Monday, May 8, 2023

 

Đôi 722 - Đắk Sắk

LTS: Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập. Nơi đây có nhiều địa danh lịch sử, trong đó có không ít địa danh gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại. Thế nhưng, khá nhiều những di tích ấy chưa được biết đến. Báo SGGP xin giới thiệu đến bạn đọc Di tích lịch sử Đồn 722 - Đắk Sắk nhân kỷ niệm 45 năm ngày diễn ra trận đánh oai hùng của bộ đội ta tại đây.

Đồi 722 ở độ cao 722m so với mặt biển, diện tích khoảng 1km², trên địa bàn thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đồi 722 là căn cứ biệt kích của Mỹ - ngụy và là nơi diễn ra trận chiến ác liệt của bộ đội chủ lực cùng lực lượng quân sự địa phương tiến công tiêu diệt căn cứ biệt kích vào ngày 22 và 23-8-1968.

Cuối năm 1963, sau những thất bại trong càn quét, gom dân, lập ấp chiến lược, chính quyền ngụy Sài Gòn đã tăng cường đôn quân, củng cố các ấp bị phá và biến các cứ điểm Sa Pa, Phi Có, Đắk Sắk, Bu Prăng… thành các căn cứ biệt kích, nằm trong hệ thống biệt kích dọc biên giới miền Trung, để từ đây tung biệt kích, thám báo đánh phá đường giao liên nhằm cắt đứt hành lang chiến lược Bắc - Nam của ta, biến vùng núi của ta thành vùng trắng.

Riêng tại Đắk Sắk, chúng đã xây dựng điểm cao 722 thành căn cứ biệt kích hết sức kiên cố, trang bị nhiều vũ khí hiện đại, xây dựng sân bay dã chiến Thổ Hoàng, nhằm khống chế hoạt động của ta tại khu căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV (trên địa bàn 2 xã Nâm Nung, huyện Krông Nô và xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông ngày nay) và ngăn chặn đường hành lang chiến lược Bắc - Nam của ta (dọc tuyến quốc lộ 14C bây giờ).

Tháng 1-1968, quân và dân Quảng Đức đã cùng cả nước thực hiện cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 trên địa bàn toàn tỉnh. Tháng 8-1968, Mặt trận Tây Nguyên (B3) quyết định mở đợt tấn công mùa thu 1968 và chọn chi khu quận lỵ Đức Lập là trọng điểm tiến công của một sư đoàn quân chủ lực Tây Nguyên phối hợp với quân dân Đức Lập. Ngày 22-8-1968, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công quận lỵ Đức Lập và các vị trí đóng quân của địch trên toàn tuyến như Đắk Sắk, Sa Pa, Đắk Lao, Đắk Pet và chặn đường chi viện của địch từ Buôn Ma Thuột xuống tại Đắk Găn.

Trong 10 ngày của đợt tấn công Đức Lập, ta đã tiêu diệt 1.790 tên địch, trong đó có tướng ngụy Trương Quang Ân và một đại tá cố vấn Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 18 đại đội lính ngụy, biệt kích, thám báo, bảo an; phá 32 xe quân sự, 10 đại bác, 6 kho vũ khí, bắn rơi 42 máy bay các loại. Đại bộ phận quân chiếm đóng và hệ thống ngụy quyền cấp huyện, xã bị tan rã; đồng bào 15 bon làng quanh Đức Lập nổi dậy, trở về nơi cũ.

Riêng tại Đồi 722 - Đắk Sắk, trong 2 ngày 22 và 23-8-1968, quân ta tập trung hỏa lực tấn công, đập tan lực lượng biệt kích, thám báo Mỹ - ngụy đồn trú ở đây. Sau khi làm chủ hoàn toàn căn cứ, Trung đoàn 95 của ta có nhiệm vụ chốt giữ vị trí trọng yếu này. Tuy nhiên, 3 ngày sau, địch đã huy động tổng lực lượng, dùng máy bay B52 và các loại vũ khí hạng nặng để phản công chiếm lại cứ điểm 722 - Đắk Sắk.

Khi phản công, địch đã bao vây Đồi 722 và gài mìn dày đặc xung quanh, dùng hỏa lực mạnh và ném bom rải thảm nên lực lượng địa phương không thể tiếp cận được với quân chủ lực, trong tình thế bị địch bao vây chặt, không được tiếp tế vũ khí, đạn dược cũng như lương thực, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Trong trận này, 153 cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh tại Đồi 722.

Sau ngày giải phóng, để tưởng nhớ sự hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ ta tại Đồi 722 - Đắk Sắk nói riêng, trong chiến dịch Đức Lập mùa thu 1968 nói chung, tỉnh Đắk Nông đã lập Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; tháng 10-2012, Đồi 722 - Đắk Sắk được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

KHẮC CƯỜNG

Ý kiến bạn đọc

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin, bài viết khác

 Đón năm mới trên đỉnh núi lửa Chư B'luk Dak'nong - Đức Lập Quảng Đức

06 Tháng Giêng 201910:04 CH(Xem: 6582)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH DU LỊCH  - THỨ HAI 07 JAN 2019


image023image024


Núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Hà Bình


- Phát hiện núi lửa Krông Nô (Đức Lập-Quảng Đức)


Đón năm mới trên đỉnh núi lửa Chư B'luk Dak'nong - Đức Lập Quảng Đức


TTO - Quần thể hang động dung nham trong Công viên địa chất Đắk Nông được các nhà khoa học khảo sát, đo đạc với hơn 50 hang dung nham, mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau.


Theo tiếng dân tộc Ê Đê, Chư có nghĩa là núi, B’luk là cội nguồn. Rời thành phố đông đúc, những ngày cuối cùng của năm,...


image025


Đã 4 năm trôi qua kể từ chuyến đi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến miệng núi lửa Chư B’luk (huyện Krông Nô, Đắk Nông) với mục đích khảo sát du lịch. Đáng tiếc, vì vấp phải nhiều rào cản nên bao nhiêu kỳ vọng sau đó đành bỏ dở.


Nhưng hình ảnh ngọn núi lửa nổi bật giữa "thảo nguyên đá bazan" bát ngát cùng những hang động mờ sương… vẫn đeo đẳng trong ký ức. Đó cũng là động lực thôi thúc chúng tôi sớm trở lại Chư B’luk.


image026

image027

Cả nhóm rời trung tâm thị trấn Đắk Mâm từ sáng sớm. Cơn bão rớt những ngày cuối cùng của năm khiến bầu trời Tây nguyên ầng ậc nước. Chạy được vài trăm mét trên tỉnh lộ 684 đã thấy một chiếc xe tải "bơi" đi "bơi" lại trên con dốc trơn trượt đầy bùn đất trước mặt.


Sau một hồi thảo luận, mọi người quyết định đi vòng sang con đường băng ngang cánh đồng cách đó khoảng 3km, nhưng rồi cũng thất bại vì vướng cây cầu nhỏ bắc ngang con suối trên đường.


Quay lại đường cũ, tài xế đánh liều leo dốc, nhưng lên được 2/3 dốc cũng đành thoái lui vì bánh xe cứ xoay mòng trong bùn lầy, không tiến thêm được mét nào.


image028image029image030image031image032


Dừng tại ngã ba đường, chúng tôi mất thêm 1 giờ để cuối cùng leo lên chếc xe tải hạng nặng thuê được của một đại lý bán vật liệu xây dựng tiếp tục hành trình.


Trong cơn mưa phùn chợt đi chợt đến, cả nhóm 15 người với mọi lứa tuổi, lớp trong ngồi cabin, lớp "chất" lên thùng xe trong khi chiếc "ben" nhảy như ngựa trên con đường đầy ổ voi, đất đá lổn ngổn lừng lững tiến về phía trước.


Xuống xe gần căn nhà nhỏ của Ban quản lý rừng phòng hộ núi lửa (xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô), mọi người trang bị nón bảo hộ, đèn mắt ếch, gậy chống, áo tơi… rồi theo chân anh Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ Công ty Phú Gia Phát - đơn vị quản lý rừng phòng hộ núi lửa, vượt qua con đường mòn ngoằn ngoèo đầy đá bazan bọt hình thành từ dòng nham thạch núi lửa phun trào xa xưa tiến vào chân núi.


image022


"Điểm đến" vốn dễ nhận ra bởi dáng hình thang cân đã có thể nhìn thấy từ tỉnh lộ giờ đã cận kề, ấy vậy mà cuốc bộ ngót nghét 5km chúng tôi mới tiếp cận chân núi.


Bù lại, hai bên đường, chen lẫn bãi ngô cháy xém sau mùa thu hoạch của bà con người dân tộc trỉa "nhờ" là những bạt ngàn cỏ lau và hoa, cỏ dại.


Thỉnh thoảng lại bắt gặp những bụi cà chua rừng đầy quả chín mọng mời gọi khiến ai cũng "xao lòng", hết chụp ảnh lại sà vào hái và cứ thế cho ngay vào miệng để thưởng thức hương vị ngon ngọt thơm lừng mùi núi, mùi rừng.


image033image034image035image036image037image038


Núi lửa Chư B’luk đón chúng tôi bằng vạt rừng đầy cây gai, cỏ dại phủ kín sườn núi nghiêng hơn 40 độ.


image039image040image041image042image043


Để mở đường, anh Tùng phải đi trước dùng dao phạt từng cây le, dây leo mở lối vừa đủ cho người sau leo lên hoặc gập mình luồn lách qua các bụi gai rậm rạp trên đầu.


Trời lạnh nhưng áo ai cũng ướt đẫm, người đi trước kéo người đi sau, người đi sau nữa thì túm cả thắt lưng người… yếu đi trước cứ thế đẩy lên…


Cuộc "hành xác" chỉ chấm dứt khi trước mặt, lẩn trong đám cây rừng rậm rạp là miệng núi lửa hình tròn với đường kính 600m.


image044


Từ miệng núi lửa xuống đáy lòng chảo sâu 60m phủ kín bởi dầu và vô số bụi le mọc trên lớp đất bị phong hóa từ đá bazan bọt.


Dù dốc cao trắc trở vắt kiệt sức lực, nhưng đứng trên đỉnh núi, mọi mệt nhọc bỗng chốc tan biến, ai cũng nhìn nhau cười rồi reo lên sung sướng: "Tuyệt vời!"


image045


Chúng tôi rời khỏi núi lửa khi trời đã quá trưa, tiếp tục băng qua đồng cỏ lau bạt ngàn và những bụi cây dại mọc trên bãi đá bazan bọt gập ghềnh để đến hang C8 cách đó khoảng 2km theo đường chim bay.


Tưởng gần, nhưng cũng phải đi miệt mài mất hơn 1 giờ mới đến được miệng hang âm sâu dưới lòng đất khoảng 10m ẩn hiện sau đám môn rừng và dương xỉ xanh rì.


Mọi người men theo những bãi đá to chồng chất do đá trần hang sụt đổ để leo xuống cửa hang sau khi bị một ổ kiến vàng động tổ "quần" cho ra trò.

image046

Hang C8 độc đáo và khác biệt so với những hang dung nham trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông (trước là Công viên địa chất núi lửa Krông Nô - Đắk Nông) bởi 3 hang động có hình dạng ống trong hệ thống hang dung nham rẽ nhánh.


Chưa kể trong từng hang còn có nhiều nhánh nhỏ do khi núi lửa phun trào, dòng nham thạch chảy qua gặp nhiều khe rãnh tạo thành nhiều hang động.


Đây là trường hợp rất hiếm trong hệ thống hang động dung nham trên thế giới.


Ngồi trên những phiến đá gập ghềnh ngay cửa hang thưởng thức "bữa ăn trưa ngon nhất trong đời" lúc 2h giờ chiều, mọi người còn nghe câu chuyện kể của người người gác rừng.


image047


Chuyện rằng, xa xưa người Ê Đê theo tập quán sống dưới hang sâu tăm tối, lạnh lẽo. Một hôm, có người đàn ông vì phạm tội nên bị trục xuất ra khỏi hang. Sinh sống ngoài trời, kẻ bị trừng phạt này ngày ngày đi săn bắn, hái lượm, canh tác nên dần dần của cải dư dật.


Ngược lại người dân dưới hang thì cơ cực, thường xuyên đói khát nên dần dần họ rời hang lập làng trên mặt đất để mưu cầu cuộc sống sung túc. Dù thế, họ vẫn đặt tên chung cho ngọn núi lửa và những hang động xung quanh như lời nhắc nhở cho con cháu lịch sử, nguồn gốc của mình.


image048image049image050image051image052image053


Nội dung:


TRẦN THẾ DŨNG


Hình ảnh:


TRẦN THẾ DŨNG, HOÀI TRANG


Thiết kế:


KIỀU NHI


Concept:


BẢO SUZU


https://tuoitre.vn/don-nam-moi-tren-nui-lua-chu-bluk-dak-nong-2019010610530853.htm


image054image055


​Khám phá miệng núi lửa Chư B’luk


11/01/2015


image056

​Khám phá miệng núi lửa Chư B’luk


TT - Rời khu du lịch thác Đraysap, men theo tỉnh lộ 684 vào huyện Krông Nô (Đắk Nông), rồi vượt qua 20km đường cấp phối đầy bụi bặm và dốc cao, trước mắt chúng tôi là ngọn núi lửa Chư B’luk.

image057

Đoàn du khách vào hang C3 - Ảnh: Trần Thế Dũng.


Hệ thống hang động núi lửa vùng Krông Nô hội tụ đầy đủ các tiêu chí để thành lập công viên địa chất cấp quốc gia và hướng tới đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu nên rất cần bảo vệ nguyên trạng như một bảo tàng ngoài trời. Vì vậy trong khi chờ quy hoạch, chưa thể khuyến khích du lịch.


Ông La Thế Phúc (giám đốc Bảo tàng Địa chất VN)


Ngọn núi nổi bật giữa triền đồi cằn cỗi, hoang vắng thuộc địa phận xã Buôn Choah.


Từ đây vào chân núi chủ yếu là lối nhỏ trên nền đá gập ghềnh dài khoảng 2km và không ít lần phải băng qua những ngọn đồi thấp toàn đá bazan bọt (bọt khí nằm trong đá) được hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào xưa kia.


Ánh nắng chói chang, gió núi thỉnh thoảng thổi qua nhưng không đủ xua đi bức bối của cái nóng từ bãi đá bốc lên. Không gian yên vắng, hoang hóa như buổi chiều tà.


Thật may, trên đường đi rất dễ bắt gặp những bụi cà chua chi chít trái chín đỏ, kích thước chỉ lớn hơn ngón tay cái nhưng hương vị chẳng khác cà chua vườn đã giúp chúng tôi vượt qua cơn khát và tạm quên bao nỗi mệt nhọc.


Huyền ảo những hang động


Rời khỏi bãi đá là nối tiếp con dốc thẳng đứng đến tận miệng núi lửa. Chúng tôi tiếp tục đi, một vài đoạn phải leo trèo đồng thời vừa nhoài người nắm bắt rễ cây hoặc mỏm đá hầu làm điểm tựa tiến lên đỉnh núi.


Chúng tôi đặt chân tới đỉnh núi cao 593m so với mặt biển khi trời đứng bóng cũng là lúc sức đã cạn, mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt. Biết bao cảm xúc lạ lùng liên tiếp dâng trào khi lần đầu tiên chiêm ngưỡng miệng núi lửa hình nón, đang hiện hữu trước mặt chúng tôi.


Lần theo những vách đá lòng chảo, chúng tôi từng bước xuống đáy miệng núi lửa với tâm trạng hồi hộp, lo lắng những tai ương khôn lường bất chợt xảy ra. Không gian càng lúc càng tối dần, âm u, tĩnh mịch. Lúc này chỉ cần một cánh chim tình cờ vụt bay cũng khiến khách phải giật mình, hoảng hốt.


Tuy nhiên, những gì chúng tôi nhìn thấy khi dừng chân dưới đáy lòng chảo thật thú vị. Đó là bãi đá bazan bọt nằm chồng chất trong khu vực chừng 100m2, xung quanh là những hang hốc tối om. Nhìn lên miệng núi lửa toàn là tán lá, cây rừng tranh tối tranh sáng che khuất tầm nhìn.


Từ đỉnh núi Chư B’luk, bấm máy định vị cầm tay GPS có thể thấy hệ thống hang động hình thành bởi dòng nham thạch phun, trong đó hang A1 được xem là gần núi lửa nhất. Riêng dòng chảy về hướng tây nam (thác Đraysap) khá mạnh nên hình thành vô số hang động lớn nhỏ khác nhau dài 25km. Và hang gần núi lửa nhất được đánh số là C9.


Phần lớn các hang dung nham có hình dạng ống nhưng mỗi nơi mang một nét độc đáo khác nhau. Nếu hang A1 nổi tiếng vì nhiều ngóc ngách, ngã rẽ trổ ra các hướng, thì cửa hang C9 xuất lộ trên ngọn đồi có độ cao 530m so mới mặt biển, hang cao nhất quần thể.


Điều thú vị là hang này dài vỏn vẹn 200m thông nhau từ hai cửa luôn được ánh sáng trời rọi vào nên dễ tạo ảo giác là lòng hang rất ngắn. Ngoài ra nó còn sở hữu những vách đá đầy vết đá trượt trông khá ấn tượng.


Với hang C6, mới được đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sát vào dịp đầu năm 2015, lại mang vẻ đẹp rất riêng. Đây là một trong những hang hiếm hoi có hố khí tựa như giếng trời do khối khí thoát ra trong quá trình dòng nham thạch tuôn chảy. Nhờ thế, trong động được ánh nắng chiếu vào nên cảnh quan luôn lung linh, huyền ảo.


image058

Đu dây để xuống hang C7 - Ảnh: Trần Thế Dũng.


Trong hang động đẹp nhất Đông Nam Á


Trong ba ngày lặn lội vùng Krông Nô, tâm điểm mà chúng tôi muốn khám phá là hang C7 (dài 1.066,5m), được công nhận dài và đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, rất hiếm người đặt chân tới vì xa xôi hiểm trở.


Dù được anh Nguyễn Thanh Tùng - hướng dẫn viên đoàn hỗn hợp Việt - Nhật khảo sát hang động núi lửa vùng Krông Nô - Đắk Nông cảnh báo về những hiểm nguy có thể gặp phải trong hành trình dài hơn 6km trong rừng đặc dụng Dray Sap trước khi đến C7, nhưng chuyến đi rừng không hẳn chỉ mang đến sự mệt nhọc và căng thẳng, ngược lại cực kỳ thú vị.


Bởi đây là dịp đắm mình vào thiên nhiên trong lành yên ả, lắng nghe âm thanh chim hót thánh thót trên cây và thi thoảng bắt gặp những chú sóc chuyền cành thoắt ẩn thoắt hiện như trêu chọc các vị khách đang hướng ống kính chờ bấm máy.


Ngay từ giây phút đầu tiên tiếp cận hang C7, tôi rất ấn tượng bởi hình dáng cửa hang tựa như miệng núi lửa: tròn trịa, bằng phẳng không như những hang khác thường thẳng đứng theo vách đá, cách hơn 10m về phía dưới là mảng xanh của cây môn rừng và dương xỉ phủ kín.


Nhưng nghiệt ngã là nếu muốn xuống hang, chúng tôi buộc phải dùng thang dây loại nhỏ, ngoài ra không còn cách thứ hai.


Cuối cùng chúng tôi cũng lần lượt đạp lên thang dây và trải qua những giây phút căng thẳng tận cùng lúc đu mình đong đưa trong không trung do vụng về, thao tác sai kỹ thuật trước khi giẫm chân lên nền hang.


Trước đó, khi tình cờ gặp chúng tôi ở hang C3 (chiều dài 594,4m, xếp thứ hai về độ dài khu vực Đông Nam Á), nhiều người trong đoàn khách đến từ TP.HCM cứ trầm trồ về vẻ đẹp hiếm có của cảnh quan dung nham trong hang.


Chị Thương (Q.10, TP.HCM) - một du khách trong đoàn - cho biết từng nghe nhiều về núi lửa, dung nham nhưng đây là lần đầu tiên trong đời chị tận mắt chiêm ngưỡng một hang động kỳ vĩ ngay trên đất nước mình, đồng thời bày tỏ hi vọng địa điểm này sớm được đưa vào tour du lịch Tây nguyên.


Tuy nhiên, so với hang C3, hang C7 mà chúng tôi được khám phá còn đẹp và kỳ vĩ hơn nhiều.


Cách Chư B’luk - nơi nó tuôn trào - khoảng 5.030m theo đường chim bay và nằm ở độ cao 428m so với mặt nước biển, hang C7 hội tụ những nét đặc sắc hiếm thấy: từ hình dáng cửa hang, chiều dài, sự rộng lớn của lòng hang, những tầng địa mạo, họa tiết, nhũ đá, dấu vết cuộn xoắn phun ngược trên tường, trên nền hang hệt bề mặt dòng chảy dung nham cho đến hố khí, thảm thực vật thảy đều đẹp đến ngỡ ngàng. TRẦN THẾ DŨNG (Hiệp hội Lữ hành VN)

 Núi lửa ở Kontum (Gia Lai) và Quảng Đức (DakNong)


Ảnh sưu tầm


image037Bản đồ 4 Vùng chiến thuật thời VNCH trước năm 1975. Source Vietnam War


Núi lửa Chư Đăng Ya ở Gia Lai chìm trong biển mây


Zing 09/9/2020

image038image039image040image041image042

Núi lửa triệu năm tuổi ở Gia Lai chìm trong biển mây


Dưới góc máy flycam, núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) nổi tiếng càng thêm phần huyền ảo khi ẩn hiện giữa biển mây trắng xóa.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Núi lửa Nâm Kar? Chư Pluk? (Krong Nô) ở Đức Lập Quảng Đức (DakNong)

 

image043Mộ du khách đi bộ lên núi lửa Đức Lập cao khoảng 600-700mét. Ảnh Hà Bình 12/25/2014.


image044Núi lửa Krông nô Đức Lập nằm cạnh Quốc lộ 14. Ảnh Trịnh Minh Nhựt.


image045Núi lửa Đức Lập tựa như cái bát cơm khổng lồ úp xuống.


image036Núi lửa Đức lập và bạt ngàn rẫy cà phê. Cà phê Đức Lập nổi tiếng thơm tho. Ảnh Trần An.


image046image047Tấm ảnh trên cho thấy các lô cốt phòng thủ của quân đội Mỹ đang xây dựng bao quanh dưới chân ngọn núi lửa phía xa xa hình bát úp.Trận núi lửa nổ ra năm 1968 giữa quân đội Mỹ và bộ đội chính quy CS. Dường như bức ảnh chụp sau trận đánh Núi lửa năm 1968, đất đá lô cốt ngổn ngang, quân Mỹ đang xây dựng lại. Năm 1969, Mỹ bàn giao Đức lập cho quân đội VNCH trấn giữ. Hy vọng người lính Mỹ đứng trước cửa hầm lô cất còn sống nhìn thấy bức ảnh Bổn báo VH từng là sĩ quan chỉ huy đóng quân một thời gian ngắn trên đỉnh Núi lửa Đức Lập.


Vài hàng nhớ về Núi lửa và tiền đồn Doris


Núi lửa mọc ở phía nam trung tâm bộ chỉ huy quân sự Chi khu quận Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức (nay gọi là tỉnh Dak'Nong), cách thị xã Ban Mê Thuột khoảng 50 km phía nam. Trước năm 1975, dân ở quận Đức Lập thường gọi là Núi lửa Đức Lập (nay đọc báo trong nước thấy có nhiều tên gọi, lúc thì là Nâm Kra, lúc thì Krông Nô, lúc thì Chư B'luk, tốt nhất cứ gọi núi lửa Đức Lập).


Từ năm 1965-1968, quân đội Mỹ thiết lập các căn cứ hỏa lực quy mô, có trọng pháo, quân trú phòng, bãi đáp trực thăng, căn cứ lớn có sân bay C130, chạy dọc theo biên giới Việt - Miên án ngữ đường mòn HCM dẫn từ Bắc xuống Cao nguyên nam Trung phần.


Sau trận Đức Lập tháng 8 năm 1968, năm 1969 Mỹ bàn giao căn cứ Đức Lập cho quân đội VNCH lập thành Chi khu Đức Lập thuộc Tiểu khu Quảng Đức. Chi khu Đức Lập do một sĩ quan từ Đại úy đến Trung tá làm Chi khu trưởng kiêm Quận trưởng. Núi lửa Đức Lập cạnh quốc lộ 14 cách biên giới Miên khoảng 8 km, gần Chi khu Đức Lập vài cây số phía nam. Núi lửa là con mắt quan sát, tiền đồn yết hầu trấn giữ đường di chuyển bộ đội CSBV theo đường mòn HCM xâm nhập vào cao nguyên Ban Mê Thuột, Quảng Đức, Cheo Reo, Đà Lạt, Lâm Đồng.


Do vị trí Núi lửa và Chi khu Đức Lập có tính chiến lược quân sự nên thường diễn ra các trận đánh lớn giữa các sư đoàn, trung đoàn chính quy CSBV và quân chủ lực Mỹ, biệt đoàn mũ nồi bê rê xanh, sau này là quân dội VNCH.


Sau trận Mậu Thân 1968, quân đội Bắc Việt tấn công Núi lửa và Đức Lập vào tháng 8 năm 1968, nhưng họ không chiếm cứ, đánh xong rồi rút. Tuy lực lượng Mặt trận Dân tộc GPMN kiệt quệ, nhưng các quân đoàn chủ lực Bắc Việt vẫn còn nguyên.


Thật khó mà đoán được sau khi tấn công các tiền đồn quan trọng rải dọc theo đường mòn HCM, chiến lược Mặt trận Tây nguyên của CSBV sẽ tấn công sâu vào các tỉnh lỵ nào nằm dọc theo biên giới Việt-Miên là Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Quảng Đức, điểm cuối Tây nguyên là Phước Long.


Cuối cùng, ngày 10 tháng 3 năm 1975, các sư đoàn chính quy của CSVN đã tiến chiếm thị xã Ban Mê Thuột, quyết định của TT Thiệu bỏ Ban Mê Thuột tạo ra cuộc "di tản chiến thuật" khổng lồ tang thương cho hàng triệu người sinh sống ở các tỉnh cao nguyên Trung phần.


Trận Ban Mê Thuột 10/3/1975 là trận kết liễu chế độ VNCH và cũng là trận cuối cùng Vietnam War.


image048Green Beret camp Duc Lap, A239, September 1969. 8 kilometers East of the Cambodian Border sanctuaries.