Thursday, September 25, 2014

Ối Giời ơi. Ca sỹ giám khảo của Thúy Nga nói tiếng Việt Cộng !

Tiếc thay , thưa , đây mới là vấn đề quan trọng . Tiếc thay người Việt trong nước bị "nhiễm" , bị lây do ở chung với vẹm nên thấm đòn

Kính thưa quý vị
Bởi vậy tôi thấy rất tội nghiệp cho tiếng Việt cuả vc , riết rồi nó tối đen , nó rối nùi , nghiã là nó làm cho tiếng Việt mất nét trong sáng , thanh lịch và duyên dáng sẵn có cuả nó .
Tiếc thay , thưa , đây mới là vấn đề quan trọng . Tiếc thay người Việt trong nước bị "nhiễm" , bị lây do ở chung với vẹm nên thấm đòn , bởi hàng ngày đài phát thanh , TV , sách báo cứ ra rả gieo vào đầu họ . Nhưng người Việt tỵ nạn cs ở hải ngoại và nhất là giới báo chí , truyền thông hải ngoại , tại sao cũng dùng thứ chữ nghiã rối mù và "quằn quện" lai căng , lai chệt đôi khi vô nghiã cuả vẹm ? Câu nói cuả ca sĩ Thu Phương mà ông Đỗ Hưng nêu ra sau đây là một trường hợp để chúng ta có dịp nhìn lại tiếng Việt sau 40 năm bị vc đầu độc như thế nào .

- Mặc dù nhắm mắt lại, Phương cũng vẫn chưa nắm bắt được cái mầu sắc của bạn trong bài này , Bạn hát đúng giọng, nhưng chưa biết cách làm cho mình tỏa sáng. Bạn nhớ về nhà cố chọn cho mình một mầu sắc nhé...
Đúng như vậy , những chữ toả sáng , nắm bắt , màu sắc ... trong câu nói cuả "ca sĩ" giám khảo thi hát Thu Phương của ban Thúy Nga ( xin xem phần góp ý cuả ông Đỗ Hưng sau đây ) nó chỉ khiến cho câu nói cuả cô trở nên ngây ngô . Nhưng một khi được cô "ca sĩ" nói lên thì sẽ có nhiều người "tiếp thu" và học hỏi , bắt chước theo . Đó là cái đáng sợ cuả sự lan tràn cuả tiếng vc , do cố ý hay vô tình cuả cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại .
Vừa rồi BS Nguyễn Hy Vọng cũng có nhắc đến vấn đề tiếng Việt cuả "trí thức" vc ở Hà Nội và ông đã chịu khó ra công "lượm rác" ( có hàng đống to ) trong một cuốn từ điển tiếng Việt cuả các "học giả" trong nước mà khi đọc lên chúng ta không thể nào chịu nổi cái dốt nát , ngu si , đần độn cuả họ . Mời quý vị đọc bài viết đó cuả BS Nguyễn Hy Vọng . Tôi chỉ xin trích ra đây một ví dụ , trong muôn ngàn ví dụ khiến chúng ta cười ra nước mắt và đau lòng cho tiếng Việt cuả chúng ta :
Đây là câu giải thích cái miệng trong cuốn từ điển tiếng Việt cuả vẹm ( có bổ sung và sửa chữa cuả nhiều học giả , ghê quá ! )

MIỆNG : là một bộ phận hình lỗ ở phiá dưới cuả mặt ( trời đất quỷ thần ơi !!! )

Đọc xong tôi muốn nói với các" trí thức" Bắc kỳ vc rằng :
"Nếu mấy ông có im cái miệng thì cũng không ai nói mấy ông câm , chứ đừng có viết sách , viết từ điển để dạy con trẻ ăn nói dốt nát và bẩn thỉu như thế này ! "
Cách ăn nói và viết lách cuả vc bây giờ dần dần khiến tiếng Việt cuả chúng ta đi xa nguồn gốc dân tộc . Đôi khi đọc một bản tin , nhất là tin chiến sự hay tin thể thao , tôi không hiểu người viết muốn nói cái gì . Dường như là họ cố nhồi nhét cho được nhiều tiếng vay mượn lai căng , nhất là vay mượn cuả chệt cộng như : tiếp cận , hiển thị , cá thể đối tượng ( dùng sai chỗ ) điạ bàn , động thái , bình ổn , chế tác , vĩ mô , động viên , tiến độ , đáp án , hiện trường v.v... để loè thiên hạ rằng ta đây "có chữ" chăng ?
Thử hỏi khi đọc câu " Một cá thể bọ xít hút máu người tại tỉnh ... " có làm cho chúng ta phì cười thương hại hay không ? Tại sao chỉ cần nói : "Một con bọ xít " là đủ , mà lại ... chê , không chịu nói ???
Hay là câu " Các triệu chứng cuả bệnh sốt xuất huyết là ..." thì vc lại khoái nói : "Các triệu chứng cuả bệnh sốt xuất huyết bao gồm ... " Phải là bao gồm thì mới oai . Khổ thật !
Và những câu ngô nghê như :
Anh ta làm như thế là muốn thể hiện . Nhưng thể hiện cái gì mới được ?
Hay là :
Anh ấy đi suốt . Suốt là suốt ngày , suốt tháng hay suốt năm ? Giống như kiểu nói " Tôi điện cho anh , anh điện cho tôi " vậy . Điện đâu có nghiã là cái máy để gọi đi xa . Trường hợp này giống chữ viện trong "bệnh viện" . Vc hay nói "nằm viện , nhập viện , xuất viện" Chữ viện dùng một mình như vậy không đủ và không đúng mà phải nói là bệnh viện hay dễ hiểu và bình dân hơn là nhà thương . Viện có nghiã là một cơ sở , một nơi chốn . Còn cơ sở ấy , nơi chốn ấy để dùng vào việc gì thì chúng ta sẽ có một chữ đi theo để chỉ rõ như : thẩm mỹ viện , thư viện , viện bào chế thuốc , y viện ( như Tổng Y Viện Cộng Hoà cuả chúng ta xưa ) viện dưỡng lão , viện tế bàn , viện cô nhi , dưỡng trí viện ( Biên Hoà ) , viện ... uốn tóc ( hi hi ) , viện bảo tàng v.v...
Nói nằm viện không không như vc và bây giờ người ta thường nói , không sợ bị hiểu lầm là vào nằm trong viện ... bảo tàng sao ?
Ngoài ra một chữ mà từ 40 năm nay chúng ta thường thấy người Bắc 75 dùng sai là chữ chất lượng . Nó sai hoàn toàn và sai xa lắc mà cho tới hôm nay , người ta vẫn dùng , ngay trong những bài viết rất khá . Biết sai mà không sửa thì làm sao thế hệ con cháu chúng ta , chúng nó sử dụng tiếng Việt cho hay , cho trong sáng và thanh lịch được ?
Xin phép được nhắc lại , mong quý vị thứ lỗi : chất là cái phẩm chất cuả một vật ( qualité , quality ) còn lượng là số lượng , đong , đếm , đo lường được ( quantité , quantity ) Nói :
"Món hàng này chất lượng quá" có phải là tự mình hạ thấp cái ..."chất lượng" ăn nói tiếng Việt cuả mình không ??? Nói như vậy , theo ca sĩ Thu Phương là không có "màu sắc" , không "toả sáng" đấy quý vị ạ . Xin lỗi quý vị , mong miễn chấp khi tôi dùng chữ chất lượng ở đây nhé .
Tôi cũng có nghe và đọc những cách dùng chữ cuả người VN bây giờ như "đỉnh , điểm , chuẩn ... " Ví dụ trong câu :
Anh ấy ăn nói đỉnh thật . Hay là : Chị nói tiếng Pháp rất chuẩn . Xin thưa , phải nói lại là : Ăn nói hay , ăn nói hùng hồn , minh bạch và : Chị nói tiếng Pháp rất đúng văn phạm , hay đúng giọng .
Chuẩn là một nửa cuả chữ chuẩn mực , chuẩn xác , tiêu chuẩn . Còn đỉnh là chỗ cao nhất cuả một vật như đỉnh núi hay đỉnh cao trí tệ loài khỉ ... Không thể nói " Ăn nói rất đỉnh " được , khó nghe quá . Tội nghiệp cho tổ tiên , ông bà cha mẹ chúng ta quá . Còn câu sau đây cuả vc nữa nè :
Trời âm u , có khả năng là sẽ mưa đấy . Người VNCH sẽ nói :
Trời âm u , sắp mưa đến nơi rồi . Có lẽ dưới "góc độ" cuả vc , chúng ta ăn nói bình dân quá chăng ?
À , tôi lại nhớ ra chữ góc độ nữa . Cái gì cũng góc với độ , chắc vẹm khoái môn hình học ? Xem một chương trình dạy nấu ăn ở VN mà cũng độ này , độ nọ những khi không cần thiết như :
Làm như thế này để tạo độ mỏng cho cái bánh . Chúng ta chỉ cần nói :
Ép bột và cán mỏng thì bánh sẽ đẹp hay gì gì đó , cần gì mà độ mặn , đồ ngọt , độ dầy với độ mỏng ... và ghê hơn nữa là chữ xử lýbị lạm dụng hết cỡ thợ mộc luôn :
Làm bột xong , sẽ xử lý đến rau . Kinh quá đi mất , nổ quá đi . Rửa rau hay bày rau ra diã thì nói bà nó ra là rửa rau , nhặt rau , bày rau , chớ xử lý cái con khỉ mốc gì . Khổ quá !

Kính thưa quý vị ,

Nhận thấy sự thâm độc do lây truyền chữ nghiã vc làm cho tiếng Việt cuả chúng ta thành ra dị hợm , buồn cười và về lâu sau có thể sẽ biến thành một thứ tiếng nói rất xa với tiếng cuả ông bà , tổ tiên chúng ta để lại (tuy ai trong chúng ta cũng hiểu được rằng , bất kỳ thứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng phải chịu sự thay đổi và phát triển theo tiến trình phát triển cuả nhân loại trên mọi lãnh vực , từ đó sẽ có những chữ mới được sáng tạo ra và được thừa nhận để ghi vào từ điển . Nhưng đó là với ngôn ngữ cuả các quốc gia tự do đã phát triển . Họ có Hàn Lâm Viện để làm công việc duyệt xét tiếng mới , chữ mới cho vào số vốn có sẵn trong ngôn ngữ cuả họ . Nhưng trường hợp cuả VNcs thì không , bằng chứng là sau 40 năm cưỡng chiếm miền Nam , vc đã làm bại liệt , tiêu tan nền tảng trong kho tàng văn hoá dân tộc như thế nào , hẳn không ai có thể phủ nhận )
Vì vậy , người-Việt-không-cs chúng ta ở hải ngoại hãy cố gắng giữ gìn cach ăn , cách nói cuả chúng ta , cuả các thế hệ cha ông chúng ta và truyền đạt lại cho con cháu chúng ta . Đừng để bị đồng hoá , bị lây nhiễm những thứ độc hại từ văn hoá chết bầm , văn hoá cuả tiến sĩ giấy , thạc sĩ rừng , cử nhân chích heo hay hoạn lợn , khi ra nước ngoài thì múa may như một tên hề mà một tiếng bonjour không nói được , để mang nhục quốc thể . Đừng để bị cái thứ văn hoá khom lưng , cúi lạy người "nước lạ" anh em 4 tốt để trở thành con khỉ trong gánh hát xiệc Sơn Đông . Đừng để bị nhồi sọ bởi cái thứ văn hoá nhổ ra rồi liếm lại ( chửi Mỹ rồi đi rước Mỹ về ) cuả bọn bán nước cầu vinh hiện nay . Rất NHỤC !!!
Thưa , chống cộng thì hãy chống chữ nghiã vc trước đã .

HY 

*********
                  
Đỗ Hưng tôi thắc mắc : Vợ của Dũng Taylor có phải là ca sỹ Thu Phương hiện đang làm giám khảo chương trình Thúy Nga tuyển lựa V STAR ?
Nếu đúng thì đây là 1 phụ nữ đang làm nhiều người chú ý.
Nàng đã thành danh tại VN, nhưng đã bỏ VN qua Mỹ, sau bao gian nan , ngày nay nàng đã lên đến tột đỉnh của danh vọng :
- Được nghiễm nhiên ngồi cạnh Huỳnh Thi, Tổng giám đốc của TT Thúy Nga mà ban phat thẻ xanh cho cac thí sinh trúng tuyển.

- Ai chưa quen với các danh từ VC sau 75, thì rất khó chịu với các lời phê bình của Thu Phương, TD :

- Mặc dù nhắm mắt lại, Phương cũng vẫn chưa nắm bắt được cái mầu sắc của bạn trong bài này , Bạn hát đúng giọng, nhưng chưa biết cách làm cho mình tỏa sáng. Bạn nhớ về nhà cố chọn cho mình một mầu sắc nhé...

Có lẽ Huỳnh Thi muốn khuyên Thu Phương nên dùng tiếng VN nào mà cả 2 miền Bắc và Nam đều hiểu được, vì rõ ràng TRANH VẼ mới có MẦU , còn âm nhạc chỉ có âm thanh, khg có mầu
Có thí sinh nào đem theo đèn pin đâu mà TỎA SÁNG
Nếu có 1 anh VC hồi chánh nào ngồi cạnh giảng nghĩa cho Thu Phuong thì các em thí sinh thoải mái hơn.
Song Phương chuyển
Chromebook .
  1. Internet access required and not included.
  2. 2 High-definition (HD) content is required to view high-definition images.
  3. 3 Wireless Broadband use requires included purchased service contract. Check with service provider for coverage area and availability in your area.
  4. 4 Google Drive trial offer must be used within first 60 days of purchase, tied to this device and is non-transferable. If this device is returned, the extra storage will be revoked. In order to redeem this offer, you will need to be on Chrome OS 23 or later. Internet access is required and not included. Additional information about storage plan refunds, renewals, cancellations and expiration is available at the Google website: https://support.google.com/chromebook/answer/2703646?hl=en
  5. 5 Limited time offer; subject to change. Free data avail. every 30 days as long as you own and use registered device on T-Mobile’s network. No roaming. Usage applied first to passes, next to free data, then Mobile Internet allotment. Service starts on date of activation and is not available everywhere. Data connection speed can vary due to location, environment, network conditions, and other factors. See coverage details at www.T-Mobile.com. Use or activation of service is your agreement to T-Mobile’s Terms and Conditions. Available on select SKUs in U.S. only. See www.T-Mobile.com for current rates.
  6. 6 Valid through the end of 2013. First 60 days included, then it's $9.99 per month after that (any applicable tax not included). Your 60-day trial will automatically switch to monthly billing unless you cancel. Customer is required to have a Google Play account in order to redeem the offer. To manage your subscription settings or cancel the service, visit Play Music settings. Customers can cancel any time. Internet access required and not included. For full offer details, please visit: https://support.google.com/chromebook/answer/2703646?hl=en
  7. 7 Your 12 free passes can be used on domestic US flights in participating airlines over the course of 12 months starting from the time when you activate your device. Simply connect to the "gogoinflight" WiFi network on any Gogo operated flight within the US. Open your browser and follow the instructions on the screen. One pass needed per flight (One flight consists of air travel between two different cities. Stop-overs and connections are perceived as two different flights). For full offer details, please visit: https://support.google.com/chromebook/answer/2703646?hl=en
  8. 8 Wireless access point required and not included.
  9. 9 Service levels and response times for HP Care Pack Services may vary depending on your geographic location. Service starts from date of hardware purchase. 
  10. 10 Sold separately.

Wednesday, September 17, 2014


A . Theo DMC biết, quyền lợi của Native American :
1. Con cái của họ không phải đi lính, và nếu đi lính họ sẽ được ở những nơi an toàn nhất.
2. Con cái của họ được vào các University mà GPA chỉ cần 1.8-2.0, trả tuition (học phí) thấp nhất.
3. Họ có premium healthcare (bảo hiểm y tế tốt nhứt) do nation hay tribe (bộ lạc) của họ cấp.
4. Cảnh sát và người khác màu da, vào khu họ ở phải xin phép, nếu không bắn bỏ.
5. Em bé vừa xin ra đã được trả lương, cho tiền ăn học cho đến 21, mặc dù cha mẹ chúng rất giàu.
6. Họ đi săn, đi câu, đánh cá không cần license (giấy phép) .
7. Rất nhiều mặt hàng họ mua không cần trả thuế.
8. Họ được quyền mở sòng bài, clubs, mà không cần thông qua federal (liên bang) .
9. Họ chỉ dưới luật của Federal, còn states (bang) , county (quận hạt) và city (TP) họ không theo .
Không thể kể hết quyền lợi của Native Americans tại Mỹ .
Đừng thắc mắc tại sao DMC biết, vì 2 cháu ruột của DMC là Vietnamese-Native American (dân da đỏ gốc Việt) .
==
B . CP Mỹ quan niệm , người Mỹ bản địa (American-Indian) mới là CHỦ NHÂN của đất nước này , các chủng tộc còn lại , kể cả da trắng đều là DI DÂN hay NHẬP CƯ/IMMIGRANT . Dân Mỹ bản địa hưởng nhiều phúc lợi từ chăm sóc sức khỏe , nghề nghiệp , giáo dục , v.v... , mỗi thành phố đều có phòng lo cho người Mỹ bản địa . Hồi mới qua Mỹ , đến công sở nào có bảng Indians , tôi tưởng là lo cho ng Ấn độ . Sau này mới biết đó là American-Indian hay gọi tắt là Indian . (Còn dân Mỹ gốc Ấn độ thì gọi là Indian-American) . Mỗi năm , mỗi ng Mỹ bản địa nhận khoảng 100.000 đô do các sòng bạc Da Đỏ chia lời , vì hoạt động trên lãnh thổ của bộ lạc của họ . Chính phủ Mỹ coi việc đó như để ĐỀN BÙ những mất mát mà tổ tiên của họ đã chịu từ ngày ng dân trắng đến Mỹ .
C .  Bạn DMC nói rất đầy đủ về những ĐẶC QUYỀN (priviledge) mà Native-American hay Indian-American hay Indian được hưởng . CP Mỹ đã làm như vậy để đền bù những tổn hại mà tổ tiên của các chủng tộc khác , đặc biệt là da trắng đã gây ra cho tổ tiên của dân da đỏ trong quá khứ . Các SÒNG BẠC lớn (vài ngàn slot machine) phải đặt xa các TP lớn , thì lại nằm trên lãnh địa da đỏ . Nhà đầu tư , có thể mỹ trắng hay mỹ gốc hoa đã ký hợp đồng với ban lãnh đạo của bộ lạc cai quản khu đất đó ; sau khi trừ các chi phí như trả lương , tiền điện nước , sửa chữa , v.v... còn bao nhiêu được chia giửa ng đầu tư và bộ lạc , theo tỉ lệ đã đc thỏa thuận . Theo tính toán , mổi ng D.Đ được trung bình trên dưới 100 NGÀN ĐÔ/năm .
Người DD dù có thể làm bất cứ việc gì họ thích , vẫn được lảnh thêm số tiền 100 ngàn đô do BL của họ chia cho . Tức là họ có 2 đầu lương . Do vậy dù họ có thất nghiệp , họ vẫn được THỪA HƯỞNG tiền do BL chia cho .
Ở các TP đều có Bureau of Indian Affairs để cung cấp các dịch vụ về y tế , xã hội , giáo dục , v.v... mà các dân tộc khác , kể cả Mỹ trắng ko được hưởng . Họ có các trung tâm y tế dành riêng cho họ (Indian Health Center) .
2/ Nếu nhìn qua thì thấy có sự KỲ THỊ CHỦNG TỘC , trái với HP Mỹ ; nhưng thực tế , người DD có hiến pháp hay luật RIÊNG dành cho họ , vì họ là CHỦ NHÂN CỦA NƯỚC NÀY , chứ ko phải các dân tộc khác , kể cã mỹ trắng . (Thành ra HP Mỹ chỉ để áp dụng cho các DT còn lại) .
Các ng trong bản lãnh đạo các BL sống rất ĐẾ VƯƠNG , đi du lịch quanh năm , v.v... vì bổng lộc của họ nhiều hơn dân DD thường .
Người trẻ của các BL thì thích sống ở TP hơn là trong các Reservation (khu dành riêng cho họ , có từ nhiều TN trước đây) , nhưng ng già thì ko thích , nói rằng đời sống ở tp làm hại văn hóa của họ .
Nếu bạn đi xe bus , gặp những ng cao lớn , vẻ mặt hơi Á châu , nói tiếng Anh chuẩn , (và đôi khi hơi ngang tàng) , phần lớn họ là DD vì ng DD có tổ tiên từ Á châu , đã qua Bắc Mỹ từ nhiều ngàn năm trước do Bắc mỹ còn nối liền với vùng Bắc Á (Tây bá lợi á/Siberia) qua eo biển Bering . Dưới đây là 1 trung tâm YT dành riêng cho người

DD , có mặt khắp nước Mỹ . Bạn nào hay đi sòng bạc , thỉnh thoảng đi ngang các ngôi làng dành riêng cho họ , nhà cửa khang trang , được xây bằng tiền lời của sòng bạc . Tóm lại , các DT khác có thể bị HOMELESS hay THẤT NGHIỆP nhưng dân DD thì ko .

Monday, September 15, 2014

Đời là một chuỗi ngày vương giả cho những con chó này ở San Francisco

Nguồn:  tạp chí National Geographic tháng 4 2006. Hiệu đính Nov 3 2021.


Xe Porsche đen, nhìn thấy vịnh (bayview), chủ thì hết lòng yêu thương (doting owner): đời đang là một chuỗi ngày (ride) vương giả cho những con chó ở khu vực Marin, tp San Francisco, nơi mà chó đông hơn trẻ con.

Chú chó Slick ngồi trên chiếc xe Porsche màu đen.

Bà chủ của nó. Hậu cảnh là cầu Golden Gate nổi tiếng ở San Francisco.

Chó Leo ngồi cho họa sĩ địa phương Patti Miller vẽ ; những bức tranh như vầy lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Matisse, có tiền công  khoảng 1.500 đô.

"Tất cả là nhằm kéo dài (extend) tuổi thọ của chó," chuyên viên mát-xa Tanya Emes đến nhà làm mát-xa cho chó, lương giờ 75 đô. Con chó riêng của cô, được mát-xa hằng ngày, "nay15 tuổi và rất khỏe."

Số hiệu bưu điện (zip code) của nơi chụp các ảnh trên, thuộc bang California.

QUỲNH LƯU : NHẮC LẠI CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN QUỲNH LƯU (NGÀY 13-11-1956)



Võ thị Linh 14-9-2014
Cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu được nhân dân Sài Gòn biểu tình tuần hành ủng hộ và lên án gắt gao nhà cầm quyền CSVN trong việc đàn áp nhân dân Quỳnh Lưu, xin mời xem clip Video lịch sử nầy: 



Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị.

Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm băng số người dân đã chết. Tầm mức [mục đích] của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

Bài hát của người dân Quỳnh Lưu trong ngày nổi dậy



Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Ðể theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng, phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội được tuyển lựa đều là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ đội.
Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người. Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ : cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏi. Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của thi sĩ Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:


Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưu 13-11-1956-(Nghệ An)
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt CCRĐ đất đẫm máu  
Mục tiêu cuộc Cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau giồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.
Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn.

Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ Cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau :


“...Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt động cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ. Một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời : Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi. 
Ông trả lời cô con gái là : “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa”. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong“.


CS ĐÀN ÁP DÃ MAN CUỘC NỔI DẬY  


Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt Cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.


Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau. Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuê. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ.

Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau :

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm,

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu,

- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công,

- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.

Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi : Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất.
Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời : “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.


Ðêm 11 rạng ngày 12-11-1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13-11-1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát “Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa” đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công

Con thơ em gửi mẹ bồng

Ðể theo anh ra tiền tuyến

Tiêu diệt đảng cờ Hồng

Ngày mai giải phóng

Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty Công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: “Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân”, “Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu”, “Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt”… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty Công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này. Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.

Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13-11-1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực, tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14-11-1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quân được truyền đi : Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.

Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi, đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này. Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.

Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể.

Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.

Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do dân chủ tới hồi chín muồi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc giục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống : con người sinh ra phải được tự do (trích bài viết của tác gỉa Cẩm Ninh).



Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay, dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết chóc và đày ải hơn 6.000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.
Blog Cuộc Sống Vươn Lên

Trí Nhân Media
Kellie Lim : xã hội và gđ đã giúp cô bé 8 t Mỹ gốc Hoa bị cụt ba chi thành BS .

- Gần như ai cũng có TIỀM NĂNG : điều quan trọng là phát hiện và biết xử dụng nó .


Lời nói đầu : Người Mỹ đã thực hiện câu nói "MÌNH VÌ MỌI NGƯỜI , MỌI NGƯỜI VÌ MÌNH" ; ở VN có thời gian dài ng CS thường hay nói câu này nhưng chỉ là KHẨU HIỆU . Cũng như HCM từng nói  " ng ta không sợ khó khăn gian khổ , nhưng chỉ sợ ko công bằng" ; tôi gần như ko thấy các quan tham VN nhắc tới câu này !!!
Sáng giờ , sau khi đọc bài về ng tàn tật tại mỹ trên FB Kelk Jr Nguyễn , tôi cố gắng dùng Google để tìm tên của "chinese-american amputee student became physician " nhưng ko được . (Tôi có cắt bài báo trên San Jose Mercury News để dành nhưng nay ko biết nằm đâu) . Mới đây tôi google " sinh viên mỹ cụt tay trở thành bác sĩ" thì sau vài lần đã có kết quả ; đó là Kellie Lim , Mỹ gốc Hoa , cụt tới 3 chi .
Ở VN , cũng có ng đạt thành tích như vậy nhưng do phấn đấu CÁ NHÂN , ở Mỹ thì lại khác : cả xã hội XÚM NHAU giúp cô ta . Bạn nào ở Mỹ đều biết thái độ của xã hội đối với ng tàn tật như thế nào . Tôi biết 1 cô cán sự xã hội mù từ nhỏ , từng làm giấy tờ cho tôi . Dù qua Mỹ khi đã 18 t , cô vẫn đi học ĐH và làm giấy tờ hay thông dịch cho ng VN sáng mắt mới qua và đánh máy chữ và nói tiếng Anh ko thua ng Mỹ !
 

(Tôi đã viết về BS KELLIE LIM dựa trên nền tảng của bài dịch từ Google Dịch . Do nhiều đoạn Google Dịch quá ngây ngô nên tôi phải sửa lại cho dễ hiểu . Tôi phải dùng 2 máy tính : một máy cho phần Anh ngữ , máy còn lại tôi dùng Microsoft Word để sửa lại bài dịch này ; và thỉnh thoảng vào Google Dịch và Vdict cho các từ tiếng Anh không hiểu hay mơ hồ - vì đã lâu ko dùng . - Tài) . 

===


GIẤC MƠ ĐÃ BẤT CHẤP BỊ CỤT CHI . (Dream defies loss of limbs)
Nguồn : LA Times 27 May 2007 (cách đây 7 năm) .
 

"Nhiễm trùng tàn phá đã hủy diệt chân tay cô , biến cô thành một ng cụt 3 chi từ lúc 8 tuổi và sớm phải đối mặt với một cuộc sống với chân tay giả, xe lăn và phục hồi chức năng thường rất đau đớn.
Nhưng từ đau khổ đó, Lim tạo nên một cuộc sống thành đạt. Thứ sáu này , cô ấy sẽ tốt nghiệp trường y UCLA (University of California at Los Angeles) và sau đó sẽ bắt đầu một chương trình thường trú (residency) tại trung tâm y tế này" .
Chuyên khoa của cô ? Khoa Nhi, với sau đó có thể tập trung về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em .
"Chỉ cần có kinh nghiệm của một người đã từng bịnh và bị tàn phá như thế này đã có thể mang lại - không chỉ cho tôi mà còn cho gia đình tôi - một triển vọng (perspective) mà người khác không nhất thiết phải có " ng gốc bang Michigan 26 tuổi đã nói thời gian gần đây.
Trong tất cả các đề tài (topic) mà cô đã trải qua trong trường y, chỉ có công việc của cô với trẻ em để lại cho cô "mỉm cười ở cuối ngày."
Lim thực hiện việc học y khoa của mình với một quyết tâm (determination) gây kinh ngạc (awe) các giáo sư và sinh viên và giành được giải thưởng cao nhất tại trường - do xuất sắc trong khoa nhi.
Từ chối không sử dụng một cánh tay giả, cô đã cho thấy rằng cô có thể thực hiện hầu hết các thủ tục y khoa bằng một tay, bao gồm lấy máu và chích thuốc . Cô sống một mình trong một căn hộ ở Westwood không có thiết bị đặc biệt cho người khuyết tật và lái một chiếc xe chỉ với một sự thích nghi: một núm xoay trên tay lái . Cô đang học bơi, đang cố gắng cưỡi ngựa và thậm chí đã nhảy dù đôi (tandem skydiving) gần đây.
Lim, có chân được cắt bỏ khoảng 6-inch (khoảng 1,5 tấc) dưới đầu gối , đã từ bỏ chiếc xe lăn của mình năm trước và đi như vậy dọc hành lang bệnh viện dài và đông đúc - với bước đi hơi nhún lên nhún xuống (bouncy stride) - mà bạn mới cùng lớp và bệnh nhân mới thường trong nhiều tuần không biết rằng chân tay giả nằm trong đôi giày và ống quần của cô .
Trong giờ thăm bịnh , cô miễn cưỡng chấp nhận phải ngồi ghế cạnh giường BN mà loét đau đớn mọc trên da họ chạm chân tay giả của cô . (Cô đã trải qua nhiều lần ghép (graft) tay trong những năm qua để thích hợp với tay giả.)
Đồng nghiệp nói sự trầm tỉnh của Lim trong môi trường bận rộn của bệnh viện làm cho người khác thoải mái.
"Với Kellie, trước nhứt bạn nhận ra cô không có bàn tay . Nhưng sau khoảng năm phút, cô ấy rất thoải mái và có năng lực khiến bạn thấy được thực tài và không đặt nhiều câu hỏi với cô . Cô ấy có một hào quang của năng lực khiến bạn ko lo âu ", bs Elijah Wasson Wasson, người giám sát Lim tại khoa nội tại Trung tâm Y tế Olive View-UCLA tại Sylmar nói.
Lim cho rằng cô có quả quyết/dám nghĩ dám làm (gumption) nhờ thời thơ ấu khủng khiếp tạo ra từ cơn viêm màng não do vi khuẩn. Sốc do nhiễm độc, đông và chảy máu cục bộ , tàn phá (wreck) tứ chi , dẫn đến việc chi bị cắt cụt. Khi năm ngoái trở lại bệnh viện Michigan để đọc hồ sơ y tế dày cộm của mình , cô tìm thấy một đánh giá nói rằng Kellie Lim 8 tuổi có một nguy cơ tử vong 85% từ viêm màng não.
Cha mẹ cô thúc giục cô không bỏ cuộc trong thời gian bốn tháng nằm viện và những năm tiếp theo của phục hồi chức năng. Chỉ năm tháng sau khi bị bệnh, Lim trở lại trường học bình thường ở ngoại ô Detroit.
Trước khi bịnh thì thuận tay phải, cô đã tập viết và làm các công việc với bàn tay trái hơi bị suy giảm của mình - đã bị mất ba đầu ngón tay , cùng như toàn bộ bàn tay và cánh tay phải bị cụt của cô. Cô đã được gắn 2 tay giả, nhưng sau này chỉ mang một tay trước công chúng và chỉ sử dụng 2 cánh tay giả ở nhà cho các nhiệm vụ hiếm, chẳng hạn như lắp ráp một bàn IKEA một mình.
"Tôi ghét thất bại", cô nói. "Đó là một trong những điều đã ăn sâu trong tôi."
Quan điểm này đã được tăng cường bởi một khuyết tật trong gia đình. Mẹ cô, Sandy, bị mù ở độ tuổi 20 và, ngoại trừ không thể lái xe, tìm cách tiếp tục một cuộc sống bình thường có thể được , để nuôi ba đứa con. Bà nấu ăn , quét dọn và dẫn các con đến trường.
"Mẹ dứt khoát (definitive) là một hình mẫu tuyệt vời cho tôi", Lim nói. "Thật khó cho mẹ khi khắc phục mù lòa của mình, và tôi nghĩ rằng mẹ cuối cùng đã truyền một sức mạnh cho tôi."
Ngay trước cái chết của mẹ cô cách đây ba năm, Lim hứa với mẹ rằng cô sẽ hoàn tất việc học y khoa - một cam kết cô sẽ thực hiện khi cô và bạn học UCLA cô nhận lời thề Hippocrate.
"Mẹ muốn tôi trở thành một bác sĩ nhi khoa", Lim nói, "và tôi biết rằng ở đâu đó trên trời, mẹ biết tôi sắp là một ng như vậy "
Lim là một người phụ nữ duyên dáng nói nhỏ nhẹ, nhưng cô có thể mãnh liệt (fierce) trong việc chống lại định kiến (của xã hội) - như một bác sĩ tàn tật chỉ nên tập trung vào y học phục hồi chức năng. Cô cũng ko muốn chấp nhận những hỗ trợ không cần thiết, ngay cả đôi khi điều này khiến cô làm chậm hơn những người khác .
Neil Parker, Phó Hiệu trưởng về các vấn đề sinh viên tại trường y khoa David Geffen của UCLA, nhớ lại Lim chống lại một số cố gắng trước đây của ông nhằm điều chỉnh hoặc thay thế thiết bị y tế cho cô ấy. "Tôi nghĩ rằng vào lúc đầu chúng tôi đã có một chút mâu thuẫn bởi tôi muốn giúp đỡ cô rất nhiều với những gì tôi cảm thấy cô cần", ông nói. "Cô ấy muốn tôi giúp cô ấy, nhưng chỉ với những gì cô ấy muốn ."
Trong một số trường hợp, đó có nghĩa là việc tìm kiếm thiết bị cũ, như máy đo huyết áp mà dường như tốt hơn cho người một tay, hoặc thực hành tiêm tỉnh mạch .
Một trở ngại liên quan đến gỏ ngực (percussing), được thực hiện bằng cách đặt một tay lên ngực của bệnh nhân và dùng tay kia để gỏ nhẹ vào nó. Parker đề nghị sử dụng một máy siêu âm cầm tay, nhưng Lim từ chối. Thay vào đó, các chuyên gia về cựu chiến binh ở Westwood thiết kế 1 miếng bằng kim loại và plastic và gắn vào phần chi còn lại của cô . Nó không đẹp, nhưng nó hoạt động tốt.
Tất nhiên, Lim là không thể thực hiện phẫu thuật hoặc đặt nội khí quản cho bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, những kỹ năng này có thể sẽ không cần nhiều trong chuyên môn của cô . "Có những điều nhất định cô không thể làm được, nhưng có một triệu thứ cô có thể làm được," Parker nói.
Lim được chuyển về nghành dị ứng và miễn dịch học của trẻ em dưới sự giám sát của bs Robert L. Roberts. Vào một buổi chiều thứ hai gần đây , cô ấy đã tự mình diễn tập cách phỏng vấn và khám bịnh BN , khéo léo ghi chú, rọi đèn vào tai, nghe tim bằng ống nghe.
Cô đã không cố gắng che giấu phần chi còn lại, cô khéo léo để cầm giấy tờ; theo đúng qui trình (protocol) y khoa , cô đã nhanh nhẹn rửa tay phải và trái của mình trước khi chạm vào bệnh nhân hoặc dụng cụ.
Đầu tiên là một cậu bé 14 tuổi, mặc dù hen suyễn nặng, dị ứng, chảy máu cam và chứng đau nửa đầu nhưng muốn chơi bóng chày hơn. Nó nhún vai (shrug) và ít nói (close mouthed) của trẻ em cở tuổi nó , nhưng ng mẹ quan tâm của nó mô tả chi tiết về những cấp cứu giửa đêm do khó thở của nó . Lim sớm phát hiện bằng chứng trong mũi nó nhờ mô bị viêm và chảy máu gần đây. Sau khi tham khảo ý kiến với bs Roberts, thiếu niên này được cho dùng thử 1 loại thuốc suyễn mới.
Mẹ của cậu bé, bà Karen St Louis, cho biết, bà và gia đình bà đã nói về cô trong quá trình lái xe về nhà như một khuôn mẫu (role model) "hiện tượng". "Cuộc đối thoại rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn đặt tâm trí của bạn vào đó ."
Bệnh nhân tiếp theo Lim của ngày hôm đó là một chuyện thương tâm (heart-breaker) : một bé gái 5 tuổi sinh ra với suy giảm miễn dịch (immunodeficencies) nghiêm trọng và rất nhiều các vấn đề y khoa khác.
Đứa trẻ rất nhỏ (tiny child) , mặc một bộ đồ màu xanh lá cây, giày thể thao trắng và màu hồng và đeo kính dày, không làm chủ tiểu tiện và không nói được, mặc dù cháu ấy có vẻ hiểu những gì mẹ nói với cháu bằng tiếng Tây Ban Nha và Anh. Cha mẹ cô, rõ ràng tin tưởng cô , lo lắng về các cơn co giật của nó trong một kỳ nghỉ gần đây. Cháu rên rỉ một chút khi Lim khám cháu nhưng không chống đối . Roberts và Lim dự kiến thử nghiệm nhiều hơn.
Với tất cả mọi thứ đang xảy ra, cha mẹ của cháu có vẻ gần như không biết gì về cánh tay bị mất của Lim.
Trong cuộc đời , đôi khi cánh tay ko đầy đũ của Lim khiến cô nhận ý kiến khác thường (odd) và cái nhìn chằm chằm (stare) , nhưng bệnh nhân của cô chỉ vài lần phản ứng tiêu cực quá mức (overly) , cô nói. Một số trẻ nhỏ bị sợ hãi bởi điều đó và đã được xoa dịu. Lim nói , cô biết một số phụ huynh có thể cảnh giác với cô và cô sẽ phải chứng minh khả năng của mình.
. . .
Tuy nhiên, Lim xác định rõ ràng với cuộc đấu tranh của các gia đình có trẻ bị bệnh nặng.
"Thật là tuyệt vời để thấy động lực gia đình như thế," cô nói vài phút sau khi cháu bé rời. "Điều rất bi thảm, nhưng các cha mẹ yêu thương con cái của họ và sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng và biết rất nhiều về chúng ."
Cha mẹ của chính cô , những người nhập cư từ Trung Quốc, ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của cô. Ngoài việc nhấn mạnh ảnh hưởng của mẹ cô, cô cũng nhờ cha cô, Norman, một kỹ sư hóa học đã giúp gia đình tiếp tục đi tới - về tài chính và tình cảm - vượt qua những gánh nặng khác thường của nó.
Lim cũng ngợi chị lớn tuổi , Nellie, người che chở và ủng hộ ý muốn tiến tới độc lập của cô , chẳng hạn khuyên học đại học xa nhà, tại đh Northwestern ở Illinois.
Nellie Lim, bây giờ là một luật sư ở Michigan, nhớ lại triết lý gia đình:
"Sẽ không làm bạn khá hơn tí gì nếu chỉ ngồi và khóc . Chúng ta phải tiến tới và tiếp tục làm những gì chúng ta phải làm giống như mọi gia đình khác. Bạn cần ăn tối. Rồi chơi bóng rổ. Đi nghỉ mát."
Kellie Lim gần đây đã hoàn thành công việc (assigment) cuối cùng cho bằng y khoa của mình và trải qua 4 ngày , cùng với bạn cùng lớp , đi du lịch bằng tàu tại Mễ trước ngày tốt nghiệp .
Và mùa xuân này, cô bắt đầu học bơi tại một hồ bơi công cộng ở Westwood, mặc dù cô đã sợ nước. Trong một lần tập gần đây, Lim đã tháo chân giả của mình và đã hạ mình xuống nước trên một chiếc ghế có động cơ (mechanize) .
Lúc đầu, Lim dựa vào một phao Styrofoam màu xanh để giúp cô nổi . Sau đó, huấn luyện viên của cô lấy nó đi để Lim có thể tạo một lực đẩy -như cá heo bằng cách sử dùng thân mình (torso) , một cánh tay đầy đủ và những phần còn lại của 2 chân của cô để di chuyển trong nước với một sức mạnh (force) mà một số người bơi lội khác phải làm 2 lần (double take) . Đó là công việc khó khăn, nhưng Lim đã mỉm cười hầu hết thời gian .
larry.gordon@latimes.com

Sunday, September 14, 2014

MẸ TÔI TRONG “CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT” – Trần Mạnh Hảo


CAI_CACH_RUONG_DAT 02Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan , (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói ( vì bố tôi đang bị đảng- đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo…
Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu ? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình các ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ các gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là thấy có đứa bạn gái cùng học vỡ lòng với tôi con ông đội trưởng xóm tôi ngồi bắt rận khi tôi đi qua nhà nó, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo : thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói…
Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của nhà con gái ông cán bộ…Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng : con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò ( bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói…
Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp vì họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân , cái nồi con dao cái thớt…
Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc ( hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói : tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa…Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…
Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng : bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp. xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng…Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…
Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp…Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng ( người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi…Sau này mới biết ông Bính ( người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng : “ Nhà thằng Ký Sinh ( ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”
Lão Xoan lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất…Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…
Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu vì mẹ quên khoanh tay cúi chào bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng –bác –đội rằng : con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…
Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…
Sài Gòn 14 – 9 – 2014
T.M.H.
Người tàn phế ở Mỹ . 

1/ Tôi có biết 1 sq chế độ cũ . Anh có 1 đứa bị bịnh bại liệt từ nhỏ (đi đứng phải dùng nạng) . Lúc còn ở vn , nó thường ngồi bán cóc ổi ở lề đường .
Khi qua Mỹ theo cha (diện HO) , cô nhanh chóng được trợ cấp tàn phế *(để cô có cuộc sống đàng hoàng và dễ xin trợ cấp nhà ở/housing) , được đi học trung và ĐH.
Ngoài trợ cấp (gần 900 đô/tháng) và chăm sóc sức khỏe miễn phí , cô học nghề nail (làm móng tay) và tự lái xe (thắng và tay ga bằng tay ) . Có lúc định lấy chồng nhưng ba má ngăn vì sợ ko nuôi được con .
2/ 1 anh phi công chế độ cũ , bị thương mù mắt ; họ cử cô giáo Mỹ đến nhà dạy Anh văn và học cách dùng mọi vật dụng trong nhà (như lò vi ba) vì mọi thứ đều có chữ Braille .
3/ 1 cô nữa , bị mù từ nhỏ , đến Mỹ lúc 17-18 t . Vào đh , cô phải đem theo máy ghi âm (recorder) và ngồi bàn đầu để ghi lại lời giảng . Sau này cô làm cán sự xã hội (social worker) cho khoa ung thư của 1 bv lớn tại Cali . Cô kể chuyện , có lần được gửi đi thông dịch (bằng xe taxi của CP) : khi đến nơi gặp các ng VN thì họ hỏi cô 'đến đó làm gì' vì thấy cô mù ; cô trả lời đến để thông dịch giúp họ !
Cô biết dùng máy đánh chữ Braille  , làm công việc VP và nói tiếng Anh ko thua Mỹ . 
Có 1 cô gái khác rất trẻ , cũng chống nạng , mặt mũi rất đẹp , cũng đi học ESL . Tôi thường gặp cô đi xe bus . Tôi nghĩ hoàn cảnh cô cũng như con của ông sq HO kể trên . Nghĩa là dù cho xã hội Mỹ hết lòng giúp đở , nhưng khó có được niềm vui của 1 người vợ hay mẹ .
4/ Tóm lại , mọi ng tàn phế đều được trợ cấp , được cho đi học chữ hay học nghề ; CP và xã hội tạo mọi điều kiện để giúp họ tham gia mọi lãnh vực trong xã hội để họ làm việc và giúp đở ng khác - như cô worker trên . Nếu lợi tức thấp họ sẽ được trợ cấp tiền nhà , dựa trên 1/3 thu nhập hàng tháng . VD : nếu được trợ cấp gần 900/tháng thì trả tiền nhà gần 300 ; dù chủ nhà tính giá 1.300 tháng thì CP sẽ trả phần sai biệt : 1300 -300 = 1000.
* Tiền tàn phế được tính từ lúc làm đơn xin : ví dụ 6 tháng sau mới có thì họ cho truy lảnh 6 tháng (900 đô x 6) . Vì tuy tàn phế rõ ràng nhưng đôi khi thủ tục giấy tờ nhiêu khê nên ít ai lãnh trợ cấp tàn phế NGAY sau khi làm đơn xin ; nhưng đổi lại thì được TRUY LẢNH . Cô gái đi nạng trên đã được truy lãnh 1 số tiến lớn vì thời gian cứu xét chậm . Kỳ đó cô đã mua dàn máy máy điện tử lớn để nghe nhạc .

Saturday, September 13, 2014

Tướng Lãnh Việt Cộng
(Xin cống hiến độc giả bài này với dụng ý giúp quí vị có một khái niệm chung về một số tướng lãnh CSVN. Nguyễn Văn Tín, ngày 19/01/2009) 36. Đánh tráo lương tâm
Đây có thể gọi là thủ thuật đánh tráo 'lương tâm'. Lương tâm của nhà văn can đảm đấu tranh chống áp bức độc đoán được đổi bằng 'lương tâm' khác: tha tội cho kẻ tàn ác đối với mình, cư xử có 'lễ' đối với bộ máy đàn áp hà khắc, mà lương tâm vẫn cảm thấy yên ổn. Tôi nghĩ đến một trường hợp khác: tướng Trần Văn Trà. Thượng tướng Trà là một tướng có tài năng. Ông là con người gắn bó với chiến trường miền Nam, thường xuyên nhất, bền bỉ nhất, trong thời gian dài nhất. Từ khu trưởng khu 8 thời kháng chiến Pháp, ông là tư lệnh miền Nam rồi tư lệnh B2 (Nam Bộ) thời chống Mỹ. Tôi có dịp ở gần ông 60 ngày liền ở Sài gòn, trong trại Davis, sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc ấy ông là trung tướng Trưởng đoàn đại biểu quân sự của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam, Trưởng đoàn đại biểu quân sự chính phủ Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa là thiếu tướng Lê Quang Hòa.
Hai ông trưởng đoàn khác hẳn nhau. Khác hoàn toàn, cứ như là trái ngược nhau về trình độ, tính tình, tác phong. Ông Hòa to lớn, ông Trà tầm thước. Ông Trà vui tính, xởi lởi, ông Hòa nghiêm nghị lạnh lùng. Ông Trà am hiểu chiến trường, nhiều kinh nghiệm, ông Hòa lần đầu vào phía Nam, vốn là cán bộ chính trị, chính ủy của quân khu 4. Ông Trà chăm đọc sách, xem báo, ưa nghe âm nhạc, thích dùng máy ảnh, máy ghi âm, hiểu biết nhiều loại kỹ thuật, vì vốn tốt nghiệp trường kỹ nghệ thực hành ở Huế. Ông Hòa ít đọc, ít nghe đài, văn hóa mới qua trường văn hóa Lạng Sơn học tắt, chưa đậu lớp 7, xuất thân từ nông dân. Ông Trà đọc được sách tiếng Pháp, hiểu sơ qua tiếng Anh, ham học. Ông Trà rất thông minh, đối đáp sắc sảo ở bàn hội nghị. Ông Hòa đối đáp khó khăn, thường phải do ông Lưu Văn Lợi, nhà ngoại giao ngồi cạnh, chuẩn bị cho các câu phát biểu. Tại các buổi chiêu đãi của các trưởng đoàn trong các câu lạc bộ không quân Huỳnh Hữu Bạc, ông Trà rất vui chuyện.
Đã thỏa thuận là không nói chuyện chính trị ở các buổi ăn tiệc ấy, nên ông Trà nói chuyện rất vui, linh hoạt. Chuyện phong tục, tập quán, chuyện món ăn, thể thao, chuyện ca hát, văn nghệ, cả đến chuyện vui, tiếu lầm gây cười. Ông Hòa thì giữ lặp trường rất 'vững', đến kỳ quặc. Hai buổi tiệc do hai Trưởng đoàn Mỹ và Sài Gòn khoản đãi, ông định không dự. Ông Trà thuyết phục mãi, ông mới chịu đi. Nhưng ông ngồi đó, không cầm đũa hay cầm dao, thìa, mắt nhìn thẳng, không chạm cốc, không nói một câu? Ông chỉ ăn trong bữa tiệc ông Trà khoản đãi. Còn phần ông, ông quyết đinh không mời ăn. Các trưởng phó đoàn ngày cuối còn đùa kháy ông rằng: một trưởng đoàn còn mắc nợ? Tất cả thành viên đoàn miền Bắc đều băn khoăn về thái độ cứng rắn đến kỳ quặc của một ông tướng đi làm ngoại giao! Họ quý trọng, cảm phục ông Trà bao nhiêu thì lại phàn nàn về ông Hòa bấy nhiêu.
Sau khi thống nhất đất nước, ông Trà cho ra cuốn hồi ký Kết Thúc 30 Nam Chiến Tranh, tập cuối của một loạt sách của ông viết về 30 năm chiến tranh. Ông bắt đầu từ tập cuối, rồi ngược dòng lịch sử viết các phần khác sau. Cuốn sách vừa ra được hai tuần thì ông Lê Đức Thọ triệu tập các cán bộ tuyên huấn, báo chí, xuất bản có mặt ở Sài Gòn để đưa ra nhận xét: đây là cuốn sách sai từ trang đầu đến trang cuối, viết không đúng sự thật. Tự đề cao mình. Tổng cục chính trị ra lệnh cấm lưu hành trong quân đội, thu hồi từ các thư viện trong toàn quân!
Nếu đọc kỹ hai cuốn hồi ký, Chiến thắng mùa Xuân của tướng Văn Tiến Dũng do Hồng Hà ghi và cuốn của ông Trà thì quả thật có nhiều chỗ khác nhau. Có những chỗ khác nhau do mỗi người ở một cương vị và vị trí khác nhau nên cách nhìn nhận khác nhau. Có chỗ khác nhau do mỗi người muốn nhấn nạnh những ý mà mình muốn tô đậm. Bình thường ra thì không nên cấm cuốn nào, mà nên tổ chức thảo luận lành mạnh, ngay thật nhằm đính chính những sai sót. Theo tôi nghĩ cuốn sách ông Trà bị cấm là vì cuốn sách ấy nói lên một số sự thật đúng như nó có, mà những người lãnh đạo cao nhất không muốn công nhận! Nếu nhận định một cách khách quan thì công lao trong chiến thắng mùa xuân 1975 phần lớn thuộc về Bộ tư lệnh miền Nam, và phần thuộc về ông Trà có vẻ nhỉnh hơn hẳn một số nhân vật khác. Chính ông và Bộ tư lệnh miền đã sớm chuẩn bị và mở cuộc tiến công vào Phước Long cuối tháng 12-1974, một cuộc tiến công có nhiều khó khăn nhưng bảo đảm thắng lợi. Qua trận này đã có thể tham dò khả năng phản ứng của chính phủ Ford một cách chuẩn xác cho cả thời gian sau. Mặc dầu có ý kiến ngăn ông không cần ra Hà nội, ông đã cảm thấy nhất thiết phải có mặt ở đại bản doanh để góp ý kiến vào kế hoạch cụ thể của chiến dịch mở ra ở Tây Nguyên, trong đó xác định hướng tiến công chủ yếu vào Ban Mê Thuộc là rất hệ trọng.
Giữa bộ tổng tham mưu và các bộ tư lệnh chiến trường và quân khu thường có những điểm khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn nhau. Đó là mâu thuẫn giữa bộ phận và toàn cục, giữa trung ương và địa phương. Nam bộ lại ở xa, Bộ tổng tham mưu ở Hà nội không thể hiểu hết được tình hình cụ thể của chiến trường, những khó khăn, yêu cầu của nó cũng như những khả năng và tiềm lực của nó. Sự bén nhạy với những thay đổi, những chuyển biến của ta và của địch cũng khác nhau. Hơn nữa trong hệ thống lãnh đạo và chỉ huy, không phải không có những trục trặc. Đại tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp không có toàn quyền chỉ huy. Bộ chính trị được coi là cơ quan tối cao lãnh đạo chiến tranh. Tổng bí thư có tiếng nói quyết định vì kiêm Bí thư quân ủy trung ương. ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ từ đầu những năm 70 lại tham gia quân ủy trung ương và thường ứng cử ở đại hội đảng toàn quân. Ông thường tự coi là nhân vật quan trọng thứ hai sau Tổng bí thư khi quyết định những vấn đề quân sự. Tướng Trà rất hiểu mọi ngóc ngách của việc hình thành những quyết định quân sự trong đảng, trong bộ máy quốc phòng, trong hệ thống lãnh đạo và chỉ huy. Ông đã quyết định phải có mặt ở Hà nội, tiếp cận rất quả đoán Tổng bí thư đảng, ủy viên Bộ chính trị Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, xông vào cặn cơ quan Bộ tổng tham mưu, các cục tác chiến, cục quân báo, cục thông tin liên lạc, rồi tổng cục hậu cần, tổng cục kỹ thuật để làm cho ý kiến của mình được chấp nhận, tranh thủ được sự chi viện đủ và kịp thời của bộ. Ông có những cách nhìn, cách nghĩ khác với tướng Lê Ngọc Hiền, Tổng tham mưu phó đặc trách về kế hoạch tác chiến. Ông từng tâm sự với tôi, nếu ông Phạm Hùng Bí thư đảng bộ miền Nam và bản thân ông không quyết chí ra Hà nội để tham gia những cuộc thảo luận về Đông Xuân 1974-1975 thì có thể tình hình không chuyển biến nhanh chóng, suôn sẻ như đã xảy ra. Trên hiểu dưới, dưới làm cho trên hiểu tình hình và góp ý kiến với trên, sự thông suốt trên dưới có ý nghĩa quyết định ở Bộ tham mưu, không thiếu gì những ông quan liêu (tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng đến đầu năm 1975 mới đặt chân đến miền Nam). Họ chỉ nắm tình hình chiến trường trên giấy, trong tưởng tượng, họ sống ở Hà nội, trong khung cảnh hòa bình, không sao có sự bức xúc của những người sống ở chiến trường ác liệt, lối nghĩ, lối sống, tinh cảm, lề lối làm việc rất khác nhau. Chỉ một việc làm vô trách nhiệm, tắc trách, đại khái, không nhiệt tình với chiến trường là gây ra biết bao tai hại, thậm chí dẫn đến thất bại và những hy sinh xương máu của chiến sĩ không đáng có.
Từng theo dõi tình hình các chiến trường, từng dự tổng kết các chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch xuân 1975, tôi có nhận thức rất sâu sắc rằng đã có lãnh đạo tập thể, đã có sự trùng hợp ý kiến trong đề xuất về kế hoạch của chiến dịch của nhiều người, nhưng giữa các vị tướng lĩnh thì ông Trà nổi lên là người có công lớn, có đóng góp nổi bật nhất. Ông là người bắt mạch được chuyển biến của tình hình. sớm và sâu sắc nhất, cũng là người gỡ được những vướng mắc và trở ngại có thể có, làm cho toàn chiến địch được thuận lợi. Tôi từng khuyến khích ông viết hồi ký, từng gửi cho ông những hồi ký của các nguyên soái và tướng lãnh Liên xô, về chiến tranh thế giới thứ hai để ông tham khảo. Tôi cũng nhận thấy sự ngăn cấm lưu hành cuốn sách của ông là vô lý, bất công. Thế nhưng cơ chế này không chấp nhận bất cứ ai có một cái nhìn riêng, có sự đánh giá cụ thể hơi khác với sự đánh giá của cơ chế.
Cơ chế vẫn là cỗ máy nghiền tai hại...
Hồi 1988, 1989 tướng Trà với nhận thức sắc sảo của mình đã tham gia Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ một cách tích cực. Trước đó, 1979 ông ra Hà nội nhận nhiệm vụ Phó tổng tham mưu trưởng, rồi Thứ trưởng quốc phòng, đặc trách về trang bị và công nghiệp quốc phòng, ông cảm thấy cơ chế quá cứng nhắc để có thể phát huy khả năng, nên lui về Sài gòn viết hồi ký và suy nghĩ. Ông đã có những phát biểu rất đáng chú ý ở một số phiên họp của Câu lạc bộ này, công khai đề xuất yêu cầu dân chủ hóa, lên án tệ quan liêu, nạn tham nhũng, vô trách nhiệm.
Lập tức ông Nguyễn Văn Linh và ông Võ Chí Công đến gặp ông. Khi ấy ông Linh là Tổng bí thư, ông Võ Chí Công là Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Ông Công lại còn là thông gia với ông Trà; con trai ông Công lấy con gái ông Trà. Ông Linh và ông Công ra sức thuyết phục ông Trà là lúc này đang đang khó khăn, không nên để cho kẻ xấu như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng lôi kéo vào hoạt động mang tính chất chống đảng, gây khó khăn thêm cho đảng... Thế là ông trở về với cơ chế. Ông lại còn dùng uy tín của mình để thuyết phục những người khác vì thương đảng, vì có lương tâm với đảng, mà gác lại những yêu cầu về dân chủ, dân chủ trong đảng cũng như dân chủ trong xã hội. Thương dân hay thương đảng?
Cứu dân hay cứu đảng? Khi phải lựa chọn bên nào nặng hơn thì lương tâm thật của ông có lúc nặng về người dân lầm thảm cơ cực, không có tự do, nhưng lương tâm ấy đã bị người ta đánh tráo một cách khéo léo để trở thành sự thủ tiêu đấu tranh; một sự an phận đồng lõa với sai lầm, bảo thủ và giáo điều, nhưng vẫn được ve vuốt, an ủi dưới nhãn hiệu: trung thành với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ đảng, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh...
Tôi vẫn tin rằng một con người can trường, nhiều lúc sáng suốt quả đoán, có tư duy độc lập như thượng tướng Trần Văn Trà vẫn còn có khả năng nổi lên như một người đấu tranh cho lẽ phải và tiến bộ của đất nước, chống lại những thế lực độc đoán, bảo thủ đến mức cổ hủ lệ hại.
Một người như tướng Trà màcòn bị bịt mồm! Họ tìm mọi cách để bóp nghẹt mỏi tiếng gào thét đòi tự do một chút, đòi dân chủ một chút. Cứ như một em bé uất ức khóc nức nở nhưng bị người mẹ hung dữ bịt chặt lấy mồm! Và tiếng gào thét của em không sao cất thành tiếng. Một phản ứng tự nhiên, một đòi hỏi bình thường dể hiểu vẫn bị khước từ ở nước ta. Chúng ta vẫn còn như bắt phải sống ở một hành tinh khác, với những lối nghĩ cách sống hoàn toàn khác lạ...
37. Ông Tướng nông dân
Câu lạc bộ quân nhân ở Hà nội nằm trên đường Hoàng Diệu, ngay dưới chân cột cờ lớn của thành Thăng Long. Hồi trước tại đây có sân bóng đá Mãng Gianh của quân đội Pháp. Câu lạc bộ quân nhân là nơi tập luyện, giải trí của sĩ quan công tác tại Bộ quốc phòng. Các sĩ quan cao cấp từng chuyển ngành và về hưu cũng thường tới đây. ở đây có phòng đọc sách, báo, có bàn bi da, có nhiều bàn ping-pong, nơi tập võ thuật và đặc biệt mùa rét là có các phòng tắm nước nóng. Bạn bè cũ mới thường gặp nhau ở đây, ngồi bên cốc bia hơi, ăn lạc rang, nói chuyện đủ thứ. Từ nhắc lại kỷ niệm ở các chiến trường xưa, đến chuyện về cuộc sống hiện nay, về bè bạn, kẻ còn người mất, về tình hình xã hội.
Có lần tôi ghé chơi bóng bàn, tắm rồi ra ngồi uống nước với các bạn cũ. Họ đang vui chuyện, bàn tán đến các ông tướng. Về các tướng cũ và tướng mới, tướng trẻ và tướng già, tướng chiến trường, đơn vị và tướng cơ quan. Có người đùa chia các tướng ra thành: Hổ tướng (tướng dũng cảm), lỳ tướng (gan lỳ), thát tướng (dát ra trận), bút tướng (tướng văn phòng), hầu tướng (chuyên phục vụ cấp trên), lễ tướng (tướng thường xuất hiện trong các buổi lễ), gia tướng (tướng là gia nhân của các đại tướng), phục tướng (tướng chuyên quỳ gối, gọi dạ, bảo vâng), thọ tướng (tướng chuyên ở hậu phương)... Rồi có người nhắc đến đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mất vào giữa năm 1967. Ông Nguyễn Chí Thanh là đảng viên cộng sản từ thời bí mật, là xứ ủy viên Trung kỳ. Ông quê ở Thừa Thiên, huyện Phong Điền, gần chợ Sịa, vốn là một cố nông lực lưỡng chuyên đi cày thuê. Là tá điền, đi hoạt động, bị bắt, ông học ở trong nhà tù. Năm 1945 sau cách mạng tháng Tám, ông là Chủ nhiệm Việt Minh Trung Bộ. Năm 1948 ông ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội nhân dân. Năm 1950 ông rất được chú ý khi viết bài trên báo Quân Đội Nhân Dân lên án mạnh mẽ việc vi phạm kỷ luật về chiến lợi phẩm trong Chiến dịch Biên giới. Sau đó một loạt cán bộ bị kỷ luật rất nặng về tội lấy cắp chiến lợi phẩm (áo quần, chăn màn, máy ảnh, thuốc lá, đồ đạc, thức ăn trong các kho của các đơn vị quân Pháp), tham ô tiền lương ăn bớt tiến ăn của các đơn vị. Tiêu biểu nhất là viên đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bị án tử hình vì ăn cắp chiến lợi phẩm, chuyên gửi mua những đồ xa xỉ nhất từ Hà nội ra để dùng và ăn chơi trác táng. Tướng Nguyễn Chí Thanh là người trực tiếp đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt và y án xử tử hình Trần Dụ Châu để làm gương cho toàn quân.
Tuy xuất thân cố nông, văn hóa thấp, ông chịu khó học trong tù, chăm đọc sách, ham mê tìm hiểu tình hình mọi mặt của xã hội, ưa tranh luận về chính trị, quân sự, cả về văn học nghệ thuật... Ông rất năng động, hoạt bát. Người ta thường thấy ông mặc quần áo bà ba nâu, đạp xe bên anh lính hộ vệ, đi ra ngoại thành Hà nội, vào ngã tư Sở, xuống Cầu Giấy... để bắt mạch cuộc sống. Ông ghé vào hàng nước bên đường, uống nước chè, ăn kẹo lạc, hỏi chuyện bà hàng nước, nói chuyện với khách hàng khác. Ông thuộc Kiều, có khi lẩy vài ba câu. Ông thông minh, có trí nhớ khá tốt. Là Chủ nhiệm chính trị, ông lại rất ưa nghiên cứu, đọc sách về quân sự, về chiến lược và chiến thuật. Ông biết khá rõ về Tôn Tử, về Clausewitz, về Napoléon, về Lâm Bưu, về Joukov...
Là cán bộ xông xáo, năng động, có trình độ khá lích lũy do tự học, ông có uy tín trong quân đội và ngoài xã hội. Sau đại hội 3 của đảng cộng sản cuối năm 1960, ông là ủy viên Bộ chính trị được số phiếu bầu rất cao, ông phụ trách thêm về nông nghiệp, về xây dựng hợp tác xã, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã... Khi cuộc chiến đấu ở miền Nam phát triển, ông trở lại hoạt động hoàn toàn về quần sự và đầu năm 1964 ông vào chiến trường miền Nam làm đặc phái viên của Bộ chính trị rồi trực tiếp phụ trách luôn việc chỉ đạo trực tiếp toàn chiến trường phía Nam. Chính ông là người tổng kết về lý luận các trận đánh quân Mỹ đầu tiên tại ấp Bắc gần Mỹ Tho, Plây me (Tây Nguyên), tại Ba Gia, Vạn Tường ở miền Trung rồi Bình Giã (Bà Rịa) ở miền Nam.
Những bài tổng kết lớn ấy được đãng trên báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Trường Sơn, có tác dụng rất lớn, xây dựng niềm tin có cơ sở rằng quân Mỹ được trang bị hiện đại, huấn luyện tốt nhưng có nhiều nhược điểm lớn. Đó là họ phải chiến đấu ở một chiến trường nhiệt đới xa lạ, trong một cuộc chiến tranh không tuyên bố vì không gắn chặt với quyền lợi sinh tử của nước Mỹ, trước một đối phương có cách đánh linh hoạt, kết hợp lối đánh du kích với lối đánh hợp đồng binh chủng của 3 thứ quân trên cả 3 vòng chiến lược: nông thôn, rừng núi và đô thị.
Những tổng kết nóng hổi của các trận ấp Bắc, Plây me, Ba gia, Vạn tường, Bình giã - mỗi trận có những nét riêng bổ xung cho nhau, của tướng Nguyễn Chí Thanh đã góp phần xây dựng nên một kiểu 'binh thư đánh Mỹ', tác động rất lớn đến cuộc chiến đấu ở chiến trường. Các cán bộ quân huấn, tác chiến, quân báo, chính trị, hậu cần ở trường sĩ quan Lục quần, trường Cao cấp quân sự và Chính trị, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc đều nghiên cứu kỹ những bài tổng kết ấy. Những bài báo của Trường Sơn được đài Tiếng Nói Việt nam đọc đi đọc lại nhiều lần, lại còn được đọc chậm để các nơi ghi lại làm tài liệu và phổ biến. Khẩu hiệu 'Nắm thắt lưng lính Mỹ mà đánh' là của ông Nguyễn Chí Thanh đưa ra, cổ vũ cách giấu quân thật kín, để cho quân Mỹ đến gần mới xông ra đánh bất thần và mãnh liệt, gây bất ngờ và luôn giữ quyền chủ động. Những bài tổng kết của ông về các trận phản công mùa khô trong các chiến dịch của quân Mỹ ở miền Đông Nam bộ Junction City và Cedar Fall cũng có giá trị quan trọng về xây dựng bài bản chiến đấu cho các lực lượng vũ trang ở miền Nam.
Ông là một nhân vật chủ yếu đề xuất việc mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Ông từ chiến khu R lên Nom Pênh để đi máy bay ra Hà nội (qua Hồng Kông). Khi mọi việc đã bàn xong, ông quyết định trở về R cũng theo con đường đã đi thì bị đột tử vào tháng 7-1967. Một ngày trước khi lên đường, ông dự tiệc tiễn chân của Quân uỷ trung ương buổi sáng, rồi của Tổng cục Chính trị buổi chiều, tại đó ông uống hơi nhiều rượu, khi trở về nhà ở phố Lý Nam Đế, tắm xong thì bị cơn nhồi máu cơ tim. Việc cấp cứu tiến hành chậm. Ông vốn có bệnh yếu tim từ trước, cố gắng về thể lực thường hay khó thở. (Việc nói ông chết tại miền Nam trong một trận ném bom của B52 là hoàn toàn thất thiệt). Thế nhưng ở tướng Nguyễn Chí Thanh có một nét không thật bình thường. Ông có những suy nghĩ cực đoan. Ông từng viết hai bài luận văn lớn đăng kín cả 3 trang báo Quân Đội Nhân Dân. Bài thứ nhất hồi 1959 nhan đề 'Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của muôn nghìn tội ác', và năm sau là bài 'Lại bàn về chủ nghĩa cá nhân.' Hai bài này được coi như tài liệu chỉnh huấn, để cán bộ tất cả các cấp học tập, thảo luận, liên hệ và kiểm thảo. Tất cả những căn bệnh tư tưởng đều được mổ xẻ, phê phán rất nghiêm: địa vị, bảo mạng, công thần, kèn cựa, suy tính về hưởng thụ, về tiền đồ, về nặng gánh gia đình, lười biếng, tham ô, thiếu trách nhiệm, kém ý thức tổ chức và kỷ luật. Hai bài này đều viết theo cuộc nói chuyện của ông với cán bộ cao cấp của Bộ quốc phòng và các đơn vị đóng gần Hà nội trong hai ngày Chủ Nhật tại Trường chính trị trung cao cấp ở Quần Ngựa.
Điều cực đoan ở ông là nhấn mạnh quá đáng vào chủ nghĩa tập thể, ca ngợi một chiều đến mức tuyệt đối: cái gì tập thể cũng tốt, cá nhân cái gì cũng kém, và gần như coi hoàn toàn không có tác dụng những động cơ cá nhân! Tôi còn nhớ ông đã cảm thấy bí, không sao giải đáp nổi một thắc mắc đơn giản do một cán bộ quân sự cấp trung đoàn nêu lên: tại sao ở trung đoàn tôi, tuy giáo dục rất kỹ, 6 xe đạp của công của tập thể đều hư hỏng rất nhanh, còn xe của cá nhân thì đều sáng trưng, chạy rất tốt, ít hư hỏng. Vậy tập thể ưu việt ở đâu? Và tại sao nông dân sản xuất trên đất 5 phần trăm của riêng gia đinh mình thu nhập rất cao, có khi hơn cả thu nhập từ ruộng tập thể chiếm 95 phần trăm diện tích?
Gần đây, tôi được biết thêm một nét 'kín đáo' của ông tướng 4 sao này. Hồi hoạt động ở Thừa Thiên và Trung Bộ, một lần ông bị mật thám Pháp bắt cùng một đảng viên cộng sản khác, người này về sau hoạt động trong quân đội, ở Tổng Cục Chính Tri, sau này ra ủy ban khoa học xã hội. Ông này được nhiều lần xét để đưa vào Trung ương đảng. Thế nhưng ông bị kẹt vì cán bộ tổ chức biết rõ rằng trong vụ bị bắt ấy, trong hai người thì đã có một người khai báo không ít với mật thám, làm phong trào sau đó bị tổn thất. Tất nhiên không ai nghi đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị, một người chuyên lên gân giảng dạy về lập trường giai cấp, tinh thần kiên định, coi chủ nghĩa cá nhân, tinh thần bảo mạng cầu an là tội ác! Ông cán bộ này bị nghi oan, tinh thần bị dằn vặt, đau khổ. Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông cán bộ này cố tìm cách tiếp cận những tài liệu an ninh còn lưu lại từ thời Pháp ở Huế và Sài Gòn. Hy vọng ấy được thoả mãn. Ông đã tìm thấy trong hồ sơ cũ từ hồi 1940, 1941 những biên bản hỏi cung của sở mật thám Huế. Thì ra người thật sự đã khai báo không phải là ông mà là vị đại tướng sau này! Sự khám phá của ông lập tức được lệnh giấu kín!
[…]
39. Thời của các ông tướng địa phương
Nhiều bạn bè và người nước ngoài hỏi: Việt nam hiện có nhiều tướng giỏi không? Xin được trả lời: có chứ! Tướng giỏi không ít. Nhưng họ bị 'rơi rụng' hết? Như trên đã kể, vào những năm từ 1963 đến 1967, Cục bảo vệ quân đội theo lệnh của Bộ nội vụ và Trưởng ban tổ chức trưng ương Đảng bắt giữ hàng loạt cán bộ ở Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, được coi là thân cận nhất của tướng Giáp. Tất cả số ấy đều xuất thân từ học sinh, sinh viên, gia đình tiểu tư sản thành thị. Không ai xuất thân từ bần cố nông cả. Đó là những sĩ quan xuất sắc. Đại tá Đỗ Đức Kiên nguyên là Kỹ sư canh nông, sang Liên xô học trường quân sự cấp cao được bằng đỏ, là cục trưởng tác chiến tài ba: Đại tá cục trưởng quân báo Lê Trọng Nghĩa vốn là sinh viên luật khoa, rất thông minh xuất sắc. Họ không đụng được đến đại tướng Võ Nguyên Giáp vì ông tỉnh táo, chặt chẽ, cẩn thận, giữ rất 'kín võ', không để 'hở sườn', lại được chủ tịch Hồ Chí Minh quý và tin cậy, thì họ cắt chân tay của ông.
Từ sau 1975, đặc biệt là mấy năm gần đây, những cận thần thân tín của ông Giáp thưa thớt dần. Số đông về hưu, một số đã chết. Cái chết của hai ông Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn làm ông đau buồn khôn xiết. Tôi đã được thấy khá nhiều lần sự tin yêu của ông Giáp với hai ông đại tướng này. Ông Hoàng Văn Thái ở gần ông Giáp từ dạo còn ở bên Trung Quốc, và sau đó ở căn cứ Việt Bắc từ cuối năm 1944. Về Hà nội, chính ông Giáp đã chọn ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng. Ông Thái ở Bộ Tổng tham mưu từ đó cho đến khi đột tử tháng 6 năm 1986! Trong 30 năm liền ở Bộ Tổng Tham mưu ông hàng ngày làm việc với ông Giáp với lòng quý mến nhau không suy suyển. Văn phòng Bộ quốc phòng ở ngay sát Bộ Tổng tham mưu, cùng chung một Sở chỉ huy tác chiến. Từ năm 1957 trở đi, tuy ông lui xuống làm Tổng tham mưu phó thứ nhất, 'nhường' cho ông Văn Tiến Dũng làm Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế ông vẫn là linh hồn của Bộ tổng tham mưu, cán bộ tham mưu toàn quân được đào tạo lớp này đến lớp khác đều công nhận vai trò không thể thiếu được của ông trong sự trưởng thành của mình. Như đã biết, ông với ông Giáp còn thông gia với nhau. Ông là người bạn tri kỷ mà ông Giáp có thể thổ lộ tất cả tâm tình. Mỗi lần ông Thái đến, ông Giáp lại nói: Anh Thái đấy à, vào đây? Vào đây! Với tất cả sự thân yêu.
Đúng nửa năm sau, ông Giáp lại khóc một lần nữa sau cơn đột tử vẫn lại đột tử, chết bất thần, nguyên nhân không thật rõ, của đại tướng Lê Trọng Tấn, một cán bộ quân sự có đức có tài. Trong toàn quân, ông Tấn có uy tín cực lớn, ông là lão tướng xông xáo, có mặt ở mọi nơi nóng bỏng nhất. Là sư trưởng sư đoàn Công Pháo (Công binh - Pháo binh) ở chiến dịch Điện Biên Phủ, ông còn có mặt ở chiến trường Lào, ở chiến địch Sầm Nưa, rồi năm 1966 đến 1969 ở Trung ương Cục miền Nam, rồi tư lệnh cánh Duyên Hải tiến công từ Đà Nẵng qua Cam Ranh, Bà Rịa, Biên Hòa, để vào Dinh Độc Lập... mùa xuân 1975. Ông nhớ hết mọi diễn biến, đặc điểm của các trận đánh lớn, những kinh nghiệm xử trí của người chỉ huy. Có thể nói ông không có một ham mê nào, không uống rượu, không uống bia, luôn suy nghĩ về các trận đánh. Biết rằng ông vốn xuất thân từ một 'anh đội tàu bay' ở sân bay Bạch Mai thời Pháp, lên đến Đại Tướng, sắp nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng chỉ 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 5 (tháng 12-1986), ta sẽ hiểu rằng ông đã phải phấn đấu ra sao. Ông Giáp và ông Tấn rất quý mến nhau vì rất hợp rơ (jeu) nhau trên các bản đồ quân sự. Ông Giáp đã có lần nói: ở trận nào mà anh Tấn có mặt để đốc chiến (đôn đốc tác chiến) là mình có thể yên tâm đến hơn 50 phần trăm rồi!
Tôi đã kể về Đại hội đảng toàn quân diễn ra 3 tháng trước đại hội đảng toàn quốc lần thứ 5, tại đó bất ngờ cực lớn đã diễn ra, làm cho các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Mai Chí Thọ... giật mình như bị điện giật! Bất chấp sự lãnh đạo trên cơ sở dân chủ tập trung, bất chất sự hướng dẫn của đoàn Chủ tịch đại hội, đông đảo đại biểu dù đã được tuyển lựa kỹ từ cơ sở đã dứt khoát không bầu các vị Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đặng Vũ Hiệp, hai đại tướng và một trung tướng vào danh sách đại biểu chính thức đi dự đại hội đảng toàn quốc. Ông Giáp và ông Tấn được số phiếu cao nhất. Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ trúng là đại biểu dự khuyết; trước khi đại hội khai mạc đúng 10 ngày, ông Lê Trọng Tấn đột tử nên ông Dũng mới được bổ xung vào toàn đại biểu để vừa hân hoan vừa ngượng ngùng lọt vào hội trường Ba Đình? Mấy hôm sau đại hội toàn quân, tôi gặp các bạn cũ ở Câu lạc bộ Ba Đình, mấy viên tướng và đại tá hồ hởi: 'Có thế chứ! Đổi mới cũng có khác chứ! Các đại biểu tinh đời thật? Không thể cứ cúi đầu vâng dạ như cũ được nữa!' Các sĩ quan cấp cao đã dám kể cho nhau nghe những bê bối của các quan lớn và các bà lớn, miệng nói không ngớt: vì dân, biết ơn các liệt sĩ chiến lợi phẩm là xương máu chiến sĩ, mà vợ chồng các ngài cứ chở kìn kìn về nhà, hết hòm này đến hòm khác, để dột từ nóc xuống. Chỉ khổ cho anh lính quèn. Đi xe lửa về phép, mang về chiếc quạt máy nhỏ, chiếc máy thu thanh cũ... cũng bị hạch sách, còn các ngài thì tha hồ chồng chất trong khoang máy bay và tàu biển... Mọi người hy vọng: đại hội đảng toàn quốc dân thứ 5 chắc sẽ còn cho thấy nhiều điều mới lạ hơn! Thế mới là đổi mới chứ! Đến Đại hội 5, mọi người chưng hững! Người la lắc đầu, ngao ngán.
Sau đó, ở Bộ quốc phòng, một loạt tướng ở địa phương được gọi về. Các tướng hiện công tác ở Bộ quốc phòng không được tin cậy nữa! Cuộc 'mi-ni nổi loạn' ở đại hội toàn quân là từ các đoàn đại biểu ở các cơ quan của Bộ và các học viên, nhà trường trực thuộc bộ, đặc biệt là từ đoàn đại biểu của học viên quân sự cấp cao, nơi tập trung đông nhất những tướng và đại tá có tài, có trình độ, có nhiều kinh nghiệm nhất. Thế là từng đoàn các cán bộ của cục bảo vệ, của thanh tra quân đội, của ban kiểm tra quân uỷ trung ương ương tới tấp lao về Học viện quân sự cấp cao ở phía chợ Bưởi, ngoại ô thủ đô. Cả bộ máy an ninh, tổ chức, tuyên huấn được huy động để kiểm tra từng đoàn đại biểu, từng đại biểu khi cần, để hiện tượng 'lỏng lẻo', 'mất cảnh giác', 'dân chủ quá trớn' ở Đại Hội Đảng toàn quán tuyệt đối không được lập lại.
Một cuộc chấn chỉnh lớn trong hàng ngũ sĩ quan cấp cao diễn ra sau đó. Bộ ba quan trọng nhất đều là các tướng từ địa phương rút về: tướng Lê Đức Anh, nguyên là từ quân khu 9 trong thời chiên tranh, nơi tận cùng phía Nam, địa bàn vốn được coi là yên tĩnh hơn cả, ít ác liệt hơn cả vì không có quân Mỹ ở đó, cũng không có các đơn vị thiện chiến nhất của Sài gòn hoạt động, từ 1981 ông là tư lệnh quân Việt nam ở Cam Bốt.
Người thứ hai là trung tướng Đoàn Khuê , quê ở Quảng Trị, nguyên là thượng tá chính uỷ lữ đoàn giới tuyến đóng ở huyện Vĩnh Linh từ năm 1955 đến 1962, giáp với giới tuyến quân sự tạm thời. Năm 1963 ông vào chiến trường Quân khu 5 làm Phó chính ủy Quân khu, lấy tên là Trình. Sau 1975 ông lên làm Tư lệnh Quân khu 5 với quân hàm thiếu tướng rồi trung tướng. Tôi đã ghé qua quê ông, làng Gia Đẳng ven biển huyện Triệu Phong, cha ông là chánh tổng, giàu nhất làng, có rất nhiều đồ đồng ở trong nhà cũng như chôn dấu dưới những đụn cát cao. Ông đi hoạt động sớm, mới học đến lớp hai trung học thời Pháp, rồi bị bắt, đi tù ở Quảng Trị và Ban Mê Thuộc. Cha ông từ ông vì sợ liên lụy. Em ruột ông là thiếu tướng Đoàn Chương, giám đốc nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. Cán bộ cấp cao quân sự đều biết ông Đoàn Khuê là cán bộ chính trị, hiểu biết về quân sự và kinh nghiệm chỉ huy còn ít, không hề được đào tạo về chỉ huy. Ông nổi tiếng là phát biểu cứng rắn, cực đoan, theo công thức khô khan và máy móc, tiêu biểu cho một viên chính uỷ ít học nhưng lại luôn thuộc lòng các công thức, ăn nói 'đúng' lập trường kiểu lên gân mà không hề ngượng.
Người thứ ba là thượng tướng Nguyễn Quyết, nguyên là chính uỷ quân khu 3, đóng bản doanh ở Kiến An, gần Hải Phòng. Ông người nhỏ nhắn, mặt thư sinh, tham gia tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà nội, vào chiến trường miền Nam một thời gian ngắn ngay sau đó. Ông vốn là cán bộ chính trị, là một chính uỷ thành nghề, đúng như hình ảnh được phác họa theo kiểu văn học dân gian hiện đại:
Ngang lưng thì thắt lập trường
Đầu đội chính sách vai quàng chủ trương
Mở miệng là nói huyên thuyên
Hết niệm cụ Mác lại truyền kinh Mao
Đời là kinh, tướng mãi cao.
Sau đại hội 6, ba ông tướng địa phương rút lên trung ương, đánh bạt tất cả hàng mấy chục tướng giỏi, tướng có văn hóa, có thực tài chỉ vì một đường lối chính trị cũ kỹ đến cổ hủ, run chân trước ý thức dân chủ vừa manh nha, ôm giữ quyền lực đến cùng vì lợi riêng. Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm tổng cục chính trị luôn là một bộ ba quyền lực lợi hại nhất nắm lực lượng quân đội. Đến Đại hội 7 (tháng 6-1991), bộ ba có thay đổi chút ít để thành bộ bốn, theo hướng củng cố cho vững thêm hạt nhân cứng rắn: Bộ trưởng Lê Đức Anh lên nắm chức vụ chủ tịch nước; chắc chắn hàng trăm vị tướng vốn là cấp trên ông phải nhún vai lắc đầu! Năm 1964 ông mới là một cục phó loại trung bình trong cục tác chiến của Bộ tổng tham mưu với cấp trung tá. Thời đánh Pháp, ông còn là một cán bộ vô danh. Nay ông ôm cả một mảng lớn quốc phòng, an ninh, ngoại giao, nội trị. Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê lên thế ông ở chân Bộ trưởng quốc phòng, cuối 1974 ông còn là một phó chính uỷ với cấp đại tá, lúc ấy ở Bộ quốc phòng đã có hơn 30 ông tướng! Tướng tài, tướng giỏi lên vượt cấp là chuyện bình thường, nhưng đây chỉ là tướng 'thông suốt' với đường lối bảo thủ, thế thôi! Tổng tham mưu trưởng mới là trung tướng Đào Đình Luyện, lại mới lên thượng tướng cho tương xứng với chức vụ. Đây cũng là chuyện không bình thường, vì tướng Luyện là tướng không quân, mà thường tổng tham mưu hay tham mưu trưởng các quân đoàn, quân khu đều là tướng bộ binh, để chỉ huy hợp đồng binh chủng, lấy bộ binh làm chủ. Tướng Luyện là một trong những người lái máy bay quân sự đầu tiên của miền Bắc Việt nam, tốt nghiệp lái máy bay ở Trung Quốc hồi 1957, đến 1960 lại đi tu nghiệp thêm ở Liên xô. Ông chăm chỉ, cán thận, anh em cấp dưới mến, sống giản dị, người cao to, da ngăm đen, vốn quê vùng chiêm Thái Bình nhưng tính tình có nét khác lạ là 'như con gái' trong quan hệ với bạn bè, gặp phụ nữ là đỏ mặt, và rất 'sợ' cấp trên. Suốt trong cuộc chiến đấu chống không quân Hoa Kỳ ném bom bắn phá miền Bắc, ông là tư lệnh không quân. Có lẽ ông được chọn vào chức vụ mới tổng tham mưu trưởng là vì tính kỷ luật rất cao, trên bảo gì là 'Rõ rõ!' ngay, một tinh thần viên chức cao lấn át hết tinh thần công dân. Bảo làm gì là làm nấy, như một cỗ máy hoàn hảo, không cần suy nghĩ băn khoăn làm như thế vì sao? Để làm gì? Khi quân đội rất có thể được dùng cho một mục tiêu chính trị chống lại phong trào dân chủ của quần chúng thì cần người chỉ huy như thế. Xin đọc những lời huấn thị của bộ trưởng Đoàn Khuê thì rõ: 'Quân đội ta phải sẵn sàng bảo vệ chế độ, thẳng tay trừng trị những mưu đồ diễn biến hòa bình' được bọn đế quốc và phản động giật dây...' Tôi quen biết tướng Luyện khá rõ vì hồi chiến tranh thường lui tới sở chỉ huy không quân để theo dõi cuộc chiến đấu của anh em lái trẻ.
Người thay tướng Nguyễn Quyết ở cương vị chủ nhiệm Tổng Cục chính trị quân đội nhân dân là một bộ mặt mới, gần như không ai biết đến trước năm 1986. Đó là tướng Lê Khả Phiêu, mới ở cấp trung tá cuối năm 1974. Một cán bộ 'trẻ', hơn 50 tuổi, lại mang bản chất thuần túy nông dân. Ông là chủ nhiệm chính trị quân đoàn, cũng từ địa phương, được điều về Bộ, nhảy cóc lên thiếu tướng năm 1979, lên trung tướng năm 1989, lên thượng tướng cuối năm 1992, sau khi được bổ xung vào ban bí thư trung ương đảng. Một viên tướng 'vâng dạ địa phương về triều đình do yêu cầu chính trị mới.
Trong khi ở Bộ Quốc Phòng, không thiếu các tướng tài hơn 4 vị nói trên khá nhiều. Như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên là sư trưởng sư đoàn 304 từ khi mới thành lập năm 1951, thông minh, có học vấn, đọc được cả sách tây, tàu, mới đây là viện trưởng học viện quân sự cấp cao; ông rất quý đại tướng Giáp, và đầu năm 1989 bị một tai nạn xe hơi bất ngờ, may mà thoát chết? Ở học viện này còn có tướng Hồng Sơn sinh viên năm 1945, em luật sư Nguyễn Thành Vinh, tên thật của ông là Nguyễn Thành Chính, là con rể nhà học giả Đặng Thai Mai, anh em cọc chèo với đại tướng Giáp; trung tướng Đỗ Trình phó viện trưởng, có trình độ nghiên cứu khá cao về lý luận và chiến lược quân sự; trung tướng Mai Trọng Tần có bằng toán học cao cấp năm 1945, rất xông xáo, lại có trình độ tổng kết...
Xuất sắc hơn cả có thể là Trung tướng Nguyễn Hữu An, hồi 1975 là tư lệnh quân đoàn 2, sau về làm Tổng Thanh tra quân đội, từ năm 1988 ông nhận chức giám đốc trường đào tạo cán bộ chỉ huy ở Đà lạt; Ông có đầy đủ các đức tính của một viên tướng, có trình độ văn hóa, sống giản dị, đàng hoàng, mực thước và chân thật, sức khỏe tốt, ông được đại tướng Giáp tin cậy giao cho nhiệm vụ đánh trận mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ chiếm căn cứ 'Độc Lập' ở phía Bắc, khi còn là trung đoàn trưởng giỏi nhất của sư đoàn 312. Trình độ quân sự và đức độ của ông vượt xa cả tướng Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Đào Đình Luyện... tín nhiệm trong quân đội cũng vượt xa các ông tướng kể trên. Thế nhưng những người lãnh đạo hiện nay cần đến những viên tướng trình độ trung bình, kém cỏi nữa, miễn là họ thuận theo một đường lối chính trị giáo điều, bảo thủ, bảo vệ một chế độ độc đoán đã đánh rơi hết niềm tin của quần chúng, bị quần chúng coi thường, không còn sợ như trước, lại còn bị khinh thường nữa.
Bùi Tín
Mặt Thật
Paris, mùa thu 1993
Nhà xuất bản SAIGON PRESS

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lãnh QLVNCH
generalhieu