Tuesday, July 18, 2017

ôi đã suýt rơi từ độ cao mấy trăm mét !
Ngày 11/3/75 , sau khi Ban mê thuột bị tấn công , đồn Ngã Sáu ở vùng 4 CSBV cũng bị CSBV tấn công , TĐ tôi được lịnh giải vây * . Vì tình báo thiếu sót (ko biết có nhiều TĐ CSBV đang chờ đợi) và địa thế trống trải , lại tiến quân giửa ban ngày nên TĐ lọt ổ phục kích và bị thiệt hại nặng (chết nhiều sq và bs) , phải rút về quận Hậu Mỹ cách đó vài km . Sáng hôm đó , trực thăng đến bốc đám TÀN QUÂN mất hết tinh thần về cc Đồng Tâm . Trực thăng vừa đáp xuống , lính tráng ồ ạt trèo lên , tôi là ng lên sau cùng , ngồi bỏ hai chân ra ngoài . Trực thăng cất cánh rất nhanh vì sợ hỏa tiển tầm nhiệt SA-7 . Khi trực thăng lên cao , gió đã muốn hút tôi ra ngoài : mấy người ngồi sau đã nắm dây ba chạc để giử tôi lại . Lúc đó , chỉ cần súng phòng không 12.8 ly hay SA-7 bắn lên , mọi ng trên máy bay nhốn nháo , hoảng sợ thì ko còn ai giử dây ba chạc thì tôi sẽ bị gió hút ra ngoài . Chưa bao giờ tôi sợ chết như lần đó !
Mấy ngày sau , đ.đ. trinh sát 7 đã vào vùng để thu lượm xác chết và lính bị thương : các sĩ quan đều bị bắn vở đầu , dòi bọ lút nhút ở các vết thương vì trời nắng . . . 1 trung sĩ bị CS bắt giử mấy ngày (y là HSQ lo về quân số , rất thân với tôi) .
TĐ về cc Đồng Tâm để nghỉ ngơi , bổ sung quân số nhưng tinh thần sa sút với tin chiến sự từ miền Trung gửi về . Sau đó đi HQ ở vùng Cai Lậy , Ba Dừa , v.v... tới ngày 30/4/75 thì tan hàng .
* Đồn này của ĐPQ , có 2 khẩu 105 ly : nếu CS chiếm được sẽ uy hiếp khu vực chung quanh . Sau này dựa vào tù binh , báo mạng của các CCB CSBV tôi biết , họ đã rải nhiều TĐ để phục kích bất cứ các đv nào đi giải cứu đồn này .

Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

Bước vào mùa khô 1974 -1975, theo chỉ đạo của Quân ủy Miền, chiến dịch tiến công tổng hợp ở Quân khu 8 chia làm 2 đợt. Khi bước vào đợt 1, địch phát hiện được ý định của ta, chúng điều động quân chủ lực tập trung đối phó mạnh ở khu vực trọng điểm nên kết quả hoạt động của khối chủ lực không cao như dự kiến.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và được sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh (BTL) Miền, Quân khu chủ trương chuyển bộ đội chủ lực Quân khu về tiến công mở màn chiến dịch tổng hợp đợt 2 là vùng Bắc Cái Bè. Với quyết tâm phải giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường Quân khu, vì thế BTL Quân khu sau khi thảo luận và đi đến nhất trí: Nếu giải phóng Vùng 4 Kiến Tường cũng không nhất thiết phải tập trung lực lượng như đợt 1, mà lần này địa bàn chiến dịch được mở ở huyện Cái Bè (Mỹ Tho) và Mỹ An ( Sa Đéc). Trong đó yếu khu Ngã Sáu là mục tiêu then chốt.
Tượng đài ở khu di tích chiến thắng Ngã Sáu Bằng Lăng.
Tượng đài ở khu di tích chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng. Ảnh: Phùng Long
Yếu khu Ngã Sáu nằm trên phần đất xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, (theo địa giới hành chính của địch là quận Giáo Đức giáp với quận Mỹ An (Sa Đéc), trước là căn cứ tiền tiêu của Sư đoàn 7 ngụy, do quân Mỹ hỗ trợ xây dựng năm 1969 hiện tại quân ngụy biến thành yếu khu do Tiểu đoàn bảo an 450 của tỉnh Sa Đéc tăng cường cho tiểu khu Định Tường trấn giữ, quân số trên dưới 250 tên.
Ngoài  trung đội pháo 105 ly, địch còn nhiều hỏa lực khác như 4 DKZ;  khẩu 12 ly 7; 4 đại liên;2 cối 81 ly và 4 cối 60 ly; trung liên; khẩu M 79…Các căn cứ đồn bót có liên quan gồm: Chi khu Mỹ An, Chi khu Giáo Đức, Phân chi khu Thiên Hộ, Phân chi khu Thanh Mỹ…
Về phía ta, việc sử dụng lực lượng được BTL Quân khu quyết định giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 24 đánh vào mục tiêu chủ yếu, Trung đoàn 320 chặn viện từ hướng Đông, Trung đoàn 207 được Miền tăng cường đứng chân trên hướng Bắc yếu khu làm nhiệm vụ chặn viện, nếu chúng hành quân bằng tàu từ Hậu Mỹ Bắc xuống.
Trung đoàn 24 sau một thời gian chuẩn bị, đêm 10 - 3, đội hình Trung đoàn đến khu vực tập kết cuối cùng bờ nam Kinh 28, trên hướng chặn viện, đêm 9 rạng 10-3, từ Vùng 4 Kiến Tường,Trung đoàn 320 hành quân về trục kinh Bằng Lăng và về Cái Sơn (Mỹ Thiện).
Trung đoàn 207 cũng đưa đội hình Tiểu đoàn 2 vào chiếm lĩnh trận địa phía đông Kinh Nguyễn Văn Tiếp B đúng vị trí quy định. Đến 4 giờ 30 phút tất cả đều sẵn sàng nổ súng, liên lạc giữa Sở chỉ huy Trung đoàn với Quân khu thông suốt, BTL điện động viên chúc mừng thắng lợi bước đầu của tập thể Trung đoàn 24.
Đúng 5 giờ ngày 11-3, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 ra lệnh tiến công, lập tức các mũi đánh theo hiệp đồng, toàn bộ căn cứ bị rung chuyển và trùm lên một màn khói đen dày đặc, trên hướng tiến công của Đại đội 6 (Tiểu đoàn 5), lô cốt số 1 bị phá sập và 1 tổ của Đại đội 6 đã nhanh chóng chiếm lô cốt 1, lúc này địch phát hiện hướng tiến công của ta chúng đối phó kịp thời, chúng dùng các loại cối bắn chặn đội hình tiến công của ta ngay sát mé bờ kinh 28.
Về phía ta, hỏa lực các loại lúc này phát huy kém tác dụng, riêng ở hướng Đại đội 6 có thuận lợi hơn, 1 tổ của Đại đội 6 chiến đấu rất kiên cường, đánh bại nhiều lần phản kích của địch để giữ vững lô cốt đầu cầu tạo điều kiện phía sau đánh chiếm.
Hơn 10 phút chiến đấu 1 tổ thọc sâu đã chiếm được trận địa pháo, địch dùng hỏa lực ngăn chặn các mũi tiến công của Đại đội 6 rất quyết liệt, ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng mục tiêu, nhiều lần địch phản kích nhưng đều bị chặn đứng. Lúc này quân số địch bị thương vong khá nhiều, không đủ sức phản kích để lấy lại trận địa đã mất.
Hướng Đại đội 8, vừa xung phong ra khỏi vị trí xuất phát tiến công thì bị 2 quả pháo bắn trúng đội hình, hỏa lực ở Phân chi khu Thanh Mỹ phí Tây Ngã Sáu bắn lướt sườn, do đó Đại đội 8 phải dừng lại để củng cố công sự. Cùng thời gian này Đại đội 3, Tiểu đoàn 4 đã tiêu diệt được 2 chốt bảo vệ từ xa trên hướng đông của yếu khu.
Trên hướng thứ yếu, Đại đội 1, Tiểu đoàn 4 cũng đánh chiếm lô cốt đầu cầu số 4, lực lượng địch còn lại co cúm khu chỉ huy và bờ thành phía tây đánh phản kích. Khoảng 6 giờ, kho đạn pháo của địch bị trúng đạn, nổ đến 7giờ 30 phút mới ngưng.
Lúc này hai hướng tiến công của ta tiếp tục phát triển đánh chiếm từng lô cốt, từng hầm ngầm, ta và địch giằng co nhau quyết liệt. Lúc này pháo binh địch các nơi bắn yểm trợ cho yếu khu bắt đầu thưa dần và bắt đầu chuyển làn về hướng bắc và hướng đông cách Ngã Sáu hơn 500m, khả năng chúng sẽ dọn đường cho quân đổ bộ.
Đúng như dự đoán của ta, khoảng 8 giờ 30 phút, ta phát hiện Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 10 của Sư đoàn 7 ngụy đã có mặt tại Cống Trâu, đến 9 giờ một tốp địch đi thẳng vào chính diện Đại đội 7, Tiểu đoàn 2, chúng đi cặp theo kinh Chín Viết, cách Bằng Lăng 1.500m. Đến 9 giờ 30 phút ta phát hiện khoảng 1 Đại đội địch chia làm 2 mũi, 1 mũi đi thằng vào đội hình Đại đội 6, mũi 2 thọc qua phía bắc 5 bụi tre, còn cách bộ phận chặn đầu Đại đội 5 khoảng 1.500 m.
Như vậy địch đã vào đúng phương án của ta. Để bảo đảm hợp vây diệt địch, Ban chỉ huy Trung đoàn 320 cho Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 và bộ phận khóa đuôi Tiểu đoàn 1 ở xa vận động trước, còn Tiểu đoàn 2 vẫn phục kích tại chỗ.
Đến 10 giờ khoảng 1 đại đội địch lại vào chính diện Đại đội 5 và Đại đội 7, còn cách chừng 600m thì chúng dừng lại nấu cơm, có 1 mũi khác cắt chéo về hướng kinh Mới, đại bộ phận phía sau của địch đi vào hướng Tiểu đoàn 2. Lúc 10 giờ 10 phút, qua tin kỹ thuật địch báo là đã phát hiện ta ở kinh Bằng Lăng rất nhiều.
Ban chỉ huy Trung đoàn 320 nhận định: Quân đổ bộ đang nằm tại chỗ chờ pháo dọn đường, lực lượng hành quân bộ đại bộ phận quân địch lọt vào trận địa theo đúng phương án, địch có phát hiện được ta, có đề phòng cảnh giác hơn nhưng chúng chưa phát hiện được ý định của ta phục kích bao vây; ta vẫn giữ được yếu tố bí mật, đang hình thành thế bao vây quân địch. Trên cơ sở đó Ban chỉ huy Trung đoản 320 quyết tâm cơ động lực lượng ta bí mật hình thành thế bao vây và đồng loạt nổ súng xung phong theo phương án.
Với sự phối hợp nhịp nhàng, Trung đoàn 320 đã đánh ngăn chặn và tiêu diệt được lực lượng trên cánh đồng Bằng Lăng. Được tin chiến thắng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24 thông báo kịp thời tình hình xuống các đơn vị thuộc quyền và động viên quyết tâm phải tiêu diệt gọn số địch còn lại đang cố thủ trong yếu khu, nhất định quân viện không đến được.
Tin chiến thắng của Trung đoàn 320 đã cổ vũ tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 24. Đến 15 giờ, 2 mũi tiến công của Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 bắt tay nhau từng bước dồn địch thu hẹp lại bằng lối đánh gần, đánh chắc, giành giật với địch từng đoạn hào, từng lô cốt; thế của ta càng mạnh hơn, súng đạn của địch ta thu được dùng đủ các loại đánh rất hiệu quả.
Đến 17 giờ, địch chỉ còn lại khu chỉ huy và 3 lô cốt ( 8,9,10), Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 4 tập trung lực lượng đột phá mạnh vào khu chỉ huy của địch.Tuy cố chống cự nhưng trước sức tiến công của ta, số thương vong của địch càng lớn, chúng kêu pháo binh chi viện yểm trợ.
Đến 17 giờ 30 phút địch rút chạy về hướng tây vượt kinh Nguyễn Văn Tiếp. Như vậy sau nhiều đợt xung phong vào mục tiêu cuối cùng ta đã hoàn toàn làm chủ yếu khu Ngã Sáu lúc 18 giờ ngày 11-3. Cùng thời gian này bọn địch ở Phân chi khu Thanh Mỹ cũng bỏ chạy.
Sau khi làm chủ trận địa, Đại đội 13, Tiểu đoàn 6, được giao lệnh vào yếu khu làm nhiệm vụ chốt sẵn sàng đánh địch bảo vệ cho Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 thu dọn chiến trường. Đến 23 giờ ngày 11-3, đội hình Trung đoàn 24 lại về khu vực xuất phát (gần ngã tư kinh Bằng Lăng - kinh 28)  củng cố lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Rạng sáng 12-3, Đại đội 13, Tiểu đoàn 6 cũng được lệnh rời khỏi yếu khu Ngã Sáu.
Trưa 12-3, địch sử dụng tiểu đoàn 3, Trung đoàn 11 chiếm lại yếu khu Ngã sáu. Quân khu quyết định sử dụng Trung đoàn 207, tiếp tục tiến công giải phóng căn cứ Ngã Sáu lần 2.
Sáng 13-3, cán bộ Trung đoàn 207 cùng cán bộ Tiểu đoàn 1 và các đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 đi trước nghiên cứu nắm tình hình địch và tình hình địa hình, các lực lượng còn lại sẽ hành quân tiếp sau đó.
Để thực hiện yêu cầu của Quân khu là phải giải quyết nhanh trận đánh, Trung đoàn chọn phương án lợi dụng yếu tố bất ngờ, đưa lực lượng thọc sâu vào trung tâm căn cứ, đánh gần, đánh nhanh tiêu diệt địch. Tiểu đoàn với 75 tay súng và Trung đội trinh sát của Quân khu tăng cường làm lực lượng tiến công chủ yếu. Hướng tiến công từ bắc kinh Nguyễn Văn Tiếp B vào thẳng căn cứ địch.
Diễn biến trận đánh: 20 giờ, ngày 13 -3, Tổ trinh sát do đ/c Ruộng ( Quân khu tăng cường) cùng 2 trinh sát Tiểu đoàn 1 vượt kinh Nguyễn Văn Tiếp B bí mật tiếp cận chốt tiền tiêu phía bắc căn cứ bắt 3 tên lính giao cho Trung đoàn khai thác, qua khai thác và động viên 3 tên này cho biết hệ thống bố phòng bên trong khu căn cứ, và  đồng ý dẫn lực lượng ta vào bên trong đánh địch.
Đến khoảng 22 giờ, toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 1 đã vượt qua khỏi chốt gác và áp sát hàng rào cuối cùng của căn cứ, được lệnh tiến công các mũi nhanh chóng tiếp cận các mục tiêu, dùng lựu đạn và tiểu liên diệt địch trong căn cứ. Do bất ngờ, địch không kịp phản ứng và cũng không thể gọi ứng cứu, nên phần lớn bị tiêu diệt tại chỗ.Trung đoàn 207 làm chủ trận địa đến tối ngày 14-3 thì được lệnh rút về kinh Phèn.
Cùng thời điểm này các đơn vị chủ lực Quân khu mở rộng địa bàn trên các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Mỹ An phối hợp với thế trận chiến tranh nhân dân buộc địch phải sử dụng lực lượng cơ động bảo vệ phòng thủ các điểm trọng yếu ven thị trấn, thị xã và lộ 4, từ đây Yếu khu Ngã Sáu hoàn toàn được giải phóng.
Kết quả, qua 4 ngày chiến đấu, ta đánh thiệt hại nặng nề Tiểu đoàn bảo an 450 và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 ngụy, đánh tiêu hao Tiểu đoàn 453, loại khỏi vòng chiến đấu 653 tên, trong đó diệt 285 tên, làm bị thương 313 tên, bắt 55 tên. Ta thu và phát hủy toàn bộ vũ khí trang bị gồm: 2 pháo 105 ly; 4DKZ; 2 khẩu 12 ly 7; 10 đại liên; 3 cối 81 ly; 8 cối 60 ly; 25 M 79; 217 súng AR 15;  37 máy PRC 25; 4 tấn đạn các loại và nhiều đồ dùng quân trang, quân dụng khác. Ta san bằng toàn bộ yếu khu, quá trình tiến công ta phá hủy một kho đạn và lương thực.
Phía ta hy sinh và bị thương 128 đ/c. Tiêu diệt địch ở Ngã Sáu, các Trung đoàn 24, 207 và 320 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BTL Quân khu giao, thực hiện tốt trận đánh then chốt, mở màn đợt 2 chiến dịch, thúc đẩy chiến dịch phát triển thuận lợi, tạo ra một thế mới cho toàn quân khu trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, phối hợp nhịp nhàng với chiến dịch Tây Nguyên và toàn miền Nam.
Sau thắng lợi này, lực lượng vũ trang và nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo… đẩy mạnh tiến công quân sự binh vận, nhổ hàng loạt đồn bót, mở mảng, chuyển vùng thuận lợi hơn, góp phần giải phóng quê hương trong tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
TẤN ĐỜI
Nguồn:
- Đia chí Tiền Giang q.2,
  - Những trận đánh  của LLVTND Tiền Giang tập 5 NXB QĐND 2008,

  - Trung đoàn 24 -  1966 -1979  NXB QĐND  2000.
t rằng mấy TĐ quân CSBV đang chờ ở phía trước và phía phải của hướng tiến quân . Theo thông lệ , TĐ chia làm ba mủi : mủi ở giửa gồm 1 đ.đ. , kế đó là đ.đ. chỉ huy , sau đó 1 đ.đ. khác bọc hâu . Một đ.đ. ở cánh trái và 1 đ.đ. khác ở cánh phải . Ông TĐT quá chủ quan nên nói với tôi "hôm nay tụi mình đi picnic ! " . Khi gần tới bờ kinh thứ hai đầy cây cối rậm rập (mọc theo bờ kinh) , TĐ đã bị tấn công chính diện bởi đủ loại súng , đặc biệt là cối 81 ly và sau đó là đại liên 12.8 ly . Khi bị bắn sát rạt với 12,8 ly , tôi biết rằng quân CSBV sẽ chuẩn bị xung phong nên vẫn cố gắng quan sát xung quanh : thật ko sai , quân CS từ phía phải của TĐ xuất hiện hàng hàng lớp lớp lao về phía chúng tôi ; đai đội bên phải vì ko có địa thế ẩn núp để chống trả nên đã chạy về phía bên trái . Thế là đ.đ. chỉ huy ở ngay tuyến đầu . Chúng tôi từ từ rút về bên trái , vượt qua các nương nước ko sâu lắm . Cũng may cho chúng tôi , CS chỉ có quân ở phía trước và bên phải nên chúng tôi còn sinh lộ .
Dựa vào các mương nước , chúng tôi đã chống trả các đợt xung phong ồ ạt : máy bay A-37 và pháo binh đã yểm trợ hết sức . Tôi nhớ , các thương binh CS đã lết vào phòng tuyến và năn nỉ "các ông cho con đi theo" . Tôi nói , lính tao còn lo ko nỗi , huống gì bọn bây .
LikeShow more reactions
Comment