Saturday, July 12, 2025

 TÌNH HÌNH QK-2 VÀO THÁNG 3-4/1965

 By the end of March, the immediate threat of the enemy splitting South Vietnam had passed, but the price had been high. In addition to the casualties suffered, the Winter Spring Offensive had forced Co to divert troops from pacification. He had reduced the number of regulars assigned to province chiefs from eighteen battalions in January to ten in February and to zero in March. The move weakened the already hard-pressed pacification effort. In March, for example, guerrillas had incinerated a community of 300 homes in Phu Bon. In Quang Duc, the revolutionaries had burned bridges to isolate areas, then used threats to compel 1,600 Montagnards to abandon their hamlets and return to the jungle. In Darlac, 5,000 people had fled land-development centers, and the lack of security led the 23d Division to ban all pacification work more than 5 kilometers from a main road. In Binh Tuy, another 7,000 people had poured into towns as the Communists spread their control over the countryside. Because government troops largely confined themselves to protecting the towns, USOM’s province adviser appealed for the deployment of “foreign troops” to garrison urban centers, thus allowing the South Vietnamese to take to the field.39 Military Region 5’s claim that it had captured 1,000 hamlets during the Winter Spring Offensive probably was exaggerated, but few doubted that the government had lost territory and that security in many areas had degraded seriously. In Lam Dong, the number of pacified hamlets had fallen from forty-three in January to twenty-nine by the end of March. In northern Kontum, where advisers had felt that the province was “quite clearly winning the ‘hearts and minds’ battle among the Montagnards,” the appearance of major North Vietnamese units had undermined the effort. The best advisers could hope for was that the people would follow the troops as Co withdrew some of them from the region. That many civilians did indeed vote with their feet and flee to government areas was gratifying, but it created severe socioeconomic dislocation. By the end of March 1965, the government admitted the presence of more than 90,000 refugees in II Corps and continued to be hard-pressed to deal with them. 

No fewer than 70,000 refugees were in Binh Dinh, where the allies believed the enemy maintained 3,600 regulars and 3,000 guerrillas.40 As dire as the situation seemed in northern II Corps, not everything went the insurgents’ way. They had not been able to keep either the western highlands or I Corps isolated from the rest of the country, nor had everyone given up. During the last week of March, the insurgents had killed twenty-five people who had refused their orders to leave their hamlet in the An Lao Valley. Elsewhere, Popular Forces soldiers successfully repulsed sixteen of the enemy’s twenty-two attacks on hamlets. Determined to renew pacification, General Co ordered his subordinates to draft revised plans that considered the current realities.41 Some advisers questioned Co and Sang’s focus on Highway 1. They noted that it was easier for the Front to sabotage the road than for the government to keep it open, and that by concentrating troops on the highway they had facilitated the enemy’s takeover of the countryside, including the An Lao and Vinh Thanh valleys. “Route 1 by itself doesn’t mean a damn thing,” said one adviser. “If they just stick to that, they’re right back where the French were. They have to get out into the villages where the people are.” Likewise, another adviser criticized government tactics, stating that “it is meaningless for troops to move out, make contact with the Viet Cong, take a casualty or two, and then call for an air strike, which may kill some Communists along with other people but surely will settle nothing in these crucial rural areas.” MACV, however, agreed with the government that political, economic, and logistical factors warranted keeping the major roads open to as much civil and military traffic as possible.42 Regardless of shortcomings in South Vietnamese military actions, advisers recognized that the infusion of North Vietnamese regulars and new weaponry, such as fully automatic rifles and potent antitank weapons, had altered the situation in II Corps. The morale of South Vietnamese soldiers dropped noticeably. Army Chief of Staff Harold Johnson, who visited II Corps in March, found General Co “very distraught” by the fact that enemy soldiers armed with AK–47s were outgunning his units. Johnson sympathized, adding that “they just didn’t have the ability to absorb that shock of initial contact.” Unless the allies could bring additional manpower and f irepower to bear, II Corps’ prospects appeared uncertain. If Military Region 5 grossly exaggerated its claims to have killed 15,250 South Vietnamese and 750 American soldiers during the Winter-Spring Offensive, the Communists were closer to the truth when they asserted that the offensive had driven “the American imperialist ‘special warfare’ strategy to the brink of defeat.” Over the previous six months, enemy forces had repeatedly demonstrated how they could overcome an admittedly shallow system

of area security by isolating regions, attacking government forces, and paralyzing, if not reversing, pacification activities.43 Fully 32 percent of the enemy’s attacks in South Vietnam during the first quarter of the year had taken place in II Corps, yet notwithstanding the heavy losses, the battle over the population remained in play. During the first three months of 1965, the Front had been able to enlarge the segment of the rural population under its control in II Corps from 17 to 22 percent. Much of the growth came from areas that previously had been in dispute. The government, on the other hand, claimed it controlled 35 percent of II Corps’ 2.8 million people and maintained some influence over another 19 percent. As the government had not acquired much territory during the quarter, many of the people added to its rolls were probably refugees.44

 Mấy ngày đầu bị bắt, Việt Cộng cho mỗi người một vắt cơm lạt để ăn. Sau đó du kích địa phương đi lùng những ruộng lúa hay các rẫy khoai mì (sắn) ở buôn thượng bị bỏ hoang. Rồi dẫn dân chúng đến đó vào ban đêm để nhổ. Trời tối như mực, dân chúng cứ cầm cây mì bứng lên rồi tuốt bằng tay. Mỗi người thu nhặt cho mình một mớ khoai mì “chiếm lợi phẩm” mang về xắt nhỏ ra, sấy cho khô để nấu ăn.


Nếu gặp được ruộng lúa thì Việt Cộng cho tuốt lúa. Người nào tuốt được hơn một ký thóc là hay lắm rồi. Thóc lúa rang khô rồi giã bằng cùi để tách vỏ trấu và cám ra thành hột gạo. Sau đó người ta dùng nắp vung nồi để rang gạo cho khô, cất dành để nấu ăn. Nhưng thường thường thì gặp rẫy khoai mì nhiều hơn là ruộng lúa. Ngày nào cũng ăn củ mì nên dân chúng chế biến đủ thứ món như mì luộc, canh khoai mì v.v. Nấu củ mì bằng các nồi nhôm nhặt được trong các buôn thượng đấy. Đi đến các buôn thượng nào thấy thiếu cái gì thì họ lượm cái đó mang theo để xử dụng.

Thiếu lương thực nên dân chúng đi hái rau tàu bay, rau sam, nấm rừng (tùy loại ăn được), măng tre rừng, rau dớn rừng mọc dọc theo các khe suối ở môi trường hoang dã, và cây môn thục (còn gọi là cây môn ngứa) ngâm vào nước gạo, để làm dưa chua tăng thêm phần ẩm thực. Đó là chưa kể đến tình trạng bắt được con gì ở rừng già ăn được, là ăn con nấy.


Gia vị thiếu nghiêm trọng nhất trong việc nấu nướng chính là muối biển. Đôi khi Việt Cộng chuyển đâu đó từ Lào sang một số muối hột. Phân phát 1/3 thìa cà phê cho hộ 1 người. Hai mẹ con của chúng tôi thì được một muỗng muối hột để ăn. Gia đình nào đông thì được nhiều và gia đình nào ít thì được ít, nhưng không lúc nào cũng được phân phát muối hột. Ăn phải cầm chừng kẻo hết muối để nấu ăn. Nói tóm lại, không có muối ăn cũng chết mà ăn nhiều quá thì bị phù thủng.

Chốn rừng thiêng nước độc, môi trường đầy muỗi mòng, vắt đốt, sốt rét lại không có thuốc men chữa trị gây lên các bệnh dịch cúm, sởi, cộng thêm thiếu ăn, sinh ra đủ thứ bệnh tật. Tội nghiệp nhất là đám con nít sơ sinh không có sữa để bú, thiếu vệ sinh dinh dưỡng và bị sốt rét rừng nên chết rất nhiều. Có gia đình 5-6 đứa con nhỏ đều chết hết ráo. Nói chung là người nào chết thì ráng chịu. Không ai còn nước mắt hay lòng nhân ái để mủi lòng thương hại lẫn nhau nữa.

Thường dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Không có chòi, lều và nhà sàn để ở gì cả. Nước uống, nấu nướng và tắm giặt bằng nước suối. Có thể nói là hôm nay thì ở rừng nầy, mai thì ở rừng kia. Di chuyển lên đồi xuống núi nhiều lần trong một ngày là chuyện thường tình. Di dời từ rừng nầy sang rừng khác. Có lúc thì vào ban ngày nhưng đa số thì vào ban đêm để tránh phi pháo của KLVNCH và Hoa Kỳ oanh tạc. Mỗi lần nghe tiếng động cơ máy bay trên trời, đám du kích la toán lên:


-Chạy lẹ lên, kẻo máy bay “Ngụy” đến bỏ bom đánh phá ta.

Bất cứ ai mà chậm chạp chẳng hạn như đang lúc nấu nướng làm bếp, chúng bèn tạt nước vào đống lửa bắt bỏ hết để ra đi. Quần áo mỗi người mang theo trong giỏ lúc đi di tản chỉ có vài bộ đồ, thay mặc dần dần bắt đầu đã rách rưới tả tơi. Vá được mảnh nào, chụm mảnh nọ hay xin được quần áo của ai đó thì mặc đại để che thân. Tuy nhiên, không thấy cảnh người sống thiếu áo quần bèn lấy quần lấy áo của người chết giặt lại để mặc cả.


Tôi nhớ mỗi lần đi tắm ở dưới suối, phải vắt quần áo lên trên bụi cây phơi khô. Tắm cởi chuồng xong lấy quần áo đó mặc lại. Quần áo mặc đa phần nhất y nhất quẩn một bộ đồ duy nhất. Đàn ông con trai đi tắm thì dễ rồi, nhưng đàn bà con gái đi tắm mới khổ tấm thân. Họ rủ nhau kiếm một chỗ kín đáo, canh chừng cho nhau tắm gội và giặt giũ. Không có xà bông để tắm, dân chúng tùy cơ ứng biến kiếm đâu ra được vài trái bòn hòn vò vào nước thay cho xà bông, để chà rửa thân thể.


Cuộc sống của thường dân quận lỵ Dakto bị cộng sản kèm kẹp trong vùng “giải phóng” rất lầm than cơ cực cứ quần quật như thế tính từ cuối tháng 4 năm 1972, cho đến khi Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê thực thi sau ngày 27 tháng 1, năm 1973. Vùng nào Việt Cộng chiếm được trước đó, coi như thuộc quyền sở hữu của chúng.


Sau ngày đình chiến lịch sử đó, không ai được phép trở lại thị trấn Dakto để sống nữa kể cả những người từng có nhà ở đó, vì quận lỵ đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Ban quân quản địa phương chia cho mỗi gia đình một khoảnh đất nhỏ ở hai bên Quốc Lộ 14 để khai hoang lập nghiệp. Dân chúng tự động kiếm cây rừng làm chòi, lợp tranh trát vách để ở. Người nầy giúp đỡ người kia, dựng nhà đùm bọc lẫn nhau để sống. Dân chúng làm rẫy canh tác như trồng lúa, trồng khoai lang, khoai mì và hoa mầu tự tạo ra thực phẩm để sinh nhai.


Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản thì đời sống của người dân ở Dakto tương đối dễ thở hơn lúc còn sống ở trong rừng núi một chút (4/1972). Mẹ tôi dựng một sạp nhỏ trước căn chòi của mình để bán các thứ lặt vặt như hành ớt, cá khô, mắm muối và bánh kẹo mua từ thị trấn Kontum lên, mong được sống lây lất qua ngày.


Những trẻ em thiếu nhi trong lứa tuổi học sinh được các anh chị lớn có trình độ, tình nguyện dậy các mẫu tự abc, học bản cửu chương và chỉ cách thức làm toán cộng trừ nhân chia. Các chòi gọi là lớp học được dựng lên đơn sơ, tạm bợ trên các mảnh đất trống trong khu vực kinh tế mới. Tôi buộc phải học lại lớp 1 từ đầu vào năm 1973, tuy rằng đã học gần xong lớp 2 trước đó.


Ngành giáo dục tại Dakto tương đối có tổ chức hẳn hòi sau ngày đất nước thống nhất (sic). Tôi học hết cấp II, tức là lớp 9 (cấp lớp cao nhất ở Dakto), mãn trường vào hè năm 1982. Năm đó tôi tròn 17 tuổi (học trễ lắm rồi đó nghen). Muốn theo học trường trung học cấp III (từ lớp 10-12) phải xuống thị trấn Kontum, cách huyện Dakto 46km, sống trọ ở nhà người quen để đi học. Nhiều hôm nhớ mẹ (thèm bú tí một chút đó mà) và mấy luống ruộng vườn không người trông coi, tôi cuốn gói bỏ học ngang trở về Dakto, tính ở lại để phụ giúp mẹ lo việc đồng áng. Về đến nhà mẹ tôi khuyên nhủ:


-Cha con là một sĩ quan của QLVNCH. Nay ông bị đi cải tạo, con phải lấy tấm gương đó mà ráng học để nên người.

Mẹ tôi dọn cơm ra cho ăn uống no nê rồi đi nghỉ. Hôm sau tôi lủi thủi lần ra Quốc Lộ 14 để đón xe đò trở lại thị trấn Kontum quyết tâm chăm chỉ học hành. Nhờ bền chí và cố gắng nên cuối cùng tôi xong tốt nghiệp lớp 12 vào hè năm 1985.

Tôi thi đại học và được nhận vào Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kế Hoạch Đà Nẵng. Ngày đó, danh từ gọi là Trường Trung Cấp Kế Hoạch II Kinh Tế (1985-1986). Chương trình dự trù học 3 năm nhưng họ rút lại thành 2 năm, dự định sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm 1988. Trước khi tốt nghiệp để đi thực tập, trường đòi hỏi mỗi học sinh 2 bìa thư có dán tem ở nơi cư trú để kiểm tra hồ sơ lý lịch học sinh. Cuối năm 1987, ban giám thị của trường thông báo cho tôi biết: “buộc đương sự thôi học, trả về địa phương vì lý đó man khai lý lịch.” Không biết ai đã thông báo lên trên huyện Dakto về lý lịch gia cảnh của tôi? Tôi đành thu xếp đồ đạc để trở về Dakto, sống với mẹ vào cuối năm đó.


Mỗi độ tháng tư về, ký ức của tôi hay nhớ lại cảnh tượng chạy loạn ở Dakto vào năm 1972. Giờ tôi hiểu ra tại sao thường dân tại Dakto đều bị Việt Cộng lùa cả đám vào trong rừng. Họ bắt giữ dân ở lại để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ bên quốc gia để về với phe cách mạng. Đồng thời nếu như bị máy bay Hoa Kỳ và phi cơ KLVNCH oanh tạc trong lúc hành quân, thì lấy dân ra làm bia đỡ đạn cho chúng. Cũng không hiểu sao, tôi lại đọc được mưu đồ xảo quyệt của chúng như thế!


Có lẽ độc giả cho rằng tôi bịa chuyện để nói lên. Nhưng nếu ai từng đọc qua bài viết, “Dakto - Đêm Cuối Cùng” của tác giả Trang Y Hạ, chỉ biết được phần đầu tấn bi kịch khổ đau của thường dân vô tôi tại quận lỵ Dakto mà thôi. Bài viết nầy là phần nối tiếp, nói về những đã gì xẩy ra sau đó.

Nhưng còn nhiều mẫu chuyện thương tâm đầy máu và nước mắt mà tôi không thể nhớ rõ chi tiết để kể lại. Tôi cũng không muốn dài dòng vụ Việt Cộng kèm kẹp dân chúng trong vùng Dakto bị chiếm, e rằng sẽ lạc đề tài bài viết về thân phụ của mình. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng những ai là nhân chứng, từng sống qua thời kỳ kinh hoàng tại địa danh nầy sẽ viết lên sự thật.

 

Đầu năm 1988, mẹ tôi rời thị trấn Dakto để về Sàigòn sinh sống. Tôi thì theo chúng bạn đi các tỉnh khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang để buôn bán và lập xí nghiệp sản xuất lạp xưởng. Chỉ khi nào về Sàigòn mua vật liệu hay máy móc mới ghé thăm thân phụ đang sống tạm trú quản thúc ở quận 4, sau khi đi tù cải tạo gần 10 năm. Hai cha con ít khi có cơ hội hàn huyên tâm sự lâu dài, vì thời gian tôi lưu lại ở Sàigòn rất cấp bách, vả lại tôi không có hộ khẩu chính thức để sống ở thành phố nầy. Tuy nhiên, đôi lần tôi có dịp hỏi ông chi tiết về các diễn biến xẩy ra làm sao, sau lần gia đình phân ly vào tối ngày thứ Bảy 22 tháng 4, năm 1972 tại Dakto.

 

Dựa theo tài liệu chiến tranh và qua lời ba tôi kể lại, chi khu Dakto thất thủ vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972 (có tài liệu nói là Chủ Nhật). Thiếu Tá Lò Văn Bảo chọn Đại Đội 408 ĐPQ làm đơn vị đánh chặn (đoạn) hậu, rời chi khu sau cùng để cho bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo rút lui an toàn vào rừng, nên bị tổn thất nặng nề. Đại Đội 408 ĐPQ cùng với bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo đánh 7 ngày và 7 đêm với Việt Cộng trong rừng. Bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo và Đại Đội 408 ĐPQ chia tay phân tán mỏng ở một cánh rừng để tránh thiệt hại. Binh sĩ của Đại Đội 408 ĐPQ lớp chết lớp bị thương, lại có người không thể mang theo được. Số khác thì thất tán hay bỏ ngũ tìm đường về nhà nên cuối cùng đại đội ĐPQ chỉ còn lại độ mươi người.

Thiếu Tá Bảo dùng tần số riêng gọi vô tuyến về bộ chỉ huy của tiểu khu Kontum và xin phái trực thăng tới bốc. Đại Đội 408 ĐPQ hoàn toàn mất liên lạc với Thiếu Tá Bảo trong rừng núi vì ông ta đã đổi qua một tần số khác. Có lẽ Thiếu Tá Bảo không hề hay biết những gì đã xẩy ra cho Đại Đội 408 ĐPQ? Người hiệu thính viên của đại đội dò tần số nội bộ nhiều ngày mới nối được liên lạc với Thiếu Tá Bảo và ông ra lệnh cho cha tôi di chuyển đến một ngọn đồi vô danh làm vị trí bãi đáp để được bốc. Khi thấy Đại Đội 408 ĐPQ còn lại một ít người, ông nghi ngờ cha tôi đã bị Việt Cộng bắt và buộc hợp tác với chúng giăng bẫy, để tóm gọn bộ chỉ huy nhẹ của ông ta. Thiếu Tá Bảo chất vấn cha tôi đủ điều và nhất định không cho lên trực thăng. Giành co đôi lát, cuối cùng ông mới đành lòng cho di tản về Kontum.

Cha tôi dưỡng sức được ít ngày, rồi lại lao vào trận tuyến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ở Kontum (từ ngày 14/5 - 1/6/72). Sau chiến thắng mặt trận Kontum kiêu hùng, nhiều quân nhân tác chiến được thăng một cấp, nhưng phần cha tôi vẫn tiếp tục mang lon Trung Úy. Ông không hề than trách phận, chỉ nghĩ làm tròn bổn phận của một quân nhân mà thôi. Sau trận nầy, thượng cấp đề nghị cha tôi nên chuyển qua làm lính văn phòng, nhưng ông lại khước từ.

Đầu năm 1974, cha tôi thuyên chuyển về tiểu khu Long An, KBC 4008. Đêm mồng 8 rạng 9 tháng 4, năm 1975, cộng quân mở màn pháo kích và tấn công vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh thì đồng thời Công Trường (Sư Đoàn) 5 Việt Cộng vượt rạch Cần Đốt tấn công vào tỉnh Long An để cắt đứt Quốc Lộ 4, nối liền Sàigòn với miền tây. Địch quân chiếm được một góc sân bay, phía tây nam của phi trường Cần Đốt. Ngày giờ chúng toan tính thật trùng phùng ăn khớp với nhau.

Đây là hai tuyến phòng thủ cơ bản cuối cùng của QLVNCH, để phòng giữ cửa ngõ phía đông và phía tây của Sàigòn. Nếu cộng quân chiếm được thị xã Xuân Lộc, thì các thị xã (Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu) kế tiếp sẽ lần lượt xụp đổ và cuối cùng là thủ đô Sàigòn. Còn nếu Việt Cộng chiếm được tỉnh Long An và cầu Bến Lức thì con đường tiếp vận thực phẩm từ miền tây vào Sàigòn sẽ bị cắt đứt. Thủ đô Sàigòn sẽ bị cô lập và loạn lạc nổi lên vì khan hiếm nhu yếu phẩm.

Theo nguồn Wikipedia, Trận Xuân Lộc diễn biến ác liệt trong vòng 12 ngày đêm. Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH cùng tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân Long Khánh là chủ lực chính. Tiểu khu còn được tăng phái thêm Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân (di tản từ Quảng Đức về), Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa không yểm (tổng số quân khoảng 12,000 người), để đối phó với 4 sư đoàn Bắc Việt gồm có (SĐ6, SĐ7, SĐ341, và SĐ325). Việt Cộng còn bổ xung thêm một trung đoàn thiết giáp, một trung đoàn pháo binh và Trung Đoàn 95BB (Sư Đoàn 325 CS) (tổng số quân khoảng 40,000 người), nên có nhiều dữ liệu bách khoa toàn thư viết về trận chiến.

Riêng mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An cũng không kém phần quan trọng, nhưng bị lu mờ vì diễn biến xẩy ra lại trùng phùng với thời gian của mặt trận Xuân Lộc, nên không có bách khoa toàn thư dữ liệu. Đồng thời cha tôi lại không hề kể chuyện là ông đã từng tham dự mặt trận nầy. Thật là đáng tiếc, vì thiếu chi tiết dữ kiện có liên quan đến công trận của ông.

Từ năm (1987-89) khi trưởng thành, tôi có nghe gia đình bên nội kể loáng thoáng về trận đánh Thủ Thừa. Sau đợt chiến thắng nhất thời của VNCH tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?), một ông chú thuộc vai vế em họ của cha tôi, chạy hớt hải qua nhà bà nội của tôi thông báo một tin sốt dẻo:

- Cô Năm ơi…đài BBC, VOA và Sàigòn loan tin chiến thắng vang dội tại Thủ Thừa.

Bà nội tôi lên tiếng lo lắng:

- Hổng (không) biết anh Sáu (cha tôi là thứ năm trong nhà) bay, đi lính Địa Phương Quân đóng tại chi khu Tân Trụ (Tiểu Khu Long An) đang đánh nhau ở miệt Thủ Thừa (tăng cường cho mặt trận), có hề hấn gì hông (không) nữa, mà sao mấy bữa rầy (nay) một con mắt của tao cứ nháy lia lịa quá hà?

- Có lẽ anh Sáu không sao đâu!, ông chú tôi trấn an tinh thần để bà nội tôi yên tâm.

Vài ngày sau đó có lính đến nhà nhắn tin. Bên nội tôi bèn xách vài giỏ thức ăn gồm có xôi, thịt gà và trái cây đón xe đò đi lên chi khu Thủ Thừa để ăn mừng chiến thắng cùng với cha tôi. Bên nội tôi mừng rỡ khi nghe Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Long An tuyên bố:

- Trương Hồng Nhơn được thăng Đại Úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tiểu khu Long An.

Bà nội của tôi còn kể rằng khi ra dìa (về) thấy xe đò và đủ loại xe khác phải ngưng chạy trên Quốc Lộ 4 đến chiều tối vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô. Lực lượng Địa Phương Quân và một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh QLVNCH ra sức phản công dữ dội và giải tỏa mô của Việt Cộng, mới bảo đảm được sự lưu thông trên quốc lộ.

Sau ngày miền Nam mất, cha tôi đi tù cải tạo gần 10 năm qua các trại Hoàng Liên Sơn và cuối cùng là trại Cải Tạo Hàm Tân mang bí số Z30D thuộc tỉnh Thuận Hải. Ông được phóng thích vào cuối năm 1984 và sống tạm trú tại Sàigòn. Một trong những lý đó khiến ông bị đi tù gần 10 năm (so với các sĩ quan cấp úy khác), chỉ vì khí khái hiên ngang của ông. Cô tôi (người miền Nam gọi chị hay em đều bằng cô), kể lại một chuyến đi thăm nuôi cha tôi như sau:

- Sáu à, em ráng cải tạo tiến bộ theo chính sách cách mạng để mau về với gia đình nha!

Sao…chị nói xong chưa?, ông bực dọc:

- Nếu như chị lập lại lời lẽ “phục tòng” nầy với tui, thì tui sẽ bỏ vô lán ngay, cha tôi khẳng khái trả lời như thế.

Trương Hồng Nhơn bạo bệnh qua đời vào ngày 2 tháng 3, năm 1988 sau Tết Nguyên Đán Mậu Thìn. Linh cữu an táng cử hành theo nghi thức hỏa thiêu và hài cốt được mang về quê nhà ở quận (huyện) Cần Đước, tỉnh Long An.

Trước khi hoàn thành bài viết nầy, chúng tôi (tác giả & tôi) có liên lạc với niên trưởng (danh hiệu 31) hiện đang định cư ở Hoa Kỳ, để kiểm chứng dữ kiện có liên quan đến cha tôi. Cựu Thiếu Tá Trưởng Phòng Ba/Trung Tâm Hành Quân BCH Tiểu Khu Long An (danh hiệu 31), trả lời qua e-mail như sau:

- “Cá nhân tôi nghĩ ông Nhơn là Đại Đội Trưởng hay Đại Đội Phó một đại đội ĐPQ thuộc tiểu khu Long An, nhưng vì không trực tiếp chỉ huy nên không nhớ được.”

Tôi xin số điện thoại để gọi cho niên trưởng(31) và tả hình dáng cố Đại Úy Trương Hồng Nhơn có tầm vóc chiều cao trên 1.8 m(cỡ 6 ft), với nước da ngăm đen và bản tính thích “nhậu” của người miền Nam, thì danh hiệu 31 cho biết:

- À, tôi nhớ ra đã từng gặp qua thân phụ của cậu rồi!

Danh hiệu 31 nói rằng ông cố gắng liên lạc với cựu Đại Úy Võ Văn Bạch (ĐĐT), thuộc Tiểu Đoàn 334 ĐPQ(TK Long An). May ra ông nầy biết rõ về cha tôi, nhưng tôi chờ tin mãi mà chẳng thấy ai gọi lại gì cả.

Cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn nay đã quy tiên, nhưng tôi tin rằng ông cùng với dân quân Địa Phương Quân (2 tiểu đoàn ĐPQ gồm 600 lính) và 200 lính Nghĩa Quân của tiểu khu Long An (cộng thêm một đơn vị của Sư Đoàn 7 BB tăng cường?) đã anh dũng đánh thắng một đơn vị xấp xỉ cấp trung đoàn (Quốc Thái ghi lại *8) của Công Trường 5 (gồm 5 ngàn quân) (*b) và lực lượng du kích địa phương tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) (không kể CS điều động thêm 2 Công Trường 6, 9 và Trung Đoàn Đồng Tháp công hãm Long An để tiến về Sàigòn).

Trong hồi ký của danh hiệu 31 có viết, “quân dân ta phải tự lực tự cường, kiểu đứng mũi chịu sào.” Ý ông ta muốn nói rằng 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân (TK Long An) và Nghĩa Quân chỉ được trang bị M16, M79 và trung liên M60 mà phải đương đầu với cộng quân đông đảo hơn 8 lần (600 quân VNCH chống 5000+ bộ đội CSBV(*b) (cần dẫn nguồn). Bắc quân lại được trang bị hỏa lực mạnh như B40/B41, súng cối (cối 61, cối 82), đại liên phòng không 12.8 ly, trọng pháo 130 ly và chiến xa lội nước PT-76, thì làm sao lực lượng Địa Phương Quân có thể chống đỡ lâu dài được?


Là con của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tôi muốn tìm hiểu về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Vì không biết cha tôi thuộc đại đội hay tiểu đoàn Địa Phương Quân nào của tiểu khu Long An, nên chúng tôi (tác giả & tôi) cần kiểm chứng dữ kiện, nhưng vài cựu sĩ quan ĐPQ liên đới biết lai lịch của cha tôi chẳng màng giúp đỡ. Tôi cảm thấy thất vọng về họ. Nhìn viễn ảnh thời gian trôi mãi và bánh xe lịch sử tiếp tục lăn về phía trước sẽ xóa nhòa mất quá khứ. Nếu như không ai còn quan tâm tới, rồi tuổi trẻ Việt Nam sẽ dựa vào đâu để tìm ra sự thật?

 

 

Tài liệu tham khảo:


1) Người ở Lại Charlie(Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) - tác giả Phan Nhật Nam
2) Về Từ Tân Cảnh - tác giả Đại Tá Tôn Thất Hùng
3) Dakto - Đêm Cuối Cùng - tác giả Trang Y Hạ
4) Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng - tác giả Kiều Mỹ Duyên
5) Chiến Thắng Đakto - Tân Cảnh 40 năm một chặng đường - Trang thông tin điện tử Huyện Đakto (CS)
6) Ký Ức Tây Nguyên - tác giả Đặng Vũ Hiệp (CS) (*a)
7) Trận Xuân Lộc - Wikipidia tiếng Việt
8) Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa Phương Quân(Quận Thủ Thừa, Tỉnh Long An) - tác giả Quốc Thái
9) 31 Khúc Chấp & Quốc Thái Đinh Hùng Cường(2 tác giả) Trận Đánh Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV
10) “Giải phóng” Thủ Thừa và thị xã Tân An - đòn chia cắt chiến lược lộ 4 trong chiến dịch HCM 1975 (CS)
11) Tổng số quân của Công Trường 5 CSBV(*b), dựa vào bài viết: “Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân.”


Darren Thăng

 TƯỞNG NHỚ CHA TÔI