Saturday, March 10, 2018

ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG .
- Omnem crede diem tibi diluxisse supremum (Hãy nhớ rằng ngày nào cũng đều có thể là ngày cuối cùng của bạn). -- Horace , nhà thơ thời La Mã (8/12/65 trước công nguyên - 27/11/8 trước công nguyên) . 
A/ Cái chết ở tuổi 43 vì ung thư tụy của FB Thai Vi Lan sống tại Seattle làm tôi nhớ lại đời là vô thường , nay còn mai mất . Hôm qua tôi nói với 1 bạn trẻ :
a/ Kể cả vua chúa đi nữa , chết chừng ba ngày (nếu ko bỏ phòng lạnh) thì xác sẽ bắt đầu quá trình phân rả , bắt đầu bốc mùi hôi ; trừ phi chết ở ngoài trời và ở vùng rất lạnh như Siberia , Bắc hay Nam Cực .
b/ Không ai có thể mang tài sản sang thế giới bên kia , phải bỏ lại vợ đẹp con ngoan .
c/ Những gì người chết để lại trên thế gian này là TIẾNG TỐT hay TIẾNG XẤU .
B/ Ngày xưa , vua Á Lịch Sơn Đại Đế đã để cho ta 1 bài học khi :
a/ Ra lịnh cho cấp dưới làm quan tài có đục 2 lổ 2 bên để cho mọi người thấy khi đưa quan tài ra nghĩa trang , hai cánh tay vua đong đua : nghĩa là vua chết cũng trắng tay , ko mang được cái gì .
b/ Ra lịnh cho những bs giỏi nhứt trong cung phải khiêng quan tài ông để mọi người thấy : dù là giỏi nhứt nhưng họ vẫn ko cứu ông .
c/ Ra lịnh cho lấy hết ngọc ngà châu báu trong cung đem phát cho dân .
Xin dùng hai hình của Thai Vi Lan để minh họa về cuộc đời vô thường của chúng ta .
Hình 1 chụp tại bv ngày 15/12/17 , hình 2 : chụp với vợ con ngày 23/12/17 .



Giáo dục thuở ấu thơ đã hình thành nếp sống và suy nghĩ theo luật pháp ở tuổi lớn hơn .
Vừa rồi tôi đăng bài 1 đứa bé 2 t nhờ dùng FaceTime trên iPhone để cứu mẹ , nay viết thêm :
Năm 1994 , tôi đến Mỹ và trong vài tuần đầu , ở ké nhà ông bạn vì chưa "quen nước quen cái" . Ông và vợ trông nom giùm 2 đứa cháu nội để cha mẹ chúng đi làm . Con chị hơn thằng em 1 tuổi . Hàng ngày chúng chỉ xem phim hoạt họa (cartoon) . Một hôm , con chị nói với ông nội "không muốn ông nội thay tả cho nó ". Tuy ko ai dạy nó nhưng nó đã biết phân biệt giới tính dù chưa được gửi đến nhà trẻ (kindergarten) .
Như đã nói trong 1 bài trước , ngay ở cấp nhà trẻ , trẻ con đã học khái niệm về pháp quyền , các quyền lợi và trách nhiệm của chúng trong xã hội , biết tự bảo bản thân chống xâm hại tình dục , v.v....
Trong khi đó , ở tỉnh Thái bình mới xảy ra vụ cha xâm hại tình dục 2 con , đứa lớn 16 , đứa kế 12 . Nguyên do ban đầu , vợ ông đã không chăn gối với ông vài năm gần đây và do nhà mới xây nên 4 ng ngủ chung 1 giường .
Nhưng tôi nghĩ , phần lớn do trẻ em VN không được giáo dục như trẻ con Mỹ , như tự bảo vệ mình (ko cho ai đụng đến phần kín đáo của cơ thể) , báo cáo với cha mẹ hay thầy cô nếu có ai làm việc này , tôn trọng công bằng , tôn trọng ý kiến khác biệt , tập giải quyết các bất đồng bằng lý luận , chứ ko bằng sức mạnh , v.v.. Khi lớn lên không ai có thể hiếp đáp , lạm dụng hay xâm hại đến chúng , v.v...
Ở VN , ngoài đường thì CA làm luật , trong mọi nghành tham nhũng tràn lan . . . tất cả xuất phát từ nền GD hiện nay mà ra . . . .Phần lớn ai cũng muốn việc mình xong trước nên mới đút lót/hối lộ , không chịu sắp hàng chờ đợi theo thứ tự , v.v... Người ta còn hảnh diện về chuyện khôn lõi này với bạn bè ở Mỹ v.v...
Tinh thần Thượng tôn Luật pháp ở miền Nam VN trước 1975 .
A/ Khoảng thập niên 1960 , ba tôi có mua 1 căn nhà mặt tiền 1 từng tại một đường nhỏ , lâu quá tôi quên tên , ở vùng Tân Định , quận 1 Sài Gòn . Ba tôi cho thuê căn nhà này .
Một thời gian sau đó , ông muốn lấy lại vì người thuê thường xuyên không trả tiền nhà đúng ngày và lại còn làm hư hỏng nhà ; nhưng người thuê nhà không chịu ra đi . Vì đây là tranh chấp dân sự nên chính quyền không can thiệp nên ba tôi thuê luật sư đại diện cho mình để đuổi (trục xuất) gia đình này ra khỏi nhà mình , người thuê nhà cũng nhờ LS đại diện quyền lợi cho mình .
Tòa án xử nhiều lần nhưng không thuận lợi cho bên nguyên cáo (ba tôi) vì người thuê nhà viện cớ các con còn nhỏ ; đã vậy , dưới chế độ cũ , chính quyền và báo chí thường (ngấm ngầm) BINH VỰC người thuê nhà , còn được gọi là dân ABC .
Vụ này kéo dài tới ngày 30.4.75 . Sau ngày này , ba tôi không dám đụng tới phụ nữ này vì ba tôi là thành phần tư sản mại bản , còn y là thành phần nghèo , là vô sản thời đó .
Mãi tới khi gia đình y đi Mỹ theo diện con lai (vì y có nuôi con lai) khoảng đầu thập niên 1990 ; y đến nhà năn nỉ ba tôi làm một giấy tay xác nhận đã bán nhà cho y để y hợp thức hóa nhà đất trước khi đi Mỹ ; y đưa cho ba tôi ba lượng vàng .
NHẬN XÉT : Dù người thuê nhà có lỗi (ko trả tiền đúng ngày , làm hư nhà) nhưng ba tôi không thể nhờ cảnh sát trục xuất người thuê nhà mà phải nhờ luật sư đại diện quyền lợi để trục xuất y ; bà này cũng nhờ LS thay mặt mình .
Trong khi ở VN ngày nay , nhà đầu tư đã kết hợp với chính quyền trục xuất người dân ra khỏi mảnh đất của mình , với lý do "đã bồi thường thỏa đáng mà dân ngoan cố , đòi thêm , không chịu đến khu định cư mới , v.v..."
Hiện nay , tất cả mọi đau khổ của dân phần lớn là từ việc họ đã bị trục xuất ra khỏi mảnh vườn/ruộng của mình mà ko được bồi thường thỏa đáng . Và các tỉ phú như Trịnh văn Quyết FLC đều làm giàu nhờ cấu kết với CQ địa phương mua đất của dân với giá rẻ mạt sau đó bán lại cho các nhà đầu tư khác với giá cao hàng chục lần .

B/  Thượng Tôn Luật Pháp tại VNCH trước 1975 .
Hôm qua tôi viết v/v ba tôi đã thuê LS để trục xuất người thuê nhà vì họ thường xuyên trả trể và làm hư nhà . Tòa án ko giải quyết được nên kéo dài đến ngày 30.4.75 .
Tôi vừa đọc "Luật về đuổi người thuê nhà tại bang Cali" , trong đó nói , hai bên đều có thể nhờ LS giúp đở và là 1 quá trình lâu dài : nếu tòa đứng về phia nguyên cáo (plaintif) thì CS sẽ đuổi người thuê ; nếu Tòa đứng về phía bị cáo (defendant) thì người thuê ko bị gì hết .
https://www.upcounsel.com/how-to-evict-a-tenant-in-californ…
Hóa ra , luật pháp ở miền Nam thời đó không thua luật Cali bây giờ , và dĩ nhiên phải TIẾN BỘ rất nhiều so với việc các nhà đầu tư hiện nay ở VN , như tập đoàn FLC của tỉ phú Trịnh văn Quyết , với sự yểm trợ hết mình của CA , dân phòng và xã hội đen đánh đuổi người dân ra khỏi ruộng/vườn của họ , sau khi mua lại với giá rẻ mạt .
Dưới chế độ VNCH , người dân TOÀN QUYỀN LÀM CHỦ miếng đất hay mảnh ruộng/vườn của mình : do đó nhà đầu tư phải gặp dân để thương lượng mua lại ; không có vụ "đất đai là sở hửu của toàn dân và nhà nước quản lý , v.v..." như hiện nay . Vận dụng chính sách BẤT HỢP LÝ và BẤT NHÂN này , CQ địa phương đã cấu kết với nhà đầu tư để ép dân bán đất với giá rẻ và ko thỏa đáng (vì dân phải mua lại tại khu tái định cư với giá cao nhiều lần với giá bán cho CQ) . Nhà đầu tư sẽ bán lại với giá gấp vài chục lần .
Phần lớn các đại gia về nhà đất đã làm giàu nhờ phương pháp này
ẢNH về người lính vnch gầy ốm tại xuân lộc , asia ,
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1338372502843239&set=a.197514143595753.57573.100000115071295&type=3
Chừng nào người dân thấp cổ bé miệng ở Việt Nam đọc được 1 thông cáo như thế này !!!
(Chuyện khoa học giả tưởng , hy vọng sẽ xảy năm 20xx . - Tài)

Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi nhân dân cả nước ,

Tham chiếu : - Hiến pháp hiện hành.
- Các Điều lịnh về quan hệ giửa Nhân Dân và Công An .

Nhằm mục đích giúp quan hệ giửa Nhân Dân và Công An ngày càng tốt đẹp hơn và trong tinh thần Mọi Người Đều Làm Việc Theo Pháp Luật và Hiến Pháp , bộ Công An và bộ Tư Pháp xin trân trọng thông báo cho nhân dân được rõ : nhân viên các cấp của bộ Công an , gọi tắt là CA , từ nay trở đi , chỉ được phép thực thi những điều sau trong khuôn khổ luật định và Hiến Pháp cho phép :
1/ Chỉ được bắt hay mời nghi phạm về đồn trong trường hợp nghi phạm đang thực hiện tội ác nghiêm trọng (thí dụ như đang cướp có vũ khí hay đánh người gây thương tích nghiêm trọng , v.v...) hay làm điều gì có thể gây nguy hiểm cho nghi phạm hay người khác (nghi phạm uống rượu say *, v.v... ) hay có lịnh truy nã hay có trát tòa (1) . CA khi thi hành nhiệm vụ phải mặc đồng phục ; hay nếu mặc thường phục phải trưng ra huy hiệu của ngành mình cho nghi phạm thấy trước trước khi bắt .
2/ Tài sản hay tư trang có trên người của nghi phạm sẽ được CA thu giữ , có làm biên bản . Nếu sau khi điều tra , được CA thả ra thì sẽ trả lại cho nghi phạm ; nếu nghi phạm bị giử lại tại đồn hay trại tạm giam thì tài sản hay tư trang sẽ nhập kho và sau này giải quyết theo phán quyết của tòa .
* Trong trường hợp này , CA sẽ giữ người say rượu cho tới khi y tỉnh rượu mới thả . Trong lúc y say rượu , nếu y chống đối hay đánh nhau với CA , đập phá tài sản nhà nước hay của công dân khác thì sẽ xử theo luật định bao gồm phạt tiền hay/và đi tù .
3/ Luật pháp cho phép nghi phạm được quyền mời luật sư làm nhân chứng lúc CA hỏi cung nghi phạm : việc hỏi cung của CA sẽ không giá trị nếu không có luật sư của nghi phạm chứng kiến . Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì xảy ra đối với nghi phạm trong thời gian bị giữ tại đồn (vì chúng tôi có sự giúp đở và tư vấn 24/24 của các BS , kể cả BS tâm thần , trực tại BV gần nhứt của đồn) .
4/ Trong vòng 24 giờ sau khi bị tạm giữ , nghi phạm được quyền liên lạc bằng điện thoại với 1 người bạn hay 1 thân nhân về ngày giờ bị bắt và nơi bị tạm giam .
Trong trường hợp đặc biệt , nếu thấy việc cho phép nghi phạm liên lạc với người thân hay 1 người bạn có thể dẫn đến sự trốn tránh (của đồng phạm) hay tẩu tán tài sản mà nghi phạm và đồng phạm đã cướp , thì việc không cho phép này phải có chữ ký và con dấu , thấp nhứt là của trưởng đồn CA hay cấp cao hơn .
5/ Nếu nghi phạm có lợi tức thấp , CA sẽ cung cấp luật sư miễn phí cho nghi phạm .
6/ Ngoài ra , nếu xét thấy nghi phạm không gây nguy hiểm cho xã hội , tòa án sẽ cho nghi phạm được quyền tại ngoại hầu tra sau khi đóng một số tiền thế chân do tòa ấn định hay do thỏa thuận giửa NP và Tòa .
Kính chào đoàn kết để xây dựng một Xã hội Ngày Càng Dân Chủ Hơn .

Hà Nội ngày 1-1-20XX .
Bộ trưởng bộ Công An và Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đồng ký tên .

( đã ký )
=====
Chú thích :
(1) : Qui trình bắt người ở một số nước khi bắt nghi phạm cũng gần giống như thế này (như nước Anh) . Bên Anh đã xảy ra vụ kiện CS vì đã khám nhà có chứa ma túy mà chưa có trát tòa .
những tổng thống mỹ này cực kỳ phản động , washington , jefferson , roosevelt , churchill ,


# "Government is not reason, it is not eloquent, it is force. Like fire, it is dangerous servant and a fearful master".
Chính phủ ko phải là chân lý, cũng chẳng phải là lẽ phải, mà chỉ là một tập hợp người. Tập hợp người này giống như lửa, có thể vừa là một đầy tớ nguy hiểm, vừa là một ông chủ đáng sợ.
(Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ - George Washington )

# "If a law is unjust, a man is not only right to disobey it, he is obligated to do so".
Nếu một đạo luật là bất công, thì người dân không chỉ có quyền không tuân thủ nó, mà còn phải có nghĩa vụ không thực thi nó.
( Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ - Thomas Jefferson )

# "Patriotism means to stand by the country. It does not mean to stand by the president or any other public official, save exactly to the degree in which he himself stands by the country. It is patriotic to support him insofar as he efficiently serves the country.
It is unpatriotic not to oppose him to the exact extent that by inefficiency or otherwise he fails in his duty to stand by the country.
In either event, it is unpatriotic not to tell the truth, whether about the president or anyone else".
Yêu nước nghĩa là luôn đứng về phía đất nước. Lòng yêu nước không có nghĩa là phải luôn đứng về phía Tổng Thống hay bất kỳ quan chức chính quyền nào. Hãy ủng hộ ông ta cho tới chừng nào ông ta còn phục vụ hiệu quả cho đất nước, đó chính là yêu nước.
Sẽ là không yêu nước nếu chúng ta không phản đối việc ông ta thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ của ông ta là phục vụ đất nước.
Trong cả hai trường hợp, sẽ là không yêu nước nếu không nói lên sự thật, cho dù về Tổng Thống hay bất cứ ai khác.
( Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ - Nobel Hòa Bình - Theodore Roosevelt )

# "Democracy is the worst form of government, except for all those others that have been tried".
Dân chủ là hình thức tồi tệ nhất của chính phủ, ngoại trừ tất cả những hình thức khác đã được thử nghiệm.
( Winston Churchill )

- Chúng ta đang sống trong 1 đất nước gồm toàn ng mù , được lãnh đạo bởi 1 nhóm ng điên .- Đại văn hào Shakespeare . (Cụ đã mô tả chính xác ĐCSVN) .
- Thành phố La-Mã không thể xây trong 1 đêm -- Châm ngôn Tây phương .
- Các lãnh đạo VN nói rất nhiều và rất giỏi nhưng làm rất ít hay ko làm gì cả .- Lý Quang Diệu .
- Những ng cổ vỏ cho TQPL là thoái hóa .- N. Phú Trọng .
- VN ko cần báo chí tư nhân .- N.Tấn Dũng .

1/ "Loạn thần kinh (psychosis) là 1 bịnh tâm thần , do thiếu tiếp xúc với THỰC TẾ" , theo wiki .
Theo định nghĩa này thì hầu hết những người lãnh đạo tại VN đều có triệu chứng loạn thần kinh - do họ ngại hay ít tiếp xúc hay ko bao giờ tiếp xúc với thực tế - như các ng cầm quyền các nước DÂN CHỦ thực hiện thường xuyên như trực tiếp đi thăm dân (có hay ko có cận vệ) , hay dựa vào báo chí tư nhân , các thăm dò dư luận (poll , survey) , v.v...
Họ thiếu tiếp xúc với thực tế : khi ko cần biết dân oán than thế nào khi giá xăng , điện , v.v... ngày càng tăng ; khi không cần biết dân oán ra sao khi ng thân họ bị CA đánh chết hay gây thương tích ; khi ko chấp nhận báo chí tự do , đối lập , sự thật . . .
Họ cũng SỢ bất cứ gì liên quan hay dẫn tới dân chủ như : Tam quyền phân lập , nhà nước pháp quyền , bầu cử tự do , báo chí tư nhân , sợ biểu tình dù chỉ có vài ba người hay dập tắt từ trứng nước các âm mưu biểu tình , v.v...
2/ Ngoài ra , theo y văn , ng bịnh tâm thần thường có : a/ Những SỢ HÃI (phobia) VÔ CỚ như nghĩ ng khác hại mình , nói xấu mình, v.v.. b/ Họ cũng NGHI NGỜ mọi thứ . c/ Nói trước quên sau , PHỦ NHẬN những gì mình đã nói , đã ký kết , v...
Và họ còn nhiều biểu hiện khác như HOANG TƯỞNG (nghĩ mình có thể làm 1 việc vĩ đại mà ko có bất cứ đầu tư hay chuẩn bị nào cho việc đó) dẫn đến "TRÁI NÚI ĐẺ RA CON CHUỘT" , hay "NỔ VĂNG MIỂNG" , hay NÓI DỐI như cuội (mà ko biết ngượng) , hay KHÔNG BIẾT NHỤC , v.v... vì họ ko ý thức về những gì họ đã làm .
Chỉ cần dựa vào ba triệu chứng a , b và c mà thôi , ta cũng có thể nói hầu hết những ng cầm quyền tại VN đều bị bịnh tâm thần .
Không biết chẩn đoán của lang vườn này có đúng ko ? Nhờ các vị BS góp ý . Cám ơn ,
TB . Dù bài này tôi viết đã lâu nhưng gần như đều đúng với các lãnh đạo CS quốc tế và VN bao gồm Stalin , Mao , HCM , Lê Duẩn , Nguyễn Phú Trọng . . . và gần nhứt là Đinh la Thăng . Người bị dân chửi nhiều nhất là BT Nguyễn thị Kim Tuyến .
Ảnh : bà TT Merkel đi thăm 1 trại tị nạn - mà phần lớn là dân Hồi giáo - và chụp selfie , ảnh cuối , đi chợ .
ĐẤT NƯỚC GÌ MÀ LÀM GÌ CŨNG PHẢI XẾP HÀNG hay Mọi Người Đều Bình Đẳng Trước Pháp Luật (hay Dịch Vụ) .
A/Trước giờ , tôi quen lấy thuốc ở 1 nhà thuốc tây quen biết – do ng Việt làm chủ . Tôi chỉ cần đưa toa cho bà hay nhân viên của bà và ngồi chờ .
Ngày chủ nhựt 17 Nov 20XX , nhân mua đồ ở siêu thị Target , tôi đã lấy thuốc ở đây . Ở tiệm thuốc tây có 2 quày (counter) : 1 để đưa toa (drop off) và 1 để nhận thuốc (pick up) . Tôi thấy họ xếp hàng nên cũng đứng nối đuôi .
Tới phiên tôi , sau khi nhận toa và thẻ bảo hiểm YT , cô dược sĩ gốc Việt (dựa vào bản tên trên túi áo) bảo tôi điền đơn để ghi các thông tin cá nhân , v.v... Tôi tìm chổ để ngồi điền đơn và trở lại xếp hàng để nộp giấy này ; cô nói , khoảng 3 g 20 trở lại .
Đúng giờ tôi trở lại , lại xếp hàng và chờ . Cuối cùng cũng lấy được thuốc sau khi nghe chỉ dẩn kỷ lưởng bằng tiếng Việt .
Trong khi nói chuyện với tôi , cô cũng nhã nhặn yêu cầu vài người phải xếp thành MỘT hàng : vì có 2 quày nên 1 số ng nghĩ rằng chỉ đến lấy thuốc nên ko cần phải xếp hàng .
Cửa hàng dược này chỉ có 2 nhân viên ; cô gốc VN và một cô Mỹ đen . Họ luôn trả lời một cách vui vẽ mọi câu hỏi của khách hàng , kể cả những ng chỉ hỏi chứ ko mua thuốc .
B/ NHẬN XÉT :
1/ Các cửa hàng hay siêu thị cạnh tranh rất khốc liệt : do vậy việc lễ độ với khách hàng là ưu tiên HÀNG ĐẦU đối với nhân viên . Nếu họ bị phản ảnh với BGĐ là hống hách hay vô lễ (với khách hàng) là bị đuổi việc ngay .
Do vậy trong kinh doanh hay trong CHÍNH TRỊ, phải có sự CẠNH TRANH mới có tiến bộ . Chứ cái kiểu quyền lực - đẻ ra từ HỌNG SÚNG - của nhà cầm quyền CSVN bây giờ thì ko bao giờ khá được . Chỉ khi nào , quyền lực có được qua một cuộc bỏ phiếu PHỔ THÔNG , TRỰC TIẾP và KÍN , mới có sự CHÍNH ĐÁNG . Hiện nay , có nằm mơ cũng ko thấy được điều này ! Ô hô ai tai !
2/ Thói quen làm cái gì cũng phải xếp hàng , tuy tạo khó chịu cho những ng ko quen văn hóa này , nhưng nó cái hay cũa nó ; đó là tôn trọng một nguyên tắc cũa Nhà Nước Pháp Quyền : MỌI NGƯỜI BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT hay dịch vụ . Không có có chổ cho đút lót hay dựa vào phe đảng , quen biết , người nhà, v.v... để được phục vụ trước , ưu đải hơn , mua bằng cấp, thăng quan tiến chức , v.v... Sau đây là vài ví dụ nhỏ :
a/ Câu nói đầu môi chót lưỡi cũa trẻ em Mỹ : That's not fair (như thế này ko công bằng) .
b/ Ở các cửa hàng ăn uống trong các căn cứ quân sự Mỹ , SQ cấp tá hay tướng cũng xếp hàng như binh sĩ để mua thức ăn .
c/ Mới đây , một anh bạn kể lại : Anh đến thăm một ng bạn Mỹ ở bang khác và ông này dành cho anh 1 phòng . Chiều tối hôm đó , ba má của ông này đến : ổng bảo họ ra phòng khách mà nằm . Anh bạn lấy làm lạ , nhưng đối với ng Mỹ , đó là bình thường : họ áp dụng câu “ai đến trước , phục vụ trước” (first-come , first-served) .
Sau 75 , nhiều gđ ở miền Nam ngậm đắng nuốt cay vì mất của mà ko dám khiếu nại , trong đó có gđ tôi .
- Sau ngày 30.4.75 , giàu có là TỘI LỖI đến độ cho nhà/xe không ai dám lấy . Chỉ sau đó một thời gian mới có vụ mua bán nhà bằng giấy tay với giá vài chỉ vàng cho những người làm trong chính quyền tại địa phương .
1/ Số là ba tôi có một biệt thự 2 tầng , rất đẹp ở số , hình như là 6 đường Thi Sách Đà Lạt , màu vàng xậm bản đồ 1 . Trên lầu và từng trệt đều có lò sưởi , phòng ngủ , phòng tắm , sàn gỗ (moquette) , v.v... theo kiểu Pháp . Các ông lớn của ngân hàng VN Thương Tín lên Đà Lạt đều ngụ ở nhà ba tôi (vì người quản gia ở nhà kế bên) . 
Sau 30.4.75 , ba tôi định lên xem nhà nhưng ông quản gia nói , ông mà lên đây nhận nhà thì CS sẽ còng đầu ông vì tội tư sản mại bản , địa chủ , v.v... (Ổng nói đúng vì thời đó GIÀU CÓ LÀ TỘI LỖI nên có cho ko ai dám nhận) . Sau đó 1 thời gian , một tên VC giờ-thứ-25 * nhưng gốc Nhân Dân Tự Vệ chế độ cũ có nhà gần đó , về SG gặp ba tôi và đề nghị : bác lên đây nhận nhà thì ko được rồi , nay bác làm giấy tay bán cho cháu lấy vài CHỈ VÀNG . Ba tôi đành nghe lời y và làm giấy , sau đó nghe nói y bán biệt thự này cho người khác và vượt biên .
Tới khoảng năm 1988-89 , ba tôi nhờ cô V. lên ĐL gặp chủ nhà thì họ nói : đã mua nhà này cả trăm CÂY VÀNG . Thế là cô này buồn bả về báo cho ba tôi .
2/ Ba tui cũng có một biệt thự cũ kiểu Pháp có đất chung quanh ở số 12 Quang Trung Nha Trang , màu vàng xậm trên bản đồ 2 , từ đó ra đường Độc Lập rất gần. Ba tôi cho ng láng giềng thuê sân trước để mở quán nhậu Lai Rai . Sau ngày 30.4.75 , ba tôi cũng bán rẻ như trên , lấy vài chỉ vàng . 
3/ Ba tôi có hai biệt thự ở Làng ĐH Thủ Đức, có vườn , hòn non bộ và HỒ BƠI ; trước 75 cho mỹ mướn , sau 75 , ổng HIẾN cho địa phương VÌ SỢ . (Lô đất này là của KTS Ngô Viết Thụ , vì có công chỉnh trang đô thị thời ông Diệm nên ông Diệm cho 2 lô đất ở làng này , ông Thụ nhường lại cho ba tôi) .
4/ Căn nhà 6-8 Đỗ thành Nhơn , bề ngang bằng ba căn phố , bề sâu dài hơn bề ngang . Gia đình ba tôi chỉ ở tầng 2 (có phòng khách rất lớn , bar rượu , các hội đoàn hay mượn để tiếp tân hay nhảy đầm) và tầng ba . Tầng ba cũng đặt VP của hảng thầu của ba tôi . Tầng trệt cho một cty thụ thác hàng hải và bốc xếp thuê - ba tôi có phần hùn trong cty này . Cty cũng là đại diện duy nhứt của hảng tàu biển Nhật K-Lines . Các cô thư ký đẹp đẻ , đánh máy văn bản bằng tiếng Anh để giao dịch với Nhật . Có máy viễn ấn tự (teletype) chạy ngày đêm để thông báo tàu sắp đến để chuẩn bị thợ thuyền bốc xếp .
Sau 75 , CS tiếp thu các ngân hàng , thấy ba tôi "có vay tiền của NH chế độ cũ" nên bắt phải trả . Thế là ba tôi bán nhà cho một cty quốc doanh để trả nợ của chế độ cũ .
Nhờ hiến 2 biệt thự ở Làng ĐH nên nhà nước cho ba tôi được quyền chọn bất cứ nhà vắng chủ , theo danh sách của họ . Ba tôi nói , lúc đó có nhà mặt tiền đường Nguyễn Huệ nhưng ba tôi ko lấy vì nghĩ có buôn bán gì đâu mà lấy nhà ở NH , ông chọn 1 căn mặt tiền ở đường Yersin , quận 1 vì có bạn cũ ở cách đó mấy căn . Khi tôi ra tù năm 1981 , tôi về ở nhà này .
Tới cuối TN 1980 , vì kẹt tiền , ba tôi lại bán nhà Yersin và mua 1 căn trong hẻm đường NT Minh Khai (tên cũ Hồng Thập Tự) . Nhà ngang 4 mét nhưng sâu chỉ 12 m , ba từng . Tôi ở nhà này tới khi đi mỹ năm 1994 .
Sau khi ba tôi chết , má tôi và em gái mua 1 căn phố trệt ở chúng cư Nguyễn thiện Thuật . . . 
Ngoài những nhà trên , toàn bộ kho xưởng , máy móc thi công (construction equipment) như cần câu , xe ủi đất , máy trộn hồ , v.v... đều giao cho nhà nước . Trước 75 , ba tôi cho thuê những máy móc này khi không dùng tới , bên Mỹ cũng có dịch vụ cho thuê máy móc thi công (equipment rentals) như vậy . 
* Nghĩa là ng gia nhập chính quyền CS sau ngày 30.4.75



CHỨNG CHỈ XÁC NHẬN CÔNG DÂN CÓ SỨC KHỎE TỐT VÀ KHÔNG MUỐN TỰ TỬ 
Thời gian qua, đã xảy ra nhiều cái chết tại đồn CA, tôi đề nghị biện pháp sau: ở mọi tỉnh thành nên khuyến khích mọi công dân nên có CHỨNG CHỈ xác nhận đầy đủ sức khỏe và không muốn tự tử.
Chứng chỉ (CC) được BS tổng quát và tâm thần cấp sau khi khám miễn phí và được thị thực miễn phí bởi địa phương (CP sẽ đài thọ các chi phí này); cứ 6 tháng phải tái khám để gia hạn CC, cũng miễn phí. Nếu người nào được CA mời về đồn mà không có CC này hay có CC nhưng quá hạn thì CA sẽ đưa họ sang BV để khám bịnh trước khi làm việc với họ. Nghĩa là CA chỉ đưa về đồn những người có CC hợp lệ.
Nếu CP Việt Nam áp dụng việc này thì CA sẽ bớt rất nhiều tai tiếng do những người buồn chuyện gia đình như vợ bỏ, bồ đá, thua cá độ, v.v... hay có tiền sử bịnh, v.v... cứ nhè đồn CA mà "treo cổ, trúng gió, hay TBMN, v.v..." - theo báo cáo của các CA tỉnh hay huyện.
Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi
Câu chuyện như sau:
..
Năm 2008 tôi về Quảng Ngãi tìm tư liệu và chuẩn bị làm phim về cụ Huỳnh Thúc Kháng. Khi đang chụp ảnh phần mộ của cụ trên núi Thiên Ấn thì một bác già khả kính đến nói với tôi:
- Anh làm ơn chụp cho đoàn bác vài kiểu ảnh kỷ niệm. Máy bác hết phim ( hồi đó con chụp bằng phim).

Nói rồi ông gửi tôi cái danh thiếp và hẹn gặp lại ở nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi gần đường Hùng Vương.
Nhìn tấm danh thiếp tôi khoái ngay và chỉ sau một giờ tôi đã đem đến nhà khách biếu quý khách một bộ ảnh rất đẹp, không lấy tiền.
Cảm kích vì nghĩa cử đó và nhận ra mình là đồng hương, quê tôi ở Cẩm Khê, nhà ông ở Xuân Huy, Lâm Thao một làng nhiều Tiến sỹ nhất Việt Nam từ năm …1970 chỉ cách nau hơn chục cây số, ông tiếp tôi rất nồng hậu.
Khi tôi khéo léo hỏi ông (có ghi âm) về chuyện Y đức thì vị giáo sư bạc đầu này nhận ra ngay.
Ông nói:
-Tôi không trả lời anh đâu, nhưng tôi kể cho anh nghe câu chuyện của chính gia đình tôi, rồi anh làm gì thì làm.
..
Tôi nghe xong câu chuyện mà xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích tất thảy những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vacxin chết người đến chuyện Cát Tường, chuyện dịch sởi v.v…
..

Dưới đây là câu chuyện của GS Võ Như Lành.
..
-Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm.

Là nhà nghề tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.
Khi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời.
Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.
Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ bất trị này.
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
-Mời thầy đi theo em.

Mặc dù tôi chưa dậy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng …cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
-Mời thầy vào, Xếp em đang chờ thầy!.

Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi. Anh nói ngay:
-Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay đểthầy hiểu.

Tôi lắng nghe.
Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình.. Anh ta nói:
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
“ Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết!.

Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã vềrồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được nhưngày hôm nay là nhờ thầy, Xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi.
Tôi hoàn toàn mất tự chủ.
Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang nằm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
- Tôi có dạy các anh làm thế không?.
- Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái cần – phải – dạy.

Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
-Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độXHCN khác với người BS tư bản ở chỗ nào? Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao.

Thực tế không phải thế!
..
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình nhưchúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
..
“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội. Bệnh nhân của BV này toàn loại VIP.

Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội hắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nét chúng con.
Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế. Phải “chặt”!.
Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy.
Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
..
Tôi không biết nói gì lúc này nữa.

Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
..
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý từ cuộc sống, thôi thì….
..
Câu chuyện của GS Lành đến đây là hết. Không gian nhà khách UBND tỉnh Quảng Ngãi trầm hẳn xuống. Tôi cũng chẳng biết bình luận gì thêm.

Phải chăng, chúng ta đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn xã hội đằng đẵng dăm chục năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói:
Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc.
Những tiêu cực trong ngành y tế sẽ còn dài chứ không dừng lại ở đây kể cảkhi thay ba bộ trưởng.
Bao giờ cái thiết chế y tế, từ đào tạo đến các nguyên tắc về phúc lợi, nhân đạo, chính trị thay đổi theo hướng tích cực, có lý có tình thì tình hình sẽ tựnó tốt lên, các bạn ạ.
HUY CƯỜNG