Friday, November 3, 2017

Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam



"Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm, chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều."Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image caption"Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm, chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều," Ông Đỗ Mạnh Hồng nhận xét.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.
Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8:
"Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam... trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa "chính phủ mạnh" và "doanh nghiệp phân tán" thành "chính phủ mạnh" và "doanh nghiệp tập trung"
"Lý do vì với sự hậu thuẫn của thể chế chính trị độc tài, quá trình hoạch định chính sách tự do hóa kinh tế sẽ bị bóp méo một cách độc đoán và có ý đồ tư lợi, khuyết đi những yếu tố khách quan và hợp lý đổi với phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội. Kết quả là những chính sách này có xu hướng bị một bộ phận doanh nghiệp hoặc cá nhân có quan hệ chặt chẽ với quan chức chính trị lợi dụng vì mục đích riêng.
"Thực tế, trong quá trình tha hóa của thể chế kinh tế này, những thế lực hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu nảy sinh và phát triển dưới nhiều hình thức, không chỉ là những SOEs mà cả nhiều doanh nghiệp FDI và POEs, với những thủ đoạn che dấu ngày càng tinh vi."

Các hình thức tư bản thân hữu ở Việt Nam:

Ông Đỗ Mạnh Hồng cho rằng tư bản thân hữu ở Việt Nam tồn tại dưới năm dạng chính:
1. Doanh nghiệp nước ngoài
Ông Đỗ Mạnh Hồng lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ cho dạng tư bản thân hữu xuất thân từ một số doanh nghiệp nhà nước.





Chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam

"Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực ra chỉ là lắp ráp. Họ lobby để chống lại chính sách tự do hóa nhập khẩu ô tô. Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm nay rồi nhưng chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều.
"Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Là vì có sự hiện diện của những hành vi có thể gọi là tư bản thân hữu. Rõ ràng là những hành vi mang tính tư bản thân hữu này chỉ tìm kiếm những đặc lợi đặc quyền không phản ánh giá trị gia tăng do bản thân họ làm ra. Họ chỉ tìm kiếm phần chênh lệch có được do chính sách ngăn cấm."
2. Doanh nghiệp tư nhân
Thị trường bất động sản và tài chính được Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng dẫn làm ví dụ như hai mảng mà tư bản thân hữu 'lộ diện' với chủ thể là các doanh nghiệp tư nhân.


Nhiều doanh nghiệp tư nhân Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionNhiều doanh nghiệp tư nhân "chạy dự án hay mua bán chính sách" trong lĩnh vực bất động sản và tài chính (Hình minh họa).

"Tôi đã theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá lâu. Giai đoạn sau năm 2000 hình thành rõ ràng các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đến thời kì phải tự do hóa nền kinh tế và trong điều kiện thể chế chính trị độc tài thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hình thành những hành vi lợi dụng tư thế của mình nhằm trục lợi.
"Nói một cách đơn giản là mua bán chính sách. Đó chính là dùng tiền để mua chuộc một số cá nhân nhằm thu về các dự án. Điều này chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và tài chính.
"Những công ty tôi nói đến ở đây là những công ty thực thụ, ban đầu được thành lập và có những hoạt động sản xuất theo nhu cầu lợi nhuận. Nhưng trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự do hóa cùng thể chế chính trị, sẽ có những kẽ hở được tạo ra, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đó có thể trục lợi.
"Ví dụ như các công ty vốn rất lành mạnh nhưng đến thời kì năm 2007 - 2008 khi thị trường bất động sản và tài chính nở rộ thì họ không thể tập trung vào hoạt động chính của mình. Thay vào đó họ dùng vốn hiện có để đầu tư vào hai mảng này. Tuy nhiên không cạnh tranh bằng năng lực của mình, họ đã thông qua những hành vi như chạy dự án hay mua bán chính sách. Đó là một trong những hành vi có thể coi là tư bản thân hữu."
3. Doanh nghiệp tư nhân trá hình
"Loại thứ ba, một loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình," nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng phân tích.
"Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị. Những công ty này không thể nêu tên cụ thể vì khi tôi làm nghiên cứu chính thống cũng chỉ tìm được thông tin là có những công ty như vậy tồn tại, và đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam.



"Bản chất của những công ty này là tư bản thân hữu vì nó chỉ được lập ra với mục đích lợi dụng những mối quan hệ để mưu cầu đắc lợi. Sau khi giành được những dự án từ các thông tin độc quyền, họ sẽ bán lại những dự án đó cho các nhà thầu khác. Đây là loại tư bản thân hữu cần được làm rõ."
4. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.
"Dạng này cũng giống các doanh nghiệp tư nhân ban đầu phát triển theo năng lực nhưng sau này dần dần bị cuốn theo chủ nghĩa tư bản thân hữu," Ông Đỗ Mạnh Hồng cho biết.
5. Doanh nghiệp nhà nước trá hình.
"Những doanh nghiệp này được thành lập bởi những tổ chức, cơ quan nhà nước không có chức năng làm kinh tế. Bộ phận này tương tự với các doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đây là hai hình thức cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.
"Do được thành lập từ một tổ chức của nhà nước nên ban đầu họ cũng sẽ có lợi thế khi thu thập được thông tin về các dự án đấu thầu. Họ có thể dùng những thông tin đó để mưu cầu đặc lợi.


Bản quyền hình ảnhROBERTO SCHMIDT/AFP/GETTY IMAGES
Image caption"Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh", ông Đỗ Mạnh Hồng nhận định

Cướp cơ hội cạnh tranh

Vậy chủ nghĩa tư bản thân hữu đã có tác động như thế nào lên đến kinh tế Việt Nam? nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng bình luận với BBC:
"Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
"Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 - 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh.
"Các nước lân cận như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân từ chất lượng thấp đến chất lượng rất cao đều rất quy mô. Các doanh nghiệp của Nhật Bản hay Hàn Quốc thì rõ ràng có sự cạnh tranh rất mạnh không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.

Biện pháp giải quyết?

Về những biện pháp chính để giải quyết những hậu quả của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Đỗ Mạnh Hồng nói với BBC:
"Thực ra biện pháp giải quyết là một câu hỏi rất khó và tôi cũng đã tìm kiếm trong suốt 20 năm nay. Thông thường cũng có rất nhiều giải pháp ví dụ như giám sát và giải quyết minh bạch theo pháp luật. Bên cạnh đó có thể nghĩ đến chuyện thể chế chính trị có thể cũng cần thay đổi theo hướng tự do hóa để phù hợp với nền kinh tế.



"Nhưng việc này đối với Việt Nam có lẽ sẽ khó mà khả thi ở chỗ nếu bây giờ có tác động bên ngoài nhằm thay đổi thể chế chính trị đó nhưng những tác động đó cũng không thể làm thay đổi điều gì.
"Ngoài ra cũng có ý kiến trông chờ vào bản thân nội tại của Việt Nam tự thay đổi, nhưng điều đó chúng ta cũng đã chờ quá lâu.
"Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật. Khi luật đã được đặt ra, và anh vi phạm luật thì anh phải bị xử phạt đúng luật. Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị."


Nhật BảnBản quyền hình ảnhKAZUHIRO NOGI/AFP/GETTY IMAGES
Image captionỞ Nhật, đảng cầm quyền và chính phủ luôn bị các đảng đối lập và người dân giám sát

Kinh nghiệm Nhật Bản

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng nhận xét về cách Nhật Bản phát triển nền kinh tế:
"Thực ra Nhật Bản không xảy ra tình trạng tư bản thân hữu như ở Việt Nam. Tất nhiên vẫn xảy ra những chuyện như lobby, nhưng thể chế chính trị của Nhật là hoàn toàn dân chủ. Đảng cầm quyền và chính phủ bao giờ cũng có những thành viên từ các Đảng đối lập và được người dân giám sát.
"Xã hội của họ cũng rất minh bạch. Cho dù chỉ là một hành vi rất nhỏ của một lãnh đạo cấp cao, người dân đều được biết một cách minh bạch và yêu cầu người lãnh đạo đó giải thích về hành vi của ông có phạm luật hay không.
"Bản thân các doanh nghiệp của Nhật, từ lớn đến nhỏ, cùng có trách nhiệm chính trị đối với xã hội rất cao. Họ chủ động cạnh tranh và phản đối các doanh nghiệp có hành động tư bản thân hữu. Vì vậy những hiện tượng như vậy ở Nhật gần như đã bị triệt tiêu hoàn toàn."

Thursday, November 2, 2017 | 2.11.17



Trong chế độ độc tài, không có bầu cử tự do thì giai cấp trung lưu là giai cấp… thụ động nhất. Họ rất sợ mất địa vị “vô cùng mong manh” của mình, vì chỉ cần bị mất việc một cái là họ đã phải trở về với giai cấp… vô sản lưu manh.
Hình minh họa
Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tại một quán cà-phê “cóc” gần hội sở của một tờ tuần báo Văn Nghệ tại Sài Gòn. Bữa đó, tình cờ có sự hiện diện của mấy gương mặt “lớn” một thời sáng giá của thành phố này.

Nhân bàn luận thời cuộc, chính trị (tình hình lúc đó đang sau “đổi mới” của Cộng Sản). Một ai đó đưa ý kiến, rằng hiện nay thì công an chỉ biết bảo vệ đảng, nhưng sau này kinh tế thị trường phát triển, thì công an sẽ “chuyển sang” bảo vệ các ông chủ doanh nghiệp, theo nguyên tắc: “Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có… quyền!” Nhà văn S.N đã “gạt” đi, cho rằng ai đó vừa phát biểu là kẻ “nói bậy, nói bạ.”

Thực tế, sau mấy chục năm “đổi mới” – Theo đuổi kinh tế thị trường, định hướng cái đuôi “xã ngãi” của CSVN đã cho thấy nhận định của người bạn trẻ năm xưa nay đã là… hiện thực.

Dẫn chứng gần đây nhất cho thấy, khi có sự “bất đồng ý kiến” về việc đóng học phí của VinSchool (thuộc tập đoàn VCgroup), với phụ huynh theo học tại trường. Nhiều vị phụ huynh đã dùng Facebook lên mạng đã “complain” về cách tăng học phí không đúng như đã cam kết, khi năm học mới chỉ vừa bắt đầu được một tháng. Lập tức, tập đoàn VCgroup yêu cầu công an điều tra “ngay lập tức” những người dám lên mạng xã hội nói xấu lãnh đạo của tập đoàn (tư nhân) VCgroup.

Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) của công an Hà Nội lập tức cho triệu tập một số người có ý kiến “bất mãn” với VCgroup tới “làm việc.” Điều này rõ ràng trái với những quy định về giao dịch dân sự, và cũng không phải việc của PC 50, vì Facebook trên mạng là công khai danh tánh, chứ chả phải loại “tội phạm công nghệ” gì.

Một người dân sinh sống tại một thành phố du lịch biển, có lần còn kể cho chúng tôi nghe. Là ở xứ của anh, lần đó một vị đại gia giàu nhất nhì trong xứ, với hàng loạt nhà hàng, khách sạn, resort… đi xe hơi, tình cờ có sự va chạm với xe chở nước mắm của người dân. Khi đôi bên xuống xe, cùng đang phân bua chuyện phải quấy. Tình cờ, có một viên sĩ quan công an đi ngang, nhìn thấy vị đại gia kia đang phải cự cãi với dân. Y ta liền gọi điện về sở, lập tức một chiếc xe Jeep chở đầy công an được điều tới để bảo vệ vị đại gia. Dù sau đó mọi việc được giải quyết êm xuôi. Vì đại gia kia cũng là người biết chuyện. Nhưng người dân kể chuyện cho chúng tôi, đã lắc đầu ngao ngán: “Bây giờ giới nhà giàu được bảo vệ chẳng khác gì… vua.”

Ở Cần Thơ, một công ty tư nhân dựa hơi quyền thế, đã ăn quỵt tiền lương của mấy bà cháu nghèo còn vu khống họ. Mấy năm sau, công ty của đại gia thủy sản này làm đám cưới cho con, rước dâu bằng dàn xe hơi xịn, mỗi chiếc cả chục tỷ. Nhưng không trả tiền mua cá cho rất nhiều hộ nông dân nghèo, bị dân treo băng-rôn đòi nợ, thì gia đình đại gia này điện kêu công an tới dẹp…

Buôn vua bán chúa không bằng mua chính sách

Khi Liên Xô và chế độ Cộng Sản ở Đông Âu sụp đổ, một nhóm không nhỏ người Việt trở về từ các nước này. Ngoài của cải tích lũy được trong quá trình làm ăn ở xứ cộng sản “trời Âu,” hành trang họ mang về xứ còn có một thứ Việt Nam chưa từng có, đó là kinh nghiệm mua chính sách. Nói nôm na là kinh nghiệm làm sao cho của cải công (do nhà nước quản lý), chảy vào túi tư nhân (là các công ty do nhóm trở về này lập ra). Muốn được vậy, thì họ phải toa rập với các quan chức cấp cao của chế độ để “mua đứt” chính sách do họ thao túng. Trong bối cảnh xã hội Cộng Sản Việt Nam đang phân rã, từ công hữu sang tư hữu, từ vô sản sang… hữu sản mà vẫn “ỡm ờ” chuyện định hướng “xã ngãi,” làm mảnh đất màu mỡ cho tư bản đỏ, tư bản thân hữu, tư bản rừng rú”… phát triển.

Không phải chỉ khi nhóm “sói Nga” trở về, công cuộc làm ăn của giới tư bản thân hữu mới bắt đầu. Mà trước đó, dù quy mô có nhỏ hơn, nhưng “máu tham đã thấy hơi đồng,” khi kinh tế thị trường mở ra, thì các công ty sân sau của “con anh Sáu, cháu anh Năm” cũng đã mọc ra như nấm sau cơn mưa.

Nhưng hùng mạnh như các tập đoàn của đám sói Nga thì sau này mới có. Để đo lường sức mạnh thực sự của họ chỉ cần nhìn vào một thực tế để chứng minh. Đó là, khi Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Xuân Phúc vừa nhậm chức, trong một buổi làm việc có đặt vấn đề:”Ai cho phép xây dựng tòa nhà 50 tầng tại Giảng Võ, Hà Nội?” Các báo trong nước đồng loạt “giật tít” trên tranh nhất để lấy lòng tân thủ tướng. Nhưng qua ngày hôm sau, các báo đồng loạt hạ bài xuống, hoặc “tảng lờ” qua những tít bài “huề trớt,” kiểu ai cũng hiểu chỉ người đọc là… không hiểu. Còn mấy tay Facebooker thì tỉ mẩn viết ra những tính toán, đất Giảng Võ lúc trước có giá là 25 triệu đồng/1 mét vuông. Từ khi có dự án xây tòa nhà “chọc trời” kia, thì giá đất đã “vọt” lên tới 300 triệu đồng/1 mét vuông, đem nhân với mấy chục héc-ta thì sẽ ra số tiền là bao nhiêu? Mà đây cũng chỉ là một phi vụ “nhỏ như con thỏ” trong việc mua đứt chính sách để trở thành phú gia địch quốc.

Giới phân tích chính trị phương Tây cho rằng, với kinh tế thị trường sẽ hình thành ra giai cấp trung lưu, và chính giới trung lưu sẽ quyết định chính sách làm thay đổi chế độ Cộng Sản. Trên thực tế, chúng tôi thấy quyết định chính sách tại Việt Nam (và có lẽ cả Trung Cộng) là giới tư bản đỏ, tư bản thân hữu chứ không phải giới trung lưu (về căn bản chỉ là những người làm công ăn lương).

Sở dĩ giới phân tích chính trị phương Tây phạm sai lầm, là vì họ đánh giá dựa trên giá trị căn bản của xã hội phương Tây. Là xã hội bầu cử tự do. Do vậy, giai cấp trung lưu chiếm số đông (nhất) trong xã hội, nên giai cấp trung lưu quyết định chính sách và thể chế của xã hội thông qua lá phiếu (dù lý luận này vẫn là khiên cưỡng).

Mời xem Video: Lãnh đạo đảng Đồng Nai đang manh nha ý đồ xây dựng lực lượng vũ trang riêng: Sự thật hay tin đồn?



Trong chế độ độc tài, không có bầu cử tự do thì giai cấp trung lưu là giai cấp… thụ động nhất. Họ rất sợ mất địa vị “vô cùng mong manh” của mình, vì chỉ cần bị mất việc một cái là họ đã phải trở về với giai cấp… vô sản lưu manh.

Còn giới tư bản đỏ, tư bản thân hữu… chống lưng phía sau là những nhóm lợi ích có địa vị chính trị. Lúc này họ phải toa rập với nhau để cùng hưởng lợi, cùng bóc lột tài nguyên, tài sản quốc gia, bóc lột dân chúng… Nhưng đồng thời họ cũng “dè chừng” chờ “lật” nhau. Vì chính trị Cộng Sản không thể chung sống với tư bản (dù là tư bản đỏ, tư bản thân hữu). Nhưng chính Cộng Sản cũng không có đường lui, vì lợi ích của các nhóm chính trị cũng xâu xé lẫn nhau theo lối “đèn cù.” Do vậy, cần có sự thỏa hiệp với nhau, mà thỏa hiệp có tính cách bền vững, lâu dài nhất là thỏa hiệp về chinh sách. Sao cho các phe nhóm, các thành phần kinh tế đều có thể chung sống hòa bình với nhau. Cái đó sẽ dần hình thành một xã hội dân chủ, chỉ có thể được bảo đảm bằng thể chế tam quyền phân lập. Đảm bảo cho mỗi cá nhân quyền tư do (dù là tự do kinh doanh hay tự do ngôn luận, tư tưởng…” Dù “giấc mơ”có thể còn xa, nhưng kinh tế bao giờ cũng quyết định thể chế chính trị, chứ không thể ngược lại. 

Văn Lang

(Người Việt)
Đời là 1 vở kịch mà chúng ta là diển viên , chúng ta phải đóng trọn vẹn vai trò đã được giao phó .-- Shakespeare , kịch tác gia của mọi thời đại .
- Bắt phong trần , phải phong trần ,
Cho thanh cao , mới được phần thanh cao .-- Nguyễn Du ?
Hồi mới qua mỹ năm 1994 , ở tuổi 47 , tôi ốm như thằng xì ke , nặng khoảng 40 kí ; được trợ cấp (tiền mặt và BHYT) trong 8 tháng , sau đó phải xin việc làm . Đi khám bịnh thì bs bảo bị TRẦM CẢM NẶNG * (severe depression) và hội chứng đường hầm cổ tay (carpal tunnel syndrome) . Xin việc ở các hảng điện tử (lúc đó rất nhiều ở SJ và quận Santa Clara) nhưng ko ai mướn ** (có lẽ họ thấy quá ốm , đi làm sẽ tốn BHYT của hảng vì lúc đó , làm vài tháng là có BH) . Do vậy , sau 8 tháng , tôi bắt đầu vay GA (general assistance) của quận hạt với điều kiện mỗi tháng phải đến các hảng xin việc và nhờ họ xác nhận ; dựa vào đó quận hạt sẽ cho vay tháng kế) . Khoảng năm 1997 , 1 hảng ở đường Buena Ventura , cắt ngang đường số 1 SJ , có rất nhiều ng Việt , nhận tôi : ngày đầu , tôi có nhiệm vụ gắn các bộ phận nhỏ vô một bộ phận lớn hơn bằng cách dùng 1 vặn vít điện (electric screwdriver) , vì thấy tôi để các con vít rớt quá nhiều nên họ nói "đây là công việc dễ nhứt mà anh ko làm được nên cho anh nghỉ" .
Khoảng năm 1998 , tôi trình bày với cán sự xã hội thì họ nói sẽ giúp tôi lập thủ tục xin tiền tàn phế . Tôi đã được các bs thần kinh (vì có triệu chứng đường hầm cổ tay) và tâm thần giám định kỷ lưởng . . . sau đó họ cho hưởng tiền bịnh . Trước đó họ hỏi tôi , hưởng tiền này anh thích ko ? , tôi trả lời , tôi vẫn thích khỏe mạnh hơn ăn tiền bịnh .
Sau đó vài tuần , cán sự XH cho nhà housing nhưng tôi ko lấy dù đang ngủ phòng khách (đã kể) và (vì biết tôi giỏi Anh văn) , cậu của chủ nhà nhờ dạy 5 đứa con ở VN mới qua . (Nhờ Ơn Trên phù hộ) , tôi dạy rất nhuần nhuyễn * , học trò lên đến khoảng 15 đứa (bạn bè của 5 đứa này) . Tụi nó được điểm cao (tôi nói đùa , thày tụi bay đi Lexus , tao đi xe bus) . Có phụ huynh nói , nhờ thày khuyên nó vì nó ko nghe , tôi trả lời , tôi chỉ dạy chữ chứ ko có thời giờ dạy đạo đức .
Vì tụi nó ko cùng trình độ , tôi phải dạy lớp nhỏ trước , lớp cao hơn học sau ; bắt đầu từ khoảng 4 g chiều , tới 9 g tối về phòng ngủ như chết . Lúc ấy , nướu còn tốt nên răng giả còn chỗ để bám , sau này nướu teo dần , răng giả ko còn chỗ bám dù nha sĩ đã đắp rất nhiều , họ nói chỉ có implant (cấy răng) mà thôi ; nhưng CP ko trả cho dịch vụ này .
* Tôi bị từ VN nhưng ko biết với triệu chứng ngủ nhiều , hay gây lộn , dễ nóng nảy , CHÁN ĐỜI (bây giờ vẫn còn) , nếu ko khéo sẽ TỰ TỬ . Nhiều tài tử Mỹ , như Robin Williams , cũng bị và tự tử .
Khi ăn tiền bịnh năm 1998 , tôi ko giử tiền mà phải có "payee" , ng này sẽ mua sắm cho tôi . Vì quá bất tiện , tôi lên bv tâm thần gặp bs , họ nói "đưa cho ông , ông xài hết trong 3 ngày và lên sở XH nằm vạ à ; muốn giử tiền , ông phải có giấy bs chứng nhận ông có thể quản lý tiền" ; tôi nhờ bs gia đình , ông chứng và từ đó mới có quyền giử tiền . Nói như vậy để chứng tỏ bịnh của tôi rất nặng .
** Dù chưa bao giờ dạy toán từ trung học tới lúc đó . Nhưng nhờ giỏi tiếng Pháp từ nhỏ nên tôi đã học sách Toán của Pháp , khi đọc sách toán của Mỹ thì dễ dàng tiếp thu vì chúng cùng 1 gốc từ La-tin và cổ Hy Lạp . Tuy vậy mỗi tháng cũng phải đi Barnes & Noble mua hai trăm đô sách để có thể dạy chúng .
Sau ba năm , học trò đi hết , tôi đăng báo cũng chẳng có ai gọi . Đúng là HẾT THỜI ! Sau đó tôi tự học computer bằng cách mỗi ngày vào thư viện , xài máy miễn phí trong 2 g , mua sách trên Amazon cũng như mượn sách tv .
Hôm nay rãnh rỗi ?!? tôi xem tử vi của siêu sao Avril Lavigne , đ/hương của Khanh Vu Duc , (đã trình bày bản What The Hell và đc post trên fb này) ; nhiều lần trong TOP TEN tại Mỹ . . .
Muốn biết cô thành công như thế nào thì vào :http://vi.wikipedia.org/wiki/Avril_Lavigne
Cô sanh 27.9.84 , 29 tuổi ; theo Numerology thì người sanh ngày 27 có số mạng như sau .
Ý NGHĩA CỦA SỐ 27
(CÂY GẬY CỦA QUYỀN LỰC)
Đây một số xuất sắc , hài hòa , và may mắn của lòng can đảm và quyền lực , với một chút làm vui thích/say mê/mê hoặc kẻ khác (this is an excellent , harmonious , and fortunate number of courage and power , with a touch of enchantment) . Số này ban cho nguời hoặc thực thể - mà nó đại diện - với một lời hứa hẹn về uy quyền/quyền lực và chỉ huy (it bless the person or entity it represents with a promise of authority and command) . Nó bảo đảm rằng những phần thuởng lớn sẽ đến từ những lao động hửu ích / trí năng , và trí tuởng tuợng , và rằng những khả năng/năng lực sáng tạo này đã gieo những hạt giống tốt thì chắc chắn sẽ gặt hái một vụ mùa sung túc (it guarantees that great rewards will come from the productive labors , the intellect , and the imagination , that the creative faculties have sown good seeds which are certain to reap a rich harvest) . Nguời hoặc thực thể đuợc đại diện bởi số 27 nên luôn luôn tiến hành các ý tuởng và kế hoạch riêng biệt của họ , và không nên bị lay chuyển/hăm dọa/đe dọa hoặc ảnh huởng bởi những ý kiến khác nhau hoặc sự chống đối từ những kẻ khác (people or entities represented by the compound 27 should always carry out their own original ideas and plans , and not be intimidated or influenced by the diverse opinions or opposition of others ) . 27 là số của một nghiệp quả tốt , đã tạo ra trong những kiếp truớc ( 27 is a number of karmic reward , earned in more than one previous incarnation) . /.
( Dịch từ Linda Goodman’s Sun Signs trang 261 ) .
Phần nói thêm : karma (nghiệp quả) : theo Ấn độ giáo và Phật giáo , năng lực/hậu quả đuợc tạo ra bởi những gì bạn làm trong đời/kiếp này và (năng lực/hậu quả) này sẽ ảnh huởng lên kiếp sau của bạn . (The force that is produced by the things you do in your life and that will influence you in the future , according to the Hindu and Buddhist religions ) . Theo Longman Advanced American Dictionary .
TB . ĐÚNG là chuyện chỉ xãy ở mỹ :
Tháng 6, 2006, Lavigne tổ chức lễ cưới với người bạn trai hai năm của cô, Deryck Whibley, ca sĩ hát chính và cũng là guitar trưởng của ban nhạc Sum 41. Cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài hơn ba năm, và trong tháng 10, 2009, Lavigne đã đệ đơn ly dị. Dù vậy, Whibley và Lavigne vẫn tiếp tục làm việc cùng nhau, với Whibley là nhà sản xuất cho album phòng thu thứ tư của cô, cùng với đĩa đơn "Alice", được sáng tác riêng cho bộ phim Alice ở Xứ sở Thần tiên của đạo diễn Tim Burton.