Monday, May 26, 2025

 China’s assistance after the Paris Peace Accords (1974–5) 

Source: Reassessment of Beijing’s economic and military aid to Hanoi’s War, 1964–75


 Despite the signing of the Paris Peace Agreement, Beijing continued to provide Hanoi with considerable assistance. In 1974, China’s economic and military aid to Hanoi accounted for 2.5 billion RMB along with additional 2 billion RMB for the PRG, a new high.88 China’s security circumstances had changed. As the US threat to China from Vietnam dramatically diminished, so did the years of rivalry with the Soviet Union for dominance in Vietnam come to a halt. Beijing anticipated a relatively stable situation in Southeast Asia after the departure of US forces. For Beijing, stability in Indochina was more important than Hanoi’s ongoing struggle for national unification. According to Chinese leaders, after the Paris Peace Agreement, Hanoi ‘should take time to relax and build their forces’ while other Indochina countries (South Vietnam, Laos, and Cambodia) ‘should build peace, inde pendence, and neutrality’ during the next five to 10 years.89 Vietnamese leaders realised that Beijing’s ‘funds would soon run out for the Vietnamese cause’.90 They accepted China’s advice, promising that Hanoi would not push for national unification in a hurry by incorporating ‘South Vietnam into a socialist entity’.91 Such an attitude taken by the Hanoi leadership was to satisfy Washington’s ‘decent interval’ requirement on the one hand and also to use its promise to extract extraordinarily large aid, worth 8.1 billion RMB, from Beijing for the year 1974. Chinese leaders believed that this petition was not only unrealistic, but also exceeded China’s capability. At the end, China only agreed to provide Hanoi with 2.5 billion RMB, which was much less than the Vietnamese had initially requested.92 Understandably, both countries found this outcome not only dissatisfactory, but also traumatic for their relationship. Beijing attempted to treat the PRG as an independent political entity with no anticipation for a unified Vietnam in the immediate future after the Paris Peace Accords. Prior to 1973, China’s aid to the PRG was always handled by Hanoi. Beginning in 1973, Beijing regarded China’s aid to the provisional government as a separate transaction, which should not be controlled by Hanoi. According to an urgent and supplementary aid agreement signed between the PRC and the PRG on 19July1973, it was clear that all transactions of Chinese supplies should go directly from the Chinese Foreign Trade Ministry to the Financial and Economic Ministry of thePRG.93HanoiprotestedagainstBeijing’s decision that treated the PRG as an independent entity. In the later signed agreements, Beijing had to reverse this procedure,continuingtoprovideaidtothePRGviaHanoi.94Nevertheless,China’sattempt, which was contrary to the strategic goal of national liberation that the North Vietnamese leaders had been pursuing, was bound to cause the latter’s discontent and even hostility. Finally, China’s military aid to Vietnam plummeted. By comparison to 1973, the supplies in 1974 and 1975 accounted for, respectively, 70% and 60% (firearms), 75% and 50% (bullets), 64% and 49% (cannons), and 62% and 43% (artillery shells). In 1974, China only provided Vietnam with 80 tanks and 506 aircraft, which, however, were 120 

 88Collections of Treaties (1974), 317–18, 323–4. 89Westad et al., eds.,77 Conversations, 187–8. 90Nguyen, Hanoi’s War, 232. 91Westad et al., eds.,77 Conversations, 189. 92Li and Ma, Chronicle of Zhou, 598. 93Collections of Treaties (1974), 318–19. 94Ibid., 44–5, 323–4. COLD WAR HISTORY 17 and 1210, respectively, in 1973.95 For China, the Vietnam War was over, and Hanoi’s needs for weapons should have been reduced. More importantly, the Chinese leader ship’s enthusiasm for assisting Hanoi was steadily evaporating. Military action by Hanoi soon disrupted the peace and stability that Chinese leaders had hoped to be upheld in Indochina. In summer 1974, North Vietnamese forces launched a series of probing attacks on South Vietnamese positions. China’s attitude toward aid to Vietnam now became notably less enthusiastic. On 3 August 1974, ailing Chinese premier Zhou Enlai met Le Thanh Nghi, vice premier of the DRV, to discuss China’s aid to Vietnam. According to Zhou, aid to North Vietnam had accounted for nearly half of all Chinese foreign aid. After handling the matter for more than two decades, he believed that it was time for him to call it quits.96 It was a startling turnabout: just one year before, Zhou had reassured Le Duan that China’s assistance to Hanoi would not change for five years.97 In reality, despite Zhou’s pronouncement, China briefly continued to send aid to Vietnam, but much less than in previous years. On 26 October 1974, China and Vietnam signed one final agreement to provide Hanoi with 850 million RMB in economic and military goods and US$50 million in cash for the year 1975.98 On 31 May 1975, after the fall of Saigon– at a time when Beijing was facing serious domestic economic problems after years of agricultural and industrial stagnation Beijing agreed to send Hanoi 21 million RMB. But then, in August 1975, Beijing rejected Hanoi’s request for further aid, claiming that the South Vietnamese defeat had left ‘large quantities of weaponry and ammunition’ for Hanoi and, invoking history, noting that the Saigon regime had ‘served’ as a much better supplier for the Vietnamese communists than Chiang Kai-shek had for the CCP during the Chinese Civil War.99 For the Chinese leadership, Hanoi was not ‘the poorest under heaven’; instead, China was the poorest with a ‘population of 800 million’.100 The time had come to attach conditions on any further monies. Thus, on 25 September 1975, Beijing pledged 100 million RMB to Hanoi for 1976, but as a loan, not as a gratis sum– and China wanted Vietnam to pay it back in 10 years, starting in 1986.101 Despite Hanoi’s continued appeals for more aid, no evidence in Chinese official records suggests that any new aid agreements were ever signed between the two countries thereafter. Conclusion According to official Chinese history, China provided all kinds of assistance to Vietnam, amounting to more than 20.36 billion RMB, of which 1.4 billion RMB were interest-free loans, from the 1950s to the end of the war in 1975. Adding the expenditure of Chinese military deployment in North Vietnam, the total amount of Chinese assistance to the DRV exceeded US$20 billion in then-year values based on contemporary exchange rates.102 Chinese assistance to North Vietnam was substantial when China’s own 95Li and Hao, People’s Liberation Army, 416. 96Li and Ma, Chronicle of Zhou, 674. 97Westad et al., eds. 77 Conversations, 188. 98Collections of Treaties (1974), 41–2, 44–5. 99Li and Ma, Chronicle of Zhou, 717. 100Westad et al., eds. 77 Conversations, 194. 101Collections of Treaties (1975), vol. 22, 56–8. 18 X.SHAOANDX.ZHANG national power was still limited. More importantly, with China’s assistance, the Hanoi government was able to commit more of its own people and resources to engage in the direct fight against the United States in the south, while worrying less about a US invasion. In 1964, the Vietnamese People’s Army had 300,000 men; by 1975 it had expanded to 1.2 million soldiers.103 China’s contribution to Hanoi’s final victory in the war was undeniable. As historian Chen Jian noted: ‘Although Beijing’s support may have been short of Hanoi’s expectations, without the support, the history, even the outcome, of the Vietnam War might have been different.’104 Notwithstanding, China’s aid to Vietnam, despite official claims otherwise, was never purely altruistic. The two countries signed several aid agreements each year. The amount and the types of assistance were determined by China in the light of its own national security interests and industrial capability at the time. Vietnam was regarded as a vital part of Mao’s grand strategy; it did not just serve as a buffer for China’s own security and an attestation that China played the leadership role in the world revolu tion. After perceiving an increasing Soviet menace, Mao sought rapprochement with the United States, alarming Hanoi. Responding to Hanoi’s protestations, China increased its aid to the DRV to affirm its continuous support for Hanoi’s war efforts against the United States. But as well, when it decided to, China also used aid reduc tions to express its own dissatisfaction, as with Hanoi’s approach to the United States for peace negotiations in 1968 and 1969 and as Zhou expressed in 1974. Even though Beijing and Hanoi shared the same ideology, their national interests were far apart. From a Chinese perspective, China’s aid to the DRV should have provided Beijing with some leverage over Hanoi’s approach to war. But no evidence exists that China’s aid influenced Hanoi’s decisions and execution of the war. Instead, Hanoi skillfully manipulated its relationship with Beijing to obtain substantial aid. After the withdrawal of US forces from Vietnam and the subsequent collapse of the South Vietnamese regime, Hanoi no longer had to hide its long-standing historical suspicions of China. It subsequently launched its own territorial and border disputes with China and a cleansing campaign against the ethnic Chinese living inside Vietnam, soon becoming China’s new adversary; in 1979, both nations would go to war.105 In retro spect, China’s support for assisting Vietnam and resisting America constituted a major diplomatic blunder, arguably its biggest foreign policy failure in the Cold War. Acknowledgements Richard P. Hallion, and three anonymous readers read the manuscript and provided helpful comments and suggestions. Hallion also did editorial work on the manuscript. 102Wang, Diplomatic History,51–2. 103Military History Institute of Vietnamese National Defense Ministry, Fifty Years of the Vietnamese People’s Army, 1944–1994 (Beijing: Military Translation Press, 1996), 455. 104Chen, “China’s Involvement,” 380. 105Xiaoming Zhang, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979–1991 (Chapel Hill: The University of North Carolina Press, 2015).

 Cám ơn một người đã đi qua - Lê Phùng Xuân


Bỏ nước ra đi

Sống đời lưu vong,

Phận mình nào có sá gì,

Thương người ở lại cu ky ôm sầu.

(Thiên ca bốn, Lê Phùng Xuân)

Khi Xuân trở về, cơn mưa đã dứt hột. Con đường trở nên lầy lội hơn. Bùn trền trệt như đám trái lười ươi bị mắc mưa. Chàng bước đi nặng nề. Hai chơn bang bang như đi hàng hai cho đỡ bị trợt té. Rút cuộc chàng cũng cà lê cà lết về tới lều. Hậu cứ tiểu đoàn nhỏ xíu. Hổng có trại gia binh. Các đại đội không có chỗ trú quân. Họ chia nhau từng khu trong vườn cây cà phê, sầu riêng, mít của dân chúng quanh Xuân Lộc. Vành đai ấp chiến lược vẫn còn, nên đóng quân bên trong rất an toàn.

<!>

 Họ căn lều lụp xà lụp xụp dưới những tàng cây, che mưa che nắng. Độc thân chỉ cần một cái poncho và một cái võng là đủ. Những người lính có vợ phải che thêm những tấm ni lông cho rộng ra. Những ngày nắng ráo, hai vợ chồng nằm dưới đất. Những hôm mưa, họ treo võng kè kè sát bên nhau trong cái lều chật hẹp.


Bùn đỏ bám đầy đôi giày. Xuân lấy một khúc cây nhỏ gạt bớt đất đỏ. Chàng ngồi trên võng, chật vật tháo đôi giày ra mà không để tay dính bùn. Cái radio ấp chiến lược màu xanh vang lên tiếng hát buồn trong lúc mưa gió như thế nầy. Mừng luôn luôn bắt đài Quân Đội từ 7 giờ đến 9 giờ tối. Nó mê giọng êm thủ thỉ của cô Dạ Lan. Gần sáng, là gia đình Bác Tám của đài khác. Còn lại là radio ra rả suốt ngày. Xuân nghe riết phát chán.

- Hao pin lắm. Sao hông tắt Mừng?

- Tui xin pin tép của thằng Hòa. Đâu có hao, thẩm quyền.


Mừng không biết cách ghép. Lúc thì hai tép, lúc thì ba tép, làm cho cái radio kêu rè rè. Chắc nó bỏ đi đâu rồi.

- Cô Mận! Tắt radio đi. Cô vừa ca mà để máy như vậy ai mà nghe được.

- Trung Úy tắt đi. Tui làm biếng đứng dậy quá hà!


Phùng Xuân đi đến chỗ Mừng. Chàng tắt radio cho bớt ồn. Nghe cổ ca ơ ơ theo cái võng lắc lư, đong đưa còn đỡ buồn hơn.

- Mừng! Có phải em gái của mầy thiệt hông hay là bồ bịch đó mậy?

- Dạ, em tui thiệt mà Trung Úy!

- Sao cổ hông ở nhà mà đi theo mầy làm gì?

- Gia đình có hai anh em. Mùa nầy ở quê hổng có việc làm. Nó nhớ tui. Nó buồn nó lên thăm tui. Hổm rày, tui kêu nó đi dìa đi mà nó chưa chịu dìa. Hổng biết mắc chứng gì mà nó khoái ở đây hoài. Nó nói lúc rày ở dưới quê chưa có việc, chờ gần Tết, lúa chín. Lúc đó họ mới kêu công gặt.


Cô Mận còn trẻ, khoảng dưới đôi mươi, bới tóc đuôi gà theo kiểu con gái miệt vườn. Má bầu trắng, tròn trỉnh xinh xắn, có duyên con gái. Cổ vui tươi và nói tía lia khi kể chuyện nhà quê. Khi nào tới bữa cơm, là cổ cũng có chuyện để nói.


Hàng ngày Mừng nấu cơm cho Xuân và em nó. 3 người ăn cơm chung. Xì xà xì xụp cho qua bữa: canh rau, cá khô, rau canh, khô cá, mì gói, gói mì! Cô Mận múm mím cười, hơi ló hai cái răng nanh khi nghe Xuân nói như thế. Ăn xong, việc của cổ là rửa ba cái gà mên, treo lên đầu võng. Rồi cổ nằm võng đong đưa qua lại, tiếp tục ca nữa. Mỗi lần ư, ư là gân cổ rung lên như gà giò mới biết gáy.

- Ca hoài sao cô Mận? Hổng chán à?

- Tui đâu biết ca tân nhạc. Mà Trung Úy có mê vọng cổ hôn? Tân cổ giao duyên cũng hay lắm à nghen!

- Ơ…ơ… Cũng biết thưởng thức chút chút.Tui nhớ hồi khoảng năm 1958 hay 1959 gì đó, tui có đến rạp hát một lần. Cái rạp đó ở đâu trên đường Nguyễn Trải. Tên là Thủ Đô thì phải.

- Để làm gì?

- Thì để xem hát chớ làm gì. Thằng bạn học có người quen trong đó. Nó dẫn vô hổng có tốn tiền. Bữa đó, tui hông nhớ gánh hát tuồng tích gì, nhưng tui hổng quên được cô đào Bích Sơn và kép Hoàng Giang. Họ diễn hay lắm. Khán giả vỗ tay muốn bể rạp luôn. Cô Bích Sơn, người Bắc, còn kẹp tóc, mà ca cải lương mùi lắm. Tiếng nói kép Hoàng Giang cũng rổn rảng. Tụi tui ở trong cánh gà thấy đủ thứ hết trơn. Xong tuồng, hạ màn. Cô đào Bích Sơn và kép Hoàng Giang lên xe hơi về nhà. Sân khấu ngổn ngang. Họ lo dọn dẹp mọi thứ. Chừng đó, cũng đã gần 2 giờ sáng rồi mà họ có ngủ đâu! Tui thấy họ tụm ba tụm năm chia nhau đánh bài. Nào cát tê, bài cào, xập xám, phé. Ối thôi, tùm lum. Tiếng cãi cọ vang rền. Đã đời, họ lăn đại ra ngủ trên sàn. Trời nóng, nam trần trùi trụi, ngáy khò khò. Nữ, quần vén lên cao, áo tốc lòi ngực ra, ngủ say như chết. Gần trưa hôm sau họ mới dậy, rồi quây quần quanh chiếc bàn hình chữ nhựt ăn cơm với chỉ độc nhứt có món mắm chưng hột vịt và những tô rau trộn đủ thứ.

- Cái đó là Trung Úy coi cải lương. Nhưng mà trong cải lương cũng có ca vọng cổ.

- Tui đâu phân biệt được.

- Vọng cổ là một bài hát có 32 nhịp, như hổm rày tui ca cho Trung úy nghe đó. Mùi lắm à nhen! À, mà rồi, Trung Úy có ăn hôn?

- Có. Tụi tui cũng xáp vô ăn luôn. Tui thấy đào chánh, kép chánh họ sung sướng. Chớ những người phụ coi bộ họ sống cũng chật vật lắm.

- Vậy là Trung Úy cũng mê mê vọng cổ rồi đó. Để hôm nào tui ra chợ kiếm mấy bài tân cổ giao duyên thiệt mùi, tui ca cho Trung Úy nghe chơi đỡ buồn.


Dưới võng của cô Mận có đủ thứ những cuốn tập nho nhỏ, chất cho một đống. Buổi sáng, cô đi chợ với anh cô. Hôm nào Xuân làm biếng, hoặc đường bùn lầy trơn trợt chàng không đi, Xuân nhờ cổ mua 1 tờ báo. Ở đơn vị chỉ có báo Tiền Tuyến. Đi chợ về, cô lo cơm nước. Ăn rồi, cô nằm ca ít bài. Xong, bỏ võng treo tòn teng ở đó, đi tới chỗ mấy bà vợ lính, nói chuyện ba hồi ba đổi, rồi đi rủ chị Hiền ra suối tắm.


Từ ngày anh Hiền chết đi, chị Hiền không chịu về quê, ở lại đây, sống cùng với đại đội. Chị đi chợ mua thức ăn nấu cho mấy người lính độc thân.Vì thế, chị cũng có cái ăn cái uống sống đắp đổi qua ngày. Mỗi người lính có 1 ca gạo (khoảng 600g) (1) mỗi ngày. Họ ăn không hết. Hai người là dư một phần cơm cho chị. Về quê làm gì? Quê chị đâu miệt Phan Rang, nghèo lắm.


Dòng suối nhỏ, ở cuối đầu sân bay, chảy xuyên qua vườn cà phê ông Đại Tướng Lê vănTỵ. Dòng suối nầy là nơi tắm giặt và cũng là nơi lấy nước ăn uống cho cả đại đội khi về trú quân ở Long Khánh. Hình như có giờ giấc và nơi ấn định sẵn đâu hổng biết. Đàn ông và đàn bà có khu riêng biệt. Đầu nguồn là nơi lấy nước để ăn uống. Chính giữa là nơi tắm giặt của đàn bà, trẻ con. Dưới cùng là của các ông. Vì không có nhà tắm, các bà và các cô thường mặc nguyên quần áo khi tắm. Có người bỏ áo, kéo quần lên tận ngực. Khi họ đến đó, trời còn nắng. Một đám người đang tắm và giặt quần áo. Thêm mấy đứa con nít đùa giỡn bắn nước tung tóe…

- Ê. Đừng vô chỗ lùm tre thay đồ nghe chị Hiền!

- Sao vậy?

- Chị hổng nghe hôm trước vợ Hạ sĩ Y Clip mang con ra suối đẻ rồi chui vào lùm tre đó bả vạt nang tre cắt rún cho con sao? Ý, thấy mà ghê!

- Tội nghiệp. Ông đó người Thượng, ở đâu trên miệt KonTum- PleiKu. Ổng đi lính lâu lắm rồi, trước anh Hiền của tui.

- Sao ổng hông chịu đem vợ vào nhà thương để đẻ?

- Mấy người Thượng họ theo tục lệ của họ. Họ hông đem vào nhà thương đâu. Đẻ xong họ còn đem con xuống suối tắm nữa cà.


Y Clip, hơi lớn tuổi, nói tiếng Việt lơ lớ, thật thà, ít trò chuyện với anh em trong đại đội. Ai có hỏi thì nó trả lời một vài tiếng, rồi mỉm cười. Hai vợ chồng chiếm một góc xa ở cuối bìa vườn, quây lá chuối chung quanh thành một căn lều nho nhỏ. Họ chứa đủ thứ: nồi niêu, xoong chảo, lon guigoz, thùng đạn đựng nước… Cô vợ ở trong đó, ít khi ra ngoài. Thậm chí khi đẻ con rồi, cô không bao giờ bồng con ra.


Anh chàng người miền núi nầy đi rừng rất giỏi, biết nhiều loại rau ăn được. Và đã nhiều lần đơn vị không tìm được suối, Xuân quá khát. Y Clip đã cắt dây chìu từng đoạn để lấy từng nắp bi đông nước cho Xuân uống.

- Chị Hiền! Chị có đem nước về hôn?

- Hông. Nhờ trời mưa, tui hứng được mấy thùng và 2,3 ống đạn. Chắc nấu cơm, rửa chén cũng được mấy bữa.

- Còn em phải đem 2 thùng. 3 người thì cần nhiều hơn. Anh hai em ảnh xài hao nước lắm.

- À! Mà còn cho ông Trung Úy. Ổng lấy nước tắm nữa chứ gì?

- Hông. Ổng lấy nước rửa chưn hông hè.

- Sao hổng lấy nước nhiều nhiều cho ổng tắm?

- Thôi đi bà. Ổng muốn tắm thì đi ra suối tắm chứ. Tui đâu có hầu ổng. Bà muốn gì vậy? Bộ bà cũng muốn hả? Ổng chưa có vợ đó nghen!

- Ê! Đừng gắp cá bỏ cho người khác nhen! Tui thấy có bữa, trước lều của ổng có một ống nước.

- Hôm nào anh hai em siêng, ảnh vác về cho ổng tắm đó bà! Tui hổng có siêng như vậy đâu!

Hai người vừa thay đồ vừa cười như nắc nẻ. Rồi họ ngắt nhéo, la chí chóe trong lùm cây cà phê. Chị Hiền thầm nghĩ. Coi vậy chớ con nhỏ nầy ghê lắm. Mấy hôm nay, chị thấy nó mắc võng gần ông Trung Úy hơn. Chị hỏi. Nó nói bà chủ vườn kêu đừng cột võng vô góc cà phê. Đung đua hoài, lông gốc, chết cây. Bây giờ nó xê lại gốc soài riêng càng sát ổng hơn. À, mà thấy nó diện hơn lúc trước: chảy đầu bẽ ba gọn ghẻ và mặc áo bà ba bông coi đẹp đẽ. Và nghe nó ca nhiều bài vọng cổ mùi lắm. Cái gì mà yêu anh lính chiến xa nhà….... Chị tủm tỉm cười.

- Bà cười cái gì đó bà? Ờ, mà chị Hiền? Sao chị hông lên phụ với bà Tư Thiệt bán có đỡ hơn hôn?

- Thằng Lưu Anh nó ở trên đó rồi. Nó đeo con Tươi như sam. Hơn nữa con nhỏ sắp đẻ rồi còn gì.

Lưu Anh là người Tàu Chợ Lớn, đi quân dịch đã 2 năm nay. Nó hiền từ, tháo vát, cao lớn, cũng khá đẹp trai. Không hiểu sao nó chiếm được cảm tình của bà Tư Thiệt. Chồng bà nầy đã chết trận hơn mấy năm nay. Bả không chịu về quê, bám theo đại đội mở cái quán nho nhỏ bán đủ thứ như gánh hàng xén. Lính đại đội làm biếng ra chợ, hơn nữa từ chỗ đóng quân cuốc bộ ra chợ cũng xa hơn 2 cây số nên thiếu chút đỉnh đến tiệm bả mua mau hơn. Đôi khi có những món như: mì ăn liền, rượu đế, khô mực nhậu lai rai… rất tiện lợi cho mấy anh chàng lính độc thân. Bả còn cho mua chịu, ghi sổ, đến kỳ lãnh lương thì trả lại.


Bà chỉ có độc một đứa con gái. Năm nay, cô bé cũng được khoảng 15 tuổi. Cô nầy có nước da trắng mượt mà, cặp mắt trong sáng và có nụ cười rất tươi. Cô có da có thịt, cao ráo hơn mẹ. Nhiều chàng lính độc thân cũng ngấm nghé. Bà mẹ, hơi lùn, ít khi cười, có lẽ vì bà hơi lé kim và một mắt bị cườm. Nhưng, bà rất lanh lợi và nói chuyện có duyên.


Từ khi về đại đội, chỉ mươi ngày sau là thằng Lưu Anh đi gánh nước, đi chợ chở nước đá, la de, rượu đế và các thứ lặt vặt... Lúc đó con bé Tươi mới có 13 tuổi. Mới đầu thằng Lưu Anh còn về võng nó ngủ. Nhưng sau đó, nó ở lì trên tiệm, không về lều, trừ khi nào có phiên cắt gác. Lần lần nó thay bà Tư cáng đáng mọi công việc. Và cuối cùng, cô bé Tươi có bầu lúc 14 tuổi. Trong đại đội, không ai nói gì vì bà Tư có thưa gởi gì đâu. Thằng Lưu Anh khôn, lăn chai bám riết rồi cũng được. Còn mấy thằng Bình, thằng Thiện cứ đứng vòng ngoài đưa mắt ngó thì được cơm cháo gì! Và con Tươi thản nhiên mang cái bụng bầu chang bang cặp kè đi chợ với thằng Lưu Anh bổ đồ hàng bữa…

Chiếc GMC chở trung đội vũ khí nặng sắp sửa chuyển bánh. Lưu Anh mang súng đứng dựa vào thành xe nhìn Tươi vừa ẳm con ra đứng trước cửa quán. Đứa con còn đỏ hỏn, chưa đầy tháng. Tiếng nói om sòm, tiếng la hét của những người lính khác vang lên gần như lấn át tiếng máy nổ của 4 xe nhà binh. Kẻ dặn vợ con, người dặn kẻ ở lại lo dùm công việc nầy, công việc nọ.

Đoàn xe chưa có lịnh di chuyển. Xuân và Chúc còn đứng dưới đất. Hai đứa đang nói chuyện:

- Cuối cùng rồi tao cũng gặp mầy.

- Tớ đâu có ngờ cậu ở Sư Đoàn nầy.

- Ờ! Cái Sư Đoàn có số 10 nầy làm cho ông Hoàng Tử lưng gù mới về khó chịu. Ổng tin dị đoan. Số 10 là bù. Thế là đổi thành 18. Chín nút là nhứt rồi. Hổng hiểu rồi đây 9 nút có ngon lành hay hông hay là chúng nít???


Đỗ Bá Chúc không thích đi sĩ quan. Nó không khai bằng cấp. Để khỏi bị động viên, nó lo nhảy trước. Nghỉ dạy, nó chạy chọt làm anh binh nhì phòng 2 của Tiểu khu Tây Ninh, tà tà ở văn phòng. Một ít sau, nó chán lính bàn giấy. Hơn nữa bị các sĩ quan và thượng sĩ ít học hơn nó đì nó. Nó nản. Nó đi lính biệt kích một thời gian. Cuối cùng, chàng ta bèn nộp đơn vào Thủ Đức. Ra trường với cái quai chảo, nó phân vân chưa biết chọn nơi nào. À! Cái Sư Đoàn 18 có số tốt, lại ở gần Sài Gòn. Thế là hắn về đây. Phùng Xuân cho nó về làm Trung đội trưởng Trung đội 3.


Hai đứa gặp nhau, bá vai chửi thề. Tổ cha mầy, sao lại ra tới đây! Họ kịp chưa nhậu 1 bi đông rượu đế nào. Có lịnh hành quân.


*****

Sông La Ngà là phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Di Linh. Khi đến bán bình nguyên Gia Rai, sông chảy ngoằn ngoèo, tạo nên những cái hồ bán nguyệt rất đẹp mắt từ những khúc đoạt giang. Đồng xanh bát ngát, trù phú. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những khu trù mật Vỏ Xu, Vỏ Đắt dành cho những gia đình từ Trung Phần vào đây lập nghiệp. Nơi đây còn hoang dã. Có rất nhiều thú để săn bắn như nai, min... Voi đôi khi còn đi từng đàn. Cá dưới sông suối còn dẫy đầy. Gần quận Tánh Linh (tỉnh Bình Tuy), có Biển Lạc rộng khoảng 5km2, có rất nhiều loại cá...


Xuân rít một hơi dài điếu thuốc Ruby quân tiếp vụ lỏng le, rồi búng tàn ra xa. Đoàn xe bắt đầu đi về Tân Phong, qua Suối Cát. Đến ngã ba Ông Đồn, quẹo trái. Ngọn núi Chứa Chan cao chễm chệ nằm sát đường. Bụi đỏ tung mịt trời. Xe sau không nhìn thấy xe trước. Gia Ray kia rồi. Hậu cứ của Trung Đoàn 52 trên đồi Phượng Vĩ. Hàng năm Sư Đoàn hành quân về vùng nầy khoảng đầu năm, lúc mùa gặt sắp tới, để bảo vệ dân thu lúa, không cho VC về lấy.


Đại đội đóng quân cuối xã Vỏ Xu, sát những cánh đồng lúa đang ngã màu vàng. Chừng 2 hôm sau, gia đình binh sĩ lục đục kéo tới. Họ lại căng lều, làm thành những cái thum nho nhỏ trong những đám chuối. Xuân nhận thấy đó là điều vô cùng nguy hiểm, nhưng làm sao bây giờ. Tiền lương của họ không đủ để san ra làm đôi cho gia đình, bắt buộc họ phải sống như vậy.

- Chà! Sao mà nhiều đồ ăn quá vậy? Lại có mấy con cá chép nướng to tổ bố nữa.

- Bữa nay 30 rồi. Tất niên mà thẩm quyền hổng nhớ sao?


Thức ăn để một dọc dài trên những tàu lá chuối. Một góc tư nước đá, 3 kết lade con cọp lớn ngã nghiêng ở góc chuối. Mấy người vợ lính lên tiếng mời Phùng Xuân. Mọi người bắt đầu. Lai rai ba sợi, tán dóc qua lại. Tiếng nói, cười vang dội. Rồi đến độ ngà ngà, cụng ca cộp cộp. Anh em vui vẻ. Ở cuối đầu kia, các bà lâu lâu cũng thêm vài câu nói tiếu lâm làm buổi tiệc thêm hào hứng. Mận và chị Hiền cũng xúm xít cười nói huyên thiên với mấy bà vợ lính.


Các chàng lính nhà ta hơi mềm môi, bắt đầu gõ chén gõ đũa vô gà men, ca hát vang trời. Đám quỷ sứ đó bắt đầu nói trây. Và rồi thì là rượu nói “Má ơi! con muốn lấy anh thợ bào. Còm lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu. Má ơi! Con muốn lấy chồng. Con ơi! Mẹ cũng một lòng như con”...thì mấy bà la lên rần rần. Không hiểu mấy bà có thích không mà Phùng Xuân thấy mấy bả cũng phụ họa thêm. Tội nghiệp, họ bị chê như vậy mà họ cũng ráng lết ra tới ngoài nầy để vui vẻ cùng chồng 3 ngày Tết.


Xuân cảm thấy trong mỗi bàn tiệc nhậu của đám đàn ông lúc nào cũng nói đến chuyện trây trúa. Và bao giờ họ cũng lấy đề tài là mấy bà. Những chuyện tiếu lâm luôn luôn chê các bà thậm tệ, coi họ như con cái lúc nào cũng ham hố cái đó của con đực. Trong lúc đó, họ không bao giờ nghĩ là họ xấu xa hơn, đụng đâu là bốc hốt tới đó. Vậy mà mấy bà cũng vui vẻ phụ họa cùng cánh đàn ông.

Xuân ngồi xếp bằng dưới đất quá lâu. Chàng thấy ê hai chơn. Chàng duỗi dài chơn trái. Vô tình, chơn này xé rách một vài miếng lá chuối khô. Một chồng giấy báo cũ lộ ra. Phía trong chồng báo cũ là một mớ giấy tờ lộn xộn. Chàng đưa mắt liếc coi. Có những thiệp đám cưới. “Sao thiệp báo tin đám cưới Yvette có ở đây? Lại có đến hai ba cái?”


Phùng Xuân cầm lên một cái thiệp in rất trang nhã. Xuân lẩm nhẩm đọc. Đầu óc chàng quay cuồng:

- Ai có mớ nhựt trình cũ nầy đây?

- Dạ. Của em Trung Úy.

- Làm sao chị có được những thiệp báo tin đám cưới nầy?

- Dạ. Nhà em vựa ve chai. Chắc mấy người mua lẻ họ đem đến. Có gì hông, Trung Úy?

Xuân không trả lời. Chàng ngồi im, ngồi im thật lâu, không biết đến bao lâu. Cho đến khi Chúc nhắc đến phiên Xuân phải uống. Chàng cầm ca lên, thò vào nón sắt múc cho thật đầy rồi đưa lên ực mạnh một hơi hết sạch. Chúc quay nhìn Xuân. Không dè mới hơn năm nay thôi mà Xuân thay đổi nhanh chóng. Thời thầy giáo hiền lành đạo mạo ở Tây Ninh đã qua rồi? Nó liếc một lần nữa. Có gì vậy Xuân? Có gì cậu thay đổi dữ vậy?Đâu có lẽ là đời lính tráng làm cậu khoác một cái áo khác?

Sanh xách 2 xị đế về. Chỉ quay 1 vòng là muốn hết. Riêng phần Xuân uống hơn nửa xị. Rồi lại thêm 2 xị nữa. Nhóm người ăn uống lần lần bớt đi. Chỉ còn lại Xuân, Thiếu Úy Thanh, Chúc. Cuối cùng là đế pha xá xị không đá, đầy một nón sắt. Thiếu Úy Thanh e dè hơn, uống cầm chừng. Ông Thượng sĩ Danh Sơn, lúc đầu thì tố dữ lắm, bây giờ lẳng lặng rút lui đâu mất tiêu.

- Thanh! Mầy uống ít. Tối nay coi chừng đại đội dùm tao. Trung đội Nghĩa trực đêm nay, dặn Nghĩa cẩn thận mấy toán tiền đồn.

- Bây giờ cũng sắp giao thừa rồi. Sau giao thừa thì hưu chiến đó, Trung Úy.

- Tin VC là bán lúa giống.Nó phản thùng. Nó đột kích thì mình chết mẹ hết.


Nhưng rồi Xuân quay mặt qua bên, ụa lên một cái. Một vòi rồng nước đục đồ ăn lẫn rượu bắn tràn qua sau. Sau đó, là thêm hai ba hơi rồi chàng gục đầu xuống. Không có một tiếng nói. Cõi không vắng lặng. Đầu óc quay cuồng. Thời gian ở đâu? Không gian ở đâu? Đêm đã khuya. Xuân mơ màng nghe văng vẳng Yvette! Yvette!... Hình như có tiếng trách móc thì thầm bên tai:

- Uống gì mà uống dữ vậy hôn hè? Cho chó ăn chè. Í ẹ! Chua lè chua lét! Tanh ói! Dơ quần dơ áo hết chơn hết chọi!


Một cái khăn ướt đắp lên mặt Xuân, xoa xoa nhiều lần. Mát rười rượi. Đôi bàn tay mềm mại lật nghiêng Xuân qua lại, cổi áo dính đầy đồ ăn và rượu. Và rồi, từ từ tháo đôi giày ra. Và rồi, cái quần dài…


- Chèng đét ơi! Sao mà …………………………

*******

Mái tóc dài ngào ngạt mùi lúa thơm phủ trùm lên mặt Xuân. Và hai tay mềm dịu trở nên cứng rắn nắm tóc chàng cà nghịt, cà nghịt như muốn bứt ra từng sợi... Yvette! Yvette!


Đêm 30 Tết. Trời tối như bưng. Giao thừa đã qua. Gà gáy canh hai…


Phùng Xuân mở bừng mắt ra. Trời đã bửng sáng. Đầu óc còn quay mòng mòng. Chàng nằm im một lúc. Xong ráng chống hai tay ngồi dậy. Chàng ngó qua ngó lại. Im lặng. Cái gì đã xảy ra đêm hôm qua? Thiệp báo tin mừng của Yvette. Uống rượu. Uống thật nhiều la de. Rồi đế. Đế pha xá xị.... Mữa... Mữa... Mữa tới mật xanh luôn. Say không còn biết trời trăng... Bộ quần áo dính đầy đồ ói tanh nằm kia. Ai đã thay chúng? Ai đã làm gì mình đêm qua? Da thịt Xuân còn ướt rít trịt. Ai? Ai? Xuân vụt đứng dậy. Chàng ngó quanh quất. Vắng teo. Đại đội đi đâu? Lều võng còn kia mà!..


Mừng chợt hiện ra, nhìn chàng. Nó cười cười:

- Đêm qua thẩm quyền say quá. Uống dữ à nhen. Hết lade rồi đế.

- Tôi uống nhiều lắm hả? Ủa! Sao ở đây im lặng quá vậy?

- Anh em trong nhà dân chúng đang hô "dô dô", vui vẻ ăn Tết. Bữa nay mùng 1 mà Trung Úy.

- Đêm qua hổng có gì hả? Thằng Lanh có trực máy hay bỏ đi đâu rồi. Thiếu Úy Thanh có cắt 1 trung đội ứng chiến hôn?


Chàng đứng lên, vươn vai, bẻ người qua lại cho tỉnh táo. Xong xuôi đâu đó, chàng đi một vòng xem lại nơi đóng quân. Đám nầy tụm ba tụm bảy đang cười nói um sùm bên xị đế và mấy con khô cá khoai nướng. Họ mời Xuân. Chàng lắc đầu từ chối. Đêm hôm qua xỉn quá rồi. Đám kia chùm nhum bên sòng bài cát tê hay xập xám chướng. Chàng biết vui 3 ngày Tết, nhưng có anh em ra giêng sạch túi. Cấm cản cũng không được. Mấy đại đội khác đều như vậy. Mấy bà vợ nhiều khi cũng có máu đỏ đen như chồng. Qua mùng 3, hết Tết, hết hưu chiến. Tất cả phải trở lại như cũ. Đêm đêm phải di chuyển chỗ ngủ, hết binh, hết tố. Không còn cù lủ, đồng hoa, suốt, ba tây, bù, chín nút gì ráo trọi…

Cái lều của cô Mận không còn ở góc bụi chuối gần sát bên Xuân. Đồ đạc được tem tém. Buổi ăn trưa chỉ còn 2 thầy trò:

- Ủa! Cô Mận đâu rồi Mừng?

- Nó với mấy bà vợ lính về quê ăn Tết. Họ theo xe đò đi từ khuya. Nó nói đi sớm về đến Cần Thơ cho khỏe, với lại gởi lời chào Trung Úy. Ra giêng, họ kêu công gặt rồi.


Xuân ngưng đũa, cầm chén cơm nghĩ đến chuyện đêm qua. Cô Mận chớ hổng ai trồng khoai đất nầy. Cô gái miệt vườn nầy ghê thiệt! Hông hiểu cổ để ý mình từ lúc nào. Cũng em em như Loan, Khanh, Vân. Các cô nầy nhiều khi vượt ra ngoài lề lối…

*******

Buổi trưa bến xe Chợ Lớn đầy nhung nhúc người. Và xe tới bến. Rồi xe đi. Không bao giờ ngớt. Cuộc sống có nhiều cơ cực vì ngăn sông cấm chợ, nhưng người ta cố tìm đủ mọi cách luồn lách để mà sống. Chỉ có cái là đi buôn lậu. Họ tìm mọi cách qua mặt quản lý thị trường. Giấu hàng đủ mọi nơi trong xe chở khách, mọi chỗ trong thân người. Đút lót, quà cáp khi qua mỗi trạm.

- Mừng! Mừng! Anh đi đâu đây?

- Trời ơi! Ông thầy còn sống hả?

- Chết hồi nào đâu? Còn sống nhăn răng đây.

- Vậy mà sau năm 1975, tui ở miền Tây, người ta đồn Sư Đoàn 18 bị banh ta lông ở trận Long Khánh hết rồi. Tui nghĩ chắc ông thầy cũng hông chạy đâu khỏi. Rồi ông thầy đi cải tạo có lâu hông?

- Đủ nếm mùi tù VC. Bây giờ anh làm gì?

- Đang làm lơ xe đò. Xe lúc nầy vô quốc doanh ráo trọi thành thử đói lắm. Xe tui chạy chui. Tui phải bán thêm thứ khác đủ nuôi mấy đứa nhỏ và thằng cháu nầy.

- Thằng cháu nầy con của ai?

- Con của con Mận đó ông thầy!

- Cổ ra sao rồi? Chồng cổ chết rồi hả?

- Em tui có chồng con gì đâu! Đầu năm đó, Mận ở Long Khánh về. Mấy tháng sau thì cái bụng nổi lên chình ình. Ở nhà hỏi: có chửa với ai? Em tui hổng nói. Mặt mày buồn so. Tới kỳ sanh đẻ xong rồi ở vậy nuôi thằng nầy cho đến trọng tuổi thì bị ban cua chết. May là lúc đó tui đổi về gần nhà nên mang thằng nhỏ dìa nuôi cho đến bây giờ. Nó theo tui phụ lơ kiếm chút đỉnh sống qua ngày. À, mà ông thầy, ngộ nghen! Lúc nghe tin đồn Sư Đoàn 18 bị thua trận, em tui buồn rũ rượi. Ngày ngày, Mận nó đốt nhang khấn vái hoài.


Phùng Xuân giựt mình ngó qua thằng nhỏ cũng cở trạc tuổi 20. Từ năm 1966, 1967 đến giờ cũng tròn trèm 20 năm. Nó có vẻ cũng hao hao giống mình. Mà biết có phải con mình trong cái đêm hôm mình say rượu hông?Chàng bán tín bán nghi ngó nó một hồi lâu.

- Ông thầy làm cái gì nhìn thằng Phùng dữ vậy? Bộ nó giống ông thầy lắm hả?

Phùng Xuân thót mình quay lại, ngó thấy Mừng chúm chím cười. Xuân đoán Mừng nghi ngờ điều gì. Cái gì cũng có thể được, nhưng có cái không có thể được! Sao cuộc đời nhà binh mình đa đoan nhiều quá vậy? Xuân gây buồn phiền cho bao nhiêu người? Từ lúc mới ra đơn vị đã nhìn thấy Hiền chết ngay trước mặt mình. Chuyện của Mận có phải tại mình không? Cái không thể biến thành cái có thể. Thằng Phùng đang trờ trờ trước mặt mình đây mà! Xuân có nên nói thiệt câu chuyện đã xảy ra cho Mừng nghe hôn? Mà chắc gì Mừng tin. Nó đâu có nghĩ là em mình dám làm điều đó. Có khi nó còn nghĩ ngược lại. Ông thầy coi em tui như gái qua đường, chơi rồi bỏ. Như thế lại càng khổ cho mình nữa. “Làm sao đây hở cô Mận?” Tui đành có lỗi với cô. Dù sao cũng cám ơn cô. Những ngày tháng nằm kế bên võng của cô, nghe những bài ca vọng cổ mùi mẫn của cô cũng làm cho tui đỡ buồn. Tình yêu thời chiến tranh của cô quá bồng bột, hông tính toán. Thiệt tình tui hông ngờ được.


Lê Phùng Xuân

(Trích trong Trăng Suông )

Cám ơn một người đã đi qua - Lê Phùng Xuân

Bỏ nước ra đi
Sống đời lưu vong,
Phận mình nào có sá gì,
Thương người ở lại cu ky ôm sầu.
(Thiên ca bốn, Lê Phùng Xuân)
Khi Xuân trở về, cơn mưa đã dứt hột. Con đường trở nên lầy lội hơn. Bùn trền trệt như đám trái lười ươi bị mắc mưa. Chàng bước đi nặng nề. Hai chơn bang bang như đi hàng hai cho đỡ bị trợt té. Rút cuộc chàng cũng cà lê cà lết về tới lều. Hậu cứ tiểu đoàn nhỏ xíu. Hổng có trại gia binh. Các đại đội không có chỗ trú quân. Họ chia nhau từng khu trong vườn cây cà phê, sầu riêng, mít của dân chúng quanh Xuân Lộc. Vành đai ấp chiến lược vẫn còn, nên đóng quân bên trong rất an toàn.
<!>
 Họ căn lều lụp xà lụp xụp dưới những tàng cây, che mưa che nắng. Độc thân chỉ cần một cái poncho và một cái võng là đủ. Những người lính có vợ phải che thêm những tấm ni lông cho rộng ra. Những ngày nắng ráo, hai vợ chồng nằm dưới đất. Những hôm mưa, họ treo võng kè kè sát bên nhau trong cái lều chật hẹp.

Bùn đỏ bám đầy đôi giày. Xuân lấy một khúc cây nhỏ gạt bớt đất đỏ. Chàng ngồi trên võng, chật vật tháo đôi giày ra mà không để tay dính bùn. Cái radio ấp chiến lược màu xanh vang lên tiếng hát buồn trong lúc mưa gió như thế nầy. Mừng luôn luôn bắt đài Quân Đội từ 7 giờ đến 9 giờ tối. Nó mê giọng êm thủ thỉ của cô Dạ Lan. Gần sáng, là gia đình Bác Tám của đài khác. Còn lại là radio ra rả suốt ngày. Xuân nghe riết phát chán.
- Hao pin lắm. Sao hông tắt Mừng?
- Tui xin pin tép của thằng Hòa. Đâu có hao, thẩm quyền.

Mừng không biết cách ghép. Lúc thì hai tép, lúc thì ba tép, làm cho cái radio kêu rè rè. Chắc nó bỏ đi đâu rồi.
- Cô Mận! Tắt radio đi. Cô vừa ca mà để máy như vậy ai mà nghe được.
- Trung Úy tắt đi. Tui làm biếng đứng dậy quá hà!

Phùng Xuân đi đến chỗ Mừng. Chàng tắt radio cho bớt ồn. Nghe cổ ca ơ ơ theo cái võng lắc lư, đong đưa còn đỡ buồn hơn.
- Mừng! Có phải em gái của mầy thiệt hông hay là bồ bịch đó mậy?
- Dạ, em tui thiệt mà Trung Úy!
- Sao cổ hông ở nhà mà đi theo mầy làm gì?
- Gia đình có hai anh em. Mùa nầy ở quê hổng có việc làm. Nó nhớ tui. Nó buồn nó lên thăm tui. Hổm rày, tui kêu nó đi dìa đi mà nó chưa chịu dìa. Hổng biết mắc chứng gì mà nó khoái ở đây hoài. Nó nói lúc rày ở dưới quê chưa có việc, chờ gần Tết, lúa chín. Lúc đó họ mới kêu công gặt.

Cô Mận còn trẻ, khoảng dưới đôi mươi, bới tóc đuôi gà theo kiểu con gái miệt vườn. Má bầu trắng, tròn trỉnh xinh xắn, có duyên con gái. Cổ vui tươi và nói tía lia khi kể chuyện nhà quê. Khi nào tới bữa cơm, là cổ cũng có chuyện để nói.

Hàng ngày Mừng nấu cơm cho Xuân và em nó. 3 người ăn cơm chung. Xì xà xì xụp cho qua bữa: canh rau, cá khô, rau canh, khô cá, mì gói, gói mì! Cô Mận múm mím cười, hơi ló hai cái răng nanh khi nghe Xuân nói như thế. Ăn xong, việc của cổ là rửa ba cái gà mên, treo lên đầu võng. Rồi cổ nằm võng đong đưa qua lại, tiếp tục ca nữa. Mỗi lần ư, ư là gân cổ rung lên như gà giò mới biết gáy.
- Ca hoài sao cô Mận? Hổng chán à?
- Tui đâu biết ca tân nhạc. Mà Trung Úy có mê vọng cổ hôn? Tân cổ giao duyên cũng hay lắm à nghen!
- Ơ…ơ… Cũng biết thưởng thức chút chút.Tui nhớ hồi khoảng năm 1958 hay 1959 gì đó, tui có đến rạp hát một lần. Cái rạp đó ở đâu trên đường Nguyễn Trải. Tên là Thủ Đô thì phải.
- Để làm gì?
- Thì để xem hát chớ làm gì. Thằng bạn học có người quen trong đó. Nó dẫn vô hổng có tốn tiền. Bữa đó, tui hông nhớ gánh hát tuồng tích gì, nhưng tui hổng quên được cô đào Bích Sơn và kép Hoàng Giang. Họ diễn hay lắm. Khán giả vỗ tay muốn bể rạp luôn. Cô Bích Sơn, người Bắc, còn kẹp tóc, mà ca cải lương mùi lắm. Tiếng nói kép Hoàng Giang cũng rổn rảng. Tụi tui ở trong cánh gà thấy đủ thứ hết trơn. Xong tuồng, hạ màn. Cô đào Bích Sơn và kép Hoàng Giang lên xe hơi về nhà. Sân khấu ngổn ngang. Họ lo dọn dẹp mọi thứ. Chừng đó, cũng đã gần 2 giờ sáng rồi mà họ có ngủ đâu! Tui thấy họ tụm ba tụm năm chia nhau đánh bài. Nào cát tê, bài cào, xập xám, phé. Ối thôi, tùm lum. Tiếng cãi cọ vang rền. Đã đời, họ lăn đại ra ngủ trên sàn. Trời nóng, nam trần trùi trụi, ngáy khò khò. Nữ, quần vén lên cao, áo tốc lòi ngực ra, ngủ say như chết. Gần trưa hôm sau họ mới dậy, rồi quây quần quanh chiếc bàn hình chữ nhựt ăn cơm với chỉ độc nhứt có món mắm chưng hột vịt và những tô rau trộn đủ thứ.
- Cái đó là Trung Úy coi cải lương. Nhưng mà trong cải lương cũng có ca vọng cổ.
- Tui đâu phân biệt được.
- Vọng cổ là một bài hát có 32 nhịp, như hổm rày tui ca cho Trung úy nghe đó. Mùi lắm à nhen! À, mà rồi, Trung Úy có ăn hôn?
- Có. Tụi tui cũng xáp vô ăn luôn. Tui thấy đào chánh, kép chánh họ sung sướng. Chớ những người phụ coi bộ họ sống cũng chật vật lắm.
- Vậy là Trung Úy cũng mê mê vọng cổ rồi đó. Để hôm nào tui ra chợ kiếm mấy bài tân cổ giao duyên thiệt mùi, tui ca cho Trung Úy nghe chơi đỡ buồn.

Dưới võng của cô Mận có đủ thứ những cuốn tập nho nhỏ, chất cho một đống. Buổi sáng, cô đi chợ với anh cô. Hôm nào Xuân làm biếng, hoặc đường bùn lầy trơn trợt chàng không đi, Xuân nhờ cổ mua 1 tờ báo. Ở đơn vị chỉ có báo Tiền Tuyến. Đi chợ về, cô lo cơm nước. Ăn rồi, cô nằm ca ít bài. Xong, bỏ võng treo tòn teng ở đó, đi tới chỗ mấy bà vợ lính, nói chuyện ba hồi ba đổi, rồi đi rủ chị Hiền ra suối tắm.

Từ ngày anh Hiền chết đi, chị Hiền không chịu về quê, ở lại đây, sống cùng với đại đội. Chị đi chợ mua thức ăn nấu cho mấy người lính độc thân.Vì thế, chị cũng có cái ăn cái uống sống đắp đổi qua ngày. Mỗi người lính có 1 ca gạo (khoảng 600g) (1) mỗi ngày. Họ ăn không hết. Hai người là dư một phần cơm cho chị. Về quê làm gì? Quê chị đâu miệt Phan Rang, nghèo lắm.

Dòng suối nhỏ, ở cuối đầu sân bay, chảy xuyên qua vườn cà phê ông Đại Tướng Lê vănTỵ. Dòng suối nầy là nơi tắm giặt và cũng là nơi lấy nước ăn uống cho cả đại đội khi về trú quân ở Long Khánh. Hình như có giờ giấc và nơi ấn định sẵn đâu hổng biết. Đàn ông và đàn bà có khu riêng biệt. Đầu nguồn là nơi lấy nước để ăn uống. Chính giữa là nơi tắm giặt của đàn bà, trẻ con. Dưới cùng là của các ông. Vì không có nhà tắm, các bà và các cô thường mặc nguyên quần áo khi tắm. Có người bỏ áo, kéo quần lên tận ngực. Khi họ đến đó, trời còn nắng. Một đám người đang tắm và giặt quần áo. Thêm mấy đứa con nít đùa giỡn bắn nước tung tóe…
- Ê. Đừng vô chỗ lùm tre thay đồ nghe chị Hiền!
- Sao vậy?
- Chị hổng nghe hôm trước vợ Hạ sĩ Y Clip mang con ra suối đẻ rồi chui vào lùm tre đó bả vạt nang tre cắt rún cho con sao? Ý, thấy mà ghê!
- Tội nghiệp. Ông đó người Thượng, ở đâu trên miệt KonTum- PleiKu. Ổng đi lính lâu lắm rồi, trước anh Hiền của tui.
- Sao ổng hông chịu đem vợ vào nhà thương để đẻ?
- Mấy người Thượng họ theo tục lệ của họ. Họ hông đem vào nhà thương đâu. Đẻ xong họ còn đem con xuống suối tắm nữa cà.

Y Clip, hơi lớn tuổi, nói tiếng Việt lơ lớ, thật thà, ít trò chuyện với anh em trong đại đội. Ai có hỏi thì nó trả lời một vài tiếng, rồi mỉm cười. Hai vợ chồng chiếm một góc xa ở cuối bìa vườn, quây lá chuối chung quanh thành một căn lều nho nhỏ. Họ chứa đủ thứ: nồi niêu, xoong chảo, lon guigoz, thùng đạn đựng nước… Cô vợ ở trong đó, ít khi ra ngoài. Thậm chí khi đẻ con rồi, cô không bao giờ bồng con ra.

Anh chàng người miền núi nầy đi rừng rất giỏi, biết nhiều loại rau ăn được. Và đã nhiều lần đơn vị không tìm được suối, Xuân quá khát. Y Clip đã cắt dây chìu từng đoạn để lấy từng nắp bi đông nước cho Xuân uống.
- Chị Hiền! Chị có đem nước về hôn?
- Hông. Nhờ trời mưa, tui hứng được mấy thùng và 2,3 ống đạn. Chắc nấu cơm, rửa chén cũng được mấy bữa.
- Còn em phải đem 2 thùng. 3 người thì cần nhiều hơn. Anh hai em ảnh xài hao nước lắm.
- À! Mà còn cho ông Trung Úy. Ổng lấy nước tắm nữa chứ gì?
- Hông. Ổng lấy nước rửa chưn hông hè.
- Sao hổng lấy nước nhiều nhiều cho ổng tắm?
- Thôi đi bà. Ổng muốn tắm thì đi ra suối tắm chứ. Tui đâu có hầu ổng. Bà muốn gì vậy? Bộ bà cũng muốn hả? Ổng chưa có vợ đó nghen!
- Ê! Đừng gắp cá bỏ cho người khác nhen! Tui thấy có bữa, trước lều của ổng có một ống nước.
- Hôm nào anh hai em siêng, ảnh vác về cho ổng tắm đó bà! Tui hổng có siêng như vậy đâu!
Hai người vừa thay đồ vừa cười như nắc nẻ. Rồi họ ngắt nhéo, la chí chóe trong lùm cây cà phê. Chị Hiền thầm nghĩ. Coi vậy chớ con nhỏ nầy ghê lắm. Mấy hôm nay, chị thấy nó mắc võng gần ông Trung Úy hơn. Chị hỏi. Nó nói bà chủ vườn kêu đừng cột võng vô góc cà phê. Đung đua hoài, lông gốc, chết cây. Bây giờ nó xê lại gốc soài riêng càng sát ổng hơn. À, mà thấy nó diện hơn lúc trước: chảy đầu bẽ ba gọn ghẻ và mặc áo bà ba bông coi đẹp đẽ. Và nghe nó ca nhiều bài vọng cổ mùi lắm. Cái gì mà yêu anh lính chiến xa nhà….... Chị tủm tỉm cười.
- Bà cười cái gì đó bà? Ờ, mà chị Hiền? Sao chị hông lên phụ với bà Tư Thiệt bán có đỡ hơn hôn?
- Thằng Lưu Anh nó ở trên đó rồi. Nó đeo con Tươi như sam. Hơn nữa con nhỏ sắp đẻ rồi còn gì.
Lưu Anh là người Tàu Chợ Lớn, đi quân dịch đã 2 năm nay. Nó hiền từ, tháo vát, cao lớn, cũng khá đẹp trai. Không hiểu sao nó chiếm được cảm tình của bà Tư Thiệt. Chồng bà nầy đã chết trận hơn mấy năm nay. Bả không chịu về quê, bám theo đại đội mở cái quán nho nhỏ bán đủ thứ như gánh hàng xén. Lính đại đội làm biếng ra chợ, hơn nữa từ chỗ đóng quân cuốc bộ ra chợ cũng xa hơn 2 cây số nên thiếu chút đỉnh đến tiệm bả mua mau hơn. Đôi khi có những món như: mì ăn liền, rượu đế, khô mực nhậu lai rai… rất tiện lợi cho mấy anh chàng lính độc thân. Bả còn cho mua chịu, ghi sổ, đến kỳ lãnh lương thì trả lại.

Bà chỉ có độc một đứa con gái. Năm nay, cô bé cũng được khoảng 15 tuổi. Cô nầy có nước da trắng mượt mà, cặp mắt trong sáng và có nụ cười rất tươi. Cô có da có thịt, cao ráo hơn mẹ. Nhiều chàng lính độc thân cũng ngấm nghé. Bà mẹ, hơi lùn, ít khi cười, có lẽ vì bà hơi lé kim và một mắt bị cườm. Nhưng, bà rất lanh lợi và nói chuyện có duyên.

Từ khi về đại đội, chỉ mươi ngày sau là thằng Lưu Anh đi gánh nước, đi chợ chở nước đá, la de, rượu đế và các thứ lặt vặt... Lúc đó con bé Tươi mới có 13 tuổi. Mới đầu thằng Lưu Anh còn về võng nó ngủ. Nhưng sau đó, nó ở lì trên tiệm, không về lều, trừ khi nào có phiên cắt gác. Lần lần nó thay bà Tư cáng đáng mọi công việc. Và cuối cùng, cô bé Tươi có bầu lúc 14 tuổi. Trong đại đội, không ai nói gì vì bà Tư có thưa gởi gì đâu. Thằng Lưu Anh khôn, lăn chai bám riết rồi cũng được. Còn mấy thằng Bình, thằng Thiện cứ đứng vòng ngoài đưa mắt ngó thì được cơm cháo gì! Và con Tươi thản nhiên mang cái bụng bầu chang bang cặp kè đi chợ với thằng Lưu Anh bổ đồ hàng bữa…
Chiếc GMC chở trung đội vũ khí nặng sắp sửa chuyển bánh. Lưu Anh mang súng đứng dựa vào thành xe nhìn Tươi vừa ẳm con ra đứng trước cửa quán. Đứa con còn đỏ hỏn, chưa đầy tháng. Tiếng nói om sòm, tiếng la hét của những người lính khác vang lên gần như lấn át tiếng máy nổ của 4 xe nhà binh. Kẻ dặn vợ con, người dặn kẻ ở lại lo dùm công việc nầy, công việc nọ.
Đoàn xe chưa có lịnh di chuyển. Xuân và Chúc còn đứng dưới đất. Hai đứa đang nói chuyện:
- Cuối cùng rồi tao cũng gặp mầy.
- Tớ đâu có ngờ cậu ở Sư Đoàn nầy.
- Ờ! Cái Sư Đoàn có số 10 nầy làm cho ông Hoàng Tử lưng gù mới về khó chịu. Ổng tin dị đoan. Số 10 là bù. Thế là đổi thành 18. Chín nút là nhứt rồi. Hổng hiểu rồi đây 9 nút có ngon lành hay hông hay là chúng nít???

Đỗ Bá Chúc không thích đi sĩ quan. Nó không khai bằng cấp. Để khỏi bị động viên, nó lo nhảy trước. Nghỉ dạy, nó chạy chọt làm anh binh nhì phòng 2 của Tiểu khu Tây Ninh, tà tà ở văn phòng. Một ít sau, nó chán lính bàn giấy. Hơn nữa bị các sĩ quan và thượng sĩ ít học hơn nó đì nó. Nó nản. Nó đi lính biệt kích một thời gian. Cuối cùng, chàng ta bèn nộp đơn vào Thủ Đức. Ra trường với cái quai chảo, nó phân vân chưa biết chọn nơi nào. À! Cái Sư Đoàn 18 có số tốt, lại ở gần Sài Gòn. Thế là hắn về đây. Phùng Xuân cho nó về làm Trung đội trưởng Trung đội 3.

Hai đứa gặp nhau, bá vai chửi thề. Tổ cha mầy, sao lại ra tới đây! Họ kịp chưa nhậu 1 bi đông rượu đế nào. Có lịnh hành quân.

*****
Sông La Ngà là phụ lưu của sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Di Linh. Khi đến bán bình nguyên Gia Rai, sông chảy ngoằn ngoèo, tạo nên những cái hồ bán nguyệt rất đẹp mắt từ những khúc đoạt giang. Đồng xanh bát ngát, trù phú. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những khu trù mật Vỏ Xu, Vỏ Đắt dành cho những gia đình từ Trung Phần vào đây lập nghiệp. Nơi đây còn hoang dã. Có rất nhiều thú để săn bắn như nai, min... Voi đôi khi còn đi từng đàn. Cá dưới sông suối còn dẫy đầy. Gần quận Tánh Linh (tỉnh Bình Tuy), có Biển Lạc rộng khoảng 5km2, có rất nhiều loại cá...

Xuân rít một hơi dài điếu thuốc Ruby quân tiếp vụ lỏng le, rồi búng tàn ra xa. Đoàn xe bắt đầu đi về Tân Phong, qua Suối Cát. Đến ngã ba Ông Đồn, quẹo trái. Ngọn núi Chứa Chan cao chễm chệ nằm sát đường. Bụi đỏ tung mịt trời. Xe sau không nhìn thấy xe trước. Gia Ray kia rồi. Hậu cứ của Trung Đoàn 52 trên đồi Phượng Vĩ. Hàng năm Sư Đoàn hành quân về vùng nầy khoảng đầu năm, lúc mùa gặt sắp tới, để bảo vệ dân thu lúa, không cho VC về lấy.

Đại đội đóng quân cuối xã Vỏ Xu, sát những cánh đồng lúa đang ngã màu vàng. Chừng 2 hôm sau, gia đình binh sĩ lục đục kéo tới. Họ lại căng lều, làm thành những cái thum nho nhỏ trong những đám chuối. Xuân nhận thấy đó là điều vô cùng nguy hiểm, nhưng làm sao bây giờ. Tiền lương của họ không đủ để san ra làm đôi cho gia đình, bắt buộc họ phải sống như vậy.
- Chà! Sao mà nhiều đồ ăn quá vậy? Lại có mấy con cá chép nướng to tổ bố nữa.
- Bữa nay 30 rồi. Tất niên mà thẩm quyền hổng nhớ sao?

Thức ăn để một dọc dài trên những tàu lá chuối. Một góc tư nước đá, 3 kết lade con cọp lớn ngã nghiêng ở góc chuối. Mấy người vợ lính lên tiếng mời Phùng Xuân. Mọi người bắt đầu. Lai rai ba sợi, tán dóc qua lại. Tiếng nói, cười vang dội. Rồi đến độ ngà ngà, cụng ca cộp cộp. Anh em vui vẻ. Ở cuối đầu kia, các bà lâu lâu cũng thêm vài câu nói tiếu lâm làm buổi tiệc thêm hào hứng. Mận và chị Hiền cũng xúm xít cười nói huyên thiên với mấy bà vợ lính.

Các chàng lính nhà ta hơi mềm môi, bắt đầu gõ chén gõ đũa vô gà men, ca hát vang trời. Đám quỷ sứ đó bắt đầu nói trây. Và rồi thì là rượu nói “Má ơi! con muốn lấy anh thợ bào. Còm lưng ảnh đẩy cái nào cũng sâu. Má ơi! Con muốn lấy chồng. Con ơi! Mẹ cũng một lòng như con”...thì mấy bà la lên rần rần. Không hiểu mấy bà có thích không mà Phùng Xuân thấy mấy bả cũng phụ họa thêm. Tội nghiệp, họ bị chê như vậy mà họ cũng ráng lết ra tới ngoài nầy để vui vẻ cùng chồng 3 ngày Tết.

Xuân cảm thấy trong mỗi bàn tiệc nhậu của đám đàn ông lúc nào cũng nói đến chuyện trây trúa. Và bao giờ họ cũng lấy đề tài là mấy bà. Những chuyện tiếu lâm luôn luôn chê các bà thậm tệ, coi họ như con cái lúc nào cũng ham hố cái đó của con đực. Trong lúc đó, họ không bao giờ nghĩ là họ xấu xa hơn, đụng đâu là bốc hốt tới đó. Vậy mà mấy bà cũng vui vẻ phụ họa cùng cánh đàn ông.
Xuân ngồi xếp bằng dưới đất quá lâu. Chàng thấy ê hai chơn. Chàng duỗi dài chơn trái. Vô tình, chơn này xé rách một vài miếng lá chuối khô. Một chồng giấy báo cũ lộ ra. Phía trong chồng báo cũ là một mớ giấy tờ lộn xộn. Chàng đưa mắt liếc coi. Có những thiệp đám cưới. “Sao thiệp báo tin đám cưới Yvette có ở đây? Lại có đến hai ba cái?”

Phùng Xuân cầm lên một cái thiệp in rất trang nhã. Xuân lẩm nhẩm đọc. Đầu óc chàng quay cuồng:
- Ai có mớ nhựt trình cũ nầy đây?
- Dạ. Của em Trung Úy.
- Làm sao chị có được những thiệp báo tin đám cưới nầy?
- Dạ. Nhà em vựa ve chai. Chắc mấy người mua lẻ họ đem đến. Có gì hông, Trung Úy?
Xuân không trả lời. Chàng ngồi im, ngồi im thật lâu, không biết đến bao lâu. Cho đến khi Chúc nhắc đến phiên Xuân phải uống. Chàng cầm ca lên, thò vào nón sắt múc cho thật đầy rồi đưa lên ực mạnh một hơi hết sạch. Chúc quay nhìn Xuân. Không dè mới hơn năm nay thôi mà Xuân thay đổi nhanh chóng. Thời thầy giáo hiền lành đạo mạo ở Tây Ninh đã qua rồi? Nó liếc một lần nữa. Có gì vậy Xuân? Có gì cậu thay đổi dữ vậy?Đâu có lẽ là đời lính tráng làm cậu khoác một cái áo khác?
Sanh xách 2 xị đế về. Chỉ quay 1 vòng là muốn hết. Riêng phần Xuân uống hơn nửa xị. Rồi lại thêm 2 xị nữa. Nhóm người ăn uống lần lần bớt đi. Chỉ còn lại Xuân, Thiếu Úy Thanh, Chúc. Cuối cùng là đế pha xá xị không đá, đầy một nón sắt. Thiếu Úy Thanh e dè hơn, uống cầm chừng. Ông Thượng sĩ Danh Sơn, lúc đầu thì tố dữ lắm, bây giờ lẳng lặng rút lui đâu mất tiêu.
- Thanh! Mầy uống ít. Tối nay coi chừng đại đội dùm tao. Trung đội Nghĩa trực đêm nay, dặn Nghĩa cẩn thận mấy toán tiền đồn.
- Bây giờ cũng sắp giao thừa rồi. Sau giao thừa thì hưu chiến đó, Trung Úy.
- Tin VC là bán lúa giống.Nó phản thùng. Nó đột kích thì mình chết mẹ hết.

Nhưng rồi Xuân quay mặt qua bên, ụa lên một cái. Một vòi rồng nước đục đồ ăn lẫn rượu bắn tràn qua sau. Sau đó, là thêm hai ba hơi rồi chàng gục đầu xuống. Không có một tiếng nói. Cõi không vắng lặng. Đầu óc quay cuồng. Thời gian ở đâu? Không gian ở đâu? Đêm đã khuya. Xuân mơ màng nghe văng vẳng Yvette! Yvette!... Hình như có tiếng trách móc thì thầm bên tai:
- Uống gì mà uống dữ vậy hôn hè? Cho chó ăn chè. Í ẹ! Chua lè chua lét! Tanh ói! Dơ quần dơ áo hết chơn hết chọi!

Một cái khăn ướt đắp lên mặt Xuân, xoa xoa nhiều lần. Mát rười rượi. Đôi bàn tay mềm mại lật nghiêng Xuân qua lại, cổi áo dính đầy đồ ăn và rượu. Và rồi, từ từ tháo đôi giày ra. Và rồi, cái quần dài…

- Chèng đét ơi! Sao mà …………………………
*******
Mái tóc dài ngào ngạt mùi lúa thơm phủ trùm lên mặt Xuân. Và hai tay mềm dịu trở nên cứng rắn nắm tóc chàng cà nghịt, cà nghịt như muốn bứt ra từng sợi... Yvette! Yvette!

Đêm 30 Tết. Trời tối như bưng. Giao thừa đã qua. Gà gáy canh hai…

Phùng Xuân mở bừng mắt ra. Trời đã bửng sáng. Đầu óc còn quay mòng mòng. Chàng nằm im một lúc. Xong ráng chống hai tay ngồi dậy. Chàng ngó qua ngó lại. Im lặng. Cái gì đã xảy ra đêm hôm qua? Thiệp báo tin mừng của Yvette. Uống rượu. Uống thật nhiều la de. Rồi đế. Đế pha xá xị.... Mữa... Mữa... Mữa tới mật xanh luôn. Say không còn biết trời trăng... Bộ quần áo dính đầy đồ ói tanh nằm kia. Ai đã thay chúng? Ai đã làm gì mình đêm qua? Da thịt Xuân còn ướt rít trịt. Ai? Ai? Xuân vụt đứng dậy. Chàng ngó quanh quất. Vắng teo. Đại đội đi đâu? Lều võng còn kia mà!..

Mừng chợt hiện ra, nhìn chàng. Nó cười cười:
- Đêm qua thẩm quyền say quá. Uống dữ à nhen. Hết lade rồi đế.
- Tôi uống nhiều lắm hả? Ủa! Sao ở đây im lặng quá vậy?
- Anh em trong nhà dân chúng đang hô "dô dô", vui vẻ ăn Tết. Bữa nay mùng 1 mà Trung Úy.
- Đêm qua hổng có gì hả? Thằng Lanh có trực máy hay bỏ đi đâu rồi. Thiếu Úy Thanh có cắt 1 trung đội ứng chiến hôn?

Chàng đứng lên, vươn vai, bẻ người qua lại cho tỉnh táo. Xong xuôi đâu đó, chàng đi một vòng xem lại nơi đóng quân. Đám nầy tụm ba tụm bảy đang cười nói um sùm bên xị đế và mấy con khô cá khoai nướng. Họ mời Xuân. Chàng lắc đầu từ chối. Đêm hôm qua xỉn quá rồi. Đám kia chùm nhum bên sòng bài cát tê hay xập xám chướng. Chàng biết vui 3 ngày Tết, nhưng có anh em ra giêng sạch túi. Cấm cản cũng không được. Mấy đại đội khác đều như vậy. Mấy bà vợ nhiều khi cũng có máu đỏ đen như chồng. Qua mùng 3, hết Tết, hết hưu chiến. Tất cả phải trở lại như cũ. Đêm đêm phải di chuyển chỗ ngủ, hết binh, hết tố. Không còn cù lủ, đồng hoa, suốt, ba tây, bù, chín nút gì ráo trọi…
Cái lều của cô Mận không còn ở góc bụi chuối gần sát bên Xuân. Đồ đạc được tem tém. Buổi ăn trưa chỉ còn 2 thầy trò:
- Ủa! Cô Mận đâu rồi Mừng?
- Nó với mấy bà vợ lính về quê ăn Tết. Họ theo xe đò đi từ khuya. Nó nói đi sớm về đến Cần Thơ cho khỏe, với lại gởi lời chào Trung Úy. Ra giêng, họ kêu công gặt rồi.

Xuân ngưng đũa, cầm chén cơm nghĩ đến chuyện đêm qua. Cô Mận chớ hổng ai trồng khoai đất nầy. Cô gái miệt vườn nầy ghê thiệt! Hông hiểu cổ để ý mình từ lúc nào. Cũng em em như Loan, Khanh, Vân. Các cô nầy nhiều khi vượt ra ngoài lề lối…
*******
Buổi trưa bến xe Chợ Lớn đầy nhung nhúc người. Và xe tới bến. Rồi xe đi. Không bao giờ ngớt. Cuộc sống có nhiều cơ cực vì ngăn sông cấm chợ, nhưng người ta cố tìm đủ mọi cách luồn lách để mà sống. Chỉ có cái là đi buôn lậu. Họ tìm mọi cách qua mặt quản lý thị trường. Giấu hàng đủ mọi nơi trong xe chở khách, mọi chỗ trong thân người. Đút lót, quà cáp khi qua mỗi trạm.
- Mừng! Mừng! Anh đi đâu đây?
- Trời ơi! Ông thầy còn sống hả?
- Chết hồi nào đâu? Còn sống nhăn răng đây.
- Vậy mà sau năm 1975, tui ở miền Tây, người ta đồn Sư Đoàn 18 bị banh ta lông ở trận Long Khánh hết rồi. Tui nghĩ chắc ông thầy cũng hông chạy đâu khỏi. Rồi ông thầy đi cải tạo có lâu hông?
- Đủ nếm mùi tù VC. Bây giờ anh làm gì?
- Đang làm lơ xe đò. Xe lúc nầy vô quốc doanh ráo trọi thành thử đói lắm. Xe tui chạy chui. Tui phải bán thêm thứ khác đủ nuôi mấy đứa nhỏ và thằng cháu nầy.
- Thằng cháu nầy con của ai?
- Con của con Mận đó ông thầy!
- Cổ ra sao rồi? Chồng cổ chết rồi hả?
- Em tui có chồng con gì đâu! Đầu năm đó, Mận ở Long Khánh về. Mấy tháng sau thì cái bụng nổi lên chình ình. Ở nhà hỏi: có chửa với ai? Em tui hổng nói. Mặt mày buồn so. Tới kỳ sanh đẻ xong rồi ở vậy nuôi thằng nầy cho đến trọng tuổi thì bị ban cua chết. May là lúc đó tui đổi về gần nhà nên mang thằng nhỏ dìa nuôi cho đến bây giờ. Nó theo tui phụ lơ kiếm chút đỉnh sống qua ngày. À, mà ông thầy, ngộ nghen! Lúc nghe tin đồn Sư Đoàn 18 bị thua trận, em tui buồn rũ rượi. Ngày ngày, Mận nó đốt nhang khấn vái hoài.

Phùng Xuân giựt mình ngó qua thằng nhỏ cũng cở trạc tuổi 20. Từ năm 1966, 1967 đến giờ cũng tròn trèm 20 năm. Nó có vẻ cũng hao hao giống mình. Mà biết có phải con mình trong cái đêm hôm mình say rượu hông?Chàng bán tín bán nghi ngó nó một hồi lâu.
- Ông thầy làm cái gì nhìn thằng Phùng dữ vậy? Bộ nó giống ông thầy lắm hả?
Phùng Xuân thót mình quay lại, ngó thấy Mừng chúm chím cười. Xuân đoán Mừng nghi ngờ điều gì. Cái gì cũng có thể được, nhưng có cái không có thể được! Sao cuộc đời nhà binh mình đa đoan nhiều quá vậy? Xuân gây buồn phiền cho bao nhiêu người? Từ lúc mới ra đơn vị đã nhìn thấy Hiền chết ngay trước mặt mình. Chuyện của Mận có phải tại mình không? Cái không thể biến thành cái có thể. Thằng Phùng đang trờ trờ trước mặt mình đây mà! Xuân có nên nói thiệt câu chuyện đã xảy ra cho Mừng nghe hôn? Mà chắc gì Mừng tin. Nó đâu có nghĩ là em mình dám làm điều đó. Có khi nó còn nghĩ ngược lại. Ông thầy coi em tui như gái qua đường, chơi rồi bỏ. Như thế lại càng khổ cho mình nữa. “Làm sao đây hở cô Mận?” Tui đành có lỗi với cô. Dù sao cũng cám ơn cô. Những ngày tháng nằm kế bên võng của cô, nghe những bài ca vọng cổ mùi mẫn của cô cũng làm cho tui đỡ buồn. Tình yêu thời chiến tranh của cô quá bồng bột, hông tính toán. Thiệt tình tui hông ngờ được.

Lê Phùng Xuân

(Trích trong Trăng Suông ) 

 

1945. The Death of A. Peter Dewey

The Americans Caught in the Midst of Rebellion
"Ho Chi Minh (center) and Võ Nguyên Giáp (far left) with American OSS agents planning coordinated action against the Japanese - 1945" (source)
This is the story of the circumstances surrounding the tragic death of Lieutenant Colonel A. Peter Dewey, an American soldier and OSS agent accidentally killed by Việt Minh rebels after being mistaken for a Frenchman. Caught in the midst of the Vietnamese fight against the occupying French, British, and Japanese forces, Dewey became the first American fatality in the so-called Indochina Wars. As a non-aligned American, he had been sympathetic to the rebel cause.

On September 26, 1945, Dewey was on his way to an OSS-controlled villa for a lunch meeting with foreign correspondents Bill Downs and James McGlincy. He never made it. A firefight broke out between the rebels and the meager personnel at the villa in the wake of his death.

This text is taken from war correspondent Clark Lee's 1947 memoir One Last Look Around and is also featured here.

IN SAIGON, SEPTEMBER 1945
The French who saw us at first in Saigon cheered enthusiastically for the arrival of "les soldats Américains." They said openly, "Now we can put these Annamite beggars back in their places." They were crestfallen when we told them we weren't troops, but correspondents, and that no American forces were coming to the colony.

Actually, the American "forces" consisted of Colonel Dewey and his mission, plus a group of eight Air Transport Command personnel headed by Major Frank Rhoades. Dewey jumped from a transport plane into Saigon right after V-J Day and quickly got the 136 American war prisoners out of their camps and headed home. Then, instead of leaving, he got mixed up in a game that was too fast for him. "I am remaining to protect American property," he explained. What property? He had hung out the American flag from the offices of Standard Oil, Texaco, and Singer Sewing Machine. Also, he had intervened dramatically a few days before when Annamites had prepared to storm the Continental Hotel and threatened to kill the French people sheltered there. Dewey had bluffed the Annamites into believing the hotel was American property, exhibiting a "bill of sale" made over to him by the Corsican manager, and had waved the American flag to turn back the would-be attackers. Tragically enough, it was the lack of an American flag on his jeep that caused his death.

. . .

If our arrival was a disappointment to the French, it was even more so to the Annamites. Like all of the people of Asia they looked to Americans in the first weeks after the surrender as true liberators and believed in democracy for everybody, everywhere. They hoped the United States would guarantee their freedom. They knew the French would not give an inch more than they had to, despite the "liberal" promises of De Gaulle and his henchmen. If there had been any doubt in the minds of the Annamites about the French, it disappeared when the colonial overlords were released from internment after the Japanese surrender.

Feeling their oats once more, the French resumed their old habit of kicking around—literally—the despised natives. This was a grave mistake, because the French were not strong enough to get away with it pending the arrival of reinforcements of guns, tanks, rifles and hand grenades. Then the Annamites turned back on them and suddenly the French realized that they were dealing with people who were willing to give their lives to demonstrate to the world their desire for freedom. The Annamites were still fighting when the vanguard of British troops came in, and it was at this stage of the struggle that we reached Indo-China.

The Japanese just stood by and chuckled while the Annamites turned their arms on the French, kidnapped and killed many of the most hated of their tormentors, and drove the terrified colonials out of their suburban homes and into a narrow section of Saigon paralleling the Rue Catinat. Inside the city the Annamites quit their jobs. Most of them faded away into the countryside, hiding in villages which the British troops attacked and burned in reprisal for attacks on their supply lines. The city, stripped of ninety per cent of its populace, was paralyzed. We found the water supply off, the lights working only fitfully. To the disgust of the French, who for years had been accustomed to regard their servants as pieces of furniture, the servants disappeared. There were no rickshaws in the streets, no public transportation of any kind.

Along the Rue Catinat and the small "safe" area surrounding it, the French gathered in little worried knots. They were ashamed of their war record, their cooperation with the Japs, their inability to do anything now about the Annamite uprising. The men huddled in the cafes, unwilling even to take rifles and go out and protect the city. They shouted for more help—Japs, Gurkhas, Americans, it didn't matter—and they plotted how they would avenge themselves on the Annamites when their turn came.

Starting at seven in the morning, the French came out to parade up and down the Rue Catinat, stopping at the sidewalk cafes for an apéritif of anisette, ice, and water. At eleven they went into the few restaurants still open, but soon to close, and ate heartily for two hours and then disappeared for a siesta. About four in the afternoon, people started to emerge again and an hour before dusk everyone had gathered either in the candle-lit lobby of the Continental Hotel or on the sidewalk outside. We learned a new line there. All around the world, in Sicily, Italy, France, Germany, Egypt, the Philippines, Japan, young kids had approached us with outstretched hands and pronounced the local equivalent of "cigarette pour papa." In Saigon, Frenchmen stopped us on the street and, too ashamed to ask for themselves, begged, "A cigarette for my wife."

It was pitiful to watch the French when the sound of shooting was heard. One night a platoon of Japanese ran up on the double to take sentry positions outside the hotel, and there was a panicked rush for inside. Another night Annamites set fire to the market place four blocks from Continental. The French, silent and terrified, refused to go near the fire—even though the supply of food was growing scantier every day—but the Chinese stall owners made frantic and futile efforts to drench the flame with small splashes of water from leaking buckets. Most of the time there weren't any lights, and in the confusion of that pushing mass around the hotel, more than one Frenchwoman wound up in the room of an English officer or correspondent. Despite this amateur competition, the bright-looking half-caste girls roaming the Rue Catinat did a big business.

During one outbreak of shooting, the owner of the Continental called us into his office for an apéritif with him and some friends.

"Why," they demanded in an aggrieved tone, "do you not protect us from those devil Annamites?"

We baited them, "This is not the quarrel of Americans. For all we know, justice is on the side of the rebels. We hear that the French have been inexcusably cruel to them. In fact, we would just as soon shoot French as Annamites." This last remark was accompanied by an ostentatious fingering of carbine triggers.

"Ah, monsieurs," the hotel owned gushed, "it is quite right that you are. All of us in this room are not French. You are surprised, no? The fact that we do not come from Metropolitan France. We are Corsicans. This local political squabble is not of our making, but the fault of the French who have treated the Annamites inconsiderately."

Meantime, Frenchman and Corsican alike continued to plan for vengeance. They got it after the French troops under irascible General Jacques LeClerq finally arrived to take over behind Gurkha and Japanese guns. Witnesses later described the long lines of Annamite prisoners, manacled or trussed up, being marched down the Rue Catinat to the filthy jail, where they were fed miserably, given drumhead trials lasting a few minutes and then sentenced to many years at hard labor on Poulo Condore Island—or even condemned to die for distributing leaflets asking for independence. In this and other ways, the French finally got retribution for the humiliation that we watched them undergo.

At night, Annamites would slip into the city, set fire to the power plant and other buildings, and shoot off their rifles. The harassed [General D. D.] Gracey was unable to stop them with his small force, whose forays into the countryside and across the river to the Chinese quarter proved fruitless. He blamed the Japs for his troubles, accusing them of instigating the Annamites to fight, and at the same time he called on the Japs to assist him in putting down the fighting. In desperation, the British commander visited the home of the aged and ailing Japanese field marshal, Count Terauchi, and warned him that unless the Japs behaved themselves they "would not be sent back home to Japan." Gracey pointed out that the Allied plan was to repatriate the Japs in Nipponese shipping. Very few bottoms were available, Gracey said, and he threatened that unless Terauchi saw to it that his troops were good boys, no ships would come to Indo-China for them. This provided another big laugh for the Japs, who didn't care very much either way whether they stayed or went—after all, it was France that wanted the colony back.

Meantime, the fighting was getting sharper every night and more and more factories and homes were being burned by the Annamites. On the third night of our stay, Captain Joe Coolidge, a distant relative of the late Calvin and Colonel Dewey's No. 2 in the O.S.S., was shot through the throat and arm while escorting a group of French women and children through an Annamite barricade.

We got word of it through Colonel Dewey, who sent for us to come to his room at the Continental. Perhaps it was premonition that made Dewey talk at length about something that was on his mind. He had been doing a great deal of running around in the midst of the fighting, and had found the Annamites friendly when they discovered him to be American. "It's the French they're after. Not us, nor even the British. They won't shoot at the Japanese at all." Dewey's difficulty was to identify himself as an American. "I had an American flag on my jeep, he said, "but General Gracey forbade me to fly it. When I go up to one of the barricades, there is always a chance that the Annamites will kill me before I can identify myself."

Several of us stormed up to see Gracey and protest against his refusal to allow the American flag to be flown from automobiles. "I cannot permit it," he said. "That is a privilege of general officers only." If you chose to be strict about it—and Gracey did, for obvious reasons of European and Imperial prestige—the British general was correct in his position, according to military regulations. He went on to say that he had no objections to flags being painted on jeeps and cars, which was a meaningless concession in view of the total absence of paint in Saigon. Likewise, he agreed to flags being tied to the side of vehicles, but that was no assistance whatever since the important thing was to be recognized well before you drove up to a barricade, and a flag on the side was not visible from a distance.

The following day Colonel Dewey invited two of our party, Bill Downs and Jim McGlincy, to lunch at the O.S.S. house on the northern edge of Saigon. They drove out with Major Verger and with Captain Frank White, a member of the nine-man O.S.S. mission, and sat in the patio to have a drink and wait for Dewey to return from the airport.

Five minutes later there was heavy firing up the road, and an American officer came running toward the O.S.S. villa which was also, in effect, American Army headquarters in Saigon. The officer halted every few yards to crouch and fire his .45 back down the road at some invisible pursuers.

Hurriedly, Captain White issued carbines to the correspondents and to the other four men in the house, and they got behind the garden wall and fired at a crowd of Annamites who suddenly came into sight pursuing the American. The Annamites took cover—there were about a hundred of them—and the officer staggered into the yard behind the protective wall. He was Major Herbert Bluechel. His neck, shoulders, and most of his body was covered with blood and he appeared to be seriously wounded.

"They got the colonel," he gasped hysterically. "They killed the colonel."

The blood on Bluechel was Dewey's blood. The two Americans had been passing a barricade in their jeep. Dewey gestured to the Annamites ahead to remove the crisscrossed trees forming the road block, but they suddenly opened fire with a machine gun. The colonel's head was blown off. Bluechel, unharmed, jumped out of the jeep and sprinted frantically up the road.

"What a pity," Bluechel exclaimed. "The Annamites liked Dewey and he liked them and he believed they should be free. If they had only recognized us as Americans, they would never have shot."

Meanwhile, the Annamites began pushing toward the house. The Americans ran inside and took positions at the windows. Like Dewey, they did not want to kill Annamites, but they were being fired upon and there was no choice except to shoot back. Yelling and shouting, the Annamites advanced down a drainage ditch parallel to the road, pausing from time to time to fire their guns. They were bad marksmen and although their bullets bounced off the house, none of the Americans was hit.

Spacing their shots, the Americans picked off the attacking men. Three fell as they tried to run across an open field. Several others were wounded. Bill Downs shot down at least one man, and he says that the sight of the little brown figure falling will haunt him for years. But blood was being shed, hysteria had taken command, and there was no chance to stop and argue things out.

Briefly, the Annamites retired, and then returned with a machine gun. They fired one burst into the front of the house and then ceased fire. In this interlude a jeep with three more O.S.S. men drove squarely down the road without drawing a single shot, and turned into the yard. Meanwhile, six Japanese sentries who were on duty guarding the villa had taken a casual part in the fighting, firing once or twice but mostly just crouching out of the way.

After more than two hours of skirmishing, the Annamites began to withdraw, and McGlincy and Downs volunteered to walk across the field and try to reach the airport in search of reinforcements. They took their sidearms for defense, a bottle of "Old Crow" for courage, and on the theory that nobody would shoot at a singing man they walked along caroling at the top of their voices, "For he's a jolly good fellow." They made it to the airfield without trouble and dispatched a message for help. Then the two correspondents, with Major Rhoades of the A.T.C., drove back in a jeep through the Annamite positions, where a group were picking up wounded under a Red Cross flag. The Americans waved their arms and shouted, "Chee-wee, Chee-wee," which means American in the Annamite tongue.

Back at the house, the Americans decided to go out after Dewey's body. Major Verger took the precaution of changing his French army shirt for an American jacket. He tied a white handkerchief to his carbine and waved as the jeep gingerly approached the Annamite positions. "Where is the commandant?" McGlincy demanded of the sentries.

An excited young man—in civilian shirt and shorts like the other fighters for freedom—stepped forward and delivered a fiery speech on liberty and the rights of man, intermingled with violent protests against the Americans, who loved liberty, killing Annamites who sought it. Another young Annamite, about sixteen or seventeen, assisted in translating the leader's discourse.

Downs explained, "We would like to get Colonel Dewey's body."

There were lengthy negotiations, and finally the commander agreed to return Dewey's body if the Americans would bring back the bodies of the Annamite casualties. These terms were accepted. The Americans drove back to the scene of the battle, picked up three bodies, and piled them on the hood of the jeep.

When they returned to the barricade, the Annamite leader became even more violently excited. "Three for one is not fair exchange," he protested through the interpreter.

"Where is Colonel Dewey's body?" Downs asked.

"It is not here," the young man said. "I cannot go through with this agreement when you ask three for one." The Americans insisted that they had kept their part of the bargain.

The negotiations were broken up suddenly by the sound of firing. A group of Gurkhas were coming down the road, shooting off their rifles and driving before them a terrified group of native refugees, mostly women and children. The Annamites at the barricade glared at the Americans, as if they suspected that the negotiations had been a trap to hold them until the Gurkhas arrived. Then they faded away into the woods and behind nearby houses.

Dewey's body was never recovered. For months afterward the French used the missing American's body—the body of a man who believed they should be free—as a bargaining point against the natives. They refused to enter discussions until the body was produced and the Viet Nam government even offered a reward for the corpse.

Reports of Dewey's death in his flagless jeep—there had been a flag but it was wrapped around a pole and thus unidentifiable—quickly reached Lord Louis Mountbatten in Singapore as our stories went out. He sent an urgent message to General Gracey to fly down to Singapore and report on the incident, and the general asked for a lift in our B-25, which had returned after making a trip to Calcutta to pick up equipment for our crippled B-17. As we drove to the airport, we passed through a deathly quiet mile of no-man's land, with torn trees and the bodies of animals on the road—souvenirs of the Gurkhas drive the day before. Native villages along the road were aflame, and here and there Frenchmen crouched behind the stone walls of fine villas. Every few hundred yards there was a Japanese soldier with a rifle and a bayonet— unconcernedly guarding our route. Our own carbines and pistols were cocked as we peered over the sides of the truck.

Throughout the night there had been the sound of drums and shouting from the perimeter around the city and sporadically the noise of shots smashing into buildings. Circling over the city in the B-17 we counted a half dozen large fires, several of them quite close to the besieged Rue Catinat. These fires were symbolic funeral pyres of many natives, for the French came back in with American arms and with the help of the British engaged in bloodletting and slaughter. But eventually they would be the signal fires of freedom.

TẠI SAO ÔNG NÀY NẮM QUYỀN THÌ VNCH SẼ SỤP ĐỔ? 

NGUYỄN = 7

HỮU = 566 = 17 = 8

HẠNH = 5155 = 16 = 7

cộng lại: 7 8 7 = 22. 

SANH NGÀY 26/7/1926