Tuesday, September 5, 2017

Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam

Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, September 6, 2017 | 6.9.17


Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.

"Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm, chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều."
"Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm, chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều," Ông Đỗ Mạnh Hồng nhận xét.
Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8:

“Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam… trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp phân tán” thành “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp tập trung”

Lý do vì với sự hậu thuẫn của thể chế chính trị độc tài, quá trình hoạch định chính sách tự do hóa kinh tế sẽ bị bóp méo một cách độc đoán và có ý đồ tư lợi, khuyết đi những yếu tố khách quan và hợp lý đổi với phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội. Kết quả là những chính sách này có xu hướng bị một bộ phận doanh nghiệp hoặc cá nhân có quan hệ chặt chẽ với quan chức chính trị lợi dụng vì mục đích riêng.

“Thực tế, trong quá trình tha hóa của thể chế kinh tế này, những thế lực hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu nảy sinh và phát triển dưới nhiều hình thức, không chỉ là những SOEs mà cả nhiều doanh nghiệp FDI và POEs, với những thủ đoạn che dấu ngày càng tinh vi.”

Các hình thức tư bản thân hữu ở Việt Nam:

Ông Đỗ Mạnh Hồng cho rằng tư bản thân hữu ở Việt Nam tồn tại dưới năm dạng chính:

1. Doanh nghiệp nước ngoài

Ông Đỗ Mạnh Hồng lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ cho dạng tư bản thân hữu xuất thân từ một số doanh nghiệp nhà nước.

“Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực ra chỉ là lắp ráp. Họ lobby để chống lại chính sách tự do hóa nhập khẩu ô tô. Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm nay rồi nhưng chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều.

“Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Là vì có sự hiện diện của những hành vi có thể gọi là tư bản thân hữu. Rõ ràng là những hành vi mang tính tư bản thân hữu này chỉ tìm kiếm những đặc lợi đặc quyền không phản ánh giá trị gia tăng do bản thân họ làm ra. Họ chỉ tìm kiếm phần chênh lệch có được do chính sách ngăn cấm.”

2. Doanh nghiệp tư nhân

Thị trường bất động sản và tài chính được Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng dẫn làm ví dụ như hai mảng mà tư bản thân hữu ‘lộ diện’ với chủ thể là các doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân
Nhiều doanh nghiệp tư nhân "chạy dự án hay mua bán chính sách" trong lĩnh vực bất động sản và tài chính (Hình minh họa).
“Tôi đã theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá lâu. Giai đoạn sau năm 2000 hình thành rõ ràng các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đến thời kì phải tự do hóa nền kinh tế và trong điều kiện thể chế chính trị độc tài thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hình thành những hành vi lợi dụng tư thế của mình nhằm trục lợi.

“Nói một cách đơn giản là mua bán chính sách. Đó chính là dùng tiền để mua chuộc một số cá nhân nhằm thu về các dự án. Điều này chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và tài chính.

“Những công ty tôi nói đến ở đây là những công ty thực thụ, ban đầu được thành lập và có những hoạt động sản xuất theo nhu cầu lợi nhuận. Nhưng trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự do hóa cùng thể chế chính trị, sẽ có những kẽ hở được tạo ra, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đó có thể trục lợi.

“Ví dụ như các công ty vốn rất lành mạnh nhưng đến thời kì năm 2007 – 2008 khi thị trường bất động sản và tài chính nở rộ thì họ không thể tập trung vào hoạt động chính của mình. Thay vào đó họ dùng vốn hiện có để đầu tư vào hai mảng này. Tuy nhiên không cạnh tranh bằng năng lực của mình, họ đã thông qua những hành vi như chạy dự án hay mua bán chính sách. Đó là một trong những hành vi có thể coi là tư bản thân hữu.”

3. Doanh nghiệp tư nhân trá hình

“Loại thứ ba, một loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình,” nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng phân tích.

“Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị. Những công ty này không thể nêu tên cụ thể vì khi tôi làm nghiên cứu chính thống cũng chỉ tìm được thông tin là có những công ty như vậy tồn tại, và đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam.

Loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị.
Nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng
“Bản chất của những công ty này là tư bản thân hữu vì nó chỉ được lập ra với mục đích lợi dụng những mối quan hệ để mưu cầu đắc lợi. Sau khi giành được những dự án từ các thông tin độc quyền, họ sẽ bán lại những dự án đó cho các nhà thầu khác. Đây là loại tư bản thân hữu cần được làm rõ.”

4. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.

“Dạng này cũng giống các doanh nghiệp tư nhân ban đầu phát triển theo năng lực nhưng sau này dần dần bị cuốn theo chủ nghĩa tư bản thân hữu,” Ông Đỗ Mạnh Hồng cho biết.

5. Doanh nghiệp nhà nước trá hình.

“Những doanh nghiệp này được thành lập bởi những tổ chức, cơ quan nhà nước không có chức năng làm kinh tế. Bộ phận này tương tự với các doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đây là hai hình thức cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.

“Do được thành lập từ một tổ chức của nhà nước nên ban đầu họ cũng sẽ có lợi thế khi thu thập được thông tin về các dự án đấu thầu. Họ có thể dùng những thông tin đó để mưu cầu đặc lợi.

"Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh", ông Đỗ Mạnh Hồng nhận định
Cướp cơ hội cạnh tranh

Vậy chủ nghĩa tư bản thân hữu đã có tác động như thế nào lên đến kinh tế Việt Nam? nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng bình luận với BBC:

“Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.

“Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 – 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh.

“Các nước lân cận như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân từ chất lượng thấp đến chất lượng rất cao đều rất quy mô. Các doanh nghiệp của Nhật Bản hay Hàn Quốc thì rõ ràng có sự cạnh tranh rất mạnh không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.

Biện pháp giải quyết?

Về những biện pháp chính để giải quyết những hậu quả của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Đỗ Mạnh Hồng nói với BBC:

“Thực ra biện pháp giải quyết là một câu hỏi rất khó và tôi cũng đã tìm kiếm trong suốt 20 năm nay. Thông thường cũng có rất nhiều giải pháp ví dụ như giám sát và giải quyết minh bạch theo pháp luật. Bên cạnh đó có thể nghĩ đến chuyện thể chế chính trị có thể cũng cần thay đổi theo hướng tự do hóa để phù hợp với nền kinh tế.

Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật…Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị.”
Nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng
“Nhưng việc này đối với Việt Nam có lẽ sẽ khó mà khả thi ở chỗ nếu bây giờ có tác động bên ngoài nhằm thay đổi thể chế chính trị đó nhưng những tác động đó cũng không thể làm thay đổi điều gì.

“Ngoài ra cũng có ý kiến trông chờ vào bản thân nội tại của Việt Nam tự thay đổi, nhưng điều đó chúng ta cũng đã chờ quá lâu.

“Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật. Khi luật đã được đặt ra, và anh vi phạm luật thì anh phải bị xử phạt đúng luật. Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị.”

Nhật Bản
Ở Nhật, đảng cầm quyền và chính phủ luôn bị các đảng đối lập và người dân giám sát
Kinh nghiệm Nhật Bản

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng nhận xét về cách Nhật Bản phát triển nền kinh tế:

“Thực ra Nhật Bản không xảy ra tình trạng tư bản thân hữu như ở Việt Nam. Tất nhiên vẫn xảy ra những chuyện như lobby, nhưng thể chế chính trị của Nhật là hoàn toàn dân chủ. Đảng cầm quyền và chính phủ bao giờ cũng có những thành viên từ các Đảng đối lập và được người dân giám sát.

“Xã hội của họ cũng rất minh bạch. Cho dù chỉ là một hành vi rất nhỏ của một lãnh đạo cấp cao, người dân đều được biết một cách minh bạch và yêu cầu người lãnh đạo đó giải thích về hành vi của ông có phạm luật hay không.

“Bản thân các doanh nghiệp của Nhật, từ lớn đến nhỏ, cùng có trách nhiệm chính trị đối với xã hội rất cao. Họ chủ động cạnh tranh và phản đối các doanh nghiệp có hành động tư bản thân hữu. Vì vậy những hiện tượng như vậy ở Nhật gần như đã bị triệt tiêu hoàn toàn.”

(BBC)
Brigitte Bardot

Thung lũng Silicon: Vương quốc của những 'gã lập trình quái gở' ôm mộng thay đổi thế giới

9

Các doanh nhân, nhà cải cách và kỹ sư công nghệ tại thung lũng Silicon đang bận rộn cách mạng hóa gần như mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu.

Thung lũng Silicon: Vương quốc của những 'gã lập trình quái gở' ôm mộng thay đổi thế giới
Nội dung nổi bật:
- Thung lũng Silicon tại San Francisco, Mỹ được coi là cơ quan đầu não của nền công nghệ thế giới.
- Hiện tại, các doanh nhân, nhà cải cách và kỹ sư công nghệ tại đây đang bận rộn cách mạng hóa gần như mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định.

Nước anh có Silicon Fen và Silicon Roundabout, Scotland có Silicon Glen, Berlin thì tự hào có Silicon Allee còn New York có Silicon Alley. Tuy nhiên, cơ quan đầu não của nền công nghệ thế giới là hệ sinh thái bên trong và xung quanh San Francisco. Các doanh nhân, nhà cải cách và kỹ sư công nghệ tại thung lũng Silicon đang bận rộn cách mạng hóa gần như mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu.
Nơi đây đang làm thay đổi cách các công ty ra quyết định, phương thức kết bạn của con người hay cách những người biểu tình thực hiện hành vi phản đối. Các công ty khởi nghiệp hiện tiếp cận được nhiều người hơn, với tốc độ nhanh hơn so với trước kia. Ví dụ điển hình là Airbnb – công ty non trẻ mới 7 năm tuổi này đã giúp mọi người biến nhà của mình thành khách sạn, hoạt động tại 34.000 thành phố và thị trấn khắp thế giới. Trong khi đó, những công ty hoạt động theo mô hình phục vụ theo yêu cầu như Uberđang thay đổi định nghĩa về cách thuê nhân viên.
Kết quả là, những người theo chủ nghĩa tư bản Mỹ có một trung tâm kinh doanh mới tại phía Tây. Phố Wall từng là nơi tìm kiếm nguồn vốn và kiến tạo những thỏa thuận. Hiện tại, nó đã được thay thế bởi thung lũng Silicon. Tổng cộng tất cả những công ty công nghệ tại khu vực này trị giá khoảng trên 3 nghìn tỷ USD.
Năm ngoái, cứ 1 trong 5 sinh viên Mỹ tốt nghiệp ra trường nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ. Ngay cả Jamie Dimon – ông chủ của ngân hàng JPMorgan Chase cũng phải lên tiếng cảnh báo về mức độ cạnh tranh khốc liệt dành cho phố Wall.
Sự to lớn và sáng tạo đột phá của thung lũng Silicon không giống với bất kỳ phát minh vĩ đại nào thuộc thế kỷ 19. Những chiến công của họ đã được tôn vinh. Nhưng việc tích lũy tài sản một cách nhanh chóng của những người này sớm gặp nhiều rủi ro. Năm 1990 chứng kiến sự đổ vỡ bong bóng tài chính. Thời gian này, những người đam mê lập trình sống trong bong bóng công nghệ và cô lập đế chế của họ so với thế giới mà họ đang làm rất nhiều thứ để thay đổi.
Kinh tế Mỹ sẽ gặp khó khăn bởi những cơn sốc tài chính lặp đi lặp lại theo sau bởi sự sụp đổ của bong bóng dotcom vào năm 2000. Khi chỉ số Nasdaq gần lập đỉnh, nỗi sợ hãi ngày càng dâng cao. Thật may mắn, mặc dù tiền và nhân tài đang chảy vào thung lũng Silicon nhưng vẫn chưa hề có dấu hiệu của sự đổ vỡ bong bóng. Đó là bởi các công ty công nghệ cao hiện nay không chỉ có mô hình kinh doanh tốt hơn những người đi trước mà họ còn phụ thuộc vào những nhóm nhỏ người ủng hộ tài chính.
Các hãng công nghệ hiện nay cũng kéo dài thời gian là công ty tư nhân hơn. Bằng chứng là các hãng IPO trong năm 2014 có tuổi trung bình là 11. Trong khi đó, vào năm 1999, trước khi lên sàn, các công ty chỉ phải chờ khoảng 4 năm. Là công ty tư nhân cũng cho phép các doanh nhân có thể tránh "cơn đau đầu" liên quan tới các vấn đề như: Sự phiền toái của các nhà đầu tư, sự nhàm chán trong việc tuân thủ các quy tắc, báo cáo hàng quý. Về lý thuyết mà nói, một nhóm các nhà đầu tư sẽ tốt hơn so với đám đông những cổ đông vô danh.
Tuy nhiên, là công ty tư nhân cũng có nhiều rủi ro. Một trong số đó là họ không có nghĩa vụ phải công khai tài chính từ đó có thể dẫn đến những hành động thiếu trách nhiệm. Hiện các công ty công nghệ của Mỹ được định giá hơn 1 tỷ USD tổng cộng có giá trị khoảng 300 tỷ USD. Như vậy, nguy cơ số vốn này được phân bổ sai là rất cao.
"Vương quốc của những gã lập trình" có điểm mạnh là văn hóa cho phép các doanh nhân nghĩ lại những hệ thống cũ và mở ra những điều mới. Nhiều cư dân tại thung lũng Silicon tin rằng công nghệ là giải pháp chữa khỏi mọi “bệnh tật”. Hơn nữa, mối quan hệ của công chúng với những gã khổng lồ công nghệ gần như rất hài hoà. Người tiêu dùng thích dịch vụ gọi taxi, streaming nhạc và phần mềm xác nhận giọng nói.
Tuy nhiên, thay đổi một ngành công nghiệp vốn đã hình thành không tránh khỏi việc gây ra những xung đột. Uber là một trong những công ty vướng vào nhiều tranh cãi nhất. Các nhà chức trách châu Âu cũng đang “soi” những công ty như Facebook và Google về mọi thứ từ việc lo ngại thế độc quyền đến bảo mật dữ liệu. Trong khi đó, các nhà chức trách Mỹ nói rằng đang xem xét liệu Apple có lạm dụng sức ảnh hưởng của công ty trong mảng kinh doanh âm nhạc hay không.
Thông thường, chỉ trích sẽ đến từ các ngành công nghiệp muốn bảo vệ đặc quyền của mình. Tuy nhiên, đó không phải là nguồn cơn duy nhất gây ra sự giận dữ. Thung lũng Silicon còn chi phối thị trường, tìm kiếm giá trị từ những dữ liệu cá nhân và trốn thuế. Chính vì vậy, nếu toàn bộ lợi nhuận từ việc khai thác dữ liệu hay trốn tránh các loại thuế được tập hợp duy nhất vào một vài người sống tại khu vực gần San Francisco thì chắc chắn sẽ tạo ra một phản ứng dữ dội.
Dĩ nhiên, những công ty thuộc thung lũng Silicon cũng không thể dễ dàng chống lại thuế và các quy định. Dù được tự do hoạt động nhưng các rủi ro sẽ ập đến khi họ tiến ra toàn cầu. Cần phải nhớ rằng, luật hoàn toàn có thể thay đổi. Nếu muốn đứng vững, họ nên trở thành 1 phần của thị trường thay vì cô lập với nó. Ngay cả những công ty tư nhân hùng mạnh nhất muốn hoạt động được cũng cần phải có “giấy phép mềm” - tức là sự chấp thuận của xã hội.
Điều đáng trân trọng nhất của thung lũng Silicon là sự tự do và sáng tạo không theo lề thói. Vì vậy, sẽ thật xấu hổ nếu nó trở thành biểu tượng không được ưa chuộng và không còn đi theo sự phát triển như một tầng lớp ưu tú trong xã hội.
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/The Economist

Thung lũng Silicon sẽ "giết chết" các ngân hàng phố Wall như Uber "giết" taxi truyền thống?

15

Những gì mà công nghệ sẽ làm đối với ngành ngân hàng cũng giống như những gì Uber đã gây ra cho giới taxi.

    Thung lũng Silicon sẽ "giết chết" các ngân hàng phố Wall như Uber "giết" taxi truyền thống?
    Không cà-vạt, tóc để dài, Tim Vasko không có vẻ gì là dân phố Wall.
    Nhưng sự thật thì ngược lại. Trong tương lai gần, Vasco sẽ là dân phố Wall kiểu mới. Anh là nhà sáng lập của Finaeos, một công ty công nghệ mới ra đời được 5 tháng, chuyên cung cấp các dịch vụ hậu cần (back office) và huy động vốn cho các công ty nhỏ hơn và đặc biệt là những công ty khởi nghiệp. Nếu mọi việc suôn sẻ, Finaeos sẽ có thể cung cấp các dịch vụ thiết yếu của phố Wall với chi phí chỉ bằng 1/10 phí tư vấn của ngân hàng Morgan Stanley.
    Thật vậy, giới ngân hàng và môi giới chứng khoán biết rằng mọi chuyện đang sắp kết thúc. Đó là vì có hàng trăm, mà có thể là hàng nghìn "Tim Vaskos" đang tìm cách “hái” những “quả” ở dưới thấp  đang được phố Wall tính theo giá “cắt cổ” cho các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp suốt bao năm qua.
    Công nghệ tài chính, hay còn gọi là fintech, đang định hình lại mọi bộ phận của chuyện kinh doanh, từ thanh toán đến cho vay, rồi tư vấn, đầu tư – thậm chí là tiền. Với mỗi đột phá mới của ngành này, những khoản chênh lệch lớn mà phố Wall trước đây vẫn đòi cho các dịch vụ độc quyền của mình đang dần biến mất.
    Vì thế, suốt 2 ngày của tuần trước, các anh tài phố Wall đã đến thăm thung lũng Silicon. Họ đến từ American Express, Barclays và J.P. Morgan Chase. Họ đến để hợp tác với những startup “phá bĩnh” này chứ không phải với tư cách kẻ bại trận. Sự kiện có tên là Finovate đó không phải là lần đầu tiên và cũng chẳng phải là duy nhất. Các hội nghị công nghệ tài chính, nơi mà các nhân viên kinh doanh tìm kiếm những thương vụ lớn với các ngân hàng và những công ty môi giới lớn nhỏ, đã diễn ra trong nhiều thập niên qua.
    Đừng quên rằng phố Wall cũng là một “doanh nghiệp” công nghệ. Họ đang dùng những chiếc ATM hay những máy tính chạy các thuật toán giao dịch. Điểm khác biệt ở đây là thay vì phục vụ nhu cầu ngân hàng – chẳng hạn như dịch vụ back office, hệ thống phần mềm tích hợp hay một nền tảng thanh toán di động mà có thể được bán cho các ngân hàng dưới dạng hợp đồng "chìa khóa trao tay" - thì nhiều công nghệ mới trong sự kiện này lại chỉ chăm chăm “lật đổ” các dịch vụ ngân hàng hiện có.
    Ở lĩnh vực bán lẻ, Moven, sản phẩm sẽ được tung ra trong tháng tới, là một tài khoản ngân hàng có một bộ phận phân tích. Nó giống như là một máy điều nhiệt Nest cho các chi tiêu của bạn. Nó là một bước tiến từ những sáng tạo được thực hiện trong nhiều năm qua bởi Mint.com, một nền tảng theo dõi ngân sách và tài khoản hiện do Intuit Inc. sở hữu. Ngoài Moven ra còn có Simple, ứng dụng được tung ra vào năm 2012 mô phỏng một ngân hàng. Moven không phải là một ngân hàng nhưng nó là “cửa ngõ” dẫn đến ngân hàng CBW, một ngân hàng cộng đồng ở Weir, Kansas, là nơi thử nghiệm cho các startup mới trong ngành ngân hàng.
    Trong khi những sản phẩm đó thay thế các dịch vụ hiện có của phố Wall, thì nhiều công nghệ khác cũng đang khai thác những thị trường mà các ngân hàng và công ty môi giới truyền thống không phục vụ. Chẳng hạn như Money Amigo là một ngân hàng trực tuyến nhắm đến những khách hàng ít được ngân hàng tin tưởng hoặc gần như không dám cho vay. Money Amigo tập trung vào thị trường dân gốc Tây Ban Nha và cung cấp những vụ chuyển tiền chi phí thấp.
    Rõ ràng là phố Wall truyền thống đang bị bao vây gần như ở mọi góc độ bởi các startup công nghệ tài chính. Nếu như không phải là những công ty và sản phẩm vừa mới đề cập ở trên thì sẽ là một trong hàng tá cái tên sau đây: StockViews, Finicity, Hedgeable, Vouch and Draft.
    Một điều ai cũng thấy là Phố Wall rất muốn “nắm giữ” các công nghệ này trước khi bị nắm giữ bởi chúng. Họ đang mua hoặc thuê với các nhân viên kinh doanh của bên thứ 3 này ở tốc độ mà Sở dịch vụ tài chính New York cảnh báo là “đang đặt chính mình vào nguy cơ an ninh mạng”.
    Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các ngân hàng và công ty môi giới lớn sẽ sớm biến mất. Cuộc đua để trở thành một tổ chức nhận tiền gửi hay một công ty chứng khoán được đăng ký vẫn còn quyết liệt.
    Tuy nhiên, một số cuộc đua đã ngã ngũ. Đầu tháng này itBit Trust Co. được công nhận là một ngân hàng ủy quyền ở New York. Và chắc chắn rằng itBit, một sàn giao dịch bitcoin có mặt tại Finovate tuần trước cũng đang tìm kiếm sự công nhận hợp pháp cho mình.
    Rồi đây những itBit và Finaeos có thể không phải là người thắng cuộc. Tuy nhiên, đừng quên rằng Netscape, Webvan và AltaVista cũng từng đều mong trở thành những kẻ dẫn đầu vào thời điểm mà World Wide Web của thưở sơ khai khi đó đang làm thay đổi chuyện kinh doanh. Google, Amazon và những công ty khác đã thành công không có nghĩa là hồi kết vẫn còn xa. Nếu J.P. Morgan, American Express và Fidelity muốn sống sót trong thập niên tới thì họ cần phải dè chừng Tim Vaskos. Hiện có quá nhiều Tim Vaskos như thế!
    Theo Lê Thanh Hải
    Trí thức trẻ/Market Watch

    Cụ bà 91 tuổi trở thành nhà thiết kế công nghệ ở Thung lũng Silicon

    3

    Trong thời đại bùng nổ các triệu phú/ tỷ phú trẻ tuổi thành danh từ giới công nghệ, con đường sự nghiệp bất ngờ của cụ bà Barbara Beskind, 91 tuổi, đã làm đảo lộn định kiến “Thung lũng Silicon chỉ thuộc về giới trẻ”.

    Cụ bà 91 tuổi trở thành nhà thiết kế công nghệ ở Thung lũng Silicon
    Beskind đã có mơ ước trở thành nhà phát minh từ khi bà còn là một cô gái trẻ sống trong thời kỳ Đại suy thoái, và giờ đây bà đã có thể sống với giấc mở của mình. Cách đây 2 năm, Beskind đã gia nhập IDEO, công ty nổi danh từ khi thiết kế chuột máy tính đầu tiên cho Apple.
    Thứ 5 hàng tuần, Beskind di chuyển từ Viện dưỡng lão tới văn phòng của IDEO ở Palo Alto, bang California, Mỹ, để điều hành cuộc họp trên chiếc ghế bành được bao quanh bởi các nhà thiết kế trẻ chỉ đáng tuổi cháu mình, đài NPR cho biết.
    Nhiệm vụ chính của Beskind chính là giải quyết những vấn đề người lớn tuổi thường gặp phải bằng công nghệ. Một trong số những phát minh của bà bao gồm túi khí mang trên người để giảm thiếu chấn thương bởi các cú té ngã, mắt kinh có trang bị camera và loa giúp người dùng nhớ tên người khác. Beskind cho biết bản thân bà cũng gặp phải vấn đề thoái hóa điểm vàng làm giảm thị lực, nhiều người bạn của bà cũng đang vật lộn với các rắc rối do tuổi tác mang lại để cân bằng cuộc sống.
    Ngoài thách thức phải thường xuyên tư duy theo cách khác biệt, đội ngũ nhân viên của IDEO dường như còn được tiếp thêm sinh khí bởi sự hiện diện của Beskind. “Mọi người rất hào hứng khi cụ ra mắt”, thành viên quản trị cấp cao của IDEO, Gretchen Addi hào hứng cho phóng viên tạp chí Wall Street Journal biết. “Khi bà bước vào, một email đã được gửi tới tất cả văn phòng của công ty chỉ để nói rằng: Bà ấy đây rồi”.
    Beskind đã ứng tuyển vào IDEO ngay sau khi thấy giám đốc điều hành của công ty, David Kelley, nói về sự cần thiết đa dạng nguồn nhân lực trên chương trình “60 phút”. Bà đã ghi như vậy trong thư ứng tuyển và bà đã được tuyển dụng chỉ vài ngày sau đó. Ở chiều ngược lại, IDEO cũng đã chịu sự tác động khi chuyển hướng tập trung sáng tạo các sản phẩm phục vụ thị trường khách hàng lớn tuổi đang bùng nổ.
    Tuy nhiên, cuối cùng thì các Tập đoàn Mỹ vẫn cần chút thời gian để nắm bắt được ý nghĩa các món quà từ Beskind. Mặc dù bà đã bắt đầu thiết kế đồ chơi từ năm 8 tuổi và bà đã từng bày tỏ nguyện vọng được trở thành nhà phát minh với nhân viên hướng nghiệp của trường khi đó, nhưng phụ nữ không được phép lấy bằng kỹ sư vào thời điểm đó. Vì thế Beskind đã nhập ngũ và trở thành chuyên viên trị liệu trong suốt 44 năm.
    Nhưng giờ đây, sau nhiều năm, cuối cùng thì Beskind cũng đã tìm thấy tiếng gọi thật sự trong tâm thức mình. “Nó biến tuổi già của tôi trở nên thú vị hơn chứ không còn là sự chịu đựng”. Bà cho phóng viên NPR biết khi đang mặc đồ doanh nhân. “Tôi nghĩ đây là chương thú vị nhất trong cuộc đời tôi”.
    CTV Thinh OrientVN
    Theo Trí Thức Trẻ/B.I

    Cư dân thung lũng Silicon không có cả thời gian để... ăn

    85

    Theo cách nói của dân thung lũng Silicon, ngay cả với người có địa vị cao, thời gian bị phí phạm vào chuyện ăn uống là một “vấn đề”.

    Cư dân thung lũng Silicon không có cả thời gian để... ăn
    Một kỹ sư phần mềm đang uống sản phẩm của Soylent.
    Nội dung nổi bật:
    - Nhu cầu cho loại thức uống bột này hiện cao đến nỗi một số kĩ sư cho biết họ phải chờ từ một đến sáu tháng mới nhận được hàng đặt.
    - Câu chuyện về sự ra đời của Soylent cũng khá đơn giản. Rob Rhinehart, một kĩ sư phần mềm, nói rằng anh nảy ra ý tưởng cho Soylent vào năm 2013 trong lúc làm việc hàng giờ với một công ty viễn thông và nhận ra rằng anh đang không ăn uống đủ chất.
    - Theo cách nói của dân thung lũng Silicon, ngay cả với người có địa vị cao, thời gian bị phí phạm vào chuyện ăn uống là một “vấn đề”.

    Mỗi tối, Aaron Melocik, một nhân viên phát triển phần mềm, lại thực hiện công việc quen thuộc: trộn nửa gallon nước, 3 muỗng rưỡi dầu macadamia và gói bột protein 16 ounce nhãn hiệu Schmoylent lại với nhau. Sau đó anh đổ hỗn hợp này vào bình và làm lạnh trước khi mang nó đến chỗ làm vào ngày hôm sau tại Metrodigi, một startup ở lĩnh vực công nghệ giáo dục.
    Tại văn phòng, Melocik nhét vội bình Schmoylent mới vào tủ lạnh và mang ra một bình cũ khác. Từ 6:30 sáng đến 3:30 chiều, thay vì ra ngoài hoặc kiếm gì để ăn, anh... uống bình thứ nhất cho bữa sáng và bình thứ hai cho bữa trưa để có thời gian ngồi lập trình. “Trước 7 giờ tối thì tôi hoàn toàn không ăn gì,” Melocik cho biết.
    Thời đại bùng nổ hiện tại ở thung lũng Silicon đòi hỏi ai cũng phải làm việc cật lực. Điều này cũng có nghĩa là các lập trình viên, kĩ sư và các nhà đầu tư mạo hiểm đang chuyển sang dùng các bữa ăn lỏng. Những sản phẩm như Schmoylent, Soylent , Schmilk và People Chow hiện bán đắt như tôm tươi, dù không hề rẻ. Đây là những sản phẩm vốn được các vận động viên và người ăn kiêng sử dụng, nhưng giờ đây rất được cư dân thung lũng Silicon ưa chuộng vì chúng dễ chế biến – chỉ cần pha với nước hoặc thậm chí có sẵn dưới dạng sữa như Schmilk- vì thế họ có thể quay trở lại với công việc nhanh hơn.
    Nhu cầu cho loại thức uống bột này hiện cao đến nỗi một số kĩ sư cho biết họ phải chờ từ một đến sáu tháng mới nhận được hàng đặt. Nó cũng làm mất đi những buổi giao tiếp ngắn ngủi giữa dân công nghệ với nhau. Các nhà đầu tư thì “khoái” đổ tiền vào những công ty nào mà có cung cấp loại thức uống này. Alexis Ohanian , nhà sáng lập của Reddit, cũng tự nhận mình là fan của loại thức uống này và đã đầu tư vào Soylent, một loại thức uống thay thế cho các bữa ăn.
    Hồi tháng 3, công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz đã phục vụ Soylent-inis và Soylent Whites tại một sự kiện... cocktail tại hội nghị của họ ở Austin. Một số thành viên công ty thậm chí chỉ dùng duy nhất loại thức uống này suốt cả mấy ngày diễn ra hội nghị.
    Một số lập trình viên lại đang biến “món” này thành dịp để giao lưu bạn bè. Có người đã tổ chức bữa tối cho 6 người với thực đơn là món mì Thái và... Soylent.
    Câu chuyện về sự ra đời của Soylent cũng khá đơn giản. Rob Rhinehart, một kĩ sư phần mềm, nói rằng anh nảy ra ý tưởng cho Soylent vào năm 2013 trong lúc làm việc hàng giờ với một công ty viễn thông và nhận ra rằng anh đang không ăn uống đủ chất. Anh muốn tạo ra thứ gì đó có thể phục vụ cho những người làm việc cật lực như anh. Vì thế anh sáng lập ra Soylent, có trụ sở ở Los Angeles, trong năm đó và ngay lập tức nhận được hơn 3 triệu USD đầu tư từ công ty Tilt.
    Đơn đặt hàng nhanh chóng tăng lên. Công ty này cho biết họ đã bán hơn 6 triệu “bữa ăn” trên khắp nước Mỹ. Rhinehart từ chối tiết lộ các chi tiết tài chính nhưng cho biết tốc độ giao hàng là tính theo... kiloton và đã thu hút tổng cộng 24,5 triệu USD đầu tư. Khách hàng của Soylent khá đa dạng: từ dân công nghệ lâu năm cho tới những người mới chập chững vào nghề.
    Thành công của Soylent đã tạo cơ hội cho những người bắt chước. Alex C. Snyder, đã bỏ việc tại công ty phần mềm Linden Lab để bán một sản phẩm  tương tự Schmoylent và Schmilk do anh tự làm ra. Nhiều khách hàng của anh cũng là dân công nghệ ở Bay Area, San Francisco.
    Thật ra Soylent, Schmilk và những sản phẩm tương tự khác cũng không có gì ngon nhưng chúng vẫn được ưa chuộng vì giúp tiết kiệm được tiền bạc và thời gian. Trong khi một bữa ăn ở thung lũng Silicon có giá tới 50 USD thì cả tuần dùng Soylent hay Schmoylent chỉ mất có 85 USD.
    Alexandros Kostibas, nhà sáng lập của Habit Monster , một startup phần mềm suýt phá sản vì các chi phí quá cao ở San Francisco, cho biết anh trả lương cho mình thấp hơn cả trả cho nhân viên và anh đã dùng Soylent một phần là vì nó tiết kiệm hơn ăn ngoài. Trước đây chọn lựa của anh là một bữa tối nấu sẵn được đông lạnh nhưng giờ thì anh dùng Soylent vì nó nhanh hơn và có lợi cho sức khỏe hơn.
    Theo cách nói của dân thung lũng Silicon, ngay cả với người có địa vị cao, thời gian bị phí phạm vào chuyện ăn uống là một “vấn đề”. Elon Musk, nhà sáng lập Tesla từng nói rằng “Nếu có cách nào đó mà tôi không phải ăn thì tôi có thể làm được nhiều hơn. Tôi sẽ không ăn. Tôi ước rằng có một cách nào đó để nạp dinh dưỡng mà không phải ngồi xuống ăn.”
    Lê Thanh Hải
    Theo Trí Thức Trẻ/Nytimes

    Ngay cả kĩ sư phần mềm cũng không kiếm nổi “chốn dung thân” ở thung lũng Silicon

    2

    Giá nhà ở thung lũng Silicon đã tăng với mức độ “chóng mặt” trong thập niên qua. Theo phân tích của Redfin, giá bán trung bình một căn nhà ở thung lũng Silicon là 1,05 triệu USD – trong khi ở Seattle là 565.000 USD, còn ở Portland chỉ là 375.000 USD.

    Ngay cả kĩ sư phần mềm cũng không kiếm nổi “chốn dung thân” ở thung lũng Silicon
    Số doanh nhân trẻ và lập trình viên đầy khát vọng tìm đến thung lũng Silicon đang tăng lên hàng ngày trong nửa thập kỉ qua. Nhưng giá nhà ở đây cũng đang tăng nhanh đến nỗi ngày càng có nhiều cư dân vùng Bay Area này đang kiếm chỗ khác để “dung thân”.
    Theo một nghiên cứu gần đây của công ty môi giới bất động sản Redfin, cứ 4 cư dân vùng Bay Area thì lại có 1 người đang kiếm nhà ở những nơi khác. Trong năm 2011, tỉ lệ này là 7/1.
    Vậy họ đang đi đâu? Câu trả lời là: đa số họ tới Seattle; Portland, Oregon, và Nam California.
    “Có thể là họ đang kiếm một ngôi nhà thứ hai để nghỉ dưỡng, nhưng nếu xét đến vị trí họ đang tìm, toàn là những thành phố lớn như Seattle và Portland, thì dường như không phải vậy," CEO Glenn Kelman của Redfin cho biết.
    Seattle, cũng là một trung tâm công nghệ, là nơi được khách hàng của Redfin tìm kiếm nhiều nhất, tăng từ 1,2% trong năm 2011 lên 5,1% trong nửa đầu năm 2015. Redfin hiện có trụ sở chính ở Seattle, nhưng cũng có một văn phòng nhỏ ở San Francisco.
    Giá nhà ở thung lũng Silicon đã tăng với mức độ “chóng mặt” trong thập niên qua. Theo phân tích của Redfin, giá bán trung bình một căn nhà ở thung lũng Silicon là 1,05 triệu USD – trong khi ở Seattle là 565.000 USD, còn ở Portland chỉ là 375.000 USD.
    Trong bảng phân tích của Redfin có 33 thành phố, gồm cả một số nơi ở thung lũng Santa Clara và ở Peninsula. Và đây là những thành phố có giá bán trung bình 1,05 triệu USD: Belmont, Burlingame, Campbell, Cupertino, East Palo Alto, Emeryville, Foster City, Fremont, Gilroy, Los Altos, Los Altos Hills, Menlo Park, Millbrae, Milpitas, Monte Sereno, Morgan Hill, Mountain View, Newark, Oakland, Palo Alto, Redwood City, San Bruno, San Carlos, San Francisco, San Jose, San Mateo, San Ramon, Santa Clara, Saratoga, Scotts Valley, South San Francisco, Sunnyvale, và Union City.
    Một căn nhà được rao bán với giá 25 triệu USD ở Los Altos Hills.
    Một căn nhà được rao bán với giá 25 triệu USD ở Los Altos Hills.
    Điều này nghĩa là trừ những người giàu nhất ở Bay Area ra thì tất cả những tầng lớp khác đều bị cho “ra rìa” trong cuộc tìm kiếm “chốn dung thân”.
    Mức giá trên thậm chí là vẫn đắt đối với những nhân viên phát triển phần mềm, những tài năng mà thung lũng Silicon đã và đang thu hút. Theo PayScale, lương trung bình của một nhân viên trong lĩnh vực này là 112.000/năm.
    Mức lương trên là khá cao so với vị trí tương tự ở những thành phố khác. Ở Seattle, lương trung bình cho vị trí này là 100.000 USD/năm, trong khi ở Portland là chỉ 79.700 USD.
    Tuy nhiên, nếu xét theo giá bán trung bình đã nói ở trên thì họ sẽ cần phải kiếm được khoảng 212.800/năm để vay được tiền mua nhà ở thung lũng Silicon.
    “Họ vẫn viết code, vẫn tạo ra sản phẩm nhưng giờ đây họ làm điều đó ở Boulder thay vì ở San Francisco. Họ đang cố gắng tạo ra lại một nền văn hóa sáng tạo tương tự bên ngoài thung lũng Silicon,” Kelman nói.
    Bảng giá nhà và lương trung bình kĩ sư phần mềm.
    Bảng giá nhà và lương trung bình kĩ sư phần mềm.
    Nhưng Kelman lại tỏ ra lo lắng khi những nhân viên công nghệ lương cao này chuyển đến các thành phố khác: “Họ đến những nơi mới với nhiều tiền trong túi nên mọi thứ sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Một số người có thể xem điều này như một sự... “tận thế” – vì sẽ có nhiều sự xáo trộn hơn - nhưng một số khác sẽ xem đó như một lợi ích đối với nền văn hóa. Nó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. Với một sự lãnh đạo tốt, bạn có thể cân bằng được sự tạo ra của cải với một tác động tốt lên thành phố nơi bạn đang tạo dựng công ty.”
    Vậy có thể tạo dựng được một công ty công nghệ thành công bên ngoài thung lũng Silicon không?
    “Đây vẫn là nơi lý tưởng nhất trên thế giới để lập một công ty nhưng trong tương lai mọi chuyện có thể khó khăn hơn vì có rất nhiều thương vụ “săn đầu người” và có rất ít những công ty nhiều tiền như Google và Facebook. Trước đây, để thành công trong chuyện kinh doanh, bạn cần phải thật sự ở gần một nguồn tài nguyên tự nhiên. Giờ đây tài nguyên đó chính là những tài năng phát triển phần mềm. Do vậy, bạn phải tính đến chuyện: “Đâu là nơi những người này thật sự muốn sống?”," Kelman nói.
    Lê Thanh Hải
    Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider