Wednesday, January 31, 2018

The world's No.1 smartphone maker Samsung Electronics has only a small share in the Japanese market, but the South Korean firm's global strategies have guided it to its biggest annual profit ever/Samsung , hảng sx điện thoại di động hàng đầu thế giới , dù chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thị phần Nhật , nhưng chiến lược toàn cầu đã khiến cty có lợi nhuận lớn nhứt chưa từng có . 
Samsung officials say their operating profit for 2017 came in at about 50 billion dollars/Các viên chức của Samsung nói rằng lợi nhuận điều hành của cty cho năm 2017 vào khoảng 50 tỉ đô . That's up 83% from the previous year. Sales rose by 19%, to more than 220 billion dollars/Tăng 83/100 so với năm 2016 . Doanh số bán tăng 19/100 , lên hơn 220 tỉ đô . 

The officials say robust sales for memory chips, used in both phones and servers, helped boost the revenue figure/Các viên chức nói doanh số bán mạnh mẻ về chip nhớ , được dùng trong các phone và máy chủ , đã giúp đẩy mạnh con số thu nhập . Samsung's display business also benefited from a rise in demand for smartphone screens/Nghành sx màn hình của Samsung cũng hưởng lợi nhờ gia tăng về nhu cầu của màn hình phone . 

But Samsung faces growing competition from Chinese smartphone makers that are flooding the market with low-priced products/Nhưng Samsung đang đối diện cạnh tranh ngày càng gia tăng của các hảng sx smartphone TQ đang tràn ngập thị trường với sản phẩm giá rẻ . The company says it will launch a new smartphone model with enhanced features in February/Cty nói sẽ tung ra 1 kiểu smartphone mới với những chức năng nâng cao vào tháng hai . 

Từ Thức - Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn


Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.

Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.

Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con.

Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang.

Ông khách nói: chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.

Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn Mỹ kim?

Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?

Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường đại học Stanford ra đời và trở thành một 3 đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.

Hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.
Trả lại cho xã hội

Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành (1), với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ: trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.

Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giầu có, nhất là mới giầu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở.

Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.

Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả.

Những ông trời con, những cô bồ nhí của quan lớn ở Việt Nam làm thang máy bằng vàng, xây dinh thự xanh đỏ, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, lấy tiền gấp tàu giấy cho con thả chơi.

Những nhà độc tài Phi châu dựng lại nhà thờ Vatican giữa một biển nghèo đói, dùng máy bay riêng chở thợ may, thợ đóng giầy nổi tiếng từ Paris, từ Rome (Roma) tới may bộ quần áo giá cắt cổ thứ 200, hay áo lông (fourrure) cho các mệnh phụ sống ở những xứ nóng như lửa.

Hai tư duy khác nhau, đưa tới hai xã hội khác nhau: một bên thịnh vượng, tiến bộ, một bên nghèo đói, lạc hậu.

Từ kinh doanh tới việc nghĩa

Những nhà triệu phú Mỹ, khi kinh doanh, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để thành công, kể cả đánh gục đối thủ cạnh tranh, để chiếm độc quyền. Đó cũng là một khía cạnh của văn hóa Tin lành: không có mặc cảm với tiền bạc, với thương mại.

Đó là một yếu tố văn hoá, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ, Bắc Âu. Văn hoá Tin Lành đã tạo ra những xứ tư bản Tây Phương.

Người Tin lành không che dấu chuyện đã làm ra tiền, coi đó là dấu hiệu của thành công. Gặp người Mỹ, vài giờ sau biết họ lãnh bao nhiêu dollars mỗi năm, có bao nhiêu cái nhà, cái xe

Văn hoá Thiên Chúa giáo có mặc cảm với tiền bạc. Không bao giờ người Pháp nói về lương bổng của mình, ít khi phô trương, gần như muốn che dấu nếu thành công trong đời.

Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giầu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội.

Khi Bill Gates trình bày với vợ, con về dự án dùng trên 40 tỷ dollars cho Foudation Bill & Melinda Gates, và quyết định chỉ để lại cho mỗi người con 10 triệu (ít quá, khó thành công; nhiều quá, chỉ làm hư con cái), cả bà vợ và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hoá đó từ nhỏ.

Khi Bill Gates nói về dự án của mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch sù cho Foudation Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates

Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giầu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì những cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường.

Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác, rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hoá, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.

Tinh thần "trả lại cho xã hội" giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây Phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản.

Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây Phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau.

Những foundations tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hoá, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận.

Truyền thống bác ái

Tại Pháp, nơi người Tin Lành chỉ chiếm trên dưới 3 %, cái tinh thần "trả lại cho xã hội" không mạnh như ở Hoa Kỳ hay các nước có văn hoá Tin Lành ở Bắc Âu. Những trường đại học lớn, uy tín nhất của Pháp, những năm gần đây kêu gọi các cựu sinh viên đã thành đạt đóng góp cho trường, nhưng kết quả rất khiêm nhượng.

Không phải một sớm một chiều người ta có thể tạo một truyền thống.

Mặc dầu vậy, tinh thần bác ái ăn sâu tại các nước Thiên Chúa giáo như Pháp, Ý, Tây Ban Nha (Espagne, Spain) đã thúc đẩy các xã hội dân sự hoạt động tích cực.

Tại Pháp chẳng hạn, tổ chức Resto du Cœur mỗi năm tặng thực phẩm, bữa ăn cho hàng triệu người. Emmaüs, một tổ chức thiện nguyện do linh mục Pierre lập ra không những giúp đỡ người nghèo, còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người. Một trong những hoạt động của Emmaüs: nhận bàn ghế, TV, tủ lạnh, computers, quần áo cũ của thiên hạ gởi tặng, sửa lại, bán rẻ lấy tiền làm việc nghĩa. Nhân viên của Emmaüs đều là những người gọi là SDF (Sans Domicile Fixe, Không nhà không cửa, homeless), theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá. Những người điều hành là những người có dư khả năng làm lương lớn trong các hãng tư, nhưng muốn làm việc công ích để đóng góp cho xã hội.

Từ gia đình tới xã hội

Người Tây Phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ.

Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận.

Người Việt hy sinh, nghĩ tới người khác nhiều hơn chính mình, nhưng "người khác" chỉ luẩn quẩn trong nhà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, không ra khỏi ngưỡng cửa gia đình. Gia đình VN chặt chẽ, nhưng xã hội VN lỏng lẻo. Gia đình Tây Phương lỏng lẻo, nhưng xã hội của người ta chặt chẽ. Chữ liên đới, bác ái, huynh đệ không phải là những danh từ trống rỗng trên cửa miệng

Người Việt dành trọng tâm đời mình cho gia đình. Tai họa xẩy ra cho người thân làm tiêu tan luôn đời mình. Mất một người thân, cuộc đời kể như chấm dứt. Ngồi rầu rĩ thương thân, oán phận

Thái độ của người Tây Phương tích cực hơn. Họ nghĩ tới xã hội. Họ không bi quan yếm thế. Tại họa cá nhân không đánh gục họ, trái lại, trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội.

"Our children"

Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định: từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình. "The children of California shall be our children".

Ở Pháp, những bà mẹ có con thơ ấu chết vì tai nạn xe hơi, thay vì ngồi than trời oán đất, hay oán thù người gây tai nạn, đã thành lập một hội rất thế lực, Ligue Contre La Violence Routière (Hội chống lại bạo lực lưu thông) hoạt động tích cực đòi quốc hội, chính phủ ban hành những luật lệ hạn chế vận tốc, kiểm soát, trừng phạt những người lái xe sau khi uống rượu, hút cần sa ma túy, mở những lớp về an ninh lưu thông, hỗ trợ các gia đình nạn nhân.

Các nạn nhân khủng bố lập những hội tương trợ các nạn nhân như mình. Một phụ nữ Pháp, thoát chết trong cuộc khủng bố Hồi giáo ở Paris, nói: chưa bao giờ tôi hạnh phúc hơn, vì có một gia đình trên 200 người.

Có người trong gia đình chết vì ung thư, họ lập những hội giúp bệnh nhân ung thư.

Những người cựu SDF, khi có công ăn việc làm, mở hội giúp những người vô gia cư.

Người có con chết vì ma túy, gia đình tan nát vì rượu chè, bỏ tiền bạc, giúp những người nghiện ngập. Họ làm việc đó tận tụy, âm thầm, coi như chuyện đương nhiên, ngạc nhiên khi có người ngạc nhiên trước các nghĩa cử đáng khâm phục đó

Những thí dụ đó nhan nhản, ở mỗi góc phố, đếm không xuể.

Thí dụ điển hình nhất là tổ chức Téléthon. Một số gia đình có con bị các thứ bịnh hiếm, không có thuốc điều trị vì không có hãng bào chế thuốc nào bỏ ra những ngân khoản khổng lồ để tìm kiếm, sản xuất thuốc cho một số rất ít bệnh nhân, đã thành lập Téléthon, mỗi năm vận động quyên góp được hàng trăm triệu euros. Với số tiền đang kể đó, họ lập tuyển dụng các y sĩ, các chuyên viên y khoa nổi danh, mở những laboratoires tối tân để nghiên cứu phương pháp chữa trị, tìm tòi thuốc men. Tiền đóng góp từ khắp nơi gởi về, thường thường là của những người lợi tức thấp, nhưng sẵn sàng giúp người thiếu may mắn hơn mình. Và những người hoạt động tích cực nhất là những người có con cái đã chết vì bạo bệnh, hoạt động để tránh cho người khác thảm kịch của chính mình.

Không quay đầu về quá khứ, tiến về phía trước, nghĩ đến việc cải thiện xã hội, đó là những yếu tố khiến xã hội Tây phương thành công. Cả về kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì dân chủ không phải chỉ xây dựng trên giấy tờ, qua hiến pháp, bầu cử, luật lệ. Nó phải được thực thi, bảo vệ, nuôi dưỡng bởi xã hội dân sự.

Cha chung không ai khóc

Người VN hy sinh cho gia đình, đó là một đức tính đáng cảm phục. Đó là một điều may, khiến xã hội VN không hoàn toàn băng hoại. Hay xã hội đã băng hoại, nhưng vẫn còn những ốc đảo là hàng triệu gia đình, đang âm thầm cố thủ.

Người Việt hết lòng với gia đình, nhưng hoàn toàn thờ ơ với xã hội.

Phương châm của người Việt: vườn ai nấy rào. Người ta đốn cây, tôi mặc kệ, vì là cây ngoài đường. Người ta xẻ núi, phá rừng, xây chung cư, khách sạn, tôi ngoảnh mặt đi để tránh vạ lây. Hậu quả là VN được trời cho một giang sơn gấm vóc, ngày nay bị tàn phá một cách thô bạo. Nha Trang, Đà Lạt, Sapa…, những thắng cảnh tuyệt vời đang trở thành những đống xi măng, cốt sắt thô kệch, trước sự thờ ơ của mọi người. Cha chung không ai khóc.

Tại các nước Tây phương, các di tích lịch sử được bảo trì một phần lớn nhờ các foundations, các tư nhân. Ở VN, ngược lại, người ta biến của công thành của riêng, không nương tay tàn phá di sản của đất nước để làm giầu, để trục lợi.

Khi nào tình thương, sự liên đới, lòng bác ái, tinh thần trách nhiệm của người Việt ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, lúc đó VN sẽ có một xã hội lành mạnh, lạc quan, tích cực. Đủ lành mạnh, lạc quan, tích cực, để xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Để xây dựng lại đất nước đang băng hoại.

Từ Thức

Paris, tháng 1/2018
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1821071764676103&set=a.614257982024160.1073741829.100003198908629&type=3
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1821071764676103&set=a.614257982024160.1073741829.100003198908629&type=3
Người ta đăng hình bikini hay khỏa thân như vầy thì ko sao , trong khi mới đây , tôi chỉ đưa ảnh các cô gái Việt ngực trần khi ủng hộ đội U23 thắng Qatar đã bị FB cấm sử dụng một tuần lễ .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2087584387921725&set=pcb.687169305006177&type=3&ifg=1
Tôi biết , có lẽ từ lâu tôi đã bị FB đưa vào danh sách đen vì viết quá nhiều bài mỗi ngày , mà bài nào cũng dài . Do đó họ đã cảnh cáo tôi 1 lần v/v này .
Sau đó , tôi dùng ảnh phụ nữ thổ dân Nam Mỹ khỏa thân phần trên hay toàn bộ * để minh họa cho bài viết về tham nhũng ở VN : lần đó cũng bị FB cấm cửa 3 ngày .
Sau đó tôi cũng bị cấm cửa ba ngày vì post lại các hình khỏa thân nói trên để minh họa bài viết về tham nhũng tại VN. Tôi đã chú thích cho các hình : 'nếu các đảng viên CSVN đều ăn mặc như thổ dân Nam Mỹ thì chẳng cần tam quyền phân lập' .
* Nhưng được đăng trên tạp chí khoa học rất đứng đắn là National Geographic .

tết mậu thân dưới mắt người cs
https://www.facebook.com/258083244338526/videos/1384249425055230/
Nếu Malaya nằm kế TC thì không có Singapore như hôm nay ; đăng ngày 31/1/16 .
Thưa bạn XYZ : xin bạn xem lại cuộc chiến chống Mã Cộng (MC) từ 1948-61 và 1968-89 tại Malaya - tiền thân của Malaysia bây giờ . Lực lượng MC phần lớn là người Hoa và lãnh tụ của họ cũng là người Hoa , và Singapore từng là một HANG Ổ của MC . Sở dỉ MC không thành công tại Malaya vì lực lượng (LL) này KHÔNG tiếp nhận vũ khí ồ ạt và liên tục từ TRUNG CỘNG - như ĐCSVN đã nhận từ đầu thập niên 1950 . Nếu Malaya tiếp giáp với TQ thì MƯỜI ông Lý Quang Diệu cũng không thể biến Singapore như hôm nay (sic) ! Đây là yếu tố quan trọng .
Lực lượng MC chưa tới 10.000 TAY SÚNG + 150.000 CẢM TÌNH VIÊN (trong cuộc chiến lần 1 từ 1948-61) và khoảng 1.000 tay súng (trong lần 2 từ 1968-89) ; trong khi LL của CP Malaya đông gấp nhiều chục lần , có trợ giúp của Anh , Úc , và các LL trong Liên Hiệp Anh ; mà phải mất nhiều năm mới dẹp ! . . .Do vậy , nếu ko nhắc tới yếu tố địa lý trên đây thì mọi sự so sánh giửa ng VN và Sing đều khấp khểnh !
Nếu VNCH không bị CSBV đưa HÀNG TRIỆU QUÂN xâm nhập để "giải phóng miền Nam" thì ngày nay VNCH không kém gì Sing bây giờ ! (sic) .
(Viết sau khi đọc bài của bạn XYZ nói về Singapore của cụ Lý Quang Diệu) .
Thưa bạn NNHĐ : xin bạn xem lại cuộc chiến chống Mã Cộng (MC) từ 1948-61 và 1968-89 tại Malaya - tiền thân của Malaysia bây giờ . Lực lượng MC phần lớn là người Hoa và lãnh tụ của họ cũng là người Hoa , và Singapore từng là một Ổ của MC . Sở dỉ MC không thành công tại Malaya vì lực lượng (LL) này ko tiếp nhận vũ khí ồ ạt và liên tục từ TRUNG CỘNG - như ĐCSVN đã nhận từ đầu thập niên 1950 . Nếu Malaya tiếp giáp với TQ thì MƯỜI ông Lý Quang Diệu cũng không biến Singapore thành như hôm nay (sic) !
Lực lượng MC chưa tới 10.000 TAY SÚNG + 150.000 CẢM TÌNH VIÊN (trong cuộc chiến lần 1 từ 1948-61) và khoảng 1.000 tay súng (trong lần 2 từ 1968-89) ; trong khi LL của CP Malaya đông gấp nhiều chục lần , có trợ giúp của ANH , ÚC , và các LL trong Liên Hiệp Anh ; mà phải mất nhiều năm mới dẹp ! . . .Do vậy , nếu ko nhắc tới yếu tố TỐI QUAN TRỌNG này thì mọi sự so sánh giửa ng VN và SING đều khấp khểnh !
Nếu VNCH ko bị CSBV đưa HÀNG TRIỆU QUÂN xâm nhập để "giải phóng miền Nam" thì ngày nay VNCH KHÔNG KÉM GÌ SINGAPORE BÂY GIỜ ! (sic) .
Xin xem cuộc chiến chống Mã Cộng .
http://vi.wikipedia.org/…/T%C3%ACnh_tr%E1%BA%A1ng_kh%E1%BA%…
http://vi.wikipedia.org/…/N%E1%BB%95i_d%E1%BA%ADy_c%E1%BB%9… . (Hết)
Viết sau khi đọc bài của bạn NNHĐ nói về Singapore của cụ Lý Quang Diệu .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1308478302499326&set=pcb.1308479799165843&type=3
TẠI SAO TAI HỌA DAI DẴNG TỪ 1945 TỚI GIỜ (72 năm) CHỈ XẢY RA VỚI VIỆT NAM MÀ KHÔNG XẢY RA VỚI NƯỚC KHÁC ?
- Trên thế gian này , mọi việc đều có NGUYÊN NHÂN , ko có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên .
- Chính ĐCSVN , chứ không phải bọn "phản động" hải ngoại hay phong trào đấu tranh cho dân chủ tại VN , đã biến - câu nói nỗi tiếng của TT Thiệu hay khẩu hiệu sau đây thời chế độ cũ - thành SỰ THỰC :
Mấy đời bánh đúc có xương ,
Mấy đời Cộng Sản nó thương dân mình .
Tôi biết , phần lớn những ng Thiên Chúa Giáo đều không tin Luân Hồi (Reincarnation) vì lập luận :
- Nếu có kiếp trước , tại sao ta ko nhớ được , v.v...
Nhưng trước những tai ương mà nhà cầm quyền hiện nay gieo xuống đầu dân Việt , tôi nghĩ chỉ có luật Luân Hồi Nhân Quả mới giải thích được .
Hiện nay , do Tham Nhũng và Lạm Quyền , VN yếu kém về mọi mặt như CT , KT , VH , XH , v.v... , còn thua xa Cambodge và Lào , hai nước từng là đàn em , răm rắp nghe lời VN ; giờ họ coi VN chẳng ra cái gì .
Trừ các DLV - ăn lương của ĐCSVN , những người viết blog * hay FB , không ít thì nhiều đều bức xúc trước tình hình xuống cấp hiện nay . Nhiều ng có trình độ , có tấm lòng với quê hương dân tộc , đã đưa ý kiến hay giải pháp này nọ nhưng tất cả chỉ là NƯỚC ĐỔ LÁ MÔN hay NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT hay CON ÉN KHÔNG LÀM NỔI MÙA XUÂN .
Tôi xin đăng lại quan điểm của tôi về vấn nạn trên - đang làm ray rứt chúng ta hàng ngày , khiến nhiều bạn bỏ ăn bỏ ngủ * để viết FB/blog .
http://www.tranthanhhien.com/…/nguoi-vn-cung-tin-tuong-luat…
* Blogger Tưỡng Năng Tiến , dân Cali đã viết "Đã có không biết bao nhiêu độc giả (nhất định) phải vượt hàng vạn dặm đến California để gặp tôi – một anh già mặt mũi dị hợm, sặc sụa hơi men, quần áo tả tơi, người ngợm hôi hám, ăn nói quàng xiên – cùng với một tiếng thở dài, khó nén!" . (Ông là social worker/cán sự xã hội tại một bv tâm thần ở San Jose , hiện đã về hưu , thường có nhiều bài trên mạng.-- Tài) .
Posted by thebimini at 11:44 AM

PHÁT HIỆN MỚI : Các quan tham VN đều là các nhà GIẢ KIM (alchimiste) ? Vì bất cứ cái gì mà họ đụng tới đều trở thành vàng !!!
Myanmar cho biết sẽ xây sân bay mới , có thể đón 12 triệu khách năm , tốn 800 triệu đô , bằng tiền ODA của Nhật và nhà thầu Nhật và Singapore , cách thủ đô 80 km . Vậy là vẫn rẻ hơn sân bay LONG THÀNH của VN !!! Vì cái gì vào tay quan tham VN đều biến thành vàng : tài thật !!!
"Theo chủ trương đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6-2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Trong đó, việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2019, hoàn thành vào năm 2022 và đầu năm 2023 đưa vào khai thác giai đoạn 1". theo wiki .

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1747811688565983&set=pcb.1747811791899306&type=3
NGHIỆP QUẢ CỦA DÂN VN .
- Nhiều người VN cũng tin tưởng luật nhân quả khi nghĩ rằng những bất hạnh mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành trong quá khứ .
DỊCH TỪ : Mosaic of Cultures của Peter T. White đăng trên National Geographic March 1971 , tr. 316 - 321 .
. . . 
"Thoát khỏi (emerge) sự khống chế của TQ từ thế kỷ thứ 10 , VN nhìn xa hơn tổ quốc (homeland) của họ , 1 khu vực nhỏ chung quanh châu thổ sông Hồng - và bắt đầu cuộc Nam Tiến , giửa bờ biển và rặng Trường Sơn (Annam Cordillera) ; cuộc Nam tiến kéo dài 800 năm . Đầu tiên họ đã thôn tính (chew up) Đế quốc Chiêm Thành .
Người VN thay đổi chiến thuật của họ . Đôi khi họ đã cố gắng bành trướng 1 cách hòa bình , bằng cách gả con gái của họ cho giai cấp thống trị (aristocracy) của Chiêm Thành . Có 1 tục ngữ (saying) VN như sau ,"Khi bạn có quan hệ tốt với 1 nước , đây là lúc tốt để sẵn sàng chiến tranh . "
Rồi sau đó là hành động mãnh liệt/hung bạo (violent) . Những toán lính thiện chiến gồm những trẻ mồ côi (orphan) được nuôi bởi nhà nước sẽ xâm lăng những phần đất khác của Chiêm Thành ; rồi họ sẽ định cư (settle down) để trồng cấy (farm) , bằng cách lấy vợ Chàm . Ngay cả ngày nay , các chữ "ba bị sáu quai" (three bags six straps) để mô tả túi đeo lưng (field pack) của họ , có nghĩa là hung dữ/ác liệt (fierceness) ; các cha mẹ VN đe nẹt (frighten) các con với các câu chuyện của Ông Ba Bị (Mr. Three Bags) . 
Trong thế kỷ 17 , ng VN tiếp tục cuộc Nam tiến vào châu thổ sông Cửu Long , lúc đó thuộc về người Khmer , và áp đảo (overwhelm) họ . 
Khi dân Khmer ngoan ngoãn , ng VN sẽ rút đi và để lại 1 lực lượng có tính biểu tượng (token force) . Khi ng Khmer nổi loạn , ng VN sẽ hành động rất tàn nhẫn (ruthlessly) . Một học giả tại Saigon cho tôi 1 ví dụ minh họa (illustration) : "Thành ngữ (phrase) VN ' làm đổ/ngã ấm đun trà ' có nghĩa là trừng phạt 1 cách nghiêm khắc (severely) , là khủng bố (terrorize) , để chỉ những gì đã làm đối với tù binh Khmer . Họ bị buộc quì gối từng nhóm 3 ng , mỗi nhóm giử/cầm 1 cái lò (stove) lớn trên đó có 1 ấm nước sôi . Ngay khi 1 người yếu sức và té , cái ấm bị đổ làm cho hắn bị phỏng lột da (scalding) . Rồi hắn sẽ bị chặt đầu . " 
Cho tới ngày nay , ng Khmer vẫn còn thù ghét người VN (xem trang 310) .
Sự thù hận dai dẵng (smoldering hatred) xuất hiện tại Phnom Penh . Từng đánh nhau trong những thời trước với những nước láng giềng , người Campuchia (Cambodia) sống không thoải mái bên cạnh những ng VN năng nỗ/hung hăng (aggressive) , mà 500.000 người sống trên đất KPC . Mùa Xuân qua , khi CSBV đưa quân vào KPC , xung khắc cũ lại bùng nổ (flare anew) : người KPC tàn sát hàng trăm thường dân VN và thả trôi trên sông Cửu Long . Hàng chữ này , viết bằng phấn , bằng tiếng KPC , Pháp và Anh - nhắm vào báo chí nước ngoài ; xem hình .
. . .
Thái lan đã thoát được sự xâm lăng của Âu châu , nhờ vua Mongkut - vị vua trong phim 'Anna and the King of Siam và the King and I' . Ông cỗ vũ những cải cách , đẩy mạnh hiện đại hóa (modernization) với sự giúp đở của ng Âu - Mỹ , và đã viết thơ cám ơn Nữ hoàng Victoria của Anh .
Trong khi các vua mạnh mẽ và đầu óc tân tiến (modern-minded) như Mongkut và Mindon của Miến điện, đã tìm kiếm thỏa hiệp (compromise) với lực lượng Âu châu xâm lăng ; thì các vị vua yếu hơn , Thibaw (con của Mindon) và Hoàng đế Tự Đức của VN , vẫn giử phong cách cũ , đã cố gắng chống lại và bị đè bẹp . 
Ng Pháp đã kiểm soát toàn bộ VN vào năm 1893 , và cả Lào - khi nói rằng đã làm theo yêu cầu của Hoàng đế VN này . Dựa vào đó , họ áp lực Thái nhượng bộ hai tỉnh cho Lào và ba tỉnh cho Cambodia (KPC) ; từ đó , Cambodia bị sát nhập (tucked away) vào Đông dương thuộc Pháp . Con của Mongkut , vua Chulalongkorn chấp nhận yêu cầu này của Pháp . Vua cũng nhượng quyền khai thác gổ teak và 1 vài quyền khác cho ng Anh . Thái đã không bị xâm lăng , nhưng đất đai bị xén bớt (shorn) . (Thái Lan có địa vị như ngày nay là nhờ sự khôn ngoan của các vua như Mongkut , đã biết thỏa hiệp với các nước Âu châu xâm lược (như Pháp và Anh) ; trong khi vua Tự Đức , ko biết cách thỏa hiệp đã đánh nhau với Pháp , bị thua và bị Pháp cai trị . . . - Tài) . 
. . . 
Nhiều người VN cũng tin tưởng luật nhân quả (law of karma) khi nghĩ rằng những bất hạnh (misfortune) mà VN đang gánh chịu bây giờ là sự trừng phạt/báo thù (retribution) cho những gì mà tổ tiên của họ đã làm với Chiêm Thành ." (Hết)
Tôi trở thành thày giáo tại Mỹ để trả nợ tiền kiếp . 
Giới thiệu : Tôi hay viết , những gì xảy đến chúng ta không phải là NGẪU NHIÊN , nghĩa là có sắp xếp . Nếu ta có cảm tình với ai (dù chỉ gặp mặt lần đầu) là do ta đã có cảm tình với họ từ KIẾP TRƯỚC ; nếu có ai thường xuyên giúp ta dù ta giúp họ rất ít là do kiếp trước ta giúp họ , nay họ trả ơn ; nếu ta bị ai ghét , thù oán , hay làm khổ một cách vô cớ là do kiếp trước ta đã gây đau khổ cho y nên nay y trả thù . Nếu có những cặp vc đến với nhau để làm khỗ cho nhau thì cũng có những vc cuộc sống rất hài hòa , v.v...Và nhiều ví dụ khác : ta chỉ có thể giải thích những điều trên bằng luân hồi nhân quả .-- Tài . 

Khoảng cuối năm 1998 , do sự khẩn hoản yêu cầu - mà lúc đầu tôi từ chối , nhưng vì thân nhân của họ ở Mỹ năn nỉ hết mức - tôi đã ở lại nhà họ và dạy học cho một gia đình ở VN mới qua . Gia đình này gồm một người đàn ông góa vợ và bảy con , gồm bốn gái và ba trai ; trừ đứa anh cả và chị kế , năm đứa còn lại đều là học trò của tôi . Tôi còn dạy thêm bạn bè của chúng nó ; thành ra lớp học có lúc gần 15 người .
Tôi vừa dạy học , thỉnh thoảng còn dẫn mấy đứa nhỏ đi học bằng xe bus hay đi bộ ; đi khám bịnh ; đi bơi ở hồ tắm trong cư xá ,v.v...Do bố chúng kém Anh văn , tôi còn phải đi họp phụ huynh cho bố chúng . Thật làm lạ , tôi mến chúng hơn cả cháu tôi ở Việt nam dù tôi không hợp với bố chúng , thỉnh thoảng có cãi vã nho nhỏ . Gần như mỗi lần đi shopping , tôi đều mua quà ; vì chúng và học trò quá đông mà quà không đủ nên tôi tổ chức bốc thăm : đứa nào bốc trúng lá thăm có tên món quà nào thì lấy món đó ; rất là vui !
Bố chúng nó , đi làm từ 5 giờ sáng , đôi khi tới 10 giờ đêm mới về . Lúc đó ông vội vàng nấu nướng để ngày mai đem theo cũng như để cho chúng ở nhà hâm lên mà ăn . Vì nhà đã có sẵn 3 người , gồm vợ chồng chủ nhà và tôi , nay thêm 8 người thành 11 người . ( Nhà nhỏ , có ba phòng ngủ (một lớn và hai nhỏ) và một toa-lét ; nếu ở tối đa 6 người thì còn chịu được , nay lại gần gấp đôi . Mỗi buổi sáng tôi chờ gđ này dùng restroom xong tôi mới dậy) . Hai vợ chồng anh chủ nhà ở phòng lớn , tôi và một thằng nhỏ ở phòng thứ hai ; còn lại ở phòng thứ ba và phòng khách .
Nhà bếp rất chật chội và tủ lạnh không đủ chỗ chứa. Do nước mắm hay đổ xuống đồ ăn của tôi trong tủ lạnh nên sau đó tôi ko nấu nướng và gần như ăn toàn mì ly Maruchan của Nhựt trong ba năm ; thỉnh thoảng ra tiệm ăn hamburger . Mỗi ngày dạy từ 4 đến 9 giờ tối ; về tới phòng là mệt đừ lăn ra ngủ ; cũng may lúc đó răng giả còn khít với nướu nên ăn uống bình thường , ăn được cả pistacho (sic) .
Tôi ở với họ tới khi họ tìm được nhà rộng hơn và dọn đi . Lắm lúc ngồi suy nghĩ , có lẽ kiếp trước tôi có thể là người thân (bố hay mẹ chúng) nên kiếp này khi gặp lại đã thương yêu và hết lòng dạy học cho chúng .
Hay là nói , trong kiếp trước , tôi đã “mắc nợ” gia đình này thì cũng đúng . Vì tôi đã ở nhà này trước đó mấy năm với vợ chồng anh chủ nhà , một ông già , và bạn tôi (anh S.) (tổng cộng 5 người) . Tôi và anh S. cùng share một phòng ; khi nghe anh chủ nhà nói gia đình cậu anh ta (từ VN mới qua) sẽ đến ở chung , tôi và anh S. đã kiếm nhà khác để dọn đi ; đồ đạc đã sắp sẵn để dọn đi nhưng trong đêm trước ngày dọn sang chỗ mới , do thân nhân của họ năn nỉ quá , nói “ anh Tài giỏi tiếng Anh , ở lại dạy cho các cháu . . . “ . Thế là tôi phải gọi phone cho nơi sắp đến và xin đình hoãn ; họ cự nự đòi bồi thường nhưng sau đó bỏ qua . Nói như vậy cho thấy tôi mắc nợ gia đình này nên không thể “trốn nợ “ được .
NHỮNG SỰ TRÙNG HỢP KỲ LẠ (WEIRD COINCIDENCES) TRONG ĐỜI TÔI .
Những gì xảy ra (bao gồm tình yêu , bạn hay thù , v.v...) đối với chúng ta , đều không ngẫu nhiên ; chúng đã được sắp xếp bởi Trời Đất hay một quyền lực siêu nhiên (đây là kinh nghiệm bản thân) .
Số là , sau khi đến San Jose, California (tháng 6/1994) khoảng hơn một tháng , tôi đã 'share' phòng với một ông cụ , đã quên tên . Phòng còn lại là của vợ chồng cô con gái ; hai đứa cháu ngoại ngủ phòng khách .
Thỉnh thoảng , con gái út của cụ , tên Q. đến thăm cụ . Cô này , đôi khi đi với người bạn trai tên C. ; sau đó , hai người đã kết hôn . Cô Q. mời tôi dự , lúc đầu tôi từ chối vì dù đã 47 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ dự đám cưới/hỏi . Vì cô năn nỉ cũng như sợ ông cụ buồn nên tôi đã đi dự .
Trong tiệc cưới , tôi ngồi cùng bàn với ông cụ ; nhờ vậy tôi biết bà mẹ của chú rể . Khoảng hơn 1 năm sau , vợ chồng cô con gái (ở chung với cụ) chuyển sang bang Pennsylvania ; cụ thì sẽ về ở với một cô con gái khác ở Fremont , bắc San Jose . Cụ nói , anh ở lại và ở chung với người anh kế của cô Q. ; tôi ko đồng ý vì ở đâu tôi cũng muốn được chủ nhà nấu cơm cho mình .
Thế là tôi xem báo 'Thằng Mõ' để tìm phòng và tìm được một phòng cũng ở San Jose : đó là một ngôi nhà gồm 2 bedroom và một master-bedroom (có vợ chồng anh H. thuê) ; tôi ở 1 phòng và anh L. chủ nhà ở phòng còn lại .
Khi giúp tôi đưa đồ vào phòng , anh H. nói , trước đây có một bà cụ ở phòng này , sau này đã về ở với người con gái ở đường Mc Kee .
Một thời gian sau , tôi lại thấy anh C. , đã nói ở trên , đến nhà chơi. Thế là tôi mới biết anh mới là chủ nhà ; anh L. (cháu kêu bằng cậu) , đã thuê lại ; và bà cụ đã ở phòng tôi trước đây , chính là mẹ của anh C. và là bà ngoại của anh L. .
Thế là , trước đây tôi ở chung phòng với ông cụ bên đàng gái ; sau này lại ở phòng của bà cụ bên đàng trai .
Sau này , có thêm anh Sĩ về ở chung phòng với tôi . (Trước đây ở VN , khoảng năm 1988 , tôi quen cô Vân , vợ cũ của anh ta , vì cô này làm việc tại VP của HTX xây dựng , đặt tại nhà tôi . Tôi đã biết cô li dị chồng , nhưng chưa bao giờ biết mặt . Khi qua Mỹ , do giới thiệu , tôi mới biết anh S. ).
Và tới năm 1997, tôi , anh S. và anh L. lại dọn về một căn nhà ở đường Meadowmont cũng ở San Jose . Khi nhìn số nhà , tôi biết tôi sẽ gặp hên vì 2301 = 2 + 3 + 0 + 1 = 6 , là một số rất tốt theo Lý thuyết Số (Numerology) . Năm nó tôi xin tiền bịnh vì đã ở Mỹ 4 năm , mặc dù xin việc nhiều nơi nhưng ko được thuê mướn nên cứ vay G.A. dài dài và lại bị trầm cảm nặng (major depression) . (GA (general assistance) là tiền vay của quận hạt giúp ta trả tiền nhà , khi nào đi làm sẽ trả lại) .
Lúc cô cán sự xã hội làm đơn , cô nói tôi sẽ bị bác trong lần đầu , lần hai mới được chấp thuận ; thế mà ngay trong lần đầu tôi đã được chấp thuận . Khi cầm tờ giấy cũa Sở an sinh gửi về , tôi ko tin nơi mắt mình .
(Tôi quên nói , khi qua Mỹ , tôi mới phát hiện là mình bị TRẦM CẢM . Bịnh này nếu ko chữa trị , có thể dẫn đến TỰ TỬ (suicide) ; bịnh này làm cho tôi CHÁN ĐỜI , chán mọi thứ kể cả ĐÀN BÀ . Tôi đã có thể mắc bịnh từ lúc 14-15 tuổi . Lúc vào QĐ năm 21 tuổi , tôi có nhiều dịp tiếp xúc với phụ nữ , nhất là giai đoạn làm ở Biệt khu Thủ đô và Tòa Đô chánh . Lúc ở BKTĐ , tôi ở kế bên phòng Chính huấn có mấy cô ca sĩ ; cô nào cũng đẹp mà tôi ko ngó ngàn tới dù đang là SQ . Ở tòa Đô chánh , lại tiếp xúc với các cô cũng nhiều nhưng tôi ko để ý đến ai hết . Trước khi đi Mỹ , gần 10 cô , do quen biết hoặc giới thiệu , muốn thành hôn với tôi ; tôi đều từ chối : một phần lớn cũng do lúc đó trong gia đình có nhiều XUNG ĐỘT nội bộ - mà tôi nghĩ rằng còn hơn cả bi kịch của Shakespeare ).
Tới năm 1998 , ông H. cậu của anh L. ở vn sang . Vài tháng trước , tôi đã biết việc này , nên khi hay tin gđ ông này (gồm 8 người) sẽ về ở chung với mình , tôi đã chuẩn bị kiếm chỗ khác mà ở . Vì căn nhà đường Meadowmont này rất nhỏ , chỉ có một restroom cho ba phòng ; nhưng do sự năn nỉ của chị và em của ông H. rằng "nhờ anh Tài ở lại dạy cho các cháu" nên tôi đã ở lại (tôi kể rất chi tiết trong bài ' Làm thế thế nào tôi đã trở thành thày giáo tại mỹ ' cũng trên blog này) . Sau khi ông H. dọn vào , anh Sĩ đi kiếm chổ khác ở .
Tôi quên nói , năm 1981 , lúc còn ở VN , tôi có làm cho 1 đội xây dựng trong 1 năm . Tôi đã quen anh Hiển , cựu đại úy công binh VNCH . Khoảng năm 1990-94 , khi làm thông dịch viên cho người Pháp , lại làm quen với chị Vân - cựu hs Marie -Curie . Có một lần đến nhà chị này , gần nhà thờ Ba Chuông , tôi đã gặp lại anh Hiễn , hỏi ra mới biết là chồng trước của chị Vân .
Tôi viết bài này để nói rằng , trong đời tôi đã xảy ra nhiều sự trùng hợp (coincidence) kỳ lạ : như ở nhà đàng gái rồi lại sang ở nhà đàng trai , quen chồng trước rồi sau đó lại quen với vợ , hay quen vợ trước rồi sau đó lại quen chồng .
Theo đạo Phật , những người mà ta gặp trong đời này đả từng quen biết với ta trong KIẾP TRƯỚC . Thành ra mới có chuyện gặp nhau lần đầu là đã có cảm tình ; cũng có người , mà ta lại có ÁC CẢM với họ ngay trong lần gặp đầu : vì trước đây , trong kiếp trước ta đã có xung đột hay thù oán gì với họ . Tóm lại , hầu như mọi tình cảm như hỉ nộ ái ố ai cụ dục lạc (1) đều có nguyên nhân từ kiếp trước . Bạn giải thích như thế nào về những sự SỢ HÃI (phobia) rất vô lý mà tâm lý học ko giải thích nỗi ? Tôi thì sợ chuột , S. (em tôi rất to con) nhưng lại sợ dán ; kẻ sợ chỗ chật hẹp , kẻ thì sợ nơi cao , v.v.. Hẹn bạn thư sau để nói thêm về tình yêu hay duyên phận ; chào bạn ,
(1) hỉ = mừng , nộ = giận , ái = yêu , ố = ghét , ai = buồn , cụ = sợ , dục = muốn , và lạc = vui . Không biết tôi viết và dịch lại 8 từ Hán-việt này có đúng ko ?
Tài Trần
San Jose ngày 09/29/11 lúc 1131 pm