Friday, October 16, 2020

Trại LLĐB Polei Krong bị tấn công và tràn ngập đêm 4/7/1964. 


Trại LLĐB này cách thị xã Kontum 17 km về phía tây, gần đó là làng Trung Nghĩa với nhiều dân Công giáo, xem bản đồ. Trại đc bảo vệ bởi toán A-122 LLĐB Mỹ, khoảng 12 người, do đ.úy William Johnson chỉ huy, và một toán LLĐB VN, 6 thông dịch viên, và khoảng 74 lính biệt kích (strike force soldier) khi VC tấn công lúc 0200 ngày 4/7/1964. 

http://www.rjsmith.com/Polei_Krong_Cropped.html



       
Trại LLĐB Polei Krong, bên dưới phải là sông. 

Trại hình vuông có một mặt nằm kế sông, nhưng việc bảo vệ ba mặt còn lại rất tồi. Không có mật mã, cỏ cao che khuất tầm nhìn, và chỉ có 11/21 vọng gác có người. Vắng mặt hai đ.đ. biệt kích - vì họ đã đc phép ngủ qua đêm với gia đình bên kia sông sau một chuyến tuần tiểu. (Theo sách Special Forces at War của Stanton mà tôi có, một trại LLĐB biên phòng phải có ít nhứt bốn đ.đ. để hai đ.đ. có thể hoạt động bên ngoài cả tuần. Trại này chỉ có mặt 74 biệt kích quân, khoảng 1 đ.đ., dù cộng thêm hai đ.đ. ngủ bên kia sông, tổng cộng chỉ có BA đ.đ., dưới mức yêu cầu trên đây. Người Mỹ đã tính toán một trại có thể đi tuần hiệu quả trong bán kính 10-dặm, nghĩa là trại này cách trại kia 20-dặm.-- Tài Trần). Thiếu úy Tấn của LLĐB VN ko nghe lời khuyên của Johnson về việc đặt các tiền đồn vào ban đêm để phát hiện địch tới gần trại. Trong trại đầy những kẻ bán hàng rong (peddler), phụ nữ, và công nhân dân sự.

Cuộc tấn công đã bắt đầu khi một thông dịch nghe nhiều giọng nói gần nhà bếp. "Một VC gọi ra, "Người Mỹ ở đâu? Dẫn chúng tôi tới họ." Viên thông dịch trả lời bằng cách bắn 1 băng đạn 30 viên vào VC, và trận đánh bắt đầu. Lúc đó đã có 1 số VC đã vào trong trại. Chúng khai hỏa với cối và súng ko giật, khi chúng đã đào hố, hoàn toàn ko bị phát hiện, ở rìa của sân bay, chỉ cách chu vi phòng thủ khoảng 250 yard hay 228 m - sân bay nằm bên ngoài trại. Quả cối đầu tiên đã trúng ngay giữa nhà của toán LLĐB Mỹ, làm bị thương nặng TS Broyles và Swald và hai TS khác bị thương nhẹ. 

Sau đó một lúc, VC đã tấn công hàng rào phía nam và cho nổ bộc phá bangalore để phá hàng rào. Các ổ súng liên thanh lộ thiên, ko có nắp che, đc bảo vệ bởi những bao cát rách (delapidate), đã bị hủy diệt rất sớm. VC đã nhanh chóng có thể tiến sát các ổ súng này, vì các lính điều khiển súng cộng đồng đã ko có lựu đạn để bảo vệ xạ trường (lựu đạn đã để trong kho đạn). VC đã nhanh chóng quay súng liên thanh và cối bắn vào lính trong trại. 

Đ.Ú. Johnson chạy khỏi nhà của toán trong khi VC bắn từ 3 phía và đạn cối bắt đầu trúng các nhà chánh của trại. Ông hạ một VC khi tên này vừa phá hủy máy phát điện và chạy về nhà khác với bộc phá. TS Seymour cũng chạy nhanh để bắn 1 đám VC chung quanh kho đạn. Nhiều VC đã tiến sát, buộc toán cố vấn Mỹ phải chiến đấu trong tuyệt lộ (last-ditch fight) từ phòng tuyến của họ. Kho tiếp liệu bốc cháy đã soi sáng dãy nhà của cố vấn, và lính Mỹ và Nùng đã có thể bắn trả VC với M-79 và súng tự động. TS Wallets và 1 lính Nùng đã đẩy lui hai tiểu đội VC đang vây quanh phía đông của dãy nhà của toán. TS Price giữ liên lạc truyền tin cho tới khi an-ten bị hư vì súng cối. 

Lính Mỹ nghĩ rằng họ đã thua. Lính biệt kích ko còn chiến đấu. Trong khi nhiều kẻ ko chịu chiến đấu, những kẻ khác bị đánh gục trong phòng hay bị giết khi chạy ra giao thông hào. Lính Nùng đã chiến đấu ngoan cường nhưng sắp hết đạn. Đạn thì đầy trong kho nhưng ko thể đến gần. Chiến tuyến cuối cùng là một ổ súng liên thanh của lính Thượng ở góc tây nam. Họ tiếp tục bắn trong 40 phút, với hàng chục xác lính VC chung quanh vị trí trước khi ổ súng nổ tung bởi lựu đạn và bộc phá gắn trên gậy, còn gọi là mìn bangalore. 

Lính Mỹ và Nùng rút ra bờ sông bằng cách lần lượt phá vòng vây. Cuộc rút lui trở nên lẩn lộn và ko trật tự. Một số lính Mỹ và Nùng bị thương nặng và què quặt ko đc mang theo và tự lết (drag themselves) một cách đau đớn tới bờ sông. Lính phòng thủ hoặc là hết đạn hay bắn tới băng đạn cuối cùng. Máy truyền tin bị hư. Những can xăng trống rỗng đc cột phía dưới kẻ bị thương để giúp họ vượt sông. Một số kẻ bị thương hoảng loạn (hysterical), và nhiều kẻ ko biết bơi. Một lính Nùng đi kiếm ghe và cho biết tất cả đã bị gài mìn. May mắn là VC ko đuổi theo họ tới bờ sông. 

Lúc 0315, trại đã lọt vào tay VC. Họ đã ở trong trại âm ỉ cháy trong 2 giờ để chăm sóc thương binh,tìm tù binh, và chùi súng. Họ đã cố gắng hủy diệt trại ko hệ thống và rời trại lúc trời sáng. Người Mỹ đã vào trại với hai đ.đ. biệt kích khác. Họ đã tìm thấy số lượng đáng kể những khối chất nổ chưa nổ của VC và ba xác VC trên kẻm gai. 

Bóng ma của nội tuyến vc quá rõ. Một xác VC mang giấy tờ chứng nhận y là nhân viên của hãng thầu và một sơ đồ các vị trí đặt súng. Vài trung sĩ LLĐB VN bị giết trong chu vi phòng thủ hay trong hầm trú ẩn với cổ bị bẻ gãy. Việc đồn Polei Krong bị tràn ngập là một biến cố bi thảm trong lịch sử của LLĐB Mỹ

Tổng kết: 

Chết: 46 lính biệt kích, 3 lính LLĐB VN gồm thiếu úy Tấn.

Bị thương: 27 biệt kích quân, 3 lính LLĐB VN, 5 LLĐB Mỹ, 5 lính Nùng, 6 thông dịch.

Tổn thất VC ko rõ, nhưng các phi công Mỹ tấn công quân VC khi họ rút lui đã ước lượng 105 - 175 VC chết, kể cả vài tên trên kẻm gai

Trận Trung Nghĩa tỉnh Kontum năm 1973

Lời nói đầu: Đầu năm 1973, trong chiến dịch Dành Dân Lấn Đất, quân csbv ngày 27/1 đã tấn công Polei Krong, xem bản đồ, nằm phía tây của thị xã Kontum và làng Trung Nghĩa gần đó (phía đông nam của Polei Krong); hai vị trí này đều gần hợp lưu sông Dak Blasông Kong Poko. Sông Dak Bla chảy theo hướng đông tây và sông Krong Poko chảy theo hướng bắc nam. Quân cs đã chiếm Polei Krong ngày kế và có vẻ quyết tâm cố thủ (determined to hold) nơi này, vì đây ko chỉ là vị trí tốt (good point) để xuất phát các cuộc tấn công thị xã Kontum, mà Polei Krong nằm trên một trong những đường tiếp tế bắc-nam tốt nhứt của họ. 

                             


Giữa tháng 5, máy bay L-19 của VNCH đã thấy 2 khẩu 130 ly di chuyển vào vị trí tây bắc thị xã. Tình báo VNCH đã biết rằng csbv dự định dùng pháo binh để tấn công các pháo đội VNCH trong khu vực Kontum. Sau đó, các căn cứ hỏa lực và vị trí của tr.đoàn 53, sđ 23 VNCH ở tây bắc Kontum đều bị pháo dữ dội. Hai cuộc tấn công bằng bộ binh của csbv vào Đồi Ba Chấm bị đẩy lui. Trung đoàn 40 pháo binh của csbv, dùng súng 130 ly và hỏa tiển 122 ly, tiếp tục tấn công các tiền đồn và pháo đội VNCH trong tuần đầu tháng 6, trong khi các thành phần của sđ 10 csbv (sđ này đã tấn công Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 75), đã tấn công thăm dò 3 tiền đồn vnch. 

Ngày 7/6, một cuộc tấn công lớn bởi nhiều TĐ của tr.đoàn 66, sđ 10 và trung đoàn 24 độc lập của csbv, yễm trợ bởi ít nhứt là 10 tăng T-54 và hỏa lực của súng 130 ly và HT 122 ly đã nhắm vào Trung Nghĩa và Polei Krong, khiến 1 TĐ ĐPQ và các thành phần của tr.đoàn 44, sđ 23 phải rút lui và cs làm chủ khu vực 17 km tây Kontum.

Quân CP ngay lập tức đã cố gắng chiếm lại vị trí này và tổn thất gia tăng ở cả hai bên. Quân CP đã nhiều lần cố gắng đánh bật quân cs ra khỏi hầm hào của họ nhưng thất bại vì cs có đài quan sát cho pháo binh trên núi Ngọc Bay. Đầu tháng 7, tr.đoàn 44, sđ 23 VNCH đã tấn lên được vài mét và đào hầm hố ở rìa đông của làng Ngọc Bay, nhưng ko thể tiến xa hơn dù có pháo binh và không quân bắn dọn đường.

Bực bội vì ko thể tấn công trực diện vào làng Trung Nghĩa, trung tướng Nguyễn văn Toàn chỉ huy quân khu 2 đã quyết định nên tấn công từ hướng nam vào Plei Djo Drap, đối diện Trung Nghĩa bởi sông Dak Bla, và từ đó có thể đánh vào cạnh sườn của csbv khiến họ rút lui. Tướng Toàn ra lịnh cho sđ 23, tăng cường bởi BĐQ, tấn công lên hướng bắc từ căn cứ ở Plei Mrong - đây cũng là doanh trại của tđ 22 BĐQ và mang tên Lý thái Lợi

Gió mùa tây nam, rất mạnh trên vùng núi phía tây của tỉnh Pleiku và Kontum vào đầu tháng 8, đã giúp quân csbv có thể chuyển quân ngay cả ban ngày khiến máy bay L-19 khó quan sát và hậu quả là oanh kích kém hiệu quả hơn. Được biết Trại Lý Thái Lợi, nằm trên TL-3B, phía nam của Thác Yali của sông Krong Bolah và quân csbv tập trung chung quanh Plei Monoun. Việc chuyển quân trên đây của quân CP đã bị quân CSBV theo dỏi nên trong tuần lễ từ 4 đến 10 tháng 8, TĐ 28 đặc công đã tấn công trại này 7 lần, yễm trợ bởi đại bác 75 và 130 ly. Các đv của BĐQ ở bắc và nam trại này cũng bị tấn công. Mấy ngày sau, 1 TĐ của tr.đoàn 95 sđ 10 csbv, tấn công tđ 22 BĐQ tại Đồi Ba Chấm, phía bắc Plei Mrong, nhưng bị đẩy lui, để lại 150 chết tại trận. Trong khi đó, tr.đoàn 45, sđ 23 VNCH, khi tiến vào khu vực Plei Monoun để tới sông Krong Bolah, đã đụng với các thành phần của tr.đoàn 95b csbv. Đụng độ kéo dài suốt tháng trong khu vực Plei Mrong và thiệt hại của tr.đoàn 95b khoảng 200 chết. Dù thiệt hại, trung đoàn này đã thành công khi ngăn ko cho quân vnch tới gần sông Dak Bla.

Tuy nhiên, quân cs đã bị thiệt hại nặng do oanh kích tại Trung Nghĩa khiến tr.đoàn 24b phải rút về khu vực Dak To để tái bổ sung và thay thế bằng các thành phần của tr.đoàn 66 và 28, sđ 10. Tr.đoàn này, mới tăng cường bởi quân từ bắc vào, tiếp tục cố thủ ở Trung Nghĩa, trong khi tr.đoàn 66 cố thủ ở Plei Djo Drap. 

Trong khi đó, tr.đoàn 44 VNCH đã kiệt sức, đã đc thay thế bởi tr.đoàn 42, sđ 22 bb, chỡ bằng C-130, từ tỉnh Bình Định đến Kontum. Với quân số đầy đủ, và một thay đổi nhỏ về chiến thuật, tr.đoàn đã thành công. Thay vì tấn công ồ ạt bằng những đv lớn, tr.đoàn đã tiêu diệt có phương pháp từng hầm hào của csbv, bằng cách tấn công cấp trung đội với sự yễm trợ của cối 81 ly bắn đầu đạn nổ chậm khiến thổi tung nắp hầm và giết hay làm lộ những kẻ trong hầm.Tù binh sau này đã xác nhận sự hữu hiệu của chiến thuật này.

Ngày 1/9/1973, tr.đoàn 42 VNCH đã bắt đầu cuộc tấn công cuối cùng vào Trung Nghĩa, đã tiến quân rất cẩn thận, để thấy rằng, trừ một vài lính csbv đoạn hậu, còn lại đã rút hết. 

Tr.đoàn 28 csbv, cạn kiệt vì thương vong và sốt rét, đã khập khiễng (limp) rút về hướng bắc, dọc sông Poko. Một số lính BV bị thương, bị bỏ lại cho biết lực lượng csbv bảo vệ Trung Nghĩa đã tổn thất 30/100, và trong một số đv, tỉ lệ bị bịnh lên tới 60/100. Trong khi đó, tổn thất của tr.đoàn 42 rất nhẹ. Trong khi tr.đoàn 42 tiến vào Trung Nghĩa, tr.đoàn 53 sđ 23 VNCH, tiến dọc theo bờ nam của sông Dak Bla và chiếm lại Plei Djo Drap, vì tr.đoàn 66 csbv đã rút. 

Trung Nghĩa đã sạch bóng quân csbv ngày 7/9 và tr.đoàn 42 vào Polei Krong ngày 16/9. Trong thời gian còn lại của tháng 9, các cuộc HQ của VNCH đã quét sạch (mop-up) các tàn quân csbv trên các dốc núi (slope) của núi Ngọc Bay, trong khi các cuộc giao tranh giữa BĐQ và trung đoàn 95B tiếp tục chung quanh Plei Mrong. 

Nguồn: From cease-fire to capitulation, trang 52-54, của cựu ĐT Le Gro thuộc văn phòng DAO. 

Một số hình ảnh về Kontum, trong đó có nhà thờ mới của Trung Nghĩa.


Nhà thờ mới của làng Trung Nghĩa

NÓI THÊM về trận Trung Nghĩa:
(Trích đoạn từ một bài viết của Phạm Tín An Ninh)

"Tôi gặp và biết anh Ân lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1972, khi anh mang cấp bậc trung tá, dắt một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22BB, từ Bình Định lên tăng cường cho Trung Đoàn 44BB chúng tôi, để giải tỏa Trung Nghĩa, một ngôi làng Công giáo, dưới sự chỉ huy của một vị linh mục, quyết tử chiến với Cộng quân, nhưng vì không đủ hỏa lực nên bị một lực lượng địch cấp tiểu đoàn chiếm hơn nửa làng. Một trận chiến phức tạp, khốc liệt, và cuối cùng anh đã chiến thắng ngoạn mục. Bằng một lối đánh giặc rất đặc biệt, xử dụng toàn súng cối 60 ly thay cho Pháo Binh và phi yểm.

Sau nhiều lần tấn công bất thành, do lực lượng địch trú ẩn bám trụ trong các giao thông hào kiên cố và chống trả mãnh liệt. Lệnh của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn, tránh tối đa việc xử dụng phi pháo có thể gây thiệt hại cho khu nhà thờ và nhà cửa của dân chúng. Hơn nữa, Pháo Binh khó cận yểm vì khoảng cách giữa địch và dân quá gần, tiền sát viên của ta khó tiếp cận để điều chỉnh cho thật chính xác.

Anh lệnh cho các đại đội tạm rút ra, lựa chọn các binh sĩ trẻ và có năng lực tác chiến, chỉ trang bị súng nhẹ, không mang theo ba lô, chia thành nhiều toán nhỏ, làm lực lượng xâm nhập, tấn công. Các binh sĩ lớn tuồi hay yếu kém theo sau, làm lực lượng tải đạn, tản thương và án ngữ. Anh tâp trung cơ hữu và xin chúng tôi tăng cường thêm cho anh nhiều súng cối 60 ly (ít được các đơn vị xử dụng) với đầy đủ đạn dược, cùng một số xạ thủ có kinh nghiệm về loại vũ khí này. Tôi được Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng 44, chỉ định đảm trách công việc này. Anh và tôi cùng hướng dẫn cấp tốc các tiểu đội trưởng cũng như xạ thủ, điều chỉnh súng cối từng mét một. Khi các tiểu đội bò vào tiếp cận các hầm hố của địch, đích thân anh điều động trên 20 khẩu súng cối 60 ly tác xạ theo sự điều chỉnh của các tiểu đội trưởng. Kết quả thật không ngờ. Địch quân bị tiêu diệt bởi các khẩu súng cối 60 ly này, số còn lại bị thương và bị bắt sống, bên ta không có binh sĩ nào tử thương.

Sau trận chiến, trước khi trở về đơn vị gốc, anh gọi tôi ra ăn bữa cơm chia tay, cùng với vài sĩ quan của anh ngoài tiệm Thiên Nam Phúc. Và có lẽ do chiến công này, chỉ một thời gian ngắn sau đó anh được thuyên chuyển về Sư Đoàn 23 BB để giữ chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 thay Đại Tá Trần Văn Chà. Sau này, tôi cũng được nghe kể lại, anh Ân là người chưa từng giữ cấp “phó” bao giờ.

Anh tốt nghiệp Khóa 12 Thủ Đức, là người thăng cấp trung tá sớm nhất và cũng là người duy nhất của khóa mang cấp bậc đại tá . Hầu hết những sĩ quan giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng dưới quyền, đều là khóa đàn anh, có người xuất thân trường Võ Bị đồng thời với anh. Nhưng tất cả đều nể phục và kính mến anh."

Nguồn: http://phamtinanninh.com/?p=2808