Sunday, January 31, 2021

 LUÂN HỒI NHÂN QUẢ: NHỮNG TRÙNG HỢP KỲ LẠ (WEIRD COINCIDENCE) TRONG ĐỜI TÔI 

Những gì xảy ra (bao gồm tình yêu, bạn hay thù, v.v...) đối với chúng ta, đều không ngẫu nhiên; chúng đã được sắp xếp bởi Trời Đất hay một quyền lực siêu nhiên (đây là kinh nghiệm bản thân).

Số là, sau khi đến San Jose, California (tháng 6/1994) khoảng hơn một tháng, tôi đã "share" phòng với một ông cụ, đã quên tên. Phòng còn lại là của vợ chồng cô con gái lớn của ông, hai đứa cháu ngoại ngủ phòng khách.

Thỉnh thoảng, con gái út của cụ, tên Q. làm nghề nail, đến thăm cụ. Cô này, đôi khi đi với người bạn trai tên C.; sau đó, hai người đã kết hôn. Cô Q. mời tôi dự, lúc đầu tôi từ chối vì dù đã 47 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ dự đám cưới/hỏi. Vì cô năn nỉ cũng như sợ ông cụ buồn nên tôi đã đi dự.

Trong tiệc cưới, tôi ngồi cùng bàn với ông cụ; nhờ vậy tôi biết bà mẹ của chú rể. Khoảng hơn một năm sau, vợ chồng cô con gái lớn kể trên chuyển sang bang Pennsylvania; cụ thì sẽ về ở với một cô con gái khác ở Fremont, bắc San Jose. Cụ nói, anh Tài ở lại và ở chung với người anh kế của cô Q.; tôi ko đồng ý vì ở đâu tôi cũng muốn được chủ nhà nấu cơm cho mình.

Thế là tôi xem báo 'Thằng Mõ' để tìm phòng và tìm được một phòng cũng ở San Jose: đó là một ngôi nhà gồm 2 bedroom và một master-bedroom (có vợ chồng anh H. thuê); tôi ở một phòng và anh L. chủ nhà ở phòng còn lại.

Khi giúp tôi đưa đồ vào phòng, anh H. nói, trước đây có một bà cụ ở phòng này, sau này đã về ở với người con gái ở đường Mc Kee gần đó.

Một thời gian sau, tôi lại thấy anh C., đã nói ở trên, đến nhà chơi. Thế là tôi mới biết anh này mới là chủ thật sự của nhà; anh L. (cháu kêu bằng cậu), đã thuê lại; và bà cụ đã ở phòng tôi trước đây, chính là mẹ của anh C. và cũng là bà ngoại của anh L. 

Thế là, trước đây tôi ở chung phòng với ông cụ bên đàng gái; sau này lại ở phòng của bà cụ bên đàng trai.

Sau này, có thêm anh S. về ở chung phòng với tôi. (Trước đây ở VN, khoảng năm 1988, tôi quen cô V., vợ cũ của anh ta, vì cô này làm việc tại VP của HTX xây dựng, đặt tại nhà tôi. Tôi đã biết cô li dị chồng, nhưng chưa bao giờ biết mặt chồng cũ. Khi qua Mỹ, do giới thiệu, tôi mới biết anh S.)

Và tới năm 1997, tôi , anh S. và anh L. lại dọn về một căn nhà ở đường Meadowmont cũng ở San Jose. Khi nhìn số nhà, tôi biết tôi sẽ gặp hên vì 2301 = 2 + 3 + 0 + 1 = 6, là một số rất tốt theo Lý thuyết Số (Numerology). Năm nó tôi xin tiền bịnh vì đã ở Mỹ 4 năm, mặc dù xin việc nhiều nơi nhưng ko được thuê mướn nên cứ vay G.A. dài dài và lại bị trầm cảm nặng (major depression). (GA hay General Assistance là tiền vay của quận hạt giúp ta trả tiền nhà, khi nào đi làm sẽ trả lại).

Lúc cô cán sự xã hội làm đơn, cô nói tôi sẽ bị bác trong lần đầu, lần hai mới được chấp thuận; thế mà ngay trong lần đầu tôi đã được chấp thuận. Khi cầm tờ giấy của Sở an sinh gửi về, tôi ko tin nơi mắt mình.

(Tôi quên nói, khi qua Mỹ, tôi mới phát hiện là mình bị TRẦM CẢM nặng. Bịnh này nếu ko chữa trị, có thể dẫn đến TỰ TỬ (suicide); bịnh này làm cho tôi CHÁN ĐỜI, chán mọi thứ kể cả ĐÀN BÀ. Tôi đã có thể mắc bịnh từ lúc 14-15 tuổi. Lúc vào QĐ năm 21 tuổi, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với phụ nữ, nhất là giai đoạn làm ở Biệt khu Thủ đô (BKTĐ) và Tòa Đô chánh. Lúc ở BKTĐ, tôi ở kế bên phòng Chính Huấn có mấy cô ca sĩ; cô nào cũng đẹp mà tôi ko ngó ngàn tới dù đang là SQ. Ở tòa Đô Chánh, lại tiếp xúc với các cô cũng nhiều nhưng tôi ko để ý đến ai hết. Trước khi đi Mỹ, gần 10 cô, do quen biết hoặc giới thiệu, muốn thành hôn với tôi; tôi đều từ chối: một phần lớn cũng do lúc đó trong gia đình có nhiều XUNG ĐỘT nội bộ--mà tôi nghĩ rằng còn hơn cả bi kịch của Shakespeare).

Tới năm 1998, ông H. cậu của anh L. ở VN sang. Vài tháng trước, tôi đã biết việc này, nên khi hay tin gđ ông này (gồm 8 người) sẽ về ở chung với mình, tôi đã chuẩn bị kiếm chỗ khác mà ở. Vì căn nhà đường M. này rất nhỏ, chỉ có một restroom cho ba phòng; nhưng do sự năn nỉ của chị và em của ông H. rằng "nhờ anh Tài ở lại dạy cho các cháu" nên tôi đã ở lại (tôi kể rất chi tiết trong bài "Làm thế thế nào tôi đã trở thành thày giáo tại Mỹ"). Sau khi ông H. dọn vào, anh Sĩ đi kiếm chổ khác ở. 

Tôi quên nói, năm 1981, lúc còn ở VN, tôi có làm cho một đội xây dựng trong một năm. Tôi đã quen anh H., cựu đại úy công binh VNCH. Khoảng năm 1990-94, khi làm thông dịch viên cho người Pháp, lại làm quen với chị V.--cựu hs Marie-Curie. Có một lần đến nhà chị này, gần nhà thờ Ba Chuông, tôi đã gặp lại anh H., hỏi ra mới biết là chồng trước của chị V.

Tôi viết bài này để nói rằng, trong đời tôi đã xảy ra nhiều trùng hợp (coincidence) kỳ lạ: như ở nhà đàng gái rồi lại sang ở nhà đàng trai, quen chồng trước rồi sau đó lại quen với vợ, hay quen vợ trước rồi sau đó lại quen chồng.

Theo đạo Phật, những người mà ta gặp trong đời này đã từng quen biết với ta trong KIẾP TRƯỚC. Thành ra mới có chuyện gặp nhau lần đầu là đã có cảm tình; cũng có người, mà ta lại có ÁC CẢM với họ ngay trong lần gặp đầu: vì trước đây, trong kiếp trước ta đã có xung đột hay thù oán gì với họ. Tóm lại, hầu như mọi tình cảm như hỉ nộ ái ố ai cụ dục lạc (1) đều có nguyên nhân từ kiếp trước. Bạn giải thích như thế nào về những sự SỢ HÃI (phobia) rất vô lý mà tâm lý học ko giải thích nỗi? Tôi thì sợ chuột, S. (em tôi) nhưng lại sợ dán; kẻ sợ chỗ chật hẹp, kẻ thì sợ nơi cao, v.v.. 

(1) hỉ = mừng, nộ = giận, ái = yêu, ố = ghét, ai = buồn, cụ = sợ, dục = muốn, và lạc = vui. 

San Jose ngày 09/29/11 lúc 1131 pm.

Friday, January 29, 2021

 Vài nét về ngân hàng Nông nghiệp của VNCH để nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam .

- Nông dân dưới chế độ VNCH , dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù VN đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo GS Võ tòng Xuân) .
Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc . (Dưới đây tôi nói về điều mắt thấy tai nghe ở vùng 4 vì từng hành quân ở nhiều tỉnh của vùng này) .
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giữ do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Nhiều lần đi hành quân ở tỉnh Vĩnh Bình , Vĩnh Long , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng đóng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vải vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn .
Ở vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Kiến Tường) do ruộng cò bay thẳng cánh nên dân đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , dân vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều lên xuống mỗi ngày bởi biển Đông , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giữ tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gửi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi ngánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la .
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục !
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG (NCCR) : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hữu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền .
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hữu của "toàn dân" , mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !
Hình 1 : TT Thiệu trong lễ ra mắt chương trình NCCR ; H2-3 : biểu ngữ và tem về NCCR , H4-5 : giấy chứng nhận làm chủ ruộng cấp cho nông dân .







Thursday, January 28, 2021

CUỘC DI TẢN VĨ ĐẠI VÀ THÀNH CÔNG Ở CẢNG HUNGNAM THÁNG 12/1950 TRONG CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN.


Lời nói đầu: Tháng 3/1975, cuộc di tản của TQLC, sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn 2 bộ binh, sư đoàn 3 bộ binh, liên đoàn 12 và 15 BĐQ, thiết giáp, pháo binh, địa phương quân và nghĩa quân đồn trú trong lãnh thổ QK-1 Việt Nam Cộng Hòa là một cuộc rút lui thảm hại vì thiếu tổ chức, lịnh lạc thay đổi liên tục, một số cấp chỉ huy đã rời bỏ đơn vị trước khi địch quân tới, v.v... Dân chúng đã lẩn lộn với binh sĩ khiến cấp chỉ huy khó điều động. TRONG KHI ĐÓ, vào tháng 12/1950 trong chiến tranh Triều Tiên hay Hàn Quốc, cuộc di tản của một số lượng lớn quân Mỹ, quân Nam Hàn và thường dân đã diển ra trong trật tự, với tổn thất rất thấp, dù quân Trung Cộng và Bắc Hàn đuổi theo họ bén gót.

Sau đây là diễn tiến cuộc di tản này, dịch từ Wikipedia.


=========


"Việc di tản bằng tàu khỏi cảng Hungnam sẽ trật tự, và ko tiếp liệu hay trang bị nào phải phá hủy hay bỏ lại và rằng địch quân sẽ can thiệp ko đáng kể.-- Tướng Almond tư lịnh quân đoàn 10 đã nói với tướng MacArthur ngày 11/12/1950. 

- Cuộc di tản ở cảng Hungnam, xem bản đồ, còn được gọi là Phép Lạ Ngày Giáng Sinh (Miracle of Christmas), là cuộc di tản các lực lượng của Liên Hiệp Quốc và thường dân Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn từ cảng Hungnam của Bắc Hàn, nghĩa là trên vĩ tuyến 38, từ ngày 15 đến 24 tháng 12 năm 1950 trong chiến tranh Hàn Quốc hay chiến tranh Triều Tiên. 


Tiếp theo thất bại của lực lượng của LHQ trong Trận Đánh tại Hồ Chứa Nước Chosin (27/11 tới 13/12), bởi các thành phần của Chí Nguyện Quân Nhân Dân Trung Quốc, viết tắt là PVA (Chinese People's Volunteer Army) trong Chiến Dịch của Giai Đoạn Hai, các lực lượng của LHQ đã rút lui về Hungnam để từ đó họ được di tản về Nam Hàn. 

DẪN NHẬP: Sau khi Nam Hàn bất ngờ bị xâm lăng bởi quân Bắc Hàn ngày 25/6/1950, quân LHQ, dẫn đầu bởi quân Mỹ, đã phản công và tiến về phần phía bắc của Nam Hàn mà chỉ gặp chống trả yếu ớt của Quân đội Nhân dân Bắc Hàn (KPA). NGÀY 1/10/1950, TL quân đội LHQ tướng Douglas MacArthur đã kêu gọi Bắc Hàn đầu hàng và ko được đáp ứng. Ngày 3/10, MacArthur thông báo quân LHQ đã vượt biên giới để vào Bắc Hàn. Đoàn quân này tiến về Sông Áp Lục (Yalu River), biên giới giữa Bắc Hàn và TC. Ngày 24/11, một cuộc tổng tấn công cuối cùng của LHQ, có tên chính thức là "Cuộc Tấn Công Để Về Nước Trước Giáng Sinh" (Home-by-Christmas Offensive), để hoàn tất việc chinh phạt Bắc Hàn đã bắt đầu. Phần lớn Bắc Hàn đã lọt vào tay đạo quân LHQ, và chiến tranh Triều Tiên hay Hàn Quốc hầu như đã hết. Quân đội LHQ và các lãnh đạo của họ đã lạc quan rằng cuộc chiến này sẽ kết thúc trước Giáng Sinh 25/12/1950.

Dù có một vài chỉ dấu về một số đáng kể quân TC tại Bắc Hàn, MacArthur đã coi nhẹ (play down) thông tin này cũng như khả năng can thiệp qui mô của quân TC. Một báo cáo tình báo ghi ngày 25/11 ước lượng quân TC ở Bắc Hàn khoảng 70.000. Cùng ngày, quân TC đã phát động Tổng tấn công Giai đoạn Hai với 300.000 quân hay hơn.

. . . 

NGÀY 19/10, hàng chục ngàn quân TC đã vượt sông Áp Lục vào ban đêm để tránh phát hiện bởi máy bay quan sát của LHQ. Quân hai bên đã đụng độ ngày 25/10 trong Trận Onjong, khoảng 85 km nam sông Áp Lục. Trận đánh này mở màn cho cái gọi là Tổng tấn công Giai Đoạn Một kéo dài đến 6/11. Bành Đức Hoài (Peng Dehuai), TL của quân TC, đã chấm dứt cuộc tấn công này vì lính tráng mệt mỏi và thiếu lương thực và đạn dược. Họ cũng sợ không quân của LHQ và thời tiết mùa đông đã khiến "khó khăn ngày càng gia tăng để bảo toàn sức mạnh của đơn vị khi lính tráng phải ngủ giữa trời và đôi khi trong tuyết". 

Sau đây là chuyển ngữ từ bài Hungnam Evacuation (Cuộc Di Tản tại Hungnam) trên Wikipedia. 

============== 

TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT

Ngày 8/12/1950 tướng Edward Almond, TL của quân đoàn 10 của Mỹ, nhận được lịnh của tướng Douglas MacArthur, TL lực lượng LHQ tại Hàn quốc là phải di tản quân đoàn qua cảng Hungnam, xem bản đồ. Tiếp sau quyết định trước đó về việc tập trung quân đoàn 10 tại Hungnam, việc di tản tại Wonsan đã bắt đầu ngày 3/12. Trong thời gian một tuần, ko có tấn công nào của chí nguyện quân TC hay quân đội Bắc Hàn, lực lượng đặc nhiệm của sđ 3 bộ binh Mỹ và một toán phụ trách di tản trên bờ (shore party group) của TQLC Mỹ tổng cộng khoảng 3.800 người cùng với 1.100 xe, 10.000 tấn hàng hóa khác, và 7.000 dân tị nạn đã lên các tàu vận tải hay LST cung cấp bởi lực lượng đặc nhiệm 90 của đô đốc James H. Doyle. Một tàu LST đã chạy về phía bắc ngày 9 tây để tới cảng Hungnam, nơi toán này sẽ tham gia cuộc hải vận sắp tới. Những tàu còn lại sẽ tới Pusan ngày 9 và 10. Các tàu của lực lượng đặc nhiệm 90 sẽ đến cảng Songjin ngày 5/12 để đón những lính về tiếp vận (tail-end troop) của quân đoàn 1 của Nam Hàn và vào giữa trưa ngày 9/12 đã chuyển lên tàu sđ 3 bộ binh của Nam Hàn (trừ trung đoàn 26, đã rút về Hungnam làm đoạn hậu cho sđ 7 của Nam Hàn; BTL sđ, pháo binh sđ, và trung đoàn 18 của sđ bộ binh cơ giới Mãnh Hổ của Nam Hàn (sđ này sau này đã tham chiến ở VN từ năm 1965 - người dịch); và khoảng 4.300 người tị nạn. Việc hải vận này lúc đầu được thiết kế để trợ giúp việc tập trung của quân đoàn 10 Mỹ ở Hungnam, nhưng lịnh sau đó về di tản khỏi Hungnam đã thay đổi điểm đến của các đv Hàn quốc về Pusan. Ngày 10 và 11/12, đoàn tàu từ Songjing đã bỏ neo ở Hungnam chỉ đủ thời giờ để đổ xuống BTL và pháo binh của sđ Mãnh Hổ để bảo vệ chu vi phòng thủ và nhận toán tiền trạm của BTL quân đoàn 1 Nam Hàn trước khi đi tới điểm đến mới. NÓI THÊM: quân đội LHQ tại Hàn quốc đến từ nhiều nước, trong đó có quân Mỹ, Nam Hàn, Pháp, Úc, Anh, Canada, Thái Lan, v.v... Tuy nhiên, do quân Mỹ đông nhứt nên họ nắm quyền chỉ huy, ví dụ như quân đoàn 1 của Nam Hàn, gồm nhiều sđ , vẫn dưới quyền của tướng MacArthur, TL của lực lượng LHQ ở Hàn quốc--người dịch). 

Vào ngày 11, quân Nam Hàn từ Songjing cũng như TQLC và bộ binh Mỹ từ hồ chứa nước Chosin đã tới Hungnam; chu vi phòng thủ chung quanh cảng gồm một số các cứ điểm cấp TĐ và trung đoàn nằm hai bên những nơi nghi ngờ sẽ là đường tiến sát của quân TC và Bắc Hàn khoảng 19-24 km bên ngoài tp này. SĐ 3 bộ binh Mỹ vẫn giữ khu vực lớn được chỉ định khi tướng Almond thiết lập chu vi phòng thủ, từ những vị trí bên dưới sân bay Yonpo ở phía tây nam của Hungnam tới những phòng tuyến nằm hai bên con đường Hồ chứa nước Chosin ở Oro-ri, tây bắc của cảng này, xem bản đồ. Con đường này có từ thời Nhật chiếm đóng, nối hồ chứa nước Chosin với Hungnam. Các TĐ của sđ 7 bb Mỹ bung rộng và phòng thủ chiều sâu dọc theo đường Hồ chứa nước Pujon ở bắc của Hungnam, và ba trung đoàn của quân đoàn 1 Nam Hàn giữ những đường tiến sát gần và ở bờ biển phía đông bắc của cảng. Dù Almond đã bắt đầu rút những đv này về các phòng tuyến chung quanh Hungnam đầu tháng 12, các lực lượng của TC và Bắc hàn đã ko có bất cứ tấn công nào đáng kể đối với chu vi phòng thủ. Nhưng Almond đã trông đợi rằng tuyến phòng thủ đầu cầu này sẽ thử lửa với địch quân khi chúng tiếp cận Hungnam dọc theo bờ biển từ phía đông bắc, từ khu Wonsan tới phía nam, và đặc biệt từ hướng của hồ chứa nước Chosin. Khả năng địch quân tiến tới bờ biển để chiếm Wonson để chận đường rút ở phía nam Hungnam đã buộc Almond phải bỏ mọi ý nghĩ về rút quân bằng đường bộ tới phía nam của Hàn quốc (tướng MacArthur cũng ko ra lịnh như vậy). Almond cũng xem xét những khiếm khuyết của đường xá để cho phép chuyển quân đúng giờ. Lịnh của ông, phát đi ngày 9/12, báo động mọi lực lượng sẽ rút quân bằng đường biển và đường không và ko được trì hoãn từ khu vực Hungnam tới khu vực Pusan-Pohang-dong." Phần lớn cuộc di tản này bằng đường biển, với phòng tuyến Hungnam sẽ co cụm lại khi những lực lượng của quân đoàn 10 lên tàu, nhưng không vận cũng được dùng nếu phi trường Yonpo vẫn còn dùng được--phi trường này nằm trong chu vi phòng thủ của cảng. 

KẾ HOẠCH DI TẢN

Khi quyết định làm thế nào để di tản lực lượng nhưng vẫn bảo vệ thành công chu vi phòng thủ, tướng Almond TL của quân đoàn 10 của Mỹ đã xem xét hai khả năng. Ông có thể để mọi sđ trên chu vi này và rút MỘT LƯỢT các thành phần của mỗi sđ, hay ở mỗi giai đoạn ông rút một sđ và bung rộng lực lượng còn lại để bảo vệ phòng tuyến ngắn hơn. Vì một số đv bị thiệt hại hơn những đv khác, đặc biệt như sđ 1 TQLC, ông đã chọn cách thứ hai và quyết định cho TQLC di tản trước. Kế đó là sđ 7, và sđ 3. Almond đã dự định di tản thành nhiều đợt quân đoàn 1 của Nam Hàn, các đv tiếp vận của quân đoàn 10 của Mỹ, hàng hóa cồng kềnh và thiết bị nặng CÙNG LÚC VỚI các sđ trên đây của Mỹ. Điều này phải làm cẩn thận để tạo cân bằng giữa những đv tác chiến và yểm trợ và cũng như bảo đảm tiếp vận đúng mức. Để duy trì cân bằng này, và bảo đảm rằng việc di tản càng nhanh càng tốt, ông đã lập ba điểm kiểm soát. Từ BTL của quân đoàn 10, phòng 3 và phòng 4 đã cùng nhau hướng dẫn các đv tới bờ biển. THỨ NHỨT, để giám sát việc chuyển người và tiếp liệu tại mép nước, ông đã tổ chức một toán kiểm soát dưới quyền Đại tá Edward Forney. Theo lịnh của ĐT này, lữ đoàn đặc biệt số 2 của công binh sẽ điều hành các phương tiện của bến bãi, một đại đội cộng TQLC (quân số đông hơn một đại đội) phụ trách di tản trên bờ, sẽ điều hành các bãi biển dành cho tàu LST và các tàu nhỏ và phụ trách về ánh sáng cho tàu cặp bến để nhận hàng, và khoảng 5.000 dân Hàn quốc sẽ được dùng như bốc xếp. THỨ HAI, về phần việc của hải quân, đô đốc Doyle, qua một đv đặt trên soái hạm USS Mount McKinley của ông, đã phối hợp mọi cuộc vận chuyển bằng tàu, chỉ định nơi neo đậu, và ra các lịnh cho tàu cặp và tách bến. Liên lạc trực tiếp được thiết lập giữa toán phụ trách di tản trên bờ của TQLC và toán kiểm soát của đô đốc Doyle đã khiến tàu nhận đúng người và hàng hóa. THỨ BA, Almond cũng gửi một toán do trung tá Arthur Muray tới Pusan để nhận người, tiếp liệu, và trang bị vừa tới bằng đường biển và đường không và chuyển họ càng nhanh càng tốt tới khu vực qui định. Nếu cộng thêm lính tráng và tiếp liệu đã đổ xuống ở các cảng Wonsan và Songjin, ông cần phương tiện chuyên chỡ cho 105.000 lính, 18.422 xe cộ, và khoảng 350.000 tấn hàng hóa cồng kềnh. Dù đô đốc Doyle chỉ huy một đoàn vận tải gồm hơn 125 chiếc, một số tàu đã đi thêm chuyến để đạt yêu cầu của Doyle. Bộ tư lịnh vận tải chiến đấu của Không lực Viễn đông đã bay khỏi sân bay Yonpo để thực hiện yêu cầu này. Yểm trợ của không quân chiến thuật trong giai đoạn di tản là trách nhiệm của hải quân và tqlc, các chiến đấu cơ của Không Lực số 5, trước đây đặt tại đông bắc Hàn quốc đã bay tới Pusan ngày 3/12. Không đoàn 1 của tqlc, đặt tại Yonpo và trên các mẫu hạm, đã cố gắng hết mức để yểm trợ các cuộc hành quân của quân đoàn. Hơn nữa, đô đốc Doyle đã sắp xếp việc yểm trợ của máy bay của hải quân và hải pháo. Tăng cường bởi các tàu cung cấp bởi đô đốc Arthur Dewey Struble, TL đệ thất hạm đội, Doyle cuối cùng đã có thể dùng 7 mẫu hạm cung cấp bảo vệ trên trời cho khu vực trách nhiệm của quân đoàn 10 và triển khai một tuần dương hạm, 9 khu trục hạm, và ba tàu trang bị hỏa tiển để bảo vệ khu vực 16 km bắc và nam của cảng Hungnam theo yêu cầu của tướng Almond. 

ĐỂ BẮT ĐẦU VIỆC THU HẸP PHÒNG TUYẾN MỘT CÁCH TRẬT TỰ trong lúc một số đv rút đi, các đv ở chu vi phòng thủ đã thong thả (deliberately) rút lui, như sđ 1 tqlc đã rút về phòng tuyến đầu tiên của các PHÒNG TUYẾN CỦA BA GIAI ĐOẠN mà Almond vẽ chung quanh Hungnam. Ở phía tây nam phòng tuyến THỨ NHỨT dọc theo sông Yowi-ch'on, ngay dưới sân bay Yonpo và nơi nào đó tạo thành một vòng cung khoảng 4.8 km từ trung tâm của Hungnam. Phòng tuyến THỨ HAI chỉ khác phòng tuyến thứ nhứt ở phía tây nam trong khu vực của sđ 3 Mỹ nơi mà phòng tuyến này kế tiếp bờ phía bắc của sông Songch'on kế Hungnam. SĐ 3 rút về phòng tuyến thứ hai, có nghĩa là sẽ bỏ sân bay Yonpo, nơi sẽ là điểm sđ 7 bắt đầu di tản. Phòng tuyến THỨ BA và CUỐI CÙNG là một vòng cung nhỏ khoảng 1.6 km bên ngoài ranh giới của tp Hungnam sẽ được chiếm giữ bởi sđ 3 trong lúc họ chờ di tản. Trong giai đoạn cuối của di tản này, các đv của sđ 3 sẽ dùng chiến thuật đoạn hậu để tự bảo vệ việc di tản của chính họ. 

Tướng Almond đã in lịnh di tản ngày 11/12, ngày mà tướng MacArthur thăm Hàn quốc và bay đến sân bay Yonpo để gặp ông. Sau khi thuyết trình về việc phối trí lực lượng và kế hoạch di tản, Almond đã tiên đoán việc di tản sẽ trật tự, và ko tiếp liệu hay trang bị nào PHẢI PHÁ HỦY HAY BỎ LẠI và rằng địch quân sẽ can thiệp ko đáng kể. Việc tái phối trí quân đoàn 5 về phía nam của Hàn quốc, ông ước lượng, sẽ hoàn tất ngày 27/12.

VIỆC DI TẢN (12-24 THÁNG 12)

Sư đoàn 1 tqlc Mỹ, ngày 11/12 đã đến Hungnam từ Hồ chứa nước Chosin, tập hợp giữa cảng và sân bay Yonpo. SĐ đã lên tàu trong ba ngày sau đó và đi về cảng Pusan vào giữa buổi sáng NGÀY 15. Tướng Almond ngày trước đó đã chỉ định Masan, 48 km tây của Pusan làm khu tập hợp của sđ. Sau cuộc hải hành đến Pusan và được xe chỡ tới Masan, sđ đã đặt dưới quyền của quân đoàn 8 Mỹ NGÀY 18/12. Một số hàng hóa cồng kềnh đã được chỡ đi lúc TQLC lên tàu, nhưng phần lớn hàng này đã được chỡ sau khi TQLC đã đi. Từ NGÀY 15/12 trở đi (onwards), các đv phục vụ đã dần dần di chuyển những kho chứa và điểm tiếp tế (supply point) vào khu vực cảng và những hàng tiếp tế kềnh càng và cơ giới nặng đã chuyển lên tàu lớn tại bến tàu hay đưa lên tàu nhỏ để ra tàu lớn (lightered to ship). Để tiết kiệm thời gian, đạn dược được chuyển ngay tại bến tàu thay vì chuyển ở ngoài khơi--như qui định trước đây. Việc chuyển dịch như vậy hàng tiếp liệu đã song song với việc chuyển quân cho tới ngày cuối của di tản. 

Khi TQLC Mỹ đã ra khơi, thành phần chánh (bulk) của trung đoàn 1 tqlc Hàn quốc, tăng phái cho sđ 3 Mỹ, đã chuyển về Yonpo để di tản bằng máy bay. TL của sđ 3 Mỹ tướng Robert Soule đã dự trù bù đắp cho tổn thất này của TQLC Hàn quốc bằng cách rút sđ của ông về phòng tuyến thứ nhứt ngắn hơn ngày 16/12, nhưng một số kịch chiến chống lại các đv của ông giữa Chigyong và Oro-ri trong buổi sáng ngày 15/12 khiến ông phải rút vào buổi chiều cùng ngày. Ngày 16, các tấn công chống sđ 3 ở các vòng cung tây và tây bắc của chu vi phòng thủ này và địch quân đã đụng với quân đoàn 1 của Nam Hàn ở phía đông bắc, và các báo cáo từ mặt đất và trên không cho thấy quân TC và Bắc Hàn đang gần chung quanh chu vi của quân đoàn 10 Mỹ dù quân số ko đông. Các thành phần của sđ 81, quân đoàn 27 của chí nguyện quân TC có vẻ đã tấn công sđ 3 Mỹ và một lữ đoàn quân Bắc Hàn hình như đang tiến về cảng Hungnam trên con đường ven biển từ hướng đông bắc. Một vấn đề khẩn cấp hơn là việc xuất hiện các toán quân nhỏ của địch là SỐ LƯỢNG LỚN LAO CỦA DÂN THƯỜNG TIẾN VỀ CHU VI CỦA QUÂN ĐOÀN. Dù tướng Almond TL đã dự trù di tản các viên chức chính phủ, gia đình của họ và nhiều người khác khi còn chỗ trống trên tàu, nhưng ông đã ko dự đoán rằng hàng ngàn người cố gắng tới Hungnam. Bên cạnh việc gây trở ngại cho cuộc di tản của quân LHQ do đông nghẹt người ở khu vực cảng, đoàn người tị nạn đông đảo này sẽ tạo một nguy hiểm do xâm nhập của quân TC và Bắc Hàn. Theo tình báo của quân đoàn, Bắc Hàn đang loan truyền tin đồn tại tp Hamhung, phía tây bắc của Hangnam, rằng QĐ 10 sẽ cung cấp vận chuyển cho mọi dân thường muốn rời bỏ Bắc Hàn. Mục đích của họ là tạo ra làn sóng tị nạn để che đậy việc xâm nhập của cán bộ và đặc công Bắc Hàn. Để ngăn ngừa việc dân chúng tràn ngập cũng như xâm nhập, quân cảnh, nhân viên tình báo, và các lính ở chu vi phòng thủ đã ngăn đường đi của dân tị nạn, đặc biệt con đường từ Hamhung tới Hangnam với rất đông người đang di chuyển. Họ chỉ thành công một phần. Những dân thường này đã tới Hungnam và họ được thanh lọc, sau đó chuyển ngoại ô phía đông nam của tp Sohojin, nơi mà nhân viên về giao tế dân sự (civil affairs personnel) của QĐ 10 cung cấp lương thực và sắp xếp cho họ di tản khi tàu còn chỗ trống. 

Kế tiếp (on the heels) của sđ tqlc là sđ 7 Mỹ đã bắt đầu lên tàu ngày 14/12, bằng cách trước nhứt cho lên tàu các binh sĩ đã mệt mỏi vì chiến đấu của trung đoàn 31 bộ binh, tiểu đoàn 1 của trung đoàn 32 và TĐ 57 pháo binh dã chiến--họ đã chiến đấu cạnh TQLC tại khu hồ chứa nước Chosin. Phần lớn các đv tiếp vận của sđ 7 đã lên tàu ngày 15 và 16. Trung đoàn 17 bộ binh Mỹ và phần còn lại của trung đoàn 32 bộ binh đã thay thế quân đoàn 1 của Hàn quốc trên chu vi phòng thủ và đã rút lui đến tuyến của giai đoạn 1. Vì thế, chu vi của QĐ 10 Mỹ vào ngày 16 sẽ chia làm 2 phần gần bằng nhau bởi sông Songch'on, sđ 7 ở bờ bắc của sông, sđ 3 ở bờ nam sông (sông này chảy hướng tây bắc-đông nam), xem bản đồ. Các toán tuần tiểu và tiền đồn phòng thủ chiều sâu cho tới rìa phía nam của tp Hamhung--nằm trên bờ sông Songch'on và ở phía tây bắc của cảng Hangnam. 

Sau khi được thay thế hay trám tuyến bởi sđ 7 Mỹ, quân đoàn 1 Hàn quốc đã lên tàu và ra kh                                                                                                                     ơi ngày 17/12. Dù kế hoạch trước đó đã yêu cầu (called for) quân đoàn này đi cảng Pusan, tướng MacArthur, hình như từ kết quả của chuyến viếng thăm Hàn quốc ngày 11/12, (thời gian này tướng quân còn đóng đô ở Nhật Bản vì lúc đó chiến tranh đã tàn phá Nam Hàn từ vĩ tuyến 38 trở xuống--người dịch) đã ra lịnh rằng những đv của quân đoàn lúc đó đang ở chu vi phòng thủ của Hungnam phải được hải vận đến Samch'ok. Những đv này và những đv đã được chuyển đến Pusan từ Songjing đã được đặt dưới quyền của quân đoàn 8 của Mỹ ngay khi lên bờ (embarkation). Việc chuyển giao này cho phép TL quân đoàn 8 tướng Walton Walker có quyền điều động quân đoàn 1 Hàn quốc ngay lập tức, và việc đổ bộ này ở Samch'ok đã đặt phần lớn đv này sẵn sàng triển khai đến phía đông của Phòng Tuyến B Dự Trù của ông. Việc đổ bộ thực tế đã được thực hiện ở một cảng nhỏ ngay phía bắc của Samch'ok và hoàn tất ngày 20/12. Việc di tản của QĐ 1 Hàn quốc ngày 17/12 đã trùng hợp với việc di tản của phần lớn các phòng ban của BTL và binh sĩ QĐ 10 của Mỹ. Điểm đến cuối cùng của họ là cảng Kyongju, 80 km bắc của Pusan, nơi mà họ sẽ lập BTL tiền phương của QĐ 10 Mỹ. Cùng ngày, các hoạt động ở sân bay Yonpo đã chấm dứt vì các đv phụ trách sườn trái của sđ 3 Mỹ đã chuẩn bị rút quân về bờ phía nam của Sông Songch'on đằng sau phi trường ngày kế. Các phi đội của TQLC Mỹ từng dùng phi trường này đã rút về sân bay Pusan và Itami ở Nhật. ĐV rút cuối cùng là một đv bảo hành thuộc Không Lục số 5 từng phục vụ cho các chiến đấu cơ TQLC và máy bay vận tải của tướng William Tunner. Trong ngày cuối, máy bay của Tunner đã chỡ đi 3.600 binh sĩ, 196 xe cộ, 1.300 tấn hàng hóa, và vài trăm người tị nạn. 

Cuộc rút quân ngày 18/12 của các đv trách nhiệm sườn trái của tướng Soule tới bờ nam của Sông Songch'on có mục đích ban đầu là trám tuyến của hai trung đoàn của sđ 7 Mỹ vẫn còn trên chu vi phòng thủ. Các lực lượng của Soule xuất phát từ Songch'on đi tới phòng tuyến giai đoạn 2 của quân đoàn vào ngày 19 và trong ngày 19 và 20 đã bung rộng để trám tuyến của trung đoàn 17 và 32. NÓI THÊM: Trước đó, khi tập trung về Hungnam để chuẩn bị di tản, tướng Almond đã lập một chu vi phòng thủ hay perimeter có đường bán kính rất lớn mà tâm là cảng Hungnam. Sau đó ông ông lập các phòng tuyến hay line được thiết kế cho từng giai đoạn hay phase của việc di tản. Tuy kế hoạch di tản này rất chi tiết nhưng đã được các đv mỹ và Nam Hàn thi hành nghiêm chỉnh, gần như ko có sai sót--người dịch. Tướng Almond đã đóng BTL của ông tại cảng Hungnam ngày 20 và dời lên sóa hạm USS Mount McKinley đậu tại cảng, giao quyền chỉ huy các lực lượng trên mặt đất cho tướng Soule. Các cuộc tấn công thăm dò của quan TC và Bắc hàn đã giãm bớt (slacken) đáng kể sau khi sđ 3 và 7 của Mỹ rút về phòng tuyến giai đoạn 1 của QĐ, bùng nổ trở lại ngày 18 và trở nên dữ dội ngày kế, 19/12. Ba sđ quân TC gồm 79, 80 và 81, thuộc QĐ 27, được tin là ở gần khu vực tây của cảng Hungnam, dù chỉ sđ 79 là đụng độ với quân Mỹ. Bắc và đông bắc của Hungnam, một lữ đoàn Bắc Hàn và sđ 3 Bắc Hàn vừa được tái trang bị sau các trận đánh trước đây, đã đụng với quân mỹ, ngoài còn có một lực lượng khác của Bắc Hàn, được phỏng đoán là một trung đoàn cũng tham chiến. Quân CS chỉ tràn ngập một số tiền đồn, và nhanh chóng bị đẩy lui bởi quân mỹ. Cho tới giờ, các hoạt động này chỉ nhằm mục đích thăm dò chu vi phòng thủ. Một số giải thích có thể chấp nhận được về việc tại sao Cộng quân ko thể đánh lớn. Lực lượng chủ lực của quân TC tại Hồ chứa nước Chosin hình như cần thời gian để phục hồi tổn thất từ mùa đông lạnh giá và những trận đánh gần đây. NÓI THÊM: Lính TC phần lớn ở miền nam nước Tàu ấm áp nên ko thích hợp khí hậu giá lạnh ở Bắc Hàn. Các lực lượng CS đều biết QĐ 10 của mỹ rút khỏi Hungnam và họ sẽ có thể vào tp này mà ko cần chiến đấu. Sự thu hẹp của chu vi phòng thủ của QĐ có lẽ đã khiến Cộng quân phải trinh sát liên tục. Hỏa lực của pháo binh, hải quân và yểm trợ dồi dào (ample) của không quân đã ngăn ngừa hữu hiệu Cộng quân tập trung đủ quân để đánh lớn. Dù vì lý do gì, quân TC và Bắc Hàn đã ko thể mở cuộc tấn công qui mô. Dù một đv tăng phái, một trung đoàn của sđ 1 Bắc Hàn, đã được nhận diện gần một căn cứ lớn (anchor) ở đông bắc của chu vi phòng thủ ngày 20/12, các tấn công của Cộng quân đã giảm vào ngày 20 và 21 khi những người lính cuối cùng của sđ 7 mỹ lên tàu và đi về cảng Pusan. SĐ 7 đã hoàn tất việc tái phối trí ngày 27 và chuyển về một khu tập hợp quanh Yongch'on, phía tây của BTL mới của QĐ 10 tại Kyongju. Những tấn công nhỏ nhằm quấy rối sđ 3 mỹ ngày 22/12 khi các trung đoàn 7, 65 và 15 của tướng Soule từ tây sang đông đang bảo vệ phòng tuyến giai đoạn 2 của QĐ. Ba trung đoàn này bảo vệ việc xuống tàu của những đv pháo binh cuối cùng của QĐ và đv đầu tiên của các đv tiếp vận của sđ. NÓI THÊM: trong các sđ mỹ, quân số về hậu cần hay tiếp vận đông hơn quân số ở tuyến đầu, như về kể--người dịch. Vào ngày 23, khi tướng Soule rút những trung đoàn của ông về phòng tuyến giai đoạn cuối của QĐ để chuẩn bị rút toàn diện khỏi Hungnam, một số đạn cối và pháo binh đã rớt xuống chu vi phòng thủ. Người ta ko rõ vì lý do gì liên quân TC-Bắc hàn đã ko thể mở tấn công lớn ngay cả khi chu vi phòng thủ chỉ còn 1 sđ bảo vệ dù trước đó là cả QĐ 10 của Mỹ. Cuộc tấn công bằng pháo cối kể trên ngày 23 là đụng độ cuối cùng giữa hai bên. 

Vào sáng 24, chu vi phòng thủ im lặng và quân mỹ ở ở trong vị trí trong khi thành phần cuối cùng của các đv tiếp vận của sđ 3 lên tàu và trong khi Soule cho áp dụng đoạn hậu. Cứ mỗi trung đoàn có một TĐ ở tại chỗ trên chu vi trong khi các đv bộ binh và pháo binh lên tàu và trong khi TĐ 10 công binh chiến đấu của sđ và những toán phá hủy đạn dược dưới nước của hải quân đã chuẩn bị phá hủy các cơ sở của cảng. Cùng lúc, những đv tiếp vận cuối cùng của QĐ, những đv điều hành cảng, và càng nhiều người tị nạn càng tốt đã được đưa lên tàu. Sau khi tướng Almond của QĐ thanh tra lần chót trên bờ, bảy trung đội đã thiết lập các cứ điểm gần bờ biển để bảo vệ việc lên tàu của thành phần còn lại của những TĐ có nhiệm vụ bảo vệ di tản và phần lớn của TĐ 10 công binh chiến đấu (CBCĐ). Ở những bước cuối, tàu chiến của đô đốc Doyle đã tạo một lưới lửa khoảng 2.4 km từ biển trở vào trong khi những trung đội cuối cùng của lực lượng bảo vệ di tản lên tàu và khi tĐ 10 CBCĐ và những toán trên đây của hải quân đã giật nổ bến tàu trước khi rời bờ trên những chiếc LVT và LCM khoảng sau 14:30 một chút.

Vào ngày Christmas Eve, những người lính cuối cùng và vật liệu đã rời cảng để tiến về Pusan và Ulsan, một cảng nhỏ 48km bắc Pusan. Họ đã ko để lại hàng hóa hay thiết bị còn dùng được. Khoảng 200 tấn đạn, một số lượng tương tự cốt mìn, 500 quả bom 500-cân Anh và khoảng 200 thùng dầu nhớt và xăng đã ko được mang đi, nhưng tất cả thứ này đã đóng góp cho việc phá hủy cảng Hungnam trước khi liên quân TC-Bắc Hàn vào tiếp thu. 

















 





Redditor Phaenthi uploaded a map that shows which countries in the world American states’ GDP overtakes.

What you see is that the U.S. generates more money a year than much of the world put together, but it also reveals some mind blowing stats.

“Minnesota has a population of ~5.5 million and Nigeria has a population of ~175 million.” According to Mic, this statistic would mean that the average Minnesotan has at least the same wealth as 32 average Nigerians.

The state of Texas’ GDP in 2012 was $1.4 trillion, greater than Mexico’s $1.18 trillion, despite the fact that Mexico has more than four times the population of Texas.

New York City alone is one of the world’s greatest financial centers with a GDP of $1.2 trillion, so it’s no surprise that the whole state beats the entire country of South Korea with a GDP of $1.12 trillion.

California’s GDP in 2012 was $2 trillion, far exceeding the entire country of Canada’s haul of $1.82 trillion. It’s widely known that California alone is also one of the largest economies in the world.

Almost surprisingly, Illinois beat the oil-rich country of Saudi Arabia, though unsurprisingly, Chicago is also one of the richest cities in the world, raking in $524 billion, according to Technosio.

Of course, without an adjusted cost of living or the median household income, this map only shows the financial generation of each state and not how individuals in the states actually live.

 BÁC SĨ NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC

NGUYỄN = 536155 = 25 = 7

THỊ = 451 = 10 = 1

ÁNH = 1 5 5 = 11 = giữ nguyên

NGỌC = 5373 = 18 = 9

Những ai hay nói "khổ như chó" hảy xem hình và đọc những dòng sau: đây là nàng chó bông Tiffy , thuộc giống Maltese , có một cuộc sống quý tộc tại New York . Nó được dẫn đi dạo phố mỗi ngày , được gội đâu và chải lông vài tuần 1 lần , là hội viên của câu lạc bộ dành cho chó "Biscuits and Bath" ở Manhattan . Ở đó nó tập thể dục trong vài giờ và gặp gở bạn bè . Thỉnh thoảng được ông bà bà chủ dẫn nó và bạn trai "Bucky" đi ăn ở khách sạn Stanhope ở Fifth Avenue hay ở nhà hàng chuyên nấu đồ pháp "Bistrot du Nord". Bà chủ của nó nói "tôi sẽ cung cấp cho nó có một cuộc sống khỏe mạnh và tuyệt diệu nhứt với mọi khả năng mà tôi có. "Dịch từ NGS.
Ảnh 2 - 3: Các em bụi đời ở Hà Nội còn khổ hơn con chó mà anh lính Mỹ này bồng trong tay khi hành quân ở tỉnh Kontum , Việt nam thời chiến tranh . Vì nó còn có tình yêu thương trìu mến của chủ, còn các em thì ko, ảnh 2 chụp năm 2004. Có thể sau đó em này sẽ sống ở một trại tù nào đó: ăn uống thiếu thốn , lao động khổ cực , thường xuyên bị đánh đập bởi bọn "đại bàng" hay trật-tự-viên . Đây là những tù được cán bộ quản giáo giao nhiệm vụ "giữ trật tự' trong trại giam . Chúng có toàn quyền "trị" các tù khác , nhất là các tù mới đến . Công an biết mà làm ngơ vì họ dùng tù trị tù . Nếu bọn này có đánh chết tù thì chúng sẽ ở tù chung thân còn công an quản giáo vô sự .
Chế độ cộng sản ở Việt nam hiện nay coi những trẻ em bụi đời , thành phần sì ke /ma túy /mãi dâm hay những kẻ cướp của giết người v.v... là "cặn bả của xã hội ". Họ coi thành phần này "còn thua con chó " mà họ nuôi !!! Tôi không nói quá đáng đâu ! Thỉnh thoảng báo chí loan tin công an đánh chết người . Đây là những vụ báo chí biết hay do gia đình của nạn nhân thưa gửi/khiếu nại ; còn những nạn nhân mà ko có thân nhân , như các em bụi đời này , hay thân nhân ko thưa gửi/khiếu nại thì làm sao mà báo chí biết . Tôi có một người em họ , bị giam ở Chí Hòa vì nghiện ma túy . Ở mấy tháng thì công an bảo chết vì bịnh . Gia đình âm thầm chôn cất , ko thưa gửi gì hết . Ăn uống thiếu thốn , bị bọn đại bàng và trật tự viên đánh đập hàng ngày thì làm sao mà sống nỗi . Ở VN có hơn 600 tờ báo nhưng đều do đảng/chính quyền quản lý ; cho nên họ chỉ đăng những tin tức làm đẹp cho chế độ mà thôi . Những tin có ảnh hưởng xấu cho chế độ thì không đăng .






Wednesday, January 27, 2021

 Mỗi vấn đề đều có giải pháp

- Sanh vì nghề nhưng khổ vì nghiệp. Trước đây tôi được một người quen cho một iPad cũ nhưng còn tốt. Nhiều lần tôi định cập nhựt cho iPad này nhưng ko được. Tôi cũng muốn cài đặt lại (reset) nhưng lại ko biết restrictions passcode. (Đây là một số PIN được cha mẹ tạo ra để kiểm soát việc dùng iPad của con mình). Hỏi người quen thì họ nói ko còn nhớ passcode này! Tôi bèn đặt câu hỏi "can not reset ipad because forgetting restrictions passcode" và tìm được giải pháp ở link bên dưới: Forgot iPad Restrictions Passcode? Here Are Solutions (apeaksoft.com) Sau khi theo đúng sự chỉ dẫn, trong đó có việc nối iPad với iTunes của máy tính, trên iPad đã xuất hiện thông tin sau, hình 1. Nối với máy tính thì trên iTunes hiện thông tin sau: "Unable to activate. Your iPad could not be activated because the activation server is temporarily unavailable. Try connecting your iPad to iTunes to activate it, or try again in a couple of minutes. If problem persist, contact Apple store at: . . . " Tôi vào website này để chat với nhân viên của iPad, lúc đó cũng trên dưới 10 giờ đêm. Sau khi chat rất lâu với một nhân viên cấp dưới, họ đã nhờ xếp giúp dùng. Sau đó, vì quá buồn ngủ vì gần 12 g đêm, tôi ngừng chat và hẹn gặp họ hôm sau. Nhưng tôi rất ngạc nhiên là ngay sau đó iPad đã bắt đầu hoạt động trở lại. Sau khi nối kết với wifi, tôi đã set up như đã làm với một máy mới. Tuy nhiên, do là một ipad cũ, nên HĐH nó cũng chỉ là iOS 12.5.1 . Cũng nhờ vụ này, tôi biết đây là iPad vừa wifi và cellular, nghĩa là nếu có SIM sẽ dùng mọi nơi, mà ko cần wifi. https://www.apeaksoft.com/tips/ipad-forgot-restrictions-passcode.html?fbclid=IwAR2VO7biAmq_E_2DRwGBVygtMbUXhDcYVfMAhZEPTdnWMu0YHU96P_a4fBU#:~:text=As%20a%20result%2C%20you%20can%20reset%20an%20iPad,iPhone%20Data%20Recovery%20to%20customize%20output%20iPad%20data.

Trong lịch sử quân sự thế giới, ko gì khó bằng lui quân, ngay cả được tổ chức kỹ lưỡng. Cuộc lui quân tại quân đoàn 1 và 2 chẳng những đã ko có yếu tố trên lại mà có dân di tản lẫn lộn chung với đoàn quân thì tan tác là điều hiển nhiên.


- Người dân Quảng Trị và Thừa Thiên luôn nghĩ rằng Nhảy Dù cần thiết để bảo vệ vùng 1, và khi thấy Nhảy Dù rút đi là họ đã đi theo. Khi dân chạy thì ĐPQ và NQ rút theo. Nhiều lính bộ binh cũng bỏ đơn vị để tìm gia đình. - Trích từ sách Black April.

SÁNG NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, một đợt sóng dân tị nạn đã tới Huế mang theo tin tqlc đột ngột rút quân. Và ko chỉ có dân thường. Tướng Thi đã viết "việc tqlc rút đi đã có một tác hại nghiêm trọng đối với lòng can đảm và tinh thần của các đv ĐPQ." Lính ĐPQ của Quảng Trị, đã chiến đấu dũng mãnh trong hai tuần trước đây chống lại đợt tấn công đầu tiên, nay cảm thấy BỊ BỎ RƠI. -- Trích từ sách đã dẫn.

- "Các anh không được để địch quân an toàn rút khỏi khu vực bắc Huế, và mang theo mọi người dân, bao gồm những công chức phản động, về cố thủ tại Đà Nẳng, bởi vì khi ấy ta sẽ gặp nhiều khó khăn"-- Lịnh của Giáp gửi các tư lịnh CS ở quân khu I VNCH. -- Trích từ sách đã dẫn. 

- Ngày 8/3/1975, tại đồi 51 ở bắc Thừa Thiên một trung đội tqlc VNCH, đẩy lui nhiều đợt xung phong của trung đoàn 4 của mặt trận B-4 csbv. Khi sắp bị tràn ngập, thiếu úy trung đội trưởng đã kêu pháo binh bắn lên vị trí. Ngày hôm sau TĐ 4 tqlc đã phản công, với yểm trợ của không quân, gây cho địch trên 100 chết và tịch thu nhiều vũ khí.-- Trích từ sách đã dẫn. 

                                


BẢN ĐỒ VNCH VỚI BA NỘI PHẬN (ENCLAVE) ĐÃ DỰ TRÙ GỒM HUẾ-ĐÀ NẲNG, TAM KỲ-CHU LAI, VÀ QUẢNG NGẢI. 

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 275 tới 287 của sách đã dẫn.

===

"Tuân lịnh của tướng Giáp, mặt trận B-4 đã cho xâm nhập đặc công, cán bộ chính trị, và năm TĐ bộ binh vào vùng đồng bằng. Sau khi tiến hành tập trận giả gần Cửa Việt, trung đoàn 9 sđ 304 csbv, di chuyển về Thường Đức ngày 6 THÁNG BA năm 1975. Họ sẽ thay thế một trung đoàn của sđ 324 ở Thường Đức, và trung đoàn này của 324 sẽ chuyển về phía bắc để tham chiến tại vùng đồi núi nam Huế. Tướng Nguyễn Hữu An muốn sđ 324 có đủ cả 3 trung đoàn để đánh bại sđ 1 vnch và tạo điều kiện để sđ 325 tràn xuống QL-1.  

NGÀY 8 THÁNG BA, quân địa phương của cs đã mở nhiều trận tấn công suốt Quảng Trị và Thừa Thiên. Tại bắc Quảng Trị, phần lớn các vị trí của đpq đều giữ được, trừ một tiền đồn bị mất, tuy nhiên quân cs đã xâm nhập vào khu vực phía đông QL1. Có 15 xã bị mất, nhưng các lực lượng đpq THIỆN CHIẾN của Quảng Trị đã đẩy lui chúng trong HAI NGÀY. Tại bắc Thừa Thiên, thành công của bắc quân ko đáng kể, trừ một mục tiêu quan trọng, ĐỒI 51, do một trung đội tqlc trấn giữ, đã kể ở trên bị tràn ngập sau một trận ác chiến. Dù thiếu úy trung đội trưởng tử trận nhưng trung đội đã làm chậm bước tiến của đối phương. 

Tại đông nam Huế, hai TĐ quân địa phương của cs đã xâm nhập phòng tuyến của vnch và tiến về bờ biển. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt hạ tầng cơ sở của CP trong khu vực. Bắc quân đã tiến vào một số làng, kêu gọi dân chúng nổi dậy chống "bọn áp bức". Dân làng đã nhanh chóng từ chối kêu gọi này. Tướng Lâm Quang Thi, tư lịnh phó QĐ 1 đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm để tái chiếm phần đất đã mất, diệt một TĐ và gây thiệt hại nặng cho TĐ kia. 

Tổng quát, những cố gắng ban đầu của cs tại Quảng trị đã chấm dứt trong thất bại ảm đạm (dismal failure). NGÀY 12 THÁNG BA, tàn quân này đã rút về vùng núi. Thành công duy nhứt và có ý nghĩa của cs là trận chiến ở bắc Quảng Trị đã khiến 100.000 dân thường--khoảng 1/2 dân số của tỉnh--chạy về Huế. Nhiều làng dân bỏ đi hết. 50.000 người đã tới Huế NGÀY 10/3, và 50.000 đã tới NGÀY KẾ. Khoảng 20.000 dân của Thừa Thiên chạy vào Đà Nẳng. Chánh quyền của hai tp đã nhanh chóng trợ giúp dòng người tị nạn đông đảo này. Hội Chữ Thập Đỏ VNCH đã bắt đầu cung cấp thực phẩm, trong khi những cơ quan khác của chính phủ và thiện nguyện cung cấp chỗ ở và chăm sóc y tế. Những cơ quan này đã giúp đỡ hữu hiệu người tị nạn, nhưng dù có khuyến cáo của chính quyền, phần lớn họ đã từ chối trở về nhà cũ. Vì dù họ an tâm khi thấy quân đội VNCH đã phản công thành công, họ vẫn còn sợ hãi cs. Việc quân csbv năm 1972 pháo kích vào dân tị nạn trên QL-1 khi họ di tản từ tp Quảng Trị, còn được gọi là "Xa lộ Kinh hoàng", và vụ thảm sát 1968 ở Huế vẫn còn như in trong trí nhớ của họ. 

Phía nam của Huế, thời gian nổ súng của quân đoàn 2 csbv đã tới.  Dù những cố gắng vượt bực của các toán tiếp vận của Nguyễn hữu An, quân đoàn này chỉ có thể cung cấp 50/100 nhu cầu cần thiết của chiến dịch. Tuy vậy, An vẫn ra lịnh sđ 324 tấn công. NGÀY TÁM THÁNG BA, hai trung đoàn của 324 tấn công các vị trí vnch tại Núi Mỏ Tàu, trong khi hai trung đoàn của mặt trận B-4 tấn công một số đồi quan trọng khác. Trận chiến rất ÁC LIỆT. Quân csbv đã tấn công nhiều đợt vào phòng tuyến vnch. Núi Mỏ Tàu bị TRÀN NGẬP, nhưng nhiều đợt không kích, một số được đích thân điều chỉnh bởi trung tướng Thi, đã giúp quân vnch TÁI CHIẾM núi này.  

Sau HAI NGÀY chiến đấu, thiệt hại của bắc quân rất cao, và thành công của họ rất thấp. Họ đã chiếm một số đồi nhỏ, cùng với một đồi quan trọng, ĐỒI 224, cửa ngõ tới Núi Bông. Đồi 224 khống chế bờ bắc của Sông Truồi, và nằm giữa Núi Mỏ Tàu và DÃY ĐỒI MOM KUM SẮC, khống chế bờ nam của sông này, dãy đồi này trấn giữ bởi TĐ 61 và 60 BĐQ đã kể trong bài trước đây--người dịch. Khi một tđ của sđ 1 trấn giữ ở đồi 224 bị tràn ngập, trung tướng Thi ra lịnh phản công. Sau đó sđ 1 đã TÁI CHIẾM nửa đồi 224, trong khi Mỏ Tàu và phần lớn các đồi này vẫn còn trong tay của Nam VN. Nhìn chung, chiến lược phòng thủ mới của sđ 1 TỎ RA HỮU HIỆU, và sđ 324 đã rút lui với TỔN THẤT NẶNG. 

Trên các mặt trận khác của tướng Trưởng, bắc quân ko có hoạt động đáng kể ở khu vực trung tâm của quân khu 1, nhưng họ đã thành công khi tấn công vào điểm yếu nhứt của quân vnch, đó là đpq bảo vệ quận lỵ TIÊN PHƯỚC.  Sau khi bí mật tập trung toàn bộ sđ 2 csbv cộng với các thành phần chánh của lữ đoàn 52 từ Quảng Ngải, họ đã tấn công lúc 0:30 g sáng NGÀY MƯỜI THÁNG BA. Lúc 4 giờ chiều, họ đã đập tan phòng tuyến của đpq và chiếm quận. Những kẻ sống sót đã rút ra quốc lộ để về Tam Kỳ. 

NGÀY MƯỜI MỘT THÁNG BA, tướng Nhựt, TL sđ 2 vnch, đã bay đến Tam Kỳ để chuẩn bị phản công tái chiếm Tiên Phước. Tướng Trưởng cũng gửi quân trừ bị, LĐ 12 BĐQ, tăng cường cho Tam Kỳ. NGÀY KẾ, trung đoàn 5 của sđ 2, đến từ Quảng Ngải để chuẩn bị phản công. Tình báo kỹ thuật và tù binh csbv đã nhanh chóng cho biết qui mô của bắc quân trong khu vực, và trung đoàn 5 đã cẩn thận ngừng cuộc phản công trước khi tới gần quận lỵ này. 

Mất Tiên Phước là một cú đấm đối với Trưởng, nhưng quan tâm chánh của ông là vùng ĐỒI NÚI NAM HUẾ. Một số tù binh thuộc mặt trận B-4 cho biết rằng quân địa phương của Quảng Trị đã THAY THẾ sđ 325 dọc theo đường ngưng bắn, ý nói Sông Thạch Hản. Khi tù binh thuộc sđ 324 cho biết sđ 325 có mặt tại vùng đồi núi này, Trưởng đã nhanh chóng hành động. Ông nhận ra rằng sự có mặt của 325 cho phép bắc quân có thể tấn công NHIỀU HƯỚNG, như tăng áp lực đối với sđ 1, hay chiếm Đèo Hải Vân, hay tấn công Đà Nẳng từ phía bắc. NGÀY MƯỜI THÁNG BA, trong khi sđ 304 ở Thường Đức vẫn còn trong các bunker, ông đã chuyển 1 lữ đoàn Dù để canh giữ đường tiến sát phía bắc của Đà Nẳng; ông cũng bốc LĐ 14 BĐQ từ Quảng Ngải về Đà Nẳng để làm trừ bị cho quân khu, và chuyển một trung đoàn của sđ 3 của tướng Nguyễn duy Hinh về bảo vệ bắc Quảng Tín, trám chỗ của LĐ 12 BĐQ. 

Trưởng đã biết rất ít về sđ 304 dù sđ này đã bị thiệt hại nặng trong trận chiến năm 74 ở Thường Đức và ko còn khả năng chiến đấu (incapable of operations). Chỉ có TRUNG ĐOÀN 9 của sđ này, trên đường di chuyển từ Quảng Trị, là còn khả năng chiến đấu. Đây là THẤT BẠI thứ ba về tình báo của vnch trong chiến dịch này. ĐẦU TIÊN là tình báo sai lầm khi cho rằng sđ 308 và/hay sđ 341 đang có mặt tại đường ngưng bắn hay Sông Thạch Hản, đã khiến Trưởng đã giữ nhiều  quân hơn cần thiết tại bắc Quảng Trị. THỨ HAI là ko biết gì về việc chuyển về phía nam Huế của sđ 325. THỨ BA là ko đánh giá chính xác tình trạng của sđ 304 ở Thường Đức khiến Trưởng đã để những đv thiện chiến ở đó và, quan trọng hơn, ảnh hưởng đến việc điều quân của ông. Với sđ 304 đóng quân ở tây Đà Nẳng, Trưởng đã tin rằng ông phải tập trung một lực lượng án ngữ đáng kể để phòng thủ Đà Nẳng, và điều này gây thiệt hại (detriment) cho những mặt trận khác của ông. Trong khi tình báo thì ko bao giờ hoàn hảo, nhưng khi kết hợp với những quyết định sau đó của Thiệu và SỤP ĐỔ VỀ TINH THẦN, tất cả đã trực tiếp dẫn đến sụp đổ của quân khu 1. 

Dù mất Tiên Phước và một vị trí ở nam Huế, sau tuần lễ đầu tiên của chiến dịch tấn công của bắc quân, Tưởng đã tin tưởng rằng ông đã chận đứng bắc quân. Dù xuất hiện của sđ 325 khiến ông chút ít lo âu, nhưng với việc điều động mới đây của Nhảy Dù và LĐ 12 bđq, ông vẫn còn làm chủ tình hình. Trong lúc TỰ TIN như vậy, NGÀY MƯỜI HAI THÁNG BA, BTTM ra lịnh rút sđ Dù về Sài Gòn gấp. Với những sđ trừ bị chiến lược bị cột chân ở vùng 1, bộ TTM cần sđ này tái chiếm Ban Mê Thuột và bảo vệ SG. Thực tế, hầu như ko có phòng tuyến thứ hai bảo vệ SG. 

Đối với Trưởng và các TL và bộ tham mưu, lịnh này là điên rồ (insane). Với sđ 325 đang dàn quân (poise) ở vùng đồi núi nam Huế, và sđ 304 đang ở Thường Đức, phía tây Đà Nẳng, việc rút đi sđ Dù sẽ làm yếu đi tuyến phòng thủ chung quanh Đà Nẳng. Ông lập tức yêu cầu được gặp tổng thống Thiệu.

Tới SG ngày 13 tháng ba, Trưởng đã cố gắng hết sức để thuyết phục Thiệu. Nếu ko có Nhảy Dù, ông phải chuyển TQLC từ Quảng Trị để bảo vệ phòng tuyến phía tây Đà Nẳng. Việc di chuyển tqlc này sẽ khiến người dân nghĩ rằng VNCH sẽ bỏ Quảng Trị và việc bảo vệ sẽ trở nên khó khăn. Người dân trước giờ luôn nghĩ rằng Nhảy Dù cần thiết để bảo vệ vùng 1, và họ có thể nghĩ rằng việc Nhảy Dù rút đi là CP sẽ bỏ vùng 1. Cuối cùng dân sẽ bỏ chạy, làm trầm trọng thêm tình hình tị nạn đã quá tải ở vùng 1. Nếu Thiệu giữ nguyên ý định, những hậu quả của việc Nhảy Dù rút đi sẽ gây nhiều tác hại cho vùng 1. 

Tuy nhiên, tổng thống vẫn ko đổi ý. Thiệu giải thích cho Trưởng quan điểm mới về chiến lược. Với viện trợ bị cắt giảm nghiêm trọng, và ko còn hy vọng không quân Mỹ sẽ bẻ gẫy các cuộc tấn công của bắc quân, giải pháp tốt nhứt của vnch là củng cố lực lượng, tiết kiệm về tiếp liệu, và cố gắng tồn tại trong cuộc tấn công mùa khô này. Sau đó, quân đội vnch sẽ chuẩn bị đối phó một cuộc tấn công lớn của csbv trong năm 1976. Do đó, Thiệu đã quyết định chỉ bảo vệ những khu vực quan trọng và cần thiết cho nam VN. Thiệu nói, thà mất một phần lãnh thổ còn hơn thành lập CP liên hiệp với cs. Chỉ lên một bản đồ, tổng thống đã phát họa cho Trưởng tương lai của VNCH. Tại vùng 1, chỉ có Đà Nẳng và khu vực phụ cận phải được giữ bằng mọi giá. Những khu khác, kể cả Huế, có thể phải bỏ để Trưởng đủ quân số và hỏa lực bảo vệ Đà Nẳng. Trưởng được lịnh phát triển một kế hoạch cho những tái phối trí cần thiết. Ông sẽ nhận lữ đoàn 468 tân lập của tqlc để thay thế cho Dù, mà sẽ bắt đầu NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA.

Trưởng đã đề nghị với tổng thống là rút Nhảy Dù từng đợt: một khi tình hình quân sự ổn định, ông sẽ sắp xếp các lực lượng, chứ nếu rút quân nhanh chóng như vậy sẽ mời gọi thảm họa. Thiệu có nhượng bộ: Trưởng có thể rút mỗi lần một lữ đoàn dù, nhưng sđ dù phải rời quân khu 1 vào CUỐI THÁNG BA. 

Sau đó, với vẻ đầy thất vọng, Trưởng đã mô tả quyết định này của Thiệu với các TL sđ là "ko hợp lý", và đã tính từ chức. Sau này, ông đã viết: " Tôi rất cay đắng và giận dữ vì lịnh này rất đột ngột, vượt quá những gì mà tôi dự đoán hay ước muốn. . . dù tình hình QS ở Huế, Quảng Ngải, và Đà Nẳng hơi trầm trọng do các đợt tấn công liên tục của địch, tôi vẫn còn đủ quân để chống trả và còn dự định gửi Dù và TQLC tới những khu vực này để lấy lại thế thượng phong. Tôi đã giải thích kỹ lưỡng những ý tưởng và kế hoạch của tôi tới TT và thủ tướng nhưng đều bị từ chối."

Tại sao Trưởng quá ngạc nhiên với việc rút quân Dù là một bí mật. Việc rút những đv Dù khi có một đe dọa cho thủ đô đã xảy ra lần đầu vào tháng 6/74 khi một lữ đoàn phải dưỡng quân sau khi HQ ở khu Tam Giác Sắt. Theo tướng Viên, trong một cuộc họp tháng 12/1974 của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã phát họa những kế hoạch của BTTM cho năm 1975: "Vùng 1 được lịnh sắp xếp các lực lượng làm sao để sđ Dù có thể triển khai về SG hay nơi khác trong 72 giờ." Khung thời gian ngắn ngủi đã ăn khớp với lịnh sau này của Thiệu. Frank Snepp, nhà phân tách chánh của CIA tại VN đã viết rằng trong tháng hai 1975, Thiệu đã thông báo lần nửa với Trưởng là "giữ Nhảy Dù làm trừ bị để có thể nhanh chóng rút về SG khi có lịnh."

Nhưng dù cho Trưởng đã biết rằng trên nguyên tắc điều đó có thể xảy ra, nhưng phải rút sđ Dù quá vội vả trong lúc địch đang tấn công là một cú sốc nặng. Hơn nữa, Thiệu đang đổi một kế hoạch đã-thỏa-thuận-trước- đây với Trưởng là sẽ có ba nội phận là Huế, Đà Nẳng, và Chu Lai nay thành một nội phận Đà Nẳng mà thôi. Trong khi Trưởng đã hiểu sự cần thiết của một đv trừ bị chiến lược, ông đã cảm thấy rằng Thiệu đã đánh giá quá thấp tác động tâm lý của một việc rút quân nhanh chóng đối với một dân chúng đã quá sợ CS qua Tết 1968 tại Huế và Xa Lộ Kinh Hoàng năm 1972 ở Quảng Trị. 

Một yếu tố khác đã khiến Trưởng quan tâm sâu sắc. Ông đã nghi ngờ rằng Thiệu muốn rút Mũ Đỏ về SG là do sợ đảo chánh. Với Thiệu, thường rất khó khăn để tách chánh sách quốc gia với những động lực cá nhân, vì ông hiếm khi bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Bản tính đa nghi của Thiệu luôn luôn canh chừng những ai dám thách thức ông, và một viên tướng nổi danh khắp nước có thể đe dọa ông chính là Trưởng. Việc Thiệu nghi ngờ Trưởng có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định của Thiệu với quân khu 1. Ví dụ, có một số nhầm lẫn về việc liệu Thiệu có thông báo với Trưởng hay ko về ý tưởng của ông là tìm kiếm "một nội phận cuối cùng, nghĩa là một thứ đầu cầu dọc theo bờ biển có thể được dùng làm khu vực đổ bộ nếu quân Mỹ muốn trở lại VN." Thiệu đã muốn có một nội phận như vậy để người Mỹ ko nói rằng họ ko có chỗ để đổ bộ binh sĩ. Hơn nữa, bằng cách tập trung ba sđ và bốn liên đoàn bđq quanh Đà Nẳng, Thiệu hy vọng sẽ dụ quân csbv vào một chiến trường chuẩn bị trước, nơi hỏa lực thượng phong của vnch sẽ gây thiệt hại nặng cho bắc quân. Liệu Giáp có mắc bẫy này hay ko thì còn tranh cãi. Bất chấp ý kiến của tướng Trưởng, việc tổng thống rút vội vả quân Dù là mở màn cho việc sụp đổ quân đoàn 1. 

Khi Trưởng trở lại Đà Nẳng, ông đã ko thông báo cho cấp dưới toàn bộ những gì Thiệu nói. Theo phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, Trưởng đã theo lịnh Thiệu. Sau 75, Trưởng nói với tướng Thoại rằng Thiệu đã bảo ông "giữ bí mật tuyệt đối thông tin này và ko tiết lộ với các tư lịnh sđ, tỉnh trưởng, tư lịnh hải và không quân của QĐ 1 là mình sẽ bỏ miền Trung."

NGÀY MƯỜI BỐN THÁNG BA, Trưởng họp với các sq cao cấp, nhưng ông chỉ bàn về việc rút sđ dù và ko nói tới kế hoạch nội phận. Thiệu, vì sợ gián điệp cs, đã khiến Trưởng ko dám thông báo nội dung đầy đủ cuộc thảo luận giữa hai người, đã khiến cấp dưới đã ko chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc rút quân toàn diện. Khi Trưởng nói với họ rằng lập "những kế hoạch dự phòng" để rút về Đà Nẳng, lịnh chánh yếu của ông là phải giữ vững vị trí. Ông cũng nói với tham mưu trưởng rằng ông này nên bắt đầu lập kế hoạch rút về nhiều nội phận, nhưng Trưởng ko thể tự mình lập kế hoạch. Do vậy, khi có lịnh rút về Đà Nẳng, cuộc rút quân này đã trở thành một việc làm vô tổ chức (haphazard) và nhanh chóng thất bại vì hàng trăm ngàn dân thường hoảng loạn trên quốc lộ cũng như áp lực mạnh mẻ của bắc quân ở sát họ. 

Dù rất đau khổ, nhưng Trưởng vẫn phải ra lịnh cho LĐ 369 tqlc rút khỏi Quảng Trị và thay một LĐ Dù ở Thường Đức. LĐ 258 tqlc và BTL của sđ này sau đó cũng rút và thay thế một đv Dù khác--lúc đó BTL sđ tqlc đặt ở Hương Điền, phía bắc Phá Tam Giang--người dịch. Trưởng cũng ra lịnh chuyển tđ pháo binh 175-ly và một đại đội chiến xa M-48 về Đà Nẳng, cùng với trang bị của công binh và đạn dược.

Tướng Thi cũng rất bực mình vì bị rút đi hai lđ thiện chiến. Ông ko tin rằng ông có thể giữ Huế chống lại mủi tấn công đầy quyết tâm của địch mà ko có tqlc, và đã yêu cầu Trưởng cố gắng hết mức để bảo vệ QL-1; nếu ko ông sẽ ko thể rút về Đà Nẳng. Để đáp ứng yêu cầu của Thi, Trưởng điều lđ 14 bđq ra Quảng Trị để thế chỗ của lđ 369. Ông vẫn để lđ 147 tqlc với TLP của tqlc là đại tá Nguyễn Thành Trí ở bắc Huế. Ông đặt bch của lđ 258 tqlc và một tđ tqlc ở phía bắc của đèo Hải Vân và một tđ tqlc gần Huế. TĐ tqlc còn lại của lđ này đi với lđ 369 đến Thường Đức. Không chờ đợi lđ 468 tqlc từ SG đến Đà Nẳng ngày 21 tháng ba, ông đã dời bch lđ 258 về tỉnh Quảng Nam. 

Trong khi đó, sđ 324 đã tiếp tục tấn công. Trận chiến đặc biệt ác liệt tại đồi 224. Trong vài ngày, đồi đã đổi chủ nhiều lần. Pháo và không quân vnch đã dập những nơi tập trung của bắc quân, và ngày 16 tháng ba, quân vnch đã tái chiếm toàn bộ đồi. Dù những đồi chung quanh vẫn nằm trong tay bắc quân, trở ngại về tiếp tế đã khiến sđ 324 ngừng tấn công. 

Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Ngải, đụng độ ở cường độ thấp vẫn tiếp tục, và ko bên nào có tiến bộ. Ngày 13 tháng ba, vì thấy lđ 14 bđq và trung đoàn 5 rút đi, quân địa phương của cs đẩy mạnh tấn công.Ngày 16 tháng ba, họ tiến về tp Quảng Ngải, buộc một trung đoàn của sđ 2 rút lui. Để thu ngắn phòng tuyến, Trưởng ra lịnh bỏ hai quận ở tây Quảng Ngải, hy vọng rằng sẽ dùng lực lượng này để cũng cố phòng tuyến dọc quốc lộ 1. Trưởng đã giám sát việc di tản bằng trực thăng của một tđ bđq và nhiều dân thường từ 1 trong những quận này. Trong hai ngày, 2.500 viên chức chính quyền và thân nhân được di tản. 

CUỐI NGÀY MƯỜI SÁU THÁNG BA, lđ 14 bđq đã tới Quảng Trị để thay lđ 369 dọc sông Thạch Hản, phần phía tây của ql-1, phần phía đông của QL-1 do LĐ 258 TQLC phụ trách. Liên đoàn bđq này thiếu quân số trầm trọng: họ chỉ có khoảng 1.400 quân, so với cấp số là 2.324 người, với mỗi tđ chưa tới 300 quân. Họ phải thay thế một lđ tqlc 3.500 người-- chưa nói tới tinh thần chiến đấu của người lính tqlc cũng như hỏa lực dồi giàu của họ vì mỗi lđ tqlc có một tđ 105 ly yểm trợ-- người dịch. BĐQ cho một tđ giữ bờ sông, một tđ giữ mặt núi, và một tđ làm trừ bị. NGÀY KẾ, lđ 258 tqlc rút khỏi bờ phía đông QL-1 của sông Thạch Hản, giao trách nhiệm cho đpq Quảng Trị. Riêng lđ 147 tqlc vẫn ở tây bắc Huế. Lại lần nữa, Thi đã đã đặt những đv yếu nhứt, tại đường ngưng bắn, vì nghĩ bắc quân ko dám vượt qua. 

NGÀY 15 THÁNG BA, Nguyễn hữu An đã họp tham mưu để đánh giá chiến dịch. Ông bằng lòng khi các đv đã chiếm đồi 224 được bảo vệ bởi một tđ VNCH và vài đồi khác, ông càng vui hơn khi biết các đv đã nổ súng đúng giờ qui định. Dù đặt nặng tầm quan trọng của việc hoàn tất các chỉ thị chánh yếu của Giáp, ông cũng ko che dấu các điểm yếu. Ông đã nhìn nhận rằng "các thành tựu cụ thể của chúng ta ko ấn tượng lắm" và rằng, vì một số vấn đề, "hiệu năng tác chiến của quân đoàn trong giai đoạn này của chiến còn thấp."Nhiều sq tham mưu đã đề nghị ông dùng sđ 325 hỗ trợ sđ 324 trong các trận tấn công, nhưng ông ko đồng ý. Thay vào đó, ông ra lịnh cho 325 tiếp tục kế hoạch ban đầu và nổ súng NGÀY 21 THÁNG BA chống lại các tđ bđq đang bảo vệ những đồi núi Mom Kum Sắc ở nam Sông Truồi. Ông đã thông báo Giáp các quyết định này, và sau đó đến BTL của sđ 325 để kiểm tra việc chuẩn bị chiến đấu. Việc ông từ chối điều chỉnh kế hoạch, bất chấp những khó khăn thực sự mà sđ 325 gặp phải khi xuyên qua phòng tuyến vnch, đã có tác động lớn lao. 

ĐÊM 15 THÁNG BA, tình báo chiến lược của bắc quân đã báo với Giáp rằng lđ 14 bđq đã chuyển về Đà Nẳng. Dù Giáp đang tập trung vào Cao nguyên Trung phần, ngay khi nhận tin này, kết hợp với việc rút quân từ Pleiku trên LTL-7, ông đã nhận ra ý định của đối phương. Ông đã nghi ngờ rằng VNCH đang rút về các nội phận mà ông rất sợ--vì khi ấy quân vnch có thể tập trung lực lượng, cộng với yểm trợ của không và hải quân, sẽ đánh trả mọi tấn công của bắc quân--người dịch. Ông lập tức ra lịnh mở những cuộc tấn công MỚI ở QK-1 để ngăn ngừa một nội phận thành lập tại Đà Nẳng. NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, ông điện cho Nguyễn hữu An chuyển qua Kế hoạch Cơ hội, nghĩa là giải phóng Huế, phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên, và tỉnh Quảng Trị. Giáp đã viết trong hồi ký: "Tình hình đang phát triển nhanh chóng và cơ hội lớn đang đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Địch đang buộc phải đối phó với các tấn công của ta. . . và chúng đã bắt đầu tiến hành rút quân chiến lược và tái tập hợp. Hai tỉnh Trị-Thiên phải tăng cường chiến đấu trên mọi mặt trận. Đặc biệt, đẩy mạnh tấn công từ hướng tây vào những đv chính quy của địch, cắt đứt và chia cắt Huế với Đà Nẳng, và dũng mãnh đưa quân xuống đồng bằng... tấn công vào phòng tuyến án ngữ của địch."

NGÀY MƯỜI TÁM THÁNG BA, Giáp lại nhận tin tình báo QUAN TRỌNG HƠN: Nhảy Dù rút về SG. Nhận thấy phòng tuyến rất yếu của vnch dọc sông Thạch Hản, ban tham mưu của Giáp kết luận rằng vnch bỏ tỉnh Quảng Trị. Ngay sau khi họp tham mưu vào buổi sáng, Giáp đã gửi điện cho hai btl này của bắc quân. Họ được lịnh "phải  hành động nhanh chóng và táo bạo. Mặt trận B-4 phải lập tức đưa quân xuống đồng bằng và gia tăng tấn công trong khu vực đồng bằng. Không chỉ gửi cấp TĐ, nhưng... cả trung đoàn để... tấn công."Khi ra lịnh cho mặt trận B-4 tràn qua phòng tuyến ngưng bắn, Giáp đã nói tướng Thi ngờ nghệch--ý nói Thi nghĩ rằng bắc quân ko dám vượt sông Thạch Hản vì sợ vi phạm HĐ Paris 1973--người dịch.

CUỐI NGÀY HÔM ĐÓ, các tư lịnh trên đây lại nhận một mật điện quan trọng thứ hai: "Tại Đà Nẳng, quân dù đang rút về SG. Họ sẽ thay thế bởi tqlc. Có khả năng địch sẽ bỏ khu vực từ bắc Huế tới ranh giới ngưng bắn-sông Thạch Hản. Những tái phối trí này là một phần của kế hoạch củng cố lực lượng và rút quân chiến lược của toàn miền nam. Vì tình hình hiện nay đang thuận lợi cho chúng ta, các anh phải hành động dũng mãnh và khẩn cấp. Các anh KHÔNG ĐƯỢC cho phép quân địch AN TOÀN rời bỏ khu vực bắc Huế và rút quân, và mang theo mọi người dân, kể cả những thường dân PHẢN ĐỘNG (reactionary), về cố thủ tại Đà Nẳng, bởi vì khi ấy ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Các anh phải nhanh chóng tràn xuống QL-1, cắt đường này và tấn công sân bay và kho tiếp liệu và các căn cứ khác ở Phú Bài."

Trong CHƯA TỚI MỘT TUẦN, Giáp đã biết hết mọi kế hoạch điều quân quan trọng của vnch. Thông tin quí giá này đã cho ông một cơ hội quí hiếm để áp dụng chiến thuật của ông, và ông chụp cơ hội này.  NGÀY MƯỜI TÁM THÁNG BA, bộ chính trị họp để đánh giá tình hình. Phát biểu của Giáp đã cho rằng vnch đang rút quân về các nội phận và điều tối quan trọng là phải đánh mạnh để ngăn ngừa điều này xảy ra. Hỗ trợ mạnh mẻ bởi Lê Duẩn, Giáp đã khuyến cáo bắc quân nên XÂM LĂNG miền Nam ngay trong năm 1975, và rằng SG sẽ là hướng tấn công chủ yếu. Tuy nhiên, dù SG vẫn là phần thưởng tối hậu, mục tiêu đầu tiên là hủy diệt lực lượng vnch tại quân khu 1, và giải phóng Huế và Đà Nẳng. 

Trong khi BCT CSVN đang có những quyết định xa vời (far-reaching), việc rút ĐỘT NGỘT và KHÔNG GIẢI THÍCH của tqlc khỏi Quảng Trị đã mang đến cho Trưởng điều ông sợ nhứt: những thường dân còn lại ở Quảng Trị hay Thừa Thiên sẽ MẤT TINH THẦN và lập tức rời bỏ làng xã. SÁNG NGÀY MƯỜI BẢY THÁNG BA, một đợt sóng dân tị nạn đã tới Huế mang theo tin tqlc đột ngột rút quân. Và ko chỉ có dân thường. Tướng Thi đã viết "việc tqlc rút đi đã có một tác hại nghiêm trọng đối với lòng can đảm và tinh thần của các đv ĐPQ." Lính ĐPQ của Quảng Trị, đã chiến đấu dũng mãnh trong hai tuần trước đây chống lại đợt tấn công đầu tiên, nay cảm thấy BỊ BỎ RƠI. Hơn nữa, tin đồn rằng CP VNCH chuẩn bị bàn giao phần lớn quân khu 1 cho cs đã bắt đầu lan rộng. Kế hoạch cắt bớt (truncation) đất đai của Thiệu đã rò rỉ, và đã trở thành một "thương lượng bí mật" rất xấu xa (nefarious) để giao đất cho cs. Nhiều người Nam VN còn nghĩ rằng các siêu cường đã sắp xếp như vậy. Khi mọi người biết tin rút quân từ Kontum và Pleiku bắt đầu NGÀY MƯỜI LĂM THÁNG BA, tin đồn này càng được củng cố. TỐI HÔM ĐÓ VÀ SÁNG HÔM SAU, hàng đoàn người lũ lượt kéo về Đà Nẳng với xe dân sự dầy đặc QL-1, và chính quyền ở hai tỉnh địa đầu gần như sụp đổ do nhiều công chức di tản. 

Trưởng đã gọi Thủ tướng Khiêm MỖI NGÀY để xin giúp đở về vấn đề người tị nạn cs. Với đường xá ĐẦY CHẬT dân thường, Trưởng ko thể điều quân. Ông nói với Khiêm rằng hầu như ko thể thi hành lịnh của Thiệu về việc rút quân theo QL-1 về một nội phận quanh Đà nẳng. NGÀY MƯỜI BẢY, Trưởng đã cố gắng lập các trạm kiểm soát trên đèo Hải Vân để kiểm soát dòng người tị nạn về Đà nẳng, nhưng giao thông bị gián đoạn. Vì sợ cs sẽ pháo xuống ql-1 như chúng đã làm năm 1972, nên vì lý do nhân đạo, ông bỏ các trạm kiểm soát này. Hậu quả, Đà nẳng trở nên quá tải về người tị nạn cs: họ ngủ trên lề đường, và thực phẩm và y tế trở nên vấn đề cấp bách. 

Nhận tin này, Thiệu ra lịnh Khiêm và toàn bộ nội các thanh tra vùng 1 và 2. Họ tới Đà nẳng SÁNG NGÀY 18. Trưởng tập hợp bộ tham mưu, các tỉnh trưởng, và sq cao cấp để báo cáo cho Khiêm. Trước buổi họp, Trưởng cập nhựt tình hình quân sự cho Khiêm. Ông nói rõ ràng là bắc quân sắp tấn công Huế và Đà Nưẳng, trong khi hơn nửa triệu dân đang kéo về Đà Nẳng. Quá sốc, Khiêm nói Trưởng nên trực tiếp báo cáo với Thiệu vào NGÀY KẾ. 

Bắt đầu cuộc họp, các tỉnh trưởng lần lượt báo tình hình khó khăn về người tị nạn. Một số đã yêu cầu tổng thống nên ra thông cáo bác bỏ mọi tin đồn về một thương lượng bí mật, và thân nhân của binh sĩ nên được di tản để người lính có thể chiến đấu mà ko lo lắng về gia đình. Các tỉnh trưởng cũng báo thủ tướng rằng có tới 350.000 người muốn rời vùng 1. Khiêm đã hứa sẽ thu xếp để chỡ họ bằng tàu, nhưng nói phải cần 4 ngày để sắp xếp tàu. Ông hứa sẽ chỉ định một nhóm đặc biệt, cầm đầu bởi phó thủ tướng Phan quang Đán, sẽ lo di tản dân tị nạn về nam. 

Dù Khiêm đã hứa hẹn, rất ít được thực hiện. Thay vì ở lại Đà Nẳng để trợ giúp, ông và nội các đã lập tức rời ĐN, để đáp xuống Nha Trang gặp tướng Phú và đánh giá tình hình QK-2. Sau đó, Khiêm về SG. Dù bị chỉ trích nhiều do đáp ứng thiếu kinh nghiệm (lackadaisical) này của CP, Khiêm vẫn giữ một lời hứa. Trong một ngày, phó TT Phan quang Đán, từng tái định cư dân tị nạn ở Đà nẳng năm 72, đã được chỉ định giải quyết tình hình tị nạn mới này. Ông này lập tức bắt đầu chuyển dân tị nạn khỏi ĐN. 

Sau khi gặp Khiêm, Trưởng bay ra Huế. Gặp gở nhiều lãnh đạo về tôn giáo, chính trị và chính quyền (civic), ông đã phác họa tình hình nghiêm trọng về quân sự và yêu cầu họ giúp đỡ để bảo vệ Huế và giải quyết vấn đề tị nạn. Họ hoàn toàn đồng ý nhưng nói rằng tình hình tị nạn xấu đi từng giờ. Họ thúc dục nên làm một điều gì để dân có hy vọng. Sự đáp ứng hăng hái của các lãnh đạo này đã khiến Trưởng nghĩ rằng có thể giữ được Huế. Đây là cách tốt nhứt để giải quyết vấn đề tị nạn. Một khi dân nghĩ rằng quân đội quyết tâm chiến đấu, họ sẽ ko bỏ chạy. Trưởng đã quyết định làm" bất cứ điều gì trong khả năng để giữ Huế và Vùng 1... Làm sao tôi có thể bỏ rơi vùng đất sỏi đá này mà rất nhiều đồng đội của tôi đã đổ máu để bảo vệ, đặc biệt trong tổng tấn công Tết 1968?" Trưởng đã chỉ huy sđ 1 trong trận tấn công này, và cuộc chiến đấu kiên cường (stalwart) này của ông đã khiến ông được dân Huế và Thừa Thiên ngưỡng mộ. TỐI HÔM ĐÓ, Trưởng gọi cho Khiêm để báo rằng ước lượng trước đây về 350.000 dân muốn rời vùng 1 thì quá thấp. 

NGÀY MƯỜI CHÍN THÁNG BA, Trưởng về SG để báo cáo Thiệu về kế hoạch rút quân của ông: Một là rút ở bắc và nam theo QL-1 về Đà Nẳng, và Hai là rút về các nội phận ở Huế, Chu Lai và tp Quảng ngải, và sau đó rút bằng đường biển. Vì dân tị nạn đầy nghẹt QL-1, cách rút ra các nội phận hay ra biển là giải pháp tốt hơn. Đặc biệt , Trưởng đã phán đoán rằng rút từ Huế bằng Ql-1 là ko thể thực hiện. Trưởng đề nghị phải bảo vệ các nội phận càng lâu càng tốt, rồi rút về Đà nẳng nếu áp lực trở nên quá lớn. Ông sẽ bỏ Chu Lai và Quảng Ngải, sau đó mới đến Huế. Ông muốn chiến đấu để bảo vệ Huế, vì ông có phòng tuyến tốt chung quanh tp. 

Tướng Viên và TT Thiệu đề nghị một kế hoạch khác. Họ muốn Trưởng phải rút từng giai đoạn về Đà Nẳng, vì Thiệu tin rằng bắc quân sẽ cố gắng cắt ql-1 ở đèo Hải Vân. Viên ko tin rằng hải quân đủ tàu để cùng lúc tiếp tế ba nội phận này. Ông cũng ko tin Trưởng có thể giữ vừa Đà nẳng vừa Huế. Thủ tướng Khiêm và phó TT Hương thì rõ ràng hơn: họ đề nghị bỏ Huế. Dù ko đồng ý với kế hoạch của Trưởng, Thiệu đã đồng ý để Trưởng giữ Huế. Để hỗ trợ Trưởng, Thiệu đã đi ngược với các trực giác của mình và các cố vấn cao cấp. Tuy nhiên, ông cảnh báo Trưởng rằng nếu ko giữ được Huế, phải giữ QL-1 và đèo Hải Vân thông thương để sđ 1 có thể rút an toàn đến Đà Nẳng. Thiệu cũng hứa sẽ nói chuyện trên TV và radio tối nay để trấn an dân chúng. 

Trước khi rời cuộc họp, Trưởng hỏi Thiệu về kế hoạch của chính phủ về sđ tqlc. Việc rút tqlc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch của Trưởng, và ông cần biết. Giờ đây Thiệu đứng trước một khó khăn: Liệu ông báo cho Trưởng rằng ông sẽ rút đv thiện chiến này vào lúc đại quân csbv sắp tấn công? Theo tướng Viên, Thiệu đã nao núng (flinch) trước quyết định khó khăn này. Dù Viên biết rằng Thiệu đang trong "tình trạng kiệt quệ", ông nói rằng Thiệu đã từ chối rằng ko có kế hoạch để rút tqlc khỏi quân khu 1. Thiệu chỉ nói với Trưởng "giữ lãnh thổ nào nếu có thể với lực lượng đang có."

Tuy nhiên, Trưởng đã biết rõ khuynh hướng (propensity) của Thiệu là cho các hướng dẫn tổng quát và để cho cấp dưới tìm giải pháp. Trưởng thì muốn các hướng dẫn rõ ràng để ông có thể thực hiện, trong khi Thiệu muốn cho các chỉ thị chiến lược và để cho Trưởng xác định làm thế nào để thực hiện các quyết định của Thiệu. Tình trạng này giống như cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14.3 với tướng Phú. Dù Phú đã nói ông được lịnh rút khỏi Kontum/Pleiku trong ba ngày, nhưng Thiệu và Viên sau này nói rằng giờ giấc và kế hoạch do Phú quyết định. Nói gì thì nói, đây là một hiểu lầm khác đóng góp cho sự hủy diệt của VNCH. 

Trở về Đà nẳng tối hôm đó, Trưởng nhận cuộc gọi khẩn từ tướng Thi: lúc 3 g sáng, quân csbv đã tấn công qua sông Thạch Hản ở Quảng Trị. Dù Thi nghĩ rằng đó là sđ 308 csbv, nhưng thực tế đó chỉ là một tđ đặc công địa phương tấn công, trong khi ba tđ quân địa phương tấn công từ phía núi. Hai tđ bđq bảo vệ phòng tuyến đã nhanh chóng tan rả sau một ác chiến. Khi bình minh, một đv csbv và 4 tăng T-54 của lữ đoàn 203 tiến về phía nam dọc theo bờ biển, có lẽ là hương lộ 555, có tên là Dãy Phố Buồn Thiu"--người dịch, và tới một điểm gần 10 km sau phòng tuyến vnch. Một đv đpq phát hiện, báo cáo và rút lui. Nhiều lính đpq còn lại của Quảng Trị cũng làm như vậy.Vì khi gia đình của họ và tqlc đã ra đi, làng mạc quanh họ bỏ trống, họ ko còn gì để chiến đấu bảo vệ. Không gặp chống đối, đoàn quân này của csbv tiến về phía tây đến quận lỵ Hải Lăng, nằm trên ql-1 ở nam tp Quảng Trị. BCH của lđ 14 bđq ở quận lỵ này, và nếu các xe thiết giáp này tới đó, bđq sẽ bị tràn ngập. 

ĐT Trí của tqlc gọi máy bay tấn công đoàn xe nhưng ko được đáp ứng. Lúc 4 g sáng, bắc quân đã chiếm bch cũ của lđ 258 tqlc, khoảng 3 km cách Hải Lăng. Trong khi đó, chỉ huy của lđ 14 bđq báo cáo đã mất liên với các đv dọc sông Thạch Hản."

San Jose ngày 27 tháng Giêng 2021

Tài Trần.