Friday, February 28, 2014

NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI SAIGON , TÍNH TỚI GIỬA NĂM 1968 .
(Theo Saigon Roundup  1968) .
1/ Bank of China , của Trung Hoa Dân Quốc (nay là Đài Loan) , 11 bến Chuơng Duơng .
2/ Bank Francaise De L'Asie , của Pháp , 29 , Bến Chuơng Duơng
3/ Banque Franc--Chinoise , của Pháp , 32 Hàm Nghi
4/ B.N.C.I. (Banque nationale pour le commerce et l'industrie) , của Pháp , đã giải thể , 36 Tôn Thất Đạm
5/ Bank of America , của Mỹ , corner of Nguyễn v Thinh and Phan v Đạt
6/ Tokyo Bank (của Nhật) 12-22 Hàm Nghi . Theo cách đánh số này thì VP này chiếm tới SÁU căn mặt tiền đường ?
7/ Hongkong and Shanghai Banking Corporation (của Anh) , 9 , Bến Chương Dương .
8/ Charted Bank (của Anh) , 3 , Võ di Nguy .
MỘT BỘ ĐỘI  RỜI SÀI GÒN VỀ QUÊ Ở MIỀN BẮC , CHỤP NĂM 1976 BỞI KÝ GIẢ MARC RIBOUD 

Nhân viên sở Mỹ
 Ngã tư Lê Lợi - Pasteur .
TRƯỜNG MARIE-CURIE NGÀY NAY , THÀNH LẬP NĂM 1918 .
Nhà thờ Xuân Lộc , năm 1967-68 .
Lăng Cha Cả kế cổng vào sân bay TSN 

Rạp Rex , đường Nguyễn Huệ , điểm đến gần như hàng tuần của tôi vì tôi rất mê xem phim  . Thời đó , TV phát hình đen trắng , mỗi đêm vài giờ , phần lớn là tin chiến sự , ca nhạc , cải lương , v.v... rất nhàm chán . Ở nhà thì nghe nhạc của Beatles , Rolling Stones , v.v... qua băng từ hay cassette . Họ thu sẵn và bán ở đường Nguyễn Huệ . Do vậy , giải trí tốt nhứt là xem phim . 
Đẩy xe lam lạc tay lái , trong lúc di tản , không ghi năm . Thấy lạ nên tôi post .
Sạp báo giờ nghỉ trưa năm 1948 , cách đây 64 năm


THÌ CUỘC ĐỔI ĐỜI XUẤT HIỆN , với các hình dưới đây . . .
Chào mừng chiến thắng 30/4
Khi anh mới vào "giải phóng" miền Nam thì gia tài nằm gọn trong cái ba-lô

Choáng ngợp trước hàng hóa "tàn dư" của chế độ cũ !
Họ đang "giáo dục" những người phục vụ chế độ cũ .
Trẻ em HN đang học QS năm 1979 . Hình dưới : KHI TẤT CẢ CHO MIỀN NAM RUỘT THỊT , quân và dân miền Bắc đã sống trong những điều kiện sau đây (trừ hình HCM và VNG , các hình còn lại chụp năm 1969 bởi ký giả Marc Riboud) .
Chen lấn mua báo đảng .
Đi dân công chiến trường 
Nữ dân quân tập luyện 
Tự sướng với chiến công bắn rơi máy bay Mỹ .
Nông dân đi sửa đường vừa bị bom
Ba tôi đã dùng bức hình này làm thần hộ mạng trong nhiều năm sau 1975 : hình này là trang bìa của TIME hay NEWSWEEK và ba tôi lộng kiến và treo nơi trang trọng nhứt trong nhà !
Vị tướng xuất sắc của mọi thời đại (theo báo Đảng)

Bìa sách North Vietnam của ký giả Pháp Marc Riboud .

“Vẫn cứ cho hắn uống đi”

17/02/2014
Nguồn : Nguyễn Đình Đăng , TS Toán , VK sống tại Nhật . 
Jean-Louis-Ernest Meissonier (1815 – 1891) là hoạ sĩ người Pháp, nổi danh vì các bức tranh vẽ cảnh trận mạc thời Napoléon. Trong số các bức tranh của ông có bức  sơn dầu nhỏ “Trợ giúp sau trận chiến“, được vẽ trên ván gỗ.

J.L.E. Messonier . Trợ giúp sau trận chiến . Sơn dầu trên ván gỗ, 31 x 42 cm
Bức tranh không có gì đặc sắc về nghệ thuật này mô tả cảnh một tướng Pháp cưỡi ngựa đang nhìn người cận vệ của mình cho một thương binh bại trận uống. Bức tranh là minh hoạ trực tiếp cho bài thơ nổi tiếng “Sau trận chiến” của Victor Hugo (1802 – 1885).
Năm tôi lên 10 tuổi bố tôi đã bảo tôi học thuộc lòng bài thơ này ở nơi sơ tán để đọc cho mẹ tôi nghe khi gia đình đoàn tụ vào dịp cuối tuần tại Hà Nội (Thời sơ tán trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi theo trường bố tôi sơ tán một nơi, còn mẹ tôi sơ tán theo bệnh viện mẹ tôi công tác đến một nơi khác. Gia đình chỉ đoàn tụ khi thỉnh thoảng cùng về gặp nhau tại nhà chúng tôi ở Hà Nội 1 – 2 tuần một lần).
Tôi tạm dịch bài thơ sang tiếng Việt như sau:
Sau trận chiến 
Victor Hugo . (Bản dịch của Nguyễn Đình Đăng)
Cha tôi người anh hùng có nụ cười hiền hậu [1],
Cùng độc nhất viên khinh kỵ [2] ông rất mực mến yêu
Bởi lòng dũng cảm lớn lao và vóc dáng to cao
Trên lưng ngựa rong ruổi buổi chiều sau trận mạc,
Trong màn đêm buông xuống chiến trường ngổn ngang xác chết.
Từ bóng tối ông như nghe khẽ động đâu đây.
Đó là một bại chiến binh Tây Ban Nha
Bê bết máu đang trườn trên vệ cỏ,
Rên rỉ, kiệt quệ, tái nhợt, chết đi quá nửa,
Miệng thều thào: “Cho tôi uống! Cho tôi uống làm ơn!
Cha tôi mủi lòng, đưa viên khinh kỵ trung kiên
Bình rượu rum ông cột bên yên ngựa:
Này, cho hắn uống, người thương binh khốn khổ.
Nhưng đúng lúc viên sĩ quan cúi mình
Về phía y, tên Maure kia bỗng thình lình
Vung cây súng ngắn y vẫn còn ghì chặt
Nhằm trán cha tôi, hét lên: “Mẹ kiếp mày!” [3] rồi bắn.
Viên đạn sượt qua, hất mũ cha rơi
Và con tuấn mã loạng choạng bước lui,
Vẫn cứ cho hắn uống đi“, cha tôi nói.
Nguyên văn tiếng Pháp:
Après la bataille
Victor Hugo
Mon père, ce héros au sourire si doux,
Suivi d’un seul housard qu’il aimait entre tous
Pour sa grande bravoure et pour sa haute taille,
Parcourait à cheval, le soir d’une bataille,
Le champ couvert de morts sur qui tombait la nuit.
Il lui sembla dans l’ombre entendre un faible bruit.
C’était un Espagnol de l’armée en déroute
Qui se traînait sanglant sur le bord de la route,
Râlant, brisé, livide, et mort plus qu’à moitié.
Et qui disait: “À boire! À boire par pitié!
Mon père, ému, tendit à son housard fidèle
Une gourde de rhum qui pendait à sa selle,
Et dit: “Tiens, donne à boire à ce pauvre blessé.
Tout à coup, au moment où le housard baissé
Se penchait vers lui, l’homme, une espèce de maure,
Saisit un pistolet qu’il étreignait encore,
Et vise au front mon père en criant: “Caramba!
Le coup passa si près que le chapeau tomba
Et que le cheval fit un écart en arrière.
Donne-lui tout de même à boire“, dit mon père.
17.02.2014
___________
Chú giải:
[1] Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1774 – 1828), cha của Victor Hugo, là một tướng của Napoléon I trong chiến dịch chiếm Tây Ban Nha (1807 – 1814) và rất trung thành với Napoléon I.
[2] Sĩ quan khinh kỵ (housard) – kỵ sĩ hạng nhẹ có xuất xứ từ Hungary vào t.k. XV. Thời Napoléon I, khinh kỵ binh đóng vai trò quan trọng trong các trận đánh nhỏ và trinh sát. Danh tướng Ney của Napoléon I vốn xuất thân từ một sĩ quan khinh kỵ. Truyền thống sabrage - dùng gươm chém cổ chai để mở champagne – cũng từ các sĩ quan khinh kỵ binh thời Napoléon mà ra.
[3] Caramba – thán từ trong tiếng Tây Ban Nha biểu thị sự ngạc nhiên hay giận dữ.

Sunday, February 23, 2014

HỆ THỐNG ĐƯỜNG XE LỬA XUYÊN VIỆT VÀO NĂM 1964 . (Nguồn : báo Mỹ NAT GEO tháng 9 1964) .
Nhân bài viết về "VNCH định lập tuyến xe lửa Monorail " của bạn Kelk JR Nguyên , tôi có bài viết sau :
Với quyết tâm "giải phóng miền Nam , đánh đuổi bọn Mỹ-Ngụy , thống nhứt đất nước" , những người CSVN đã không ngừng tấn công , phục kích hay giựt mìn đường xe lửa xuyên Việt , dài 689 mile hay 1,080 km , chạy từ Sài gòn ra tới Đông Hà .
Từ năm 1961 cho tới khi viết bài báo , có 122 hành khách đã chết khi đi xe lửa , do xe bị CS tấn công . Cũng tính từ năm này , có 27 công nhân đường sắt đã chết và 228 bị thương nặng , 122 đầu máy bị hư hại . (Chĩ trong năm 1963 , có hơn 300 cuộc tấn công vào đường này , trung bình gần 1 lần mỗi ngày) .
Hình 1 , đầu máy và 4 toa bị lật gần Lăng cô , Đà nẳng sau khi bị trúng mìn tháng 4 1964 . Các CN đã tái lập đường sau 18 g rưởi . (Do hình chụp trên 2 trang , nên khi cắt ra , ghép lại thì mất 1 số chi tiết ở giửa) .
Hình 2 , 218 con em các CN nghành đường sắt đã tử nạn , đang cầu nguyện tại 1 điện/miếu thờ (shrine) tưởng niệm tại Chí hòa , SG . Từ 1946 tới khi có bài viết , 75 CN đã chết .
Hình 3 , để tưởng niệm những anh hùng đường sắt , 1 miếu thờ tại Chí Hòa , SG ghi tên và hình ảnh của 75 CN đã hy sinh . Trên tường , 1 bức tranh đường xe lửa chạy dọc theo biển Đông .
PS . Từ năm 1955 , Mỹ đã giúp VN hơn 25 triệu đô để duy trì tuyến đường này . Chi phí để sửa chữa đầu máy và toa xe bị hư hại tốn 1 triệu rưởi đô/năm . Trong năm 1963 , ngân sách cho tuyến đường là 5,8 triệu đô ; lợi tức chĩ 4 triệu đô , nghành này lỗ 100.000 đô/tháng . Trong năm này , thiệt hại về đầu máy trị giá hơn 1 triệu đô .



Friday, February 21, 2014

 NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA .
1/ Hiến pháp năm 1956 : "quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền GD cơ bản có tính  bắt buộc và miễn phí. Người dân có quyền theo đuổi học vấn. Người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.  Phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo luật định. QG có thể công nhận các trường tư thục ĐH và CĐ chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Bằng do những trường ấy cấp phát có thể được QG thừa nhận."
2/  HP năm 1967 , thêm các điều sau : "Nền GD đại học được tự trị. . . . QG khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật. . . . VHGD phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản DÂN TỘC , KHAI PHÓNG và NHÂN BẢN . . . . Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển VHGD" .
http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

Thursday, February 20, 2014

TỪ GỐC LA-TIN và CỔ HY LẠP TRONG TIẾNG ANH , mà bạn có thể gặp hàng ngày .
Hôm nay chuyển qua đề tài ngôn ngữ và văn chương ; vì 2 món này có giá trị lâu dài , đặc biệt là văn chương . Có những câu châm ngôn có từ thời cổ Hy Lạp hay Cổ La Mã vẫn còn dùng ; như Vox Populi , Vox Deus .
Ông tổ của FB (Zuckerberg) rất giỏi về 2 tử ngữ này , ông có thể thuộc làu các câu thơ của HORACE .
Trong tiếng Anh hay Pháp , họ vay mượn rất nhiều từ (word) từ tiếng La-tin hay cổ HL , đặc biệt trong y khoa , toán , vật lý , hóa học , văn chương ,  v.v...
Sau đây là một số HẬU TỐ (suffix) gốc cổ HL và những từ ghép - mà bạn thường gặp .
1/ Phile  có nghĩa yêu thích . VD : Francophile (ng thích tiếng Pháp); pedophile (ng thích trẻ em, ấu dâm) , Anglophile (ng thích tiếng Anh) >  She is a Anglophile (cô ta rất thích tiếng Anh) . Hydrophile là thích hay hút nước > hydrophile cotton (bông gòn hút nước) , biblophile (người thích đọc sách) ,
2/ Phone có nghĩa là nói . VD : Canada and Australia are two  Anglophone country (CND và Úc là 2 nước nói tiếng Anh) . Vietnam is a Francophone country (VN là nước có nhiều ng nói tiếng Pháp) ./
3/ Phobe có nghĩa là ghét . VD : Anglophobe (người ghét người Anh) , Francophobe (người ghét người Pháp) , xenophobe (ng bài ngoại) , genophobe (người ghét phụ nữ) , chinophobe (ng ghét TQ)  .
4/ Phobia là sự sợ hải , ám ảnh . VD : xenophobia (sự sợ/ghét ng nước ngoài) , AQUAPHOBIA (sự sợ nước , nhiều trẻ con sợ nước lúc nhỏ) , ACROPHOBIA (chứng sợ nơi cao) , CLAUSTROPHOBIA (chứng sợ nới chật hẹp) .
5/ Cide có nghĩa giết . Ví dụ : homicide (kẻ sát nhân) , genocide (diệt chũng) , insecticide (thuốc trừ sâu) .
6/ Mania có nghĩa đam mê , thích thú quá đáng 1 thứ gì (gần như điên)  . VD : megalomania (chứng vĩ cuồng) , kleptomania (chứng ăn cắp vặt dù giàu có) , bibliomania (mê sách quá độ) .
(còn tiếp) .

Wednesday, February 19, 2014

RÚT QUÂN KHỎI CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN .

Bài học đắng
> cay!
>
>
>
>
>
> Bây giờ các tài
> liệu bí mật của Mỹ liên quan đến cuộc chiến
> Việt Nam đã được giải mã gần hết. Những
> tài liệu này đã giúp chúng ta tìm hiểu tại sao
> miền Nam Việt Nam có một quân lực khá hùng
> mạnh và thiện chiến, có tinh thần chiến đấu
> rất cao, đã từng giữ vững miền Nam trong suốt
> 20 năm, lại có thể bị sụp đổ chỉ trong 40
> ngày?
>
>
> Câu trả lời sẽ là một
> bài học lịch sử đắt giá mà mọi người Việt
> khi chiến đấu cho quê hương không thể không
> biết đến.
>
>
> QUYẾT
> ĐỊNH BỎ MIỀN NAM
>
> Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ
> niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức (từ
> 9.8.1974 đến 9.8.2004), Miller Center of Public Affairs
> thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố cuốn
> băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và
> Kissinger về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối
> năm 1972, trong đó có đề cập đến số phận
> của miền Nam Việt Nam.
>
>
>
>
>
> Nixon và
> Kissinger
>
>
> Tài liệu cho thấy mặc dầu
> đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt mùa
> xuân và mùa hè 1972, Tổng thống Nixon đã đi
> đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam
> Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù
> bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never
> even survive anyway). Ông nói với Cố vấn An ninh
> Kissinger:
>
>
> “Henry, chúng ta cũng phải
> nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử
> là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng
> trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính
> sách ngoại giao sống còn (a viable foreign policy)
> nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ
> bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó
> thật là vấn đề.”
>
>
> Kissinger trả lời:
>
>
> “Nếu một hay hai năm kể
> từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam,
> chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao
> sống còn nếu coi điều đó như thể là kết
> quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam
> (if it's the result of South Vietnamese
> incompetence.)
>
>
> Lúc đó, TT Thiệu và các nhà
> cầm quyền tại miền Nam không hay biết gì. Khi
> Hoa Kỳ ép buộc VNCH phải ký Hiệp Định Paris có
> những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền
> Nam, TT Thiệu cũng đã chấp nhận ký sau khi Tổng
> Thống Nixon hứa: “Tôi tuyệt đối cam đoan với
> Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những
> điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương
> quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác
> liệt.”
>
>
>
>
> Nhưng để cho miền Nam sụp
> đổ trong vòng một hay hai năm sau Hiệp Định
> Paris không phải là chuyện dễ, vì lúc đó Quân
> Lực VNCH còn khá mạnh.
>
>
> TÌNH HÌNH
> QUÂN LỰC VNCH NĂM 1975
>
> Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn còn
> có một lực lượng khá hùng hậu, với quân số
> khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ
> lực quân, 475.000 địa phương quân và 381.000 quân
> "phòng vệ dân sự" có vũ trang.
>
>
>
> Lục quân gồm 11 sư đoàn
> bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy
> quân lục chiến, liên đoàn 81 biệt cách dù, 15
> liên đoàn biệt động quân (tương đương với 5
> sư đoàn), lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải
> thuộc Nha Kỹ thuật, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết
> giáp (với 2074 xe thiết giáp). Về pháo binh, QLVNCH
> có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly,
> 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là 175
> ly).
>
>
> Không quân có khoảng 60.000
> quân, có 5 sư đoàn không quân tác chiến gồm 20
> phi đoàn khu trục cơ, 23 phi đoàn trực thăng, 1
> sư đoàn vận tải, 1 không đoàn tân trang chế
> tạo, 4 phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ các
> loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900
> trực thăng).
>
>
> Hải quân có hơn 40.000 quân,
> gồm 3 lực lượng tác chiến: (1) Hành quân lưu
> động sông (với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260
> chiến đỉnh), (2) Hành quân lưu động biển (một
> hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống
> hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo
> hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận
> hạm và giang vận hạm, và (3) các lực lượng
> đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người
> nhái.
>
> Làm thế nào để hủy hoại lực lượng này rồi
> giao cho Trung Quốc và CSVN trong một thời gian
> khoảng hai năm và Mỹ sẽ không còn dính líu gì
> đến cuộc chiến nữa?
>
> ĐÁNH LỪA
> TỔNG THỐNG THIỆU
>
> Để thực hiện chủ trương
> nói trên, Hoa Kỳ vừa cắt bớt viện trợ để
> miềm Nam suy yếu dần, vừa đánh lừa Thổng
> Thống Thiệu.
>
>
> Miền Nam lúc đó cũng có
> nhiều nhà phân tích tình hình chính xác, nhưng TT
> Thiệu là người độc đoán và thích hành động
> theo cảm tính nên chẳng nghe ai. Trong cuốn “Tâm
> tư Tổng Thống Thiệu”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến
> Hưng cho biết chính Tổng Thống Thiệu đã nói
> với ông:
>
>
> “Tôi luôn là người quyết
> định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe
> người khác gợi ý một quyết định, nhưng rồi
> làm quyết định ngược lại.” (tr.
> 373).
>
>
>
>
> Khi chọn người để thay
> thế ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ không chọn
> một nhà chính trị có khả năng bảo vệ miền
> Nam mà chỉ chọn những người bảo đảm sẽ làm
> theo ý họ. Trước hết Mỹ chọn Tướng Nguyễn
> Khánh và Tướng Trần Thiện Khiêm. Nhưng khi
> Tướng Nguyễn Khánh gây rối loạn, họ dùng cặp
> Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm. Đây là
> những người không có tầm nhìn chiến lược cả
> về chính trị lẫn quân sự. Mọi việc đều
> để Mỹ lèo lái.
>
>
> Quả thật ông Thiệu không
> có khả năng nhìn thấy Mỹ sẽ bỏ miền Nam và
> tìm ra được một con đường nào khác để cứu
> miền Nam. Ông coi miền Nam như của Mỹ. Mỹ đưa
> đủ tiền, ông giữ cả miền Nam. Mỹ rút bớt
> tiền, ông thu nhỏ lãnh thổ
> lại.
>
>
> 1.- Cắt
> bớt viện trợ
>
> Như chúng ta đã biết số
> viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đã bị giảm dần
> sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973:
>
>
> 1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu;
>
> 1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu và
>
> 1974 – 1975 xuống còn: 700
> triệu.
>
> 2.- Đánh
> lừa bằng tài liệu
>
> Trong cuốn “Khi Đồng Minh
> Tháo Chạy” (từ tr. 231 – 236), ông Hưng có kể
> lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình
> Hình” của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo do
> Tướng John E. Murray (người điều khiển cơ quan
> DAO) và Bộ Tổng Tham Mưu trình
> lên.
>
>
> Mặc dầu có nhiều báo cáo
> của DAO đã được giải mã, chúng tôi chưa tìm
> thấy bản văn này, nhưng ông Hưng cho biết ông
> nhớ được những điểm chính của bản báo cáo
> đó như sau:
>
>
> - Nếu mức độ quân viện
> là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả
> những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến
> Thuật.
> - Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải
> bỏ;
> - Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ
> được QK I và II, hoặc khó đương đầu với
> cuộc tấn công của Bắc Việt;
> - Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng
> thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình
> được với Bắc Việt;
> - Nếu quân viện dưới 600 triệu thì
> chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và
> vùng châu thổ song Cửu Long.
>
> Ông Hưng cho biết Tướng John
> Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền
> xấp xỉ như mất đất vậy.”
>
> Từ ngày Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến
> ngày miền Nam mất, chúng ta chưa bao giờ thấy
> các báo cáo hay tài liệu phân tích nào của cơ
> quan MACV hay DAO được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham
> Mưu hay bất cứ cơ quan nào của VNCH. Chúng ta
> chỉ biết được một số tài liệu này sau khi
> được chính phủ Hoa Kỳ giải mã. Thế thì tại
> sao tài liệu nói trên lại được tiết lộ cho
> Bộ Tổng Tham Mưu VNCH? Chắc chắn là phải có âm
> mưu gì.
>
>
> Ông Hưng cho rằng vì bản
> báo cáo này, ông Thiệu đã nghĩ ra chiến lược
> mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II
> (đầu). Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến
> lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau
> đó ông dùng chữ “tái phối
> trí”.
>
>
> Thật ra, bản báo cáo mà ông
> Hưng nhắc đến ở trên, nếu có, cũng chỉ là
> một bản phân tích tình hình chứ không phải là
> một giải pháp hay một kế hoạch hành động
> được đề nghị. Nếu Tt Thiệu nghĩ đó là một
> đề nghị về kế hoạch hành động là hoàn toàn
> sai lầm.
>
>
> 3.- Đánh
> lừa bằng kế hoạch giả
>
> Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã
> không dùng một tướng Mỹ mà dùng một tướng
> Úc để đánh lừa Tổng Thống
> Thiệu.
>
> Trong bài thuyết trình
> “"Get Me Ten Years': Australia's Ted Serong
> in Vietnam, 1962-1975", bà Tiến sĩ Anne Blair,
> một giảng viên về Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên
> Cứu về Á Châu tại Đại Học Victoria University
> of Technology ở Úc, đã cho biết vào tháng 12 năm
> 1974, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có tiếp xúc
> với Tướng Ted Serong và yêu cầu ông ta đưa ra
> một kế hoạch cứu vãn miền Nam. Tướng Ted
> Serong đã khuyến cáo rút khỏi Quân Khu I và Quân
> Khu II, với lý do là 2/3 Quân Lực VNCH đã được
> triển khai ở phía bắc trong khi ở nơi này chỉ
> có 1/10 dân số và 1/3 tài nguyên của miền
> Nam.
>
>
>
> Thủ
> Tướng Trần Thiện
> Khiêm
>
>
> Chúng ta nên nhớ rằng cả
> Tướng Trần Thiện Khiêm lẫn tướng Đặng Văn
> Quang đều là nhân viên CIA được cài vào để
> theo dõi và kiểm soát các hành động của Tổng
> Thống Thiệu. Nhiều người nghi ngờ việc Tướng
> Khiêm đi tìm gặp tướng Ted Seron là theo lệnh
> của CIA.
>
>
> Ông Hưng cho biết TT Thiệu
> đã chỉ thị Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An
> Ninh Phủ Tổng Thống, phối hợp với Tướng Ted
> Serong nghiên cứu lập một phòng tuyến kéo dài
> từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để làm phòng tuyến
> rút quân!
>
>
> Tướng Ted Seron là ai mà
> được giao cho nhiệm vụ lập phòng tuyến ở Tuy
> Hoà?
> Tướng Francis Philip “Ted”
> Serong (1915 – 2002) tốt nghiệp Trường Huấn
> Luyện Quân Đội Hoàng Gia tại Duntroon vào năm
> 1937, có nhiều kinh nghiệm về chiến trường
> Đông Nam Á. Năm 1961 ông được cử làm cố vấn
> cho quân đội Miến Điện. Do kinh nghiệm của ông
> về chống nổi dậy (counterinsurgency), theo đề
> nghị của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu
> chính phủ Úc cho ông đến phục vụ tại miền
> Nam Việt Nam. Tại đây, ông vừa chỉ huy một
> toán nhỏ người Úc vừa là Cố Vấn Chống Nổi
> Dậy cho MACV dưới thời Tướng Harkins. Theo bà
> Blair, Tướng Harkins không tin vào chống nổi dậy
> và ông không muốn một cố vấn. Tướng Ted Serong
> đã đưa nhiều đề nghị về huấn luyện quân
> lực VNCH nhưng không được đáp
> ứng.
>
>
> Như vậy, Tướng Ted Serong
> chỉ là một chuyên gia về du kích chiến. Ông
> không phải là một nhà chiến lược. Ông chỉ là
> người được Mỹ dùng để gài bẩy Tổng Thống
> Thiệu.
>
>
> MỘT QUYẾT
> ĐỊNH ĐIÊN RỒ
>
> Năm 1974, tin Tổng Thống
> Thiệu sẽ bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung Phần,
> rút quân về phòng thủ ở Tuy Hoà đã được
> tiết lộ ra, nhưng không ai tin vì hai lý do:
>
>
>
> (1) Không thể lập một phòng
> tuyến từ Tuy Hòa kéo dài tới Tây Ninh được vì
> địa hình không cho phép hình thành một phòng
> tuyến như vậy.
>
>
> (2) Muốn rút quân ở Cao
> Nguyên và phía bắc miền Trung phải thương
> thuyết với Hà Nội và ký một hiệp ước như
> Hiệp Định Genève 1954, trong đó ấn định lại
> biên giới giữa hai bên, thời hạn di tản, rút
> quân… việc “tái phối trí” mới có thể
> thực hiện được.
>
>
> Vì thế, không ai tin việc
> “tái phối trí” có thể xẩy ra khi ông Thiệu
> chưa thương thuyết để ký với Hà Nội một
> hiệp ước thu nhỏ lãnh thổ lại. Nhưng ông
> Thiệu đã làm điều điên rồ
> đó.
>
>
> Đầu năm 1975, Tướng Ted
> Serong thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn
> chót cho việc tái phối trí quân đội phải kết
> thúc nội trong tháng hai. Ông cũng đã nói với
> Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Nha Trang,
> rằng ngài nên "chuẩn bị cho năm 1955 một
> lần nữa”, tức lại đi di cư!
>
>
> Ngày 10.3.1975 Ban Mê Thuột
> bị mất và Quân Lực VNCH khó có thể lấy lại
> được. Nhân vụ này, ngày 14.3.1975 Tổng Thống
> Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm,
> Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp
> với Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2.
> Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Cao Văn Viên:
>
>
> - Còn quân trừ bị để tăng
> cường cho Quân Đoàn 2 không?
> Tướng Viên trả lời:
> - Không còn.
>
> TT Thiệu quay qua hỏi Tướng
> Phú:
>
> - Nếu không có quân tăng
> viện, anh còn giữ được bao
> lâu?
>
> Tướng Phú trả
> lời:
>
> - Tôi có thể giữ được
> một tháng với điều kiện không quân yểm trợ
> tối đa và tiếp tế bằng không vận đầy đủ
> nhu cầu về tiếp liệu, vũ khí, đạn
> dược…
>
>
> TT Thiệu nói rằng các điều
> kiện đó không thể thỏa mãn được. Vậy phải
> rút khỏi Kontum và Pleiku để bảo toàn lực
> lượng, đưa quân về giữ đồng bằng ven biển
> tiếp tế thuận lợi hơn.
>
>
> TT Thiệu
> hỏi:
>
> - Rút bằng đường 19 có
> được không?
>
> Tướng Viên trả
> lời:
>
> - Trong lịch sử chiến tranh
> Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo
> đường 19 mà không bị tiêu
> diệt.
>
> Tổng Thống Thiệu lại
> hỏi:
>
> - Thế thì đường 14 ra
> sao?
>
> Tướng Viên
> nói:
>
> - Đường 14 càng không
> được.
>
> Sau khi thảo luận, mọi
> người thấy chỉ còn đường số 7 từ lâu không
> dùng đến, tuy dài (khoảng 228 km) và xấu nhưng
> tạo được yếu tố bất ngờ.
>
>
> TT Thiệu chỉ thị không
> thông báo cho các tiểu khu và chi khu biết, cứ
> để họ tiếp tục chống giữ, khi ta rút xong, ai
> biết thì biết. Tổng Thống nói địa phương
> quân (36 tiểu đoàn) toàn là người Thượng, trả
> chúng về với Cao nguyên. Như vậy các tỉnh
> trưởng, quận trưởng, cảnh sát và các nhân
> viên hành chánh cũng bị bỏ
> lại.
>
>
> Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư
> Lệnh Biệt Động Quân Quân Đoàn 2 được thăng
> Chuẩn Tướng để chỉ huy cuộc rút quân. Tổng
> Thống cấm không ai được thông báo cho Mỹ
> biết.
>
>
> ĐOÀN QUÂN
> TAN RÃ
>
> Diễn biến về cuộc tháo
> chạy trên Liên tỉnh lộ 7 rất bi thảm. Ở đây
> chúng tôi chỉ ghi lại những nét
> chính.
>
> Lúc đó QLVNCH còn có tại
> Kontum và Pleiku 7 Liên Đoàn Biệt Động Quân, đó
> là các Liên Đoàn 22, 23, 24 và 25, được tăng
> cường thêm 3 Liên Đoàn biệt phái từ Sài Gòn
> lên là 4, 6 và 7. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có 36
> tiểu đoàn địa phương quân.
>
>
>
> Liên tỉnh lộ
> 7
>
>
> Xe tăng và thiết giáp: 4
> thiết đoàn với 371 xe. Pháo binh: 8 tiểu đoàn
> với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175
> mm.
>
> Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32
> chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi
> đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32
> chiếc).
>
>
> Riêng Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45
> và 53 và Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đã bị
> tan rã trong trận Ban Mê Thuột.
>
> Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên Đoàn 6 và 23
> BĐQ từ Kontum được chuyển về Pleiku. Dân chúng
> chạy theo gây ra náo loạn.
>
> Lúc 1 giờ chiều ngày
> 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu.
> Thiết đoàn 19, Liên Đoàn 6 và Liên Đoàn 24 BĐQ
> mở đường, đến tối đã vượt qua khỏi Phú
> Bổn, đèo Tuna và tới quận Phú Túc để yểm
> trợ công binh làm cầu. Sáng 16.3.1975 đoàn quân
> mở đường tiếp tục đi xuống Củng Sơn.
>
>
>
> Cuộc hành trình mà đoàn
> quân phải di tản khá dài: Từ Pleiku tới Phú
> Bổn khoảng 93 km và từ Phú Bổn đến Tuy Hòa
> khoảng 130 km.
>
>
> Ngày 17.3.1975, Thiết Đoàn 21
> và Liên Đoàn 7 BĐQ dẫn đầu đoàn quân và dân
> tiến về Phú Bổn. Theo sau là Liên Đoàn 22 và
> Liên Đoàn 23, kéo theo một đoàn quân xa khoảng
> 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại
> cũng gần 2000 chiếc. Liên Đoàn 4 và Liên Đoàn 25
> đi tập hậu. Đoàn di tản đi rất chậm vì
> đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên
> nhau để tiến tới trước. Tối 17.3.1975 đoàn xe
> dừng lại ở tỉnh lỵ Phú Bổn vì không tiến
> được nữa. Cộng quân đã chận ở đèo Tuna
> cách Phú Bổn khoảng 4 km.
>
>
> Vì cuộc rút quân quá bất
> ngờ nên phải đến chiều ngày 17.3.1975, Bộ Tư
> Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới biết được
> và ra lệnh cho tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn 64,
> Sư đoàn 320, đang đóng chốt trên đường đi
> Thuận Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna và pháo
> kích vào đoàn quân và dân đang dừng lại ở Phú
> Bổn. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực
> thăng tới bốc đi từ trường tiểu học Phú
> Bổn, đã chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại
> Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ
> Binh, đang chỉ huy ở dưới đất, phải phá cho
> được cái chốt này. Có không quân bay tới yểm
> trợ.
>
>
> Liên đoàn 25 BĐQ đang đi
> tập hậu đã cùng với Liên Đoàn 7 và thiết
> giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng
> Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết
> Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đã
> không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào
> bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ
> xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta.
> Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú
> Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân
> tan rã. Không còn chỉ huy được, ông và một số
> quân nhân phải lội bộ đi vòng dưới chân đèo
> Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đã bị bắt
> khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình
> Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn
> quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về
> được đến Phú Yên.
>
>
> Liên Đoàn 24 BĐQ đóng gần
> Củng Sơn do Trung Tá Niên chỉ huy bị tấn công
> dữ dội, cũng đã bị tan rã. Chỉ có Thiết
> Đoàn 19 và Liên Đoàn 6 BĐQ về tới được Tuy
> Hòa.
>
>
> Một cuộc kiểm tra cho biết
> có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đã
> bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ hay
> rã ngũ. Khoảng 40.000 dân chúng di tản theo đoàn
> quân, chỉ có khoảng 1/4 đến nơi. Số người
> chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức
> hay đói không ước tính được. Đa số phải
> trở lại Pleiku.
>
>
> ooOoo
>
> Kể từ khi Tổng Thống
> Ngô Đình Diệm bị giết, Hoa Kỳ đã chi phối
> miền Nam cả về quân sự, kinh tế lẫn chính
> trị và đưa người của họ lên nắm chính
> quyền. Trong tình trạng như vậy, miền Nam khó
> quyết định được số phận của mình.
> Nhưng Tổng Thống Thiệu là người phải
> chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước
> lịch sử về những thảm trạng do các quyết
> định sai lầm của ông gây
> ra.
>
>
> Chiều 29.4.1975, Tướng Ted Seron đã rời
> khỏi Việt Nam trên một chiếc trực thăng ở
> trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ. Số phận của
> VNCH chấm dứt.
>
>
>
>
>
>
>
>
>
>                           
>

Tuesday, February 18, 2014

Ngựa và dân Da Đỏ hay người Mỹ bản địa (Native American) . Nguồn : NGS March 2014 .
H 1 : Cô Brooke Taylor đứng kế bên con ngựa tên Prairie tại gần TP West Yellowstone , bang Montana (giáp giới CND) . Cô tái hiện (re-enact) một phần của chuyến hành trình dài 1.170 dặm Anh đi ngang vùng bắc của Rặng núi Rockies vào 1877 bởi Tù trưởng Joseph và bộ lạc Nez Perce (Mủi bị xuyên) , nhằm tránh 1 cách hòa bình đoàn Kỵ binh số 7 (Seventh Calvary) của Mỹ . 

H 2/ Bé trai Spur White Clay , bên phải của hình , biểu diễn tài năng cưởi ngựa (stunt-riding) cho anh chị em của nó tại nhà ở khu dành riêng (cho ng Da Đỏ) có tên Crow ở bang Montana . Đối với nhiều trẻ em Mỹ bản địa , ngựa quen thuộc với chúng hơn xe đạp . Vài đứa trẻ , bắt đầu với ngựa mini , như bé đang thực hiện . 


Nhận xét : những người trên đây đều là con cháu của ng Da Đỏ , mà danh xưng chính thức là ng Mỹ bản địa (Native American) . Họ gần như ko còn dáng vẽ của ng Da Đỏ thuở xưa .
Vài con số dễ thương về CHLB Đức .
Nguồn : TIME Sep 23 , 2013 .
1/ Thặng dư (surplus)  : 0.2 % năm 2012 , nước duy nhứt của khối E.U. có thặng dư .
2/ $ 280 tỉ là số tiền mà Đức dành riêng (earmark) để chống đỡ (shore up) cho đồng euro . Số tiền mà Đức đã bỏ ra (bailout commitment already amount) là $ 153 tỉ .
3/ 7.4 triệu : số công dân không phải từ E.U. sống tại Đức . Lớn nhứt nếu so với các thành viên khác .
4/ 8.1 % : tỉ lệ giới trẻ thất nghiệp (youth employment) tại Đức . Thấp nhứt trong khối E.U.
Nước Đức đang phát triển tốt hơn nhiều nước Âu châu khác , nhưng sự phát triển này tùy thuộc đồng euro .
GDP năm 2012 : Mỹ , 15.7 ngàn tỉ đô - E.U. , 16.6 ngàn tỉ - Đức , 3.4 ngàn tỉ .
Xin xem biểu đồ bên dưới về xuất khẩu , thất nghiệp và thặng dư/thâm hụt của Đức so với khối EU , Mỹ và các nước Âu châu khác như : CH Tiệp , Anh (UK) , Pháp , TBN (Spain) , Hy lạp (Greece) .

Monday, February 17, 2014

NGHIỆP QUẢ CỦA DÂN Việt Nam, bài 2 

"Nhiều người Việt Nam (VN) cũng tin tưởng luật nhân quả khi nghĩ rằng những bất hạnh mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành trong quá khứ".
DỊCH TỪ: Mosaic of Cultures của Peter T. White đăng trên tạp chí National Geographic March 1971, tr. 316 - 321.

. . . 
"Thoát khỏi (emerge) sự khống chế của TQ từ thế kỷ thứ 10, VN nhìn xa hơn tổ quốc (homeland) của họ, một khu vực nhỏ chung quanh châu thổ sông Hồng - và bắt đầu cuộc Nam Tiến, giữa bờ biển và rặng Trường Sơn (Annam Cordillera); cuộc Nam tiến kéo dài 800 năm. Đầu tiên họ đã thôn tính (chew up) Đế quốc Chiêm Thành.
Người VN thay đổi chiến thuật của họ. Đôi khi họ đã cố gắng bành trướng một cách hòa bình, bằng cách gả con gái của họ cho giai cấp thống trị (aristocracy) của Chiêm Thành. Có một tục ngữ (saying) VN như sau,"Khi bạn có quan hệ tốt với một nước, đây là lúc tốt để sẵn sàng chiến tranh."
Rồi sau đó là hành động mãnh liệt/hung bạo (violent). Những toán lính thiện chiến gồm những trẻ mồ côi (orphan) được nuôi bởi nhà nước sẽ xâm lăng những phần đất khác của Chiêm Thành; rồi họ sẽ định cư (settle down) để trồng cấy (farm), bằng cách lấy vợ Chàm. Ngay cả ngày nay, các chữ "ba bị sáu quai" (three bags six straps) để mô tả túi đeo lưng (field pack) của họ, có nghĩa là hung dữ/ác liệt (fierceness); các cha mẹ VN đe nẹt (frighten) các con với các câu chuyện của Ông Ba Bị (Mr. Three Bags). 
Trong thế kỷ 17, người VN tiếp tục cuộc Nam tiến vào châu thổ sông Cửu Long, lúc đó thuộc về người Khmer, và áp đảo (overwhelm) họ. 
Khi dân Khmer ngoan ngoãn, ng VN sẽ rút đi và để lại một lực lượng có tính biểu tượng (token force). Khi người Khmer nổi loạn, người VN sẽ hành động rất tàn nhẫn (ruthlessly). Một học giả tại Saigon cho tôi một ví dụ minh họa (illustration): "Thành ngữ (phrase) Việt Nam 'làm đổ/ngã ấm đun trà' có nghĩa là trừng phạt một cách nghiêm khắc (severely), là khủng bố (terrorize), để chỉ những gì đã làm đối với tù binh Khmer. Họ bị buộc quì gối từng nhóm ba người, mỗi nhóm giữ/cầm một cái lò (stove) lớn trên đó có một ấm nước sôi. Ngay khi một người yếu sức và té, cái ấm bị đổ làm cho hắn bị phỏng lột da (scalding). Rồi hắn sẽ bị chặt đầu." 
Cho tới ngày nay, người Khmer vẫn còn thù ghét người VN (xem trang 310).
Sự thù hận dai dẳng (smoldering hatred) xuất hiện tại Phnom Penh. Từng đánh nhau trong những thời trước với những nước láng giềng, người Campuchia (Cambodia) sống không thoải mái bên cạnh những người VN năng nổ/hung hăng (aggressive), mà 500.000 người sống trên đất KPC. Mùa Xuân qua, khi CSBV đưa quân vào KPC, xung khắc cũ lại bùng nổ (flare anew): người KPC tàn sát hàng trăm thường dân VN và thả trôi trên sông Cửu Long. Hàng chữ này, viết bằng phấn với tiếng KPC, Pháp và Anh - nhắm vào báo chí nước ngoài; xem hình.
. . .
Thái Lan đã thoát được sự xâm lăng của Âu châu, nhờ vua Mongkut - vị vua trong phim 'Anna and the King of Siam' và 'The King and I'. Ông cỗ vũ những cải cách, đẩy mạnh hiện đại hóa (modernization) với sự giúp đỡ của người Âu - Mỹ, và đã viết thơ cám ơn Nữ hoàng Victoria của Anh.
Trong khi các vua mạnh mẽ và đầu óc tân tiến (modern-minded) như Mongkut và Mindon của Miến điện, đã tìm kiếm thỏa hiệp (compromise) với lực lượng Âu châu xâm lăng; thì các vị vua yếu hơn, Thibaw (con của Mindon) và Hoàng đế Tự Đức của VN, vẫn giữ phong cách cũ, đã cố gắng chống lại và bị đè bẹp. 
Người Pháp đã kiểm soát toàn bộ VN vào năm 1893, và cả Lào - khi nói rằng đã làm theo yêu cầu của Hoàng đế VN này. Dựa vào đó, họ áp lực Thái nhượng bộ hai tỉnh cho Lào và ba tỉnh cho Cambodia (KPC); từ đó, Cambodia bị sát nhập (tucked away) vào Đông dương thuộc Pháp. Con của Mongkut, vua Chulalongkorn chấp nhận yêu cầu này của Pháp. Vua cũng nhượng quyền khai thác gổ teak và một vài quyền khác cho người Anh. Thái đã không bị xâm lăng, nhưng đất đai bị xén bớt (shorn). (Thái Lan có địa vị như ngày nay là nhờ sự khôn ngoan của các vua như Mongkut, đã biết thỏa hiệp với các nước Âu châu xâm lược (như Pháp và Anh); trong khi vua Tự Đức, ko biết cách thỏa hiệp đã đánh nhau với Pháp, bị thua và bị Pháp cai trị . . .--Người dịch). 
. . . 
Nhiều người VN cũng tin tưởng luật nhân quả (law of karma) khi nghĩ rằng những bất hạnh (misfortune) mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù (retribution) cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành." 
. . . 
(Hết) 

                               
   Người Chàm đã phát triển mạnh vào cuối TK thứ hai. Là những nhạc công và dân đi biển giỏi, người Chàm đã thua (succumb) người VN xâm lăng vào thế kỷ 15. Những trang sức lộng lẫy bằng vàng cả ngàn năm từ Mỹ Sơn (thánh địa của người Chàm, cách Đà Nẳng 69 km, nơi chôn cất các vua.--ND), hiện ở bảo tàng Hà Nội, đã được dùng trong các lễ hội ảnh hưởng bởi Ấn độ giáo của người Chàm. Trang sức này, có lẽ được dùng cho một bức tượng, bằng nửa người thật (half-life-size), giống như hình vẽ được tái tạo ở hình trên. Các vua Chàm đã dựng những tháp Po Nagar trên đồi, gần Nha Trang, hình dưới. 
                              

Hiệu đính (revised) ngày Oct 28 2021.

Sunday, February 16, 2014

Người Jeh và Mnong ở cao nguyên Việt Nam . 
Hình và bài đều lấy từ : National Geographic April 1968 .


Trại LLĐB ở Dak Pek (phía bắc Dakto) , bảo vệ những làng của ng Jeh chung quanh . Trên bản đồ là vị trí của 16 làng . Tên của nhiều sông và ấp có chữ Dak , có nghĩa "sông' và 'làng' .


Người Jeh cũng có những nhà sàn , hình trên , được gọi là marao , được chống đở bởi cột gỗ . Khi trai và gái đủ 7- 8 tuổi - phải vào đó , sống trong những khu có vách ngăn ; khách cũng ở đó . Trong ảnh là các lính Lực lượng Đặc biệt người Jeh và trẻ em .

Người cha Jeh này , vừa giữ con , vừa đan rỗ để vợ dùng nó đựng lúa vừa gặt .

Dụng cụ của người Jeh (từ phải sang trái) : 2  dụng cụ  dùng để chặt cây và tách gỗ . Ba món kế dùng để khắc gỗ .  Hai loại mác được đàn ông hay đàn bà dùng để phát quang/dọn rừng .

" . . .Tới ngày sanh , phụ nữ người Jeh (sống ở phía Bắc Kontum) vào rừng , phải nắm chặt một khúc gỗ - được đẻo/cắt đặc biệt (clutch a specially cut wooden staff) - trong khi sinh đẻ ; đôi khi chị phải đứng để làm điều đó . Mẹ và con chỉ về nhà chung của làng sau 10 ngày , và phải vào bằng cửa sau hay cửa hông . . . "
 . . .
Mỗi làng người Mnong (ko liên quan với ng Hmong , sống ở phía Tây của Đà Lạt) có những ngôi nhà chung chứa được 8 gđ , được sưởi ấm bởi lửa , cũng được dùng để chứa gạo , chỗ để dụng cụ , và chỗ ngủ . Một phụ nữ Mnong tại buôn Buôn Rocai hút ống vố (pipe) , hình trên ,  trước khi nấu ăn tối . Bên trong nhà sàn này ko có ngăn chia , nhưng mỗi gđ có cửa riêng . Đàn ông trong làng ngủ trên giường lót ván như bên trái của hình  . 
Bản đồ khu vực của người Mnong , phía tây của  Đà Lạt



1/ Quốc lộ 14 , do Pháp làm , không còn xử dụng vì sợ phục kích . Trước kia nối liền Sài Gòn và Đà Nẳng . Xe hủ lô rỉ sét , bỏ hoang từ 1954 , đã từng bảo trì đoạn đường trải nhựa hai làn này . Các KS của VNCH đang cố gắng tái lập đoạn đường này .
(QL 14 chỉ đi tới Dak To , bắc Kontum , nơi diễn ra những trận đánh dữ dội trong mùa hè năm 1972 . Đoạn từ Dak To đi Đà Nẳng trước đó không xử dụng . Tuy nhiên , sau HĐ Paris 1973 , CSBV đã sửa chữa đoạn QL14 ở phía tây Đà Nẳng (thuộc quận Thường đức, Quảng nam) để chuyển quân  tới gần Đà nẳng (QL 14 gặp QL 1 ở Tam Kỳ) . Những trại lực lượng đặc biệt dọc theo đoạn đường này đều bị tấn công . Những trận đánh ác liệt nhứt tại vùng 1 chiến thuật gần như đều xảy ra tại vùng này , giửa SĐ Dù + bộ binh với quân csbv . Quân VNCH tiến vào vùng này , bằng QL 14 , hai bên toàn núi non rất bất lợi . - Tài)
Người phụ nữ Mnong này ở buôn Rocai , hút píp và dệt vãi . Ng khác thì chuẩn bị bửa ăn tối với cơm/gạo , được gặt trước khi chín , để nuôi những ng tị nạn khác . Thang gỗ trước nhà và rổ rá , để rải rác hai bên đường làng
Đứa bé Mnong này , được mẹ  địu bằng một cái mền sọc để di dự lễ hội được mùa .

Người phụ nữ Mnong này ở buôn Rocai biểu diễn tài nghệ với khung cửi (handloom) .  Chị cẫn thận luồn que gỗ để nâng một số sợi chỉ và do vậy tạo ra mẫu mã . Dân làng se chỉ từ cây bông gòn , trồng xen kẻ với lúa .
Bản đồ Việt Nam  
PS . Mỗi người Thượng là một nghệ nhân (tự dệt vãi , khắc gỗ , v.v...) ; cả đàn bà cũng trang bị mác để phát quang rừng . Họ sống  hòa hợp thiên nhiên : trung bình 7 năm họ đổi chỗ ở 1 lần theo phong tục. 
NÓI THÊM :
 Người Mnong còn gọi là Bu-dâng .
a/Tổ chức cộng đồng
Mỗi làng thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng làng đóng vai trò to lớn trong dân làng. Mọi người sống theo kinh nghiệm và tập tục truyền lại từ nhiều đời. Nam nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cầnthuốc lá cuốn.
b/Hôn nhân gia đình
Người M'Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út.
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M'Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M'Nông thích nhiều con, nhất là con gái. Sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
c/Tục lệ ma chay
Trong tang lễ, người M'Nông có tập quán ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang.
H 2 : Một máy bay C-123 * đang cất hàng hóa tại Buôn Brieng (phía bắc Ban mê Thuột) . 
* Tải trọng rỗng : 16 tấn , tải trọng khi cất cánh tối đa 27,2 tấn , chở 60 ng hay 12 tấn hàng .