Monday, February 28, 2022

   





 Khả năng phán đoán và phân tích.

Số 25 trao cho bạn sự khôn ngoan (wisdom) về tinh thần đạt được qua quan sát cẩn thận người và sự việc, và thành công ở trần thế (worldly success) bằng cách học qua kinh nghiệm. Sức mạnh của số này đến từ việc vượt qua những thất vọng thời niên thiếu (early life*) và sở hữu một tính chất hiếm hoi về học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Sự phán xét rất tuyệt vời, nhưng đây ko phải là số của vật chất vì vậy, những phúc lợi đáng kể về tài chánh (substantial nature) phải đạt được thông qua những số kép khác của ngày sanh và tên-- dựa vào phân tách bằng LTS. 

Dịch từ trang 260 của Linda Goodman's Star Signs. 

The time during which one is a child, from between infancy and puberty

I/ Cuộc đời của TT Ukraine qua lăng kính của LTS. 

Bản đồ chiến sự (nguồn: Kyiv holds for another night ahead of talks between Ukraine, Russia delegates (nypost.com)

                  


1/ Dựa vào tên:

V o l  o d y m y r = 

6 7 3 7  4 1 4  1 2 = 35 = 8

Z e l  e n s k y y = 

7 5 3 5 5 3 2 1 1 = 32 = 5

Cộng lại: 8 + 5 = 13. 

Sau đây là ý nghĩa của số này. 

Sự tái sanh - Sự thay đổi (Regeneration - Change) 

Cách đây mấy ngàn năm, người xưa đã viết về số 13 như sau: a/ Số 13 không phải là xấu như nhiều người nghĩ. Người xưa nói rằng ai biết cách sử dụng số này sẽ có được quyền lực và sự phục tùng từ kẻ khác. b/ Số 13 dính liền đến quyền lực và nếu (quyền lực này) được dùng vào mục đích vị kỷ thì sẽ mang sự hủy diệt cho chính số đóc/ Biểu tượng của số 13 là bộ xương, là thần chết, tay cầm lưỡi hái, đang tàn sát biết bao con người còn rất trẻ, đang chen lấn, giẫm/dẫm đạp lên nhau, tìm cách thoát thân về mọi phía, trên một cánh đồng cỏ mới mọc (reaping down men in a field of new-grown grass, where young faces and heads appear to be thrusting through the ground and emerging on all sides). d/ Số nầy cũng cảnh báo về chuyện không ai ngờ được lại sẽ xảy ra (There is a warning of the unknown and the unexpected). Thích ứng để thay đổi nhẹ nhàng sẽ phát triển (bring out) sức mạnh của số 13, và giảm thiểu mọi tiềm năng của tiêu cực. e/ Số 13 cũng là số của đổi đời (upheaval), để cho người ta có thể làm được điều hoàn toàn mới - mà trước đó không ai làm được (13 is a number of upheaval, so that new ground may be broken). f/ Số này dính liền với thiên tài - cũng như với các nhà thám hiểm - là số phá vỡ những gì có tính chính thống và là những khám phá trên mọi lãnh vực. Nếu bạn sanh ngày 13 - hay nếu tên của bạn bằng số 13 - bạn cần đọc cẩn thận phần của chương này liên quan đến số 4 và 8, bắt đầu ở trang 269. Dịch từ : trang 197 của sách Linda Goodman's Star Signs.

2/ Vì TT Ukraine có ngày sanh là 25/1/1978 nên ông chịu thêm tác động của số 25.

Sau đây là ý nghĩa của số 25.

Khả năng phán đoán và phân tích.

Số 25 trao cho bạn sự khôn ngoan (wisdom) về tinh thần đạt được qua quan sát cẩn thận người và sự việc, và thành công ở trần thế (worldly success) bằng cách học qua kinh nghiệm. Sức mạnh của số này đến từ việc vượt qua những thất vọng thời niên thiếu (early life*) và sở hữu một tính chất hiếm hoi về học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Sự phán xét rất tuyệt vời, nhưng đây ko phải là số của vật chất vì vậy, những phúc lợi đáng kể về tài chánh (substantial nature) phải đạt được thông qua những số kép khác của ngày sanh và tên-- dựa vào phân tách bằng LTS. 

Dịch từ trang 260 của Linda Goodman's Star Signs. 

The time during which one is a child, from between infancy and puberty

====

II/ Cuộc đời của vợ TT Ukraine qua lăng kính của LTS. 

Olena Kiyashko was born in Kryvyi Rih on 6 February 1978.[4] Zelenska studied architecture at the Faculty of Civil Engineering at Kryvyi Rih National University, but instead wrote texts for Kvartal 95, and ultimately became a writer.[5]

O l e n a 

7 3 5 5 1 = 21 = 3.

K i  y a s h k o

2 1 1 1 3 5 2 7 = 22 = ko thể thu gọn.

Cộng lại: 3 + 22 = 25. 

Vậy bà này có tên cộng lại bằng 25, giống như chồng.  

Sunday, February 27, 2022

 

Những Ngày Cuối Cùng


Lê Du Miên


(Có nhiều người ngồi nói chuyện với tôi họ hay hỏi; “Những ngày tháng cuối cùng của đất nước anh ở đâu?”. Xin thưa những ngày tháng ấy tôi chỉ là một cắc ké kỳ nhông, không biết nhiều về những tin tức chiến thuật, chiến lược, không biết nhiều về những âm mưu chính trị của các thế lực Quốc Tế và hầu như cũng chẳng quan tâm lắm đến anh Mỹ, anh Nga hay anh Tàu… Và cũng như tất cả các người lính VNCH chúng tôi vẫn miệt mài chiến đấu ở khắp các mặt trận cho tới giờ phút cuối cùng…)

***


Bữa tiệc dã chiến đã chấm dứt trong bầu không khí nửa buồn nửa vui. Buổi tối thật im lặng. Gió từ bờ sông Lại Giang thổi lên những hơi lạnh. Những con thiêu thân mỗi lúc một đông lao mình vào những bóng đèn điện được thắp sáng bằng những cục pin cuả máy PRC25 vàng vọt. Các nhà chung quanh căn cứ cửa đã đóng và những ánh đèn dầu le lói hắt ra yếu ớt từ những khe cửa hở.

Trung úy Bửu người được Tiểu Đoàn đưa ra tạm thời thay thế tôi coi trung đội, nhận bàn giao, xoa hai tay vào nhau nói lời chúc tôi thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Cả trung đội hơn ba chục cái đầu ngồi im dường như mỗi người một ý nghĩ. Tôi nhìn qua một lượt những khuôn mặt thân thương đã cùng tôi rong ruổi những đoạn đường chiến binh suốt từ miền biển Qui Nhơn, Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ tới vùng rừng núi tam biên Dakto, Tân Cảnh, Thanh An, Đức Cơ trong hai năm qua khi tôi nhận trách nhiệm trung đội trưởng 1B của Pháo Đội. Tôi thật sự không biết nói gì ngoài một tiếng cám ơn. Xin cám ơn tất cả đã cùng tôi vào sinh ra tử, đã cùng tôi vất vả gian nan, đã cùng tôi làm tốt mọi phận sự mà cấp trên giao phó. Đó là những ngày trung tuần tháng hai năm 1975 khi tôi nhận lệnh thuyên chuyển về nguyên quán sau gần sáu năm lênh đênh với rừng dừa Bình Định và núi rừng trùng điệp Pleiku Kontum. Nhìn hai nòng súng vươn cao trong ụ trông giống như hai mỏ chim non vươn ra trong tổ mà tôi đã quen từng mảng da từng vết xước, lòng tôi chùng xuống. Tôi sắp xa nó như sắp phải xa người thân, sắp phải xa một quãng đời mình. Các người lính của tôi đã đứng lên lầm lũi đi về hầm trú ẩn. Tôi và Trung uý Bửu bước ra ngoài căn cứ vào ngồi trong góc một quán cà phê. Một vài tiếng đại bác vọng về đâu đó từ căn cứ Đệ Đức của Trung Đoàn 40. Những âm thanh rất quen thuộc của người dân vùng này và cả những tiếng đại bác 130 ly hay tiếng rít nghe muốn đứt màng nhĩ của hoả tiễn 122 ly mà địch rót từ mật khu An Lão vào thành phố cũng chẳng làm cho họ bồn chồn. Họ vẫn câm lặng bám mảnh đất mà cha ông để lại với mồ mả tổ tiên chẳng muốn di dời dù cái chết luôn được treo sẵn trên đầu giữa bao nhiêu lằn đạn.

Bửu đốt một điếu thuốc Capstan. Hai ngón tay vụng về cầm điếu thuốc trông nhà quê không chịu nổi. Bửu ít khi hút thuốc. Búng cái tàn thuốc rơi xuống đất, giọng Bửu trầm buồn:

-Tao hút với mày một điếu thuốc hôm nay. Ngày mai ra sao đâu ai biết … Ừ… Biết mình có còn dịp để gặp lại nhau không?

- Chắc chắn tao sẽ trở lại đây thăm mọi người khi có dịp…

Câu hứa ấy đã không bao giờ được thực hiện. Nó đã bị cuốn đi với cơn cuồng phong. Nó đã bị dập vùi với đống khói súng ngút ngàn từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên tận cao nguyên và nó đã muôn đời nằm yên với Bửu trên bờ biển Qui nhơn những ngày cuối tháng ba năm ấy. Ngồi đối diện Bửu tôi đốt hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Những ngày đầu ra đơn vị quyện vào khói thuốc bay lên lởn vởn trong đầu tôi. Ngày tôi vác ba lô về trình diện Pháo đội trên đỉnh đèo Nhông, tôi đã gặp Bửu, nước da ngâm ngâm, sóng mũi cao và nhất là nụ cười múm mím đẹp như nụ cười con gái. Cuộc đời binh nghiệp dường như ưu đãi Bửu nhiều hơn bạn bè. Bửu được giao chức vụ trung đội trưởng sớm lắm trong khi các bạn cùng khoá vẫn còn khăn gói đi “DLO” mút chỉ cà tha. Về Pháo đội hôm trước thì sáng hôm sau tôi được Pháo đội trưởng Đại uý Nguyễn văn Vinh đưa xuống Phú Thọ đi DLO cho tiểu đoàn 1/41 của Đại uý Võ Ân thay thế cho Chuẩn uý Dư. Riêng phần tôi nằm trong nhóm con dì phước cùng với Tân, Quảng là những đứa mồ côi nên tối ngày lủi thủi trên rừng hứng chịu trên đầu mưa pháo, chân thì mìn bẫy, ngang hông thì tầm súng AK… Ăn cơm sấy ngủ võng đầy nước những đêm mưa. Nằm chơ vơ trên những đỉnh cao gió hú mơ về những hộp đêm xập xình ánh đèn màu. Mắt căng nhìn trong đêm như muốn rách toạc ra để canh giặc thù. Xã Phú Thọ thuộc quận Phù Mỹ là một xã hoàn toàn mất an ninh với cái hố mủ, hang động của bọn giặc phỉ trên dãy núi phía đông của đèo Nhông. Trên dãy núi đó có cả một bày bò hàng trăm con mà bọn Nông Trường 3 Sao Vàng thả nuôi. Ở Tiểu Đoàn 1/41 này tôi thường đi tiền sát theo Đại đội của Trung úy Thành khoá 22A võ bị Đà Lạt. Một đại Đội Trưởng gan dạ trong chiến đấu. Anh Thành sau này được vinh thăng Thiếu Tá và đã hy sinh tại chiến trường Bình Định.

Sáng sớm hôm sau tôi khăn gói quả mướp rời khỏi đơn vị về trình diện Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đóng tại trại Nỏ Thần, Diêu Trì. Vác ba lô ra khỏi cổng trại mà lòng bịn rịn chẳng muốn chia tay. Nhìn lại doanh trại trống vắng lòng ngậm ngùi. Mọi người như thường lệ đã kéo súng đi từ sáng sớm. Từ mấy năm nay theo chiến thuật mới, đời pháo thủ vất vả hơn nhiều. Không để súng nằm ở vị trí cố định nữa mà ban ngày phải di chuyển đại pháo tới một địa điểm mới, tránh pháo kích và yểm trợ quân bạn hiệu quả hơn…

Tôi lững thững bước đi những bước bâng khuâng, mới đây một tuần lòng luôn mong muốn xuôi Nam về gần Mẹ già ngày đêm mong đợi, mà hôm nay lại bịn rịn … Tiếng đại bác 105 ly bắn đi ở một vị trí nào đó tôi nhận ra ngay tiếng Pháo quen thuộc của trung đội tôi không lạc vào đâu được. Nước mắt tôi muốn rơi. Đúng lúc đó bên kia đường một bóng dáng mảnh mai đứng dưới gốc cây trứng cá với đôi mắt buồn sũng. Tôi biết cô bé đứng đó với bao nhiêu điều muốn nói. Tôi dừng lại :

-Ở lại nhé… Chú đi…

-Chú đi bình an…

Tôi không dám nhìn cô bé bởi tôi biết nước mắt ấy sẽ níu kéo chân tôi. Giờ chia tay chẳng nên kéo dài, mủi lòng nhau …

-Nhớ biên thư cho Đông Nghi nhé…

Tôi gật đầu và bước vội lên chiếc Daihatsu đang chờ sẵn. Chiếc xe lăn bánh. Tôi liếc nhìn nhanh Đông Nghi đang đưa tay áo dụi mắt. Có những hạt bụi cũng vương trong mắt tôi trên suốt con đường Quốc Lộ số một dẫn về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi thầm nghĩ thế là chia tay thật rồi. Xa rồi chiến trận miền Trung, xa rồi mùa hè đỏ lửa Tân Cảnh, năm 1972 thằng bạn cùng khoá Nguyễn hữu Dư đã nằm lại cùng với Tư Lệnh Sư Đoàn Lê Đức Đạt, xa rồi căn cứ 6, ngọn đồi 1001. Xa rồi mặt trận tái chiếm ba quận bắc Bình Định. Xa rồi những vườn dừa mát rượi nhưng cạm bẫy cũng nhiều lắm như rươi. Xa rồi Sa Huỳnh, Tam Quan, Bồng Sơn…

Xe đi ngang căn cứ Salem nơi mà bạn tôi Đinh Trọng Bình đã từng gọi pháo bắn trên đầu khi bị địch quân tràn ngập hồi mùa hè đỏ lửa. Hàm râu cá chốt và cái tẩu thuốc với những đụm khói Half and Half phì phà thơm râu lại như xuất hiện trước mặt làm tôi hoa cả mắt. Tôi đang đi dưới chân đèo Nhông nơi mà tôi cách đây hơn năm năm đã có một đêm trằn trọc của người lính trận xa quê, bơ vơ lạc lõng. Đêm đầu tiên nghe đạn réo và hoả châu soi sáng những chòi canh. Xa rồi những ngày quân hành trong vùng địch ở căn cứ điạ An Lão hiểm trở, căn cứ địa 226 đồi núi chập chùng. Tôi vẫy tay chào trại Nguyễn Hải Đằng nơi Bộ Chỉ Huy Trung đoàn 41/SĐ22BB đặt bản doanh. Tôi cười buồn với cà phê Lãnh, cái quán nho nhỏ có cô chủ xinh xinh.

Khoảng 12 giờ trưa tôi về tới trại Nỏ Thần, vào trình diện Tiểu đoàn trưởng. Ông nhìn tôi nửa con mắt: “Trung uý Du hả… Tôi về nhận Tiểu đoàn gần một năm rồi mà chưa biết mặt anh. Mấy lần ra Bồng Sơn thăm trung đội anh mà cũng chẳng gặp… Gặp anh khó hơn gặp Tổng Thống Thiệu”. Tôi đứng như trời trồng chẳng muốn giải thích.

Tôi chào ông bước ra ngoài, đi gặp Trung uý Hoành trưởng ban một, nhận sự vụ lệnh về đơn vị mới Tiểu Đoàn 183/PB mà BCH tiền phương nằm tại Long Bình. Hoành nói với tôi: “ May cho mày cái quyết định này về kịp… Nếu không mày sẽ được bổ sung cho Pháo Binh dù rồi… Tên mày đã được gởi đi…”. Tôi cười thầm nghĩ … Tôi đâu có chết nhát như Hoành nghĩ… Tôi con bà phước mà thả chỗ nào tôi cũng sẽ chơi hết mình, chơi rất đẹp không như mấy ông con ông cháu cha đâu, chỉ biết ru rú ở hậu cứ văn phòng.

Sau bảy ngày phép vui với gia đình, tôi cứ yên trí là về đây gần nhà rồi cuộc đời sẽ đổi thay chút chút …Ít ra là cũng chuẩn bị lấy vợ cho bà cụ vui lòng. Bà cụ tôi luôn nhắc “ con đã hai mươi tám tuổi rồi… già rồi lo bề gia thất cho mẹ yên lòng... Coi chừng ế…”. Nhưng đời đâu có như mình muốn. Về đơn vị mới với những tin tức dồn dập. Mặt trận nơi tôi vừa dời chân đã bắt đầu sôi động. Việt cộng đã đánh chiếm đèo An Khê cắt đứt quốc lộ 19. Sư đoàn 22BB phải tung hai trung đoàn 47 và 42 để giải toả đường giao thông huyết mạch giữa vùng cao nguyên và duyên hải. Trung đội Pháo cũ của tôi đã được kéo về Bình Khê tham dự trận chiến. Tôi thật sự lo lắng cho những người anh em cũ… Rồi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ dữ dội. Cuộc triệt thoái kinh hoàng trên tỉnh lộ số 7. Đài BBC với những tin tỉnh này bị tràn ngập, tỉnh kia bị thất thủ. Địch tiến quân như thế chẻ tre. Tôi thật sự hoang mang. Ruột gan nóng như lửa đốt. Qui Nhơn thất thủ. Những người lính trấn hải bình sơn của Sư Đoàn 22, trong đó có rất nhiều bạn bè tôi, bị dồn xuống bãi biển làm bia cho những họng súng đại liên 12ly 7 bắn trực xạ và những trái pháo 82ly nổ tung lên những xác người. Trung uý Nguyễn An Bửu đã nằm lại nơi đây. Điếu thuốc hôm nào Bửu hút cùng tôi như loé lên đốm lửa và làn khói quyện bay như khói nhang buồn. Vậy là hết rồi ước mơ một lần được về lại chốn xưa.

Đài BBC hằng ngày truyền đi những tin tức bất lợi, đâm những nhát dao trí mạng vào tử huyệt người lính VNCH… Nào là Sư Đoàn 1, 3, 23 tan hàng, Quân khu 2 tan rã… Huế đã lọt vào tay quân giải phóng… Quân đoàn 1 triệt thoái… Đà Nẵng thất thủ… Những tin tức dồn dập làm điên đầu mọi người. Dân chúng hoang mang tột dộ. Họ xôn xao tản cư chạy giặc. Những thành phố bỏ không trước khi bộ đội miền Bắc tới, cả chục ngày. Những chuyện lạ lùng như vậy đã xẩy ra không làm sao hiểu nổi. Vận nước tới hồi suy mạt. Cùng với những lao đao của người lính ở thời mạt vận, tôi theo Trung đoàn 48BB của Trung Tá Trần Minh Công trong cương vị là một Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh của Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực chiến đoàn 48 lên Gò Dầu, Tây Ninh. Tôi thật sự giật mình lo sợ khi đoàn quân rầm rộ với những khẩu đại pháo kéo nhau vào căn cứ Trâm Vàng, một căn cứ do quân đội Mỹ để lại giữa ban ngày ban mặt, một mục tiêu quá tốt cho địch nã những quả đạn pháo rất chính xác, không cần điều chỉnh. Đúng như sự lo ngại của tôi, chỉ mười lăm phút sau khi mà BCH trung đoàn còn rềnh rang chưa ổn định được vị trí thì hàng trăm trái pháo đủ loại bọn Việt cộng đã rót vào, khói lửa bốc lên mù mịt, pháo binh của ta không kịp trở tay. Thiếu uý Khải, một trung đội trưởng Pháo mới cùng tôi nhậu thịt chó hôm qua ở Long Bình nay đã bị chó đớp gẫy chân. Tôi theo chân các chiến sĩ Trung Đoàn 48 hành quân giải toả áp lực Chi khu Khiêm Hanh và tăng viện cho TĐ/ BĐQ trên đường lui binh từ phía căn cứ Tống Lê Chân. Chúng tôi ăn cối 82 ly và những chạm súng lẻ tẻ chung quanh. Gặp thằng Lưu bạn cùng khoá vừa thoát ra từ vùng tử thần, màu áo rằn ri biệt động lấm lem, chia nhau từng hớp cà phê bí tất trong chiếc ca nhôm ôm nhau mừng rỡ, hạnh ngộ trong hoàn cảnh đất nước cực kỳ nguy khốn. Bầu trời với từng đám mây vần vũ kéo qua thỉnh thoảng che khuất bóng mặt trời, dưới giao thông hào lom khom những tay súng đang giằng co từng tấc đất quê hương, những trái bích kích pháo nổ tung, những giọt máu thấm đất, bụi cát phủ đầu, ca cà phê pha thêm đất đá đắng môi.

Trung đoàn 48 lại được lệnh bỏ lại Gò Dầu và trực chỉ Long Khánh. Đó là những ngày cuối tháng ba cay nghiệt. Trung đoàn về dàn quân vùng núi Thị. Ở chưa nóng đít lại được lệnh kéo về ngã ba Tân Phong phòng thủ mặt Đông Bắc, vùng núi Chứa Chan, ngăn chận hướng tiến của T54 địch quân trên QL1, trấn giữ các xã ấp Bảo Bình, Bảo Định… Tôi nằm trong TOC tại rừng cao su Tân Phong, cạnh ngã ba đi Long Giao, lại một vị trí không thuận lợi cho một BCH lớn như cấp chiến đoàn. Phía ngả ba Dầu Giây là Trung Đoàn 52 BB và một Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Thị xã Xuân Lộc được bảo vệ bởi Trung Đoàn 43 BB do người hùng Đại Tá Lê Xuân Hiếu làm Trung Đoàn Trưởng cùng với các Tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Long Khánh.

Vào khoảng 6 giờ sáng ngày 9 tháng 4/75. Sự êm ả thường ngày của thị xã bị phá vỡ bởi những loạt đạn pháo kích của cộng quân kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Những tiếng nổ làm đinh tai nhức óc. Đủ các loại đạn 130 ly, 122ly, súng cối 82… rớt vào khu chợ, nhà thờ, khu dân cư… Nhà cửa đổ nát bốc cháy… Người dân chết rất nhiều. Sau hàng ngàn trái pháo cường tập. Quân cộng ồ ạt xua quân tấn công biển người nhưng chúng bị hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 và các chiến sĩ ĐPQ anh dũng đẩy lui. Những chiến xa T54 và PT76 bị hạ bởi M72, bởi Pháo binh và những đợt oanh kích của không quân nằm rải rác cùng những xác chết của bộ đội Bắc việt nằm vắt vẻo ngoài hàng rào phòng thủ. Qua ngày hôm sau chúng lại mở những đợt tấn công liên tục vào thị xã với cấp số quân đoàn. Đó là Quân Đoàn 4 của Việt cộng được tăng cường thêm Sư Đoàn 325 và trung đoàn 95B cùng một trung đoàn xe tăng và một trung đoàn Pháo do tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh, quân số được ước tính khoảng 40.000 quân. Chúng dùng thịt đè người. Nhưng chúng vẫn bị đẩy bật ra khỏi thành phố với hàng trăm xác chết. Bốn ngày sau Xuân Lộc được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù từ Trảng Bơm vào trận địa. Với tinh thần quyết chiến sắt đá của các chiến sĩ VNCH sau 12 ngày đêm Thị xã vẫn trụ vững vàng. Việt cộng bỏ ý định đánh chiếm Long Khánh, một khúc xương khó nuốt. Chúng hướng về Biên Hoà. Do đó SĐ18 lại được lệnh rút về phòng thủ cho vòng đai phía đông Sài Gòn. Tôi lại theo SĐ lui binh lúc đó với bao nhiêu thắc mắc ngỡ ngàng. Tại sao Long Khánh đã được giải toả áp lực, sinh hoạt của người dân gần như đã trở lại bình thường thì tại sao lại rút bỏ. Trước đó hai ngày chúng tôi những quân nhân công giáo đã đi lễ nhà thờ, sau lễ đã cùng nhau ghé chợ ăn phở và uống cà phê. Nói tới đây tôi lại nhớ tới Đại uý Pháo thủ Na, một buổi chiều vừa cùng nhau ăn cơm chiều trên chiếc bàn dã chiến trước hầm hành quân. Bữa cơm đã xong, tôi đứng lên chui vào Trung Tâm Hành Quân thì một tiếng nổ rất lớn do địch pháo kích, tôi thấy Đại uý Na lảo đảo ôm ngực té xuống trước cửa hầm, tôi chạy lại vực ông dậy nhưng ông đã tắt thở bởi một miểng đạn rất nhỏ xuyên vào tim.

Buổi chiều lui binh một hình ảnh oai hùng nhưng không kém phần làm cho tôi xúc động, đó là hình ảnh Trung tá Đỉnh trong quân phục hoa dù ông đứng trên bờ đai phòng thủ của TOC, tóc gió bay bay, ông nhìn theo đoàn quân lui binh, vì lính dù sẽ rút quân sau cùng. Không hiểu tại sao lúc đó tôi muốn chảy nước mắt. Một hình ảnh oai hùng của người lính chiến nhưng qua đó nó cũng thể hiện một nỗi cô đơn, một sự ảm đạm, một sự thương cảm khó tả đối với những đơn vị tổng trừ bị thiện chiến nhất của Quân Đội. Một điều nữa làm tôi cảm động và phấn chấn trong lòng khi được biết Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã không dùng trực thăng mà cùng lui binh bằng đường bộ với các chiến sĩ của mình.

Về tới Long Bình hôm trước thì chiều hôm sau tôi lại theo BCH Trung đoàn 48 lên Trảng Bom. Trung đoàn vừa tới vườn cao su đang lui cui đào hầm hố cá nhân thì lại bị địch tiền pháo hậu xung. Sau một đêm quần thảo Trung đoàn đành lại phải rút quân theo một triền suối về lại Long Bình. Ở vị trí này tôi đã bị mất hết, cái mà tôi gọi là một chút “gia sản” đời lính, những hình ảnh thời tôi học Pháo Binh tại trường Pháo Binh Dục Mỹ, những hình ảnh sau những cuộc hành quân lớn tại Quân khu 2 mà tôi chụp lưu niệm cùng các bạn bè ở Pleiku, DakTo, Tân Cảnh, ở Qui Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan... Ở cửa biển Đề Gi khi trung đội tôi được hải vận, một điều hết sức khác thường, đại bác thường thì chỉ được không vận vào vùng yểm trợ khi đường bộ không cho phép, ít khi thấy được hải vận. Và nhất là những bức hình tôi chụp chung với Đông Nghi cùng với những bức thư tình của mối tình thơ mộng trong sáng… Tôi đã bỏ lại hết trên con mương thoát nước của rừng cao su Trảng Bom vào một đêm bất hạnh nhất của đời lính trận.

Kể từ những ngày tháng đó mỗi lần nhớ về em, nhớ về đời lính của mình, tôi tiếc những vật kỷ niệm đó vô cùng. Và bốn mươi năm rồi tôi chưa một lần được gặp lại em. Nhưng bù lại tôi rất hãnh diện được tham dự một trận chiến oanh liệt nhất và cũng là một chiến thắng vang dội cuối cùng của Quân Lực VNCH trong màu cờ sắc áo binh chủng Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18BB anh hùng.

Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.

Lê Du Miên

(Oregon Thoi Bao 4/14)

Saturday, February 26, 2022

 CHUYỆN TÂM LINH

Hồn ma đã cứu một căn cứ khỏi bị địch quân tràn ngập.
Của Ngô Bá Lai, khóa 2 CTCT Đà Lạt
Tài Trần: vợ của một đại đội trưởng đến đv thăm chồng, chẳng mai đêm đó đặc công VC tấn công đồn làm chết 4 lính và bà này. Ông này xin phép cấp trên nghỉ vài ngày để chôn cất vợ. Chỉ vài ngày sau, một lực lương VC rất đông tấn công đồn này, vị đại đội phó đã điều động binh sĩ chống trả dữ dội, và có sự giúp đỡ của một HỒN MA (sau này mới biết là vợ của ông đ.đ.t., lúc này ông chưa trở lại đv) đã bảo vệ đồn, gây thiệt hại nặng cho địch mà trong đồn ko ai chết.
======
Thân tặng bè bạn từng chiến đấu tại SĐ22BB.
Khóa 2 ĐH/CTCT ra trường vào đúng thời điểm cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam thân yêu đang hồi bùng sôi mãnh liệt! Đó đây,trên khắp các chiến trường, mức độ thương vong tăng cao. Cuộc chiến không còn trong khuôn khổ du kích lẻ tẻ, nhưng đã bước vào giai đoạn chiến tranh diện địa với những binh đoàn đông đảo tham dự, vũ khí cộng đồng được xử dụng hàng loạt và liên tục...
Tôi và 14 đồng đội bốc thăm về SĐ22 Bộ Binh, một trong những SĐ "hắc ám" nhất của QLVNCH! Vùng hoạt động của SĐ gồm 4 tỉnh "sôi đậu" đúng nghĩa: NAM, NGẢI, BÌNH, PHÚ. Nói đến NNBP, trừ những thành phố chính, an ninh còn tương đối bảo đảm, ngoài ra, dù đi hành quân ở bất cứ địa phương nào, bạn cũng có thể lọt vào trường hợp "chết bất đắc kỳ tử". Vì hầu hết các xã ấp sâu, xa người dân ít nhiều đều có quan hệ với phía "bên kia", phía địch. Phía mà chúng tôi phải đối đầu, phải dành dật giữa sống và chết!!!
* * *
Tình hình chiến sự ở đây đã vào giai đoạn căng thẳng, chẳng thế mà khi vào trình diện, Vị Tư Lệnh Sư Đoàn đã hỏi chúng tôi:
- Các anh từ đâu đến?
- Chúng tôi vừa tốt nghiệp K.2/ ĐH/CTCT/Đàlạt.
Ông trả lời không úp mở:
- Ở đây, ở Sư Đoàn này, không cần SQ/CTCT, chúng tôi chỉ cần những SQ biết cầm súng và chiến đấu.
Thế là, chúng tôi được chia đều cho các Trung Đoàn, rồi Tiểu Đoàn, rồi Đại Đội, rồi Trung Đội. Tất cả được phát M.16 như một binh sĩ, một tay súng của Đơn Vị! Tôi về Trung Đoàn 41. Tiểu Đoàn2, Đại Đội 3. Đại Đội Trưởng là một SQ tốt nghiệp Khóa 23 Võ Bị, ra trường trước tôi mấy tháng. Vậy cũng hay, ít ra, chúng tôi cũng có những niềm vui chung khi nói về Đalat, tháng ngày quân trường, những cuộc thi đấu thể thao chung, những kỷ niệm đẹp trên thành phố sương mù mộng mơ ngày nào.
Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 41BB đóng tại Phù Mỹ, một Quận Lỵ nằm dọc theo Quốc Lộ số 1, cách Thành Phố Qui Nhơn khoảng 40Km về hướng Bắc. Vì thế, vùng trách nhiệm gồm: Phù Cát, Phù Mỹ, Trung Thứ, Trung Thuận, chiến khu An Lão, Hoài Ân.
Căn Cứ SALEM nằm ở ngay Ngã Ba Quốc Lộ 1 và đường vào Ấp Trung Thứ. Nó nằm trên một ngọn đồi không cao lắm (khoảng 100m) nhưng vì chung quanh là đồng ruộng, nên đây cũng là vị trí tốt để quan sát khắp vùng. Căn Cứ tương đối rộng, có đủ chỗ cho một pháo đội 105 hoạt động và hầm hố đủ cho một Đại Đội trú đóng. Tôi không rõ tên SALEM đã có tự bao giờ. Nhân một lần Đơn Vị tôi đến tăng phái cho Căn Cứ, vì muốn hiểu rõ nguồn gốc cái tên là lạ này: Có phải nó là Căn Cứ cũ của Quân Đội Mỹ hay do một sự cố nào mà cái tên SALEM đã xuất hiện? Do tò mò và muốn phá tan thắc mắc cứ quẩn quanh trong đầu, tôi quyết tâm tìm hiểu cho ra lẽ. Sau vài ngày làm quen, tôi đã kết thân được với ông Thượng Sĩ Thường Vụ Đại Đội. Tôi nghĩ ông này chắc sẽ giải đáp được những thắc mắc của tôi. Qủa thật, vào một đêm tương đối yên tĩnh, bên ly cà phê, ông đã kể cho tôi nghe câu chuyện đầy vẻ huyền bí sau:
Đơn Vị tôi đóng tại ngọn đồi này cũng đã mấy năm. Trước đây, tình hình nói chung rất tốt, lính tráng đi đêm về hôm thoải mái. Trước cổng, thường chỉ có một con ngựa chắn bằng kẽm gai sơ sài. Chỉ có một lính gác thường trực, nhưng đôi khi, thằng lính canh cũng ngủ gà ngủ gật, bỏ đi đây đó một vài giờ mới trở về. Chung quanh căn cứ cũng chỉ rào sơ sài bằng 2 lớp kẽm gai cao độ 2m. Về sinh hoạt bên trong, nhiều khi, tôi cũng làm ngơ cho anh em để vợ ở lại qua đêm hay mấy cậu trẻ dẫn gái vào chơi đến khuya mới về. Tính ra, an ninh như vậy là lỏng lẻo, nhưng thấy chẳng có gì bất trắc, nên tôi cũng không lo lắng bao nhiêu. Cho đến một hôm, vào khoảng 2 giờ sáng, tôi bật dậy vì một tiếng nổ rất lớn gần hầm tôi nằm. Tiếng nổ lớn hơn tiếng lựu đạn, nên linh tính cho tôi biết có chuyện bất thường. Tôi vội nai nịt cẩn thận, nhìn qua lỗ châu mai xem động tĩnh. Tất cả vẫn yên lặng không có dấu hiệu bất thường. Tôi bò ra khỏi hầm, mắt láo liên quan sát.... Thì... từ phía cổng vào, những bóng đen vượt qua con ngựa kẽm gai, rồi tách ra 2 phía. Tôi hốt hoảng, biết ngay chuyện gì đã xẩy ra. tôi bò sang hầm Chỉ Huy, trung uý Đại Đội Trưởng cũng đã sẵn sàng. Tôi nói nhỏ:
- Việt Cộng tấn công đồn, Trung Úy. Chúng vào từ hướng cổng.
- Ông sang Đội Súng Nặng, bảo nó bắn trái sáng và coi anh em bên đó. Tôi điều động anh em bên này.
Trong lúc tôi trườn mình đến Đội Súng Nặng, tôi nghe một tràng M16 nổ vang và tiếng Đại Đội Trưởng hét:
- Báo động! Báo động! Việt Cộng tấn công đồn. Hãy cẩn thận, chúng đã lọt vào Căn Cứ.
Tôi hài lòng những lời bạch hóa của Vị Chỉ Huy. Đây là cách tốt nhất, nhanh nhất để các chiến hữu của tôi biết hiện trạng và tìm hướng giải quyết cho phù hợp. Khi trái sáng đầu tiên bừng nổ giữa trời đen, hàng loạt M16 đồng thời được khai hỏa ở mọi hướng, song song, nhiều tiếng lựu đạn nổ rải rắc xa gần. Tôi hiểu tụi đặc công đang tung hoành trong Căn Cứ. Tôi hét lớn:
- Tất cả nằm tại chỗ, quan sát kỹ, thấy ai di chuyển cứ bắn bỏ.
Sau tiếng hét của tôi. Căn Cứ trở lại vẻ yên lặng ngột ngạt, đợi chờ...
Tôi nhận thấy: Tiếng súng chỉ ầm vang khi bầu trời hết ánh hỏa châu. Hiện tượng này cứ diễn đi diễn lại nhiều lần. Tôi biết tiếng hét của tôi đã có hiệu qủa, tụi đặc công chỉ dám di chuyển khi hết ánh hỏa châu nhưng ngay lúc đó chúng đã bị hỏa lực của binh sĩ đồn trú chờ sẵn chặn đứng lại. Chính vì thế, tiếng lựu đạn mỗi lúc một thưa dần, rồi tắt hẳn. Để kiểm chứng một ý nghĩ vừa hiện ra trong đầu xem nó đúng hay sai. Tôi cho tạm ngưng bắn trái sáng và nghe động tĩnh trong Căn Cứ. Thinh lặng. Hoàn toàn thinh lặng...
Tôi hiểu, cuộc tấn công bằng đặc công đã chấm dứt, một là chúng đã bị tiêu diệt, hai là chúng đã rút lui. Đang suy nghĩ thì ông Đại Đội Trưởng đã đến bên tôi. Sau vài câu trao đổi. ông ra lệnh bắn tiếp hỏa châu để kiểm soát và nắm vững tình hình của Đơn Vị.
Kết qủa sơ khởi :
- Phía ta: 4 chết, 4 bị thương.
- Phía địch: 8 chết, thu 2 AK47, một số beta bị tịt ngòi, một số chưa mở kích hỏa.
Thấy câu chuyện ông kể đã gần hết mà chưa có tia sáng nào về cái tên SALEM, nên tôi chen vào:
- Chuyện đặc công đánh nào có liên quan gì đến cái tên của Căn Cứ đâu?
Ông lộ vẽ không hài lòng:
- Từ từ, trung úy. Câu chuyện còn dài mà.
Tôi nhẫn nại, lấy thuốc mời ông cùng hút. Ông vui vẻ, rồi tiếp tục:
- Cái đau nhất và thương tâm nhất là cô vợ mới cưới của Ông Đại Đội Trưởng bị chết banh thây trong hầm Chỉ Huy!
Tôi ngạc nhiên:
- Sao lại có vợ ông ta ở đó?
- Vâng, đúng vậy. Ông ta mới xin được 15 ngày phép về cưới vợ. Hết phép, ông phải về Đơn Vị. Vợ ổng mới đến thăm lúc sáng. Cô này dễ thương lắm, ai cũng quý cô ta. Đặc biệt, bao giờ đến đây, tôi cũng thấy cô mặc đồ trắng. Khi thì áo dài, khi thì đồ đầm... Nhưng luôn luôn là màu trắng. Mầu của một tâm hồn ngay chính.
- Rồi sao nữa?
- Vì quá thương vợ, ông ta giao Căn Cứ cho ông Đại Đội Phó, rồi gọi tôi đến căn dặn: Ông cố gắng giúp tôi. Tôi phải đưa nhà tôi về gia đình, lo tang ma cho trọn tình, trọn nghĩa và cũng một phần để an ủi gia đình. Ông cố gắng lo cho anh em mọi sự tốt đẹp. Tôi chỉ lo một điều, trong khi tôi vắng mặt chúng sẽ trở lại phục thù mà không có tôi... Tôi không sợ mất chức, nhưng tôi lo Đơn Vị thiệt hại nặng hơn thì tôi ân hận lắm. Ông đốc thúc anh em tu bổ lại hầm hố, hàng rào, canh gác cẩn mật, kiểm soát người ra vào, đặt mìn bẫy những trọng điểm. Tôi đã dặn kỹ ông Phó rồi. Vài ngày tôi sẽ trở về. Hãy hết sức bảo vệ Căn Cứ. Tôi không quên ơn ông đâu.
Tôi chỉ biết cúi đầu, nước mắt lưng tròng:
- Trung Uý yên tâm. Tôi hứa chu toàn tất cả. Tôi sẽ làm hết sức mình. Tôi xin thành thật chia buồn với Trung Uý và gia đình.
Ông bơ phờ, nước mắt chan hòa rời Căn Cứ với người vợ xinh đẹp, vắn số của Ông.
Thấy ông dừng câu chuyện, tôi lại thắc mắc:
- Tôi hỏi ông cho tôi biết nguồn gốc cái tên SALEM kia mà?
Ông cố ngăn xúc động, đáp:
- Chưa, chưa hết mà Trung Úy.
Tôi lại một lần nữa mời ông cùng hút thuốc chờ cơn xúc động của ông lắng xuống. Thế rồi ông kể tiếp:
* * *
Sau khi Ông Xếp rời Căn Cứ được 4 ngày. Sáng ngày thứ 5, vâng, đúng thế. Tôi không hiểu tụi nó điều động lực lượng từ đâu về mà đông quá sức. Chúng không chỉ đánh đặc công mà còn tấn công bằng bộ binh nữa. Ngay những giây phút đầu tiên: Mìn bẫy, lựu đạn, mìn phá hàng rào, súng ống đủ loại nổ ran, ầm ầm như muốn nuốt chửng Căn Cứ! Rất may, qua kinh nghiện lần trước cũng như những lời dặn dò của Ông Xếp, chúng tôi đã tổ chức phòng thủ rất chặt chẽ và đã sẵn sàng chờ đợi cuộc trả thù đêm nay.
Khi trái sáng đầu tiên xuất hiện trên bầu trời, qua lỗ châu mai, tôi hoa cả mắt. Ôi trời đất! Sao chúng nó đông thế, đông nhất là chỗ hàng rào đã bị phá vỡ bằng chất nổ. Chúng nối đuôi nhau, bò lổm ngổm như đàn cua... Tôi hét lớn:
- Dồn hỏa lực vào chỗ hàng rào bị phá.á.á...
Tôi nghe tiếng Ông Đại Đội Phó tiếp theo:
- Các khẩu đại liên, súng cối, M.79 dồn vào khu hàng rào hướng Đông-Bắc.
Trận chiến sôi sục đã kéo dài nửa giờ nhưng tụi nó không sao vượt qua được vòng đai phòng thủ. Đã có nhiều xác của chúng nằm rải rắc đó đây, trên hàng rào, trên mắt đất. Tiếng la hét, tiếng hô xung phong ầm vang , nhưng, như có một sức mạnh vô hình nào, thần bí nào đó níu chặt chân chúng lại, chúng không thể nhúc nhích, chúng cứ nằm đó để ăn đủ mọi thứ đạn!!!! ????
Lúc tiếng súng đã dịu lại, quá mệt mỏi, tôi nằm ngả người nhìn lên bầu trời. Trong ánh hỏa châu đang lừng lững giữa không trung, tôi thấy rõ ràng hình bóng một người thiếu nữ, mặc bộ đồ trắng như tuyết, bay qua , bay lại, chập chờn, lúc ẩn, lúc hiện, tà áo phất phơ lấp loáng lên xuống theo âm vang của trận địa. Tôi nghĩ mình bị hoa mắt? Không, tôi véo vào tai, tát vào mặt, xem mình mơ hay tỉnh. Tôi lấy tay che mắt rồi bỏ ra để thử thị giác của mình. Không, qủa thật tôi còn sống, tôi vẫn tỉnh???!!!
Một ý nghĩ chợt đến trong đầu: Biết đâu, vợ Ông Trung Úy linh thiêng về giúp Căn Cứ? Một cảm giác vừa vui, vừa sợ chạy ran khắp người. Tôi cố nhìn thật kỹ. Đúng rồi! Tôi không thấy rõ mặt, nhưng đúng là Nàng rồi. Cái vóc dáng ấy, mái tóc ấy, cử chỉ ấy thì không thể sai được. Tôi buột miệng, lòng rất thành khẩn:
- Cô là ai? Có phải vợ Ông Xếp tôi không?
Lạ lùng thay, tôi nghe tiếng đáp trả văng vẳng trong gió nhưng rất rõ ràng:
- Vâng, em là SA đây, SA LÀ EM đây... Em là SA... SA LÀ EM...m...m... đây.
Tôi thẫn thờ như người trong mộng. Tất cả mọi tiếng nổ đã im bặt. cuộc tấn công đã chấm dứt. Bóng dáng người thiếu nữ lạ lùng kia cũng đã biến vào không gian. Và tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Mãi sáng hôm sau tôi mới tỉnh dậy. Thu dọn chiến trường. Thật lạ lùng! Cả Căn Cứ không một ai bị hề hấn, dù là bị thương nhẹ? Một đoạn lớn hàng rào bị phá tung và 60 xác chết nằm ngổn ngang ngay đó, với đủ mọi thứ vũ khí, chỗ mà không còn một chướng ngại vật nào ngăn cản chúng tiến vào!!! Đúng là cái ranh giới của thần thánh, cái điểm của tử thần?! Đúng cái nơi mà tối hôm qua tôi thấy người thiếu nữ bay qua, bay lại, ngăn chặn kẻ thù.
Nhìn khuôn mặt ông Thường Vụ, tôi cảm nhận được sự tôn kính, thành khẩn trong từng lời nói.
* * *
Một ngày sau khi Căn Cứ bị tấn công lần 2, Trung Úy Đại Đội Trưởng trở về giữa lúc Đơn Vị đạt một chiến thắng vang dội đầy huyền bí. Tôi kể lại cho Ông nghe trận đánh lạ lùng. Tôi cũng kể cho Ông biết tất cả những gì tôi đã chứng kiến, tai nghe, mắt thấy về hình bóng người con gái thần tiên, xưng tên là SA. Ông không ngạc nhiên nhiều, rồi Ông trầm ngâm nói:
- Tôi cũng kể cho ông nghe chuyện này: Đúng vào đêm Căn Cứ bị tấn công lần 2. Sau khi chôn cất nàng xong, đêm đó tôi mệt qúa, thiếp đi lúc nào không hay. Khoảng 2:00 sáng, có người đến gọi tôi dậy và tôi nghe rõ tiếng nàng, vợ tôi, nói với tôi: "Em đi cứu Căn Cứ của anh đây. Việt Cộng đang tấn công dữ lắm! ".
Tôi vội chen vào:
- Dạ đúng. Tụi nó bắt đầu nổ súng lúc 2 giờ sáng, thưa Trung Úy.
Ông tiếp tục:
- Tôi còn chưa hoàn hồn và ngỡ ngàng, tôi hỏi bâng quơ: "Có phải SA đấy không ? Có phải em không? " Tôi chỉ nghe văng vẳng bên tai: “Vâng, em đây, em là SA đây, SA LÀ EM ... em là SA...SA LÀ EM đây..." Rồi tất cả chìm vào im lặng!!! Tôi không thể nào ngủ lại được . Sáng sớm, tôi tạm biệt gia đình và vội vã về đây xem hư thực ra sao? Nay nghe ông kể, tôi tin là chính nàng đã đến cứu Căn Cứ, cứu chúng ta.
Chúng tôi bàn nhau, vì Nàng linh thiêng như vậy, mình nên đặt một Bàn Thờ ở Căn Cứ này để tưởng nhớ, nhang khói và bầy tỏ lòng tri ân với Nàng. Ông Thượng Sỹ kết thúc rồi hỏi tôi:
- Chuyện thật đấy. Trung Úy có tin không? Thôi tùy, nhưng chuyện có thật đấy, trung úy ạ.
Sáng hôm sau, ông Thượng Sỹ đã dẫn tôi ra trước cổng Căn Cứ chỉ cho tôi một Miếu nhỏ, ngay bên cạnh bức tường thấp có hàng chữ: CĂN CỨ SALEM.
Trong cái Miếu nhỏ, tôi đọc được dòng chữ mạ vàng rất đẹp:
Tưởng nhớ
CÔNG TẰNG TÔN NỮ HOÀNG TUYẾT SA
THẦN NỮ BẢO HỘ CĂN CỨ SALEM
(SA là EM, viết gọn lại thành SALEM)
Câu chuyện làm lòng tôi cứ hoang mang mãi, đầu óc thì cứ suy nghĩ hoài. Đã rất nhiều người cũng đã từng kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện lạ lùng, tưởng như hoang đường, về những cái chết bất đắc kỳ tử, những cái chết anh hùng tại những Căn Cứ địa, tại những Đơn Vị, rồi sau đó, những anh hồn đó đã trở về giúp đỡ Đơn Vị mình thoát khỏi những tình huống khó khăn, sức người không thể vượt qua!!!
Rất nhiều Đơn Vị đã đạt những chiến thắng vang dội. Rất nhiều Căn Cứ đã đứng vững một cách lạ lùng trước sự tấn công vũ bão của địch quân đông gấp 5, 10 lần. Qủa thật, đã có những câu chuyện khó tin, nhưng có thật. Có những sự việc không thể xẩy ra, nhưng đã xẩy ra. Có những sự huyền bí mà đến nay con người vẫn không thể hay chưa thể giải thích, khám phá. Suốt chặng đường dài, Quân Dân Miền Nam chiến đấu bảo vệ Nền Tự Do, Nhân Quyền, chống lại Tà Thuyết Cộng Sản, đã có biết bao Qúy Nhân phù trợ, biết bao Anh Linh Chiến Sĩ Anh Hùng chung vai nâng đỡ. Nhưng, thật bất hạnh! Miền Nam đã thất thủ, biết bao đồng đội tôi đã vào tù, kể cả tôi. Có phải Số Phận Miền Nam đã được Trời-Đất định đoạt, sắp xếp, theo đúng Chu Kỳ Tạo Hóa ấn định và cũng lạ lùng như câu chuyện huyền bí này???
Dù huyền bí, nhưng câu chuyện CĂN CỨ SALEM, tôi nghĩ là có thật.
NT2 Ngô Bá Lai

 Lời Người Viết:

Một nén hương thắp lên để tưởng nhớ tới những hoa tiêu Long Mã thuộc Phi Đoàn 219 đã bỏ mình tại Ban Mê Thuột và những Anh Hùng Mũ Đỏ đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc tại mặt trận Khánh Dương trong những ngày tháng cuối.
Shared with Your frienTai Tran
Shared with PuMột nén hương thắp lên để tưởng nhớ tới những hoa tiêu Long Mã thuộc Phi Đoàn 219 đã bỏ mình tại Ban Mê Thuột và những Anh Hùng Mũ Đỏ đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc tại mặt trận Khánh Dương trong những ngày tháng cuối.
Riêng tặng cho những phi công oai hùng của Phi Đoàn 534 Kim Ngưu, Phi Đoàn 524 Thiên Lôi và Phi Đoàn 548 Ó Đen tại căn cứ Phan Rang Không Đoàn 92 Chiến Thuật đã yểm trợ cho quân bạn trong những giây phút cuối cùng của mặt trận vùng II.
Vĩnh Hiếu
Phi Đoàn 215, Thần Tượng
Ngày 11 tháng 3 năm 1975

Tôi lịm chết giữa điệu buồn chất ngất
Thả hồn xuôi theo kỷ niệm xa mờ
Phút vị vong thắp lại nén hương thừa
Mà tưởng nhớ một thời xưa đã sống
Nguyễn Ðịnh
Dựng chiếc xe Honda xong tôi lững thững đi vào Phi Đoàn, định quẹo lên lầu câu lạc bộ kiếm gì ăn sáng. Trên hành lang trước cửa Phi Đoàn một số đông hoa tiêu đang đứng tụm ba tụm năm bàn tán, trên khuôn mặt mọi người thấy rõ nét nghiêm trọng, khẩn trương hình như đang có một biến cố nào đã xảy ra, tôi vội vã bước tới đám đông nhập bọn, thấy Thiếu Úy Tòng đang đứng gần bên, tôi kéo tay anh hỏi:
- Này Tòng, có chuyện gì xảy ra vậy bạn?
-Tối hôm qua Ban Mê Thuột bị Việt Cộng tấn công, nghe nói là tụi nó chiếm phi trường L-19 rồi… Vừa nghe xong, chân tay tôi bủn rủn như vừa bị sét đánh ngang tai. Mấy hôm nay tôi đang thấp thỏm đợi lệnh đi biệt phái Ban Mê Thuột, đáng lý biệt đội 215 Thần Tượng phải có mặt tại Ban Mê Thuột từ hai ngày trước để thay thế phi đội Long Mã của Phi Đoàn 219 đã ở quá thời hạn, cho tới sáng hôm nay tôi vẫn chưa nhận được lệnh lạc gì, không hiểu vì lý do nào. Với tình thế hiện tại chắc là phi vụ biệt phái phải hủy bỏ. Tôi nóng lòng hỏi tiếp:
- Thế…còn biệt đội 219 tại phi trường L-19 như thế nào rồi bạn có biết không ?
-Chưa ai biết rõ tình hình, nghe nói tất cả đều bị kẹt lại, chỉ có vài ba người chạy thoát, bay về được, hình như trong đó có Thiếu Tá Thu Biệt đội trưởng và Thiếu Tá Sua cùng với mấy người nữa. Thiếu Tá Sua thì bị thương, hiện đang nằm ở bệnh viện. Tòng trả lời.
Chợt nhớ tới vài người bạn thân trong Phi Đoàn Long Mã tôi hỏi Tòng:
-Bạn có biết Lý Hạnh với Võ Văn Còn và Quỳnh “móm” có đi trong kỳ biệt phái này hay không ?
-Tôi cũng không biết nữa.- Tòng trả lời.- Hình như hôm qua tôi thấy Trung Úy Lý Hạnh xách nón bay đi ngoài bãi đậu trực thăng chắc là không đi kỳ này rồi.
Bàng hoàng, tôi ngồi phịch xuống chiếc ghế kế bên, đầu óc quay cuồng khi nghĩ đến những người còn kẹt lại Ban Mê Thuột, chuyện gì đã xảy ra cho họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho Phi Đoàn trong những ngày sắp đến ? Ngay giây phút này, tôi đã không ngờ rằng biến cố tôi vừa nghe được là một sự kiện vô cùng quan trọng, nó là một biến cố khởi đầu cho một khúc quanh của lịch sử và sẽ đưa đến sự sụp đổ của Miền Nam Tự Do, chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc sau gần hai mươi năm chiến tranh máu đổ thịt rơi.
Ban Mê Thuột Thất Thủ …
Khoảng 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3/75, thị trấn Ban Mê Thuột đang triền miên trong giấc điệp, cả thành phố bỗng choàng thức dậy trong những tiếng nổ long trời lở đất. Hàng ngàn trái hỏa tiễn 122 và đại bác 130 ly bắn ào ạt như mưa bấc xuống những căn cứ quân sự. Như trận địa chấn kinh thiên động địa, dinh thự nhà cửa rung chuyển, cửa kính vỡ tung tóe, cây cối đổ nát khắp nơi. Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu khởi động một trận chiến cuối cùng, tiến chiếm miền Nam sau khi đã thất bại nặng nề trong chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.
ngaytancuocchien-1
Mũi dùi chính của Bắc quân nhằm tấn công vào thành phố Ban Mê Thuột, trái tim của vùng Cao Nguyên đất đỏ, từ đó chúng sẽ làm bàn đạp để thôn tính miền duyên hải, và tất cả phần đất còn lại của miền Nam. Với một lực lượng khoảng 30 ngàn quân chính quy, đối đầu với hai Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 cùng với vài ngàn Địa Phương Quân trang bị yếu kém thiếu kinh nghiệm. Quân số của địch đông gấp bảy lần quân trú phòng. Sáng ngày 9 tháng 3 năm 75, tại phi trường L-19, Trung Tá Võ Văn Ân, Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 53 cùng Thiếu Tá biệt đội truởng Phi Đoàn 219 (Long Mã) Huỳnh Xuân Thu và Thiếu Tá Trần Văn Sua, biệt đội phó, đã bay trực thăng lên thám sát mặt trận vùng Đức Lập. Trên đường đi tàu đã nhiều lần bị phòng không bắn lên từ vùng kế cận Ban Mê Thuột, điều đó chứng tỏ rằng lực lượng của địch quân đang tiến rất gần thành phố. Theo tin tức ghi nhận được, Trung Tá Ân tiên đoán Cộng quân sẽ tấn công vào thị trấn đêm nay và đã đề nghị Biệt Đội 219 nên di tản về Đà Lạt. Tuy nhiên Thiếu Tá Thu không thể thì hành đề nghị đó khi chưa có lệnh của phòng hành quân Không Đoàn 62/CT tại Nha Trang.
Đúng như lời tiên liệu của Trung Tá Ân, ở phi trường L-19, tất cả Biệt Đội của 219 đang triền miên trong giấc điệp, bừng tỉnh dậy vì những tiếng nổ long trời lở đất. Bên ngoài những tiếng la hét dồn dập hỗn loạn khắp nơi, tiếng súng nổ cùng tiếng chân người chạy thình thịch. Chưa ai hiểu chuyện gì đã xảy ra, tất cả tung mền chạy ra khỏi phòng, đi tìm chổ ẩn núp. Thiếu Tá Thu, biệt đội trưởng là người đầu tiên may mắn cất cánh khỏi phi trường cùng với vài người trong biệt đội nhanh chân trước khi bọn đặc công Việt Cộng đột nhập vào căn cứ. Tại khu trú ngụ của biệt đội Long Mã, Thiếu Tá Sua vừa chạy ra khỏi cửa phòng ngủ, trong bóng đêm gặp ngay một toán đặc công Cộng Sản chạy ngang. Có tiếng la to: “Ai đó, đứng lại không thì chết”. ” Không Quân đây!” Thiếu Tá Sua vừa dứt lời thì một trái lựu đạn bay vèo rơi gần bên, nổ tung. Đây là loại lựu đạn nội hóa Beta của Cộng Sản, sát hại bằng sức ép, đẩy bật Thiếu Tá Sua té xuống đất bất tỉnh nhân sự. Trong khi đó bọn đặc công bắt đầu tung hoành tấn công vào các vị trí khác trong doanh trại. Những trái lựu đạn được tung ra tới tấp vào những căn phòng ngủ của biệt đội nổ ầm, gây thương vong cho nhiều nhân viên phi hành và kỹ thuật, hầu như không có một khí giới nào trong tay để chống trả. Tình trạng vô cùng bi đát.
Ngoài bãi đậu một chiếc trực thăng cố trốn thoát khỏi phi trường, cất cánh hướng về rừng cao su. Vừa lên cao độ khoảng vài trăm bộ, con tàu lãnh nguyên một quả đạn phòng không bố trí ở một cao ốc gần đó, rơi xuống bìa rừng nổ tung.
Khoảng 7 giờ sáng, sau vài tiếng đồng hồ nằm bất tỉnh trên mặt đất, Thiếu Tá Sua mơ màng tỉnh dậy, mình mẩy bị bầm dập vì nội thương, máu chảy ướt hết mặt từ vết thương bên mắt trái. Nghe tiếng loa gọi của bọn đặc công kêu vang, ra lệnh cho tất cả những ai còn sống ra đầu hàng, Thiếu Tá Sua, cố gượng ngồi dậy, lết ra bãi đáp trực thăng gần đó. Sau khi dùng hết tàn lực trèo qua một hàng rào lưới sắt cao, anh chạy tới một chiếc tàu trực thăng võ trang đang quay máy. Trên ghế bay Trung Úy Sơn đang cầm cần lái, phía sau khoang tàu chen chúc hơn mười nhân viên kỹ thuật và phi đạo, đa số còn bận đồ ngủ hay chỉ bận độc nhất cái quần xà lỏn, nét mặt bàng hoàng, ngơ ngác như đang hy vọng rằng đây chỉ là một cơn ác mộng. Trời còn tờ mờ sương đêm chưa tan hẳn, tiếng súng M-16 của quân trú phòng xen lẫn những khẩu AK-47 đua nhau nổ vang rền cùng với những tiếng đạn pháo kích liên tục nã vào thành phố. Trong tình thế hổn loạn, Trung Úy Sơn đã vội vã cất cánh. Chiếc trực thăng cố vượt qua một công sự khá cao án ngữ trước mặt, dưới sức nặng của mười mấy người cùng đạn dược và rockets, chiếc trực thăng võ trang không đủ sức, rơi xuống đất trở lại. Tiếng hú của hệ thống báo động vang lên inh ỏi báo hiệu tàu bị mất “power”. Thiếu Tá Sua ngồi bên cạnh, mặc dù đang bị nội thương trầm trọng, là một test pilot già dặn trong nghề, vội vàng chụp cần lái phụ với Trung Úy Sơn, anh hạ cần cao độ để tăng vòng quay cánh quạt, quay đầu tàu trở lại hướng khoảng đất trống. Chiếc trực thăng nặng nề chạy một khoảng dài cố vươn mình lài trên bìa rừng cao su sau khi vượt qua đầu của một vọng gác vừa mới bị B-40 bắn sập còn nghi ngút bụi mù. Sau lưng những khẩu AK-47 nổ dòn, bắn vói theo. Chiếc trực thăng lấy cao độ, hướng về Nha Trang. Xa xa trước mặt con tàu, mặt trời vừa ló dạng đỏ ối trên đầu đỉnh núi phương Đông báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Vài ngày sau, Không Đoàn 62/CT nhận được tin một số nhân viên phi hành và kỹ thuật đã thoát khỏi vòng vây của địch quân, di chuyển bằng đường bộ theo nhóm quân nhân của Sư Đoàn 23 về tới Phước An, cách Ban Mê Thuột khoảng 12 km về hướng Đông Bắc, và đã phái trực thăng lên bốc tất cả về đơn vị.
Gần một phần năm số hoa tiêu của Phi Đoàn Long Mã đã hy sinh trong cuộc tấn công thành phố Ban Mê Thuột của Cộng Sản. Đó là một sự mất mát lớn cho Phi Đoàn Long Mã,và cũng là một cái tang chung cho tất cả anh em trong Phi Đoàn Thần Tượng.
Từ khi thuyên chuyển Phi Đoàn về Nha Trang từ căn cứ Đà Nẵng, Phi Đoàn 219 đã gặp nhiều chuyện không may xảy ra. Một trong những chuyện đó là vụ chiếc trực thăng của Phi Đoàn khi đậu tại bờ Hồ Xuân Hương ngày 7 tháng 11 năm 1973, bị đánh cắp bởi một Thiếu Úy trực thăng bị sa thải vì lý do an ninh. Trưởng phi cơ là Trung Tá Nguyễn văn Nghĩa, Phi Đoàn trưởng và Thiếu Tá Huỳnh Xuân Thu hoa tiêu phụ. Vụ mất cắp này đã làm chấn động giới phi hành, nhất là ngành trực thăng. Đây là một trong những sự kiện bất hạnh đã xảy ra cho Phi Đoàn 219, và cho một vị Phi Đoàn trưởng khả kính, lão luyện trong ngành trực thăng cũng như trong quân chủng Không Quân.
Mây Giăng Lối Về
Trước khi Ban Mê Thuột thất thủ, Cộng Sản Bắc Việt đã chủ tâm chuẩn bị chiến trường hơn mấy tháng trước đó. Trong giai đoạn này, biệt đội của 215 Thần Tượng và 219 Long Mã thay phiên biệt phái cho Trung Đoàn 53, SĐ/23 Bộ binh. Nhân viên phi hành đoàn cư ngụ tại Base-50 của Lôi Hổ trong phi trường L-19, sát nách trung tâm thành phố Ban Mê Thuột. Biệt đội Thần Tượng thường xuyên hoạt động cho vùng Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức,bay phi vụ đổ toán trinh sát ở sát vùng biên giới Cam Bốt, cũng như dọc theo đường mòn Hồ chí Minh, thám sát hoạt động của địch. Quân Đoàn II đã ghi nhận được nhiều sự di chuyển của Sư Đoàn 320 CSBV, cũng như khám phá nhiều ống dẫn dầu xuất phát từ biên giới và nhiều đoàn xe tiếp tế của địch chạy dọc theo đường mòn Hồ chí Minh. Riêng những phi vụ của biệt đội 215 thì đã không hề đối đầu trực diện với một lực lượng nào của Cộng quân trong thời gian này.
Trong giai đoạn hoạt động tại đây, một chuyến bay của biệt đội sau khi hành quân trở về đơn vị, đã ghi dấu như là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời gian khổ của người hoa tiêu trực thăng.
Vào một buổi chiều sau cuộc đổ quân tại vùng Gia Nghĩa, hợp đoàn Thần Tượng, năm chiếc chở quân và hai trực thăng võ trang chuẩn bị rời vùng hành quân trở về lại Ban Mê Thuột. Cao Nguyên mùa mưa, thời tiết bất chợt, không khí nặng nề, ẩm ướt, từ phi trường Nhơn Cơ, Thiếu Tá Sơn Thái Huyền bay chiếc Charlie (Command and Control) cất cánh trở về Ban Mê Thuột trước đó không lâu, đã thông báo cho hợp đoàn biết thời tiết trên đường đi rất xấu, có thể mưa và đề nghị hợp đoàn nên ngủ lại tại phi trường Nhơn Cơ. Tất cả anh em trong hợp đoàn đều nôn nóng bay về Ban Mê Thuột, không ai muốn kẹt lại tại phi trường đèo heo hút gió này. Mặc dù thời tiết rất xấu, Đại Úy Nguyễn Hồng Huỳnh vẫn quyết định dẫn hợp đoàn bay về theo đường Quốc Lộ 14. Vào những ngày tốt trời, từ phi trường Nhơn cơ theo đường chim bay đến Ban Mê Thuột, chỉ mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Với thời tiết như chiều nay, bay theo đường có thể lâu hơn 45 phút. Sau khi đổ xăng xong, bảy chiếc trực thăng bắt đầu cất cánh rời vùng Gia Nghĩa.
Hợp đoàn trực thăng nối đuôi bay dưới trần mây thấp trên đầu con Quốc Lộ 14. Đây là một đoạn đường núi non hiểm trở nhất của vùng Cao Nguyên, chạy quanh co giữa rừng già, uốn lượn theo những triền núi dốc đồi. Sau hơn mười lăm phút bay trời bắt đầu sẩm tối, trần mây hạ thấp dần, đường đi mỗi lúc một âm u một màu xám. Nhiều đoạn đường, sương mù quyện thấp, những cột sương trắng đục từ trần mây xám xịt thòng xuống mặt rừng như những cột thạch nhủ trong động thiên thai mờ ảo. Trên tầng số không một tiếng nói, mọi người đã mệt mỏi sau một ngày hành quân dài, không ai đủ sức mở miệng. Hợp đoàn lầm lũi nối đuôi nhau, nhấp nhô bay xuyên qua những cụm mây lơ lững trên đầu ngọn cây, xáo động bầu không khí đặc quánh hơi sương. Tôi lái chiếc trực thăng võ trang bay một khoảng cách an toàn, bám sau đuôi chiếc cuối cùng của hợp đoàn, theo sau tôi là chiếc gun số hai của Trung Úy Thành “râu” như thường lệ. Trời càng tối trần mây càng xuống thấp như muốn nhập lại với mặt rừng cây, năm chiếc trực thăng bay trước mặt tôi mờ ẩn trong bóng chiều chập choạng.
Tốc độ của hợp đoàn chậm dần…Mãi mê tập trung tinh thần vào chiếc trực thăng trước mặt, tôi không hề để ý đến vận tốc con tàu đến khi nhìn vào chiếc kim đồng hồ tốc độ đang chỉ gần 50 knots (knot = 1.8 km) và đang có khuynh hướng xuống thấp hơn nữa. Nếu tình trạng này tiếp tục, con tàu sẽ bị triệt nâng (stalled), không còn điều khiển được nữa vì chiếc tàu chở đầy súng đạn quá nặng. Tàu chậm dần tới 40 knots…, mồ hôi tôi rịn ướt trong chiếc găng tay nomex từ lúc nào tôi không hay. Theo tôi ước đoán, hợp đoàn có lẽ chưa bay được một phần tư đoạn đường. Tôi thoáng nghĩ trong đầu quyết định cất cánh bay về Ban Mê Thuột trong điều kiện thời tiết này quả là một quyết định liều lĩnh và sai lầm. Tôi nghe tiếng của của Đại Úy Huỳnh “râu” nhắc nhở hợp đoàn trên tầng số:
-Đây là lead…, hợp đoàn bay theo khoảng cách an toàn, đừng gần quá. Trời mù quá, anh em cẩn thận…
Thời tiết càng lúc càng tệ hại. Những chiếc trực thăng như đang đi lạc vào một thế giới “bồng lại tiên cảnh” nào đó, không còn thấy được lối về.
-Hổ hai.., Thành nghe tao không ?
-Hai nghe.., nói đi.
- Đừng bay sát quá nghe, nếu mây xuống thấp nữa, tao sẽ quẹo U turn lại, mày coi chừng. Vừa gọi cho chiếc gun số hai xong tôi nghe tiếng của Huỳnh “râu” trên tầng số:
-Hợp đoàn đây lead…, trước mặt trần mây xuống gần đụng đọt cây rồi, lead chuẩn bị quẹo lui, trở về Gia Nghĩa. Hợp đoàn nghe rõ.
Nghe Huỳnh “râu” vừa nói xong thì trước mặt chiếc trực thăng tôi đang bám gót đột ngột giảm tốc độ gần như muốn đứng lại, cánh quạt đuôi của chiếc trail (chiếc sau cùng), chỉ cách cánh quạt chính đang quay vùn vụt trên đầu tôi chừng vài mét . Tôi hốt hoảng la lớn:
-Đ…m…, trail…., bay cái đ…gì kỳ vậy…
Vừa la tôi vừa đè cần cao độ, bẻ ngoặc cần lái, con tàu nghiêng qua phía trái lài trên đọt cây bìa rừng sát đường, vừa kịp thời để khỏi chém đứt cái đuôi tàu của chiếc trail trước mặt. Hú vía!…Tim tôi đập như muốn vỡ lồng ngực. Hai người mê vô xạ thủ đang ngồi sau hai thùng đạn chồm về phía trước la thất thanh. Tội nghiệp người hoa tiêu phụ, không làm gì được hơn là ngồi chết cứng trên ghế bay.
Vừa lúc đó tôi nghe tiếng nói hốt hoảng trên tầng số của Huỳnh “râu”:
-Lead break…trái…, hợp đoàn coi chừng…
Con đường đất đỏ phía trước đang lên dốc đèo, đột ngột biến mất vào đám sương mù mịt. Tất cả hợp đoàn mạnh ai nấy quẹo lại, hỗn loạn trên mặt rừng âm u.
-Hợp đoàn, coi chừng…coi chừng đụng nhau…từ từ…lead đang quẹo lại 180 độ…hợp đoàn theo…lead..Tiếng Đại Úy Huỳnh hớt hãi.
ngaytancuocchien-32
Tôi đã cho con tàu quay ngược đầu lại đang bay sát trên mặt rừng cây trở lại con đường đất đỏ hướng về phi trường Nhơn Cơ, chiếc trực thăng võ trang số hai của Thành “râu” bám sau một khoảng không xa.
-Lead…Đây Mãnh Hổ…
-Nghe…nói đi… Đại Úy Huỳnh trả lời.
-Huỳnh, mày theo tao, còn đi được. Tao đang bay theo đường đây, tới đâu hay tới đó, chắc không về được Nhơn Cơ đâu.
Trời bắt đầu tối hẳn, con đường đất đỏ chỉ còn thấy lờ mờ chạy giữa đám rừng xanh thẫm. Khoảng năm phút bay sau, trước mặt tôi ẩn hiện một xóm nhà chừng vài chục căn, nằm im lìm trong bóng tối lù mù dọc theo con lộ. Tôi lên tiếng gọi Huỳnh râu:
-Huỳnh nghe tao không? Có xóm nhà trước mặt.., hết bay được nữa rồi, tao đáp xuống đường đây!
-OK.., tao thấy rồi, đáp trước đi, tụi tao ở sau lưng mày.
Bảy chiếc trực thăng từng chiếc một hạ thấp dần, rầm rộ đáp dọc theo con đường bên cạnh mấy căn nhà nhỏ lúp xúp, tiếng động cơ ầm ĩ khuấy động vùng rừng núi yên tỉnh. Tất cả hợp đoàn tắt máy. Tháo chiếc nón bay ra khỏi đầu, mồ hôi ướt đẫm mái tóc. Không gian bỗng dưng yên tỉnh lạ thường, tiếng dế rả rích kêu vang từ trong đám cỏ nào đó bên lề đường. Tôi móc điếu thuốc ra châm lửa hút, rồi ngả người vào lưng ghế, đốm lửa lập lòe trong bóng đêm, liên tưởng tới đoạn đường tử thần vừa qua, tất cả diễn tiến vẫn còn xao động trong đầu tôi.
Bên ngoài cockpit trời đã tối đen, bảy chiếc trực thăng của Phi Đoàn Thần Tượng đậu chơ vơ bên lề đường trên vùng đất xa xôi hẻo lánh, không có một đơn vị bạn nào gần đây để bảo vệ, tánh mạng của bảy phi hành đoàn không một vũ khí trên tay ngoài những khẩu súng lục không đủ sức để kháng cự vài ba tên du kích Cộng Sản. Trong giây phút này chúng tôi hoàn toàn giao phó mạng sống của tất cả phi hành đoàn và bảy chiếc trực thăng cho số mệnh định đoạt.
-Ê…mày…, ngồi luôn trên đó à, đi kiếm chỗ nào ngủ qua đêm chứ? Tiếng nói đột ngột của Thành “râu” đang đứng dưới đất kế bên hông cửa tự lúc nào tôi không hay. Tôi mở cửa, vừa leo xuống đất vừa nói:
-Đúng tụi mình quá ẩu, suýt nữa là tiêu tùng nguyên cả hợp đoàn, thôi ráng ngủ đây qua đêm đi, mai tụi mình dọt sớm. Tao nghĩ mình nên đi dọc theo đây coi căn nhà nào còn thức, gõ cửa mua đỡ thứ gì ăn lót bụng, đói quá rồi.
Đại Úy Huỳnh “râu” trong bóng đêm lò mò bước đến từ phía đuôi chiếc trực thăng.
- Huỳnh, mày hỏi xem hợp đoàn tối này ngủ đâu? Tôi hỏi.
Huỳnh “râu” chậm rãi trả lời:
- Tao nói rồi, tụi nó khui đồ hộp ăn rồi ngủ trong tàu.
Thấy mấy người xạ thủ đang lui cui cột cánh quạt trong bóng đêm, tôi hỏi:
-Hai bạn theo tôi kiếm gì ăn không hay là ở đây ?
-Tụi tui đi theo mấy ông luôn. Cả hai đồng loạt trả lời.
Gió lạnh từ vùng biên giới thổi những chiếc lá khô bay xào sạt trên mặt đường. Tôi cảm thấy lạnh, tay kéo fermeture lên tới cổ, bẻ cổ áo bay lên rồi bước theo hai người bạn cùng vài người xạ thủ mới nhập bọn. Tất cả lò mò đi trong bóng tối dọc theo đường đến bên một căn nhà gạch lợp tôn, bên trong ánh đèn dầu rọi ánh sáng vàng vọt qua khung cửa còn mở. Hình như là một cái quán cóc nhỏ, phía trước bày bán các thứ bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt và một vài thứ linh tinh khác… Một người đàn ông và một người đàn bà gầy gò, khoảng gần năm mươi, có lẽ là vợ chồng, đang ngồi trên ghế kế bên cái bàn gỗ, đưa mắt nhìn khi chúng tôi bước tới trước cửa. Nhìn Huỳnh “râu” đội chiếc nón rừng, bận bộ đồ hai mảnh, trên mặt bộ râu rậm trông ngầu như lính Lôi Hổ cùng một đám người súng ống đeo “lỏng dỏng” bên hông, hai nguòi e dè đứng dậy gật đầu chào. Thành “râu” bước vào bên trong lên tiếng hỏi:
- Chào anh, chúng tôi lỡ đường phải ở lại tại đây đêm nay, vô đây hỏi xem anh có bán gì ăn không ? Mì gói cũng được.
Người đàn bà trong bộ đồ bà ba nâu khúm núm đứng dậy trả lời:
-Dạ, tui có mì gói…Nghe người đàn bà nói xong, tất cả đám đang dứng trước cửa quán mừng rỡ bước vào trong.
Vài phút sau người đàn ông bưng ra mấy tô mì gói bốc khói từ căn chái nhỏ phía sau nhà. Mọi người ngồi vào bàn ăn. Có lẽ chưa bao giờ trong đời tôi được ăn một tô mì gói ngon như đêm nay. Ngồi nói chuyện một hồi mọi người trở về tàu kiếm chỗ ngủ. Còn lại tôi với Thành “râu” đứng lại mua vài cái bánh ngọt ăn thêm, nhìn thấy mấy cái bàn khá lớn có thể ngủ được tôi quay qua nói với hai vợ chồng chủ quán xin tá túc tại đây đêm nay Bên ngoài trời đang đổ mưa, những giọt nước rơi lộp độp rớt trên mái tôn cùng tiếng lá cây khua xào xạc…Tôi ngồi bên chiếc đèn dầu lù mù để cạnh chiếc bàn con gần đấy lui cui cởi đôi giày bốt, xong leo lên nằm trên chiếc bàn gỗ thông vừa đủ dài để khỏi thò bàn chân ra ngoài. Trên chiếc bàn kế bên Thành “râu” đang nằm ngửa, gối đầu trên chiếc áo jacket, tay vắt lên trán nhìn vào khoảng không trên trần nhà phì phà điếu thuốc lá…
Về khuya cái lạnh miền Cao Nguyên càng thấm thía. Không mền không gối co ro trên chiếc bàn trơ trụi, trên người đắp tấm bản đồ hành quân bằng nylon mỏng manh, tôi trằn trọc trong giấc ngủ chập chờn mong sao cho trời mau sáng. Bên ngoài tiếng côn trùng, tiếng dế kêu rả rích hòa lẫn với tiếng mưa rơi… Đêm đã trôi qua thật chậm, trời bắt đầu tờ mờ sáng, xa xa văng vẳng tiếng gà rừng gáy, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Bảy phi hành đoàn của biệt đội Thần Tượng đã trải qua một đêm bất ngờ giữa chốn rừng sâu heo hút, khỉ ho cò gáy, không hề biết rằng lẩn quất đâu đây hai Sư Đoàn của Bắc Việt đang âm thầm hoạt động chuẩn bị một cuộc tấn công dứt điểm vào thị trấn Ban Mê Thuột trong vài tháng tới.
Phi Vụ Tái Chiếm Ban Mê Thuột
Ba ngày sau khi Bắc quân mở cuộc công kích, Bộ tư lệnh Quân Đoàn II bắt đầu điều động quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Một cầu không vận vĩ đại được thiết lập, với sự tham dự hơn trăm chiếc trực thăng cũng như Chinook của các Phi Đoàn thuộc Vùng I và Vùng II/CT di chuyển cấp thời hai Trung Đoàn 44 và 45 của Sư Đoàn 23 đóng ở Hàm Rồng về giải cứu Ban Mê Thuột. Địa điểm đầu cầu làm bàn đạp sẽ là quận Phước An hướng đông bắc 12 km, trên Quốc Lộ 21. Hầu hết binh sĩ Sư Đoàn 23 BB đều nóng lòng trở về vì nhiều gia đình của những người lính đã định cư tại thành phố này trong thời gian theo chân binh sĩ hành quân.
Thiếu Tá Lê Hữu Đức, Phi Đoàn phó của Phi Đoàn Thần Tượng, dẫn đầu hợp đoàn hơn mười chiếc chở quân và hai trực thăng võ trang Mãnh Hổ. Bãi đáp được chọn ở phía đông phi trường Phụng Dực khoảng một cây số. Chuyến đổ quân đầu tiên đã không gặp một sự phản kháng nào của địch quân. Ngồi trên ghế bay của chiếc trực thăng võ trang Hổ một, tôi bay theo đuôi hợp đoàn bay trở về Hàm Rồng, gần Pleiku để bốc thêm quân. Bên ghế trái Thiếu Úy Thạch cầm cần lái, sau khoang tàu, hai người xạ thủ đang lúi húi kiểm soát mấy cái “feeder” (bộ phận nạp đạn) của hai khẩu mini-gun. Đang hút thuốc, nhìn trời nhìn đất, bất chợt trên dàn đồng hồ phi cụ chiếc đèn warning màu đỏ nhỏ như hộp quẹt diêm bật sáng, báo hiệu cho biết tàu có thể có mạt sắt vụn trong máy. Phản ứng tự nhiên tôi nhìn xuống vùng đất đang ở dưới bụng con tàu quan sát địa thế, tìm vùng đất trống nếu con tàu cần đáp khẩn cấp.
Sau đó tôi bắt đầu kiểm soát lại tất cả các đồng hồ phi cụ. Mọi hoạt động vẫn bình thường, động cơ vẫn nổ đều đặn. Tôi quay qua nói với người hoa tiêu phụ:
-Có thể đèn bị chạm điện, chờ chút coi sao.
Nói xong tôi vói tay gõ gõ vào mặt đèn. Đèn vẫn cháy sáng. Khi máy (transmission) có một sự trục trặc hay ma sát bất thường nào đó thì nó sẽ tạo ra những mạt sắt vụn trong buồng nhớt máy. Nam châm trong hệ thống censor sẽ hít vụn sắt và nối dòng điện làm đỏ đèn báo hiệu. Trong trường hợp trầm trọng, tình trạng này có thể làm chậm vòng quay cánh quạt và làm con tàu sẽ bị mất cao độ đột ngột. Cách đây vài năm, chiếc tàu của Phi Đoàn Lạc Long, 229 đã gặp một trường hợp tương tự. Trên đường về Pleiku từ Phù Cát, một người bạn cùng khóa tôi, Trung Úy Đảm đã coi thường “warning light” này, tiếp tục bay về phi trường Cù Hanh cách đó chừng vài chục phút. Cánh quạt đột nhiên mất vòng quay, chiếc trực thăng rơi xuống đất như hòn đá cuội, nổ tung, tất cả phi hành đoàn đều tử nạn.
-Charlie… ,đây Mãnh Hổ gọi.
-Nghe…, đây Charlie…, nói đi…
-Báo cáo “chip detector warning light” của Hổ một vừa cháy.
-Đèn gì cháy, lập lại Hổ một …
-”Engine chip detector” tàu tôi cháy…
-OK, nghe rõ…Hổ bay theo hợp đoàn về Pleiku check tàu lại.
-Không được đâu, xa quá… Tôi muốn đáp phi trường Khánh Dương gần đây để check tàu và đổ xăng luôn. Nếu tình trạng OK, tôi sẽ liên lạc với Charlie và lên đón khi hợp đoàn trở lại .
-OK…, nhớ mở máy liên lạc nghe Hổ .
Nghe xong chỉ thị, tôi cho tàu bay về hướng đông. Khoảng hơn mươi phút sau hai chiếc trực thăng võ trang đáp xuống phi trường Khánh Dương. Thị xã nằm cách Ban Mê Thuột khoảng 80 km về hướng đông, sát bên QL-21. Tại đây có chừng năm bảy trăm nóc gia và năm sáu ngàn dân, hỗn hợp bởi nhiều sắc dân thiểu số cùng với những gia đình của quân nhân theo bước chân quân hành rồi ở lại lập nghiệp sinh sống.
Phi trường Khánh Dương là một giải đất dài vừa đủ để cho những loại phi cơ nhẹ như L-19 hay Caribou đáp. Theo sự suy tính của tôi, phải khoảng hơn tiếng đồng hồ nữa hợp đoàn mới trở lại LZ (landing zone). Tôi sẽ có rất nhiều thì giờ để kiểm soát tình trạng tàu và đổ xăng trong khi chờ đợi. Đã giữa trưa. Tôi tắt máy tàu, bảo Thạch chờ chừng mươi phút rồi quay máy, “check” đèn xong sẽ đổ xăng. Bước xuống đất tôi đi đến bên chiếc gun số hai, Trung Úy Thành “râu” đang đứng “tưới nước” sau đuôi tàu.
-Ê Thành…, kiếm gì ăn chớ?
-Tao có “cơm tay cầm” đây, mày ăn không ?
-Thôi cám ơn…mình còn nhiều thì giờ lắm. Chợ bên kia đường, qua làm tô phở đi.
Tôi và Thành đi theo con đường đất đỏ chừng vài trăm mét tới xóm nhà lúp xúp sát bên con Quốc Lộ. Gần đấy là một ngôi chợ gồm năm bảy sạp gỗ bán thịt rừng, rau trái…kế bên là một quán ăn nhỏ, hai đứa bước vào kéo ghế ngồi. Nói là tiệm ăn nhưng thật ra chỉ là một căn nhà gỗ nhỏ lợp mái tôn nóng hừng hực. Căn phòng nhỏ vừa đủ để kê hai cái bàn và khoảng chục cái ghế nhựa rẻ tiền. Ở xứ xa xôi hẻo lánh này kiếm được tô phở ăn là quý lắm rồi, tôi không có quyền đòi hỏi gì hơn. Kêu hai tô phở và hai ly trà đá cùng mấy bịch cà phê cho phi hành đoàn xong tôi quay qua nói với Thành:
-Lần này chắc đụng lớn rồi, tao không ngờ tụi nó “dớt” Ban Mê Thuột dễ dàng quá.
-Tao cũng không ngờ…, mùa hè đỏ lửa tụi nó đánh cả mấy tháng mà chẳng làm gì được…, tao không hiểu tại sao kỳ này lại xảy ra nhanh như vậy. Thôi tụi mình như thiên lôi chỉ đâu đánh đó, kệ mẹ đi…
Vừa nói Thành vừa đưa tay vuốt hàng râu mép. Ở Phi Đoàn 215, hoa tiêu trực thăng võ trang chỉ vỏn vẹn hơn mười người, chia làm hai toán thay đổi nhau bay, mỗi phi vụ có bốn hoa tiêu cho hai chiếc tàu, cho nên có những hoa tiêu hầu như thường xuyên bay chung với nhau. Do đó, Thành “râu” thường bay chung với tôi như hình với bóng. Thành là một trong những phi công đẹp trai của Phi Đoàn, cao ráo, khuôn mặt có nét tây phương, lúc nào cũng sạch sẽ tươm tất. Ngay cả dây đeo súng anh cũng đặc biệt, khẩu rouleau mới toanh bên con dao rừng to bản, cán nạm sừng trâu, bao da nâu chạm trổ tinh vi. Ngược lại với dáng dấp ăn chơi, anh là một người chồng mẫu mực, và có thể nói anh một người “nội trợ đảm đang”. Thời gian đi biệt phái Thành luôn luôn trang bị trong túi xách đầy đủ gạo, mắm, muối, tiêu, ớt…, cà phê, sữa đặc, nồi niêu son chảo…cọng thêm đồ ăn hộp C-ration của Phi Đoàn phân phát.
Thành là “master” của “survival”. Không bao giờ phải lo đói. Buổi trưa trong lần đi biệt phái Phan rang, mọi người ra phố ăn cơm, anh ở lại biệt đội, đem giây điện của mìn claymore câu điện xuống ao cá gần đầu phi đạo. Những con cá chép bị điện giật nổi lềnh bềnh được biến thành nồi canh chua hay cá kho tộ ngon lành. Thỉnh thoảng trong vài phi vụ anh đem về những rau cỏ hay măng rừng hái từ các buôn Thượng, hay bắn vài ba con gà rừng, con vịt trời nấu những món ăn đặc sắc. Tôi thường tìm đến Thành trong những lúc cháy túi vì những canh xập xám tại biệt đội. Một ly cà phê, một điếu thuốc hay một bữa cơm dã chiến cũng là một điều đáng kể trong giờ phút đó. Hình như cuộc sống gần gũi của đời phi công trực thăng đã làm cho tình người, tình động đội càng ngày càng gắn bó, thương yêu nhau hơn.
Có những sự kiện rất nhỏ đã xảy ra trong đời bay bổng mà tôi vẫn trân quý, không bao giờ quên được. Nhớ lại thời gian mặt trận Gia Nghĩa sôi động, biệt đội 215 được lệnh tăng phái cho tiểu khu Quảng Đức. Căn phòng của biệt đội cư ngụ nằm trong một barrack chơ vơ trên đỉnh đồi cao đất đỏ trơ trụi, rộng đủ chỗ chứa vài chục ghế bố vải cho phi hành đoàn. Ban đêm vào mùa đông gió lạnh lùa về từ vùng biên giới Hạ Lào thổi qua ngọn đồi, rít lên những âm thanh ma quái. Anh em thường gọi ngọn đồi này là ” Đỉnh Gió Hú”. Đêm đầu tiên tại biệt đội, sau khi cơm nước xong xuôi, mọi người bắt đầu leo lên dãy giường bố sắp hai hàng ngang như trong bệnh xá, còn anh bạn Thành “râu” của tôi loay hoay lục trong túi “hồ lô” biệt phái móc ra một cái lò dã chiến, bỏ mấy cục than đen vào rồi lúi húi châm lửa mồi. Chẳng biết anh ta đang làm trò gì, tôi hỏi:
-Thành! Mày đốt lò than làm gì vậy?
-Để dưới gường sưởi cho ấm mày à…
Vừa nghe xong tôi thấy thật buồn cười, liền chọc quê anh ta:
-Trời, , mày làm như đàn bà đẻ vậy. Đẻ được mấy ngày rồi, trai hay gái ?”
Mấy thằng bạn đang nằm trong mùng trên mấy chiếc gường bố kế bên nghe nói cười hô hố.
Anh ta tỉnh bơ trả lời:
- Ừa…, kệ tao. Trai hay gái …để khuya rồi tụi mày sẽ biết.
Đúng như lời Thành nói, tới nửa khuya gió lạnh từ miền Hạ Lào kéo đến, ào ào rít qua khe cửa. Gió luồn dưới ghế bố, nằm trên gường mà tưởng như nằm trên tảng nước đá, co rút trong cái chăn vải hoa Dù không ngủ được. Kế bên, Thành “râu” đang ngáy phì phò, ngay dưới ghế bố anh ta kê lò than riu riu cháy. Không chịu nổi cái lạnh thấu xương đang thấm vào người, tôi ngồi dậy rón rén vén mùng vói tay kéo cái lò than đem về để dưới ghế bố mình. Trong chốc lát, hơi nóng từ lò than tỏa rộng dưới mặt gường bố, một cảm giác ấm áp nhẹ nhàng ôm lấy cơ thể, tôi cuộn tròn trong chăn đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Đang ngủ say sưa, giọng la to của Thành râu trong đêm khuya thanh vắng làm tôi giật mình thức giấc, hé mắt nhìn.
-Đ.M…, thằng nào lấy lò than của tao!
Trong bóng đêm Thành lồm cồm chui ra khỏi mùng, ngồi dậy lôi cái lò than trở lại để dưới gầm gường bố của mình rồi lầm bầm:
-Mày hả…, mẹ…, thôi đủ rồi nghe…
Tôi nằm yên không nhúc nhích, miệng thở đều đặn như một người vô can.
-Coi chừng đến giờ phải đi rồi đó.
Câu nói của Thành làm tôi chợt tỉnh, đưa tay lên xem đồng hồ, đã đến giờ đi.
Tôi đứng dậy trả tiền, lấy mấy bịch cà phê đá, xong chui ra khỏi quán trở về tàu. Tại bãi đậu, hai chiếc trực thăng đã quay máy, cánh quạt thổi đất đỏ tung bụi mịt mù. Thạch ngồi trên tàu, ra dấu thúc dục. Leo lên ghế bay, tròng chiếc áo giáp nặng chịch lên người, tôi la lớn trong tiếng máy ầm ĩ:
-Tình trạng tàu ra sao rồi, đèn còn đỏ không ?
- Chắc OK… không thấy đèn nổi lên nữa, có lẽ bị chạm điện thôi à. Cách đây năm phút Thiếu Tá Đức kêu mình lên đón hợp đoàn, tôi trả lời đang “check” tàu chưa xong.
Nói xong Thạch nhìn tôi nháy mắt. Tôi gật đầu hiểu ý, trao bịch cà phê sữa đá cho Thạch, xong vội vã kéo tàu rời bãi.
Lên cao độ gió mát lồng lộng vào khoang tàu cửa mở toang, tô phở tái nạm gầu đã làm cho tôi tỉnh táo hẳn người.
-Charlie đây Hổ.
-Charlie nghe. Tình trạng tàu sao rồi ?
-Đèn tắt rồi, chắc không sao. Tôi vừa cất cánh từ Khánh Dương, mười phút nữa sẽ đến đón hợp đoàn vào.
-Không kịp đâu, hợp đoàn còn năm phút nữa đáp…Hiện có gunships của 219 đang ở trong vùng cover cho hợp đoàn của họ, có gì tôi sẽ nhờ họ, bạn cứ tới, kịp thì vào vùng không kịp thì theo hợp đoàn về sau khi thả quân xong, nghe rõ trả lời ?
Trong lòng hơi áy náy vì đã đến trễ, tôi chắc lưỡi trao cần lái cho Thạch ra dấu bay về hướng hợp đoàn, xong tôi ngồi dựa ngửa vào lưng ghế, móc điếu thuốc ra hút, đồng thời lắng nghe theo dõi cuộc đổ quân của hợp đoàn qua tầng số radio UHF.
Tầng số im lặng. Có lẽ giai đoạn này hợp đoàn đang chuẩn bị đáp. Bỗng tiếng Thiếu Tá Đức vang lên từ chiếc C@C:
-Hợp đoàn đáp hướng Tây như cũ cất cánh quẹo phải về luôn.
Đột nhiên tôi nghe có tiếng la chói lọi :
-Ground fire…ground fire…
-Charlie!…Charlie!…Gunship bị bắn cháy…Charlie!..
Vừa nghe xong tôi giật mình ngồi nhỏm dậy, búng vội điếu thuốc lá đang cháy dở qua khung cửa, chụp lấy cần lái…
-Hợp đoàn break..break…., ground fire…
-Break phải…, break phải…
Âm thanh xè xè…xạch xạch… do những điện đàm bị cắt đứt đoạn trên tầng số nhiễu loạn…
-Gun một của Long Mã trúng đạn…, hỏa tiễn…
-Coi chừng hướng Nam…, hướng Nam bãi đáp …coi chừng…
Những tiếng la trên tầng số, hỗn độn, không biết xuất xứ từ chiếc nào.
-Break phải…break phải , về hướng Bắc nghe rõ…hợp đoàn nghe không ? Lần này tiếng nói của Thiếu Tá Đức vang lên xen lẫn trong những tiếng nói của những chiếc tàu khác…
Tôi chúi mũi, cắm đầu lao hết tốc lực về hướng bãi đáp.
-Hổ hai…, có “monitor” tầng số không ? Gunship của Long Mã dính hỏa tiễn phòng không mày nghe chưa?
-Có…đang theo dõi trên tầng số đây…chắc tiêu rồi….
-Charlie… Hổ gọi…Hổ đang trên đường đến LZ… Charlie…
Không nghe C@C trả lời. Tôi nhìn xa về hướng thành phố Ban Mê Thuột, những cột khói đen bốc lên cao nhiều nơi, dấu hiệu của những cuộc giao tranh vẫn đang còn tiếp diễn đâu đó. Trên bầu trời mây xám, những chấm đen nối đuôi nhau của những chiếc trực thăng vừa rời bãi đáp. Tôi bẻ lái con tàu bay theo hợp đoàn.
-Charlie đây Mãnh Hổ gọi…, hợp đoàn ai nghe Mãnh Hổ không trả lời .
-Hổ, đây lead…Chiếc dẫn đầu trả lời.
- Hổ một đây….chiếc nào bị bắn vậy? Tôi hỏi chiếc lead.
-Chiếc gun của Long Mã bị trúng SA-7. Tàu nổ cháy khi “escort ” hợp đoàn đáp.
Nghe chiếc lead nói xong tôi xây xẩm mặt mày:
-Charlie.., Charlie…, Hổ gọi…, có phải gun một của 219 “down” hay không ?
-Đúng năm…, Hổ theo hợp đoàn về Pleiku, đừng vào vùng nữa. Charlie trả lời.
Điếu thuốc trên hai ngón tay tôi run rẩy, tôi rít một hơi dài để trấn an cơn cảm xúc mạnh đang bùng vỡ trong cơ thể, bàng hoàng, rung động như thấy mình vừa bị trái hỏa tiễn phòng không SA-7 bắn hụt. Chiếc đèn “chip detector” cháy trước đây một tiếng đồng hồ báo hiệu con tàu đang ở trong tình trang nguy hiểm hay là báo hiệu cho tôi biết lưỡi hái Tử Thần đang chờ đợi để cho tôi tránh né?
Tuần lễ vừa qua, ngày biệt phái Ban Mê Thuột dời lại, tôi không phải đối diện cuộc tấn công vào phi trường L-19 của đặc công Việt Cộng, và đây là lần thứ hai vì lý do kỹ thuật, tôi lại một lần nữa tránh được trái hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 đáng lẽ phải dành cho tôi thay vì phi hành đoàn gunship của Long Mã. Một câu nói bất hủ của một triết gia sau đây đã thường làm cho tôi suy ngẫm về cuộc sống quá nguy hiểm mà tôi phải trực diện hằng ngày: ” Nếu tên anh đã được khắc vào môt viên đạn nào đó thì không sớm hay muộn viên đạn đó sẽ tìm đến anh”. Hay nói một cách khác, nếu số anh phải chết thì anh không sẽ bao giờ tránh được lưỡi hái của Tử Thần.
Trưa ngày 14 tháng 3, 1975, khi cuộc không vận đang tiến hành việc chuyển quân của hai Trung Đoàn 44 và 45 về giải cứu Ban Mê Thuột, thì tại Cam Ranh, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng các sĩ quan tham mưu cao cấp và Bộ tư lệnh chiến trường Quân khu 2 đã mở một cuộc họp khẩn cấp để đối phó với tình hình chiến trường khẩn trương đang diễn ra. Tại buổi họp này, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã được chỉ thị của Tổng Thống Thiệu triệt thoái toàn bộ lực lượng Quân Khu II về miền duyên hải. Cuộc chuyển quân về giải cứu Ban Mê Thuột coi như hủy bỏ. Đây là một quyết định quan trọng đã mở đầu cho cuộc triệt thoái hỗn loạn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, và đã làm thương vong cho mấy trăm ngàn binh sĩ cũng như thường dân vô tội.
Phòng Tuyến Nhảy Dù tại Khánh Dương Tan Vỡ
Hơn tuần lễ từ khi Ban Mê Thuột thất thủ, Cộng quân đã gia tăng áp lực nặng về phía tây của Khánh Dương. Theo tin tức tình báo Sư Đoàn 968 và hai Trung Đoàn 320 của Cộng Sản Bắc việt đang trên đường di chuyển trên QL-21 về hướng đông.
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được chỉ thị tăng viện cho mặt trận Quân Khu II. Sau hai ngày dài lênh đênh trên mặt biển, ba Tiểu Ðoàn cơ hữu 2, 5, 6 Nhảy Dù cùng một Tiểu Ðoàn Pháo Binh 105 ly và Ðại Ðội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đã cập bến Cầu Đá, Nha Trang. Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tức thì nhận được lệnh từ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II, di chuyển bằng đường bộ lên vùng lập tuyến phòng thủ rải dài từ chân đèo Phượng Hoàng chạy dài gần 30 cây số tới phía Tây của Khánh Dương dọc theo Quốc Lộ 21, con đường nối liền hai thành phố Ban Mê Thuột và Nha Trang. Đây là con đường Cộng Sản Bắc Việt phải đi qua trước khi tiến chiếm miền duyên hải. Tại phía nam Khánh Dương sát cạnh QL do Tiểu Đoàn 5 ND trấn thủ; Tiểu Đoàn 6 ND đóng tại cao điểm tại Buôn Ea Thi về phía đông. Và tại chân đèo Phượng Hoàng được Tiểu Đoàn 2 ND trấn ngự. Bộ chỉ huy Lữ Đoàn Dù đóng tại căn cứ Dục Mỹ.
Trong những ngày đầu, lực lượng Dù đã bắt đầu gặp áp lực của Sư Đoàn F10 của Cộng quân. Ngày 22 tháng 3/1975 Cộng quân đã mở một trận đánh đầu tiên vào quân bạn phía tây Khánh Dương, gần 100 xác địch đã bỏ lại trận địa, tuy nhiên bộ chỉ huy Nhảy Dù biết trước đây chỉ là trận đánh dò dẫm, thử sức kháng cự của phe ta. Sáng ngày kế tiếp, lực lượng địch bắt đầu dốc hết toàn lực mở cuộc tấn công vào phòng tuyến phía tây Khánh Dương do các đơn vị Bộ Binh và Địa Phương Quân trấn thủ, bắt đầu bằng một trận mưa pháo kinh hồn, tiếp theo là làn sóng biển người ào ạt xung phong với sự yểm trợ của nhiều xe tăng T-54. Các đơn vị Bộ Binh đã bị tan rã hoặc phân tán từng mảnh nhỏ, rút lui về phòng trú của Tiểu Đoàn 5 Dù tại Khánh Dương và sau đó triệt thoái về Diên Khánh, gần Nha Trang.
Sáng ngày hôm sau, thừa thắng xông lên, Cộng quân tiếp tục tấn công vào quận Khánh Dương bằng hàng trăm trái đạn pháo 122 ly, cùng mười mấy chiếc xe tăng tiến vào chi khu thị xã. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đã chống cự mãnh liệt và đẩy lui nhiều đợt tấn công ào ạt của Bắc quân, gây nhiều tổn thương cho địch. Tuy nhiên lực lượng giữa hai bên quá ư chênh lệch, nếu so sánh về quân số, vũ khí cũng như chiến cụ, địch đã ở thế thượng phong ngay từ lúc đầu. Mãnh hổ nan địch quần hồ. Tình hình càng ngày càng nguy ngập. Nhiều phi tuần phản lực của các Phi Đoàn 534 Kim Ngưu, 548 Ó Đen xuất phát từ căn cứ Không Đoàn 92 Chiến Thuật, Phan Rang do Đại Tá Lê Văn Thảo giữ chức chỉ huy trưởng đã liên tục yểm trợ mặt trận này và đã làm chậm bước tiến của Bắc quân phần nào. Tuy nhiên không như mặt trận Mùa Hè Đỏ Lửa, chiến trường thiếu sự yểm trợ của Không lực Hoa Kỳ. Vắng bóng những chiếc pháo đài bay B-52 trên bầu trời, Cộng quân không còn lo sợ những trận mưa bom kinh thiên động địa giáng xuống đầu bất thần, thêm vào đó, sự hiện diện của nhiều hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 của địch quân đã làm trở ngại lớn cho những cuộc chuyển quân bằng trực thăng cũng như những phi vụ yểm trợ của khu trục cơ, cán cân quân sự đã nghiêng rõ về phía Bắc quân.
Ngày 28 và 29/3/75, hai Tiểu Đoàn 5,6 của Dù hứng trọn hàng ngàn trái đại pháo 130 ly cũng như hỏa tiễn 122 ly, sau đó với tất cả các lực lượng của các Sư Đoàn Bắc quân gia tăng áp lực áp đảo phòng tuyến của Dù với quân số đông gấp mười lần, con đê quan trọng ngăn chặng đường tiến quân của địch trên đà tan vỡ. Trong tình trạng nguy kịch này, phi đội trực thăng võ trang của Phi Đoàn Thần Tượng được lệnh tăng phái cho mặt trận Khánh Dương yểm trợ cho lực lượng Dù đang trên đà bị tràn ngập bởi làn sóng biển người. Mấy ngày nay bầu trời xám xịt, trần mây thấp đã làm trở ngại rất nhiều cho những phi vụ yểm trợ của Không Quân. Hôm nay hai chiếc trực thăng võ trang của Thần Tượng trên đường đến mặt trận đang sôi động tại Khánh Dương. Ngồi trên ghế bay, tôi cho con tàu bay sát dọc theo thung lũng giữa hai sườn núi của rặng Trường Sơn cao chót vót, theo sau một khoảng khá xa, chiếc trực thăng võ trang số hai bay ở cao độ thấp hơn, cánh quạt quay chấp chóa. Dưới thấp, đèo Phượng Hoàng uốn lượn quanh co dọc theo triền núi. Đây là cửa ngõ độc nhất nối liền tỉnh Đắk Lăk với Khánh Hòa và cũng là hành lang quen thuộc của tất cả phi hành đoàn Thần Tượng. Vào những tháng mùa mưa, mây mù bất chợt, hành lang này trở thành một tử lộ cho những chiếc trực thăng mạo hiểm bay vào vùng. Gần năm năm trước, hợp đoàn Thần Tượng trên đường về Nha Trang từ mặt trận Quảng Đức, tranh thủ với màn đêm kéo nhau qua hẻm núi mù sương này, chiếc dẫn đầu do Đại Úy Nguyễn Thiện Tích cầm lái bị mây mù vây phủ đâm sầm vào triền núi nổ bùng như một quả bom lửa. Hình ảnh kinh hoàng đó đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng của một hoa tiêu vừa mới chập chững vào nghề như tôi, cho dù đã bao năm qua, hình ảnh thảm khốc của một buổi chiều mây mù ảm đạm vẫn luôn trở lại trong tâm trí tôi mỗi khi bay qua con đường đèo này.
ngaytancuocchien-5
Hai chiếc trực thăng võ trang ra khỏi chân đèo Phượng Hoàng, tôi quẹo con tàu về hướng tây, bay dọc theo con Quốc Lộ 21. Từ xa tôi đã nhận ra chiếc trực thăng của Thần Tượng đang ở trên vùng, chở bộ chỉ huy Dù điều động mặt trận đang tiếp diễn mấy ngày hôm nay.
-Charlie đây Mãnh Hổ gọi…, Hổ đã tới vùng…cao độ năm ngàn bộ, phía đông Khánh Dương khoảng hai dặm.
-OK…, Charlie thấy Hổ rồi. Tôi đang ở trên đầu quân bạn. Hiện địch đang tấn công bằng hỏa tiễn từ triền núi phía nam khoảng cây số. Hổ nhìn kỹ về phía nam Quốc Lộ dọc theo triền núi sẽ thấy mấy cột khói trắng. Đó là vị trí xuất phát của hỏa tiễn pháo vào đơn vị bạn…Hổ tác xạ vào đó, nghe rõ ?
Tiếng Thiếu Tá Lê Hữu Đức, Phi Đoàn phó Phi Đoàn 215 bay chiếc C@C ngày hôm nay. Thiếu Tá Đức là một người hoa tiêu vui vẻ, cao ráo, có khuôn mặt chữ điền. Trong thời gian Thiếu Tá Đức giữ chức vụ Trưởng Phòng hành quân, tôi vẫn nhớ mãi một mẫu chuyện vui về vị niên trưởng khả ái này. Trong một buổi họp Phi Đoàn, Thiếu Tá Đức đứng lên tường trình về cuộc hành quân trong ngày. Sau khi chấm dứt, Thiếu Tá Đức có một vài lời với những hoa tiêu trong Phi Đoàn:
- Gần đây tôi đã nghe báo cáo có một số anh em đã dùng những phi vụ liên lạc để đi săn bắn. Xin báo cho anh em biết thời gian sắp đến tôi sẽ thường xuyên đi kiểm soát những tàu đi bay về. Nếu có bằng chứng về chuyện làm ăn của các anh, tôi sẽ có biện pháp mạnh, khi đó các anh đừng trách tôi là đã không nói trước. Thiếu Tá Đức nói tiếp:
-Chiều hôm qua, tôi xuống bãi đậu Phi Đoàn check một chiếc tàu vừa đi Bảo Lộc về, xin tạm dấu tên phi hành đoàn, tôi tìm thấy trên sàn tàu đầy dấu vết làm ăn của các anh.
Một cánh tay “rụt rè” đưa lên:
-Thiếu Tá muốn nói “dấu vết” là có nghĩa như thế nào ?
-Đó bằng cớ để lại của những chuyện làm ăn của các anh trong khi thi hành phi vụ. Mặc dù các anh đã chùi rửa tàu nhưng tôi đã cho kỹ thuật gỡ mấy miếng sắt trên sàn tàu, máu me lông lá của nai hay heo rừng vẫn còn đọng đầy phía dưới.
Trong bầu không khí nghiêm trang của phòng họp, một tiếng nói phát xuất từ những hàng ghế phía sau, tuy không lớn nhưng đủ để cho mọi người nghe rõ ràng:
-”Thầy”!… Đúng là trong “nghề”.
Vừa nghe xong cả phòng họp rộ lên cười, quay lại nhìn phía sau. Ở hàng nghế sau cùng Trung Úy Tôn Thất Kim, biệt danh là Kim “nhi đồng”, đang ‘biểu diễn” một bộ mặt ngơ ngáo như không biết chuyện gì đang xảy ra.
Vừa đến vùng tôi nghe tiếng Thiếu Tá Đức nhắc nhở:
-Mãnh Hổ…lúc nào sẵn sàng thì vào đánh, đừng xuống thấp quá, quân bạn ghi nhận địch có trang bị SA-7, hai bạn cẩn thận.
-Nghe năm…, Charlie…Hổ đang quan sát mục tiêu.
Ở cao độ khoảng năm ngàn bộ tôi chăm chú nhìn tất cả địa thế phía dưới, mặt trận đang bùng nổ ác liệt, những căn nhà nằm sát QL-21 bốc lửa, từng cột khói đen vươn lên cao trên bầu trời xám xịt. Trên con đường nằm rải rác vài con cua sắt T-54 của địch đã bị mấy phi tuần A-37 “rang muối” cháy đen thui. Phía bắc con đường là một vùng đồi núi thấp, những khoảng ruộng nối tiếp nhau kế những suối cạn quanh co. Phía nam, rặng núi cong cong hình lưỡi liềm, cao khoảng ba ngàn bộ, đưa lưng sát con đường, là nơi Tiểu Đoàn 5 Dù đang trấn ngữ.
Kiểm soát dàn phi cụ lần cuối tôi bắt đầu cho chiếc gun vào vùng oanh kích. Hai chiếc trực thăng võ trang cắm đầu vào triền núi, những trái hỏa tiễn nổ bung lên những cụm khói trắng xám trên mặt rừng xanh thẫm. Từ trên cao độ, tất cả như yên ngủ, không một tiếng súng ngoài tiếng rống nhức nhối của những khẩu mini-gun sáu nòng đang quay vù. Sau vài vòng tác xạ, hai chiếc trực thăng đã cạn đạn dược.
-Mãnh Hổ đây Charlie, hai bạn về Nha Trang đi, tôi thả Bộ Chỉ Huy Dù xuống Dục Mỹ sẽ về sau.
Tôi bẻ lái con tàu trở về hướng biển. Trên bầu trời cao tiếng xé gió của hai chiếc oanh tạc cơ A-37 nối đuôi nhau vút ngang trên đầu, trên cánh sắt treo đầy những trái bom nặng chĩu. Trong khoảng khắc hai con chim sắt biến mất hút về hướng thành phố Ban Mê Thuột đang mịt mù khói lửa.
“Ta là đàn chim bay trên mấy xanh, khi nhìn qua khói những kinh thành tan… Đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh…”
Bài ca hùng tráng Không Quân hành khúc mơ hồ văng vẵng đâu đây… Tôi chợt chạnh lòng nhớ đến người em gái mà tôi đã quen tại thành phố đất đỏ thủa nào, không biết giờ đây em đã trôi lạc về nơi đâu? Tên nàng là Nguyệt. Nàng có làn da thật trắng, mịn màng trên khuôn mặt trái xoan thật đẹp. Hằng đêm tôi thường đến Hội quán Biên Thùy nơi nàng làm việc để giải trí vui chơi cho quên đi những nhọc nhằn đã qua, và tìm thêm sức lực để tiếp tục những ngày dong duỗi, ngược xuôi trên những mặt trận nóng bỏng. Một kỷ niệm khó quên mà mỗi lần nghĩ đến, tôi vẫn còn cảm thấy hồi hộp vì hành động liều lĩnh nếu không nói là ngông cuồng của tuổi trẻ, và có thể nói dù xấu hay tốt nó cũng là những nét chấm phá trong cuộc đời vẫy vùng thỏa chí tang bồng hồ thỉ.
Buổi sáng hôm ấy tôi thức dậy sớm như thường lệ, sửa soạn trở vào biệt đội. Nguyệt, người bạn gái tôi lục đục sửa soạn thức ăn sáng sau nhà. Đang thưởng thức ly cà phê nóng, tôi nghe tiếng Nguyệt vọng lên từ bếp:
-Anh chờ tí nghe..em làm đồ ăn sắp xong rồi…
Tôi mỉm cười, cảm thấy vui trong lòng vì biết mình đã được may mắn và sung sướng hơn những người bạn tại biệt đội, có được một người bạn gái dễ thương và một tổ ấm nho nhỏ để trở về sau những phi vụ căng thăng mệt mỏi trên chiến trường.
Nguyệt trong bếp bước ra để dĩa trứng gà ốp la và khúc bánh mì lên bàn:
-Xong rồi đây, anh ăn lót lòng rồi đi. Nguyệt nói tiếp:
-Này anh…chút nữa em theo anh đi chơi nghe.
Vừa đưa ly cà phê lên miệng nghe Nguyệt nói tôi bỏ vội xuống bàn, nhìn nàng:
-Nè, em nói chơi hay thiệt đó. Em có biết anh bay trực thăng võ trang không ? Anh chỉ chở súng đạn chứ không chở người đâu.
-Anh cứ nói, cho em đi một lần cho biết nha…anh hứa hoài à. Chịu chưa, em đi thay đồ…
Nói xong, nàng bước đến gần tôi, tay vỗ ngang hông tôi như thúc dục. Chiếc vòng ngọc xanh biếc đeo trên cổ tay nàng vô ý đập vào bá súng “rouleaux” tôi đang đeo ngang hông, vỡ toang rơi xuống sàn gạch bông. Không ngờ chuyện xui xẻo xảy ra quá đột ngột, Nguyệt đứng sững nhìn xuống, hai miếng ngọc nằm lăn lóc trên sàn gạch bông. Nguyệt cau mặt, thoáng nét thất vọng:
-Tại anh đó…
-Anh làm gì mà tại anh.- Để an ủi Nguyệt tôi nói tiếp. – Thôi đừng tiếc nữa, để coi…, anh mua cái khác đền cho. Cái vòng này có đắt tiền lắm không?
- Khỏi đi anh, cho em đi bay với anh thì anh khỏi đền, chịu không ? Em đi thay đồ nghe…
Phân vân suy nghĩ tôi chưa biết quyết định thế nào, thật khó nghĩ. Ngày hôm nay làm việc cho Trung Đoàn 45 tại Đức Lập, nếu tôi cho Nguyệt đi theo thì tôi phải thả nàng xuống đó trước khi đi đổ quân. Không muốn nàng buồn, nhất là sau chiếc vòng ngọc yêu quý đã bị bể, tôi đành liều.
-OK..thay đồ nhanh lên, anh phải đi gấp, trể rồi.
-Anh ăn vài miếng đi, chờ em thay đồ. Nói xong nàng chạy biến vào phòng ngủ.
Hoa, người bạn gái ở chung nhà với nàng đang lục đục trong phòng tắm, nghe nói thò đầu ra:
-Cho em đi với Nguyệt cho có bạn nhe anh.
Có chở một hay hai người đi theo cũng giống nhau thôi. Tôi trả lời:
-Em nữa, thôi được, thay đồ mau lên nghe, gần đến giờ rồi …
Tại phi trường L-19 một quang cảnh khác thường xảy ra, hàng chục toán lính trang bị súng ống đầy đủ đang ngồi trên bãi cỏ kế bên những chiếc trực thăng đậu hàng dọc, kế đó những sĩ quan bộ binh trên tay cầm bản đồ lăng xăng chạy lui tới . Ở đằng xa, Trung Tá Phi Đoàn trưởng Thần Tượng Khưu Văn Phát bay chiếc C@C, đang đứng nói chuyện với một cấp tá Bộ Binh. Tôi nhủ thầm, hy vọng hợp đoàn sẽ ghé Trung Đoàn 45 tại Đức Lập tôi sẽ có cơ hội thả hai người bạn gái xuống.
Chiếc xe Jeep chở tôi và hai cô bạn gái ngừng ngay hai chiếc trực thăng võ trang đang đậu dọc phi trường. Nhảy xuống xe tôi vẫy tay gọi người xạ thủ đang check tàu gần đấy:
-Kiệt…, có gì lạ không bạn? Bữa nay tàu mình có khách đi theo chơi nghe. Nhờ bạn kiếm giùm hai thùng đạn để cho hai cô ngồi.
Kiệt nghe nói xong gật đầu, miệng cười tủm tỉm tôi chẳng hiểu lý do gì.
Cho Nguyệt và Hoa leo lên tàu. Những người lính ngồi trên bãi cỏ kế bên đang đợi lên tàu đi hành quân, trố mắt nhìn về phía chiếc tàu trực thăng võ trang, tò mò, bàn tán trước một cảnh tượng lạ lùng.
Tất cả tám chiếc trực thăng quay máy cùng lượt, tiếng động ầm ĩ vang động khắp phi trường. Chiếc Charlie của Trung Tá Phát rời mặt đất theo sau năm chiếc chở đầy quân. Tôi cho con tàu ra phi đạo, cắm đầu chổng mông lướt nhanh trên mặt đất, chạy dài tới cuối sân bay, tôi kéo nhanh cần lái con tàu vươn mình lướt qua bìa rừng cây cao su. Thành phố Ban Mê Thuột đang còn ngái ngủ trong sương mai, con tàu lên cao thành phố nhỏ dần… Gió lồng lộng thổi vào khoang tàu kêu phần phật, hòa lẫn với âm thanh của tiếng động cơ và tiếng cánh quạt gió. Lên cao độ, hai bên tàu cửa mở toang phơi bày khoảng không gian mênh mông trên vùng rừng núi trùng điệp. Tôi quay người ra sau, Nguyệt ngồi trên thùng đạn miniguns sau lưng ghế bay người hoa tiêu phụ, tóc nàng xỏa bay lòa xòa trên trán. Tôi vói tay nắm lấy tay Nguyệt bóp nhẹ như để trấn an nàng. Hai người mê vô và xạ thủ ngồi sau khoang tàu tò mò nhìn, nhếch mép cười.
Hơn hai mươi phút bay hợp đoàn đã đến địa phận Đức Lập.
- Khoảng năm phút nữa sẽ đến bãi đáp. Mãnh Hổ theo Charlie vào “clear” bãi đáp. Tôi sẽ thả trái khói.
Đột ngột nghe tiếng nói của Trung Tá Phát trên tầng số, tôi toát mồ hôi hột. Như vậy là chương trình thả hai người bạn gái xuống Trung Đoàn 45 đã bị “trật đường rầy”.
Hợp đoàn đang hạ cao độ chuẩn bị đáp. Đằng trước, không xa, một trảng cỏ xanh lá mạ vây bọc xung quanh rừng cây cao, một làn khói vàng đang vươn lên. Không còn có sự chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục thi hành phi vụ, tôi cố quên đàng sau khoang tàu có hai cô gái đang ngồi. Tôi cho hai chiếc gun kẹp sát hai bên hông hợp đoàn, bắt đầu cuộc oanh kích yểm trợ.
Xoẹt…Xoẹt…Những trái hỏa tiễn bất thần rời dàn phóng, rít lên những âm thanh chói tai, tiếng súng mini-gun sáu nòng quay vù rống lên nghe đinh tai nhức óc, vỏ đạn rơi rào rào trên mặt sàn, mùi thuốc súng khét lẹt quyện lẫn trong không khí… Hai cô gái không hiểu chuyện gì đang xảy ra, hoảng sợ, hai tay bịt tai, mắt nhắm nghiền co rúm người run rẩy trên hai thùng đạn…Chiếc trực thăng quay trở ngược lại, thân tàu nặng nề rung bần bật, vũ trụ quay cuồng điên đảo. Vài phút kinh hoàng trôi qua, cuộc oanh kích yểm trợ hợp đoàn chấm dứt, những chiếc tàu thả quân đã làm xong nhiệm vụ rời bãi đáp. Cuộc đổ quân trôi chảy êm đẹp, không một bóng dáng cũng như một tiếng súng nào của địch được phát hiện.
-Hợp đoàn về đáp Đức Lập, Charlie về sau.
Nghe chỉ thị của Trung Tá Phát tôi mừng thầm trong bụng, chuyển hướng lấy hết tốc độ về phía Đức lập. Chừng mười phút bay sau, hai chiếc gunships đáp xuống bãi đất đỏ trong vòng đai phòng thủ Trung Đoàn 45. Vừa tắt máy, tôi cởi vội dây seatbelt nhảy xuống đất, trên sàn tàu Nguyệt và Hoa ngồi yên không nhúc nhích, mặt mày tơi tả, tóc tai rối bời.
-Xuống đi mấy cô…vào đây nghỉ ngơi tí xong ăn cơm trưa.
Tôi đứng dưới đất đưa tay đỡ Nguyệt xuống tàu, bụng nghĩ thầm hai cô bạn không ói mữa là hay lắm rồi.
Từ chiếc trực thăng Hổ hai đậu cách đó không xa, Thành “râu” bước tới, nhe nụ cười bất hủ dưới bộ râu đậm, lắc đầu:
-Tao hết ý kiến với mày. Nếu mày bị bắn trên vùng thì hết đỡ.
Tôi phân trần:
-Ê, Thành, đây là ngoài ý muốn của tao…, tao tính là sẽ thả mấy cô này xuống đây trước đâu có ngờ bị bay thẳng ra vùng luôn.
Nói xong tôi quay qua nhìn Nguyệt:
-Em thấy chưa, tại em đòi đi nên anh phải chìu, không ai chở người yêu đi hành quân như anh đâu, có chuyện gì là anh lãnh búa, anh Thành mới “chửi” anh em thấy không ? Thôi nói vậy chứ không sao đâu em, lâu lâu xui xẻo lắm mới đụng trận em à… Bây giờ hai em bớt mệt chưa? Mình ở đây chờ, nếu có bốc quân thì em ở tại đây, chiều anh sẽ chở em về.
Hình như trong lòng hơi phấn khởi và nhất là có hai người đẹp đi kế bên, tôi hứng chí nói tiếp:
- Kể ra cũng nên để mấy em đi bay với anh một lần cho biết mặt thật cuộc đời của những người pilot như tụi anh, sống chết như thế nào ngoài mặt trận. Tụi em ở thành phố không biết gì cứ nghĩ mấy ông Không Quân chỉ biết ăn chơi bay bướm…
Bốn đứa chúng tôi bước đi theo con đường đất, hướng về căn lều của bộ chỉ huy. Ngang qua một khẩu đội pháo 105 ly đang khai hỏa, nổ đùng đùng. Hai cô bạn hoảng sợ, ôm chầm lấy tôi, mấy anh pháo thủ đang chuyền nhau trên tay những quả đạn, há hốc mồm nhìn, không biết đã bao lâu rồi họ mới thấy lại bóng hồng xuất hiện trên vùng đất địa đầu giới tuyến này.
Bước tới căn lều bộ chỉ huy, gặp Trung Tá Quang đang đứng với một viên Trung sĩ:
-Chào Trung Tá…Bữa nay tôi đưa mấy em gái hậu phương lên thăm Trung Tá nhân dịp cho mấy em “ủy lạo” anh em chiến sĩ luôn. Nói xong tôi nở nụ cười cầu tài.
-Chào mấy em, vừa đổ quân xong hả. Ngồi nghỉ đi…., nước uống cho khỏe, chút ăn cơm với Trung Tá luôn. Tôi hơi ngạc nhiên khi Trung Tá Quang không hề quan tâm tới hai cô gái cùng bước vào lều với tôi.
Tiếng trực thăng phành phạch bên ngoài, bụi đỏ tung mù mịt, chiếc Charlie của Trung Tá Phát, Phi Đoàn trưởng Thần Tượng vừa mới đáp xuống gần đây. Tôi ghé tai nói nhỏ với Trung Tá Quang:
-Chút nữa Trung Tá Phát vào đây nếu có hỏi hai em này ở đâu thì nhờ Trung Tá nói là người quen của Trung Tá lên đây, và bây giờ muốn theo trực thăng về Ban Mê Thuột nghe.
Trung Tá Quang nổi tiếng là chịu chơi, không một chút thắc mắc, trả lời liền:
-Chuyện nhỏ không sao đâu, để Trung Tá lo…, nhưng mấy em lần sau ghé đây phải đem một con nai tặng Trung Tá như kỳ trước, nghe chưa?
Dòng tư tưởng miên man đến đây, tôi bỗng bật cười lớn, Thạch đang cầm cần lái ngạc nhiên quay đầu nhìn tôi hỏi:
-Có gì vui mà cười vậy ?
-Không có gì, chỉ nhớ tới chuyện xưa lúc chở người bạn gái đi bay gunship mà cười thôi. Nguyệt đó, Thạch biết mà, không biết bây giờ em đang ở đâu, tội nghiệp quá.
Thạch nghe xong không nói gì, nét mặt có vẻ đăm chiêu, rồi đột ngột hỏi tôi:
-Không biết tụi mình còn lên làm việc vùng này nữa không, tôi thấy tình thế có vẻ nặng nề quá. Vợ tôi đang ở Nha Trang một mình tôi đang lo đây.
Nghe Thạch nói xong tôi chợt liên tưởng đến gia đình cha mẹ anh em tôi cũng đang còn ở Nha Trang. Sau bao năm trên chiến trường lửa đạn, những chiến công thu lượm trên mặt trận đều vô nghĩa khi đối diện với thực trạng ngày hôm nay, những chiến thắng của quân ta trong năm tháng trước hình như không còn ảnh hưởng đến cuộc chiến hiện tại, ngọn gió đã đổi chiều. Một cảm giác chán nản đang xâm chiếm tâm hồn, bất giác tôi lắc đầu, trước mặt những làn khói thuốc đang tan loãng vào hư vô. Ban Mê Thuột đã lọt vào tay Cộng quân sau mấy ngày giao tranh ngắn ngủi, Pleiku “phố núi cao” đã bỏ ngõ cho địch, trên liên tỉnh lộ 7B, nối liền Pleiku và Tuy Hòa, một cuộc rút quân hỗn loạn, vô tổ chức đang diễn ra. Hằng trăm ngàn dân vô tội cùng cả trăm ngàn binh sĩ đang xô đẩy, chen lấn cố chạy về Tuy Hòa, đằng sau Bắc quân bám sát. Phòng tuyến quan trọng cuối cùng tại ngọn đèo Khánh Dương này hình như không đủ sức để ngăn chận làn sóng Đỏ đang lan tràn, con đường vào vùng đồng bằng duyên hải, cửa ngõ tiến thẳng vào miền Nam đã mở rộng…
Hai chiếc trực thăng võ trang Thần Tượng trên đường trở về căn cứ, từ cao độ thành phố Nha Trang hiện rõ dần, im lìm sưởi nắng bên bờ biển cát trắng, những ngọn sóng bạc đầu nô đùa rượt đuổi nhau trên mặt biển xanh, vô tri vô giác…
Posted by Hoa Pham at 3:24 PM