Wednesday, March 14, 2018

https://saigontimes.org/2017/12/02/co-dai-ta-hoang-ngoc-lung/

KHI ĐỒNG MINH PHẢN BỘI .

=====


Cố Đại Tá Hoàng Ngọc Lung

Kính thưa Quý vị,
Sàigòn Times vừa hân hạnh nhận được email của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/QLD, kèm bài viết của cố Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, tiết lộ SỰ THẬT QUAN TRỌNG:  Mỹ và Cộng sản Hà Nội đã thỏa thuận ký Hiệp Định Paris vào ngày 26.9.1972. May mắn, nhờ có tài liệu tịch thu được của VC tại tỉnh Quảng Tín, TT Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối quyết liệt, buộc Mỹ và CS phải rời ngày ký Hiệp Định tới 4 tháng sau, 27.1.1973. 
Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Huỳnh Bá Phụng, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị nguyên văn email của ông, với ước mong được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến.
Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên

EMAIL CỦA ÔNG HUỲNH BÁ PHỤNG
Chủ Tịch Hội CQN/QLVNCH/QLD – Úc Châu
Kính gởi chị Hoàng Ngọc Lung, cùng quý NT/HT/CH và đồng hương,
Chúng tôi nhận được tin buồn do anh Nguyễn Văn Dưỡng Hawai báo NT Hoàng Ngọc Lung Trưởng Phòng 2 / BTTM vừa mới qua đời ngày 24-11-2017. Thay mặt các Chiến Hữu / Hội CQN/QLVNCH/QLD Úc Châu xin thành kính chia buồn cùng chị, các cháu cùng tang quyến. Nguyện cầu hương linh NT Hoàng Ngọc Lung sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Trong sự thương tiếc và tưởng nhớ tới NT, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu, bài viết của NT cách đây 5 năm, dành cho Đặc San Gươm Thiêng, cơ quan ngôn luận của TH/CQN/QLVNCH Úc châu.
Trân trọng,
Huỳnh Bá Phụng
Chủ Tịch
Hội CQN/QLVNCH/QLD Úc Châu
Bí mật chiến tranh VN
Mỹ và CS Hà Nội thỏa thuận ký Hiệp Định Paris ngày 26.9.1972. Nhưng  nhờ tịch thu được tài liệu mật của VC tại tỉnh Quảng Tín,  TT Nguyễn Văn Thiệu đã buộc Mỹ và CS phải ký ngày 27.1.1973.
Hoàng Ngọc Lung
LGT (Gươm Thiêng): Đại Tá Hoàng Ngọc Lung sinh năm 1932 tại Bắc Việt. Sau khi đậu tú tài năm 1951, ông bước vào đời quân ngũ và tốt nghiệp Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu Úy. Năm 1954, ông được thăng Đại Úy, Tiểu đoàn trưởng và Tham mưu trưởng Trung Đoàn. Vô Nam, ông giữ chức Chỉ huy phó Trường Tình Báo Cây Mai, nơi đào tạo các sĩ quan, hạ sĩ quan của 3 ngành Quân Báo, An Ninh Quân Đội, và Chiến Tranh Tâm Lý. Năm 1961, ông tự học và tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa. Năm 1963, ông là Sĩ quan liên lạc tại Fort Bragg, North Carolina, Hoa Kỳ. Năm 1969, ông là nhân viên quân sự đầu tiên của bộ TTM trong phái đoàn VNCH tham dự Hội Nghị Ba Lê. Từ năm 1972 đến cuối tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Trưởng Phòng 2/TTM. Tới Hoa Kỳ từ năm 1975, ông được mời viết sách cho phòng Quân Sử của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Ngoài ra, ông tiếp tục theo học và tốt nghiệp Computer Science năm 1976 và là chuyên viên Computer Analyst trong suốt thời gian 21 năm tại Hoa Kỳ. Ông được ân thưởng nhiều huy chương của chính phủ VNCH và Hoa Kỳ, bao gồm cả Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Bronze Star, các huy chương đặc biệt của Hoàng Gia Thái Lan, chính phủ Nam Hàn, Trung Hoa Dân Quốc… Nhận được thư của ông Huỳnh Bá Phụng, cựu sĩ quan Phòng 2/TTM, báo tin Tổng Hội CQN/QL/VNCH Úc châu sắp xuất bản Đặc San Gươm Thiêng, Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, tuy đã 80 tuổi, sức yếu, nhưng ông cũng đã cố gắng viết bài trình bầy về một bí mật trọng đại của cuộc chiến tranh VN: Mỹ và Cộng sản Hà Nội đã thỏa thuận ký Hiệp Định Paris vào ngày 26.9.1972. May mắn, nhờ có tài liệu tịch thu được của VC tại tỉnh Quảng Tín, TT Nguyễn Văn Thiệu đã phản đối quyết liệt, buộc Mỹ và CS phải rời ngày ký Hiệp Định tới 4 tháng sau, 27.1.1973. Thời gian 4 tháng tuy không dài, nhưng chắc chắn thời gian đó cũng đủ để có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc chiến, làm chậm bước tiến của quân xâm lăng CS, cứu được nhiều sinh mạng, và thảm kịch CS chiếm trọn Miền Nam đã không thể xảy ra trước ngày 30-4-1975. Đặc San Gươm Thiêng chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của ông Hoàng Ngọc Lung, và sau đây trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả nguyên văn bài viết của ông.
* * *
Tại bàn tròn Hội Nghị Ba Lê: Phái đoàn VNCH (trái); Phái đoàn của VC (phải); Phái đoàn Mỹ (trước); và đối diện là CS Bắc Việt.
Diễn biến lịch sử về tình hình chiến cuộc ở VN trước đây đã là đề tài của biết bao sử gia viết phân tách hoặc bình luận. Cộng thêm việc giải mật của các tài liệu Hoa Kỳ, những sự tiết lộ qua các cuộc phỏng vấn hay tự thuật của nhiều giới chức thẩm quyền liên đới, đã phô bày khá rõ rệt và đầy đủ.
Kỷ niệm năm thứ 20 của Đặc San Gươm Thiêng, tiếng nói của Tổng Hội CQN/QLVNCH Úc Châu, Ban Chủ Biên đã yêu cầu tôi viết một bài về chiến tranh VN. Tôi rất phân vân không biết phải viết gì. Tôi không phải là nhà văn, một ký giả, cũng không phải là người viết trên bất kỳ diễn đàn nào, ngoại trừ đã viết mấy cuốn Quân Sử theo nhu cầu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vào những ngày đầu tôi tới Hoa Kỳ năm 1975. Các tài liệu này hiện được lưu trữ tại Library of Congress của Mỹ. Vì vậy, trong khuôn khổ giới hạn của tờ Đặc San Gươm Thiêng, tôi xin đóng góp sơ sài về một vài sự việc tương đối đáng để ý trong sự bức tử làm sụp đổ chế độ VNCH chúng ta.
Trong 24 năm phục vụ trong quân ngũ, tình hình chiến sự đã ám ảnh tôi rất nhiều từ khi bắt đầu giã từ học đường, đi động viên vào khóa 1 Nam Định năm 1951. Lúc đó tôi mới 19 tuổi dù rằng lệnh động viên chỉ áp dụng cho lứa tuổi 20 tới 28 mà thôi. Tôi bị gọi nhầm nhưng vẫn tuân theo mệnh lệnh quân ngũ và ra trường với cấp bậc Thiếu Úy. Đầu tiên ở trong quân ngũ tôi đã phục vụ ở các đơn vị tác chiến tại các khu vực Bùi Chu, Hưng Yên, các đơn vị hoàn toàn do các sĩ quan VN tự trị đảm nhiệm, và chiến dịch cuối cùng mà trung đoàn của tôi tham gia là chiến dịch Đinh Tiên Hoàng vùng Thất Sơn Rạch Giá, sau đó tôi trở về Sài Gòn làm công việc tham mưu.
Trong địa hạt tham mưu, thời cuộc đã đưa tôi vào địa hạt Quân Báo. Tin tức chính xác, trung thực nhất là thâu lượm, tịch thu được các tài liệu của CS, cộng thêm các nguồn gốc tin tức khác để phối kiểm. Ngay như tin tức kỹ thuật điện đàm, kiểm thính cũng có thể tạo ra tin tức giả mạo đánh lừa. Tôi lấy thí dụ, trường hợp sư đoàn 320 của CS trú đóng ở nam Pleiku, nhưng khi di chuyển xuống Ban Mê Thuột chúng đã muốn đánh lừa quân ta nên vẫn để lại bộ phận điện đài tại chỗ, và không di chuyển theo sư đoàn. Điều này đã tạo ra sự ngộ nhận của giới chức QĐ 2 của ta đã lầm tưởng mục tiêu của địch là Pleiku chứ không phải BMT như phòng 2 quân đoàn đã ước tính.
Với các tin tức tài liệu tịch thu được của địch, đã khiến tôi phải suy nghĩ lại câu châm ngôn vẫn được truyền tụng từ trước của Tôn Tử: “Biết Mình Biết Địch, Trăm Trận Trăm Thắng.” Trong chiến tranh VN lời nói này không còn là bất hủ vì chúng ta không những phải biết địch, biết mình, mà còn phải biết được người bạn đồng minh Hoa Kỳ của mình. Sự thay đổi đường lối chiến lược của Hoa Kỳ chính yếu là đặt quyền lợi của Hoa Kỳ trên hết nên Hoa Kỳ đã tìm cách rút ra khỏi VN bằng cách ký kết giảng hòa với CS qua hiệp định Ba Lê.
Tài liệu học tập của chính uỷ CS ở tỉnh Quảng Tín bị quân ta tịch thu ngày 10 tháng 10 năm 1972 đã nêu lên nội dung mới là thông báo phải học tập văn kiện hiệp định Ba Lê để CS chuẩn bị hành động. Tài liệu này phù hợp với tình báo ở Tây Ninh cho biết CS đã mở khóa học đặc biệt để hướng dẫn thảo luận hiệp định này tại bộ chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam, ngày ngưng bắn sẽ là ngày 26-9-1972. Phương án của địch là chiếm đất giành dân, cắm cờ và xách động dân chúng xuống đường, cướp phá các cơ sở quân sự, nhằm cướp chính quyền VNCH.
Ngày 17.10.1972, Tổng thống Thiệu ra lệnh bộ Tổng Tham Mưu hỏa tốc mang tài liệu này về Sàigòn để làm bằng chứng xác thực và cụ thể nhứt để Tổng Thống nói chuyện với Kissinger về việc Việt Nam phải ký kết chung với Hoa Kỳ vào hiệp định Ba Lê. Vì vậy cũng đã trì hoãn được thời gian ký kết để chuẩn bị.
Ngày 17.8.1972, Kissinger gặp TT Thiệu tại dinh Độc Lập với sứ mạng, bằng mọi giá, thuyết phục VNCH ký Hiệp Định Ba Lê, mà Mỹ và VC đã thỏa thuận sẽ ký ngày 26.9.1972. Tuy nhiên, với bằng chứng Mỹ đi đêm với VC do VNCH tịch thu của VC tại tỉnh Quảng Tín, TT Thiệu đã phản đối quyết liệt, nên mãi đến 27.1.1973, Hiệp Định mới được ký kết. Hình trên cho thấy TT Thiệu tự tin, chủ động khi phản đối Kissinger. Trái lại, Kissinger lúng túng, thụ động, mất tự tin, nụ cười gượng gạo, ngượng ngập, khi bị tố quả tang hành động đi đêm với VC. © Bettmann/CORBIS
Thời đó, các cuộc mật đàm giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản, Hoa Kỳ không hề thông báo cho VNCH biết trước các chi tiết nội dung và ngày ký hiệp định. Tổng thống Thiệu rất tức giận về bí mật thỏa hiệp song phương giữa Mỹ và CS, vì về phía CS, ngay ở cấp Xã ủy cũng đã biết các chi tiết về nội dung thỏa hiệp, trong khi đó ngay cấp lãnh đạo Quốc Gia VNCH không được biết gì về việc này.
Lệnh từ Phủ Tổng Thống đòi phải đệ trình tài liệu đó tới Tổng Thống trong thời gian sớm nhứt, và không được trễ hơn sáng hôm sau, trước khi ông gặp Kissinger. Tài liệu này phải được hoàn toàn bảo mật không được cho Hoa Kỳ biết.
Để thi hành chỉ thị này, Bộ TTM đã ra lệnh cho bộ tư lệnh KQVN điều động phi cơ L19 để di chuyển tài liệu từ Quảng Tín về Huế; đồng thời xử dụng 2 phản lực cơ chiến đấu A37 từ Cần Thơ về Sàigòn, đón 1 sĩ quan cấp tá thuộc Trung Tâm khai thác Tài Liệu Bộ TTM, ra Huế nhận lãnh tài liệu, để Trung Tâm Khai Thác làm phiếu phúc trình chuyển đến văn phòng Tổng Thống trước hạn định.
Nhờ vậy, Tổng Thống Thiệu đã trao cho Kissinger tài liệu này. Và kết quả chung cuộc là ngày ký hiệp định Geneve đã được trì hoãn, tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, 4 tháng chậm hơn ngày 26 tháng 9 năm 1972 mà Mỹ và CS đã thỏa thuận.
Ngày 1.3.1973, đại diện 12 quốc gia và LHQ họp tại Paris ký kết Chương trình 9 điểm, đòi 4 bên (Mỹ, VNCH, CS Bắc Việt & VC Miền Nam) đã ký kết Hiệp Định Ba Lê ngày 27.1.1973 phải tôn trọng thực hiện. Nhưng khi VC vi phạm Hiệp Định, xua quân xâm lăng VNCH, tất cả các quốc gia và LHQ đều im lặng.
Hậu quả của việc ký kết Hiệp Định Paris cho phép CS vẫn được duy trì các đơn vị quân sự tại chỗ ở miền Nam không phải rút lui ra Bắc, mặt khác đã đưa đến sự rút lui của các đơn vị Hoa Kỳ và các đơn vị Đồng minh tham chiến ở miền Nam. Đáng kể hơn nữa là sự chi viện của Hoa Kỳ đã giảm thiểu tối đa sau khi Tổng Thống Nixon phải thoái vị về vụ Watergate.
Tổng thống Ford người kế nhiệm chỉ đề nghị một ngân sách chi viện là $522 triệu Mỹ Kim cho cả 2 nước VN và Kampuchia. Phần VN là $300 triệu. Quốc hội Hoa Kỳ còn cử một phái đoàn lưỡng viện sang VN vào cuối tháng 2-1973 để nhận xét và báo cáo sự thiết yếu của ngân khoản này. Phái đoàn này đã được VN cung cấp thật đầy đủ các dự kiện thiết yếu, được phép tiếp xúc với các đơn vị của VN tại chỗ ở các Quân khu, để thấy sự thiếu hụt chính xác về quân cơ, quân dụng và đạn dược của VNCH.
Một cuộc triển lãm tại bộ Tổng Tham Mưu, về những vũ khí của VC do quân đội VNCH tịch thu được.
Bộ TTM của VNCH cũng đã tổ chức 1 cuộc triển lãm trình bày các vũ khí tối tân đủ loại của CS đã xử dụng và bị tịch thu như các đại pháo, chiến xa, vũ khí phòng không, các loại hỏa tiễn, súng ống đủ loại, không thiếu một thứ gì kể cả dụng cụ ống dòm Hải quân, mìn v.v.
Tất cả những nổ lực kể trên cũng không giúp ích gì cho sự gia tăng ngân khoản viện trợ. Trong khi CS miền Bắc được Nga Sô, Trung Cộng trợ giúp rất nhiều các loại vũ khí phòng không như hỏa tiển Sam E2 của Nga, các loại xe tăng thiết giáp… Sự gia tăng nhiều đến nỗi không còn kho chứa hàng để ẩn giấu mà để công khai lộ thiên mọi chổ mọi nơi. Sự vận chuyển xe cộ được xử dụng theo hệ thống dẫn dầu vào miền Nam trên đường xâm nhập đã thu ngắn thời gian từ ngoài Bắc vào Nam từ 4 tháng xuống còn 2 tuần.
Cuộc tổng tấn công của CS vào Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3, 1973 mở đầu cho cuộc xâm lược của CS sau khi ký hiệp định Ba Lê đã được phát giác từ khi chúng còn chuẩn bị trong mấy tháng đầu năm 1973 khiến cựu Đại Tướng Cao Văn Viên khi ra thuyết trình tại hội đồng An Ninh Quốc Gia đã trình bày là sự tấn công này đã được biết từ trước, nhưng vấn đề tương quan lực lượng, đã không cho phép chúng ta làm gì khác hơn.
Tóm lại tình hình biến chuyển của thời cuộc chiến tranh ở VN đã được thời gian hậu chiến phô bầy rất nhiều bí ẩn trong chiến tranh VN. Một chi tiết chưa được ai bộc lộ trước đây là Chính phủ Dương Văn Minh ngay khi lên cầm quyền đã âm mưu quyết định bắt giữ 5 sĩ quan cao cấp của Bộ TTM đứng đầu là cựu Đại Tướng Cao Văn Viên. Danh tánh của 4 người còn lại tôi không cần nêu ra vì tôi thiết nghĩ ai cũng có thể suy đoán đó là những người nào mà không sợ sai lầm.
Hoàng Ngọc LungNgày 21 tháng 11 năm 2012
Sức mạnh của các cty Trung quốc trên thế giới : trong 24 cty giàu nhứt thế giới có bảy cty của Trung quốc
Chụp lại từ màn hình nên theo thứ tự của màn hình .
Nguồn : https://www.youtube.com/watch?v=peKyV9lAhdk


4 CÔNG TY GIÀU NHỨT THẾ GIỚI LÀ CỦA MỸ

TỪ HẠNG 5 ĐẾN HẠNG 8 CÓ HAI CTY TRUNG QUỐC LÀ ALIBABA TENCENT 
TỪ HẠNG 9 ĐẾN 12 CÓ BA CTY MỸ VÀ MỘT CTY TRUNG QUỐC LÀ NGÂN HÀNG ICBC

TỪ HẠNG 13 ĐẾN 16 CÓ BA CTY MỸ VÀ SAMSUNG

TỪ HẠNG 17 ĐẾN 22 CÓ BA CTY MỸ VÀ NGÂN HÀNG XÂY DỰNG TRUNG QUỐC

TỪ HẠNG 21 ĐẾN 24 CÓ 1 CTY MỸ VÀ BA CTY TRUNG QUỐC LÀ PETROCHINA , BANK OF CHINA CHINA MOBILE 
Danh sách đầy đủ từ hạng thấp đến caoHuawei, Del Monte, Acer, Mattel, Marks & Spencer, Harley Davidson, Xerox, Pearson, Mazda, ITV, Yamaha, Prada, Hasbro, Tiffany & Co, Gap, Viacom, Dell, Sharp, Expedia, Clorox, LG, Motorola, Carlsberg, Toshiba, Rolls Royce, United Airlines, Hershey, Snapchat, Swatch, Tesco, Kellogg, H&M, Porsche, Autodesk, Royal Caribbean, Ferrari, Renault, Bridgestone, Arcelor Mittal, Nokia, Panasonic, Delta Airlines, Volvo, Electronic Arts, Target, Hewlett Packard, Audi, Etisalat, Ford, Singtel, Mitsubishi, eBay, Nissan, Adidas, Credit Suisse, Canon, Marriott, Estee Lauder, General Motors, T-Mobile, Monsanto, Tesla, Activision Blizzard, Hermes, Heineken, Colgate, Nintendo, Honda, Sony, FedEx, Yahoo, 21 Century Fox, BMW Group, Vale, Time Warner, Starbucks, Costco Wholesale, American Express, Saudi Basic Industries, Reliance Industries, Tata Consultancy Services, Salesforce, Caterpillar, Inditex, PayPal, BASF, Airbus, Lockheed Martin, Volkswagen, AIA Group, Goldman Sachs, Accenture, Union Pacific, Nike, Adobe, Texas Instruments, BHP Billiton, McDonalds, General Electric, L'Oreal, Naspers, BP, Netflix, 3M, Kweichow Moutai, Nvidia, IBM, LVMH, Unilever, PepsiCo, Walt Disney, Dow Du Pont, Philip Morris, Comcast, Anheuser-Busch InBev, AbbVie, Coca Cola, Mastercard, HSBC, Citigroup, Verizon, Novartis, Procter & Gamble, Ping An Insurance, Agricultural Bank of China, Boeing, Roche Holding, Toyota, Home Depot, Cisco, Oracle, Pfizer, Chevron, UnitedHealth Group, Taiwan Semiconductor, AT&T, Petro China, Bank of China, China Mobile, Intel, Nestle, Walmart, China Construction Bank, Shell, Visa, Wells Fargo, Exxon Mobil, Samsung, Bank of America, Johnson & Johnson, ICBC, JP Morgan Chase, Alibaba, Berkshire Hathaway, Facebook, Tencent, Microsoft, Amazon, Google, Apple.



Nước Anh là một trong những cái nôi đầu tiên của nền dân chủ thế giới khi ngay từ TK 13 , họ đã có Đại Hiến Chương (Magna Carta) trong đó hạn chế quyền của vua và thêm quyền cho dân đen .
. . .
"I/ Ngay từ năm 1215 sau công nguyên , hiến chương Magna Carta mở đường cho một hệ thống dân chủ hơn tại Anh . Các quí tộc đã buộc Vua John phải ký "Đại Hiến Chương" này , để lập "Quốc hội" Anh , hay cơ quan lập pháp , và nói rõ (make clear) rằng những luật thành văn (written law) thì có quyền hơn vua , do vậy hạn chế quyền lực của Hoàng gia và chuyển một vài quyền này cho nhân dân . Sau đó , Kiến Nghị về các Quyền (Petition of Rights) , năm 1628 , qui định (stipulate) rằng vua ko có quyền đánh thuế nếu QH ko cho phép và Đạo Luật về các Quyền (Bills of Rights) năm 1689 , cho phép tự do ngôn luận và cấm các hình phạt độc ác và ko bình thường (unusual) . Những điều này làm cho QH mạnh hơn thêm và cho dân nhiều quyền để bày tỏ ý kiến .
Dù những cải cách này ko biến nước Anh thành một nền dân chủ thật sự , nó đã bao hàm (incorporate) những ý tưởng về dân chủ , mà sau đó được dùng để tạo nên chính quyền nước Mỹ .
Những quan niệm về DC đã tiếp tục lưu hành (prevalent) tại Âu châu với những triết lý của các triết gia John Locke người Anh và Jean-Jacques Rousseau người Pháp . Quyển sách Hai Thỏa Thuận (Two Treaties) của Locke , in năm 1690 , nói rõ rằng theo "xã ước" (social contract) , công việc của CQ là bảo vệ những 'quyền tự nhiên' (natural rights) , bao gồm 'quyền được sống , tự do , và làm chủ tài sản' " . Rousseau đã mở rộng ý này trong sách Xã Ước (The Social Contract ) , năm 1762 . Tóm lại , 2 triết gia này nói rằng nhân dân phải chỉ đạo/chỉ dẫn (have input on) chính quyền phải như thế nào . Trường phái tư tưởng này đã mở đường cho nền Dân chủ Mỹ ngày nay .

II/ CON ĐƯỜNG TỚI NỀN DÂN CHỦ CẬN ĐẠI
Cách mạng Mỹ là một biến cố quan trọng khác trong lịch sử của DC . Dĩ nhiên (of course) , bước đầu tiên trong việc theo đuổi (pursuit) DC là Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 . Trong văn kiện vĩ đại này , viết bởi Thomas Jefferson , nhiều ý tưởng được lấy từ những triết gia đã nói ở trên (aforementioned) là Locke và Rousseau . Jefferson , đã mượn ý tưởng của Locke là "mọi người sinh ra đều bình đẳng" , và sửa câu "quyền được sống , tự do và sở hửu tài sản" thành "quyền được sống , tự do và theo đuổi hạnh phúc" . Ông cũng đã vay mượn từ Rousseau khi nói rằng "mọi người có quyền cầm vũ khí chống lại chính quyền nếu CQ ko tôn trọng những quyền này" .
Trong cuộc Cách Mạng Pháp , một lý do tương tự được áp dụng (espouse) . Các nhà chính trị và triết gia như Montesquieu , Voltaire , và Rousseau đã lấy cảm hứng (inspire) bằng cách dựa trên ý tưởng của Mỹ và nhấn mạnh rằng tự do chỉ có khi các nghành lập pháp , tư pháp và hành pháp của CQ được tách ra . Dân Pháp đã lật đổ (topple) vua , rồi thảo ra "Tuyên ngôn về Quyền Con Người" , đã thay đổi "quyền được sống , tự do và sở hửu tài sản " của Locke thành "quyền được tự do , sở hửu tài sản , an toàn , và chống lại sự đàn áp (oppression)" . (Chống lại sự đàn áp có lẽ là từ Rousseau) . Những ý này , giống những ý trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ , giúp cho (dân Pháp) đạt được một hệ thống dân chủ chưa đầy đủ trong đó quyền lực của vua bị giới hạn và dân có tiếng nói (say) trong CQ .
Trên toàn thế giới , những cuộc CM bắt đầu nổi lên chống chế độ quân chủ , và những CQ dân chủ bắt đầu phát triển . Trước cuối thế kỷ 19 , hầu hết các nền quân chủ Tây Âu đã chấp nhận một hiến pháp hạn chế quyền lực của Hoàng gia và trao một ít (some) cho dân . Những cơ quan lập pháp như quốc hội/nghị viện cũng đã được phát triển ở nhiều nước này , giao cho dân thêm quyền lực trong việc điều hành (đất nước) .
Với sự thành công ngày càng gia tăng của DC ở Mỹ và trong nhiều nước khắp toàn cầu , DC trở nên ngày càng phổ biến . Đến thập niên 1950 , hầu như mọi nước độc lập trên hành tinh này đều có một CQ thể hiện (embody) một vài nguyên tắc và ý tưởng khởi xướng (put forth) từ DC . Đất nước kiểu mẫu (model) của những nguyên tắc này đã trở thành Mỹ quốc .

Dân chủ tại Mỹ .
Nền DC hiện nay của Mỹ là hình thức một cộng hòa dân chủ hay một nền DC đại nghị . Nền DC này đã xảy ra (come about) tại Mỹ do người dân thuộc địa đã chán nản vì phải đóng thuế mà ko được đại diện (taxation without representation) và muốn một hệ thống sòng phẳng hơn , ở đó dân có tiếng nói trong việc điều hành đất nước . Tuy nhiên , họ đã ko muốn hình thức DC TRỰC TIẾP kiểu Athen ; vì họ sợ rằng điều này sẽ trao cho dân chúng quá nhiều quyền hành và sẽ giao việc điều khiển CQ vào tay những đám đông (mass) thất học . Thay vào đó là một nền DC mà CQ sẽ được điều khiển bởi những người đại diện được dân bầu , thay vì được điều khiển trực tiếp bởi dân . Những người đại diện này được bầu với ý tưởng rằng họ đại diện chính xác các cử tri (constituent) của họ , nhưng trong trường hợp ko làm được điều này , CQ Mỹ được chia làm 3 nghành để kềm hảm/khống chế tham nhũng (keep corruption in check) . Ba nghành này là HP , LP và TP ; không nghành có quyền lực tuyệt đối , vì , mỗi nghành được cân bằng bởi những nghành khác tạo nên một hệ thống KIỂM TRA và CÂN BẰNG (checks and balances) hầu bảo vệ những nguyên tắc của DC . Hình thức này chưa được hoàn hảo , do vậy chúng ta phải theo đuổi một hình thức DC hoàn thiện hơn và một sự hợp nhứt (union) hoàn thiện hơn giửa công dân , tiểu bang và liên bang ./. (HẾT)

Dịch từ nguồn : http://library.thinkquest.org/264…/history_of_democracy.html
library.thinkquest.org
LIBRARY.THINKQUEST.ORG