộc hành quân đầu tiên này có 1 điều mà suốt cuộc đời tôi không thể nào quên được là có 1 lần trong lúc di hành trời nắng khô và nóng bức, mọi người đều mệt lả, lệnh cho dừng quân nghỉ dưỡng sức. Gặp 1 hố bom có nước, ai nấy cũng nhào đến múc nước uống không kịp bỏ cả thuốc lọc nước sát trùng. Riêng tôi nằm dài ra úp mặt xuống vừa uống vừa rửa mặt luôn thể. No nê tỉnh táo thì tôi mới thấy 1 xác chết có lẽ là VC đang thối rữa, cách đó khỏang 1 mét. Tôi quay sang hỏi vị Đại Úy bên cạnh :
- Đại Úy có nhìn thấy cái xác chết kia không ?
- Thấy chớ sao không.
- Sao ông không cho tôi biết ?
- Cho anh biết làm chi, để anh uống mà có sức tiếp tục lội nữa chứ !.
Tiểu đoàn chúng tôi được lệnh đến đóng quân tại căn cứ Mái Nhà, 1 cao điểm đối diện và gần căn cứ Bastogne, thuộc tuyến phòng thủ mặt Tây Nam Huế, kiểm soát con đường 547 từ Hạ Lào về. Ngày qua ngày, chiến sự dịu dần sau chiến thắng lẫy lừng tái chiếm lại căn cứ Bastogne. Tôi đã quen dần tiếng pháo binh mỗi lần đạn đi xé gió đến cả trăm quả. Tiếng hải pháo 400 ly từ biển bắn vào. Rồi chấm dứt hành quân, về lại hậu cứ của Trung Đoàn 3 tại Hiền Sĩ cây số 17, tôi lại nhận sự vụ lệnh thuyên chuyển đi đơn vị khác, Tiểu Đoàn 2/3, còn Tiểu Đoàn 4 xung kích thì giải tán sau đó và nhập vào quân số của 3 tiểu đoàn 1, 2 và 3 cho đúng cấp số Trung Đoàn.
Kể từ lúc này tôi chính thức là Sĩ Quan Trợ Y Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh mà đám VC còn gọi là Sư Đoàn Anh Cả Đỏ. Cho đến bây giờ hơn 30 năm sau, trên đất Mỹ tôi vẫn còn nghĩ là mình cũng vẫn là Sĩ Quan Trung Đội Trưởng Trung Đội 2/14 thuộc Tiểu Đoàn 1 Quân Y như ngày nào. Tôi vẫn mong có ngày gặp lại anh em lính tráng quân y cũ, dù rằng đã hao hụt nhiều tại mặt trận. Đó cũng là điều mà tôi muốn nói lên sự hy sinh, chịu đựng gian khổ của những người lính quân y, những người lính với số tiền lương ít ỏi, không có cả phụ cấp tác chiến 4.500 đồng nhưng vẫn phải đương đầu với súng đạn quân thù, hy sinh tính mạng cho tới giây phút cuối cùng của tháng 3 đen gãy súng trên bãi biển Thuận An Huế năm 1975.
.
Sau khi nhận bàn giao hậu cứ cùng kho thuốc của Quân Y Tiểu Đoàn 2/3 xong, tôi theo xe tiếp tế lên vùng hành quân, trình diện Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưỏng TĐ 2/ trên căn cứ Hoàng Đế ( King ). Vì đơn vị đang hành quân nên tôi không làm sao gặp mặt được anh em y tá trực thuộc, chỉ nghe giọng nói qua máy truyền tin PRC 25, trở ngại lớn nhất lúc bấy giờ là tôi chưa nghe quen tiếng Huế hoặc tiếng Quảng Trị, anh em lính nói xong tôi chỉ hiểu có mỗi chữ ‘’ Hỉ ‘’ còn ngoài ra không hiểu gì ráo trọi, nên phải nhờ anh Trung Đội Phó, Trung Sĩ Nhất Thao thông dịch lại dùm, phụ làm công điện và điều hành mọi việc....
Tình hình có vẻ lắng dịu, nên tôi được lệnh dời Bộ Chỉ Huy 2/3 về căn cứ ‘’ Tea Point ‘’ hay Hiệp Khánh, đóng chung với bộ chỉ huy hành quân của Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Càng gần ngày ngưng bắn theo Hiệp Định Paris là ngày 27 tháng 1 năm 1973, thì đám VC càng pháo kích vào căn cứ dồn dập hơn, từ đại pháo 130 ly đến hỏa tiễn 122 ly rồi súng cối 82 đến 106 ly đủ loại, nhưng anh em Quân Y vẫn thất nghiệp không có gì làm vì cộng quân bắn quá tệ, cả ngàn quả đạn mà không có được 1 quả nào trúng trong vòng rào căn cứ, chỉ vài quả rớt gần sân bay nên vô sự. Đúng 8 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973 lệnh ngưng bắn có hiệu lực, tiếng súng im bặt, mọi người khoan khoái chui ra khỏi hầm vươn vai hít thở không khí trong lành của buổi sáng nhưng khi nhìn xuống núi mới kêu trời. Bọn VC thừa dịp trong đêm trước đã cho lính cắm cờ tràn lan đồng thời đưa quân đánh chiếm 1 số làng xã miệt Lai Chữ, Hương Trà...
Tiểu Đoàn nhận lệnh hành quân gỉai tỏa, chia làm 2 cánh quân. Đại Úy Ngẫu Tiểu Đoàn Phò cùng bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 do Thiếu Tá Toại Tiểu Đoàn Trưởng cùng chi đội thiết vận xa M113 tấn công giải tỏa làng Lai Chữ, xong lại di chuyển qua căn cứ Bình Minh để tấn công mặt trận vùng Thượng Lưu sông Bồ. Trận chiến xảy ra dữ dội, Quân Y làm việc cật lực, gần như không nghỉ tay, có lúc thương binh về quá đông nằm cả cánh đồng, cấp cứu phân loại nặng nhẹ để lo tản thương, cao điểm là lúc cả 3 tiểu đoàn của Trung Đoàn 3 BB vượt sông Bồ.
Đứng trên căn cứ Bình Minh nhìn xuống xem còn hơn trong phim. VC lập tuyến phòng thủ dọc theo bên bờ Bắc của sông Bồ, pháo 133 ly dập liên tục dài theo sông, 1 quả rớt trúng ngay bộ chỉ huy của Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn Trưởng cùng 1 số sĩ quan ban tham mưu đã tử trận, nhưng mức độ tấn công vẫn không thay đổi, nhìn qua phe ta tôi thấy Thiếu Tá Thoại ( biệt danh Thoại Đế ) đang ở trần mặc quần cụt, chân đi giầy sô mang dây ba chạc, lon lá gắn trên dây đạn đen thui, đầu không nón sắt đứng chỉ huy, nhìn giống như ông Táo Quân. Quan như vậy thì hèn nào lính đánh giặc ngon là đúng rồi. Xếp dám đứng giữa lửa đạn thì Sĩ Quan Trợ Y sợ chi mà không đứng cho oai !. Tôi cũng đứng lên. Gần chiều tối tôi chợt nghe y tá nhìn tôi la lên : ‘’ Ông bị thương rồi kìa! ‘’. Nhìn xuống chân tôi thấy có máu chảy nhưng không thấy đau. May mắn mảnh đạn đi cạn qua bắp chân, chỉ chảy chút máu mà thôi, tiếc là làm rách cái ống quần của tôi. Băng bó sơ rồi tôi lại làm việc tiếp như không hề có chuyện gì xảy ra. Nhờ vậy mà tôi kiếm được cái chiến thương bội tinh đầu tiên trong đời lính.
Sau cùng các đơn vị cũng vượt qua sông, đánh sâu vào trong, truy kích địch đến tận chân núi. Chỉ có binh nhất y tá Thống bị thương nặng phải chuyển về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, còn toàn bộ anh em Quân Y Trung Đoàn 2/14 thì vô sự. Trong trận này riêng Quân Y thu được 1 trung liên RPD do Hạ Sĩ Tống Đình Phước ( dân Thiếu Sinh Quân AET ) đoạt được khi xung phong vào tuyến kháng cự của VC và 1 tiểu liên AK47 do Hạ Sĩ 1 Giao tìm thấy mang về coi như là chiến lợi phẩm của Quân Y giao lại cho tiểu đoàn. Sau trận đánh này Quân Y được 2 chiến thương bội tinh, riêng 1 anh dũng bội tinh thì dành cho Hạ Sĩ Phước. Đầu năm Tết 1973 bộ chỉ huy tiểu đoàn về đóng quân tại cầu An Lỗ ( cây số 19 ) , đến lúc này tôi mới có dịp gặp mặt tất cả anh em y tá thuộc quyền và là lúc chia phiên cho anh em thay nhau đi phép vui Tết cùng gia đình. Thời gian này thì tình hình có vẻ yên tĩnh, đơn vị chỉ hành quân quanh căn cứ Hoà Khánh ( Barbara ), gần động Ông Đô xong lại dời quân về vùng Mái Nhà, Bagstone, Hoàng Đế.
Lúc này chúng tôi được bổ sung thêm 2 y tá là Hạ Sĩ 1 Lê Mịch và Hạ Sĩ 1 Lê Tế thương binh được phân loại yếu kém đưa về đơn vị quân y cùng 1 Hạ Sĩ Quan Quân Y về trung đội 2/14 đó là Trung Sĩ Nguyễn Đình Tám mới mãn khóa từ trường Quân Y. Thực sự quân số tham chiến cuả 1 trung đội quân y thường vào khoảng 16 người, gồm 8 y tá chia ra 4 đại đội, hạ sĩ quan trung đội phó quân y đi theo cánh B hay bộ chỉ huy nhẹ với vị tiểu đoàn phó bộ binh, số còn lại là 4 hoặc 5 y tá cùng tôi theo bộ chỉ huy nặng tiểu đoàn, còn dưới hậu cứ có 2 hạ sĩ quan quân y lo sổ sách, tiếp liệu, công điện, công văn, lương bổng, nhu yếu phẩm tiếp tế, cùng điều hành kho thuốc trạm xá.....
Tuy nhiên, do nhu cầu và tình hình chiến trường tại vùng hành quân, nên ngoài số anh em quân y chuyên nghiệp còn có thêm khoảng hơn 40 y tá cơ hữu của bộ binh tuyển chọn từ các đại đội tác chiến đưa về huấn luyện căn bản về cấp cứu, băng bó và 1 ít kiến thức y tế thông thường, sau đó được trang bị 1 túi cứu thương để có thể vừa chiến đấu vừa cấp cứu tản thương tại mặt trận, do đó hầu như ở bất cứ ở tiểu đội nào của đơn vị cũng có bóng dáng anh em quân y sẵn sàng. Sau Tết cổ truyền 1973, tình hình chiến trường có phần lắng đọng yên tĩnh, vị Tiểu Đoàn Trưởng vừa được thăng cấp, Trung Tá Toại rời tiểu đoàn thuyên chuyển đi làm Quận Trưởng ở Phú Lộc, Huế. Đại Úy Trần Quang Niệm về nhận chức vụ tân tiểu đoàn trưởng cũng vừa đúng lúc chiến sự sôi động trong vùng Quảng Nam/ Đà Nẵng. Các mặt trận bùng lên dữ dội ở Thường Đức, Đức Dục, Quế Sơn, mỏ than Nông Sơn.....
Ngoài Huế nặng nhất là vùng Động Truồi, Cầu Hai, Đá Bạc, Núi Bông, Đồi Nghệ, dãy đồi 300, Đồi Không Tên, Suối Máu..... Hậu cứ trung đội 2/14 quân y có thay đổi nhỏ, Hạ Sĩ 1 Xuân được thuyên chuyển về đơn vị không tác chiến, vì thế tôi phải đưa 1 y tá về thay chỗ ở hậu cứ. Theo đúng nguyên tắc thì người nào thâm niên nhất sẽ được về, Hạ Sĩ 1 Châu đã lội hành quân hơn 7 năm nên được ưu tiên 1 nhưng anh xin nhường lại cho Hạ Sĩ 1 Lê Lự vì Lự có gia đình vợ cùng 6 con nhỏ cần thiết hơn. Anh Châu còn độc thân nên chưa cần lắm và tôi cũng đồng ý. Số không may, Hạ Sĩ 1 Châu ở lại hành quân và đã tử trận sau đó chỉ có 7 ngày trong 1 trận đánh ác liệt trên đỉnh 300. VC tung ra 1 E+ ( trung đoàn ) cộng thêm 1 tiểu đoàn của trung đoàn 3 với quân số áp đảo. Tiểu đoàn 1 và 3 phải lui ra gần quốc lộ 1, riêng tiểu đoàn 2/3 chúng tôi vẫn còn chiến đấu và trụ lại được với tổn thất nặng, cánh B hay bộ chỉ huy nhẹ nằm chung với đại độì bị tan nát, Đại Úy Đơn Tiểu Đoàn Phó cùng Trung Úy Thức Đại Đội Trưởng đã nằm lại chiến đấu để cố gắng chận không cho bọn VC xâm nhập tấn công bộ chỉ huy tiểu đoàn, nhưng vì quân số quá ít so với chiến thuật biển người thí quân của VC nên toàn thể đã hy sinh tại mặt trận. Hạ Sĩ Châu bị trúng 1 quả B40 bên cạnh hông khi anh nhoài người ra ngoài giao thông hào ném lựu đạn. Trung Sĩ Tám Trung Đội Phó Quân Y bị thương chuyển về được tuyến sau và anh đã báo tin buồn này.
Mặt trận càng lúc càng ác liệt nên tôi được lệnh đem số y tá cùng 4 người lính của tiểu đoàn theo bảo vệ, xách theo 1 M79 phóng lựu cùng máy truyền tin PRC 25 liên lạc trên tần số nội bộ di chuyển qua ngọn đồi phía sau để thu gom thương binh lo cấp cứu, tải thương. Trời sáng hẳn, tiếng súng khắp nơi đã phần nào dịu bớt, do không chọc thủng được phòng tuyến và pháo binh bắn chận có hiệu quả. Cộng quân thổi còi chém vè ( chạy làng ), chia thành nhiều toán cố gắng chạy vào rừng có lẽ vì thấy ngọn đồi quân y đóng không có tiếng súng nên 1 toán đông VC nhắm hướng này mà chạy băng qua đồi như 1 bầy chuột.
Thế là quân y, thương binh, lính tráng ai còn ngồi được là nổ súng đánh trả. Sĩ quan trợ y biến thành tiền sát viên lên máy xin cối 81 ly của tiểu đoàn bắn yểm trợ, cũng xa hơn 10 mét, về phải 5 mét ....điều chỉnh cối như thật, tôi học được nghề từ đám bạn tiền sát viên cuả tiểu đoàn 14 pháo binh trước đây. Nhờ phước đức ông bà độ, trận này quân y thắng lớn. Chúng tôi tịch thu được 31 súng đủ loại, có cả đại liên và 16 xác VC. Vụ này Quân Y được thưởng 2 anh dũng bội tinh do trung đoàn cấp, nhưng làm sao vui được khi thương vong quá nhiều. Lúc lên lấy xác Hạ Sĩ 1 Châu, anh chết mà mắt vẫn mở không nhắm, tôi cảm thấy buồn và ân hận rằng nếu để Châu về làm việc tại hậu cứ thì đâu có ra nông nỗi này.
Nhưng tôi chợt nghĩ là người nằm xuống có thể là Hạ Sĩ 1 Lự sẽ là nỗi bất hạnh lớn cho gia đình vợ cùng 6 đứa con thơ của anh. Dù sao Hạ Sĩ 1 Châu ra đi cũng nhẹ gánh hơn, anh còn độc thân lại mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, chỉ còn mỗi bà chị ở xa mà thôi. Lúc trao lại kỷ vật của Châu cho gia đình anh, chúng tôi không cầm được nước mắt. Chiến trận vẫn tiếp diễn ác liệt trong khoảng 4 tháng cho đến ngày tổng phản công tái chiếm lại tỉnh Mỏ Tàu, Núi Bông, Đồi Nghệ, Động Truồi cùng các cao điểm 303, 300, đỉnh 1416...
Trong giai đoạn cam go nguy hiểm này mới thấy được tinh thần chịu đựng của người lính quân y, mỗi y tá ngoài cấp số bông băng, thuốc men, quân trang quân dụng hành quân, họ còn ráng mang thêm 10 quả lựu đạn và 1 quả đạn cối 81 ly, hoặc 1 thùng đạn đại liên giùm cho lính bộ binh. Riêng sĩ quan trợ y được miễn vì còn phải mang theo chai Serum hay Dextran nhưng tôi cũng kẹp theo 1 quả mìn định hướng Claymore. Lúc này tôi mới thấy được tài dụng binh và sự phán đoán nhạy bén cuả vị Tiểu Đoàn Trưởng Trần Quan Niệm, có nhiều lúc tình hình gay go, gần như tuyệt vọng, ông đã có những quyết định nhanh và đúng, đảo ngược thế cờ chuyển bại thành thắng thật ngoạn mục , vì thế mặc dù lúc đó chỉ còn mỗi tiểu đoàn 2/3 trụ lại giữa vòng vây địch, các tiểu đoàn bạn phải ra ngoài gần quốc lộ 1 nằm chờ tái phối trí, còn tiểu đoàn điạ phương quân bên cạnh sườn đã bị tan nát, cả vị tiểu đoàn trưởng và 3 đại đội trưởng đều tử trận nên phải rút ra xa. Nhìn lên bản đồ hành quân trận liệt, đơn vị chúng tôi lọt thỏm ở giữa, chung quanh là màu đỏ ghim đầy chỗ đóng của địch quân.
Nhưng sau 2 lần đụng độ, bọn vịt con có vẻ sợ nên chúng tránh chúng tôi tối đa. Một trận đánh oai hùng và đẹp mắt khác dưới chân Động Truồi đã khiến địch quân gờm mặt chúng tôi. Sau trận đánh mở đầu đưa đến thương vong lớn, Tiểu đoàn 2/3 buộc lòng rút ra khỏi dãy đồi 303, 300.... di chuyển trên các đồi trọc và thấp bên dưới. Cả 3 yếu tố thiên, địa, nhân đều kém địch, bọn vịt con với quân số đông hơn nhiều, tinh thần đang lên cao, chiếm lĩnh hầu hết các cao điểm quan trọng nên hung hăng định nuốt sống chúng tôi. Ban ngày lúc di chuyển qua các đồi tranh, trinh sát VC bám theo sát,Tiểu Đoàn Trưởng Niệm đã có lúc ngửa mặt nhìn lên Động Truồi mà than rằng chưa bao giờ ông ở vị thế hạ phong như vậy.
Trời về chiều ông cho lệnh dừng quân, đào hầm hố phòng thủ, gài mìn và lựu đạn, thông báo các toạ độ rào cản tiên liệu mục tiêu cho sư đoàn cùng pháo binh, lính tráng căng poncho làm lều, lo ăn uống xong ông gọi cho 4 đại đội con cái chung quanh dóng súng 60 ly vào đúng tọa độ của bộ chỉ huy tiểu đoàn rồi chờ lệnh khỏang 10 giờ tối lệnh miệng cho toàn bộ chỉ huy lặng lẽ cuốn gói đi nơi khác. Lều vải để nguyên ngoại trừ lều quân y được cuốn theo để dùng cho thương binh sau này, di chuyển mò mẫm trong bóng đêm gần 1 giờ đồng hồ qua đến ngọn đồi gần đó, tất cả nằm yên chóng súng chờ, ông cùng sĩ quan tham mưu ngồi như cọp rình mồi, và đúng như dự đoán lúc khỏang 4 giờ sáng địch ào ạt nổ súng tấn công rồi xung phong vào ngọn đồi trống, tiếng súng tiếng lựu đạn và mìn claymore gài nổ lung tung, ông vẫn ngồi yên cho đến khi hỏa pháo màu xanh báo tin chiến thắng của VC vút lên cao, mới thấy ông cười và ra lệnh khai hỏa cùng lúc 2 cối 81 ly, 4 cối 60 ly, của các đại đội nã súng liên tục như gĩa thịt vào mục tiêu, đồng thời báo cho trung đòan xin pháo binh bắn vào các hỏa tập tiên liệu.
Sáng hôm sau chúng tôi cho lính trở lui thu gom chiến lợi phẩm, súng đạn....... xác địch quân nằm la liệt trên cả đỉnh đồi. Lại di chuyển, phòng thủ, đúng 1 tuần sau lại tái diễn như vậy, ông cũng đoán đúng ý đồ của địch, nhưng lần này bọn vịt con khôn ranh hơn, sau khi nổ súng xung phong lên, đột nhiên chúng thổi tu huýt thu quân bỏ chạy thật lẹ , có lẽ chúng biết bị lừa vì không thấy tiếng súng và đạn bắn trả, kể từ đó lính lên tinh thần thấy rõ, mọi chuyện êm xuôi cho đến ngày đổi quân, nhưng cũng chỉ về đến hậu cứ của Sư Đoàn 1 tại Dạ Lê được 3 tiếng đồng hồ là có lệnh gấp rút lên hành quân lại liền. Tiểu đoàn bạn lên đổi quân bị đánh úp trong lúc còn đang bố trí. Thiệt hại nặng, tiểu đoàn trưởng bị tử thương, binh lính thương vong khá nhiều.
Sĩ Quan Trợ Y tôi lúc đó còn đang du hí dưới phố, chợt nghe tin từ các anh bạn phi công trực thăng phi đoàn 257 tải thương đêm ở Mang Cá cho hay, tôi vội tốc theo lên, vào vùng lên máy liên lạc với bộ binh đang lập bãi đáp để tải thương, nghe trên máy giọng nói của Tiểu Đoàn Trưởng Niệm ( bí số là 63 ) có vẻ bối rối, tôi vội lên tiếng là đại bàng yên tâm, thẩm quyền thuốc đỏ đang có mặt.
Có lẽ đã từ lâu, hầu hết các Pilot trực thăng thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân tôi đều quen biết, trong đó có cả ông anh ruột, nên chi mỗi khi có tiếp tế hoặc tản thương bằng trực thăng, đơn vị đều phải nhờ tôi đứng ra liên lạc phụ điều động thì dù thời tiết có bị mù, xấu cách chi cũng đều được trót lọt. Có lần ông anh tôi cùng bạn bè ổng còn chở dùm đạn dược tiếp tế thẳng ra tuyến trước 1 buổi thay vì để lính cõng bằng đường bộ mất đến cả tuần và trong 1 chuyến tản thương đêm. Đã có lúc VC dùng PRC 25 thu lượm được để đánh lừa trực thăng cũng tung trái khói, trái sáng tùm lum cứ thấy vậy trực thăng mà nhào xuống là lãnh thẹo liền. Lần đó sau khi liên lạc hướng dẫn trực thăng vào vùng, tôi chợt nghe Đại y Dương Đình Long ( tự Long Dê ) trưởng phi cơ gọi trên máy :
- Bây giờ bạn đốt đuốc và cho khói lên để tôi đáp.
Chợt 1 ý tưởng lóe lên, tôi lặng thinh không cho khói hoặc sáng gì hết và nói :
- Nghe rõ, xong rồi anh thấy chưa ? Tiếng anh Long Dê la lớn :
- Sao mà tùm lum chỗ, biết ở đâu mà xuống !
- Vậy thì nhờ anh kêu Gunship ( trực thăng võ trang ) đánh chết mẹ chúng nó đi, VC đó, tôi chưa có cho trái sáng hay khói gì hết..... nghe rõ trả lời.
Từ đó rút kinh nghiệm, tôi không bao giờ nói rõ chi tiết trái sáng hay trái khói trên máy truyền tin mà để trực thăng tự nhận diện, khi nào thấy đúng và phù hợp thì OK... xuống đi bạn, và do vậy tôi đương nhiên kiêm nhiệm luôn chức vụ sĩ quan không trợ cho đơn vị mà không có lương. Lại hành quân, từ ngày này qua tháng khác, anh em y tá không 1 tiếng than dù đã lâu không được phép tắc xả hơi. Lương lãnh ra gởi dưới hậu cứ, khi cần nhu yếu phẩm hoặc thứ gì, anh em lập danh sách cho hậu cứ lo đầy đủ rồi gởi lên, chớ để mấy cậu lãnh lương trên hành quân lâu ngày, đến khi về nghỉ dưỡng quân có cậu không chịu về phép thăm gia đình, lý do là thua bài cào hoặc sóc đĩa hết rồi lại phải móc tiền túi ra cho mượn rồi trừ lương sau thì phiền quá.
Ngay chính bản thân của quan tôi cũng đã có lần tập họp cả trung đội, mượn tiền mỗi đứa một ít để xuống phố du hí với đào, sau đó thì è cổ ra mà trả lại. Mặt trận cứ lằng nhằn, lúc nóng lúc nguội, qua hết mùa hè, trời bắt đầu dịu mát thì cũng là lúc chiến sự nóng bỏng hơn, phe ta cố ngăn chận các hành lang xâm nhập, tiếp tế của địch, còn VC thì cố đánh thông đường, chuẩn bị lương thực cho mùa mưa lũ lụt. Trung đoàn 3 được tăng viện thêm Liên Đoàn 11 Biệt Động Quân của Đại Tá Thiệt, Liên Đoàn Trưởng ( biệt danh là Tử Thần hay Tu Thân không rõ ).
Các pháo 105, 155, 175 ly nằm dài ngoài đường 1 bắn phá các cao điểm mục tiêu. Trước khi tổng phản công tái chiếm, tôi đã dặn dò kỹ lưỡng tất cả các y tá là khi lên đến nơi phải ở dưới giao thông hào làm việc, không được chạy bậy hay đứng lâu trên mặt đất vì quân y mà nằm xuống thì lấy ai cấp cứu băng bó cho thương binh vậy mà chúng tôi vẫn mất thêm 1 thằng em thân thương, Binh Nhất Phục trong lúc vui mừng vì chiến thắng, đứng trên giao thông hào mà hò hét, bị dính 1 viên CKC vô bụng, được chuyển gấp về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, anh may mắn còn sống nhưng bị tàn phế và phải giải ngũ. Ngày về nghỉ dưỡng quân ở Dạ Lê, tôi có xin với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưỏng cho thêm lính để huấn luyện thêm y tá cơ hữu tiểu đoàn, ông nói :
- Mới giao cho cụ mi một mớ rồi xin chi nữa ?
- Trình Thiếu Tá, lớp y tá trước đây có 42 người bây giờ còn có 1, chết 40 và tàn tật giải ngũ 1.
- Đ.M. số mi sát quân.
Tôi chỉ cười chứ không muốn cãi là ông sát quân chớ sao lại tôi !. Đơn vị lại chuyển về vùng La Chữ, Hương Trà rồi đi lên vùng Hải Cát, Hoàng Đế, Mái Nhà, Xích Mích xong trở ra Cảnh Dương , Cầu Hai, Đá Bạc, La Sơn. Lại thay đổi Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Đoàn Thanh Sung, đúng lúc tôi nhận được lệnh thuyên chuyển đi đơn vị khác, đơn vị tỉnh, không tác chiến, tiểu đoàn 14 pháo binh. Trợ y pháo binh thì nhàn nhã vô cùng, có gì đâu mà làm, mặc dù ở đó có bạn bè của tôi như Hiệp Xì Ke ( Thiếu Uý tiền sát viên xuất sắc Trần Thanh Hiệp ) gầy nhom giống như hút xì ke. Vinh, Mới, Cân sữa....
Tôi về ghé qua xem đơn vị mới xong là quay trở lại đơn vị cũ Trung Đoàn 2/24 và xin ở lại không thuyên chuyển dù nguy hiểm cực khổ hơn, nhưng quen nếp sống rừng rú rồi, không muốn về ngồi cạo giấy, dù sao ở đơn vị cũ anh em có nhau và hơn nữa là lúc đó vị Bác Sĩ Trưởng Đại Đội 14 Quân Y Phạm Quý Giao ( nay ở San Jose ) , Bác sĩ Phó Nguyễn Đình Ái đã đối xử với mọi người và tôi rất tốt, vui vẻ không hề có bất cứ sự khó dễ, sách nhiễu, hống hách nào cho nên tôi đi nơi khác làm chi, sống chết có số mạng chẳng phải lo nghĩ gì.
Từ đó cho đến cuối năm 1974 tình hình trở lại yên tĩnh, dễ chịu, công việc quân y chỉ là ngừa sốt rét lặt vặt, khám bệnh phát thuốc cho dân chúng như kiểu dân sự vụ. Đúng là nhàn cư vi bất thiện ! Lính tráng rảnh rang ra nghỉ phép dưỡng quân thường xuống ngủ đò sông Huơng bị bệnh phong tình, lậu liệt tùm lum. Nhiều lúc tôi chích trụ sinh Peniciline cho bọn lính mỏi cả tay, chúng còn than đau nữa, đúng là sướng chả thấy thằng nào kêu mình, bây giờ đau mới kêu !.
Dưới các đại đội, y tá cứ gọi xin thêm trụ sinh, tôi chạy bở hơi tai năn nỉ bạn bè có dư cho xin mới tạm đủ chích cho anh em. Ngày Tết cuối năm lại hành quân, nhưng chủ yếu chỉ ứng chiến giữ an ninh cho hậu phương được yên ổn để ăn Tết. Ở Huế hầu như gia đình nào cũng có giỗ kỵ người thân vào dịp này, hậu quả của cuộc tàn sát ghê rợn của VC năm Mậu Thân, gia đình lính tráng cũng vậy, nên tôi chia ra cho anh em thay nhau về mà ăn Tết với gia đình, dù sao tôi là dân Sài Gòn, lỡ xa nhà lâu qúa rồi nên gồng luôn cả 3 cái Tết 72, 73, 74 trực bệnh xá, chúc tết khu gia binh.... cho anh em vui vẻ. Trong năm lỡ mình có dzọt thì cũng không ai trách cứ chi cả.
Đầu năm 1975 tiếng súng bắt đầu nổ lại, VC quậy phá đánh chiếm 1 vài chốt lẻ tẻ vùng Tây Nam Huế, bên trong đồi Xích Mích, Mái Nhà, cao điểm 400, tấn công bộ chỉ huy tiểu đoàn 1/3 đồng lúc bắn 106 ly trực xạ, pháo 130 ly nên đơn vị này phải rút ra ngoài, chúng tôi trống lưng nên cũng phải bỏ cao điểm 400 về căn cứ hỏa lực của pháo binh 14 và tiếp tục đi về tập trung quân ở căn cứ Birmingham, án ngữ trước mặt bộ chỉ huy nhẹ trung đoàn 3 bộ binh tại căn cứ Hải Cát lúc đó do Trung Tá Huỳnh Như Xuân chỉ huy ( khóa 19 võ bị Đà lạt ). Sau khi tái phối trí ta lần lượt đánh chiếm lại tất cả các cứ điểm. Ngày 18-03-1975 tình hình yên tĩnh, tôi được đi phép thường niên, theo trực thăng về Đà Nẵng để từ đó đáp C130 vận tải cơ về Sài Gòn, tại đây tôi nghe bạn bè cho hay tình hình ở Quảng Trị báo động đỏ đồng thời Sư Đoàn 1 Không Quân đang kiểm kê bom đạn, có vẻ là sắp có gì đây. Về đến Sài Gòn ngày 19 tháng 3 tôi ghé thăm gia đình cha mẹ xong là lo trở ra Huế, may mắn là có chuyến bay quen nên tôi đã có mặt ở Huế ngày 20-3, đó là chuyến bay cuối cùng đáp ở phi trường Phú Bài Huế.
Thật lòng lúc đó tôi không nghĩ là mình yêu nước hay chi cả, chỉ e rằng sẽ có đánh lớn như năm 1972 mà thôi. Tôi trở ra để báo cho anh em thuộc quyền biết đồng thời ký phép cho 2 Hạ Sĩ 1 lớn tuổi là Lê Mịch, có vợ và 6 con ở Duy Xuyên Đà Nẵng. Lê Tế có vợ 4 con ở Hương Điền, Huế. Mỗi ông 15 ngày phép về lo thu xếp cho gia đình và chuẩn bị chiến trưòng có thể bùng nổ lớn như năm 1972. Tôi căn dặn Mịch và Tế, nếu cần thiết 2 ông có thể trễ thêm 15 ngày và tìm về đơn vị, nếu trễ hơn tôi bắt buộc phải báo cáo đào ngũ. Hạ Sĩ 1 Lê Tế xuống núi về luôn, từ đó đến nay không gặp lại, còn Hạ Sĩ 1 Lê Mịch quay trở lên hành quân ngày hôm sau vì sợ không ai lo cơm nước cho tôi.
Tình hình vẫn yên tĩnh nhưng Huế bị pháo kích, ngày 24 tháng 3 đột nhiên có lệnh rút quân về căn cứ Hải Cát. Tám giờ tối, quân của 3 tiểu đoàn 1, 2, 3 đang trên đường rút ra chỉ chạm súng lẻ tẻ, nhưng khi nghe máy truyền tin báo cho biết Hạ Sĩ Lê Mịch tử trận thì tôi thật bàng hoàng và vô cùng thương tiếc...
Sau đó chúng tôi lại được lệnh rút về Huế. Căn cứ Hải Cát bị phá huỷ trước khi rút bỏ, lửa cháy đỏ, cầu phao công binh qua sông cũng cho nổ. Trên đường về Huế tôi bảo lính thông báo cho dân biết chúng tôi rút đi. Tội nghiệp họ khóc lóc bồng bế chạy theo, gần 1 giờ khuya về đến Huế, quang cảnh thật điêu tàn, Huế đã di tản trước, số còn lại đổ dồn về Thuận An 1 hải cảng lớn của Huế, chúng tôi lại tiếp tục rút bỏ về Thuận An, nơi đây có đủ các đơn vị từ Tiểu Khu Quảng Trị, Thừa Thiên, các đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Lữ Đoàn 147 TQLC, Liên Đoàn Biệt Động Quân, Thiết Giáp, Điạ Phương Quân.... họ chỉ có rút mà không có đánh đấm gì, tất cả đang chui vào 1 cái bẫy vĩ đại.
Tại đây trung đội 2/14 Quân Y lại mất thêm 1 đồng đội là Trung Sĩ Phúc, Trung Đội Phó Quân Y, anh tử trận vào giờ chót trên bãi biển Thuận An, 1 trận đánh cuối cùng mà chúng tôi cố gắng mở đường máu hy vọng nhập vào tuyến kháng cự của anh em TQLC trong khi quanh tôi 1 số các đơn vị khác đã bỏ súng dơ tay đầu hàng. Dưới tay tôi lúc đó ngoài Trung Đội 2/14 Quân Y còn có khoảng 40 binh sĩ của Tiểu Đoàn 2/3 Bộ Binh. Bao nhiêu cố gắng, máu đã đổ, bạn bè gục ngã, đến khi qua được tuyến TQLC thì nơi đây cũng bị tan hàng.
Tôi tuyệt vọng ngồi xuống dưới bãi biển, sau khi bắn vỡ các máy truyền tin PRC 25, súng ống tháo cơ bẩm liệng xuống nước để không lọt vào tay địch, với ý định không hàng giặc, tôi đưa điạ chỉ gia đình tôi ở Sài Gòn, và nhờ anh em sau này nếu có dịp đến đó báo lại cho cha mẹ tôi là tôi đã làm xong phận sự, tử trận tại đây ngày này.Tuy nhiên anh em y tá khóc và khuyên tôi ráng sống chờ ngày trả về, có lẽ cũng do là mình qúa hèn nên tôi đành buông thả và rồi kết quả là bị bắt và bị giam 6 năm tù đày còn gọi là cải tạo.
Thời gian 2 năm đầu trong tù, anh em y tá cũ còn ở Huế cố gắng gom góp tiền đi thăm nuôi tôi, dần dần kiệt quệ qua năm 1977 Hạ Sĩ 1 Quang thay mặt anh em lên thăm lần chót, xin phép về quê kiếm sống. Năm 1981 tôi được thả về, mẹ tôi ở lại cố gắng tìm tôi nên tôi còn có chỗ mà về. Giấy tờ bảo lãnh của anh tôi ở Canada đã gởi về. Năm 1982 tình cờ Trung Sĩ Tám vào Sài Gòn tìm theo địa chỉ mà tôi viết giờ chót trên bãi biển Thuận an, gặp lại tôi mừng rỡ và cho biết anh em vẫn còn gắn bó nhau đang tổ chức 1 chuyến vượt biên nên vào tìm và đưa tôi đi theo.
- Xin cám ơn tất cả anh em vì tôi sắp cưới vợ.
Năm 1985 anh em từ Huế vào gặp lại cho biết lần đó bất thành, kỳ này làm ở Quảng Nam và muốn tôi đi theo.
- Lại 1 lần nữa tôi xin lỗi anh em, tôi mới có đứa con đầu lòng. Đây chính là niềm vinh dự và hãnh diện của tôi với mọi người, gia đình vợ con cùng thân nhân, sau bao nhiêu năm trời qua mà lính tráng cũ vẫn còn nhớ thương đến mình. Qua đến Mỹ diện H.O.7, tôi gặp lại các vị bác sĩ trưởng năm xưa vẫn được họ thương mến và giúp đỡ hết lòng. Cám ơn bác sĩ Hoàng Trọng Tuấn cựu Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1 Quân Y, bác sĩ Phạm Quý Giao cựu Đại Đội Trưỏng Đại Đội 14 Quân Y và bác sĩ Nguyễn Đình Ái cựu Đại Đội Phó Đại Đội 14 Quân Y đã giúp đỡ tôi trong thời gian ở trại tù Cồn Tiên Ai Tử..
Có 1 điều quan trọng mà tôi muốn biết : Tại sao Huế mất ngày 26 tháng 3 năm 1975 ? trong lúc chúng ta thắng trên tất cả các mặt trận, không mất 1 chốt nhỏ nào, tự nhiên bỏ chạy, rút và rút.
Theo tôi được biết lúc đó lực lượng ta còn tại Huế rất mạnh : Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Lữ Đoàn 147 TQLC, 2 Liên Đoàn Biệt Động Quân 11 và 12, Thiết đoàn 1 Kỵ Binh Thiết Giáp, toàn bộ Điạ Phương Quân Tiểu Khu Quảng Trị cùng Tiểu Khu Thừa Thiên ( quân số như sư đoàn nên còn gọi là Sư Đoàn Thuận Hóa ), Không Quân, Hải Quân, Cảnh Sát..... Tại sao lại phải rút xuống ngã Thuận An để đến nỗi khi vượt qua phà, qua sông phải bỏ lại toàn bộ vũ khí nặng, thiết giáp.... cuối cùng bị lùa vào rọ và rồi tất cả đều bị bắt !!. Tại sao không dùng đường bộ về Đà Nẵng ? Với bao nhiêu quân đó, thêm pháo binh, thiết giáp, không quân, hải quân yểm trợ. Nếu VC muốn chặn được đoàn quân đó ít nhất chúng phải cần có 4 hoặc 5 sư đoàn hay nhiều hơn nữa mới có thể làm chậm bước tiến của quân ta nhưng chắc chắn chúng phải chấp nhận 1 sự thiệt hại nặng nề, có thể dẫn tới sự sụp đổ toàn diện kể cả miền Bắc, 1 lũ quỷ gian manh xạo hết chỗ nói.
Thành phố Huế mất ngày 26 tháng 3 năm 1975, nhưng đến ngày 27 và 28 tháng 3 các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến vẫn còn đóng quân trên đèo Phước Tượng và đèo Phú Giá trên quốc lộ 1 cách Huế chưa đến 30 cây số. Sau đó họ rút về Đà Nẵng mà không có 1 cuộc chạm súng nào dù lớn hay nhỏ, để rồi lại tái diễn cảnh tự động tan hàng trên bãi biển Sơn Chà Mỹ Khê ? Nếu các đại đơn vị tại Huế về được Đà Nẵng thì làm sao mất Quân Đoàn 1 và vùng 1 chiến thuật được, làm sao có chuyện tháng tư đen năm 1975.
Đó là 1 bí ẩn của lịch sử, sẽ không có bất cứ ai nghe được trận đánh nào đưa đến Huế bị thất thủ. Lúc ra đến bãi biển Thuận An, nhìn ra biển khơi tôi vẫn còn nhìn thấy 27 chiến hạm của Hải Quân nằm uy nghi trên mặt biển. Tôi còn nghe tin đồn là binh sĩ sẽ tập trung quân xuống tầu đổ bộ để tấn công ra Bắc. Lúc đó tinh thần binh sĩ lên rất cao, để rồi cuối cùng bị tan hàng và bị bắt làm tù binh trong khi lực lượng cộng phỉ chiếm Huế chỉ có 1 trung đoàn mà thôi. Nếu có phải đánh ‘’ bằng tay không chúng ta cũng thắng !! ‘’...... chứ đâu đến nỗi này.
Gần 30 năm trôi qua, tôi sống ở vùng Alambra thuộc Los Angeles, mỗi khi nhìn lên đỉnh núi San Gabriel và căn cứ của đài truyền hình Mỹ cùng các cột anten cao ngất, tôi lại chạnh nhớ đến căn cứ Tea Point của Trung Đoàn 3 Bộ Binh uy nghi năm nào.
Tôi vẫn nhớ đến Trung Đội 2/14 Quân Y của anh em chúng tôi. Những mong có 1 ngày nào đó sẽ gặp lại các anh em y tá trong trung đội cũ và tôi vẫn tự nghĩ là mình chưa hề giải ngũ, tôi vẫn là Sĩ Quan Trợ Y như xưa, vẫn nhớ ‘’ Danh Dự - Trách Nhiệm - Tổ Quốc ‘’ mà mình còn nặng nợ chưa hoàn thành.
Hồ Minh Đức
Cựu Sĩ Quan Trợ Y 2/14 Quân Y
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1889584874388663&set=pcb.1889586794388471&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARB8wnv2Ay6AzM0Kau-b2n1KsbdvK8g7HUUx0uNuqPgC4fm9GhW_kevbZGL2njDwOR6jPlpl8CzPqgr3
Trận đánh tại làng 13

Thuộc quận Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) năm 1965 khi BCH trung đoàn 7 của sđ 5 VNCH trong sáng sớm NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1965 đã bị VC đánh úp và tràn ngập (do chủ quan khinh địch) làm chết nhiều quân nhân trong đó có trung tá trung đoàn trưởng. Tác giả là một sq quân nhu của sđ 5 bb có nhiệm vụ lo chôn cất các người lính này.
Đây là một làng trong đồn điền cao su, được đánh số 13, số của THẦN CHẾT.
Năm 1965 là năm mà Mỹ bắt đầu ồ ạt đổ quân vào VN để giúp VNCH đánh CSVN. Lúc đó trong vùng 3 CT có các đv Mỹ như sđ Anh Cả Đỏ (Big Red One, BTL đặt ơ Lai Khê), sđ 1 không kỵ ( First Air Calvary Division), trung đoàn 11 thiết giáp có cc tại Long Giao (Long Khánh)- sau 75 là trại tù giam tụi tôi.
Tác giả cho biết tình hình chánh trị lúc đó ở Sài Gòn rất rối rắm vì các tướng tranh giành quyền lực, ko lo đánh giặc - có lẽ nghĩ rằng đã có Mỹ đánh giặc giùm mình.
NẾU ông Diệm ko bị các tướng lật đỗ, có lẽ VNCH ko bị sụp đổ 12 năm sau đó. Được biết trong vụ đảo chánh năm 1963, sđ 5 của ĐT Nguyễn văn Thiệu là một trong những đv nòng cốt, các đv khác là TQLC, thiết giáp và một tiểu đoàn Tân binh thuộc TTHL Vạn Kiếp ở Vũng Tàu.
Báo đảng đã viết về trận đánh làng 13 Dầu Tiếng như sau:
" Được trinh sát huyện dẫn đường, lực lượng Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 với chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, hành quân đuổi bám địch, hình thành nhiều mũi thọc sâu, táo bạo chia cắt, thực hiện hiệp đồng theo tiếng súng. Đúng 5 giờ 45 phút sáng ngày 27-11-1965, bộ đội ta từ các hướng, các mũi nổ súng tấn công khắp các tuyến phòng thủ của địch trên khu vực rộng ở các lô 32, 33, 34 (nơi Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy đang tạm dừng chân trên đường hành quân về núi Cậu). Mặc dù địch sử dụng hỏa lực tối đa và điên cuồng chống trả, nhưng bộ đội ta đã áp sát thực hiện đánh gần, bóc vỏ từng lớp, dồn ép địch trên từng gốc cao su. Đến 11 giờ trưa ngày 27-11, trận đánh kết thúc, 1.200 LÍNH NGỤY VÀ CỐ VẤN MỸ BỊ TRUNG ĐOÀN 1 SĐ 9 TIÊU DIỆT. Đây là lần đầu tiên một trung đoàn chủ lực của ta tiêu diệt một trung đoàn ngụy". Nguồn: http://www.tranthanhhien.com/2020/05/dau-xua-dau-tieng-oai-hung-bai-2-cap.html

=========
PHÍA SAU MẶT TRẬN
25 Tháng Ba 201812:47 SA(Xem: 1779)
TRIỆU VŨ

chien-tranh-viet-nam-photo George McArthur
Chiến tranh Việt nam - photo George McArthur

Đây là lần thứ 27, gia đình tôi mừng Lễ Tạ Ơn tại Hoa-Kỳ. Tiết trời đã ở cuối thu. Những cây sồi dọc hai bên đường, tàn lá phủ màu đỏ, màu vàng, dưới bầu trời xanh lơ tạo nên bức tranh tuyệt vời. Tạo-Hóa quả là một danh họa đại tài! Công sở nghỉ, hãng xưởng nghỉ, trường học cũng đóng cửa nên các con, các cháu có dịp họp mặt đông đủ trong phòng khách của căn nhà nhỏ . Đại gia đình chúng tôi ba thế hệ, hòa mình vào không khí vui vẻ, đầm ấm, trong khi bên ngoài, ngọn gió heo may se lạnh thổi về, đong đưa cành lá .

Hàng năm, cứ đến dịp Lễ Tạ Ơn, báo chí đăng nhiều bài viết, các cơ quan truyền thanh, truyền hình dành nhiều thời lượng để nói về ý nghĩa, nguồn gốc của lễ hội này. Đây cũng là thời điểm của “ mùa mua sắm” nên các cơ sở thương mại đưa ra nhiều quảng cáo hấp dẫn để thu hút khách hàng. Nhớ lại, đầu mùa Xuân năm 1990, sau mười lăm năm sống trong tủi nhục, đọa đầy, phân biệt đối xử; gia đình bẩy người, vợ chồng tôi và năm đứa con, như có phép lạ, được đến định cư tỵ nạn tại thành phố lớn hàng thứ tư của Liên Bang Mỹ, có tên gọi thân thương“thành phố nắng ấm tình nồng” và tám tháng sau, đón mừng Lễ Tạ Ơn lần đầu tiên .

Rời quê hương yêu dấu, mang tâm trạng của người bị lưu đày biệt xứ, không hy vọng có ngày trở về, đến sinh sống trên một đất nước hoàn toàn xa lạ, từ tiếng nói, con người, phong tục tập quán v .v.Làm sao tránh được những hoang mang, lo lắng, ưu tư. Chúng tôi đã bỏ lại tất cả ngoại trừ nghị lực và quyết tâm. Có thể nói gia đình tôi đã khởi đi từ dưới số không. Con đường trước mặt có biết bao chông gai, vất vả. Với tuổi đời đã ngoài năm mươi, lại gánh chịu thương tật trong thời gian bị giam cầm ở miền Bắc Việt Nam; nhưng vì trách nhiệm dẫn dắt một gia đình lớn, giống như “ thuyền trưởng trong chuyến hải hành” nên dù cho khó khăn đến đâu, vất vả thế nào và không có chọn lựa nào khác, chúng tôi phải quyết tâm vượt qua, hướng về phía trước để có thể đứng vững trên đôi chân của mình nơi xứ người …

Thoắt đã trên một phần tư thế kỷ! Hơn hai mươi bảy năm trong dòng sinh hoạt của xã hội mới, phải “vật lộn” với công việc để kiếm “đô la”. Cũng vì ý nghĩa này mà mấy ông nhà văn, nhà báo, một chút ái ngại và châm biếm, phong cho những người mhư chúng tôi danh hiệu “đô vật”. Đành rằng đó là sự thực nhưng nghe sao xót xa quá chừng! …Ôi biết bao kỷ niệm! Khi vui, lúc buồn. Đã bao lần hồi hộp lo sợ, căng thẳng khi đối diện với nhiều vụ tấn công của những tên “côn đồ xấu xí có vũ trang”. Cũng có lúc cảm thấy sung sướng và thầm tạ ơn Trời, tạ ơn Người đã cho gia đình tôi có cơ hội được …”sống”, như khi tham dự lễ tốt nghiệp ở các trường trung học, đại học và những dịp tổ chức lễ thành hôn cho các con …

Người ta thường nói người già hay tìm về dĩ vãng và thích sống trong kỷ niệm. Có những kỷ niệm mờ nhạt dần theo thời gian, nhưng cũng có những kỷ niệm là dấu ấn hằn sâu, tồn tại, đồng hành tới cuối đời. Trong căn phòng nhỏ tràn đầy không khí vui tươi đầm ấm và an bình của ngày lễ hội, tôi lâng lâng, mơ màng nhớ về những kỷ niệm xa xưa. Cũng vào dịp cuối thu, hơn năm mươi năm về trước, đúng vào hạ tuần tháng mười một 1965, tính ra tôi mới về phục vụ tại Đại đội Quân Nhu thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh được hơn hai tháng, sau khi tốt nghiệp khóa 19 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ-Đức. Đơn vị của tôi nằm trong vòng đai căn cứ Phú Lợi, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, 5km phía đông tỉnh lỵ Bình-Dương.Thời điểm này người dân Mỹ đang nô nức hân hoan mừng Lễ Tạ Ơn. Thực sự lúc ấy tôi không có một ấn tượng nào về lễ hội này. Hơn nữa, đất nước nhỏ bé của tôi, nhỏ bé nhưng khổ nạn triền miên nên người dân làm gì có thì giờ nghĩ đến những lễ hội đặc biệt ở một xứ sở quá xa như Hoa-Kỳ. Ngoài việc lao động cực khổ để mưu sinh, người dân nước tôi còn phải đối diện với thảm họa chiến tranh mỗi ngày thêm ác liệt trên khắp chiến trường miền Nam. Đặc biệt năm 1965, tình hình chính trị cũng như quân sự tại miền Nam rất xáo trộn và đi vào ngã rẽ bất lợi. Từ việc chính phủ dân sự giao quyền điều hành đất nước cho quân đội đến những trận giao tranh, đụng độ lớn ngoài chiến trường khiến người dân lo lắng hơn và càng thấy bất an trong cuộc sống. Cũng từ năm 1965, nếu không có sự can thiệp trực tiếp của binh đội tác chiến Mỹ, không biết số phận Miền Nam Việt-Nam đã đi về đâu ?...

Sáng hôm ấy, buổi họp tham mưu trên Sư-Đoàn kết thúc sớm hơn thường lệ. Ông đại đội trưởng, Đại Úy Hà, về tập họp đơn vị, thông báo lệnh của Sư-Đoàn chỉ thị Đại Đội Quân Nhu của chúng tôi phải đưa ngay Trung Đội Chung Sự và tất cả túi đựng xác hiện có lên vùng hành quân gấp; đồng thời phải cử sĩ quan thường trực tại đó để chỉ huy và liên lạc. Lúc bấy giờ, Đại Đội Quân Nhu Sư-Đoàn, theo bảng cấp số có 3 sĩ quan: Đại Đội Trưởng (cấp số Đại Úy), Đại Đội Phó (cấp số Trung Úy) và Sĩ Quan Tiếp Liệu kiêm Thanh Tra (cấp số Trung Úy). Trung Đội Trưởng là các Hạ sĩ Quan. Có lẽ vì hiểu được công tác lần này rất quan trọng, hơn nữa ông Tư Lệnh Sư-Đoàn và một số trưởng phòng đang có mặt tại vùng hành quân, nên Đại Úy Hà yêu cầu Chuẩn Úy Lành, khóa 17 Sĩ Quan Trừ Bị, về đơn vị trước tôi một năm, hiện là Đại Đội Phó và tôi, cũng Chuẩn Úy, Sĩ Quan Tiếp Liệu kiêm Thanh Tra, mới về đơn vị đươc hơn hai tháng, cùng theo ông lên vùng xảy ra chiến sự.

Sau một tiếng đồng hồ chuẩn bị, chúng tôi có mặt tại sân bay dã chiến Phú-Lợi . Không biết sân bay thiết lập từ bao giờ, rất đơn sơ. Cả ngàn tấm vỉ sắt ráp lại thành một phi đạo theo hướng bắc nam, dài khoảng hơn một ki-lô-mét, nằm phía trong vòng đai phòng thủ ngoài cùng của căn cứ. Căn nhà tiền chế dùng làm “phòng đợi”, bên hông phi đạo, có chừng mươi hành khách, quân nhân có, dân sự có; không nghe tiếng nói cười ồn ào, ai nấy nét mặt đăm chiêu, lo lắng. Ông Đại Đội Trưởng bận liên lạc với Sư Đoàn trong khi Chuẩn Úy Lành, tôi, và trung đội Chung Sự của Thượng Sĩ Quang, có tăng cường thêm một số quân nhân của trung đội khác, tất cả trên ba chục người tập trung bên ngoài căn nhà tiền chế cùng quân trang dụng và hai trăm túi đựng xác.

Đã hơn chín giờ sáng, bầu trời như có mây có khói quyện trong ánh nắng cuối thu . Trên những vùng cỏ xanh dọc theo phi đạo, vẫn còn lấp lánh những hạt sương . Bất ngờ, từ hướng bắc xa xa, âm thanh quen thuộc của cánh quạt trực thăng vọng về, mỗi lúc một lớn dần. Vài quân xa loại nhỏ đang tiến vào sân bay. Lại thêm một chiếc xe jeep hồng thập tự của Đại Đội Quân Y hối hả theo sau . Mọi người hướng lên bầu trời. Một chiếc trực thăng lao tới, đảo một vòng cung nhỏ, hạ thấp cao độ rồi từ từ đậu kế bên phi đạo, trên nền xi măng rộng có chữ H thật lớn sơn màu trắng, phía trước chúng tôi. Cánh quạt trực thăng chưa ngừng hẳn, xe jeep hồng thập tự tiến lại, quay đuôi xe đến gần cửa phi cơ. Rất nhanh nhẹn và nhịp nhàng, hai quân nhân của Đại Đội Quân Y mang chiếc “băng ca” đến nhận thương binh. Có nhiều người lại gần phi cơ. Người thương binh không kêu la rên rỉ, mặt xạm đen, nằm bất động như đang ngủ say. Có vết máu thấm qua nhiều lớp vải băng quấn quanh đầu. Bộ quân phục tác chiến trên người chưa bị nhàu nát, với hai bông mai bạc(Trung Tá) vẫn còn gắn trên cổ áo; một bàn chân mang vớ (tất) màu trắng, bàn chân kia đã xỏ trong giầy da cao cổ nhưng chưa cột dây. Có những tiếng khóc, nức nở nghẹn ngào …Không ai ngờ rằng người thương binh nằm trên “ băng ca” ấy là vị Trung Tá Trung Đoàn Trưởng, đã tử thương vì trúng mảnh đạn pháo của địch, được đưa gấp từ mặt trận về…..Xe hồng thập tự và đoàn xe chở thân nhân người “vừa nằm xuống” vội vã rời sân bay. Chứng kiến trực thăng đưa về một vị chỉ huy chiến trường bị tử thương, trong tư thế chưa sẵn sàng chiến đấu và nhìn những túi đựng xác lạnh lùng vô cảm nằm trên bãi cỏ, tôi thấy bùi ngùi xót xa . Một chút bâng khuâng, tôi nghĩ về trận chiến đang xẩy ra trên vùng hành quân . . .

Hơn mười giờ sáng, phi cơ vận tải quân sự loại nhẹ đổ chúng tôi xuống sân bay đồn điền cao su Michelin, khoảng hai cây số bắc thị trấn Dầu-Tiếng, quận lỵ của quận Trị-Tâm, cách tỉnh lỵ Bình-Dương trên năm mươi cây số. Đại Úy Tấn, Trưởng phòng Tư Sư-Đoàn, chờ đợi tại sân bay và chỉ định nơi tạm trú cho đơn vị tôi tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Sư-Đoàn, nằm sát thị trấn. Ông cũng nhắc lại lệnh của cấp trên là đơn vị chúng tôi phải vào ngay vùng mới xảy ra trận đánh đêm qua, để thu lượm thi hài các quân nhân tử trận. Ông cho biết thêm chiến sự lắng dịu, địch đã rút lui từ tờ mờ sáng. Hiện có lực lượng Biệt Động Quân đang lo việc an ninh xung quanh, họ sẽ ra khỏi vùng lúc 5 giờ chiều. Sau đó, ông giới thiệu Trung Úy Hậu thuộc Đại Đội Chỉ Huy và Công Vụ của Trung Đoàn 7, người sẽ liên lạc với chúng tôi trong thời gian công tác .

Sân bay của đồn điền giờ này rất đông quân nhân. Có những nhóm nhỏ năm ba người dân thường tụ tập, bàn tán. Họ là gia đình của những quân nhân tham dự trận đánh đêm qua, lặn lội từ xa, đến đây trông ngóng tin tức người thân . Những tiếng rít xé rách không gian của oanh tạc cơ truy quét địch quân, những tiếng ì ầm của bom đạn còn vang vọng lại. Ông Đại Tá Tư-Lệnh Sư-Đoàn mang kính đen, ngồi bất động trên xe jeep, hướng ra phi đạo. Trong khi chờ trực thăng đưa vào địa điểm công tác, Trung Úy Hậu tâm sự: Đúng một tuần lễ trước đây, Trung-Đoàn 7 đã lập công lớn, đánh tan một trung đoàn địch và đêm qua tổ chức lễ khao quân. Nào ngờ địch tái phối trí, bất thần tấn công phục thù vào lúc mọi người đang “say sưa” trong chiến thắng. Địch khởi sự tiến đánh lúc hai giờ sáng. Vẫn chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung. Mở màn là những trận mưa pháo. Không biết địch có cài tiền sát viên nội tuyến hay chăng, mà phần lớn đạn pháo của địch rơi rất gần Bộ Chỉ Huy và các đơn vị bảo vệ xung quanh . Sau đó địch tấn công phá vỡ tuyến phòng thủ phía đông và bắc, tạo thành hai mũi nhọn, tiến thẳng vào. Trung Úy Hậu ngừng kể vì lúc ấy có đoàn trực thăng xuất hiện trên bầu trời và ít phút sau, Đại Úy Tấn phòng tư, Đại Úy Hà, Trung Úy Hậu và chúng tôi đã nhanh chóng ngồi trên bốn chiếc trực thăng đưa đến địa điểm công tác, nơi mà đêm qua đã tổ chức tiệc khao quân mừng chiến thắng. Từ trực thăng nhìn xuống, rừng cao su bạt ngàn phía dưới, chia thành những lô tựa như ô vuông của một bàn cờ. Có những làn mây trắng mỏng lướt trên ngọn cây. Khu vực này nằm trong tầm súng cối từ Dầu Tiếng, có tên gọi khá đặc biệt “làng 13 Bis”,nơi sinh sống của những người phu cạo mủ của đồn điền. Họ nằm trong số hàng chục ngàn người được thuê mướn từ miền Bắc, miền Trung, dưới thời Pháp thuộc, từ nửa đầu thế kỷ hai mươi, đưa vào phục vụ cho các đồn điền cao su ở miền Nam Việt Nam với tên gọi “dân mộ phu Nam Kỳ”. Cái tên gọi làng 13bis, dĩ nhiên với những ai tham dự trận đánh năm nào, nếu còn sống sót, chắc không thể quên. Riêng tôi, mấy chục năm sau, dù cuộc chiến đã đi vào dĩ vãng, vẫn chưa tìm hiểu tại sao lại có tên làng 13Bis? Tôi cũng chưa có dịp đặt chân đến làng 13Bis lần thứ hai. Không biết địa danh này và con số 13 có liên hệ gì đến số phận của những người đã nằm xuống ?

Trực thăng hạ cánh trên con đường đất phân ranh lô cao su, thả chúng tôi xuống rồi bay đi. Đã có gần chục chiếc xe vận tải dân sự mui trần, được trưng dụng, đậu trên đường để chở thi hài ra sân bay. Hai bên thành xe và hai bên cánh cửa phòng lái tài xế, có sơn tên công ty cao su. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn đặt trong căn nhà gạch lớn, nằm giữa bãi cỏ rộng, sát đường đất phân lô; xung quanh có pháo đài và ụ chắn bằng bao đựng cát. Hai bên và phía sau tòa nhà là rừng cao su thẳng hàng cao vút. Đó đây, thấp thoáng trong rừng cao su, vẫn còn những cụm khói vươn lên, nhưng không qua khỏi tàn cây.

Chúng tôi chia thành 5 toán, từ trung tâm là chỗ đậu xe vận tải, đi dần ra vòng đai bên ngoài. Trong tầm nhìn một vòng tròn bán kính khoảng hơn trăm mét, quanh nơi đặt Bộ Chỉ Huy, hàng trăm xác nằm la liệt dọc theo đường mương hai bên con đường đất, dưới gốc cao su, trên miệng hố cá nhân, trong đám cỏ xanh. Rải rác quanh đây có những xác địch chưa kịp mang đi. Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, cảnh tượng ấy vẫn còn nguyên trong trí nhớ. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc thu lượm. Có xác nằm sấp, úp mặt xuống đất, một tay bám vào chiếc nón sắt dùng làm nồi đựng gạo, chưa kịp nấu thành cơm. Có xác nằm ngửa, tay chân dang rộng, đôi mắt còn hé mở, như muốn nhìn thêm lần nữa cảnh vật trên trần thế. Có những xác nằm đè lên nhau giống hình chữ thập. Cũng có xác phần thân thể phía dưới còn trong hố cá nhân, đầu, mình và hai tay trên mặt đất, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn . Có xác gục đầu, bó gối, chết trong hố cá nhân, phải khó khăn mới đưa lên được. Lại có xác ngồi tựa lưng vào gốc cây, đầu ngả sang một bên, như đang ngủ gục. Xúc động hơn nữa là khi lượm những xác không còn nguyên vẹn. Nhưng rất may, chúng tôi gom lại được những phần thiếu sót như cánh tay hoặc những ống chân v.v vướng trên các cành cây cao su hoặc trong đám cỏ gần đó. Không biết có văn bản nào quy định tư thế một người khi lìa trần? Nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng..? Lại còn y phục nữa? Quần áo che thân đầy đủ hay…giống như một số xác địch để lại chiến trường, chỉ một chiếc áo bà ba đen ngắn tay và một chiếc quần đùi màu đen khi ra mặt trận, để đổi lấy danh xưng anh hùng “sinh bắc tử nam” hoặc âm thầm làm phân bón những gốc cao su! Bên cạnh những xác người, trận địa còn vương vãi lăn lóc những chiếc nón sắt, những đôi giầy trận, những chiếc gà men đựng cơm v.v. Đặc biệt có vài ba đôi giầy phụ nữ gót cao và những chiếc ví da xách tay loang vết máu … . Năm ấy tôi đã 26 tuổi; không phải lần đầu trong đời nhìn thấy xác chết. Tôi vẫn nhớ nạn đói xảy ra ở miền Bắc Việt Nam năm 1945 mà người ta gọi là nạn đói tháng Ba năm Ất Dậu, cướp đi cả triệu mạng sống. Tôi đã thấy người chết được rắc vôi, phủ bằng tấm chiếu hoặc tấm vỉ đan bằng cói trên những xe bò, do người kéo đi chôn. Đến cuối thập niên 1940, vì tò mò theo người lớn đi xem đội “Việt Hùng” của Việt Minh xử những người mà họ gọi là “Cường Hào Ác Bá”, tôi đã thấy những xác người bị cắt ngang cuống họng, có xác bị móc hai mắt, nằm phơi mình trên bờ ruộng, bờ ao. Thuở ấy, tuy là một đứa bé, chưa biết biểu lộ xúc cảm trước cảnh thương tâm, nhưng hình ảnh các tử thi đã in vào trí não. Gần hơn nữa, chỉ ít tháng trước ngày mãn khóa, khi còn là Sinh Viên Sĩ Quan, chương trình huấn luyện có những buổi đến thăm viếng và thưc tập ở đơn vị Chung Sự, nằm trong Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp (Lúc đó chưa có Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa). Thực tình cờ, tháng 6-1965 chúng tôi theo lịch huấn luyện, đến thăm nghĩa trang đúng vào thời điểm xảy ra trận chiến Đồng-Xoài, cách Saigon khoảng tám mươi cây số về hướng đông bắc, thuộc tỉnh Phước-Long. Phòng lạnh để ướp xác đầy ắp, không còn chỗ trống. Thi hài quân nhân tử trận mang về, chờ tẩm liệm, phải để tạm trong nhà quàn, phòng tang lễ, ngoài hành lang v.v. Trở lại quân trường, trong phòng ăn của sinh viên; bữa cơm trưa hôm ấy, nằm giữa những cọng giá xào, nổi bật màu nâu tím và bóng láng của những miếng gan heo, tôi liên tưởng đến màu da của các thi hài trong phòng lạnh ướp xác ở nghĩa trang nên không thể thản nhiên nuốt trôi hạt cơm …

Tốc độ thu lượm khá nhanh và gọn vì các thi hài nằm xung quanh Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn rất gần nơi đoàn xe đang đậu. Hơn nữa tử thi còn mềm nên khi để vào túi đựng xác, có thể đặt nằm ngay ngắn, kéo “phẹc mơ tuya”, di chuyển và để lên xe vận tải dễ dàng. Đại Úy Tấn phòng Tư và Đại Úy Hà cũng phụ đưa túi xác đến gần xe. Nhưng chưa lượm hết tử thi quanh Bộ Chỉ Huy và đơn vị phòng thủ phía trong, số túi xác mang theo chỉ còn một nửa . Đã hai giờ trưa . Đại Úy Tấn và đại Úy Hà được một trực thăng đón ra Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Trung Úy Hậu Trung đoàn 7 ở lại làm việc cùng chúng tôi. Trước khi đi, hai ông yêu cầu công tác thu lượm tiến hành nhanh hơn và tập trung lên xe vận tải, di chuyển ra sân bay trước 5 giờ. Đại Úý Tấn còn cho biết sẽ xin Quân Nhu bổ sung túi đựng xác. Bổ sung túi đựng xác !! Câu nói này tôi nghe chưa quen ! Quân Nhu không là đơn vị trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường . Quân Nhu lo cho quân nhân từ ngày đầu tiên nhập ngũ . Thực phẩm, quần áo, mùng mền v.v. là những nhu cầu trước tiên. Phải ăn no mặc ấm mới có sức đánh giặc. Khi hy sinh đền nợ nước, Quân nhu sẽ lo nơi yên nghỉ cuối cùng, mồ yên mả đẹp. Thông thường, các đơn vị chỉ xin tiếp liệu phẩm ngành Quân Nhu như gạo, lương khô, quân trang, xăng dầu v.v. Thực hiếm khi nghe có binh đoàn xin bổ sung túi đựng xác, món hàng có chỉ danh “ đẹp” nhưng chẳng ai thích nhắc đến và dĩ nhiên không ai muốn sử dụng nó ...

Chúng tôi mỗi lúc một đi xa đoàn xe vận tải. Hình như khiêng một người còn sống nhẹ hơn khiêng một xác chết bất động nên công việc thu lượm có chậm hơn trước. Ra tới vòng đai phòng thủ thứ nhứt, túi đựng xác đã hết. Công việc tạm ngừng và tất cả thi hài đã chất lên xe. Kiểm điểm lại quân số xong, chúng tôi nhanh chóng phân chia đứng trên các xe vận tải rời khỏi khu vực này. Trời cuối thu, ngày ngắn dần. Những đám mây xám đục di chuyển chậm chạp trên bầu trời. Cảnh vật đang chìm dần vào hoàng hôn. Khi đoàn xe về đến sân bay, hai phi cơ vận tải quân sự đã chờ sẵn. Chia thành hai toán, chúng tôi lại khiêng túi xác từ xe tải chất vào trong phi cơ, xếp ngay hàng thẳng lối xong, trời đã tối . Hai phi cơ rời Dầu Tiếng, bay về phi trường quân sự Tân Sơn Nhất . Đại Úy Hà đã theo trực thăng về đơn vị từ chiều, giao lại chúng tôi dưới sự điều động trực tiếp của Đại Úy Tấn phòng Tư. Thị trấn Dầu-Tiếng xa xôi hẻo lánh, mới 8 giờ tối mà như khuya lắm. Mọi người mệt mỏi chìm vào giấc ngủ sau khi dùng một trong hai khẩu phần lương khô mang theo.

Sáng hôm sau, chúng tôi ra sân bay nhận thêm một trăm túi đựng xác. Đồng thời nhận thêm một trăm poncho(áo mưa), từ Đại Đội gửi lên để phòng hờ khi cần. Hôm nay chỉ có Trung Úy Hậu thuộc Trung Đoàn 7 đi cùng chúng tôi. Trước khi khởi hành, Đại Úy Tấn Phòng Tư Sư Đoàn yêu cầu việc thu lượm phải hoàn tất trong ngày hôm nay. Đoàn trực thăng đưa chúng tôi vào vùng sớm hơn hôm qua trong khi những xe vận tải đã vào làng 13bis từ mờ sáng .

Hôm nay việc thu lượm khó khăn hơn vì tầm hoạt động rộng và đoạn đường đem thi hài ra xe vận tải xa hơn. Chúng tôi vẫn chia thành toán, từ trung tâm, tiến dần ra tuyến phòng thủ thứ hai. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp xác địch quân giữa đám cỏ dại. Lực lượng Biệt Động Quân còn hoạt động ngoài xa và trên bầu trời, một chiếc máy bay quan sát chao lượn. Đã hơn hai giờ trưa. Gần sáu tiếng đồng hồ liên tục, như một cái máy, nào lượm xác cho vào túi, nào gói xác trong áo mưa, rồi khiêng xác di chuyển trên mặt đất không bằng phẳng và chất lên xe vận tải. Túi đựng xác và áo mưa cũng săp hết. Phòng Tư Sư Đoàn nhận được báo cáo, chỉ thị chúng tôi tiếp tục, dù không còn túi đựng, và phải đưa thi hài về càng nhiều càng tốt. Cho dù thực sự thấm mệt, nhưng đây là nhiệm vụ, chúng tôi phải hoàn thành một cách tốt đẹp nhất.Trong đầu óc chúng tôi giờ này chỉ nghĩ đến lượm xác và lượm xác . Chúng tôi không còn biểu lộ cảm xúc trước những người vừa nằm xuống. Mắt chúng tôi mờ đi không phải do những giọt lệ thương cảm mà do những giọt mồ hôi. Cứ đưa thi hài ra xe vận tải, mất cánh tay, mất bàn chân, mất ….dù không nguyên vẹn, vẫn phải đưa về…

Trời đã xế chiều, mặt trời xuống dần, chúng tôi được lệnh ra khỏi vùng dù chưa đi tới vòng đai ngoài xa nữa. Đoàn xe chở thi hài về đến sân bay đồn điền gần thị trấn Dầu-Tiếng, trời đã tối . Một vài ngọn đèn điện không đủ sáng , Sư đoàn điều động năm sáu chiếc quân xa nổ máy và rọi đèn để chúng tôi làm việc. Tại sân bay, cũng như tối hôm qua, chúng tôi chia thành hai toán, mỗi toán phụ trách chuyển xác vào trong lòng một máy bay. Lần lượt túi đựng xác xếp lên trước rồi tới áo mưa “gói” xác, rồi tới các thi hài không có gì bao bọc. Thoạt đầu xếp thành hàng lớp ngay ngắn, nhưng vì số lượng nhiều, phải tranh thủ thời gian nên chúng tôi được lệnh cứ chất vào đầy phi cơ. Lúc này, thực khó khăn cho chúng tôi, xác tử thi đã bắt đầu phân hủy, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đã có những dòng nước từ thi hài thấm qua quân phục, chảy lan trên sàn xe, sàn tầu bay, đọng trên mặt đất, nền phi đạo . Các quân nhân phải thay phiên, luân chuyển, khi thì trong khoang tàu, khi thì ở dưới đất để thay đổi không khí trong buồng phổi. Dĩ nhiên chúng tôi không thu lượm xác địch quân. Nhưng không ngờ, trong lúc mệt mỏi, các toán đã sơ ý lượm hai “xác lạ” chở về sân bay và đã phát hiện kịp thời trước khi đưa vào phi cơ . Chính quyền địa phương sau đó giải quyết những xác này. Cuối cùng tất cả những thi hài thu lượm từ trận địa ngày hôm nay, ngày kết thúc, kể cả thi hài không có gì gói ghém, bao bọc đã được chất trên hai vận tải cơ, chuẩn bị đưa về sân bay Tân Sơn Nhất. Đại Úy Tấn để chúng tôi chọn lựa : theo máy bay chở xác về Tân Sơn Nhất hoặc chờ vài ba ngày có máy bay khác lên đón. Sau cùng chúng tôi quyết định theo máy bay về Saigon ngay tối hôm đó. Chỉ sau một giờ bay, phi cơ hạ cánh. Ra khỏi máy bay, tôi tưởng như mình vừa thoát khỏi âm ty địa ngục, dù chưa biết âm ty địa ngục như thế nào! Sau khi làm vài động tác hit thở, tôi đã tỉnh táo hơn, dễ chịu hơn. Suốt chặng đường bay một tiếng đồng hồ ngồi chung con tàu đầy xác người đã bốc mùi hôi thối , chiếc khăn tay luôn che mũi và miệng, quả thực chúng tôi choáng váng nhận ra không sợ phải sống cạnh xác người mà sợ mùi bốc ra từ xác người đã rữa nát ấy…

Sáng sớm hôm sau, đơn vị cho xe đón chúng tôi về Phú-Lợi . Riêng tôi, công việc đầu tiên là vứt bỏ ngay, không thương tiếc tất cả y phục, giầy vớ v.v mặc trên người. Thế mà cả tuần lễ sau, tôi vẫn thấy hình như mùi “đặc biệt”, khó diễn tả, từ xác người đã bị phân hủy ấy, vần còn bám trên người tôi, vẫn còn quanh quẩn đâu đó….

Thời gian trôi nhanh, trên nửa thế kỷ qua đi, tôi vẫn không quên kỷ niệm cuộc “hành quân”đầu tiên trong đời binh nghiệp tại làng 13Bis. Hình ảnh những thi hài dù được thu lượm về hay còn nằm phơi mình dưới nắng mưa ngoài trận địa, hoặc được chôn vùi một cách đơn sơ trong rừng sâu khiến tôi tự hỏi tất cả những hy sinh của họ đã được đền bù xứng đáng chưa? Đem thể xác yếu như “cây sậy” của họ thách thức bom đạn, để phục vụ một lý tưởng nào quá xa xôi và mơ hồ, liệu có tàn nhẫn không? Những danh hiệu, những mỹ từ, những truy phong, truy tặng v.v có đủ để đánh đổi mạng sống của họ hay chăng? Dù gì đi nữa, một điều chắc chắn là thân xác những người đã hy sinh ấy nay đã thành “cát bụi”…Và không biết ba mươi năm chiến tranh Việt Nam 1945-1975 mà nhiều người gọi là cuộc chiến tranh “phúc đức”, có bao nhiêu triệu người dân Việt trở thành cát bụi ?


Triệu-Vũ, mùa Tạ Ơn 2017.

Dấu xưa, Dầu Tiếng oai hùng! - Bài 2

Cập nhật: 11-03-2015 | 10:34:26
Bài 2: “Quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam
Trong chiến dịch mùa khô 1965-1966, cùng với chiến thắng Bàu Bàng, chiến thắng Dầu Tiếng được ví là “quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Không chỉ làm thay đổi cục diện chiến trường mà còn hình thành một phương án tác chiến, đánh Mỹ mới, đó là “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”. Bác Hồ đã khen ngợi trong thư chúc mừng năm mới 1966: “Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng...”.
Các cựu chiến binh tự hào kể lại những năm tháng chiến đấu anh dũng của Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, nhất là trận đánh ngày 27-11-1965. Ảnh: T.THẢO
Phá vỡ kế hoạch tìm diệt
Những thắng lợi liên tiếp của quân và dân miền Nam từ năm 1961 đến đầu năm 1965 đã làm cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản hoàn toàn trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam tham chiến với mục tiêu “Tìm diệt - Bình định - Đánh gãy xương sống Việt cộng” để cứu nguy cho ngụy quân, ngụy quyền đang đứng trước cơn hấp hối và dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Lúc bấy giờ, Dầu Tiếng là địa bàn cửa ngõ án ngữ phía tây bắc Sài Gòn và là địa điểm cầu nối giữa Chiến khu Đ với Trung ương Cục miền Nam. Do đó, địch tập trung ra sức bình định và đánh phá phong trào cách mạng ở vùng đất này rất ác liệt nhằm đẩy lùi lực lượng vũ trang của ta để giành lại thế chủ động.
Năm 1965, Mỹ triển khai Sư đoàn Bộ binh số 1 (còn gọi là Sư đoàn “Anh cả đỏ”) tại Lai Khê (sư đoàn này đã từng tham gia 2 cuộc chiến tranh thế giới và được coi là bất khả chiến bại, được trang bị vũ khí hiện đại và tinh nhuệ nhất) cùng với Trung đoàn 7 thuộc Sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn, ra quân “tìm và diệt” trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đây là những nước đi đầu tiên của Mỹ để giành lại thế chủ động trên chiến trường. Về phía ta, để sẵn sàng đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của Mỹ - Ngụy trên chiến trường, Trung ương Cục quyết định thành lập huyện Dầu Tiếng, chính thức trở thành một huyện của tỉnh Thủ Dầu Một. Và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch tiến công Bàu Bàng - Dầu Tiếng, nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch hành quân “tìm diệt” của địch; phối hợp với chiến trường toàn miền Nam chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn (Tư lệnh), Hoàng Cầm (Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn Bộ binh 9; 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Thủ Dầu Một và du kích Bàu Bàng, Đồng Sổ cùng nhân dân trong địa bàn. Tháng 10-1965, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã cho triển khai phương án tiến công khu Dầu Tiếng để kéo viện ra diệt; chuẩn bị chiến trường ở cả hai khu vực dự kiến đánh địch. Vũ khí trang bị đã được bổ sung đầy đủ. Công tác giáo dục chính trị được tiến hành chu đáo, chuẩn bị tốt tư tưởng quyết tâm đánh với quân Mỹ.
“Nắm thắt lưng địch mà đánh”
 Đúng 5 giờ 45 phút sáng ngày 27-11-1965, bộ đội ta từ các hướng, các mũi nổ súng tấn công khắp các tuyến phòng thủ của địch trên khu vực rộng ở các lô 32, 33, 34 (nơi Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy đang tạm dừng chân trên đường hành quân về núi Cậu). Mặc dù địch sử dụng hỏa lực tối đa và điên cuồng chống trả, nhưng bộ đội ta đã áp sát thực hiện đánh gần, bóc vỏ từng lớp, dồn ép địch trên từng gốc cao su. Đến 11 giờ trưa ngày 27-11, trận đánh kết thúc, 1.200 lính ngụy và cố vấn Mỹ bị Trung đoàn 1 tiêu diệt.
Trong khi ta đang chuẩn bị chiến trường thì 1 chiến đoàn Mỹ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” từ Lai Khê hành quân về phía nam cách ấp Bàu Bàng 3km. Ý định của địch là hành quân lên Chơn Thành đánh quặt xuống phía tây, hình thành thế bao vây kẹp chặt vùng tam giác bắc Sài Gòn, nơi có nhiều cơ quan, kho tàng và “một sư đoàn Việt cộng đang ẩn náu” như Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ ở Sài Gòn đã từng tuyên bố.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã quyết định nổ súng tiến công tiêu diệt 2 tiểu đoàn quân Mỹ có pháo binh và cơ giới đi cùng ở khu vực Bàu Bàng và Đồng Sổ. Sư đoàn 9 nhanh chóng hình thành các hướng mũi tiến công địch. Hướng đột kích chủ yếu từ phía đông xuống, mũi vu hồi từ phía Nam lên, mũi chia cắt đánh từ tây sang đông. Vừa nhận lệnh vừa hành quân, tổ chức nắm địch, các đơn vị đã nhanh chóng đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa, hình thành thế bao vây khu vực địch trú quân.
Trận tập kích tiêu diệt lính Mỹ tại Bàu Bàng ngày 12-11-1965 của Sư đoàn 9 bộ binh là trận đánh mở màn cho chiến dịch mùa khô 1965-1966 với những chiến dịch vang dội ở Dầu Tiếng, Đà Nẵng, Plâyme… Không chịu thất bại, Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” tăng cường lực lượng củng cố lại chiến đoàn và tiếp tục hành quân lên Chơn Thành, vòng qua Dầu Tiếng, chốt từ làng 4 đến làng 10. Ý định của chúng là cùng Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy càn quét các làng ven rừng, thực hành bao vây chia cắt Công trường 9 (thuộc Sư đoàn 9 chủ lực Miền) để tiêu diệt. Nhưng chính quân Mỹ và quân ngụy đã bị bộ đội địa phương Bến Cát, Dầu Tiếng và lực lượng của tỉnh phối hợp với Sư đoàn 9 phục kích trên đường Căm Xe - Dầu Tiếng, chia cắt đội hình 300 xe quân sự Mỹ, bắn cháy và phá hủy 20 xe.
Được trinh sát huyện dẫn đường, lực lượng Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 với chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, hành quân đuổi bám địch, hình thành nhiều mũi thọc sâu, táo bạo chia cắt, thực hiện hiệp đồng theo tiếng súng. Đúng 5 giờ 45 phút sáng ngày 27-11-1965, bộ đội ta từ các hướng, các mũi nổ súng tấn công khắp các tuyến phòng thủ của địch trên khu vực rộng ở các lô 32, 33, 34 (nơi Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy đang tạm dừng chân trên đường hành quân về núi Cậu). Mặc dù địch sử dụng hỏa lực tối đa và điên cuồng chống trả, nhưng bộ đội ta đã áp sát thực hiện đánh gần, bóc vỏ từng lớp, dồn ép địch trên từng gốc cao su. Đến 11 giờ trưa ngày 27-11, trận đánh kết thúc, 1.200 lính ngụy và cố vấn Mỹ bị Trung đoàn 1 tiêu diệt. Đây là lần đầu tiên một trung đoàn chủ lực của ta tiêu diệt một trung đoàn ngụy.
Cùng với Bàu Bàng, chiến thắng Dầu Tiếng đã trở thành mốc son chói lọi trong chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến thắng này đã củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ, mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng địch mà đánh” trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lúc bấy giờ. Và chiến thắng Dầu Tiếng cũng đã được Bác Hồ khen ngợi trong Thư chúc mừng năm mới 1966 của Người: “Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng...”.
Chiến công này đã tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, quân và dân huyện Dầu Tiếng thêm phấn khởi và tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước nhất định sẽ thắng lợi, dù biết rằng cuộc chiến đấu sẽ còn nhiều gian khổ, ác liệt. Với niềm tin tất thắng, ngày 13-3-1975, quân và dân Dầu Tiếng đã vùng lên chiến đấu và giành thắng lợi vẻ vang, trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một được giải phóng, góp phần tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, thu giang sơn về một mối.