Monday, May 2, 2016

VŨNG ÁNG , 1 TRONG CÁC NGỰA THÀNH TROY CỦA TQ TẠI VN . Chưa kể cho Formosa thuê Vũng Áng với giá RẺ MẠT 3.300 hectare (33 km2) trong 70 năm với giá 1.400 đô/km2 ; nghĩa là 46.200 đô/năm !!! .
Theo báo chí thế giới thì hiện có tình trạng DƯ THỪA thép (vượt quá nhu cầu) đến độ ng ta nghĩ rằng NHẬP thép rẻ hơn sản xuất . Với tình hình này , khi Formosa Vũng Áng sản xuất đc mẻ thép đầu tiên , họ phải bán LỖ , dưới giá thành , mới ng mua .
Vậy tại sao Formosa lại đầu tư mạnh vào Vũng Áng làm gì ? Nếu không phải là lợi thế thuê đất trong 70 NĂM với giá rẻ mạt * (80 ĐỒNG/m2/năm) . Lợi thế quốc phòng : vịnh sâu , lại kế đèo Ngang chắn ngang miền trung mà chỉ cần hai trung đội có thể khống chế đường hầm này và cách đảo Hải Nam 300 km .
Chứa chấp HÀNG NGÀN lao động TQ trong một "tô giới" mà chủ tịch Hà Tĩnh cũng ko đc phép vào . Đám thợ này sẽ lấy vợ VN , sinh con đẻ cháu , đc bảo vệ bởi luật pháp TQ , để từ từ biến tô giới thành ĐẤT TQ .
Không phải chỉ có tô giới Vũng Áng mà từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau , rất nhiều tô giới khác .
Khi có va chạm giửa dân TQ tại các tô giới này với dân hay CP địa phương , TQ sẽ có CỚ CAN THIỆP như Nga đã làm khi vài tỉnh ở phía đông Ukraine , có dân Nga sống , chống lại CP Kiev .
* VN cho Formosa thuê 3.300 hectare (33 km2) của Vũng Áng trong 70 năm với giá 1.400 đô/km2 . Nghĩa là 46.200 đô/năm .
Formosa Vũng Áng nằm ngay yếu huyệt của VN : Nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc phòng:
Khu vực Vũng Áng và Sơn Dương có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Cách đây gần 500 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Theo KS Doãn Mạnh Dũng, (phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Biển) thì Sơn Dương là một trong bốn yếu huyệt bảo vệ Việt Nam từ hướng biển, đuợc xếp theo thứ tự: Cam Ranh, Sơn Dương, Nam Du và Côn đảo. Bốn yếu huyệt này được xác định dựa vào những yếu tố địa lý tự nhiên. (Người Đô Thị, 29/4/2016).

Cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng, cùng vĩ tuyến với quân cảng Du Lâm (Tam Á, Hải Nam) là nơi hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc neo đậu. Vũng Áng chỉ cách Tam Á hơn 300km. Sơn Dương nằm ngay phía bắc đèo Ngang, nơi Quốc Lộ 1A đi qua đèo và đường hầm xuyên qua núi. Sau khi xây đê chắn sóng dài 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì cảng này vừa kín gió, vừa rộng, lại vừa sâu (trên 16m). Vì vậy, cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Miền Nam và Miền Trung ra Miền Bắc. Cảng Sơn Dương phía Nam Vũng Áng là vị trí duy nhất của cả miền Bắc có thể đón tàu sân bay cập bến được. Vị trí này nằm cạnh Đèo Ngang, có hầm Đèo Ngang là con đường độc đạo, “chỉ cần hai trung đội là đủ để cắt đôi đất nước”.  Trong khi đó, số người Trung Quốc làm ở Vũng Áng là hơn 4.000 người (tương đương 2 sư đoàn).

Vị trí Sơn Dương là đắc địa đối với hải quân Việt Nam, phải dành cho Hải quân Việt Nam để bảo vệ đất nước (chứ không được dành cho nước ngoài). Thật vô nghĩa nếu chúng ta dành vị trí đắc địa này cho Trung Quốc, trong khi mua tàu ngầm Kilo và máy bay Su-30MK để đối phó với Trung Quốc. Một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam phải biết tận dụng những lợi thế địa lý tự nhiên của mình. Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ hải quân đủ khả năng phòng ngự hay tấn công, có độ sâu và độ rộng thích hợp để tiếp nhận được nhiều loại tàu quân sự, và có núi cao để che chắn bảo vệ. Vì vậy, việc hợp tác với các đối tác nước ngoài về kinh tế ở các vị trí đắc địa như Sơn Dương cần cân nhắc kỹ đến nhu cầu an ninh quốc phòng (khi xảy ra chiến tranh). Việc để cho nhà đầu tư Đài Loan (hoặc Trung Quốc) đầu tư lâu dài tại Sơn Dương là một sai lầm. Làm kinh tế là để sống, “chứ không phải làm để chết”!
"Trong bài “tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt” (BVN, 2/3/2014) tác giả Nguyễn Hữu Quý cho rằng việc tập đoàn Tata Steel (Ấn Độ) quyết định rút khỏi dự án thép 5 tỉ USD tại Vũng Áng (năm 2014) và việc tập đoàn Formorsa quyết định tăng quy mô dự án thép của họ lên 28,52 tỷ USD hầu như chắc chắn có bàn tay của Trung Quốc. Họ muốn gạt Ấn Độ ra khỏi địa bản này và mua lại cổ phần Formosa để thao túng Vũng Áng. Theo nhiều nguồn tin, Formosa đã bán lại cổ phần tại Vũng Áng cho Trung Quốc.

Formosa Ha Tinh (Cayman) Limited được thành lập và mua lại 100% cổ phần của FHS. Các cổ đông của FHS thay vì sở hữu trực tiếp thì nay sở hữu gián tiếp qua Formosa Ha Tinh (Cayman) được thành lập tại quần đảo Cayman (một thiên đường trốn thuế nổi tiếng trên thế giới). Việc tái cấu trúc sở hữu giúp các cổ đông của FHS có thể mua/bán cổ phần dễ hơn…Theo Taipei Times (28/9/2013) Formosa Plastics Group (FPG) chỉ còn nắm 59% cổ phần của Formosa Hatinh Steel thông qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp, mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21,25% xuống 14,75%. Việc chuyển nhượng cổ phần này diễn ra một cách mờ ám. Một quan chức Formosa Hà Tĩnh cho biết, tất cả nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc chuyển nhượng cổ phần nói trên…

Việc người Việt Nam (kể cả cơ quan chức năng) không được tự do ra vào dự án của Đài Loan (hay của Trung Quốc) tại khu kinh tế Vũng Áng, để kiểm tra và giám sát an toàn môi trường, đã bộc lộ những ý đồ bí mật của Trung Quốc. Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một dự án có nhiều rủi ro tiềm ẩn về môi trường mà còn có nhiều rủi ro tiềm ẩn về an ninh quốc phòng. Nó đang trở thành một đặc khu bất khả xâm phạm (như nhượng địa) được “Hán hóa” ngay tại Việt Nam. Có lẽ vì nhận thấy nguy cơ về an ninh quốc gia tại vị trí xung yếu này, ngày 21/02/2014, Bộ Quốc Phòng đã nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Vũng Áng-Sơn Dương. Nhưng qúa ít và quá muộn (Too little too late)!"

Nguyễn Quang Dy
  01/05/2016
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/05/nguyen-quang-dy-vung-ang-la-phan-noi.html
. . . Năm 1933 , Pháp xác nhận chủ quyền đối với TS và HS nhân danh thuộc địa của họ (VN) . Họ đã chiếm 1 số đảo của TS gồm Ba Bình , lập trạm thời tiết trên 2 đảo của TS , và cai trị chúng như 1 phần của Đông Dương thuộc Pháp . Chiếm đóng này bị phản đối bởi CP Trung hoa Dân quốc (THDQ) của họ Tưởng vì Pháp nhìn nhận đã gặp ngư dân TQ tại đây khi tàu chiến Pháp thăm viếng CHÍN đảo của TS . Năm 1935 , THDQ cũng thông báo chủ quyền đối với TS . Nhật đã chiếm vài đảo này năm 1939 trong đệ 2 TC , và dùng những đảo này như căn cứ tàu lặn để chiếm đóng ĐNA . Trong thời Nhật chiếm đóng , các đảo này đc gọi là Tân Nam Đảo , và cùng với quần đảo HS , đặt dưới sự cai trị của toàn quyền Nhựt tại ĐL .
Nhật chiếm HS và TS từ 2/1939 đến 8/1945 . . . Một phần của HS và TS đc chiếm đóng bởi THDQ sau đầu hàng của Nhật 1945 , vì phe Đồng Minh chỉ định THDQ tiếp nhận đầu hàng của Nhật ở khu vực này . . .
Tháng 11/46 , THDQ gửi tàu chiến để làm chủ các đảo này sau khi nhựt đầu hàng . Họ đã chọn đảo lớn nhứt và có lẻ là đảo duy nhứt có thể ở được (inhabitable) , làm căn cứ và đặt lại theo tên của chiếc tàu Taiping của họ . . . THDQ cũng đòi lại chủ quyền toàn bộ đảo TS sau khi nhận đầu hàng của Nhựt dựa vào tuyên bố Cairo và Postdam .
Sau đó THDQ chiếm Ba Bình năm 1946 và treo cờ THDQ và đặt các cột mốc trên đảo này và đảo Phú lâm (Woody Island) của HS . Pháp đã cố gắng nhưng thất bại nhằm đuổi họ khỏi đảo Phú Lâm . . . Năm 1947 , THDQ ĐÃ VẼ ĐƯỜNG LƯỞI BÒ (U-shaped) trên toàn biển Nam Hải , cho thấy TS và HS là lãnh thổ của họ . Nhật đã từ chối chủ quyền đối với các đảo này tại Hòa ước San Francisco năm 1951 bao gồm quần đảo Pratas (Đông Sa) và những đảo đã lấy từ TQ , và dựa vào các tuyên bố này , THDQ đã tái xác nhận chủ quyền của họ đối với các đảo này . Lực lượng của THDQ đã rút khỏi rất nhiều đảo của TS và HS sau khi thua Trung Cộng tại lục địa năm 1949 . THDQ ÂM THẦM RÚT KHỎI Ba Bình năm 1950 , nhưng sau đó trở lại năm 1956 để đáp trả đòi hỏi của ông (ng Phi) Tomas Cloma "coi đảo này là 1 phần của Freedomland" ; còn tiếp
Dịch từ : 

Thitu IslandWest York IslandSpratly IslandNortheast CaySouthwest CaySin Cowe IslandNanshan IslandSand CayLoaita IslandSwallow Reef[2]Namyit…
EN.WIKIPEDIA.ORG

DÂN ĐÀI LOAN BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI NHẬT BẮT GIỬ TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG NGOÀI KHƠI ĐẢO OKINOTORI CỦA NHẬT .

Ngày 27/4/16 , ngư dân ĐL biểu tình trước VP đại diện Nhật tại
Đài bắc để phản đối tuần duyên Nhật  bắt 1 ngư dân ; CS giử gìn trật tự

Territorial sea : lãnh hải , Exclusive Economic Zone (EEZ) : vùng đặc quyền KT , Contiguous Zone : vùng tiếp giáp .
Ngư dân ĐL tập họp trước VP đại diện Nhật tại Đài bắc vào ngày 27/4 để
phản đối tuần duyên Nhật bắt một ngư dân ĐL .
Ba của thuyền trưởng bị bắt trao kháng thư cho nhân viên của VP đại diện Nhật  .
Dàn khoan của Nhật tại đảo này . Bên trái là bãi đáp trực thăng .


Vị trí của đảo Okino-tori shima .

Ng biểu tình ném trứng vào VP đại diện Nhật tại Đài bắc .