Sunday, December 31, 2017

TRẬN CHIẾN PHƯỚC LONG 1/1975

Trận chiến Phước Long

Đầu tháng 10/1974, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thu thập được rất nhiều tin tức tình báo tổng hợp về hoạt động của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại miền Đông Nam phần. Nhiều thông tin và tài liệu cho thấy Cộng quân đang chuẩn bị và có kế hoạch tấn công Phước Long. Nguồn tin này cũng được Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước Long nắm vững, đồng thời cập nhật hóa thường xuyên, mỗi lần đều có những tín hiệu về sự chuyển biến rõ rệt của địch. Do đó, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn đã không có sự bất ngờ khi được báo cáo về vụ tấn công của Cộng quân vào Phước Long vào ngày 13 tháng 12/1974.Theo tài liệu của Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, diễn tiến trận chiến được ghi nhận như sau: Ngày 13 tháng 12/1974, Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng đã bị tiểu đoàn Địa Phương Quân với sự yểm trợ của Không quân đánh bật ra khỏi trận chiến. Qua đêm hôm sau, 14 tháng 12/1974, Cộng quân mở trận đánh chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Cả hai vị trí này bị tràn ngập nhanh chóng vì lực lượng yểm trợ không tiếp cứu kịp. Ðêm kế tiếp, 15 tháng 12/1974, một trung đội pháo binh diện địa của tiểu khu Phước Long bị Cộng quân tấn công, hai khẩu đại bác 105 ly bị mất vào tay địch quân.
Phản lực cơ A-37 Dragon Fly của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang trút hỏa tiển xối-xả xuống vị trí Cộng quân.
Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của Cộng quân.
Từ ngày 17 tháng 12/1974 đến cuối tháng 12/1974, Cộng quân gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Đêm 30 tháng 12/1974. Cộng quân huy động Sư Ðoàn 7 chính quy CSBV và Sư Ðoàn 3 tân lập thuộc Bộ Chỉ Huy Miền, cộng thêm một trung đoàn thiết giáp và một trung đoàn pháo binh tấn công vào Phước Bình. Cộng quân tiến sát đến hàng rào phòng thủ của các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa. Trận đánh kéo dài suốt đêm và qua chiều hôm sau mới tạm lắng. Quân trú phòng gồm một tiểu đoàn Bộ Binh và lực lượng Địa phương quân của chi khu Phước Bình phải rút lui lập phòng tuyến mới quanh phi trường.
Trận tấn công của Cộng quân vào tỉnh lỵ Phước Long bắt đầu vào 7 giờ sáng ngày 1 tháng 1/1975 khi một thành phần Cộng quân có xe tăng yểm trợ tiến vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ thì bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú phòng. Cùng vào thời gian này, Cộng quân bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không Quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, Cộng quân cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. Tám khẩu đại bác 105 ly và 4 khẩu 155 ly của Việt Nam Cộng Hòa đặt trong tiểu khu Phước Long bị trúng đạn.
Trong suốt ngày 2 tháng 1/1975, lực lượng trú phòng Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho địch quân, 15 xe tăng của quân Bắc Việt bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị Cộng quân chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn.
TƯỚNG DƯ QUỐC ÐỐNG VÀ CUỘC HỌP QUYẾT ÐỊNH SỐ PHẬN PHƯỚC LONG
Cũng trong ngày 2 tháng 1/1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Theo lời kể của Ðại Tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, thì thành phần tham dự cuộc họp có: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ðại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá quân sự Tổng Thống), Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu), và Trung Tướng Dư Quốc Đống. Đề tài được nêu ra trong cuộc họp là nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long thì phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào.
Đại Tướng Cao Văn Viên kể lại rằng: tại cuộc họp, với chức danh là tư lệnh Quân Ðoàn 3 và Quân khu 3, Trung Tướng Đống nhận định rằng Quân Ðoàn 3 cần ít nhất một sư đoàn Bộ Binh hay một sư đoàn Nhảy Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng Không Quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó Trung Tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân Khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này.
Trung Tướng Dư Quốc Đống được Tổng Thống Thiệu cử giữ chức tư lệnh Quân Ðoàn 3/Quân Khu 3 từ tháng 10/1974, thay thế Trung Tướng Phạm Quốc Thuần được hoán nhiệm chức vụ để giữ chức chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang mà tướng Đống đảm nhiệm từ năm 1973. Trước 1973, từ năm 1964 đến năm 1972, tướng Đống là tư lệnh binh chủng Nhảy Dù.
Theo các thông báo về thăng thưởng và bổ nhiệm các sĩ quan cao cấp được Bộ Quốc Phòng VNCH phổ biến trên các bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và các nhật báo, Trung Tá Dư Quốc Đống được mang cấp đại tá vào giữa tháng 9/1964 ngay sau khi được cử giữ chức Quyền Tư Lệnh Lữ Ðoàn Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Tháng 11/1964, ông được đặc cách thăng chuẩn tướng, chính thức giữ chức tư lệnh binh chủng Nhảy Dù vào ngày 19 tháng 12/1964. Ngày Quân Lực 19 tháng 6/1966, ông được thăng thiếu tướng, và đến giữa năm 1970, được thăng trung tướng.
Trở lại với cuộc họp tại Dinh Độc Lập, sau lời trình bày của tư lệnh Quân Ðoàn 3, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị trong tay. Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được bộ Tổng Tham Mưu giao cho Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 trực tiếp đảm trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay.
Quân Ðoàn 3 được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù với nhiệm vụ là lực lượng xung kích. Trong khi Trung Tướng Đống và Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 tiến hành kế hoạch hành quân giải cứu Phước Long, thì tại tỉnh lỵ, vào ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ ở phía nam. Tuyến phòng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ còn thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L-19. Tất cả các đạn bác của quân trú phòng đều bị hư hại, không còn tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đã rót vào khu tòa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng vì Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn.
Tháng 1 năm 1975, hình chụp tại phi trường Biên Hòa. Các binh sĩ thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang chuẩn bị cho cuộc hành quân trực thăng vận vào giải tỏa Phước Long (hình ảnh: TIME/LIFE, The End of the Line).
Ngày 4 tháng 1/1975, Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Trung Tá Tiểu Khu Phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung Tá Chi Khu Trưởng Phước Bình bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của Cộng quân xuất hiện từ hai hướng Tây và Nam thị xã. Liên lạc giữa bộ chỉ huy Tiểu khu và Quân Ðoàn 3 bị đứt quãng nhiều lần và sau khi trung tâm hành quân bị phá hủy thì hệ thống liên lạc viễn liên chỉ còn một tần số vô tuyến.
Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không Quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. Chín giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt Kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì lực lượng tiếp ứng và tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu hành chánh tỉnh.
Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 binh sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng hai tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của Cộng quân. Tuy nhiên vì địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đã dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng Cộng quân phá vỡ vị trí phòng ngự của Địa Phương Quân tại kho tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xã. Đặc công Bắc Việt tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của Cộng quân vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là bộ chỉ huy hành quân tiểu khu và bộ chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến.
Cộng quân bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực Cộng quân quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số.
Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M-72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, Bộ Chỉ Huy Biệt Cách Dù báo cáo cho Bộ Tư lệnh Quân Ðoàn 3 về tình hình trận chiến. Tình hình vô cùng nguy kịch không giống như những gì tiểu khu đã báo cáo trước đó. Tuyến phòng thủ của Địa Phương Quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, vị sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh.
Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6 tháng 1, bộ đội Cộng quân có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ, liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu bị mất nhưng Biệt cách Dù vẫn còn giữ vững vị trí. Đến 12 giờ đêm, lực lượng Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xã.
Sau khi Phước Long thất thủ, Trung Tướng Dư Quốc Đống xin từ chức và được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận. Tổng Thống đã cử Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy trưởng binh chủng Thiết Giáp, cựu tư lệnh Quân Ðoàn 2/Quân Khu 2 (từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1974), thay thế tướng Đống trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 3/Quân Khu 3.
Vương Hồng Anh
ĐỨC ĐỘ PHẢI TƯƠNG XỨNG VỚI CỦA CẢI .
Mới đây 1 họ nhà Kiến viết về phong thủy , tôi xin góp ý 
TT Thiệu từng có 1 dàn thày bói giỏi nhứt VN * để cố vấn cho ông ta và bản thân ông cũng đọc nhiều sách về tử vi Đông phương * . . . Dinh ĐL cũng xây theo hình chữ Vương nhưng tới 75 đã đổi chủ . . . 
http://kienthuc.net.vn/…/nhung-bi-mat-phong-thuy-cua-dinh-d…
Thật sự không ai biết trước Cơ Trời (vì thiên cơ bất khả lậu) , chỉ khi nào xảy ra mới biết ứng nghiệm . Tuy nhiên tôi rất tâm đắc với câu nói của 1 thày phong thủy chế độ cũ .
"Điều gì sẽ xảy ra khi đức độ không ngang bằng với của cải hay may mắn (fortune) : Giả dụ một ng nhận một tấn bạc (silver) . Nhưng ĐỨC ĐỘ của hắn ko xứng đáng nhận nhiều như vậy : hắn chỉ xứng với 100 cân . Điều gì sẽ xảy ra nếu hắn nhận 1 tấn ? Hắn sẽ bị ĐÈ BẸP . Con người chỉ nhận những gì mà hắn xứng đáng nhận * . (Suppose a man receive a ton of silver . But his virtue does not that much . He deserves only 100 ponds . What happens when he gets a ton ? He will be CRUSHED . Men get what they deserve.) . Source : Nat Geo June 1965 page 872 .
Xin lấy 1 VD . Có những gđ đang sống yên ấm , nay trúng số độc đắc hay ba má mới bán nhà ; vì không biết cách xử lý số tiền quá lớn này nên gây đại họa : gđ xào xáo , anh chị em chia rẻ , v.v... (tôi hay đăng tin loại này trên FB này) . 
* Có thể đúc kết như sau : Con người chỉ nhận những gì xứng với ĐỨC ĐỘ của hắn , nếu đức KÉM mà bổng lộc NHIỀU thì đó là TAI HỌA , nghĩa là hắn sẽ chết hay tiêu tan sự nghiệp hay mất hết danh dự vì bổng lộc đó" .
* Trong đó có ĐT Nguyễn văn Y , GĐ cảnh sát đô thành và nhiều người khác . Những ông này chỉ coi cho các ông lớn hay người giàu có , chứ dân thường ko thể nhờ các ông ấy được . Ông Thiệu nhờ có đức lớn nên đã chết bình yên trong tuổi già . Trong diển văn từ chức , ông nói đại ý "tôi sanh giờ Tý , ngày Tý , tháng Tý , năm Tí . . . nên phải ra đi năm Mảo 1975 . . . " .
Trong phúc có họaĐiều gì sẽ 
xảy ra khi đức độ không tương 
xứng với của cải : VD một kẻ 
nhận một tấn bạc . Nhưng đức 
độ của hắn ko xứng đáng nhận 
nhiều như vậy : hắn chỉ xứng 
với 100 cân . Điều gì sẽ xảy ra 
nếu hắn nhận 1 tấn ? Hắn sẽ 
bị đè bẹp . 
Con người chỉ nhận những gì 
xứng với đức độ của hắn , nếu
 đức kém mà bổng lộc nhiều 
thì đó là tai họa , hắn sẽ chết 
hay tiêu tan sự nghiệp .
Số mạng của TRỊNH XUÂN THANH theo Numerology . 
Trịnh = 4 2 1 5 5 = 17 , rút gọn thành 8 . 
Xuân = 5 6 1 5 = 17 , rút gọn thành 8 .
Thanh = 4 5 1 5 5 = 20 , rút gọn thành 2 .
Tổng cộng : 8 + 8 + 2 = 18 , cùng số với Vũ văn Anh Vũ hay Vũ "Nhôm" . 
Nghĩa là y cũng có số mạng giống Vũ Nhôm , đã giải thích trong bài trước .
Số mạng của Phan văn anh Vũ hay Vũ "Nhôm" theo Numerology .
1/ Dựa vào tên khai sanh : Phan văn Anh Vũ .
- Phan = 8515 = 19 , rút gọn thành 1 + 9 = 10 = 1 + 0 = 1
- Văn = 6 1 5 = 12 , rút gọn thành 1 + 2 = 3
- Anh = 155 = 11 (số này ko thể rút gọn thành 1 + 1 = 2 , số 22 cũng vậy)
- Vũ = 66 = 12 , rút gọn thành 1 + 2 = 3 .
Tổng cộng : 1 + 3 + 11 + 3 = 18 .
Sau đây là ý nghĩa của số 18 .
. . .
" Số 18 tượng trưng cho chủ nghĩa vật chất cố gắng hủy diệt khía cạnh tâm linh của bản chất . Trong giai đoạn có chiến tranh , đổi đời , và cách mạng , người mang số này thường xung khắc một cách cay đắng trong gia đình . Trong một số trường hợp , số 18 cho thấy việc tạo ra tiền và đạt địa vị phải thông qua những chiến thuật gây chia rẻ , qua chiến tranh hoặc xung đột khác . Số 18 cảnh báo sự lừa gạt từ cả “bạn” lẫn thù ; sự nguy hiểm từ lửa , lụt lội , động đất , bão tố và chất nổ , điện giật và sét đánh" .
. . .
Đọc đầy đủ ở : http://www.tranthanhhien.com/2017/12/theo-ly-thuyet-so-nhung-ng-hien-nay-du.html
2/ Vì y có biệt danh là Vũ "Nhôm" nên tôi cũng dùng Numerology để phân tách tên này .
- Vũ = 6 6 = 12 , rút gọn thành : 1 + 2 = 3 .
- Nhôm = 5 5 7 4 = 21 = 3
Vì 3 + 3 = 6 , nhỏ hơn 9 nên ko thể rút gọn , nghĩa là giử nguyên số 12 và 21 .
Tổng cộng : 12 + 21 = 33
Ý nghĩa của số 33
"Số này không có ý nghĩa riêng của nó, nhưng ngoài việc mang đến sự tác động/ảnh huởng của số 24 – còn có ma lực (magic) của tình yêu, mức độ/kích cở (extent) của sự độc đáo và sáng tạo, và những hứa hẹn của thành công sau cùng (eventual) về tài chính thì sâu rộng hơn (deepened and increased). Do có số 3 kép, nguời có tên bằng 33 thì may mắn hơn trong mọi mặt (every way) khi dính dáng tới việc hùn hạp hay làm ăn hài hòa ở dạng nào đó với nguời khác phái, điều này áp dụng trong nghề nghiệp cũng như những quan hệ lãng mạn và hôn nhân. Đây là số huởng NGHIỆP QUẢ TỐT TỪ KIẾP TRƯỚC. Nguời mang số 33 đuợc khuyên không nên lạm dụng sự may mắn gây kinh ngạc (astounding luck) này sẽ đến với họ vào một lúc nào đó (sometime) trong cuộc đời khi họ để sự may mắn này làm cho họ luời biếng, tin tuởng quá mức, và cảm giác tự tôn (superiority). Khi tinh thần hài huớc và khiêm tốn (humility) thật sự đi cùng với tác động của số 33, thì số này sẽ là số may mắn một cách kỳ lạ (wonderfully)"./.


( Dịch xong lúc 9:50 sáng ngày 31/03/2010 từ trang 206 của Linda Goodman's Star Signs).
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.tienve.org%2Fhome%2Fmember%2FviewMembers.do%3Bjsessionid%3D07DDE63F4BE4F41C2E3171B86F1C28F3&h=ATPq9EX1mq9bJzZ0ji4z9HVncx_yDtT7urWM1nyu-3m-fOMsOF4rONMu8EcQ8ceWW7lnT3p2gdNapj9NWXXuaZz9FJKoJvKfwTMKhW3JfHAkOJRcW0ec_qAD2zoQ_U4TAjTRRR_lDVSsZ06qV_kfsFzHglMAPBOjJTyB4IKnNCYDLte0CjeqNMFaATBBkqgWrfLWv_2pfkyhH4EKydUyURbzJewy9EFJp8Ylat53KDR-1vKJ4bIndjdHY5BzFnsddjlXgeoi6svPe43yB5paHZyfmHWxG79UEb3nHAGzrJX79-Ez-YXrVzyiMcPM07UIsFgvjg



KHÔNG AI CÓ THỂ BƯNG BÍT SỰ THẬT , NHẤT LÀ THỜI ĐẠI INTERNET !
Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn quang Lập .
1/ Tôi phải viết lá thư này bởi : Bọ Lập , sinh ra và lớn lên tại miền bắc XHCN , năm 1968 mới 12 tuổi ; nhưng Bọ đã viết về ông Hoàng Phũ Ngọc Tường như sau :
" . . .Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, KHÔNG về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn CẢ TẤN người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi ". http://bolapquechoa.blogspot.com/…/hoang-phu-ngoc-tuong.html
2/ NHƯNG , trong bộ phim Vietnam : Television History phát năm 1982 , khi được phỏng vấn bởi Alfred Burchett , nhà báo thân cộng người Úchttp://www.youtube.com/watch?v=xAaS6AlBuSc , ông HPNT lại nói : (bài PV rất dài nhưng tôi chĩ trích một đoạn) :
". . .nó bỏ bom rơi vào 1 bv nhỏ gần chợ Đông ba , làm 200 chết và bị thương . Tôi đi trên con đường hẻm vào ban đêm , và tôi tưởng rằng đang dẫm trên đống bùn . Thế mà khi tôi bật cái đèn pin lên , máu khắp mọi nơi . Cả 1 khu vực bị bom đạn Mỹ tàn phá . Và thế rồi , những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi TP (Huế) , kẻ thù chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn" . . . .
3/ Như vậy có 3 khả năng :
a/Người được Burchett phỏng vấn lúc đó , không phải là HPNT , mà là một người giống ông , mạo danh ông để trả lời cuộc PV này , được loan đi khắp QT . Theo tôi , HPNT nên kiện hảng PPS , đã vu khống và bôi nhọ .
b/ Chợ Đông Ba - mà HPNT nói , có lẽ được dời về chiến khu ông đang sống , cách Huế mấy chục km hay hơn nữa - chứ không phải nằm tại Huế .
c/ HPNT bị Azheimer nặng , nên không thể nhớ chuyện đã xãy ra trước đó 15 năm , cho nên năm 1997 (15 năm sau cuộc PV đầu tiên) do đài RFI thực hiện , ông nói , "đã rời Huế từ hè 1967 , tới tháng ba 1975 mới về" .
Xin các bạn cho ý kiến để giúp cho 1 người VÔ TỘI - theo như Bọ Lập - lại bị gán cho cái tội rất khủng khiếp là ĐAO THỦ của bao dân Huế năm 1968 !
Tôi xin nhắc , HPNT cũng nên kiện đài PPS , năm 1982 , đã phỏng vấn một tên đã giả danh ông , nói những điều ko trung thực , làm ông bị hiểu lầm và đẫy ông xuống bùn đen , sau khi truyền đi phóng sự này năm 1982 !
https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/784514864895675
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fnews.yahoo.com%2Fblogs%2Ftrending-now%2Ftip-from-generous-couple-replaces-waitress-s-deer-battered-car-184909520.html%3Fsoc_src%3Dcopy&h=ATPQQu1z4p9dv-d4W8uG_cnyZZNCZBH2vW3B_OqT8v-_Ht-uBpfoUvC-CHskmBDwg-kT-ilypIpvED8sePtcxomhnCGcXOWio3LBvrwL0AIzm6zpXwBFTRLrvPL7DCozMZPA_al8ZXz50_-ihJ2A25T89qfkx19lWj1R3JT5UL8sWEcDy8Q2yOs-dmVd1883vO35OtW4MYRnFDDYjHDoFI5zuGToKqQ8F_gZOy6BJLGcWYCplH42q-RJlMayCjKOMyo3Y38Fi8ynvdhGyLH23O7YqwmEqKaU3vzzcAdx3dv6CzLA9Vrh5aGh1xU
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1685331271480692&set=pcb.1685332698147216&type=3
https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fwww.npr.org%2Fblogs%2Fthetwo-way%2F2014%2F12%2F11%2F370172173%2Fofficer-buys-eggs-for-woman-caught-shoplifting-to-feed-family&h=ATOVkR6OKHWv-OyGNR4X1c-jxS6q1_yO6V-k01o--lXdl50jIoBm9YwDILisZlaMWA0Di003Y_ZayDe7LPSk5KnKpzBTRWJvHKVuX1sz-r5c8FPr4WaWYSCDJdt9-XgSDddq0o6F3wqF1aZ03_mRV3z5-nJIM76ZZp3Td3vFSXSMDHg3LxwJVf97NweShAqnyylU7ssmZZH5AWNMHt139L42XWNtBwMMgXB19ABU3_dPx2dpeSDMvWG5GsAflSlpcIo_aPgjgafQ1BGwIQa0XZ3eabYbAgld2Hf8lvl59OChraC2m9ZPwXoaL3g
http://www.gettyimages.com/event/views-of-ho-chi-minh-city-40-years-after-fall-of-saigon-549998429#the-fall-of-saigon-in-vietnam-on-april-29-1975-a-small-south-plane-picture-id120665532