Wednesday, November 30, 2016

Đăng bởi Ha Tran on Thursday, December 1, 2016 | 1.12.16


Cuối cùng thì cựu Chủ tịch nhà nước Cuba Fidel Castro cũng đã qua đời vào tối 25/11/2016 tại Habana hưởng thọ tuổi 90. Trước đây, đã có nhiều đồn đoán cho rằng ông Fidel đã bị bệnh nặng khó qua khỏi, thậm chí là đã chết. Song chỉ sau một thời gian vắng mặt, ông Fidel đã quay lại trở lại và được truyền thông thi thoảng nhắc đếng. Được biết rằng, cuộc đời của ông Fidel đã 638 lần bị âm mưu ám sát nhưng cuối cùng ông ta vẫn vô sự.
290115fidelcastro
Cái chết của nhà độc tài Cộng sản này cũng có các phản ứng khác nhau. Các nước cộng sản như Việt Nam, Bắc Triều tiên còn tổ chức quốc tang để tưởng niệm người mà họ coi là vị anh hùng chống Mỹ. Bởi ở các quốc gia ấy có cái chung là những chế độ độc tài cộng sản, Fidel Castro luôn luôn được ca ngợi là một lãnh tụ cách mạng có tên tuổi đối với những người lao động.

Còn ở các quốc gia dân chủ tự do, nơi các thông tin về sự thật của các nhà độc tài này, được thường xuyên công bố, ở đó Fidel Castro không chỉ là một kẻ khát máu, mà còn là một con quỷ dâm loạn, đồng thời là một kẻ vô đạo đức. Chính vì thế, mới có chuyện người Mỹ gốc Cu Ba ở Maiami, Frorida... đã xuống đường để nhảy múa ăn mừng. Kể cả chuyện bà Juanita em gái của Fidel Castro, sinh sống tại Hoa Kỳ từ năm 1964, đã bày tỏ thương tiếc về cái chết của anh trai nhưng kiên quyết không có dự định đến Cuba đưa tang ông vì bất đồng quan điểm.

Nói thế để thấy trên thế giới trước đây cũng như bây giờ, những người mong muốn ông Fidel Castro chết cũng phải là không ít.

Người ta đã tốn không ít giấy mực để viết về nhiều góc cạnh khác nhau xung quanh cuộc đời cũng như cái chết của ông Fidel Castro. Trong giới hạn của bài viết này, tôi xin đi sâu vào phân tích các nguyên do dẫn tới việc sự phản bội của những lãnh tụ cách mạng nói chung và những người cộng sản nói riêng.

Cái chết của Fidel, một lần nữa đã cho thấy sự phản bội của lãnh tụ cách mạng nổi tiếng này, đối với quần chúng nhân dân. Từ trước đến nay, họ vốn là lực lượng to lớn nhất có khả năng quyết định sự thành công của mỗi cuộc cách mạng. Vì chỉ có họ mới là lực lượng đóng góp, góp phần ủng hộ làm nên các cuộc cách mạng ấy.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, không chỉ có các cuộc cách mạng của những người cộng sản lãnh đạo, mà hầu hết mọi cuộc cách mạng đã thành công, thì hầu hết đều bị phản bội một cách tàn nhẫn nếu không có đủ các thiết chế kiểm soát quyền lực của người lãnh đạo cao nhất và bộ máy của họ.

Khi đó, những khẩu hiệu, những chủ trương của họ trong thời kỳ vận động cách mạng đối với dân chúng nhanh chóng bị lãng quên, thậm chí là vứt thẳng vào sọt rác. Điều đó chúng ta không chỉ xảy ra riêng ở Việt Nam, đến hôm nay nhìn lại sự nghiệp của Fidel Castro ở Cu Ba cũng chẳng khác gì.

Đều là sự dối trá và phản bội lại quần chúng cách mạng.

Đi ngược dòng lịch sử để biết, Fidel sinh ra trong một gia đình giàu có và đã tốt nghiệp ngành luật tại Đại học La Habana và sớm bắt đầu sự nghiệp chính trị. Sự nghiệp chính trị của Fidel bắt đầu từ việc chống lại Tổng thống Fulgencio Batista, một chế độ độc tài thân Mỹ.

Năm 1952, Tướng Fulgencio Batista ra tranh cử tổng thống Cu Ba, tuy nhiên trước thất bại đã được báo trước, vốn là một tướng quân đội, Fulgencio Batista đãtổ chức một cuộc đảo chính để lên nắm quyềnVốn là một nhà độc tài quân sự, ông Batista đã có các chính sách bóp nghẹt tự do như: cấm báo chí tự do, đàn áp đối lập, dập tắt mọi thách thức quyền lực chính trị chống lại bản thân mình. Song ông tướng độc tài này lại tỏ ra có quan hệ tốt với giới kinh doanh, những nhà tư bản. Đặc biệt là các chủ các công ty của Mỹ đang kinh doanh tại Cu Ba.

Khi ấy, ở Cuba, nạn tham nhũng và sự tàn bạo của chính quyền đã khiến người dân vô cùng bức xúc, đó chính là nguyên nhân thúc đẩy Fidel Castro tiến hành một cuộc cách mạng, với khẩu hiệu "Tự do hay là chết".

Sau vụ binh biến bất thành năm 1953, khi tấn công vào Pháo đài Moncada, Fidel đã bị bắt, chịu bản án 15 năm tù. Tuy vậy ông đã sớm được trả tự do. Sau đó sau khi ra tù, với chí lớn Fidel đã tới Mexico để tổ chức và huấn luyện chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu chống chế độ Batista và trở lại Cuba tháng 12 năm 1956. Song không may, nhóm du kích của Fidel đã bị rơi vào ổ phục kích của quân đội Chính phủ và đã bị đánh tan tác, một số nhỏ còn sống sót kịp chạy lên núi khôi phục lực lượng và tiếp tục chiến tranh du kích.

Trong bài viết, "Castro đã phản bội cuộc cách mạng", tác giả Jeffrey Tucker đã thừa nhận "Khẩu hiệu của cuộc cách mạng là “tự do hay chết”, và Castro là một người lãnh đạo xuất chúng của cuộc cách mạng đó. Ông đã trở thành nhân vật huyền thoại, được báo chí Mỹ đặc biệt yêu thích.". Theo đó, tờ New York Times, năm 1957, viết về Fidel Castro như sau: “Đó là một người có học, một người cuồng tín đồ tận tụy, một người có lí tưởng, can đảm và phẩm chất đặc biệt về lãnh đạo”.

Tại thời điểm ấy, chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista đã thối nát lại càng thối nát thêm, dân chúng không ủng hộ, quân đội Chính phủ lúc đó tinh thần ta rã. Ngược lại nhóm du kích của Fidel Castro được dân chúng hết sức ủng hộ. Chính vì thế, chỉ chưa đầy 3 năm sau, ngày 1 tháng 1 năm 1959, đội quân của Fidel Castro đã làm chủ La Havana, mà hầu như không có sự kháng cự của quân đội của Batista.

Ngay sau cuộc cách mạng ở Cu Ba thành công, người giữ chức Tổng thống Cu Ba đầu tiên, không phải là Fidel Castro, mà là ông Manuel Urrutia Lleó, một người không đảng phái và Thủ tướng là Giáo sư José Miró Cardona. Tuy nhiên, tân thủ tướng José Miró Cardona chỉ tại vị đươc hơn một tháng thì từ chức và Fidel Castro được chỉ định làm Thủ tướng thay. Ngay sau đó Fidel Castro đã lên nắm quyền lực tại Cuba và trong vai trò Thủ tướng, và Fidel Castro đã hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp.

Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cu Ba cũng đã khiến cho Fidel thay đổi về quan điểm cũng như lập trường chính trị của mình. Từ một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, Fidel đã trở thành một nhà độc tài tàn độc. Không chỉ thế, người ta còn cho rằng Fidel không đủ tư cách là một tín đồ Thiên Chúa Giáo.

Sau khi cách mạng Cu ba thành công, chính quyền Mỹ vẫn công nhận nhà nước Cu Ba, thậm chí tháng 4/1959, Fidel Castro đã tiến hành chuyền viếng thăm Mỹ, song bị Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từ chối không tiếp. Và người tiếp Fidel Castro lúc đó là Phó tổng thống Richard Nixon. sau buổi gặp gỡ, Richard Nixon đã nhận xét về Fidel rằng, ông ta chưa chắc là một người cộng sản.

Tuy nhiên, do Fidel Castro vẫn có tư tưởng bài Mỹ, ông này đã có quyết định quốc hữu hóa các công ty của Mỹ tại Cu Ba và ngày càng tỏ ra có xu hướng thân Liên xô hơn. Vì thế phía Mỹ đã có các hành động công khai chống lại Cu Ba, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang là những người Cu Ba lưu vong, tiến hành các hoạt động chống Cu Ba một cách công khai. Điển hình là sự kiện 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Lợn nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Nhưng cuộc tấn công này đã bị thất bại. Trong tình thế quan hệ với Mỹ ngày càng xấu, Fidel Castro không còn một lựa chọn nào khác. Cuối năm 1961, Fidel công khai tuyên bố đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và quốc gia Cuba sẽ đi theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Điều đó cho thấy, với tư cách là một luật sư, dù chưa bị lôi cuốn bởi Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng thực tế đã bắt buộc ông ta phải ngả sang cộng sản và đã trở thành một người Cộng sản thực thụ. Điều này một phần cũng do chính sách đối ngoại của Mỹ lúc đó chưa thực sự khéo léo. Cái đó, đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia cộng sản tiên phong ở Tây bán cầu, dưới sự yểm trợ của ông trùm cộng sản lúc đó là Liên Xô. Và đất nước Cu Ba cũng trở nên tàn tạ, cũ kỹ và lạc hậu như chúng ta đã thấy ngày hôm nay, phải chăng cũng là định mệnh của đất nước từng được coi là thiên đường trong vùng Caribe.

Ngay sau khi Castro nắm trọn được quyền lực, và có Liên xô hậu thuẫn, Fidel đã tổ chức những vụ hành quyết công khai các đối thủ chính trị của mình, tịch thu đất đai tư nhân, tuyên bố gắn bó với chủ nghĩa Mác-Lênin, và áp đặt thể chế độc tài cộng sản cho đến nay. Biến đất nước Cu Ba trở thành một địa ngục tách biệt với thế giới bên ngoài.

Và kể từ đó, cuộc cách mạng với câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết" của Fidel vốn được đông đảo người dân ủng hộ đã bị chính ông ta phản bội. Kết quả của cuộc cách mạng do Fidel Castro lành đạo đã không mang lại một chế độ dân chủ và tự do mà trước đâyquần chúng nhân dân mong muốn, mà chỉ là sự thay đổi một chế độ độc tài tham nhũng bằng một chế độ độc tài khắc nghiệt hơn.

Dù rằng, vào giai đoạn đó, khi chủ nghĩa cộng sản còn là cao trào, và là xu hướng mạnh mẽ đối với những người muốn làm cách mạng để cải tạo xã hội. Hơn nữa, đến lúc đó sự xấu xa của chủ thuyết cộng sản vẫn chưa bộc lộ ra hết như chúng ta thấy bây giờ. Điều đó cho thấy, vào thời điểm đó - đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước Fidel vẫn hoàn toàn ngộ nhận về cộng sản.

Quan trọng hơn là, cái thể chế cộng sản độc đoán ấy đã biến Fidel Castro từ một lãnh tụ cách mạng đấu tranh vì tự do đã trở thành một kẻ độc tài, tham quyền cố vị đã cầm quyền lâu tới 47 năm, bất chấp lợi ích của nhân dân cũng như đất nước Cu Ba. Kẻ độc tài này từ một người anh hùng, đã đưa đất nước Cu Ba đi từ hết thất bại này đến lụn bại khác và kết quả cuối cùng là đã biến Cu Ba trở thành một quốc gia tồi tệ nhất.

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến kẻ lãnh đạo tha hóa tuyệt đối là như vậy.

Về sự phản bội của những kẻ lãnh đạo biến chất như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot... đều như thế. Chính vì thế, nhà báo Jeffrey Tucker đã phải đánh gia về Fidel rằng, "Khao khát cách mạng bao giờ cũng giống nhau: tự do hay là chết. Đó là tư tưởng đầy cảm hứng và gây được nhiều cảm hứng. Nhưng tư tưởng đó nhanh chóng lụi tàn khi các nhà cách mạng nhấm nháp được hương vị của quyền lực và sao chép những biện pháp của những người đi trước, và những người kế thừa cũng làm y như thế".

Điều đó đã cho thấy, việc duy trì và tạo điều kiện cho cách phương thức kiểm soát và điều chỉnh quyền lực  làm nền tảng cho việc vận hành một bọ máy nhà nước pháp quyền là hết sức cần thiết. Mà thiết chế tam quyền phân lập là một công cụ hết sức hữu hiệu. Từ đó, trên phải có cơ sở là các cơ chế kiểm soát cần thiết để tiến hành điều chỉnh quyền lực của người lãnh đạo. Mà phải áp dụng chính sách tản quyền, không tập trung quá nhiều quyền lực vào trong tay một người, một nhóm người - một đảng chính trị.

Trong một tương lai không xa, với hiện tình đất nước Việt Nam như hiện tại, đòi hỏi cần có một cuộc cách mạng để thay đổi đã trở nên bức bách. Tuy nhiên, việc để cho những người dân không bị đánh lừa một lần nữa là một điều khó tránh khỏi.

Xin mời quý vị xem Video : Sự thật di sản của Fidel Castro để cho đất nước Cu Ba là gì? 

             

Hiện tượng Cu Ba với lãnh tụ FIdel Castro với khẩu hiệu "Tự do hay là chết" cũng chỉ là thứ lọc lừa. Điều đó đã cho thấy, không phải chỉ có các dân tộc Á Đông là hay bị lừa phỉnh. Mà bất kỳ là ai, bất kỳ ở đâu cũng vậy, nếu như không có những chính trị gia là những người người có năng lực, kiến thức trình độ về Khoa học Chính trị kết hợp với sự dũng cảm. Cộng với sự thức tỉnh của hàng ngũ trí thức, biết dẫn dắt và chỉ rõ cho người dân những biểu hiện vi phạm hiến pháp của nhà cầm quyền, thì ngay lập tức phải tạo áp lực buộc những kẻ nhân danh cách mạng ấy phải chấm dứt. Nếu như không, những hiện tượng chính trị lạm quyền của các nhà lãnh đạo như ở Việt Nam, Cu Ba... là những kết cục đau xót không chỉ cho thế hệ này, mà còn nhiều thế hệ khác.

Ngày 28/11/2016

© Kami

(Blog RFA) 

Tuesday, November 29, 2016


Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, November 30, 2016 | 30.11.16


Kể từ khi Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam-Nam Hàn có hiệu lực từ tháng 12 năm 2015 đến nay, Việt Nam mất 5,000 tỉ đồng thuế nhập cảng xăng dầu.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất liên tục bị lỗ trong suốt 7 năm qua. (Hình: Getty Images)
 Ðó là thông tin do ông Lưu Mạnh Tưởng, cục trưởng Cục Thuế Xuất-Nhập Cảng, Tổng Cục Hải Quan công bố. FTA Việt Nam-Nam Hàn đã khiến lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam tăng bảy lần.

Ðiểm đáng lưu ý là lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam cao bao nhiêu thì Việt Nam sẽ thiệt nhiều bấy nhiêu.

Hồi tháng 3 vừa qua, bộ trưởng Công Thương của Việt Nam từng có báo cáo riêng gửi thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chuyện Việt Nam bị “hớ” khi ký FTA ASEAN-Nam Hàn mà Việt Nam là một trong các bên tham gia.

Báo cáo vừa kể được một số tờ báo nhanh nhảu thuật lại song ngay sau đó, những tờ báo này đồng loạt “tự ý đục bỏ” thông tin đã đưa.

Trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn, Bộ Tài Chính Việt Nam “phát hiện,” chính phủ Việt Nam “hớ” khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%. Mức thuế đó vừa khiến ngân sách Việt Nam mất một khoản thu lớn, vừa đẩy các doanh nghiệp xăng dầu của Việt Nam vào tử địa.

Thiệt hại của Việt Nam khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10% là “đủ đường.”

Chẳng hạn Việt Nam đã bỏ ra 3 tỉ Mỹ kim để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và đã phải dùng mọi cách để bù lỗ cho nhà máy này suốt bảy năm qua.

Cam kết của Việt Nam trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn: Hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%, trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất phải nộp thuế doanh thu 20% là một động tác giống như bóp mũi những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Còn hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì ngân sách Việt Nam thất thu thêm một khoản khổng lồ khác, sau khi đã mất một khoản khổng lồ vì đã gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%!

Thậm chí ngay cả khi chấp nhận hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất, những doanh nghiệp của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng khó có thể cạnh tranh với xăng dầu nhập cảng. Lý do là vì quản lý tồi nên chi phí lớn, khó hạ giá thành, giảm giá bán. Những khoản vốn khổng lồ đã đầu tư cho việc xây dựng các doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất coi như mất trắng.

Theo tường thuật của một số tờ báo thì Bộ Tài Chính Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam “làm việc lại” với Nam Hàn để “điều chỉnh cam kết hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%,” bởi với Việt Nam “xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao” và Việt Nam phải duy trì sự bảo hộ đối với xăng dầu tối thiểu đến năm 2020. Tất nhiên là Nam Hàn từ chối. Nay, nếu Việt Nam đơn phương nâng mức thuế nhập cảng xăng dầu quá mức 10%, Việt Nam sẽ gặp đủ thứ rắc rối vì vi phạm cam kết.

FTA giữa ASEAN với Nam Hàn được ký hồi giữa năm 2006, có hiệu lực từ giữa năm 2007. FTA này xác lập lộ trình cắt giảm thuế nhập cảng giữa các thành viên theo ba nhóm hàng hóa. Ðầu năm nay, Việt Nam đã phải xóa bỏ thuế nhập cảng đối với 95% hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Ðến đầu năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ 100% thuế nhập cảng hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Một số hàng hóa được xếp vào loại “nhạy cảm” và “nhạy cảm cao” sẽ phải hoàn tất lộ trình giảm thuế vào đầu năm 2021.

Phải mất mười năm sau khi ký FTA vừa kể, chính phủ Việt Nam mới phát giác mình “hớ.” Lúc phát giác bị “hớ” thì Việt Nam đã ký thêm một FTA nữa riêng với Nam Hàn.

Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Mục tiêu của các FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các FTA mà Việt Nam đã ký với các quốc gia hay các khối quốc gia đã mở toang cửa thị trường Việt Nam cho các loại hàng hóa chảy vào Việt Nam nhưng ngoài chuyện khoe “bản lĩnh và năng lực” bởi thương thuyết thành công nhiều FTA, đến nay, chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.

Cũng vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam liên tục cảnh báo về việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam và FTA ASEAN-Nam Hàn là ví dụ minh họa cho những cảnh báo ấy.

Hồi đầu tháng này, khi tường trình về ngân sách quốc gia với Quốc Hội Việt Nam, bộ trưởng Tài Chính Việt Nam từng giải thích, một trong những lý do khiến bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Tính đến cuối tháng 10, thuế xuất-nhập cảng, một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Việt Nam chỉ đạt được 65% mức dự trù.

Xin mời quý độc giả xem Video : Chuyên gia Ngân hàng Nhà nước nói gì về tin đồn đổi tiền đang lan rộng? 
            

Một số chuyên gia kinh tế từng than rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết các FTA nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn – khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong số 73% này là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam!

Những chuyên gia kinh tế đó nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA để làm gì (?) nhưng không có viên chức hữu trách nào thèm trả lời!

Tin mới nhất là trong bối cảnh ngân sách thất thu trầm trọng, bội chi tăng nhanh và mạnh thành ra phải liên tục vay mượn thêm để chi tiêu, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ra lệnh cho ngành thuế phải… nỗ lực hơn nữa trong việc tận thu. (G.Ð)

(Người Việt)
Ở cuối hai con đường
Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng LiênSơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.
Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".
Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
- Thưa cán bộ, có tôi ạ.
- Anh ở trung đoàn mấy.
- Trung Đoàn 44.
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
- Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm.
Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:
- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:
- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó.
Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói.
Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban", quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương.
Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng.
Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị.
Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương.
Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku.
Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội.
Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh.
Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc.
Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.
- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi.
Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh.
Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội.
Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
* * *
Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão.
Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt.
Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn.
Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên.
Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội.
Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy.
Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng.
Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn".
Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.
Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.
Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan.
Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
- Ba cháu bây giờ làm gì?
- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi.
Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.
*****
"Các Anh thân quí,
Khi ngồi viết những dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."
* * * * *
Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh
(Vương Quôc Na-Uy)

Monday, November 28, 2016


Đăng bởi Ha Tran on Monday, November 28, 2016 | 28.11.16


Đạp đổ mọi truyền thống chính trị và giới hạn đạo đức, và sau cuộc vận động tranh cử lịch sử, dù tốt hơn hay xấu hơn, Donald Trump là nhân vật nổi cộm của Maclean năm 2016.

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong một cuộc hội họp ở Green Bay, Wisconsin, Hoa Kỳ ngày 17 tháng 10, 2016. Nguồn: Jonathan Ernst / Reuters.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trong một cuộc hội họp ở Green Bay, Wisconsin, Hoa Kỳ ngày 17 tháng 10, 2016. Nguồn: Jonathan Ernst / Reuters.
Donald Trump đã làm sai tất cả mọi thứ. Ngày tuyên bố tranh cử Tổng thống của ông là một thảm họa gồm những tuyên bố kỳ thị tuỳ hứng và kế hoạch xây bức tường dọc biên giới phía Nam tuồng như là vừa mới vẽ trên giấy lau miệng ở quán ăn. Ông đã không dành thời gian đi vận động ở Iowa và New Hampshire, không ăn bữa sáng ở những quán bình dân hay tụ tập uống cà phê dưới hầm nhà thờ. Ông đã không bỏ tiền quảng cáo truyền hình, hoặc thuê nhân viên, hoặc mở văn phòng. Ông lăng mạ đối thủ cùng đảng Cộng hòa của ông, chế nhạo sắc nét, ngoại hình của họ, nói xấu vợ và mẹ của họ. Và ông đã từ chối cam kết trung thành với đảng mà ông hy vọng sẽ lãnh đạo, tấn công chính khách lão thành của đảng, coi họ là những kẻ hèn nhát và thất bại.

Nhiều tháng vận động trôi qua, lỗi của ứng cử viên Tổng thống 70 tuổi ngày càng nghiêm trọng hơn. Ông coi những thuyết âm mưu là thực tế, và đã bị bắt quả tang nói láo, thường bị hố vài lần một ngày. Ông ấp úng khi được phỏng vấn và không thể cho biết ngay cả những điểm cơ bản nhất về những lời hứa và chính sách của ông. Ông ca ngợi bạo chúa, cho họ là người “cứng rắn”, tỏ ra thân thiện với những nhà độc tài nước ngoài và lên tiếng ủng hộ tra tấn, ám sát và những tội ác chiến tranh khác. Ông là một tỷ phú cam kết sẽ làm cho nước Mỹ công bằng hơn trong khi ông bay đi khắp nơi bằng đội phi cơ phản lực của riêng mình, từ chối không công bố hồ sơ khai thuế trước công chúng.

Trump tự sát trong bầu cử bằng cách phỉ báng giới truyền thông dòng chính là thối nát và thiếu trung thực, trong khi lân la thân thiện với nhóm cực hữu, cực đoan và những đồng chí của họ ở những nhóm kỳ thị chủng tộc và chống Do Thái. Khi một cựu lãnh tụ của Ku Klux Klan ủng hộ cuộc tranh cử của ông, Trump đã để cả ba ngày sau mới lên tiếng chối bỏ. Tại đại hội đảng Cộng hòa, người có thể trở thành đệ nhất phu nhân, Melania, đã ăn cắp chữ nghĩa của đương kim đệ nhất phu nhân, Michelle Obama, để đọc trong bài diễn văn gởi đến toàn dân nước Mỹ. Trong khi đó Trump ngạo mạn đến độ giới thiệu Scott Baio như một người nổi tiếng.

Melania Trump phát biểu tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa. Nguồn: Scott Feschuk
Melania Trump phát biểu tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa. Nguồn: Scott Feschuk
Trump tuyên bố những điều không có ứng viên nào của hai chính đảng lớn đã từng nói trước đây; ông nói đủ mọi thứ. Ông lên án các đồng minh lâu năm của Mỹ là kẻ ăn bám, và tuyên bố rằng sự thay đổi khí hậu là trò bịa đặt của Trung Quốc. Ông đem người Hồi giáo làm bung xung, coi họ như những kẻ khủng bố, bôi nhọ các cộng đồng người Mỹ gốc Phi châu là “tận cùng địa ngục”, và đã bị bắt quả tang đang khoe khoang về tấn công tình dục phụ nữ trong một clip âm thanh cũ. Khi 10 phụ nữ xuất hiện và tuyên bố rằng ông đã sờ mó, bốc hốt họ trong quá khứ, ông cho rằng một số phụ nữ đó quá xấu xí để ông phải chú ý đến, và đe dọa sẽ kiện, “Tất cả những người nói dối đó sẽ bị kiện khi cuộc bầu cử kết thúc.” Ông tự hào về kích cỡ của bộ phận sinh dục của mình, ngay trên đài đang trực tiếp truyền hình. Ông còn khai chiến cả với Giáo Hoàng. Giới học giả và chuyên gia tranh luận về việc liệu ông phải được coi là một tên phát xít, hoặc có thể ông bị mắc bệnh tâm thần. Trump đã đuổi hai người giám đốc cuộc vận động tranh cử chỉ nội trong mùa hè. (Người thứ nhất vì không thể làm việc chung với con của Trump. Người thứ hai, đã được tiết lộ là đã nhận hàng triệu bạc của chế độ bù nhìn ở Ukraine được Kremlin hậu thuẫn.)

Độ liều lĩnh của Trump không có giới hạn. Ông tấn công gia đình của một người lính Hoa Kỳ tử trận. Ông đặt tên đối thủ đảng Dân chủ là “Hillary không ngay thẳng” và hứa sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để đưa bà vào tù. Trump cầu xin cho tin tặc Nga hoặc Trung Quốc ăn cắp bí mật của đất nước mình và can thiệp vào nội tình nước Mỹ. Và khi ông tin rằng mình sẽ thất cử, Trump nói với người ủng hộ ông rằng cuộc bầu cử “gian lận” và kêu gọi họ đi theo dõi thùng phiếu ở một số “khu vực”. Sau đó, ông đã từ chối nói là ông sẽ thực sự chấp nhận kết quả cuộc bầu cử nếu mọi thứ không được như ý của mình. “Tôi sẽ để mọi người hồi hộp” là câu trả lời của Trump.

Đó là một cuộc vận động tranh cử Tổng thống giả tạo nhất, thô bỉ nhất, kỳ thị chủng tộc nhất và khinh thường phụ nữ nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Nó chỉ thua cuộc vận động của đảng viên đảng Dân chủ và Hillary Clinton về mặt thiếu khả năng. Bất chấp tất cả, hay chính xác hơn, chinh vì nó mà Donald J. Trump đã thắng cử. Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là người hoàn toàn chưa khi nào bị thử thách, không đủ tiêu chuẩn, và tính khí bất xứng với vai trò quan trọng nhất trên thế giới. Nhưng anh ấy sẽ có một nhiễm sắc thể Y.

Các cuộc tranh luận hiện nay cho đến ngày 20 tháng Giêng năm 2017, ngày Trump tuyên thệ nhậm chức (và có lẽ trong bốn năm tiếp theo) là để xem con lừa đần độn có thể thay đổi hay không. Trong cuộc vận động Trump từng nói sẽ thuần hóa miệng lưỡi mình và ngôn từ trên Twitter và ngày càng có vẻ “tổng thống” hơn, nhưng điều đó đã không bao giờ đến. Vào đêm bầu cử, ông hứa hẹn sẽ là một nhà lãnh đạo “cho tất cả người Mỹ.” Tuy nhiên, sau chiến thắng của Trump, những dấu hiệu ban đầu không cho người ta có lý do gì để lạc quan. Trump mở lại cuộc chiến với giới truyền thông. Ông đã chọn guru của phe cực hữu cực đoan Steve Bannon làm “cố vấn và chiến lược gia trưởng”; chọn lựa này đã được phe da trắng theo chủ nghĩa dân tộc hoan nghênh và bị khá nhiều nhiều người khác lên án. Ông yêu cầu thông quan an ninh tuyệt mật những người con lớn của mình. Có tin cho rằng nhóm chuyển giao quyền lực của Trump gặp khó khăn trong việc thuyết phục ông để đọc qua những báo cáo thường nhật. Và một câu chuyện có thể không chính xác – rằng các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống mới đắc cử đã không biết rằng họ sẽ phải thuê một đội ngũ nhân viên chính trị hoàn toàn mới khi Barack Obama dọn ra khỏi Toà Bạch Ốc.

Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA hỗn loạn, Tổng Bí thư yêu cầu Trần Đại Quang chấm dứt ngay việc thanh trừng

             

Nước Mỹ không thống nhất. Trump thắng phiếu cử tri đoàn, nhưng thua số phiếu phổ thông của Clinton, trong một cuộc bầu cử mà chỉ có 58 phần trăm cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu đi bầu. Những tội ác căm thù và tin về quấy rối chủng tộc tăng cao hơn trước đây. Chiến thắng của Trump đã được chào đón bằng những cuộc biểu tình trên đường phố.

Donald Trump đã làm bậy tất cả mọi thứ. Nhưng chính nước Mỹ đã sai lầm. Câu hỏi bây giờ là cả thế giới còn lại sẽ làm gì để trả giá cho sai lầm đó.

Jonathon Gatehouse
Trà Mi chuyển ngữ

Nguồn: Newsmakers of the Year: Donald Trump, rule-breaker in chief. Jonathon Gatehouse, MacLean’s, November 25, 2016.

Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, November 28, 2016 | 28.11.16


Kỷ niệm ngày sinh Ông Sáu Dân (23.11)

Như thường lệ, chúng tôi lại ngồi cùng nhau trong ngày này để gợi lại những kỷ niệm, những nỗi nhớ thương về con người ấy với nỗi khắc khoải “giá lúc này có ông”. Lúc này, đặc biệt là lúc này đây, đất nước đang đối diện với bao mối họa dồn dập cùng một lúc ập đến đòi hỏi bản lĩnh của người đứng mũi chịu sào phải có tầm nhìn thời đại để lèo lái con thuyền đất nước vượt qua mọi phong ba bão táp, kiểu người như Võ Văn Kiệt.

Muốn có được tầm nhìn ấy, ngoài yếu tố “thiên bẩm” từng được đề cập đến, phải là người đã dám cháy hết mình trong sự nghiệp cứu nước, từ đó mà tích lũy được vào mình trí tuệ và sức mạnh của dân tộc và của thời đại để đưa ra được những quyết sách có ý nghĩa đột phá, xoay chuyển tình hình, biến nguy thành an ở cả hai mặt không thể tách rời nhau của một chỉnh thể về đối nội và đối ngoại. Càng đặc biệt hơn nữa đối với một quốc gia bán đảo trên Biển Đông nằm vào vị thế địa-chính trị cực kỳ nhạy cảm sát nách một nước khổng lồ đang nuôi mộng siêu cường bằng hành động của một Frankenstein thế kỷ XXI.

http://image.vtc.vn/files/f2/2015/07/13/thu-tuong-vo-van-kiet-va-bai-phong-van-lay-dong-hang-trieu-trai-tim-my-1.jpg
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Là đặc biệt, song không hề lạ lẫm với một truyền thống dân tộc vốn dày dạn kinh nghiệm từ thời dựng nước, giữ nước với một ý chí quật khởi tự cường “sơn hà cương vực đã chia” vốn là chuyện “tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, coi việc đánh tan tác kẻ thù xâm lược phương Bắc là chuyện cha truyền con nối không mới mẻ gì. Có “mới” chăng là đám Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời hiện đại được khoác lên tấm hoàng bào mới mấy chữ “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” với đám thiên triều mới của thời Mao, Đặng, Giang, Hồ, Tập để dễ bề lừa bịp những người kém hiểu biết từng bị đầu độc quá lâu, nhất là sau sự kiện Thành Đô nhục nhã.

Ông Sáu Dân là người có đủ bản lĩnh để tập hợp một bộ phận tinh hoa của đất nước cùng gánh vác sứ mệnh lịch sử ở vào thời điểm cam go nhất ấy, nhưng cũng chính vì thế ông trở thành nạn nhân trực tiếp của người khởi xướng sự kiện Thành Đô, một sản phẩm của sự thiển cận về chính trị, mù quáng về thời cuộc, hẹp hòi nhỏ nhen về tính cách cá nhân. Ấy vậy mà lịch sử đôi khi lại bị ngáng đường bởi những ti tiện, nhỏ nhen của một cá nhân mà do ngẫu nhiên của tình huống lại bỗng trở thành “nhân vật lịch sử”. Nhiều người rành chuyện “thâm cung bí sử” vẫn thở dài nuốt giận: “Hồi ấy nếu Nguyễn Văn Linh không bằng mọi cách quyết gạt bỏ mọi đề nghị để Võ Văn Kiệt giữ trọng trách Tổng Bí thư thì tình hình đâu đến nỗi như thế này”. Chao ôi, lịch sử làm gì có chữ “nếu”.

Nếu lịch sử luôn diễn ra theo như mong ước đầy thiện chí của con người thì làm sao một anh thư sinh văn dốt vũ dát, nhờ được lọt vào mắt xanh “do cậu ấy hiền lành dễ bảo, biết vâng lời” mà hễ rời diễn văn được viết sẵn ra thì nói câu nào “đi vào lịch sử” câu ấy trong sự ngán ngẩm phát buồn nôn của công chúng, lại là kẻ đang định làm lịch sử cơ đấy!

Ừ, “lịch sử” thì đã sao nào? Mà lịch sử đâu có hiếm những ngẫu nhiên kiểu “chó ngáp phải ruồi” theo môtíp cà chớn này. “Làm sao cũng chẳng làm sao / Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi” (Phan Khôi), quần chúng đâu có lúc nào cũng “quần chúng” như người ta tưởng. Đấy là cách tự trấn an quen thuộc của không ít người. Còn nói theo lối ưu tư của một vài bậc thức giả thì “vận nước đang hồi đen”, song le “vật cùng tắc phản”, hãy nhìn về phía trước!

Đương nhiên, như F. Engel từng gợi lên rất đúng “Ở đâu mà cái ngẫu nhiên hình như tác động ngoài mặt thì ở đấy bao giờ tính ngẫu nhiên ấy cũng phải phục tùng những quy luật nội tại ẩn giấu. Toàn bộ vấn đề chỉ là phát hiện những quy luật đó”. Trong trường hợp cụ thể về sự ngẫu nhiên tai ác này thì sự “phát hiện” không có gì khó cả. Đó chính là một trong những hệ lụy tệ hại nhất của một thể chế toàn trị phản dân chủ đã thẳng tay gạt bỏ những tài năng, làm thui chột bộ phận tinh hoa của đất nước! Bộ phận không cam chịu cúi đầu trước bạo quyền ngu dốt và phản tiến hóa, phản khoa học, bộ phận những người vốn luôn biết cách tự khẳng định mình chứ không chịu trở thành những con cừu phải được chăn dắt.

Thế nhưng, chính cái quy luật nội tại ẩn giấu nói trên lại đồng thời đẩy tới sự loại bỏ cái cũ đang mất hết lý do tồn tại để mở đường cho cái mới ra đời không sao cưỡng lại được. Khốn khổ thay, cho dù cái cũ chỉ còn là những xác chết đang thối rữa chưa kịp chôn thì những uế khí chúng gây ra cũng đang đầu độc cuộc sống. Lịch sử không thiếu những trang bi thảm như vậy.

Cái cảm giác này dường như đè nặng lên tâm tư của những người đang trầm ngâm nhìn lên bức hình Võ Văn Kiệt thân tình nở nụ cười với mình như muốn tìm một câu trả lời cho chính mình về những rối ren của thời cuộc. Hai bó hoa của Hiếu Dân gửi đến và Kim Hạnh vừa đưa vào như thì thầm những lời muốn nói với người đã khuất đang cười đây kia.

Phá vỡ sự im lặng trầm mặc, Huỳnh Bửu Sơn được mời nói về những cảm nhận tại chỗ về cuộc bầu cử ở Mỹ mà anh vừa từ đó bay về được mấy hôm. Một trong những nhân vật của “Nhóm thứ Sáu” thời ông Sáu Dân vẫn giữ được cách trình bày giàu cảm xúc và giàu biểu cảm về những gì tai nghe mắt thấy về cuộc bầu cử Mỹ, vẫn không giấu được những lo lắng và những cảnh báo khá nặng nề. Và để cân bằng lại nhịp xúc động, người mở đầu cho buổi kỷ niệm đã nhắc lại lời nhắc nhở của ông Sáu Dân về sức mạnh trong dân với niềm tin rằng “hào kiệt đời nào cũng có”.

Quả có thế! Nhưng giọng pariton (nam trung) trong buổi “hợp xướng” thân tình của buổi kỷ niệm ngân lên vừa dứt, thì ngay lập tức một giọng contralto (nữ trầm) cất lên ngay “Nhưng hào kiệt đang bị ngồi tù cả rồi anh ơi” bỗng có sức lay động tâm tư của mọi người! Thì cũng là thế thật. Cái sự thật chát chúa này đủ sức khơi dậy một nỗi đau nhân thế khi những người dũng cảm đứng lên bảo vệ những “lẽ phải không ai chối cãi được” mà Tuyên ngôn Độc lập 2.9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố trước thế giới, lại bị cái nhà nước tự xưng là của dân, do dân và vì dân đang phản bội lại Tuyên ngôn ấy trấn áp, bỏ tù. Người ta có lý để e ngại rằng nhịp độ trấn áp, bỏ tù này sẽ tăng dần lên tỷ lệ thuận với cơn lũ của lòng dân ngày một dâng cao mà để tạm thời tránh hiểm họa nhỡn tiền là chiêu “phân lũ”. Giải pháp trấn áp bắt bớ bỏ tù, tuy biết đó là cách giải khát bằng thuốc độc, nhưng trong phác đồ điều trị theo “quy trình nhiệm kỳ” thì đây là cách cấp cứu tức thời có tác dụng.

Lại nữa, xem ra sự lên ngôi của cái tạm gọi là “Trumpism” như ai đó gợi ra, với sự thắng thế của chủ nghĩa biệt lập thì e là chuyện nhân quyền ở một nước xa xôi bên mép Thái Bình Dương như xứ ta không còn là mối bận tâm của ông chủ Nhà Trắng sắp tới. Vậy là sức ép của quốc tế, trước hết là từ Mỹ về chuyện này trước mắt chưa đè quá nặng lên những cái đầu đang bấn loạn trong việc thanh toán đối thủ. Vậy thì tạm thời hãy cứ xài cái hạ sách quen thuộc này đã, hệ lụy tất yếu tính sau. Trước mắt cứ ung dung mà thớ lợ tuyên bố về cái nhìn tổng quát là tốt đẹp chưa từng có để ru ngủ những những kẻ nhẹ dạ và tự trấn an mình theo kiểu thằng nhát gan tự gào to lên khi đi qua nghĩa địa rằng tao chẳng sợ ma đâu.

Khi những người yêu nước không chịu cúi đầu khuất phục trước bạo quyền như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, những người phụ nữ mảnh mai nhỏ nhắn trong dáng vóc nhưng lại kiên cường trong khí phách và mạnh mẽ trong tâm hồn như blogger Mẹ Nấm Như Quỳnh bị bỏ tù, thì những kẻ như tôi nay đang ngồi trước di ảnh ông Sáu Dân nhân kỷ niệm ngày sinh của ông để lòng tự dặn lòng sao cho khỏi xấu hổ với người đã khuất phải tự hiểu ra rằng: Chính mình cũng đang bị cầm tù.

Tôi nhớ như in hình ảnh mỏi mệt của Ông Sáu trong lần cuối cùng tôi ngồi với ông vào trưa ngày 19 tháng 5 tại nhà số 6 khu Hồ Tây Hà Nội. Mới đấy mà đã tám năm. Theo yêu cầu của Ông, tôi bay vào lại Sài Gòn để thu xếp chuyện đón và làm việc với GS Lê Xuân Khoa từ Mỹ sang xin gặp Ông Sáu Dân để trao đổi về việc hình thành một hợp tác nghiên cứu giữa một nhóm trí thức Việt Kiều ở Mỹ và một số anh chị em trí thức trong nước. Hai ngày sau tôi bay trở lại Hà Nội, từ sân bay tôi đến thẳng nhà số 6. Bước vào phòng khách, tôi thấy ông Sáu đang ngả người trên nệm ghế, hai chân duỗi thẳng gác lên bàn nước: “Xin lỗi tôi phải ngả lưng một tí, anh ngồi đi, tôi vừa đi về, hơi mệt”.

Vắn tắt tôi trình bày những việc đã làm theo yêu cầu của Ông. Ông yên lặng nghe, không hỏi gì thêm, rồi bỗng hạ giọng: “Tôi vừa nói với Lê Hồng Anh tối qua, phải thả ngay hai nhà báo, cậu Chiến ở Thanh Niên và cậu Hải ở Tuổi Trẻ. Càng giữ thì “họ” càng thích vì trúng ý “họ” muốn”. Ông còn mệt mỏi nói một hơi dài hơn nữa, tôi đã có dịp kể, xin không nhắc lại nữa.

Nhân nói về nội dung công việc với những trí thức Việt kiều trong bối cảnh mới của sự kiện “Trumpism”, tôi nhớ đến câu chuyện của Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nói trong bữa cơm với ông Sáu ở nhà Hiếu Dân dạo ấy (mà theo Long cho biết đó là bữa cơm cuối cùng của anh với người đồng hương cao niên mà anh rất mực kính yêu và thương mến). Tháng 7 vừa rồi gặp lại, Ngô Vĩnh Long một lần nữa nhắc đến lời cảnh báo của anh. Với tôi, đây cũng là lời cảnh báo từng được nghe nhiều lần từ những người bạn trí thức ở Mỹ mà tôi từng được gặp: “Các anh phải làm thế nào nói cho các nhà cầm quyền biết rõ tình hình nước Mỹ với cuộc vận động hành lang quyết liệt của Trung Quốc thông qua những chuyên gia lobby cáo già người Do Thái mà họ không tiếc tay vung tiền. Để vuột mất cơ hội vàng với chính quyền Obama và những người bạn của Việt Nam như J. Kerry, đang tạo mọi điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ Việt-Mỹ, thì rồi cái giá phải trả sẽ rất đắt nếu không nói là có tội với lịch sử”.

Tìm biết thêm, tôi hiểu ra rằng tại sao những người bạn quý của tôi ở Mỹ lại lo lắng đến thế. Lobby, vận động hành lang là một hoạt động thường xuyên và phổ biến trong chính trường Mỹ. Có hẳn cả một Đạo luật về hoạt động này (Lobbying Disclosure Act 1995 – LDA). Cách đây mười năm đã từng có đến 13.700 lobbyist và khoảng 300 công ty lobby có đăng ký kinh doanh dịch vụ hái ra tiền này. Mà trong các chiêu “võ Tàu” thì đây là “chiêu tuyệt kỹ” có truyền thống hàng mấy nghìn năm. Những Lã Bất Vi buôn vua thời hiện đại kỹ thật số còn lợi hại gấp trăm ngàn lần chuyến buôn Tử Sở đang phải làm con tin của Tần ở nước Triệu xưa kia để cho ra một Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.

Ông Sáu Dân cũng đã hiểu những chuyện ấy và cho biết đã rất nhiều lần Ông đề cập vấn đề này với những người giữ trọng trách. Bản thân Ông đã quá thấm thía về những áp lực nặng nề nhằm ngăn cản bằng được việc ký kết Hiệp định Thuơng mại Việt-Mỹ để tiến tới gia nhập WTO mà rồi đến phút cuối của cuộc chuẩn bị ký kết tại Auckland, New Zealand, vào tháng 9 năm 1999 đã bị chặn đứng, thời cơ lịch sử bị ngang xương vứt bỏ.

Thế là, với tầm nhìn thời đại, người chuẩn bị quyết liệt cho bước ngoặt mới đưa đất nước đi tới nay đã thành người thiên cổ, và hài hước thay, những kẻ cản đường lịch sử thì vẫn còn kia. Liệu họ đang nghĩ gì nhỉ. Nhìn lên nụ cười trên di ảnh của người chúng tôi đang kỷ niệm hôm nay, tôi cứ lẩn thẩn trong suy tư về sự oái oăm của lịch sử. Oái oăm? Đúng thế. Thì chẳng phải Voltaire nhà Khai sáng Pháp đã bình một cách thâm thúy: “Lịch sử không là gì hơn ngoài màn kịch của tội lỗi và bất hạnh”.

Tội lỗi và bất hạnh ư? Phải có một bề dày văn hóa nhất định cộng với một cái tâm biết phục thiện thì may ra những người gây ra nỗi bất hạnh cho đất nước mới hiểu được tội lỗi của mình. Còn “có tội với lịch sử” ư? Đối với những đầu óc bã đậu, đã quá u mê lú lẫn với những giáo điều mốc meo cũ nát chỉ mong chờ vào sự hà hơi tiếp sức của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ” để thoi thóp qua ngày thì e hơi xa xỉ với khái niệm này.

Những lời cảnh báo đầy tâm huyết của những trí thức yêu nước đang sống ở nước ngoài vừa nhắc ở trên xem ra cũng như nước đổ đầu vịt. Chẳng những gác ngoài tai, người ta còn canh chừng những ai muốn có một quan hệ chiến lược với Mỹ vì sợ bóng sợ vía ông bạn vàng mười sáu chữ cho nên cứ ngoan cố bám vào cái thế đu dây để tự mất mặt với bạn bè trên thế giới vì người ta đã quá ngán ngẩm trò tiểu xảo vặt. Thế còn những khuyến cáo quyết liệt từ tầm nhìn thời đại của Sáu Dân được khởi phát từ trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống và khát vọng nóng bỏng của dân thì cái hệ lụy tất yếu sẽ là gì, mọi người đã rõ. Trong “Một lời nhắn gửi” của “Mênh mông thế sự 47” người viết đã vắn tắt gợi ra, tưởng cũng chẳng cần phải nhắc lại.

Và rồi hôm nay, cái sự thật đắng cay không còn chỉ là dự báo của những trí thức am hiểu thời cuộc mà đang là một thách đố nhỡn tiền với biết bao lo âu. Thì đó, Dan Rather, một trong những nhà báo huyền thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử báo chí Mỹ đã thẳng thắn tuyên bố: “Lịch sử sẽ đòi hỏi quyền được biết bạn đang đứng về phía nào” sau sự kiện Donald Trump. Ông viết: “Bây giờ là thời điểm mà không ai trong chúng ta có thể đủ sức để tiếp tục ngồi nhìn hoặc im lặng. Tất cả chúng ta phải đứng lên”.

Có lẽ nhà báo lão thành 86 tuổi này không chỉ nói riêng với người Mỹ. Với chúng ta, đây là thời điểm cần có một bộ óc tỉnh táo để nhận ra những gì có thể xảy ra khi mà toàn cảnh kinh tế của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang và sẽ thay đổi rất nhanh. Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội này để đóng vai trò đầu tàu, lấp vào chỗ trống của Mỹ. Nên nhớ rằng, từng bị gạt ra ngoài TPP, một sáng kiến của Washington nhằm tạo ra đối trọng với Trung Quốc thì đây là thời điểm để Bắc Kinh lôi kéo các đồng minh của Mỹ về phía mình, đẩy mạnh dự án Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP mà trong đó không có Hoa Kỳ. Hình ảnh Duterte của Philippines, và không chỉ ông ta, đang nói lên nhiều điều.

Và rồi sẽ không có gì ngăn cản Trung Quốc thay thế TPP bằng hiệp định RCEP này để toàn quyền thao túng các nền kinh tế trong khu vực theo quỹ đạo mà siêu cường hung đồ này toan tính. Rồi sẽ không chỉ có chuyện họ Tập ban truyền chiếu chỉ tại Hội trường Diên Hồng của Quốc hội Việt Nam và tiếp đó Trương Đức Giang, đại diện cho “thiên triều” ngạo mạn ngồi trên đầu các ông bà nghị Việt Nam để “dự khán” khóa họp Quốc hội cũng tại nơi mang tên Diên Hồng này!

Đương nhiên, nhắc lại nỗi đau Diên Hồng trong buổi nhiễu nhương tồi tệ này, người viết không ngây thơ, càng không ngây dại mong một trận “Sát Thát” mới như chuyện chẳng đặng đừng mà ông cha ta buộc phải làm trong thế kỷ XIII. Để trả lời câu hỏi về lịch sử, không nên bị ám ảnh bởi một lời tiên đoán quá nghiệt ngã mà Martin Luther, nhà thần học Đức thế kỷ XVI, đã từng vạch ra “chỉ máu mới có thể xoay vần bánh xe lịch sử”, cho dù đó là một thực tế đau đớn mà dân tộc ta từng phải trải nghiệm, Chúng ta biết và dám đổ máu để không chịu cúi đầu, “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Giang Văn Minh), chúng ta ghi nhớ nằm lòng khí phách của ông cha ta để quyết liệt cảnh cáo lũ cướp nước và lũ bán nước.

Nhưng để trả lời câu hỏi của Dan Rather “Lịch sử sẽ đòi hỏi quyền được biết bạn đang đứng về phía nào” thì tôi lại muốn mượn lời của đại văn hào Pháp Victor Hugo “Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ” nhằm nghe cho thấu tiếng vọng của ông cha để mà biết sáng tạo phát huy truyền thống trên cái nền thời đại của một thế giới phẳng của văn minh trí tuệ thế kỷ XXI.

“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về” (Nguyễn Đình Thi) lay động tâm hồn, giục giã hành động của mỗi chúng ta. Buổi kỷ niệm ngày sinh Ông Sáu Dân trôi nhanh trong dồn dập những tranh luận giàu cảm xúc khiến cho một vài tiết mục thơ, văn đã được chuẩn bị để tăng phần rôm rả như vốn dĩ ông Sáu Dân vẫn muốn thế lúc sinh thời hay ngồi quây quần với bọn chúng tôi, đành phải gác lại cho một dịp khác còn đến đây thì vừa lai rai trong “tiệc đứng” tại nhà để tiếp tục trao đổi quanh đĩa xôi xéo, vài đĩa bánh và bát bún thang theo khẩu vị của cả Hà Nội, Huế và Sài Gòn!

Đáng tiếc là hôm nay thiếu vắng một số người mà ý kiến đóng góp trong buổi kỷ niệm năm ngoái còn đọng lại trong nhiều người nên cũng hơi hụt hẫng vì không được nghe tiếp. Vào lúc sắp bắt đầu thì anh Võ Viết Thanh gửi tin nhắn qua điện thoại là máy bay từ Hà Nội trở về bị hoãn khởi hành, chắc khó có mặt kịp. Anh Phan Chánh Dưỡng thì điện thoại xin lỗi vì vừa nhận được tin bà cụ thân sinh ở Cà Mau giục phải về gấp. Đào Công Tiến thì trầm giọng than thở, muốn đi hết sức nhưng huyết áp đang tăng vọt phải nằm, nhờ gửi lời hỏi thăm tất cả anh chị em và hy vọng có mặt trong buổi sinh hoạt tới… Rồi Trương Đình Hiển, rồi một vài anh chị khác cũng băn khoăn vì buộc phải trễ hẹn dịp này nhưng mong sớm gặp trong dịp tới.

Dịp tới là dịp nào vậy? “Thế sự du du”, việc đời dài dằng dặc, nhưng có lẽ so với buổi kỷ niệm năm ngoái thì nhu cầu thông tin có chiều sâu trở nên bức xúc trong bối cảnh mới. Một ý kiến nêu lên: sao không học tập nhóm 23 Hà Nội để định kỳ hàng tháng anh chị em chúng ta ngồi lại với nhau rồi mời một ai đó trong số anh chị em ta, hoặc bạn bè của chúng ta, chuẩn bị trình bày một chuyên đề giúp nâng cao nhận thức cho cả nhóm. Ý tưởng trên càng trở nên hấp dẫn hơn khi Bùi Văn Nam Sơn đang ở Hà Nội theo lời mời trình bày chuyên đề về triết học đã gửi email về cáo lỗi vắng mặt và lời chúc “Chư huynh an lạc, trí dũng song toàn” đồng thời biểu tỏ “Xin chấp hành phân công. Hẹn một dịp nào đó”.

Quả là đã bắt được đúng mạch, lại thêm hào hứng với bức điện thư của Nam Sơn, mọi người hào hứng tán đồng và nhất trí với mấy vấn đề được gợi ra để diễn giả chuẩn bị:

“Hàng Việt Nam chất lượng cao trong bối cảnh thắng thế của chủ nghĩa bảo hộ và biệt lập “Trumpism”. “Vấn đề môi trường với thảm họa nước biển dâng và Đồng bằng sông Cửu Long cùng những tranh luận gần đây về chủ trương của ông Sáu Dân về cải tạo vùng tứ giác Long Xuyên và đắp bờ làm ba vụ lúa”. “Nền tảng triết lý của sự trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc ở Phương Tây với sự kiện Brexit ở Anh và kết quả bất ngờ của bầu cử Tổng thống ở Mỹ”. “Vấn đề tâm linh trong thế giới hiện đại, những trải nghiệm về lĩnh vực này qua những chuyến hành hương về những địa danh nổi tiếng nhất của Phật giáo từ Tây Tạng, về Ấn Độ, đến Nepal qua Bhutan…”.

Mời xem Video: Từ việc Bộ CA hỗn loạn và Trần Đại Quang đã mất quyền kiểm soát thế nào?


Vậy thì gọi sinh hoạt này của chúng ta là “Nhóm 23” hay là “Câu lạc bộ 23”, một câu hỏi bật ra? Cái tên không quan trọng, “nhóm” hay “Câu lạc bộ” cũng được, vấn đề là giữ cho được nội dung cốt lõi phải hướng đến: ý nghĩa thiết thực về “kỷ niệm ngày sinh Ông Sáu Dân”. Kỷ niệm ngày sinh của Ông, nhớ đến Ông là để noi theo khí phách, bản lĩnh và trí tuệ của Ông, đó là lý do để chúng ta ngồi lại với nhau hôm nay.

Riêng tôi, lòng tự dặn lòng rằng, nuôi dưỡng cho được khí phách ấy, bản lĩnh ấy của người tôi kính trọng, yêu mến và noi theo, để trong cái buổi nhá nhem tranh tối tranh sáng này, tự tìm lấy một cách tự thanh lọc tâm hồn nhằm giữ cho mình một tư thế sống sao cho khỏi hổ thẹn với lương tâm. Và tôi, qua tuổi 80 rồi, thì đây cũng là cách gìn giữ lấy để nuôi dưỡng “cái khí hạo nhiên”, điều tâm nguyện của cha tôi truyền dạy lại cho tôi. Chỉ có thế.

Ngày 23.11.2016

Tương Lai


(Bauxitevn)