Sunday, January 28, 2018



Sau khi Sài gòn sụp đổ năm 1975, hơn một triệu người Việt, không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản, đã bỏ nước ra đi, chủ yếu bằng đường biển. Hành trình của họ thấm đẫm máu và nước mắt, với hàng trăm ngàn người bỏ mạng bởi sóng dữ, bệnh tật, đói khát, hàng ngàn người phụ nữ bị cướp biển hãm hại. Mẹ của Amy Nguyễn là một trong số đó. Và giờ đây khi may mắn có cuộc sống ổn định tại Hoa Kỳ, cô quyết định đi tìm mẹ, với không gì khác ngoài bức ảnh duy nhất của mẹ cô, và sự giúp đỡ của hàng ngàn người xa lạ trên mạng xã hội.
https://www.youtube.com/watch?v=5VlnuhMb1Uw
https://www.youtube.com/watch?v=HvmnFRT7MNg
dùng drone để rải thuốc trừ sâu và làm nhiều việc trong nông nghiệp ở nhật .
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/vod/rising/2042046/
dùng cứt của panda để bón phân cho cây trà hay làm khăn giấy lau mặt , với giá 7 đô một cuộn - gấp 17 lần giấy bình thường .
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/editors/1/profitingfrompandapoo/

Nhà báo Quốc Phong: “Chuyện tôi buộc phải lên tiếng- việc Cụ bà Trịnh Văn Bô vừa qua đời, cần nói cho rõ một số thông tin nhiễu trên mạng”


Tác giả: Quốc Phong
.KD: Ngay sau khi đưa bài Hãy đi tìm một sự thật của ông Tran Kien Quoc lên FB, bạn bè trên FB gửi cho mình bài viết này của nhà báo Quốc Phong- người đeo bám vụ nhà 34 Hoàng Diệu, và hiểu khá rõ vụ việc. Nay xin đăng lên như một sự phản biện lại bài ông Tran Kien Quóc.
Cũng xin nói thêm, bạn bè trên FB còn gửi cho mình văn bản của Nhà nước về vụ này ở thời điểm đó như một “tang chứng, vật chứng” khẳng định lẽ phải thuộc gia đình Cụ bà Trịnh Văn Bô. Xin đăng luôn để bạn đọc chia sẻ và có thêm thông tin nhìn hai phía.
.Đọc bài này vừa hài, vừa buồn, vừa thấy chua chát cho gia đình Cụ Trịnh Văn Bô
.Xin hãy đọc kỹ bài này để hiểu đã có sự hiểu biết không thấu đáo,cuốn sổ trợ cấp đặc biệt được xem như là để thay sổ hưu của cụ Hoàng Thị Minh Hồ” cuối cùng thành sự kiện… bán nhà cho NN. Sai một ly đi một dặm.
———  
Sau khi báo Thanh niên đăng bài” Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông Trịnh Văn Bô” mới đây của tôi, bên cạnh sự chia sẻ và cảm thương cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời, cũng có ý nói trái chiều cho rằng điều tôi viết không có cơ sở. Nay buộc tôi phải nói kỹ hơn để bạn đọc hiểu cho đúng vì nếu không nói, e rằng lại nghĩ tôi không biết.
Những người làm báo chúng tôi luôn phải thận trọng và hiểu rằng nếu mình có biết đến mười thì cũng chỉ nên viết vài ba phần là cùng , phòng khi thật cần mới viết thêm hoặc báo cáo cơ quan có trách nhiệm khi họ hỏi đến.
Chúng tôi từng viết về cụ Trịnh Văn Bô ngay từ năm 1990 nhân kỉ niệm 45 năm nước nhà Độc lập . Vì thế, có thể khẳng định, những điều tôi được nghe từ cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ nói là khi cụ vô cùng sắc sảo và tinh tường bởi năm đó, cụ mới có 76 tuổi.
Năm 1998, báo Thanh niên chúng tôi có nhà báo Nguyễn Thế Thịnh viết tiếp đề tài nói trên ( do lúc này quyết định” Tặng” nhà của Thủ tướng Chính phủ cho gia đình người có công lao đặc biệt đó, dù đã được kí năm 1994 vẫn chưa triển khai. 
Bộ Quốc phòng đã phản ứng với chúng tôi nhưng rồi hoá ra, tài liệu về chuyện nhà cửa mà cụ bà Hoàng Minh Hồ họ không đầy đủ như chúng tôi có. Vậy là chúng tôi thoát hiểm mà không bị họ kiện tiếp như văn bản họ gửi thượng cấp lúc đầu.
+ Có thật là có chuyện Quân đội mà trực tiếp là tướng Hoàng Văn Thái mượn biệt thự 30 Hoàng Diệu của hai cụ không ? 
Rồi thì có hay không chuyện Quân đội đã từng trả tiền thuê nhà mà nhà trả tiền đó là nhà nào ? 
Trong nhiều vấn đề về chuyện nhà 34 Hoàng Diệu Hà Nội mà Quân đội mượn của gia đình hai cụ Trịnh Văn Bô, sự thể thế nào, tôi được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ kể lại cho nghe như sau :
Thờ kỳ ở chiến khu, các cụ Trịnh Văn Bô , Hoàng Thị Minh Hồ đã có quen biết tướng Hoàng Văn Thái. 
Khi tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954, cụ Bô về thành trước cụ bà và về 34 Hoàng Diệu để sống. Lý do thì cụ bà nói với tôi là do cũng thấy tình hình buôn bán chắc sẽ khó khăn. Hơn nữa, sau 9 năm sống ở núi rừng Việt Bắc, các cụ bắt đầu quen sống môi trường yên tĩnh,thích cảnh nhà có vườn tược để trồng rau, nuôi gia cầm .( chả vậy mà 1 tháng sau đó cụ bà Minh Hồ về, đã mang cả trăm con gà về nuôi tại 34 Hoàng Diệu ).
Tại Tổng hành dinh Bộ Quốc phòng, tướng Hoàng Văn Thái lúc này quay lại một lần nữa thay tướng Văn Tiến Dũng làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội . 
Tướng Thái đến gặp cụ Bô đề nghị cho Quân đội mà cụ thể là ông mượn nhà 34 nói trên để ông ở, tiện cho công việc. Khu này lúc đó đã có đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Văn Tiến Dũng ở. Nếu về ở cùng cụm nhà này kể cũng rất tiện cho công tác bảo vệ khi mà đất nước vẫn còn chia cắt, an ninh chưa thật đảm bảo .
Tinh thần mà tướng Thái nêu là “mượn nhà trong 2 năm, khi nào Thống nhất Bắc Nam thì Quân đội sẽ trả anh chị”. 
Ban đầu ông Bô không đồng ý vì nếu cho mượn thì gia đình về sẽ ở đâu ( cụ bà và các con sau 1 tháng mới về Thủ đô ). Nếu về ở 24 Nguyễn Gia Thiều thì làm gì có tiền mà sống với 7 người con mà bản thân lại không đi làm ? Phải đến lần đề nghị thứ 3 các cụ mới đồng ý cho Quân đội mượn vì cũng nghĩ, 2 năm thì cũng chẳng bao xa . 
Một lý do cụ Bô bàn với vợ để đi đến nhận lời cho mượn là bởi lúc đó , Quân đội họ đặt ở đây 2 bốt gác ở 2 đầu một đoạn phố rất nhỏ độ trăm mét : bốt ở quãng nhà gần nhà 34 và bốt ở cạnh nhà tướng Văn Tiến Dũng chỗ cạnh tượng đài Bắc Sơn. Việc đi lại ngày đó với khách đến nhà thăm nom rất bất tiện, nhiều khi mất cả bạn bè.
Được lời giới thiệu của cụ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Hà Nội, họ đến biệt thự số 23 Phố Quán Thánh thuê nhà của bác sĩ Nguyễn Đình Hào vì nhà trống. Họ đi di cư vào Nam.( Do cũng có ý 2 năm, chờ thống nhất thì bác sĩ cũng sẽ quay về Hà Nội nên không cho thuê) . Vì được người giới thiệu nên được người nhà bác sĩ Hào chấp nhận đến thuê. Mỗi tháng, cụ Bô trả cho bác sĩ Hào 100 đồng ( bằng hơn nửa lạng vàng). 
Số tiền này được ông bà rút từ tấm sổ của mình được Sở Bằng khoán điền thổ họ cho thuê giúp gia chủ khi thấy ngôi nhà để trống. Rồi sở này chia tỷ lệ được hưởng phần trăn môi giới và quản lý và trừ đi tiền sửa nhà, cứ 2 năm một lần . Đây là điều rất bất ngờ của chế độ cũ. Nó hoàn toàn không như chúng ta sau giải phóng, thấy nhà trống lâu là chia cho cán bộ cách mạng tắp lự. Cách làm này quả là nghiêm túc và rất lạ với lớp người như tôi. Điều này ở chế độ thực dân Pháp họ thực hiện rất dân chủ , không hề trả thù người đi vắng ( dù đoán biết là ra vùng chiến khu) mà không hề có chuyện lấy cớ này tịch thu nhà hoặc bắt chẹt của người đi lâu ngày khỏi thành phố . 
Vì số tiền được nhận này cũng khá nên cụ ông mới tính lấy từ khoản này bù sang. Mới chưa được năm, ai dè tính ra thấy nó ngốn nhiều quá khiến cụ bà lo , không biết hết rồi sẽ sống thế nào.
Các cụ lên gặp TBT Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ phàn nàn chuyện Quân đội mượn nhà mà không phải là thuê của cụ , nay phải tự đi thuê nơi khác thì thấy tốn nhiều tiền vô lý , chịu không thấu mà con cái thì đông .
Các vị lãnh đạo đã hội ý rồi có ý kiến với Bộ Quốc phòng hàng tháng Quân đội sẽ trả thay tiền thuê nhà 23 Quan Thánh cho gia đình cụ Bô.
Năm 1966, nhà 47 Quán Thánh bị trúng đạn tên lửa của máy bay Mỹ oanh tạc, cụ bà biết là gần nhà máy điện Yên Phụ sẽ không an toàn nên đã quyết định không cho thuê nhà 24 Nguyễn Gia Thiều nữa để về ở cho xa mục tiêu đánh phá.
Đây là ngôi nhà cụ cho thuê duy nhất để sinh sống vì không có lương. Các cụ có 1,4 tấn bạc nén còn lại sau khi chôn xuống giếng rồi đi kháng chiến thì đã đem đầu tư Công Tư Hợp doanh vào nhà máy gạch Nam Thắng và bị thua lỗ hết đến mức trắng tay chỉ vì cái mô hình chẳng giống ai của Chủ nghĩa xã hội giáo điều vận dụng máy móc của các nước bạn .
Cụ Bô cũng là trường hợp không bị thu nhà cải tạo tư sản khi miền Bắc tiến hành vì có công đóng góp đặc biệt to lớn cho đất nước. Vả lại, vào lúc này gia đình cũng đã hiến ngôi nhà 48 Hàng Ngang để làm di tích lịch sử , nơi Bác Hồ soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quốc khánh mùng 2/9/1945. Ngôi nhà này nếu còn sở hữu, giá bây giờ cũng khoảng 4-5 trăm tỷ vì nó rộng cả ngàn mét đất nơi phố cổ , lại thông suốt hai mặt phố ( sang tận phố Hàng Cân ).
Cụ được Quân đôi trả tiền thuê nhà thay từ 1955 cho đến 1966, tức là 11 năm chứ đâu ít ỏi gì. Như vậy cũng gián tiếp cho mọi người thấy chuyện Quân đội mượn nhà là có gì không đúng. Nếu thuộc diện thu hồi cải taoh tư bản tư doanh thì sao phải trả đến 11 năm và có thể lâu hơn nếu các cụ không tự đi vì sợ máy bay Mỹ đánh phá khu Ba Đình.
+ Chuyện” cuốn sổ trợ cấp đặc biệt” hay là chuyện” nhà nước đã thanh toán tiền mua biệt thự 34 Hoàng Diệu” ?
Có thông tin trên mạng khẳng định ngôi nhà 34 Hoàng Diệu đã được nhà nước thanh toán mua lại của gia đình cụ Bô . Người ta còn khẳng định chắc như đanh đóng cột câu chuyện trên. Điều này khiến cụ bà ngày đó rất bất bình vì đã có sự hiểu lầm về chủ trương của Đảng Chính phủ về chế độ đãi ngộ đặc biệt với người có công lớn với đất nước. Thà họ mời lên để chỉ ra chứng cứ thì ra một nhẽ và sẽ được cụ chứng minh . Nhưng đây chỉ là do cụ được người khác nói thầm cho biết. Tuyệt nhiên không ai dẫn ra chúng cứ để từ chối trả nhà khi cho rằng nhà nước đã trả tiền mua nhà 34 HD rồi.
Thực ra, đây là sự nhầm lẫn rất tai hại từ cuốn sổ trợ cấp đặc biệt được xem như là để thay sổ hưu của cụ Hoàng Thị Minh Hồ. Nó không phải là tiền nhà nước mua nhà 34 Hoàng Diệu hay 48 Hàng Ngang.
Lúc Bác Hồ còn sống, Người cũng biết cụ Bô lúc này đã khánh kiệt về tài sản do đầu tư làm gạch nung cùng nhà nước ( chiến tranh thì có mấy ai xây dựng nhà cửa ?).
Song áy náy là vậy nhưng cũng không biết tính sao, không lẽ tính lương hưu cho cụ bà vì trên danh nghĩa, cụ chưa bao giờ là người nhà nước mà chỉ hoạt động phong trào, đi làm công tác xã hội, vận động theo kiểu mặt trận …
Phải đến năm 1978, sau khi đất nước thống nhất vài năm , Chủ tịch nước Trường Chinh đã bàn với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và giao cho bộ Tài chính làm” cuốn sổ trợ cấp đặc biệt “đối với người có công đặc biệt với đất nước. Mỗi tháng cụ bà Bô lên Văn phòng Chính phủ rút ra 500 đồng để chi tiêu trong gia đình và tiết kiệm đôi chút đem đi trả dần nợ nần khi các cụ đầu tư làm gạch thua lỗ. Tháng nào cần nhiều thì phải làm đơn xem xét. Tiếc rằng ngày đó cụ đã nói nhưng nay cũng đã quên con số cụ thể. Tiếc rằng cuốn sổ này đến năm 1985 thì nhà nước đổi tiền 10 ăn 1 cho nên xem như không còn gì, gần như cuốn sổ mất giá trị và nhanh chóng hết nhẵn.sau 1-2 năm.
27 năm qua, tôi là người kiên trì theo dõi vụ này nên đã gặp cụ bà vài chục lần trong sự ngưỡng mộ người nữ doanh nhân tài ba, nhớ kinh khủng đến từng con số , chi tiết xen lẫn xót xa . Ban biên tập chúng tôi cũng từng bị phiền toái khi báo chúng tôi đăng bài. May là hồ sơ tài liệu ngày đó đầy đặn nên không ai văn vẹo gì được với 11 chữ ký của các uỷ viên Bộ chính trị là tứ trụ qua các thời kỳ đề nghị và ủng hộ trả nhà cho 2 cụ. Cố vấn Phạm Văn Đồng mời cụ bà lại chơi tại Phủ chủ tịch đã phải thốt một câu chua xót,” cứ mỗi lần gặp chị là tôi cảm thấy day dứt,có lỗi vì chuyện nhà 34 HD chưa trả được cho gia đình…”
Nỗi buồn nơi cụ đã kéo dài 40 năm chứ đâu ít gì. Cụ ông ra đi cũng có nỗi buồn tương tự nhưng khi đó, còn có vẻ việc sắp xong. Cụ không nói ra nhưng thấy nói cũng buồn về lói ứng xử này của Đảng và Nhà nước.ngay đến như cụ Đỗ Đình Thiện, nhà đại tư sản, nhà trí thức yêu nước và cũng là đảng viên cộng sản Pháp từ năm 1927 khi ông học Kỹ sư Canh nông ở Pháp. Cụ chính là người làm thư ký cho Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp năm 46. 
Cụ cũng bị Pháp bắt tù trên đất Pháp vì hoạt động in tài liệu để chuyển về Việt Nam vận động nhân dân đánh Pháp. Cụ bà cũng bị tù Hoả Lò vì là người hoạt động bí mật nội thành. Năm 1943, quỹ Đảng chỉ có 24 đồng Đông Dương, vậy mà cụ bà Đỗ Đình Thiện rút két đưa luôn 3 vạn đồng cho tổ chức thì kinh hoàng thật.
Năm 45, tại Tuần lễ Vàng, gia đình cụ Thiện cũng ủng hộ 100 lượng vàng và 100 ngàn đồng Đong Dương . Chưa kể sau đó ủng hộ 1 triệu nữa trong cuộc đấu giá để gây quỹ bằng cách mua bức chân dung cụ Hồ. Sau đó cụ tặng luôn chân dung trên cho chính quyền Hà Nội và rất nhiều tài sản khác như cụ Bô.
Cụ Thiện đã 3 lần được tổ chức gợi ý là đơn tiếp tục sinh hoạt đản cho nối mạch thời kỳ ở Pháp, cụ từ chối cả 3. Năm 1946, giới thiệu cụ tham gia đại biểu Quốc hội cụ cũng từ chối . Cụ về nghỉ sớm từ đầu những năm 60 để tới mức Bác Hồ phải đi tìm , mời ra làm tiếp cũng không được . Cụ rời sớm công việc nhà nước nghe đâu cũng là vì cụ hiểu rằng việc chúng ta đi theo con đường XHCN hình như có gì không ổn. Mình đấu tranh cho độc lập dân tộc thì nay đã hoàn thành sứ mệnh và khát vọng của người dân bị áp bức, vậy là cụ đã thấy thoả mãn rồi chăng ? Tấm Huân chương Hồ Chí Minh là phần thưởng cao quý mà cụ đã được trao tặng đã nói lên nhiều điều .
Cụ Trịnh Văn Bô cũng có đôi chút như vậy về sự nghiệp sau năm 1954…tôi không muốn nói lại.
Tôi viết bổ sung như trên , mong được mọi người đọc và chia sẻ với cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ kẻo cụ sang bên kia suối vàng, người đời vẫn chưa mấy người hiểu hết về cụ. Một người phụ nữ yêu nước nồng nàn và hy sinh không biết bao nhiêu tài sản vì đất nước để giành Độc lập như báy giờ mà đến khi nhắm mắt vẫn còn nhiều điều trăn trở, buồn tủi.
nội thất dinh độc lập
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1068948903118935&set=pcb.1068951236452035&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1306339216046568&set=a.197514143595753.57573.100000115071295&type=3
nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập được dạy từ lớp 4 .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1744489665564852&set=a.488225377857960.126706.100000115071295&type=3
Suy nghĩ vụn vặc về kiêng cử ngày tết .
Mấy hôm nay , tôi vừa ăn tết thật lẫn ăn tết "ảo" hay ăn tết "online" bằng cách nghe hay xem đài VOA , RFA và RFI việt ngữ , trong đó nói các phong tục ngày tết như bày mâm ngũ quả "cầu vừa đủ xài" hay bánh chưng tượng trưng cho trời và đất , tục kiêng cử quét nhà ba ngày tết * , chọn hướng xông đất , đến chùa/đền "hái lộc" , v.v...
Tôi suy nghĩ , nếu hồn thiêng sông núi , ông bà tổ tiên đã phù hộ dân tộc Việt nam thì đất nước này đã không bị TAI TRỜI ÁCH NƯỚC Cộng Sản từ năm 1954 đến giờ . Riêng các gđ có người thân chết trong tết Mậu Thân thì các ngày tết là NGÀY GIỖ cho ng thân của họ . Riêng các bạn ngày đêm tranh đấu cho quyền làm người tại VN cũng tranh đấu ngay trong những ngày tết .
Bạn thử nghĩ , năm Mậu Thân 1968, cũng vì tôn trọng bốn ngày tết thiêng liêng của dân tộc , CP VNCH đã đề nghị ngưng bắn trong bốn ngày tết , lính tráng canh gác lõng lẽo , một số lính bỏ đơn vị nhà ăn tết , TT Thiệu bỏ Sài Gòn về Mỹ Tho ăn tết ở quê vợ (khi nghe súng nổ ở Sài Gòn , dinh Độc Lập bị tấn công , ông còn tưởng là đảo chánh) , v.v...
(Năm đó , gần như mọi TP và tỉnh lỵ từ Quảng Trị đến Cà Mau đều bị tấn công : mọi nơi VC đều bị quân và dân miền Nam đẩy lui trừ thành phố Huế . Lúc xảy ra trận Mậu Thân , ng viết vẫn còn là một HS 'trói gà ko chặt' , tới tháng 7/68 , đã nhập ngũ theo lịnh tổng động viên) .
* Sáng nay , tuy là mùng 1 tôi vẫn phải cầm chỗi quét sạch patio vì chuột nhắt ỉa đầy : tôi nghĩ chúng trả thù ** tôi vì tôi đã dùng bẩy đuổi chúng khỏi nhà bếp bằng siêu âm (ultrasound) . Chẳng lẻ tôi lại kiêng cử ko dám quét nhà , lỡ có khách đến nhà đi qua patio lại dẩm lên cứt chuột thì sao .
** Chuột rất khôn và có linh tính : thời gian mới vào tù sau 1975 , gđ gửi quà trong đó có bột dinh dưỡng , đường cát trắng , cà phê , v.v... ; tất cả để trong 1 bao cát dầy . Chúng tôi treo gói quà lên giây thép căng mùng để chuột khỏi phá . . . ấy vậy mà chúng vẫn bò lên dây thép này và cắn ĐÚNG NGAY gói đường để ăn . Chúng đã cắn 2 lớp : lớp đầu là bao cát , lớp 2 là bao nylon bọc đường .
tài sản của nguyễn xuân phúc
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fattribution_link%3Fa%3Dmsei72LrPqQ%26u%3D%252Fwatch%253Fv%253De2Yaipd4SfE%2526feature%253Dplayer_embedded&h=ATPtMuYHxrZ1WztiXmXChSTXXGW5Kxyzffm2-pC4MjISUaI5TriNx-QSfj-biHwThf3dU7tcr8FufWOLwZ3glaLA9d9tb-UQpZ9fPr_6cSZStKAXOsSWYy58NUMzMcKelFISpXLpClbRbwtc2yPNgU2Nj5c-1kn5ar61673NybnxwgBOb1pHtQFpCNgFzzN0SHNretkIAxwnp2sl_urz3GFu-Ol6cA5cl7y1bcOwIF2VHH5awGTeQBv_28KVpObrYo0sbrxY47A6sZiBIDVWpQJI1VXrxXZcTf5DUYrDuNhRuK7jLuZ-U-lmhItdJSYeOzqAS581

Chống tham nhũng, càng xem càng chán

Tác giả: Vũ Bồi Vân (Trung Quốc)- Trần Quốc Việt dịch- (Dân Luận)

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Cùng với kiến giải của một bạn đọc về những nhân vật trong bài viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ:
“Một bài viết đáng đọc. Hình như tác giả không chỉ đánh giá về tình hình chống tham nhũng của TQ.
Trong bài này có mấy nhân vật tác giả nhắc đến như các “điển tích” nhưng không ghi chú có lẽ vì dân TQ ai cũng biết cả rồi. Đối với người đọc VN thì có lẽ không phải ai cũng biết, ngoại trừ ông Đại thần Hòa Thân.
Lưu Thanh Sơn (1916) là một khai quốc công thần của Mao, còn Trương Tử Thiện (1914) cũng là người tham gia trước cướp chính quyền. 8/1949, Lưu được bổ nhiệm làm Bí thư và Trương làm Phó Bí thư khu Thiên Tân (tỉnh Hà Bắc). Từ đó, 2 ông này lo vơ vét và ăn chơi trác táng. Đây là 2 quan chức (cũng là công thần) làm nên vụ đại án tham nhũng đầu tiên và chấn động TQ lúc nhà nước CHNDTH mới thành lập. Vì thế, 1951, Mao Trạch Đông đã chỉ thị “xử tử”.
Còn Chu Nguyên Chương là ai và ông ta chống tham nhũng thế nào?
Chu Nguyên Chương chính là Minh Thái tổ. (Ông vua này ngoài tội xâm lược nước ta, còn mang một món nợ lớn đối với dân tộc VN, đó là tội hủy diệt văn hóa Việt bằng chủ trương cướp sạch, đốt sạch tất cả các loại giấy tờ có chữ, ngoại trừ các kinh Thi, Thư, Lão, Phật, một cách tàn bạo nhất). Vào một ngày tháng 6 năm Minh Hồng võ thứ 30 (1390), vào lúc nửa đêm, Hoàng đế Chu Nguyên Chương lâm triều và truyền Âu Dương Luân lên điện. Âu là con rể của Chu Nguyên Chưong, xuất thân là Tiến sĩ, được phong chức Phò Mã Đô úy rất được Chu Nguyên Chương yêu quý. 
Khi Âu lên điện bái kiến, Chu hỏi: “Buôn chè tư phạm tội gì?”. Âu Dương Luân hiểu ra vấn đề bèn quỳ xin được tha tôi. Vốn đây là thời kỳ đầu triều Minh, kinh tế tiêu điều, ngân khố trống rỗng, Chu Nguyên Chương phải áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để tập trung nguồn lực cho quốc gia, trong đó có việc cấm tư nhân buôn lậu chè khô. Âu Dương Luân đã dựa vào quyền thế Hoàng thân quốc thích để mưu lợi riêng rất lớn. Kết cục là Âu bị các quan địa phương mật tấu về triều. 
“Đem ngay ra Ngọ môn chém”. Chu Nguyên Chương nói xong, đứng dậy bãi triều! Tin dữ đến với nàng Công chúa thứ 3 An Khánh, nàng bèn khóc lóc chạy đến xin cha tha  tội chết cho chồng. Phụ vương nói: “Đây là luât Đại Minh” còn phát ra kèm theo “Đại lệnh”, dân chúng trong thiên hạ đều có mỗi nhà một quyển, các quan địa phương đã đi giảng giải cho người dân hiểu và thi hành nghiêm pháp luật. Nếu ta không giết nó thì làm sao thuyết phục nổi người trong thiên hạ?”. Ba khắc sau giờ Ngọ, Âu Dương Cơ, con rể vua Minh Thái tổ bị hành quyết.
Ngày nay, liệu có ông vua nào dám làm thế không nhỉ?” (NTNg)
——————-
Tranh vẽ về quan đại thần Hòa Thân dưới triều vua Càn Long của Trung Quốc. Ảnh: Lishi.net
Tôi kính trọng Vương Kỳ Sơn về nhân cách cùng ý thức trách nhiệm của ông với tư cách quan chức chính quyền, và tin ông thật sự đã làm được nhiều việc tốt. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không quan tâm đến chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Nó khó làm cho tôi phấn khởi hay có một chút vui thú nào, bất luận họ có thể bắt bao nhiêu quan tham đi nữa.
Vì những lý do sau:
1. Chiến dịch chống tham nhũng dù dữ dội đến mấy cũng chỉ giải quyết bề nổi của tảng băng.
Đã từ lâu, dưới thể chế này, hầu như “không có quan nào không tham”! Những ai bị đánh vì tham nhũng đúng là tham nhũng, và đa số những ai đánh tham nhũng cũng đang tham nhũng. Không có sự khác biệt căn bản giữa tham nhũng và không tham nhũng, chỉ khác ở mức độ tham nhũng. Sự kết hợp méo mó giữa chính quyền hoàn toàn trị với nền kinh tế theo thị trường đã tạo ra cường quốc tham nhũng số một xưa nay chưa từng có.
Ngày nay có hơn mười vạn Hòa Thân, và hàng chục triệu Lưu Thanh Sơn và Trương Tử Thiện! Đối với những kẻ vẫn còn dám nói rằng “đại đa số đảng viên và cán bộ đều tốt và liêm khiết”, tức họ không thừa nhận danh ngôn chí lý “quyền lực tuyệt đối đưa đến thối nát tuyệt đối”; Nói trắng ra, nói như họ là quá ngu dốt và phi lý.

Nhìn cảnh họ tổ chức khai hội “chiến dịch chống tham nhũng”, nơi tuyệt đại đa số những người ngồi trên bục và dưới bục hết thảy đều là những phần tử tham nhũng, tôi chỉ cười nhạt, và càng cười nhạt.
2. Chín mươi chín phần trăm những quan tham bị lộ chỉ là lũ chuột nhắt.
Những đại tham quan và đại gia đình tham nhũng mà cả nước hầu như ai cũng biết thật sự lại không bị chạm đến. Toàn thể gia đình họ đều tham nhũng qua nhiều đời. Trong cùng gia đình đã có người nắm quyền lực thì phải có người vơ vét tiền bạc. Tài sản của họ có thể bằng tài sản của cả nước. Tuy nhiên họ vẫn bình an vô sự. Thậm chí họ vẫn giữ đươc địa vị cao quý, cho nên họ tiếp tục tham nhũng không kiêng dè gì cả. Chuyện đời ngang ngược kỳ quái đến như vậy khiến nhân dân cả nước cực kỳ bất mãn, và đây là lý do khiến chế độ hiện nay mất lòng dân nhiều nhất.
3. Con số tham ô chính thức nhỏ hơn rất nhiều con số lưu hành ở trên mạng.
Tại sao cố tình che giấu những con số thực? Hay phải chăng sợ công chúng phẫn nộ? Hay anh cho rằng không công bố số thực thì chẳng ai biết rõ? Thực ra mọi người đều biết mức độ anh tham nhũng như thể nào dân nhìn thấu tất cả.
4. Cho dù tham nhũng đến mấy cũng chẳng ai bị tử hình.
Nên nhớ trong quá khứ các quan tham từng bị kết án tử hình. Tuy nhiên, 30 năm lại đây chuyện ấy dường như khó xảy ra. Nếu TQ xóa bỏ án tử hình thì lại chuyện khác. Nhưng TQ đã không xóa bỏ án tử hình. Không kết án tử hình các quan tham thì chẳng khác gì cho những kẻ tham nhũng chỗ dựa an toàn cuối cùng, càng khiến họ trở nên táo bạo xông lên, dồn dập hết lớp này đến lớp khác, sau khi những kẻ khác ngã ngồi xuống. 
 
Theo tôi, tham nhũng còn nguy hại hơn các tội khác rất nhiều. Giết người thì chỉ giết một người, hay vài người. Buôn lậu ma túy chỉ hại cuộc đời của một vài người. Nhưng tham nhũng hại cả quốc gia và dân tộc-ít ra đối với tất cả dân thường. Tham nhũng làm nhiễm độc đạo đức và lòng người trong xã hội nói chung. Nếu có một tội mà không nên xóa bỏ án tử hình, thì tội ấy chính là tham nhũng. Cần phải tăng cái giá của tham nhũng lên rất cao, và coi là trọng tội số một. Các quan tham nên bị trừng phạt nặng nề, còn tất cả của cải phi nghĩa thâu tóm được nên tịch thu hoàn toàn. Còn nếu như sau khi kẻ tham nhũng đi gặp Diêm Vương, thì mỗi xu của cải của y để lại cho người nhà kế thừa cũng phải bị tịch thu để sung vào ngân khố, để được xử dụng vì lợi ích của toàn thể nhân dân.
5. Nhân dân chẳng thấy một xu tiền bẩn tham nhũng nào.
Xin hỏi, tất cả tiền bạc tịch thu được đi đâu? Phải chăng nên giải thích rõ ràng cho nhân dân biết việc xử dụng tiền này?
6. Chiến dịch chống tham nhũng là bí mật, rất không minh bạch, và nhân dân không có quyền biết rõ ràng.
Những quan tham và những lĩnh vực có vấn đề mà nhân dân từ lâu đã phản ánh nhưng không bao giờ được điều tra và xử lý. Hội Hồng thập tự, đã điều tra xử lý chưa? Lĩnh vực xổ số, đã điều tra xử lý chưa? Lĩnh vực bệnh viện và ghép nội tạng, đã điều tra xử lý chưa? Lĩnh vực tiền phạt kế hoạch hóa gia đình, đã điều tra xử lý chưa? Những quan chức đã bị đồn đãi trong nhiều năm trời trong dân chúng và trên mạng là tham nhũng, đã điều tra xử lý chưa? Hơn nữa những quan tham đã bị điều tra trong một, hai năm, hay sau nhiều năm vẫn không bị xét xử. Bọn quan tham này hiện giờ ở đâu? Còn trước kia chỗ ẩn náu của chúng ở đâu? Hay họ có thể đã được thả ra để bí mật đi chữa bệnh? Hay họ đã lợi dụng thân thế để ra khỏi tù và nay đang kín đáo an hưởng hạnh phúc? 
 
Một quốc gia hoàn toàn thiếu minh bạch thì dân chúng hoàn toàn không biết gì. Thật rất khác xa với cách truyền thông tường thuật về nhất cử nhất động của Trần Thủy Biển khi ở tù-mọi thứ ông ta ăn, uống, ỉa, đái đều được kể lại rất rõ ràng. Về biện pháp “song quy” mà ủy ban kiểm tra và kỷ luật nội bộ của đảng chính trị xử dụng liệu có phù hợp với thượng tôn pháp luật hay không, tạm thời tôi không bàn đến. Nhưng rõ ràng điều này đáng tranh luận.
7. Những phần tử tham nhũng ở cái gọi là “những nhà tù cấp tỉnh”.
Những quan tham cấp cao hưởng thụ cuộc sống và đãi ngộ xa hoa ở trong tù mà đa số dân thường suốt đời không bao giờ có thể hy vọng có được. Nhân quyền của những quan tham được bảo vệ, đặc biệt những người có nhân thân tốt. Đây không phải là chuyện cười siêu đẳng trong lịch sử nhà tù ở trong và ngoài nước- đối với nhân dân đây là chuyện cười mỉa mai đầy cay đắng, thật đáng khinh bỉ.
8. Cho dù chiến dịch chống tham nhũng có làm được gì chăng nữa, kết cục cuối cùng nhất định sẽ luôn luôn là tham nhũng lại càng nhiều hơn trước.
Chúng ta không cần phong trào chống tham nhũng. Cái chúng ta cần là thể chế dân chủ. Chúng ta cần nhân dân có quyền bầu ra chính quyền và giám sát chính quyền, buộc chính quyền chỉ nghe lời nhân dân. Đây chính là biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ nhất. Chính quyền chuyên chế mới là môi trường tốt nhất phát sinh ra tham nhũng. Cho dù phong trào chống tham nhũng có hà khắc như Chu Nguyên Chương thì cũng không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Tham nhũng mang tính thể chế cho nên chung cuộc đòi hỏi phải thay đổi thể chế để giải quyết triệt để vấn đề. Tôi có thể hiểu được tâm trạng cái gọi là “chữa cái ngọn trước để có thời gian chữa cái gốc sau”, nhưng tôi hy vọng không phải chờ quá lâu để chữa cái gốc.
Tóm lại, tôi không tin và hy vọng vào chiến dịch chống tham nhũng dưới thể chế hiện nay ở TQ. Tôi cũng chẳng quan tâm đến nữa. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến mối thiện cảm tôi dành cho Vương Kỳ Sơn. Vẫn còn một số rất ít những người lãnh đạo Đảng còn sống mà tôi hơi thiện cảm, như Chu và Vương. 
 
Tôi tin nếu Trung Quốc không tiến đến dân chủ càng nhanh càng tốt thì bao nỗ lực chống tham nhũng của Vương nhất định thất bại. Những phần tử tham nhũng sẽ giống như “cỏ dại lại mọc rậm rạp trên đồng mỗi khi gió ấm áp thổi về”! Giống như Chu năm xưa than thở khi từ biệt chúng ta, số phận của Vương chắc cũng không khá hơn- trừ phi Trung Quốc thật sự thấy ánh bình minh của nền dân chủ!