Sunday, March 29, 2020

Trích bài phỏng vấn LS Nguyễn M Tường bởi một học trò của ông .
". . .
Năm sau, cụ Hồ lại mời tôi đến giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Người đến mời là Nguyễn Hữu Đang. Tôi biết Đang từ hồi này.
Cụ Hồ nói: Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt , 1946), sau ở Pháp. Nhờ Ngài xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh. Tôi từ chối, nói còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là Ngài ! .
Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam (QDĐ) , Phó là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh (QDD) nhưng khi họp đoàn ở Bắc Bộ phủ thì không thấy hắn đến. Không thuộc đảng phái nào thì có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên (sau này làm BT Giáo dục) và tôi.
Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên!
Các thành viên của Đoàn ta đều nói thạo tiếng Pháp nhưng để biểu thị là Đoàn đại biểu của một nước Việt Nam độc lập, ta chỉ phát biếu ý kiến bằng tiếng Việt. Có một phiên dịch, nhưng dịch dở quá, Tây không hiểu được, tôi tự động đứng ra dịch thay. Phía Pháp nghe rất khen ngợi.
Kết thúc hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói : “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”, Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt. . . "
Chú thích : phần trong ngoặc là chú thích của tôi .
Nhận xét : giai đoạn chưa nắm CP , ng CS đã chấp nhận liên hiệp , đa đảng nên trong PĐ di dự HN Đà Lạt 1946 có ông Tam và Khanh thuộc QDD . Sau đó CS ra tay diệt QDD mà cao điểm là chiến dịch tàn sát các Đv của đảng này - được chỉ đạo bởi VNG .
Anh hùng Lý Tống sanh ngày 1 tháng 9 năm 1946, tuổi Xử Nữ (Virgo) , tên thật Lê Văn Tống .
Tôi dùng Lý thuyết Số (Numerology) để phân tích :
I/ Nếu dựa theo giấy khai sanh .
LÊ = 3 5 = 8
VĂN = 6 1 5 = 12 = 3
TỐNG = 4 7 5 3 = 19 = 1
Tổng cộng : 8 3 1 = 12
Anh hùng Lý Tống sẽ phần nào chịu tác động của số này và sau đây là ý nghĩa của số này .
SỰ HY SINH – NẠN NHÂN (THE SACRIFICE – THE VICTIM)
Sau đây là tử vi và lời khuyên dành cho người sanh ngày 12 hoặc thực thể (entity) bằng hay (có tên cộng lại) bằng 12 . Người này hay thực thể này định kỳ sẽ bị hy sinh cho những kế hoạch hoặc âm mưu của những kẻ khác . Số 12 cũng cảnh báo về sự cần thiết phải tỉnh táo ( alert ) trong mọi hoàn cảnh , phải coi chừng (aware) những lời nịnh hót giả tạo từ những người dùng nó để đạt những mục đích riêng của họ . Phải nghi ngờ những người hứa giao phó chức vụ cao , và phải cẩn thận phân tách động cơ (motive) này . Mặc dù sự lừa gạt không phải lúc nào cũng có nhưng cẩn tắc vô ưu (forewarned is forearmed) . Có một mức độ nào đó lo lắng về tinh thần , tạo nên bởi nhu cầu phải hy sinh mục đích của cá nhân cho tham vọng của những kẻ khác .
Một ý nghĩa thứ hai của số 12 cũng nên được xem xét . Số 1 là thày giáo . Số 2 là người học trò đang quỳ gối , phục tùng . Đôi khi kết quả của sự căng thẳng nặng nề về tình cảm (emotional stress) và nỗi đau đớn về tinh thần (mental anguish ) sẽ tạo ra chứng quên (amnesia) : sự quên lãng những bài học đã học trước đây . Số 12 tượng trưng cho quá trình giáo dục/học vấn ở mọi trình độ , sự tuân thủ của ý muốn đã đặt ra (submission of the will required) và những hy sinh cần thiết để đạt kiến thức và khôn ngoan , trên cả hai lãnh vực tinh thần và trí tuệ . Khi trí tuệ (intellect) được hy sinh cho tình cảm (feelings) , lý trí (mind) sẽ được soi sáng với những giải đáp mà (lý trí) đã tìm kiếm . Hãy nhìn vào bên trong để tìm giải pháp . Nếu đáp ứng thỏa đáng được những yêu cầu của giáo dục/học vấn thì sẽ chấm dứt đau khổ và mang lại thành công ./.
Dịch từ Linda Goodman's Star Signs , trang 251 .
II/ Dựa theo tên sau này :
LÝ = 3 1 = 4
TỐNG = 4 7 5 3 = 19
Tổng cộng : 4 19 = 23 = RẤT MAY MẮN .
Anh hùng Lý Tống cũng chịu tác động của số này và sau đây là ý nghĩa của số .
Số 23 – Ngôi Sao Của Sư Tử Vua (The Royal Star of the Lion)
Đây là số may mắn do hưởng phước đã tạo từ kiếp trước (karmic reward number) (1) . Số 23 ban cho (bestows), không những chỉ là một hứa hẹn sẽ thành công trong những nỗ lực (endeavors) thuộc về cá nhân và nghề nghiệp , mà còn bảo đảm có sự giúp đỡ từ thượng cấp (help from superiors) và sự che chở/bảo vệ từ những người có địa vị cao ( protection from those in high places) . Đây là một số rất may mắn , và số này ban phát ( blesses ) dồi dào hồng ân (abundant grace) cho người hoặc thực thể ( entity) tượng trưng bởi số này . Số này , cũng nên được xem xét với những số khác ( như ngày sanh hay tên ) để có một sự phân tách toàn diện dựa theo lý thuyết số ( full numerological analysis ) , điều này có thể đưa đến một kết quả không hoàn toàn may mắn . Nhưng trong những giai đoạn khó khăn , những số khác không có nhiều cơ hội tạo ra (bring about) sự rắc rối nghiêm trọng (serious trouble ) khi có sự hiện diện của Ngôi Sao Huy Hoàng này của Sư Tử . Không số nào có thể thách thức với sức mạnh (strength) của Sư Tử và thắng được nó . / .
( Dịch từ trang 259 của quyển Linda Goodman’s Star Signs ) .
Chú thích : (1) Từ Karmic xuất phát từ danh từ Karma , tiếng Sanskrit có nghĩa là hành động /số mệnh /nghiệp . Ấn độ giáo và Phật giáo tin rằng nghiệp là những hành động/việc làm của con người trong những kiếp trước , và ( nghiệp này) sẽ quyết định số mạng của con người đó trong những kiếp sống sau này .
III/ Vì Lý Tống sanh ngày 1/9 nên ông có tánh tình của nhóm 1 .
Số 1 rung động cùng nhịp với Mặt trời . Số 1 tuợng trưng cho sự sáng tạo , sự che chở , và lòng nhân từ (benevolence) . 1 là số của hành động độc đáo (original action) , là nền tảng khởi xuớng /bắt đầu (initiating basis) của tất cả các số khác .
Một nguời hay thực thể chịu ảnh huởng bởi số 1 nếu sinh vào ngày 1 , 10 , 19 , hay 28 trong tháng . Nguời sinh ngày 1 chịu dấu ấn đặc thù (distinctive imprint) của số 1 . Cũng như vậy đối với những nguời sinh vào các ngày 10 , 19 , hoặc 28 trong tháng , nhưng những nguời này lại chịu thêm ảnh huởng của các số 10 , 19 và 28 . Điều vừa kể cũng đúng cho tên cộng lại bằng các số này (người dịch bài này có tên cộng lại bằng 10 ) .
Những thái độ và đặc tính của số 1 sẽ định kỳ biểu lộ bởi nguời số 1 , và sẽ tuơng tác với cá tính/nhân cách (personality) của nguời đó trong nhiều cách khác nhau , tùy thuộc vào con giáp (theo tử vi tây phuơng) của cá nhân đó .
Nếu con giáp của bạn là :
- Leo (Hải sư) : Số 1 sẽ gia tăng những cá tính (personality traits) của con giáp này .
- Aquarius (Bảo bình) : Số 1 đôi khi đối nghịch với những động lực (motives) của con giáp này , nhưng , với cố gắng , có thể đuợc dùng để cân bằng với bản chất (nature) của con giáp này .
- Aries , Sagittarius , Gemini , Libra (Miên duơng , Nhân mã , Song nam , Thiên xứng) : Số 1 sẽ hài hòa tốt đẹp với đặc tính (character) của các con giáp này .
- Scorpio , Taurus , Virgo , Cancer , Pisces , Capricorn (Hổ cáp , Kim ngưu , Xử nữ , Bắc giải , Song ngư , Nam duơng) : Số 1 sẽ tuơng phản gay gắt với những bản tính (instincts) của những con giáp này . Thỉnh thoảng (on occasion) nó xuất hiện nơi nhân cách của những nguời này thì cách cư xử (behavior) của họ sẽ khác thuờng (unusual) (nếu so với thái độ thuờng ngày của họ ) , đến nỗi điều này sẽ gây ngạc nhiên kẻ khác , và thuờng sẽ gây ngạc nhiên cho cả chính họ .
Ý Nghĩa Của Số 1
Định nghĩa sau đây của số 1 áp dụng cho cả nguời lẫn các thực thể (entities) . Nguời số 1 có một ý thức mạnh mẽ về tự trọng (a strong sense of self-worth) , và lộ rõ sự ghét phê bình (and a marked dislike for criticism) . Nguời số 1 đòi hỏi – và thuờng đuợc đáp ứng – sự kính trọng ; họ sẽ đòi hỏi (insist) đuợc quyền tổ chức và kiểm soát mọi thứ và mọi nguời chung quanh . Nỗi ao uớc cơ bản/quan trọng (underlying) của họ là sáng tạo , và cực kỳ độc đáo (strongly original) . Những nguời này hoàn toàn xác định (quite definite) trong quan điểm của họ , và trở nên cứng đầu/ngoan cố khi bị cản trở (thwarted) . Họ không thích sự hạn chế (restraint) , và cảm thấy phải đuợc tự do (must feel free) . Họ sẽ hầu như luôn luôn vuơn tới một địa vị/chức vụ nào đó (some position) của quyền lực trong bất cứ công việc nào mà họ nhận lãnh (in whatever they undertake) . Nếu không , họ sẽ hờn dỗi /khó chịu ở một xó sỉnh ( they'll pout in the corner) , để ấp ủ một cái “tôi” bị tổn thuơng (nursing a bruised ego) và những tham vọng bị đổ vở (frustrated ambitions) . Họ muốn đuợc nguỡng mộ/kính trọng bởi (they insist on being looked up to by ) nguời bạn đời , bạn bè , thân nhân , đồng nghiệp – và ngay cả sếp của họ !
Họ sẽ bảo vệ kẻ yếu , che chở kẻ không nơi nuơng tựa (defend the helpless) và nhận lãnh gánh nặng (take on the burdens) của những kẻ khác miễn sao (as long as) những kẻ khác làm đúng những gì mà họ ra lịnh (dictates) . Họ biết mọi thứ hơn bất cứ ai khác , và coi ý kiến của họ là tốt hơn (to be superior) , nếu không nói là hoàn mỹ (if not flawless) . Gần như lúc nào họ cũng đúng (the great majority of the time they are right ), hậu quả là họ gây bực mình/khó chịu cho những kẻ bị họ chỉ trích/phê bình (understandably annoys the people they lecture) . Họ rất mãnh liệt/kiên quyết trong việc chỉ trích/phê bình (strong on lectures) . Nhưng nguời số 1 cũng dễ xúc cảm một cách khó tin truớc những lời khen/ca tụng/chúc mừng (they are also unbelievably susceptible to compliments) – những lời khen phải thành thật , không giả tạo , và họ có thể phát hiện sự khác biệt (sincere , not phony , and they can detect the difference) . Sự khen ngợi chân thật sẽ làm cho họ cong nguời ra phía sau để hài lòng (genuine appreciation will get them to bend over backward to please) . Hãnh diện là điểm yếu nhứt của họ . Khi sự hãnh diện này bị tổn thuơng , nguời số 1 đánh mất tất cả mọi tánh tốt của họ và trở nên đáng ghét nhứt (1 people lose all their virtues and become most unpleasant) . Khi họ đuợc đánh giá cao (appreciated) và kính trọng , không ai rộng rải/hào phóng và nhân từ/thuơng nguời hơn họ (no one can be more generous and benevolent) . Nhưng họ có thể nguy hiểm khi bị xem thuờng/lờ đi (when ignored) . Yêu và đuợc yêu là một điều cần thiết sống còn đối với họ như là không khí họ đang thở (being in love and being loved is as vital a necessity to them as the very air they breathe) .
Mặc dù tính tình/tính khí (disposition) này dễ dàng bị tổn thuơng , những kẻ thù (của họ) nhanh chóng đuợc tha thứ sau khi chúng cúi mình (bow down) và xin lỗi . Cách duy nhứt để tránh một cuộc chạm trán/đuơng đầu (the only way to win a confrontation) với một nguời số 1 là phải khiêm tốn , nói rằng bạn thực sự lấy làm tiếc , và bạn sẽ đuợc tha thứ trong độ luợng/nhã nhặn (you'll be graciously excused) .
Nguời số 1 không bằng lòng sự sỗ sàng (resents familiarity) từ nguời lạ , nhưng cực kỳ niềm nở và yêu thuơng/trìu mến ( extremely warm and affectionate) với những ai đuợc họ yêu và tin tuởng . Họ có sự yêu thuơng/trìu mến với trẻ em và nguời trẻ tuổi , nhưng thuờng có nỗi buồn nào đó khi kết thân với một đứa trẻ ( but often some sadness connected with a child) . Nguời số 1 thích có quần áo và nữ trang đẹp , những xe hơi gây ấn tuợng (impressive cars ) . Ngay cả một thầy tu sống ẩn dật (cloistered monk) thuộc nhóm số 1 cũng sẽ giữ cái áo thụng/choàng đuợc tuơm tắt (keep his robe mended) và sợi dây thừng nhỏ quấn quanh thắt lưng không bị rách ruới/ te tua . Tất cả những nguời số 1 được ban cho một ý thức bẩm sinh dễ dàng trông thấy về phẩm giá (are blessed with a visible inbred sense of dignity) ./.
Dịch xong lúc 7:33 tối ngày 27-05-2010 trong lúc đang nghẹt mũi nặng , nuớc mũi chảy ròng ròng dù đã có uống thuốc Sudogest .
NHẬN XÉT : dựa vào tên do ông tự chọn thì ông rất may mắn ; còn dựa vào ngày sanh thì ở đâu anh cũng nổi bật , muốn mình luôn luôn là số một , ko chịu dưới ai ; hay giúp đỡ kẻ yếu thế .
TANG ĐIỀN BIẾN VI THƯƠNG HẢI !
(Ruộng dâu biến thành biển xanh , ý nói ko có gì bền vửng trên đời này ; mọi thứ nay còn mai mất hay quay 180 độ !)
Tôi nhận xét : sau 75 rất nhiều người vn đã ĐỔI TÁNH . Có ng đang là ng tốt , họ trở thành kẻ lường gạt bạn bè như mượn tiền ko trả , v.v...Có kẻ thì đang là rộng lượng , tốt bụng lại biến thành ích kỷ , ko muốn chơi với bạn bè thuở xưa của mình , v.v...
Tối hôm qua , một ng quen của tôi ở vn ngỏ ý muốn đi mỹ để thăm bạn bè xưa . Tôi nói , họ đi mỹ đã nhiều năm , nếu có lòng nghĩ đến mình thì thư từ thăm hỏi hay thỉnh thoảng gửi 100 đô làm quà . Họ đã ko làm điều đó mà mình lại đi thăm họ thì ko hợp lý chút nào , chưa kể tốn tiền máy bay , ăn uống , thuê khách sạn . . . Tóm lại chưa chắc họ WELCOME mình !
Trước khi đi mỹ , một ng quen tôi ở mỹ gửi thư cho biết : lúc còn ở vn , bạn bè đối xử với nhau như bát nước trà đầy ; khi qua mỹ , lại như nước lã . Tôi nghĩ điều đó cũng đúng như nhận xét của tôi .
Người xưa đã nhận xét : Lúc mình nguy khốn , nghèo khổ , kẻ nào nghĩ đến mình mới quý .
Người Tàu có câu : 'bần cư náo thị vô nhân vấn , phú tại sơn lâm hửu khách tầm' rất là thâm thúy .
Tóm lại , phần lớn quan hệ giửa người và người đều đặt trên LỢI ÍCH ! Nghĩa là động lực khiến họ hành động là lợi ích . Chỉ có một số rất hành động vì bác ái , vị tha (theo Công giáo) hay bố thí , từ bi (theo Phật giáo) .
SỰ PHẢN TRẮC CỦA CỘNG SẢN mà nạn nhân là LS NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - từng được HCM kêu bằng NGÀI .
Trích bài phỏng vấn LS Nguyễn M Tường bởi một học trò của ông .
". . .
Năm sau, cụ Hồ lại mời tôi đến giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Người đến mời là Nguyễn Hữu Đang. Tôi biết Đang từ hồi này.
Cụ Hồ nói: Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt , 1946), sau ở Pháp. Nhờ NGÀI xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh. Tôi từ chối, nói còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có NGÀI làm được, xin NGÀI về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là NGÀI ! .
Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam (QDĐ) , Phó là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh (QDD) nhưng khi họp đoàn ở Bắc Bộ phủ thì không thấy hắn đến. Không thuộc đảng phái nào thì có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên (sau này làm BT Giáo dục) và tôi.
Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên!
Các thành viên của Đoàn ta đều nói thạo tiếng Pháp nhưng để biểu thị là Đoàn đại biểu của một nước Việt Nam độc lập, ta chỉ phát biếu ý kiến bằng tiếng Việt. Có một phiên dịch, nhưng dịch dở quá, Tây không hiểu được, tôi tự động đứng ra dịch thay. Phía Pháp nghe rất khen ngợi.
Kết thúc hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói : “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”, Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt. " (Hết) .
. . .
GHI CHÚ : phần trong ngoặc là chú thích của tôi .-- Tài .
Giai đoạn chưa nắm CP , ng CS đã chấp nhận liên hiệp , đa đảng nên trong PĐ di dự HN Đà Lạt 1946 có ông Tam và Khanh thuộc QDD . Sau đó CS ra tay diệt QDD mà cao điểm là chiến dịch tàn sát các Đv của đảng này - được chỉ đạo bởi VNG .
Bùi Anh Trinh – JOHN PAUL VANN, MỘT VIÊN TƯỚNG CIA
CAPTAIN JAMES VĂN THẠCH·THURSDAY, MARCH 30, 2017
John Paul Vann - https://www.facebook.com/John-Paul-Vann-9788538811/
#English - John Paul Vann was a Lieutenant Colonel in the U.S. Army & became Senior American advisor in II Corp, South Vietnam - http://en.wikipedia.org/wiki/John_Paul_Vann
Vừa qua có nhiều người đã lục ra các tài liệu của phía Hoa Kỳ trên internet về chiến tranh Việt Nam rồi tổng hợp hoặc trích thuật những bài viết đó, coi như là kết luận sau cùng của lịch sử. Nhưng những tài liệu này hoàn toàn lỗi thời vì được viết trước 1975, không đối chiếu lại với các tài liệu mới được giải mã sau này, nhất là tài liệu của CIA.
Rồi trong một nửa thiếu đó lại thiếu một nửa đối chiếu lại với các tài liệu mới được tiết lộ của những người trong cuộc, phía CSVN cũng như phía VNCH. Do đó các bài viết tổng hợp các tài liệu xưa trên internet chỉ còn giá trị một phần tư bởi vì chỉ phản ánh một phần nào đó của sự thật..
Một thí dụ điển hình là các tài liệu của HK về nhân vật John Paul Vann, theo các tài liệu do bạn bè của Vann ghi lại thì Vann là một ông tướng dân sự, không phải là dân nhà binh mà điều quân khiển tướng như là nhân vật thần thoại. Trong khi sự thực Vann chỉ là một người rất phàm tục, rất đời thường.
Cố vấn quân đội VNCH
John Paul Vann nguyên là Trung tá trong Phái bộ viện trợ quân sự Hoa Kỳ ( MACV ) từ năm 1962, ông giữ chức vụ Cố vấn Sư đoàn 7 Bộ binh. Các tài liệu nói về ông đều cho thấy ông là một người bị bệnh “thái nhân cách” ( Một dạng tâm thần phân liệt, người bị bệnh có óc tưởng tượng rất mạnh; có niềm tin cực đoan vào chính mình, cho rằng hễ những gì mình nghĩ là đúng, là chân lý, còn những gì đi ngược lại với suy nghĩ của mình đều là sai trái. Ngôn ngữ Việt gọi là bệnh “đồng bóng” ).
Tháng 1 năm 1963 ông chỉ huy 1 trung đoàn quân đội VNCH gồm Bộ binh, Biệt động quân, Bảo An, Hải thuyền, Thiết vận xa cùng với trực thăng Hoa Kỳ bao vây tấn công 2 đại đội du kích quân CSVN tại Ấp Bắc, tỉnh Định Tường; nhưng kết quả là thảm bại, 5 trực thăng rớt, 3 thiết vận xa M.113 bị đốt cháy, hai đại đội du kích trốn thoát.( Nếu muốn biết rõ hơn xin xem bài “Chuyện Võ Nguyên Giáp làm gián điệp cho Liên Xô” trong trang Văn tuyển ).
Tướng Tôn Thất Đính đã nhận xét về trận Ấp Bắc : “…kết quả của trận Ấp Bắc là một thảm bại vô cùng phi lý, một sự phi lý vượt ra ngoài sự hiểu biết của những người cầm quân đánh giặc từ phía Hoa Kỳ cũng như từ phía VNCH”… Không ai hiểu được vì sao?” ( Tôn Thất Đính, 20 Năm Binh Nghiệp, trang 267 ).
Thế nhưng trước mặt Tướng Harkins là Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam Vann đổ lỗi cho các cấp chỉ huy VNCH quá tệ. Đặc biệt lối phát biểu cực đoan với những lời lẽ phê bình “cao bồi” của ông đã thỏa mãn được tự ái của báo chí Hoa Kỳ ( Thua là tại các cấp chỉ huy VNCH quá dở chứ không phải máy bay, xe tăng của Mỹ dở )..
Đến năm 1964 một chi đoàn thiết vận xa ( 14 chiếc ) bị phục kích tổn thất nặng tại Bình Giả, chiến thuật “Thiết vận xa” hầu như bị phá sản, một lần nữa Vann lại liên lạc với ký giả David Halberstam của tờ New York Times phỉ báng các chỉ huy quân sự VNCH thậm tệ đến nỗi tướng Paul Harkins đã ký quyết định đuổi ông ra khỏi quân đội.
Ông trở về Hoa Kỳ sinh sống nhưng thường trở lại thăm Việt Nam là quê vợ ( Vợ thứ hai, trước khi đến Việt Nam ông đã chia tay với người vợ đã có 5 con với ông. Người vợ sau này là bà con của Tướng Lý Tòng Bá. Điều này giải thích mối thân tình đặc biệt giữa Tướng Bá và John Paul Vann ). Nhờ thường xuyên đến Việt Nam ông trở thành người cố vấn tin tức cho giới báo chí Hoa Kỳ, những nhận xét của ông có giá trị đối với những ai chưa từng làm việc tại Việt Nam.
Cố vấn Bình định phát triển của CIA
Tháng 7 năm 1965 ông Cabot Lodge trở lại làm Đại sứ tại Việt Nam, ông mang theo hai ông trùm CIA là Lansdale, Conein cùng với John Paul Vann và Tiến sĩ Daniel Ellsberg ( người sau này nổi danh vì tiết lộ hồ sơ mật của Ngũ Giác Đài cho báo chí ).
Vann làm việc với cơ quan Bình định phát triển là một tổ chức phối hợp giữa CIA và quân đội HK. Mới đầu ông làm Cố vấn cho tỉnh Kiến Hòa, tại đây ông làm quen với Tỉnh trưởng Trần Ngọc Châu.
Sau đó ông làm Cố vấn Bình định phát triển cho Quân đoàn 3 tại đây ông chú ý tới tỉnh trưởng Bình Dương Lý Tòng Bá và tỉnh trưởng Bình Long Lê Minh Đảo. ( Tỉnh trưởng Lý Tòng Bá đang là Trung tá Trung đoàn trưởng Thiết Giáp được Vann vận động về làm Tỉnh trưởng Bình Dương để thực hiện Kế hoạch Bình Định phát triển nông thôn tại Bình Dương ).
Đến tháng 11 năm 1968 Vann chuyển về làm Cố vấn Bình định phát triển cho Quân đoàn 4. Tháng 5-1970 Tướng Ngô Du từ Trung tâm Bình định phát triển tại Bộ Tổng tham mưu về làm Tư lệnh Quân đoàn 4, Vann trở nên thân thiết với Ngô Du, trước kia hai người chỉ biết nhau vì làm việc cùng ngành.
Cũng tại Quân đoàn 4, Cố vấn Bình định phát triển tỉnh Vĩnh Long là Stephen Young đã được hân hạnh biết đến nhân vật lừng danh John Paul Vann. Tuy nhiên giáo sư Stephen Young đã ghi lại nhận xét của mình về Vann như sau :
“Vann bay đến từng nơi và nói với chúng tôi: “Hãy tìm hiểu tất cả những gì trong quận của anh và ngủ tại làng. Tôi chợt khám phá ra, ông ta quá lãng mạn ( Đồng bóng ), tin rằng không phải dân chúng Việt Nam mà là người Hoa Kỳ mới làm ra chiến thắng”. ( Victory Lost, bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 301 ).
Chống lại Thiệu trong vụ Trần Ngọc Châu
Năm 1969 John Paul Vann lại dính dự vào việc dân biểu Trần Ngọc Châu bị truy tố về tội liên lạc với Cọng sản. Thực ra người anh của Trung tá Châu là Trần Ngọc Hiền đại diện của Mặt trận Giải phóng Miền Nam muốn tiếp xúc thẳng với đại sứ Hoa Kỳ nhưng Đại sứ Cabot Lodge không chấp thuận; mọi việc Châu có thông báo cho John Paul Vann và ông trùm CIA Lucien Conein.
Khi nghe Châu bị truy tố oan thì Vann can thiệp bằng cách dùng trực thăng riêng của ông chở Châu đi trốn, và dùng uy tín của mình để nhờ báo chí làm áp lực đòi thả Châu. Hành động của ông khiến cho Tổng thống Thiệu nghĩ rằng Đại sứ Bunker và CIA muốn lén VNCH tiếp xúc thẳng với MTGPMN. Đại sứ Bunker chỉ biết chứng minh tòa đại sứ vô tội bằng cách đồng ý cho bắt Châu.
Sau khi Châu bị bắt, Vann vận động công kích Tổng thống Thiệu tại Washington, ông ta đã xin được ra điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ 2 lần, tuy nhiên những điều ông đưa ra tại Thượng viện đều bị Đại sứ Bunker bác bỏ.
Bunker cho rằng Tổng thống Thiệu quyết định truy tố Trần Ngọc Châu là có sự đồng ý của Đại sứ và Trưởng chi nhánh CIA Sharkley. Riêng đối với Vann thì Bunker gọi về Tòa đại sứ và ra chỉ thị tối hậu là nếu không ngưng ngay thì ông đuổi việc tức khắc. Vann đành chịu thua nhưng cũng từ đó ông bất mãn Tổng thống Thiệu sâu sắc ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến ).
Cố vấn Quân đoàn 2
Tháng 5 năm 1970 Thiếu tướng Ngô Du được bổ nhiệm chức vụ Quyền tư lệnh Vùng 4 Chiến thuật sau khi tướng Nguyễn Viết Thanh tử nạn. Chức vụ này do Tướng Abrams đề nghị với Tướng Cao Văn Viên, và Tổng thống Thiệu ký thuận đề nghị của Tướng Viên.
Đến tháng 8-1970 quân đội VNCH sắp xếp lại tổ chức lãnh thổ trên toàn quốc, các Vùng chiến thuật được đổi thành các Quân khu, do đó các Tư lệnh Quân khu được sắp xếp lại; tướng Ngô Quang Trưởng từ Sư đoàn 1 Bộ binh về làm Tư lệnh Quân khu 4 và Tướng Ngô Du về làm Tư lệnh Quân khu 2 thay thế cho tướng Lữ Lan.
Tháng 4 năm 1971, nhân dịp Tướng cố vấn Quân đoàn 2 về nước, Tướng Ngô Du đề nghị với tướng Abrams cho John Paul Vann về làm cố vấn Quân đoàn 2. Tướng Abrams miễn cưỡng chấp thuận bởi vì Vann đã xuất ngũ và hiện đang là công chức của CIA biệt phái cho Cơ quan Bình định phát triển của MACV trong khi chức vụ Cố vấn quân đoàn phải là một ông tướng tại ngũ, chỉ huy các ông tướng tư lệnh các đơn vị quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh trong Quân khu. ( Do đó mà sau này John Paul Vann tử trận tại Việt Nam nhưng không được ghi tên trên Tường Đá Đen là nơi ghi tên các quân nhân Hoa Kỳ tử trận tại Việt Nam ).
Đầu năm 1971 có tin Hà Nội đưa Sư đoàn 320 vào đánh Tây Nguyên; để đối phó với trận chiến sắp sửa xảy ra, John Paul Vann đề nghị Tướng Ngô Du cho thay thế hai ông tướng tư lệnh Sư đoàn 22 BB và Sư đoàn 23 BB tại Quân khu 2 vì lý do hai ông tướng đã già, không còn năng động.
Sau khi biết được đề nghị của Vann và biết được sự khó xử của Tướng Ngô Du thì tướng Tư lệnh Sư đoàn 23 BB là Võ Văn Cảnh và tướng Tư lệnh Sư đoàn 22 BB là Lê Ngọc Triển đều ngỏ ý xin từ chức với lý do đã cao tuổi. Nhờ vậy Tướng Ngô Du mới xin Tướng Cao Văn Viên đề nghị cho Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lệnh Sư đoàn 23 BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
Theo Đại tá Trịnh Tiếu thì Tướng Du lấy lý do Đại tá Đạt đang làm Tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB cũng là một người trẻ tuổi; nhưng thực ra thì Tướng Du biết Đại tá Đạt là người thân của Tướng Cao Văn Viên cho nên nếu không dùng Đại tá Đạt thì sợ mất lòng Tướng Viên.
Tuy nhiên quyết định này làm phật lòng John Paul Vann cho nên ông ta có ác cảm với Đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Trịnh Tiếu thuật lại thái độ trịch thượng của John Paul Vann đã dẫn đưa tới cái chết của Đại tá Đạt :
“Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Ðại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Ðại tá Lê Ðức Ðạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Ðại tá Ðạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành động thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi:”Ðại tá Ðạt, ông sẽ là vị Tư lịnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận”. Ðại tá Ðạt rất tức giận, ông đã vứt điếu thuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann:”-, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra… “
“Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa địch đã bao vây căn cứ Tân Cảnh. Ðại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Ðại tá Kaplan cho Ðại tá Ðạt biết và yêu cầu cùng lên trực tăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Ðại tá Ðạt từ chối…”
Hồi ký của Tướng Lý Tòng Bá cũng cho thấy sự thật : “Đáng lẽ tôi phải là người đi nhận quyền Tư Lệnh SĐ 22 Bộ Binh. Vì trước đó, ông Vann Cố Vấn Quân Đoàn thay đổi ý kiến giao SĐ cho Đại Tá Lê đức Đạt, còn tôi đi nhận quyền Tư Lệnh SĐ 23 BB (ông Vann khi gặp tôi sau đó cho biết như vậy)”. Nghĩa là Cố vấn Vann là người quyết định giao cho ai làm tư lệnh sư đoàn, đoạt luôn quyền hành của Ngô Du. Tướng Bá vô tình ghi lại điều này mà không hề thắc mắc về chủ quyền của VNCH.
Tướng Nguyễn Văn Toàn làm tư lệnh Quân đoàn 2
Trong những ngày Mùa hẻ đỏ lửa 1972, tướng Ngô Du từ chức vì bệnh tim, tài liệu của CIA ghi lại :
“Thiệu định thay tướng Ngô Dzu bằng tướng Phan Trọng Chinh, một tướng nổi tiếng bất tài khác. Trước tình hình này đại sứ Bunker buộc lòng gởi tổng thống Thiệu một danh sách tướng lãnh khác để Thiệu chọn, trong đó không có Chinh. Tổng thống Thiệu chọn tướng Nguyễn Văn Toàn.
Toàn là một tướng cầm quân giỏi, khổ nổi Toàn vốn là tư lệnh Sư đoàn 2 bị cách chức vì tham nhũng và đang nằm chờ tòa án truy tố về tội quan hệ bất chính với trẻ vị thành niên”. ( Bản dịch của Trần Bình Nam ). Như vậy người cắt cử ông tướng tư lệnh Quân đoàn là ông Đại sứ Mỹ chứ không phải là ông Tổng thống VNCH.
Tài liệu CIA ghi rằng Tướng PTC “nổi tiếng bất tài” trong khi sự thực PTC là một tướng Nhảy Dù nổi tiếng từ khi binh chủng này mới được thành lập. Ông được điểm rất cao về đạo đức và khả năng lãnh đạo chỉ huy. Ngay từ năm 1960 khi Trung úy Ngô Quang Trưởng làm Đại đội trưởng của Tiểu đoàn 5 Dù thì Thiếu tá Phan Trọng Chinh đã là Tham mưu trưởng Liên đoàn Dù và là một trong bốn nhân vật chủ chốt tổ chức đảo chánh ông Diệm vào năm 1960, lúc đó Trung tá Cao Văn Viên chưa học nhảy dù.
Thực ra chuyện nổi tiếng bất tài là không có, CIA chỉ báo cáo như vậy để che đậy quyết định của đại sứ Bunker. Bunker đã hoảng hốt khi biết Tướng Thiệu đưa Tướng Phan Trọng Chinh lên làm Tư lệnh Vùng 2 bởi vì ông ta biết chắc chắn sẽ xảy ra bùng nổ mạnh giữa Tướng Chinh với cố vấn John Paul Vann, Tướng Chinh nổi tiếng với thành tích “kỳ thị cố vấn Mỹ”. Vì vậy CIA không dám báo cáo rõ về Washington.
Sự thật là năm 1966, khi Thiếu tướng Phan Trọng Chinh giữ chức vụ Tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh kiêm Tư lệnh Khu 32 chiến thuật, ông đã đụng chạm mạnh với cố vấn sư đoàn là Đại tá Hellicut. Đến nỗi ông ra lệnh cho quân cảnh trục xuất Đại tá Hellicut ra khỏi doanh trại của Bộ tư lệnh Sư đoàn. Sau đó ông ra nhật lệnh khuyến cáo các sĩ quan VNCH trong Sư đoàn và Khu chiến thuật không được để mất tư cách của người chỉ huy quân đội VNCH trước các cố vấn “ngoại quốc”.
Đích thân Tướng Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại VN là Westmoreland đáp trực thăng xuống BTL Sư đoàn để giải quyết nhưng Tướng Chinh lấy cớ bị bệnh không tiếp. Ngày hôm sau Đại tướng Cao Văn Viên đáp trực thăng xuống thì ông mới ra đón. Sau đó Đại tá Hellicut bị đổi đi đơn vị khác.
Một năm sau Tướng Chinh được thăng Trung tướng và về làm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn, một nơi nổi tiếng với rừng tham nhũng tại các quân trường bởi vì ông là ông tướng nổi tiếng thanh liêm thứ nhì của quân đội VNCH, chỉ sau Tướng Nguyễn Đức Thắng ( Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng ).
Nhưng cũng từ đó tên của Tướng Phan Trọng Chinh luôn luôn nằm trong sổ đen của CIA và MACV, người ta cho rằng ông có tinh thần “bài Mỹ”. Vì vậy mới có chuyện đại sứ Bunker phải ra tay can thiệp, không cho Phan Trọng Chinh đụng độ với John Paul Vann tại Quân đoàn 2.
Lúc Bunker đưa ra danh sách một số tướng cho Tổng thống Thiệu thì ông đã cố tình lồng vào đó tên của tướng Nguyễn Văn Toàn là người đang mang tai tiếng bởi vì ông biết chắc ông Thiệu sẽ không dám chọn ông tướng này. Nhưng ông quên rằng đối với Thiệu thì đừng hòng can thiệp vào chuyện của ông ta. Thiệu đã quyết định làm trái ý Bunker bằng cách không chọn những người do Bunker đưa ra, mà ông lại chọn cái người mà ông biết chắc là Bunker không muốn.
Dĩ nhiên là Thiệu biết Toàn còn cứng hơn cả Chinh nếu phải đối đầu với John Paul Vann. Không ngờ là Vann đã chết sau đúng 1 tháng làm việc với Toàn.
Năm 1972, Ngày 9-6, Cố vấn Quân đoàn 2 John Paul Vann từ Pleiku lái máy bay riêng lên thị sát Kontum, trên đường trở về phi cơ của ông bị súng phòng không của Trung đoàn 40 CSVN bắn rơi ( Hồi ký của tướng CSVN Đặng Vũ Hiệp ). Vann tử trận nhưng vì không có trong danh sách quân nhân Hoa Kỳ cho nên chỉ được ghi nhận như là một nhân viên của CIA bị chết trong khi thi hành công vụ.
Chiến dịch "bài trừ văn hóa đồi trụy" sau ngày 30.4 .
. . .
"Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”), tại Sài Gòn Chợ Lớn thì mỗi quận một tiểu ban, ở các tỉnh thì mỗi tỉnh một tiểu ban.
“Văn hóa đồi trụy” được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v… đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga).
Mục tiêu mà các “ông cọp 30” nhắm vào trước tiên là Thư viện quốc gia (national library) ở đường Gia Long. Tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và Encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành Công Pháp quốc tế, Khoa Học Kỹ Thuật, Hàng Không và cả khoa học Không Gian,v.v… mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của Đất Nước, trong phút chốc bị “cọp 30” xơi tái hết! Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ Encyclopedia lên xem mà ứa nước mắt… nhưng không dám hỏi thêm vì bị ngay một “cọp 3O” khoảng 16 tuổi tới đuổi:
“Đi đi, tiếc gì mà coi, xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta Độc lập rồi thì Ta cần gì ba cái thứ nầy nữa!!”
Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp!!!
(Về sau mãi cho đến 1992 lúc chúng tôi sắp rời khòi VN, thì thư viện quốc gia nầy vẫn còn được cộng sản dùng làm “mặt bằng” cho mướn làm tiệc cưới và tiệc “liên hoan” của cán bộ công nhân viên các cấp).
Mục tiêu kế tiếp của bọn “cọp 30” là Thư Viện Bộ Giáo Dục, các nhà sách ở khu chợ Bến Thành và dài dài vô đến Chợ Lớn… sau đó tiểu ban đi xét từng nhà khắp đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, ai sợ thì cứ tự mình đốt, bỏ… nếu xét gặp thì chắc chắn phải gặp khó khăn với mấy “ông cọp 30 trẻ” nầy.
Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại “nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai”, cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v.. cũng phải được duyệt xếp loại lại (Bà Thiếu tá Cách Mạng đào hát Kim Cương phụ trách phần nầy).
Nói tóm lại Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàng tích của Mỹ Ngụy từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng, không cần biết có hợp với dân tộc Việt Nam hay không và cũng không cần lượng xét hậu quả sẽ như thế nào (có nghĩa là thay vì đẩy Miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của Miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi Miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau… nhằm đưa đất nước Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa đúng theo lệnh của các quan thầy Liên Xô và Trung Cộng. Mãi cho đến cuối thập niên 80, lúc tôi ra khỏi trại tù cải tạo, lãnh đạo đảng Nguyễn Văn Linh nhờ chạy theo phong trào “đổi mới” của Liên Xô, mới chịu mở mắt ra và chừng đó mới thấy được là đảng cộng sản đã kéo cả đất nước và dân tộc Việt Nam đi lùi vào thời kỳ đồ đá… từ sau ngày cướp được chánh quyền mùa thu năm 1945 và nhất là để mất đi một cơ hội và một thời gian quá dài từ sau ngày nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 1975.) . . . .
Ảnh 1-2 : cảnh đốt sách , ảnh 3-4 : chợ sách Đặng thị Nhu ở quận 1 , cách nhà tôi khoảng 5 phút đi bộ .