Thursday, July 18, 2013

Miến điện đổi luật chơi với Trung quốc , bài 2

Thưa anh LHTC ,
Lâu quá mới thấy anh tái xuất giang hồ .
Xin anh và mọi người hãy đọc bài "Miến điện đổi luật chơi với Trung quốc" ở :
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/06/21/mien-dien-doi-luat-choi-voi-trung-quoc/
Ở cuối bài  , tác giã viết , " Ðến bao giờ nước VN mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy? "
 1/ Sở dĩ CP Myanmar  bất ngờ và can đãm vứt bỏ ảnh hưởng nặng nề cũa TQ là vì họ đã có may mắn : chưa bao giờ phải cậy cục xin 'bình thường hóa' với TQ ở thế yếu - như VN đã làm ở HN Thành đô , để rồi chịu chụp  MŨ KIM CÔ lên đầu .
2/ Như các bạn đã biết :  sau 1975 , VN đã muốn bình thường hóa với Mỹ , nhưng do đòi bồi thường chiến tranh mấy tỉ đô nên Mỹ ko chịu ; lúc bỏ điều kiện này thì Mỹ đã bắt tay với TQ (theo nhật ký Trần quang Cơ) , đúng là TRỚ TRIU CŨA LỊCH SỮ .
Cũng sau 1975 , VN đã ngã hẳn về LX qua chiến dịch 'đánh tư sản mại bản' mà phần lớn là người Việt gốc Hoa dẫn đến nạn kiều (trong đó những SQ , CB gốc Hoa đều cho về vườn dù trước có nhiều đóng góp) . . .cuộc chiến 1979 (đài HN chửi TQ như chửi chó) kéo dài đến năm 1984 (có trận thiệt hại về phía VN cã trung đoàn , hình như trận Lão sơn - đăng trên blog Phạm viết Đào bởi CCB) . . .
Do những trớ triu cũa lịch sử kể trên và thay đổi cũa cục diện thế giới (khối CS Đông âu và LX sụp đổ) , cuối cùng VN phải xin 'bình thường hóa'  với kẻ , mà trước đó chưa tới 10 năm là kẽ thù cũa mình . Đến nổi , BT Nguyễn cơ Thạch gọi đó là 'Bắc thuộc lần thứ ba' .
3/ Để rồi , một nước đã từng đánh ba đế quốc sừng sõ trên thế giới ,mà ngày nay thì 'mềm nhũn như con chi chi' (hèn yếu)  , trước sự bành trướng ngày càng tăng trên đất cũng như biển cả cũa nước láng giềng '4 tốt , 16 chữ vàng' !
4/ Để rồi phải chịu sự lệ thuộc , v.v... về VH , KT , XH , CT , v.v... (bản đồ VN ko có HS , TS ; thực phẩm độc hại TQ tràn lan ; phố Tàu khắp nơi trên đất nước với bảng hiệu bằng chữ TQ ; và còn nhiều nữa . . .) . 
5/ Để rồi , từng là 'LƯƠNG TRI cũa nhân loại' , nay phải nuôi đoàn quân DLV đông đão , nhưng phần lớn lại xử sự giống như 'đỉa phải vôi' , sẵn sàng ném những lời lẽ tục tiễu , hạ cấp (hơn cã hàng tôm hàng cá) lên những còm-sĩ nào DÁM phê phán chế độ vì bức xúc trước những tin như :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2013/07/130718_vn_malaysia_sex_workers.shtml
a/ Khi xử sự NHƯ VẬY , những DLV này , sẽ ko khác gì những tên XÃ HỘI ĐEN , sẵn sàng đánh đập hay ném đá những người ko chịu 'chung chi' cho CSGT - mà báo Thanh niên đã làm phóng sự kèm hình ảnh cũa những tên côn đồ này ở ,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130715/bi-don-vi-cu-cai-csgt.aspx
b/ Và các người đang 'thi hành công vụ' này làm ngơ để chúng đánh người (đã dám coi thường 'luật' cũa CSGT) , ở clip :
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130715/video-clip-bi-don-vi-cu-cai-csgt.aspx
c/ Khi nào các DLV trẻ tuổi hay con cháu các vị bị bọn này đánh trọng thương hay đánh chết vì ko biết 'luật' cũa CSGT (cũng đăng trong bài báo trên) thì các vị mới thông cãm nỗi bức xúc hay sợ sệt cũa người dân khi lái xe , vì cái chết có thể đổ ập lên đầu họ vào bất cứ lúc nào .
d/ Thật là nhục nhã cho những người đang 'thi hành công vụ' mà lại dùng bọn XHĐ để 'trị' những người dám coi thường 'luật' cũa mình . Các bác DLV nào tìm một bằng chứng cho thấy nước nào trên thế giới mà nhân viên công lực (những người thực thi luật pháp) lại hành xử như vậy ; xin cám ơn trước .
MIẾN ĐIỆN  ĐỔI LUẬT CHƠI VỚI TRUNG QUỐC .
Do bài viết khá dài nên tôi đã rút gọn nhưng cố gắng ko thay đổi nội dung .
http://ttxcc6.wordpress.com/2013/06/21/mien-dien-doi-luat-choi-voi-trung-quoc/
"Tháng 9 năm 2011, TT Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây đập Myitsone. Bang giao giữa Miến  và TQ thay đổi hoàn toàn. Vì ông  không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho  TQ về quyết định của mình, nói chỉ tạm ngưng (nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình hơn 3 tỷ 600 ngàn đô này).
Miến đã ký HĐ với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực TQ . . . để xây đập này từ năm 2006, . . .  đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà TQ thực hiện, . . . , mà 90% điện sản xuất đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.
Vì thế, khi Thein Sein tuyên bố như vậy , cả TQ đã chấn động, như ông Tần Huy, GS  ở ĐH Thanh Hoa nhận xét. . . Nhất là sau khi ông Hồ Cẩm Ðào và ông vừa mới ký một Hiệp định (Hợp tác Mậu dịch Chiến lược), vào Tháng 5 năm 2011, hai tháng sau khi ông lên cầm quyền?
. . . Quyết định của ông được đọc lên tại QH . . . “CP Myanmar do dân bầu lên, phải tôn trọng  ý nguyện của ND . CP cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề ND đang lo lắng. Vì vậy, . . ., tôi quyết định ngưng xây đập Myitsone .” Ông cử ngoại trưởng sang TQ  để giải thích . . .
Quyết định (cũa Thein Sein) bất ngờ và can đảm. . . , vì từ năm 1988 , (xãy ra vụ đàn áp làm hàng ngàn người chết) , Miến coi TQ là chỗ dựa an toàn duy nhất. TQ là nguồn cung cấp vốn đầu tư và ngoại thương nhiều nhất , . . .  xây xa lộ nối liền TP Mandalay và cảng Sittwe (bên bờ vịnh Bengal) với Yangoon (bên bờ Vịnh Thái Lan). . . lập hai đường ống từ vịnh Bengal, dẫn dầu , khí đốt Trung Ðông, tới tỉnh Vân nam . . . xây dựng nhiều bến cảng trên vịnh này, cả một căn cứ truyền tin ngó sang Ấn .
Tại LHQ , TQ phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến . . . cho chiến đấu cơ , xe thiết giáp, tầu chiến , huấn luyện Hải ,Lục ,Không quân Miến.
Với quyết định này , . . . ông đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. . . .
Trước đó, bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng  và “các ông chủ TQ” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: dân Miến . Và ông đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. . .
. . .ông đã gặp bà Aung San Suu Kyi . . . bãi bỏ kiểm duyệt BC và Internet. . . Ðảng đối lập (Liên minh Dân tộc Dân chủ) được mời tham dự bầu cử vào QH . . . bầu cử tự do và thẳng thắn, phe đối lập được 43 trong số 44 ghế tranh đua. . . . dân Miến có quyền xuất bản báo tự do,. . . quyền tự do lập công đoàn . . .
Tại sao Miến dám thay đổi nhanh như vậy? . . . Năm 1962, Tướng Newin cướp CQ , theo CNXH , đánh tư sản, . . . ; đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, . . . “CNXH kiểu Miến ” hoàn toàn thất bại.
Nhưng một ưu điểm của CP là vẫn coi sứ mạng là 'bảo vệ dân, giúp nước, không nhập cảng một ý thức hệ . . . , bắt dân phải theo'. Do đó, khi thấy sai lầm về cả KT lẫn CT, họ có thể sửa đổi  chính sách . . .mà không luyến tiếc, . . .
. . . Ðến bao giờ nước VN mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy? " ./.

 Miến Ðiện đổi luật chơi với Trung Quốc
Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Ðiện và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình, tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.
Chính phủ Miến Ðiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực Trung Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Ðiện, cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.

Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Ðại học Thanh Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Ðiện lại đơn phương xé bỏ một hợp đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất là sau khi hai ông Hồ Cẩm Ðào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi ông Thein Sein lên cầm quyền?

Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.

Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.

Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác, mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.

Quả thật, dân Miến Ðiện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc biểu tình, thanh niên Miến Ðiện trương lên những biểu ngữ viết, “Ðây là nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ÐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)

Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối. Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Ðiện, đi một vòng trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Ðây là nơi giao lưu của hai con sông Mali và N'Mai trước khi đổ vào sông Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Ðiện, giống như sông Cái (Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một “Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông. Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập, tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra tay làm!”

Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Ðiện phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm 1988 chính quyền quân phiệt Miến Ðiện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại thương nhiều nhất với Miến Ðiện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh Bengal. Ðó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Ðộ dương. Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Ðông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng sang Ấn Ðộ, một nước thù địch.

Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến Ðiện. Họ cung cấp cho Miến Ðiện các phi cơ chiến đấu, xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không quân Miến.

Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Ðiện thật ra không được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Ðiện cũng không biểu tình chống Trung Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Miến Ðiện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một chính sách lớn của Ðảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.

Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến Ðiện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”

Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Ðiện. Và Thein Sein đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện trong chính sách nội bộ ở nước Miến Ðiện.

Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa. Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm 2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Ðiện từ hạng 169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Ðảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Ðiện có quyền xuất bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến Ðiện kính trọng và tin tưởng.

Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Ðiện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Ðiện lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Ðiện hiện thấp nhất vùng Ðông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Ðiện” hoàn toàn thất bại. Nhưng một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ đen tối để đi theo con đường mới.
Chính phủ Miến Ðiện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân.

Dân Miến Ðiện đã bước vào sân cỏ, bắt đầu tham dự cuộc chơi dân chủ. Ðến bao giờ nước Việt Nam mới có những người cầm quyền đủ can đảm như vậy?