Wednesday, January 29, 2020

Trương Điện Thắng - "Ông Gìa Hâm" Thanh Tịnh
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019 | 2.1.19

Những ngày dự Hội nghị các nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 3 vào cuối tháng 12 năm 1985, hôm nào bọn chúng tôi ở miền Nam ra cũng được các nhà thơ, nhà văn đàn anh đến thăm và nói chuyện ở khu nhà khách của Tổng cục Chính Trị. Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh của thời Xuân Thu nhã tập, nhà văn Bùi Hiển tác giả Nằm Vạ, Vũ Cao của Núi Đôi...Nhưng có lẽ nhà văn Thanh Tịnh là người để lại ấn tượng mạnh nhất với tôi lúc đó. Mỗi lần đến nhà khách, ông cũng nói chuyện tới khuya, dù trời Hà Nội đêm cuối năm rét căm căm...
Một hôm, sau lễ tang nhà thơ Xuân Diệu, ông đến chơi cùng chúng tôi ở phòng số 9 đến khuya. Dường như ông cố che giấu nỗi buồn mất bạn, nên cứ ngồi kể chuyện tiếu lâm ta, tiếu lâm Tây, rồi tiếu lâm cổ làm cho cả phòng rộn tiếng cười.Từ chuyện tiếu lâm, ông lại nói về Kim Thánh Thán, về văn hoá Ấn Độ, rồi quay lại Tuồng Việt Nam lúc nào không hay...Trong tấm áo dày và chiếc khăn quàng cổ đã thẩm màu, nhưng trông ông không có vẻ gì yếu đuối. Là nhà văn đi nhiều, đọc nhiều, rất tâm huyết với giới trẻ và lại cũng là lần đầu tiên sau hoà bình, những người viết trẻ cả nước tụ họp ở đây, nên như lời ông nói : “là một cơ hội hiếm có để một ông già như tớ tâm sự, cả những chuyện trong lẫn ngoài trang viết...”
Vào lúc ông dừng lại uống nước, tôi nhìn thẳng vào ông và đọc: "Mỗi năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rơi rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc...", rồi nói với ông đó là bài học thuộc lòng của bất cứ học sinh tiểu học nào ở miền Nam trước đây.Ông hết bắt tay tôi lại bắt tay các bạn ngồi bên, ra vẻ rất cảm động. Ông kể một hôm sang chiến trường Campuchia cũng đã một lần chảy nước mắt khi nghe một anh lính trẻ đọc lại bài văn đó. “Hạnh phúc của người viết là thế đấy, các cậu ạ!”, ông nói. Chúng tôi tranh thủ lúc đó để xin ông ký tên và viết lưu bút làm kỷ niệm. Thanh Tịnh viết cho tôi ngay trên mặt sau tấm giấy mời dự hội nghị. Đó là hai câu: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong...( Bút tích này sau tôi đưa nhà văn Đoàn Thạch Biền mượn, không biết anh còn giữ không!)
Thấy chúng tôi ngơ ngác,ông giải thích:
-“Vào những năm sau năm 1954 ở ngoài Bắc, tớ được phân công viết ca dao để tuyên truyền chính sách. Nhân việc phổ biến chính sách thu mua lương thực cho cách mạng, tớ đã viết những câu này. Khi viết xong bài tớ đưa cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đọc. Anh Thanh chê câu: Dân no thì lính cũng no và cho rằng đó là ý của Lênin (?), nhưng không rõ sao sau đó anh lại trình cho Bác xem. Rồi trong một lần nói chuyện đi thăm cơ sở, Bác đã nhắc lại hai câu đó nên ai cũng tưởng là của Bác. Sau này Đại tướng Hoàng Văn Thái đã trả lại nó cho chính tác giả là tớ rồi...Chứ hồi đó dễ gì được gặp Bác...”.
Từ chuyện ca dao,Thanh Tịnh lại nói chuyện du lịch.
Ông kể :
-“Tớ đi nhiều nơi, cũng từng được tháp tùng nhiều đoàn đi các nước, thấy ở đâu cũng có các nền văn hoá hai, ba ngàn năm cả chứ không riêng gì ở ta. Do vậy, khó mà hiểu biết hết.Tốt nhất, nếu được ra nước ngoài, các bạn nên tranh thủ làm 3 việc: thăm bảo tàng lịch sử, nghe vài câu ca dao tục ngữ,vài làn điệu dân ca và cuối cùng là nên...đi chợ. Chợ là nơi diễn ra cuộc sống văn hoá, kinh tế của mỗi cộng đồng rõ nhất. Ở chợ, cái ăn cái mặc của từng dân tộc được biểu lộ rất chân thật ...”
Đến đây, một người trong chúng tôi hỏi: “Thế còn ở ta, bác từng viết ăn Bắc, mặc Kinh chắc cũng vì mục đích quảng bá du lịch Việt Nam?”.
Nhà văn Thanh Tịnh cười, kể:
-“ Năm ngoái, báo Nhân Dân đặt tớ viết một bài về Thủ đô ngàn năm văn vật.Trong bài, tớ nhắc đến 5 cái ăn của người Hà Nội: ăn nói, ăn mặc, ăn làm, ăn học và ăn ở. Riêng ăn mặc thì tớ viết ma mặc áo vàng, quan mặc áo xanh, thường dân mặc áo đen, con gái mặc áo trắng, nhưng con gái chưa chồng thì mặc áo tím...Không ngờ sau đó hơn nửa tháng, một anh bạn đại tá đã gởi cho tớ một lá thư trách rằng nhà văn không biết 5 cái ăn đó giờ đã thay đổi; hoặc là biết nhưng không dám viết vì sợ bài không được đăng! Rồi anh ta kể ra 5 cái ăn mới là: ăn trộm, ăn cắp, ăn xin, ăn gian và ăn...hối lộ! Lá thư ấy làm tớ mất ngủ và nghĩ đến một anh bạn khác từng tập kết ra Bắc hồi năm 1954. Sau khi trở về Nam năm 1975, anh ta trở lại Hà Nội vài lần thăm bạn cũ.Gặp nhau, anh ta đã nói với tớ: “Cái gì trước đây là bình thường thì bây giờ bị cho là lập dị, cái gì trước đây là lập dị thì bây giờ lại bình thường.Và anh ta ví dụ: Ngày trước, ra đường thấy vòi nước ai mở bỏ quên, ta đến đóng lại. Bây giờ việc đó bị bọn trẻ gọi ngay là ông già hâm. Thấy cụ già hay phụ nữ lên xe buýt đã hết chỗ, ta đứng dậy mời họ ngồi vào chỗ mình, cũng bị cho là hâm tuốt!”
Bất ngờ nhà văn Thanh Tịnh đứng dậy, nhìn đồng hồ rồi bắt tay từng người:
- Thôi tớ về nhé! Không chừng tớ cứ nói lung tung thế này cũng sẽ bị các cậu coi là ông già hâm mất!
Và ông mở cửa, bước nhanh ra ngoài không chờ chúng tôi đứng lên tiễn. Nhà văn Thanh Tịnh (năm ấy bảy mươi tuổi) đã đi rồi, nhưng chúng tôi cứ ngỡ tấm lòng nhiệt huyết, trẻ trung của ông vẫn ở mãi bên chúng tôi.
Trương Điện Thắng
Hà Nội- Đà Nẵng, 1986
Về nhà văn Thanh Tịnh:
1. Thanh Tịnh có truyện ngắn nổi tiếng “Tôi đi học”. Ông từng đoạt giải nhất cuộc thi Thơ do Hà Nội Báo tổ chức năm 1936.
Năm 1941 ông sáng tác hai bài thơ nổi tiếng "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng". Năm 1942 thơ ông cùng với thơ của 43 thi sĩ tên tuổi khác vinh dự được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong “Thi nhân Việt Nam”.
2. Thời tập kết ở Miền Bắc nhà văn Thanh Tịnh thường nói: “Thống nhất sớm tôi về Văn Lâu (Phu Văn Lâu – Huế), thống nhất lâu tôi về Văn Điển” (nghĩa trang ở Hà Nội).
3.Thanh Tịnh là người dường như suốt đời gắn bó với việc ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân. Sau bao nhiêu năm mòn mỏi đợi chờ trên đất Bắc mong ngày sớm trở lại quê hương để gặp mặt gia đình và người thân, vậy mà năm 1975 khi trở về Huế do cuộc đời đưa đẩy và trớ trêu, ông đã không thể gặp lại người vợ và đứa con trai thân yêu của mình. Thất vọng não nề ông đành phải quay ra miền Bắc tiếp tục cuộc đời ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân. Thật buồn cho một phận người ba chìm bảy nổi chín lênh đênh.
4. Hai câu thơ của Thanh Tịnh nhưng rất nhiều người nhầm là của cụ Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Dân no thì lính cũng no” của nhà thơ Thanh Tịnh, được sáng tác vào năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Nguyên văn bài thơ như sau:
Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến than
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công.
* Bài đăng trên tạp chí Đất Quảng năm 1986 và mới đăng trong tập "Bẻ đôi củ khoai..." mới xuất bản.
(FB Trương Điện Thắng)
Vài nét về NH Nông nghiệp của VNCH để nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam .
- Nông dân dưới chế độ VNCH , dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng ND bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND (theo GS Võ tòng Xuân) .
Tuy chiến tranh ác liệt , nhưng VNCH đã lập được hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên toàn quốc . (Dưới đây tôi nói về điều mắt thấy tai nghe ở vùng 4 vì từng hành quân ở nhiều tỉnh của vùng này) .
Ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Có vài lần đi hành quân ở tỉnh Vỉnh Bình , tôi thấy tuy ở nông thôn mà cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng đóng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn .
Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên dân đã dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , dân vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng ĐTM rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gữi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v... Trong khi đó , các bạn có tin vào NH bây giờ ko sau sự kiện Quỳnh Như (BGĐ ko nhận trách nhiệm của cấp dưới của mình dù mọi giao dịch đều diễn ra tại các chi nghánh của họ) . Một số bạn bè của tôi ở SG đã rút tiền trong NH để mua vàng hay đô la .
Tôi còn nhớ , một số quận của tỉnh Vĩnh Bình và Vĩnh Long năm 1973-74 thường xuyên bị đào đường hay đấp mô nên lưu thông thường xuyên bị gián đoạn mà NH đã hoạt động như vậy thì đáng cho ta nể phục !
Thời TT Thiệu đã có chương trình NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG : CP mua ruộng của các ĐẠI ĐIỀN CHỦ (có ng có tới hàng ngàn mẫu ruộng) và bán trả góp cho tá điền . Do vậy , năm 1975 , khi ng CS "giải phóng" miền Nam , trong Nam gần như KHÔNG có tá điền mà chỉ có các TIỂU NÔNG . Ông Thiệu rất tâm đắc với CT này khi tuyên bố : "Hôm nay là NGÀY VUI NHẤT CỦA ĐỜI TÔI " trong buổi lễ phát giấy - xác nhận sở hửu ruộng - cho các tân tiểu nông , mà trước đó họ là tá điền .
Trong khi đó , bây giờ , đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân" . Mới dẫn đến việc các quan mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá GẤP TRĂM LẦN !
Những con người đang có quyền lực tại VN , còn TỆ HƠN các con thú hoang dã này !
Hình 1 : Đàn sói và gấu trẻ đang chia xẻ bửa ăn (một con nai sừng tấm Alaska) ; khi đã có phần (để khỏi chết đói) chúng không đấu đá nhau như con người (vì lòng tham của con người VÔ ĐÁY) . Sau khi no căng bụng một con sói bỏ đi , hình 2 .
NHẬN XÉT : Sống ở công viên quốc gia Daneli lạnh và cằn cỗi thuộc bang Alaska , để sinh tồn , các thú dữ phải giết con yếu hơn để ăn thịt ; đó là qui luật của thiên nhiên . Chúng ko độc ác hay tham lam như đảng viên các cấp của ĐCSVN , đang dựa QUYỀN LỰC để lấy sạch của cải của kẻ khác , bất chấp sự oán than cao ngất trời . . .
Càng thấy sự LẠM QUYỀN và THAM NHŨNG của họ , tôi càng yêu quí loài vật , kể cả thú dữ : vì chúng chỉ giết con vật khác giống khi đói , ko tham lam , tích trử của cải như con người , v,v... Chúng tôn trọng công bằng : để kiếm ăn chúng đều lao động như nhau , ko có con mập như cha con ông Phùng q. Thanh , Nguyễn x. Phúc , Nguyễn Hòa Bình , v.v... ko có con ốm trơ xương như dân nghèo Quảng Ngải ! . . . Khi về già và bịnh nặng , chúng sẽ lủi vào xó xỉnh nào đó để chết , ko cần lăng tẩm như các quan CSVN , v.v... (Ngoài HCM có lăng , rất nhiều người cũng có mộ phần vĩ đại như Võ Nguyên Giáp , Phạm văn Đồng,v.v... làm bằng tiền thuế của dân) .






Tuesday, January 28, 2020

Trận đánh đồn Phước Quả

Chị Tố Lan thân mến,
Đây là anh bạn của tôi kể lại trận đánh đồn Phước Quả. Nếu có thể chị post cho các bạn đọc biết đâu có bạn biết.
Lý Mỹ Hạnh
************************************
Nguyễn Ngọc Thạch
Ghi lại để tưởng nhớ đến các chiến hửu thuộc Tiểu đoàn 3/9 Sư đoàn 5 Bộ Binh






https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14033173560


Vào năm 1967 Tiểu đoàn được lệnh hành quân lên vùng Phước Long, lúc đó tôi là sĩ quan Ban 3 Tiểu đoàn, chuyên lo về hành quân và huấn luyện. Sau khi đặt chân xuống sân bay Phước Bình, Tiểu đoàn được lệnh di chuyển vào vùng hành quân với nhiệm vụ được giao phó là thực hiện kế hoạch Bình định Xây dựng vùng phía đông quận lỵ Phước Bình qua các xã Phước Sơn, Phước Quả, Phước Lộc và Hiếu Phong. Tiểu đoàn được phối trí như sau: BCH/TĐ + ĐĐCHCV + ĐĐ11 đóng tại đồn Phước Quả, ĐĐ10 đóng tại đồn Phước Lộc cách Phước Quả ba cây số, và ĐĐ9 hoạt động lưu động trong vùng trách nhiệm.
Tỉnh Phước Long nằm về hướng Đông Bắc của Sài Gòn. Đường quốc lộ 13 chạy về phía Bắc sẽ qua Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Cát rồi tới quận Chơn Thành. Ở đây là ngả ba, nếu rẽ về phải thì sẽ đi Đồng Xoài, Phước Bình, Phước Long và từ Đồng Xoài có ngả rẽ để đi Bù Đăng và Ban Mê Thuột. Còn nếu từ ngả ba Chơn Thành chạy thẳng thì sẽ đến An Lộc, Bình Long, Lộc Ninh. Khi đến gần biên giới Việt Miên xã Lộc Tấn, nếu chạy thẳ̉ng thì sẽ qua biên giới và tới thị trấn Snuol của Campuchia, còn ở ngả ba Lộc Tấn rẽ phải thì sẽ đi qua Bù Đóp (Bố Đức), con đường này nằm xong xong và cách biên giới 3 cây số. Đi tiếp tới sẽ đến quận lỵ Phước Bình và quẹo trái sẽ lên tỉnh lỵ Phước Long. Đây là vùng biên giới Việt Miên nằm trong hai tỉnh Bình Long và Phước Long với những đồn điền cao su bạt ngàn, đồn điền Michelin Dầu Tiếng, đồn điền Terre Rouge Hớn Quản, Lộc Ninh, Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch, Bồ Com, Văn Hiến v.v...
Phước Long là một tỉnh lỵ mới được thành lập từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nằm cách quận lỵ Phước Bình 8 cây số và gần núi Bà Rá. Đây là môt vùng rừng xanh đất đỏ sương lam chướng khí rừng thiêng nước độc, sốt rét rừng, ngày xưa ai mà bị đổi lên Bà Rá tức là coi như bị đày. Theo kinh nghiệm của dân địa phương cho biết là không nên ăn măng le, uống nước suối và ngủ̉̃ trưa, nên ăn nhiều ớt để tránh bệnh sốt rét rừng.
Tình hình chiến sự tỉnh Phước Long lúc đó rất là căng thẳng, bị áp lực rất nặng vì cách mật khu +Bù Gia Mập của VC không xa về phía Đông Bắc núi Bà Rá. Mật khu của VC ở bên kia biên giới Việt Miên rất là an toàn vì quân lực VNCH cũng như Hoa Kỳ không được quyền xâm phạm vào lảnh thổ của Miên. Nhưng trái lại thì quân CSBV lợi dụng thế trung lập thân cộng của Miên và Lào để làm hành lang xâm nhập qua đường mòn Hồ Chí Minh và xây dựng các mật khu an toàn của chúng ở bên kia biên giới. Quân CSBV tập trung ở các mật khu an toàn ở bên kia biên giới, đợi thời cơ thuận tiện để xâm nhập đánh phá, với mục tiêu và thời điểm là hoàn toàn do chúng lựa chọn, quân ta không có quyền gì khác hơn là ra sức chống đở tự vệ mà thôi.
Trong thời gian này chúng tôi đã chứng kiến một sự tàn ác dã man của VC khi chúng tấn công vào làng Dakson của người Thượng, ở phía đông bắc thị xã Phước Long và cách mật khu Bù Gia Mập không xa lắm. Khi Tiểu đoàn chúng tôi đến nơi thì VC đã rút đi để lại một cảnh hết sức đau lòng, VC đã giết sạch, đốt sạch nguyên cả làng sau khi toán nghĩa quân giữ làng bỏ chạy. Nhìn những thân hình mà đa số là đàn bà con trẻ bị đâm bị giết một cách hết sức dã man bị đốt cháy đen nằm trong các đống than hồng còn đang bốc khói làm liên tưởng đến bọn giặc Tàu phương Bắc đã từng đối xử với dân tộc ta trong thời kỳ Bắc thuộc: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
Ngày 26 tháng 10, 1967 CSBV mở cuộc tấn công đại quy mô vào đồn Phước Quả. Vào khoảng 11 giờ đêm tôi nghe một loạt súng bắn báo động, lập tức tôi nhảy xuống hầm Trung tâm Hành quân để liên lạc với các toán tiền đồn phục kích bên ngoài. Phản ứng của tôi rất là nhanh, chổ tôi nằm trong căn nhà tranh sát cạnh hầm nên tôi phóng nhanh vô hầm. Vừa ngay lúc đó VC bắt đầu pháo kích dử dội, pháo như mưa đều khắp mọi nơi trong đồn. Ngay chổ tôi nằm, ở phía đầu nằm tôi có treo một tấm poncho để che mưa che nắng, sau này nhìn lại tấm poncho rách nát, không còn một chổ nào lớn hơn bàn tay. Trung úy Nhơn, Tiểu đoàn phó, có nuôi một con két nhỏ xíu cũng bị đứt đầu, nếu như tôi chỉ chậm chân chừng vài giây đồng hồ thì chắc đã nát thây. Những người chạy xuống hầm sau tôi đa số đều bị thương, trong số đó có Trung sĩ Võ Đà ban 5 Tiểu đoàn bị thương rất nặng, bị đứt mạch máu ở cổ quị ngay dưới chân tôi, máu phun ra có vòi, y tá đến băng nhưng không cứu kịp vì máu ra quá nhiều, ngồi chết dưới chân tôi. Số người bị thương nằm la liệt trong hầm, trong toán cố vấn Mỹ cũng có người bị thương nặng nằm ở một góc hầm.
Trong lúc đó thì các đại đội trưởng báo cáo tình hình ở các phòng tuyến đang bị tấn công với một hỏa lực rất là mạnh. Tôi gọi báo về Tiểu khu để xin pháo binh yểm trợ, nhưng tình hình ở BCH/Tiểu khu lúc đó cũng đang lúng túng vì đang bị pháo kích. Bởi vì khi địch mở một cuộc tấn công lớn, thường thì nó pháo kích khắp nơi để cho ta không biết đâu là điểm đâu là diện, chổ nào là mục tiêu chính, chổ nào là mục tiêu phụ. Và vì tôi nắm vững tình hình ở đây nên tôi quyết chắc là nó đánh điểm chính là ở đây, đồn Phước Quả. Tôi báo cho Tiểu khu biết rõ tình hình đang nghiêm trọng để tập trung yểm trợ về đây và đồng thời báo về BCH/Trung đoàn 9 ở Chơn Thành biết để theo dỏi.
Có một sự việc đáng nhớ là trước đó chừng một tháng có một Lao công Đào binh bỏ trốn. LCĐB là những quân nhân đào ngủ bị phạt đưa ra chiến trường để làm lao dịch, cho nên Thiếu tá Tôn Văn Lượng, Tiểu đoàn trưởng, liền cho thay đổi ngay kế hoạch phòng thủ. Lúc trước súng đại liên đặt ở các pháo đài góc, sau thay đổi lại đặt vào giửa các cạnh tuyến. Vì vậy khi VC mở các cuộc tấn công biển người vào giửa các cạnh tuyến, liền bị hỏa lực hùng hậu của các khẩu đại liên của ta chận đứng. Một điều đáng nói là vào năm 1967, quân đội ta vẫn còn dùng súng Garant, Carbine, Thompson, Trung liên đầu bạc, Đại liên 30 có từ thời Đệ nhị Thế chiến. Trong khi đó thì phía VC đã có súng AK47, B40, B41, Thượng liên nồi, súng phun lửa rất là tối tân.
Quân ta chống trả quyết liệt, nhưng vì hỏa lực địch quá mạnh nên độ nửa giờ sau thì một pháo đài góc đã bị tràn ngập. Không chần chờ Thiếu tá Lượng liền quyết định tung ra Trung đội Quân báo để tái chiếm lại pháo đài góc đó. Trung đội Quân báo là một lực lượng để bảo vệ BCH và là lực lượng trừ bị duy nhất của Tiểu đoàn, chỉ được sử dụng trong tình huống thật lâm nguy. Sau khi Quân báo đi rồi thì thành phần còn lại trong hầm TTHQ lo bố trí phòng thủ lại cho kỹ, những thùng lựu đạn cho mở nắp sẵn sàng để sử dụng khi địch tới gần và tôi cũng đã gọi pháo binh để chuẩn bị sẵn các loại đạn đầu nổ cao. Nếu trong trường hợp bị địch tràn ngập thì sẽ xin pháo binh bắn đạn nổ cao ngay trên đầu, tiêu diệt địch ở bên ngoài, còn bên ta tất cả ở trong hầm sẽ vô hại. Tuy nhiên đây là một quyết định cuối cùng khi đã lâm vào tình thế tuyệt vọng.
Chừng 10 phút sau Trung đội Quân báo báo cáo là đã chiếm lại được pháo đài góc, chận đứng sự xâm nhập của địch, giữ vững được phòng tuyến. Chúng tôi rất mừng, nhưng với áp lực địch quá mạnh tôi sợ các đợt xung phong kế tiếp sẽ dữ dội hơn nên tôi nói với Cố vấn Mỹ xin phi cơ chiến đấu phản lực lên yểm trợ. Cố vấn Mỹ đi theo Tiểu đoàn thường là họ chỉ lo giúp đở xin phương tiện tản thương hay yểm trợ hỏa lực, họ gọi rất là nhanh qua hệ thống liên lạc tối tân và trực tiếp bên phía Mỹ.
Một lúc sau Đại úy Cố vấn cho biết là máy bay đã cất cánh và yêu cầu ngưng tác xạ các loại súng bắn vòng cầu để máy bay vào vùng. Tôi gọi ngưng các loại súng cối và pháo binh và cho đốt mũi tên lửa lên để cho máy bay thấy. Mũi tên lửa là một tấm ván lớn cắt theo hình mũi tên, trên đó có gắn các lon sửa bò trong nhét vải bố tẩm dầu cặn và quay trên một trục. Khi đốt lửa lên và quay mũi tên chỉ về hướng địch đang tấn công, thì máy bay sẽ thấy rõ vị trí của địch mà đánh. Tôi xin dội bom theo hướng mũi tên và cách xa 500 thước. Sau khi dội trái bom đầu tiên, Đại đội trưởng ở ngoài tuyến báo cáo cho biết là xa quá vì địch quân đang bám sát hàng rào rồi, phải đánh gần lại. Tôi liền yêu cầu gần lại 200 thước và các quả bom sau đã đánh trúng mục tiêu. Sáng ra thấy các bộ phận con người bay văng tung tóe lên nóc nhà trông rất là ghê rợn.
VC tiếp tục mở thêm nhiều đợt tấn công nữa nhưng không thành công nên đành phải chịu rút lui trước khi trời rạng sáng. Chiếc máy bay trực thăng tản thương đã đáp xuống khi trời còn chưa sáng hẳn. Chúng tôi vô cùng biết ơn và cãm phục những người phi công chiến đấu cũng như phi cơ trực thăng tản thương đã can đãm băng mình trong lửa đạn, trong đêm tối cực kỳ nguy hiểm để cứu nguy cho quân bạn, một điều rất khó khăn và nguy hiểm cho không quân yểm trợ là vị trí đồn Phước Quả nằm gần chân núi Bà Rá.
Sáng ra thu dọn chiến trường địch quân chết quá nhiều trên 200 xác trong và ngoài hàng rào đầy mìn bẩy và tịch thu được một số rất lớn vũ khí tối tân đủ mọi loại như K54, AK47, CKC, B40, thượng liên nồi và đặc biệt là hai cây súng phun lửa với hai bình hơi trông rất là lạ. Có một lính Quân báo chui ra hàng rào để lấy chiến lợi phẩm bị mìn nỗ cụt chân. Và vì không thể nào lấy hết xác để chôn cất được, cho nên sau cùng phải dùng dầu tưới lên để thiêu đốt tất cả.
Sau chiến thắng to lớn này tưởng đâu là sẽ được yên ổn trong một thời gian dài nhưng không ngờ chỉ vài ngày sau là chúng liền mở ngay một trận kế tiếp để phục thù. Đại đội 9 đang hoạt động lưu động bên ngoài giữ nhiệm vụ an ninh lộ trình từ Phước Quả ra Phước Bình. Thì vào lúc 12 giờ trưa bị VC dùng vận động chiến mở cuộc tấn công chớp nhoáng tràn ngập Đại đội 9. Tôi nghe tiếng thều thào trong máy của Lê Sĩ Linh khóa 20 Đà Lạt ĐĐT/ĐĐ9 cho biết là VC đông lắm yêu cầu cho bắn ngay trên đầu, rồi im bặt. Chúng tôi tức tốc điều động lực lượng ra tiếp cứu nhưng vì địch quá mạnh nên báo cáo lên Tiểu khu xin tiếp viện.
Sau đó Khu 32 Chiến thuật liền cho tăng viện Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân do Đại úy Trắng chỉ huy, đổ quân từ nhà thờ Phước Sơn đi xuống. Khi đến cua Phước Quả thì chạm địch rất mạnh, chiếc commando car bị bắn cháy, TĐ31/BĐQ bị áp đão vì địch quân quá đông và vì chiến trận là do họ sắp đặt phục kích sẳn. Vì vậy sau cùng TĐ31/BĐQ phải dạt ra, rút về phía chân núi Bà Rá khi trời tối và tìm đường về đến đồn Phước Quả. Qua ngày hôm sau được tăng viện thêm TĐ36/BĐQ mới giải tỏa xong. Khi ra thu dọn chiến trường, Trung úy Linh đã hy sinh bên hố chiến đấu kiến bu đầy người và bên cạnh đó còn có mâm cơm với ba quả trứng luột còn nguyên chưa kịp ăn. Ngoài ra còn có hai sĩ quan Trung đội trưởng đã anh dũng hy sinh đó là Thiếu úy Sến, khóa 21 Đà Lạt và một Chuẩn úy mà tôi quên tên, là cháu ruột của Đại tá Woong A Sáng, Tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ Binh lúc đó.
Một tuần sau VC lại mở một cuộc tấn công kế tiếp nhằm vào đồn Phước Lộc do ĐĐ10 trấn giử, Trung úy Trần Hửu Tâm khóa 21 Đà Lạt làm ĐĐT. Tâm mới vừa được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận. Trước kia Tâm học khóa Biên tập viên Cảnh sát, nhưng sau đó đổi ý, không thích ngành Cảnh sát mà tình nguyện vào trường Võ Bị Quốc Gia. Đồn Phước Lộc nằm trên ngọn đồi bên cạnh liên tỉnh lộ Phước Bình – Quảng Đức, cách đồn Phước Quả ba cây số.
Trong đêm đó VC kéo đại lực lượng tới tấn công, Tâm cho biết là địch rất đông, hỏa lực địch rất mạnh, cho nên tôi đã gọi Pháo binh yểm trợ ngay. Sau đó vì địch mở các đợt xung phong quá dử dội cho nên tôi phải nhờ Cố vấn Mỹ gọi chiến đấu cơ lên yểm trợ gấp. Nhờ vào sự yểm trợ vô cùng hửu hiệu của các phi tuần phản lực mà đã chận đứng được các đợt xung phong biển người của địch. Và vì theo lời Tâm yêu cầu cho yểm trợ sát cạnh cho nên có một quả bom rớt quá gần, gây cho bên ta một số bị thương, trong số đó tôi nhớ có Thượng sĩ Hồ Hến Lòng, là một Trung đội trưởng người Nùng rất dày dạn chiến trường, đã bị thương nặng và sau này phải bị giải ngủ.
ĐĐ10 đã chống trả vô cùng anh dũng, giử vững phòng tuyến cho đến sáng buộc địch quân phải rút lui để lại trên 100 xác chết và la liệt súng đạn đủ loại. Sau đó phải dùng xe ủi đất mới thu dọn sạch hết được. Một đặc điểm của đồn Phước Lộc là nằm trên đỉnh đồi cao, phía trước bằng phẳng gần liên tỉnh lộ, còn mặt sau là triền dốc cao rất khó tấn công. Vì vậy hệ thống mìn bẩy cũng như các hỏa tập tiên liệu của súng cối và pháo binh đều tập trung vào mặt trước của đồn. Khi VC tấn công vào phía trước chúng đã bị lọt vào vòng vây hỏa lực rất mạnh của đồn.
Đây là những chiến thắng lẩy lừng của Quân đoàn III, đã ghi lên những chiến tích vẽ vang trong quân sử của QL/VNCH. Và đã có bản nhạc để ca ngợi 72 tay súng oai hùng giử đồn Phước Lộc, cũng như bài ca Phước Quả và trước đó là bài ca Chiến thắng Lộc Ninh của Trung đoàn 9 Sư đoàn 5 Bộ Binh trong trận tái chiếm quận lỵ Lộc Ninh vào năm 1966. Chiến thắng Phước Quả cũng đã được nhắc lại trong quyển "Chiến thắng bị bỏ lở" của giáo sư Stephen Young và trong bộ sách "Một thời nhiễu nhương" của Bạch Hạc Trần Đức Minh ./.
Nguyễn Ngọc Thạch khóa 20 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
SAU ĐÂY LÀ TRÍCH ĐOẠN CủA LÁ THƯ MÀ TÔI VỪA GỬI CHO HÃNG ĐIỆN THOẠI KỸ THUẬT SỐ VONAGE .
… Thanks for your generous assistance . Sometimes, when emailing to my friends, I also introduced your excellent services to them; following is extract from an email to a French friend of mine .
. . . When I call to you, I use Vonage , a digital phone service . I can make local/ long distance calls in US and international calls , UNLIMITED with a fee about 34 dollars monthly; the quality is good. Before using the service, when calling to Vietnam, I paid 3.9 cents/minute for landline phone and 7.9 cents/minute for mobile phone. Now I save a lot using the service. . .
Therefore, each time I talk to my friends, I introduce your excellent services to them. But, Vonage is still not familiar with a lots of Vietnamese; I think, with satisfied consumers of your services like me, your products will spread broadly in Vietnamese community. Thanks again for fixing my issues I encountered and I repeated I am an aggressive promoter of your services in my community . Bye ,
Tai Tran ,
San Jose Jan 28 , 2013 .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1068948873118938&set=pcb.1068951236452035&type=3&__tn__=HH-RHH-R&eid=ARAPht9Pp8I23vqG64yl7WsYVDiSwdqsPql_4bJ8Z1GznHoji-v-kumkdOt8diGSvHBY9pdjRjUXl_G7
Khi thấy một người bị hội chứng Down (Down syndrome) , bạn có thể giải thích , đó là do do di truyền hay gene . Nhưng bạn hãy giải thích TẠI SAO hội chứng này chỉ xuất hiện ở người này mà ko xuất hiện ở người khác !
Cũng như trường hợp của 'ngọc nữ' Tăng thanh Hà . Được biết , cô này đã trải qua một tuổi ấu thơ trong nghèo khổ , ở tuổi 13-14 mỗi ngày dậy sớm làm việc trong một quán ăn . Thế mà chỉ trong khoãng 10 năm , cô đã trở thành 1 tài tử điện ảnh nổi tiếng VN . Đám cưới cũa cô với một Việt kiều Mỹ vừa rồi ở Sài gòn , được xem là đình đám nhứt từ trước tới giờ . Bạn hãy giải thích thế nào về hiện tượng này . Chẵng lẽ sự may mắn này là do DI TRUYỀN hay GEN !
Ngôi nhà mà 2 vợ chồng này hưởng tuần trăng mật rộng 500 m2 , có hồ bơi , sân tennis , với nội thất đắc tiền , v.v... nằm ven sông Sài Gòn .
Theo đạo Phật , sự đẹp đẽ hay giàu sang , mà cô có được , là do phúc đức cô đã tạo ra từ nhiều kiếp trước ; nên kiếp này cô mới hưởng như vậy . Trong khi đó , rất nhiều cô gái , ở độ tuổi cũa cô hay nhỏ hơn cô rất nhiều , phải làm gái điếm , có cô còn bị dụ dỗ qua Trung quốc , Malaysia , v.v... để làm nô lệ tình dục . Chẵng lẽ , bạn cũng giải thích những trường hợp này là do gene hay di truyền mà ra !
Bạn giải thích thế nào về những trường hợp này : có những người , trong cuộc đời , làm cái gì cũng có người GIÚP ; do vậy họ thành đạt dễ dàng . Trong khi đó , có những người , làm cái gì cũng gặp trắc trở , chơi bạn bè thì bị LƯỜNG GẠT , mất hết cả vốn liếng , v.v...
Nhà bác học Albert Einstein , cha đẻ của thuyết Tương đối , đã nói , "NẾU CÓ TÔN GIÁO NÀO CÓ THỂ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI THÌ ĐÓ CHÍNH LÀ PHẬT GIÁO" .
Có thể bạn nói tôi là Phật tử thuần thành ; xin thưa qua Mỹ đã 19 năm , tôi đi chùa chưa tới NĂM LẦN (dù hiện ở kế bên 1 ngôi chùa) . Lắm lúc tôi nghĩ rằng mình là một kẻ VÔ THẦN/ATHEIST ; vì tôi luôn tin rằng , CHÍNH CHÚNG TA LÀ NGƯỜI ĐÃ QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA CHÚNG TA , CHỚ KHÔNG AI KHÁC !
SJ 28/1/13 .
ảnh cá nhân và gia đình - chụp tại nhà đường số 7, ảnh ba , ảnh chụp với barriere,







Sunday, January 26, 2020

https://www.dkn.tv/video/cap-nhat-nong-ve-virus-corona-chang-trai-vu-han-mao-hiem-de-the-gioi-biet-su-that-kinh-hoang
Tại sao các millennial* của Nam Hàn đang bỏ công việc văn phòng để chạy theo giấc mơ của họ trên mạng.
* Những ai trưởng thành khoảng năm 2000
. . .
“Cha mẹ của Yoon Chang-hyun đã nói với y rằng y còn tỉnh táo ko (get his sanity checked) khi y bỏ công việc ổn định như là một nhà nghiên cứu ở Samsung Electronics trong 2015 để bắt đầu một kênh YouTube riêng.
Mức lương 65 triệu won/US$57,619 một năm - gấp BA lần lương vào nghề bình quân (average entry level wage) của Nam Hàn - cộng thêm chăm sóc hàng đầu (top- notch) và những phúc lợi khác được cung cấp bởi hãng sx ĐTTM và memory chip lớn nhứt thế giới này đang là ham muốn/ước mơ (envy) của nhiều kẻ tốt nghiệp ĐH.
Nhưng kiệt sức (burn out) và vỡ mộng (disillusioned) vì các ca đêm, cơ hội thu hẹp để thăng cấp và giá địa ốc cao ngất trời (skyrockecting property price) đã đẩy việc mua nhà (home ownership) ngoài tầm tay, chàng Yoon lúc đó 32 t đã bỏ tất cả để chọn một nghề bấp bênh là cung cấp nội dung internet (internet content provider).
Yoon là một trong làn sóng ngày càng tăng các giới trẻ trưởng thành vào năm 2000 (millennial) bỏ * công việc văn phòng ổn định (white collar job), ngay cả mức thất nghiệp gia tăng (unemployment spike) và hàng triệu người khác vẫn tranh đấu để làm trong các tập đoàn (conglomerate) hùng mạnh, gia đình kiểm soát, được biết như chaebol.
Một số giới trẻ cũng rời thành phố để làm nông hay lao động chân tay (blue collar job) ở nước ngoài, trốn tránh những thước đo về thành công truyền thống của xã hội họ (traditional measure of success) như - công việc văn phòng lương cao, xây dựng gia đình và mua căn hộ (buy a flat).
“ I được hỏi nhiều là có điên ko (I got asked a lot if I had gone crazy), Yoon nói. “Nhưng tôi sẽ bỏ hảng nếu tôi trở lại. Các xếp của tôi đã ko có vẻ hạnh phúc. Họ làm việc quá mức, cô đơn.”
Giờ đây Yoon điều hành một kênh YouTube nói về theo đổi các công việc mơ ước (dream job) và đang tự hỗ trợ từ tiền để dành của mình.Samsung Electronics đã từ chối bình luận về bài này.
Các chaebol như Samsung và Hyundai đã là sức mạnh khiến Nam Hàn vươn lên ngoạn mục (power South Korean’s dramatic ri se ) từ đống tro tàn của cuộc chiến 1950-53) để thành nền kinh tế hàng thứ tư của Á châu trong chưa tới một thế hệ. Các công việc lương cao, ổn định đã cung cấp cửa ngõ (gateway) vào giai cấp trung lưu cho nhiều người sanh sau đệ nhị thế chiến (baby boomer).
Nhưng với phát triển kinh tế đang trì trệ (stagnate) và cạnh tranh từ các nhà sx với chi phí thấp (lower cost producer) tác động lên lương bổng, ngay cả các millennial từng tốt nghiệp ĐH hàng đầu và công việc ở các chaebol nói họ ít có khuynh hướng cố gắng hoàn thành những mong đợi của xã hội.
Những vấn nạn tương tự ở công nhân trẻ đang được thấy toàn cầu. Tuy nhiên, văn hoá công ty coi trọng thứ bậc chặc chẻ (strict hierarchical corporate culture) của Nam Hàn và sự dư thừa của sinh viên ĐH với kỹ năng đồng nhứt làm cho vấn đề xấu hơn, ông Bạn Ga-soon, một nhà nghiên cứu thị trường lao động ở Viện Khảo sát Hàn quốc về Giáo dục và Dạy Nghề.
Nam Hàn là thời gian làm việc trong công ty thấp nhứt trong các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính tới 2001, chỉ 6.6 năm so với bình quân 9.4 năm và 11.5 năm của láng giềng Nhật. Cũng thăm dò trên cho thấy chỉ có (barely) 55/100 dân Nam Hàn bằng lòng với công việc, mức thấp nhứt trong OECD.
Năm nay, “quitting job” (bỏ sở cũ) đã xuất hiện trên danh sách 10 quyết tâm đầu năm hàng đầu của đất nước trên những địa chỉ truyền thông xã hội chính (major social media site). Một số công nhân thậm chí đi học lại để chỉ làm điều đó.
Một trường nhỏ chỉ có 3 phòng học ơi Nam Seoul, có tên “Trường Bỏ Sở Cũ”(School of Quitting Jobs), đã thu hút hơn 7000 học viên từ khi mở năm 2006, nhà sáng lập Jang Su-Han nói.
Anh chàng 34 t này, từng nghỉ làm ở Samsung Electronics năm 2015 để mở trường, nói hiện trường có khoảng 50 lớp, gồm các lớp về YouTube, quản lý khủng hoảng nhân cách, hay làm thế nào để động não (brain storm) một Kế hoạch B.
(Còn tiếp)
Dịch từ :
SỢ HÃI QUÁ ĐÁNG HAY VÔ LÝ .
(Tôi hay đăng những trường hợp sau đây để chúng ta cùng nhau học hỏi và giải thích những chứng sợ hãi vô lý . Họ là nạn nhân đáng thương , dù tôi đã giúp nhiều nhưng ko cải thiện tình hình .--Tài)
Tôi có quen 1 single mom , cô có con trai 15 t .
Có 1 lần , lúc nó khoảng 12-13 t , cô đi thăm bố ở bv Stanford và nhờ tôi đón thằng này . Khi gặp tôi , nó bảo "mẹ con dặn , dù là ng quen nhưng phải nói chuyện với mẹ trước khi đi theo ng đó" (sic) . Thế là tôi gọi mẹ nó và cho hai mẹ con nói chuyện nhau .
Sau đó tôi khuyên cô cho nó đi bộ đến trường vì gần nhà , cô trả lời .
1/ Sợ xe đụng : tôi nói , tụi nó học luật đi đường kỷ hơn ng lớn .
2/ Sợ bị bắt cóc : tôi nói , cháu nghèo rớt mồng tơi , ai mà bắt cóc thằng nhỏ để tống tiền . Nó đâu phải là gái để bị bắt cóc hảm hiếp .
3/ Sợ bị dụ dỗ hút sì ke ma túy , tôi nói , có nguy cơ nhưng làm mẹ mình phải theo dỏi như chúng có thường xuyên vào restroom , v.v..
Tôi nói , bọn trẻ con mễ , chúng lủ khủ đi học đầy đường , đâu có sợ ai bắt cóc ; cô nói , bọn mễ nhiều con , mất 1 đứa ko sao , còn cháu chỉ có thằng này .
Cô nói , thằng này về tới nhà , suốt ngày trong phòng ngủ ôm máy tính chơi game , nhiều khi bỏ ăn , bỏ tắm ; đôi khi ko làm bài tập nếu mẹ nó ko hối thúc.
Dù đã 15 t , tướng cao lớn vì đẻ ở mỹ , mẹ nó dặn "ai gỏ cửa phòng cũng ko mở" . Mẹ nó nói , nó ko có bạn bè , thỉnh thoảng , lôi kéo dữ lắm , nó mới theo mẹ đến chơi với các cousin ở gần đó .
Nói chung , nó ko chơi với ai , ko bạn bè , v.v...
Do có kinh nghiệm về trầm cảm , tôi giới thiệu đi 1 bs tâm thần : sau khi phỏng vấn 2 mẹ con trong 1 g , bs nói "thằng nhỏ bị TC nặng , sao bây giờ mới đi bs" . BS cho thuốc nhưng mẹ nó ko cho uống , nói "ko cần thiết" .
Tôi giải thích : ng bị TC do cơ thể thiếu 1 hóa chất , thuốc đưa chất này để bù đắp , khiến BN sẽ yêu đời , ko còn TC . Tôi là một ví dụ điển hình .
Theo nhà Phật , sự sợ hãi quá độ như vậy có nguyên nhân từ KIẾP TRƯỚC . Cô đã có 1 cái chết TRONG SỰ SỢ HÃI TộT ĐỘ như bị chết ngộp do nhà sập vì động đất , bị trúng bom ,v.v... , hay bị ng khác lường gạt nhiều nên bây giờ ko tin ai hết . Những người ko chết trong sự sợ hãi hay ko bị lường gạt nhiều trong kiếp trước sẽ ko những sợ hãi vô lý như vậy .
Hôn nhân giả mạo giửa cha/mẹ và con : một cú đập mạnh vào hệ thống hộ khẩu tại TQ .
Thúc đẩy bởi lợi ích tài chánh và sổ đăng ký hộ khẩu (hukou) đầy quyền năng , 1 phụ nữ 46 t đã cưới con trai 24 t của mình tại Nam Kinh , trong khi chồng cũ của bà cưới mẹ vợ của con trai của ông , tờ Nam Kinh Nhật Báo của địa phương đăng tin .
Sự kiện này ko phải là đầu tiên tại TQ . Hồi tháng Hai , 1 ng cha và con gái đã cưới tại Thành Đô và đã gây ra phản đối (uproar) rộng lớn . Cô con gái đã liều lĩnh (desperate) để giúp cha có hộ khẩu tại Thành Đô - điều này sẽ cung cấp cho ông tiếp cận với dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe - nhưng cha cô ko đũ điều kiện là ng già . Cuộc hôn nhân này sau đó vô giá trị bởi tòa án .
Động lực đằng sau mẹ con TP Nam Ninh thì phức tạp hơn . Hộ khẩu của ng con thì ở 1 khu sẽ bị trưng dụng (levy) để xây lại . Nếu họ có hộ khẩu ở cùng địa chỉ , gđ này sẽ có thể được bồi thường nhiều hơn từ chính quyền .
Luật hôn nhân của TQ nói rỏ rằng không hôn nhân nào hợp pháp nếu ng đàn ông và đàn bà có huyết thống trực hệ (lineal relatives by blood) , hay liên hệ huyết thống tới ba đời (collerateral relatives by blood up to the 3rd degree of kinship) . Do vậy 2 hôn nhân trên đây đều bất hợp pháp .

Saturday, January 25, 2020



Thú hoang cũng biết trìu mến như người. "Tất cả cuộc đời tôi vì chúng. Tôi ít khi bỏ chúng qua đêm hay đi nghỉ hè", bà Leslie-Ann Rush, một người dạy ngựa. Bà đã nuôi những con kangaroo và vượn cáo, đang trèo, từ lúc chúng ấu thơ .
Đăng lại nhân tin dân Tàu ăn ko chừa thứ gì, dẩn tới đại dịch. 


Bà Dương Quỳnh Hoa : một mình chống lại chế độ CS cực kỳ toàn trị , chưa có internet như bây giờ ; bài cũ đăng lại .
Thưa các bạn ,
Không hiểu các bạn nghĩ sao , chứ tôi vẫn phục bà BS DƯƠNG QUỲNH HOA , hơn các ông SV tranh đấu chống chế độ cũ như LÊ HIẾU ĐẰNG , HUỲNH TẤN MẪM , v.v... vì bà đã CÔNG KHAI CHỈ TRÍCH ĐẢNG CSVN từ năm 1976 , ko nhận chức thứ trưởng Y TẾ , trở về làm dân , ko nhận nhà do nhà nước cấp . . . sau đó bà thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ qua các cuộc phỏng vấn của ký giả Mỹ KARNOW .
Bà vào đảng CS Pháp từ lúc học BS tại Pháp ; khi về VN , có bạn bè trong giới thương lưu trong CP VN và Mỹ - mà ko ai biết bà là CS . CP DIỆM bắt bà vài tháng rồi thả ra (ko đánh đập gì hết) vì ko có bằng chứng . Mãi tới năm 1968 , bà mới chạy vào mật khu , lấy chồng .
Còn ông ĐẰNG , phục vụ trong hàng ngũ đảng CSVN từ năm 1968 . Sau 75 , đã từng giử chức vụ quan trọng trong MTTQVN . Mãi đến năm ngoái ông mới lên tiếng ra khỏi đảng . Vả lại , CS để cho ông nói là vì muốn cho thế giới thấy VN cũng chấp nhận sự phản kháng , dù chỉ là hình thức , nếu ko muốn nói là trang điểm cho chế độ . Còn thời bà Hoa , 1976 , là giai đoạn TOÀN TRỊ QUYẾT LIỆT , chưa có internet , tin tức thì bưng bít . Nhưng họ ko dám giết hay bỏ tù bà vì uy tín của bà trong hàng ngũ lãnh đạo của MTGPMN (bà là 1 trong những người sáng lập MT) . Đã vậy , nhiều nước cũng biết bà vì bà đại diện cho CP Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đi thăm họ .
Tóm lại , tôi vẫn phục bà HOA hơn ông ĐẰNG hay ông GIÁP vì dám lên tiếng chỉ trích chế độ , từ bỏ mọi đặc quyền đặc lợi - mà chế độ cung cấp , trở lại làm dân trong 30 NĂM CUỐI ĐỜI của bà . Bà kêu gọi quốc tế , đặc biệt là Pháp giúp xây Trung tâm Nhi khoa .
PS . Khi bà chết năm 2006 , không 1 viên chức CP nào đến viếng ; trong khi đó ông Đằng còn được bí thư TP LÊ THANH HảI , Cựu CTN Nguyễn minh Triết , nhiều quan chức trong MTTQVN , v,v...đến viếng . Tóm lại , đây là sự trang trí cho chế độ DÂN CHỦ GIẢ HIỆU của VN trước QT và quốc dân . Vì tới giờ phút chót , chế độ vẫn cung cấp cho ông mọi đặc quyền đặc lợi - mà 1 đảng viên cao cấp như ông được hưởng . Trong khi , bà Hoa , ở nhà của cha mình mà địa phương ko chịu hợp thức hóa vì nói bà ko là thừa kế hợp pháp (sic) !
Hình : Lê Hiếu Đằng ở bên trái bà , chụp năm 1968 trong mật khu .
Video : hướng dẫn người Pháp thăm khu trị bịnh cho trẻ em ở bv Nhi Đồng . https://www.youtube.com/watch?v=jS1ZIlXvZkc
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1741152892565196&set=pcb.1741126765901142&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARCof9_v_CAtgWxFmlFLs18iR2rzqUaopwHFrJlHl48foiG4AMcTanrYkPRqTHYP7G9bDn26MU9w6Txk
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2998619776818495&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARDfOYDG4llqL_VQaPB9bq0oLxUCkBPn-CEdDkhX0hcDrJIWW42xn9F4Jfm91ObLTs2Ts4srkU1h04cF

Friday, January 24, 2020

Nhắc chừng các lãnh đạo ở Ba Đình: Tránh
 bắt tay với các lãnh đạo Trung Quốc, kể cả
 với họ Tập vì họ đều tiềm ẩn vi rút chết 
người mang tên corona Vũ Hán. 

Thursday, January 23, 2020

  1. Đôi nét về chiến thắng Măng Đen
  2. http://mangdentravel.vn/tai-lieu/
Là cửa ngỏ phía Đông của tỉnh Kon Tum, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Kon Plông được xây dựng và hình thành vùng căn cứ cách mạng của Khu 5 và của Tỉnh Kon Tum. Vùng căn cứ này góp phần thiết lập một hành lang liên lạc – Bắc – Nam chiến lược, vừa là hướng chủ yếu để vận chuyển khí tài, lương thực thực phẩm phục vụ chiến trường Tây Nguyên và Miền Nam, vừa là một trong những địa điểm tập kết lực lượng của các đơn vị bộ đội chủ lực nhằm chi viện cho chiến trường B3 và Kon Tum. Thấy rõ vị trí trọng yếu của KonPlông, nên ngay sau khi đánh chiếm Tây Nguyên, Pháp, Mỹ ngụy đã tập trung xây dựng tại đây các cứ điểm quân sự vững chắc, bao gồm khu vực đèo Măng Đen, Măng Buk, đồn KonPlông, đồn Loong Lech (nay là thôn 11 xã Hiếu) và hệ thống đồn bốt dọc theo quốc lộ 5 (nay là quốc lộ 24) tạo thành cụm cứ điểm trấn ải phía Đông Bắc Tây Nguyên, hòng uy hiếp phong trào cách mạng và các tổ chức kháng chiến ở Kon Tum. Trong đó, Măng Đen được Mỹ xây dựng thành cảng hàng không quan trọng để yểm trợ cho toàn bộ hệ thống cứ điểm trên địa bàn huyện KonPlông.
Năm 1974, tại Măng Đen, địch duy trì bộ máy hành chính quận lỵ Chương Nghĩa. Trong thế co cụm phòng ngự, chúng chia lực lượng thành 2 khu đóng giữ sát sân bay và tổ chức 6 trung đội dân vệ chốt giữ các ấp. Trước thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh ở vùng căn cứ kháng chiến ,địch ra sức giành giật dân với ta ở vùng Kon Leng, Kô Chất. Tuy không bỏ qua các hoạt động do thám, bắn phá, và dùng các loại may bay (C47, OV10) thị uy trên tuyến hành lang của ta; song thực chất tinh thần và lực lượng địch đã sa sút, khủng hoảng. Đảng bộ H29 và H16 nhận định: “địch đã đi vào thế suy yếu, chỉ lo phòng giữ, cố thủ là chính”. Đảng bộ chỉ đạo cán bộ và nhân dân nắm vững phương châm “tấn công trong xây dựng”, chuyển mạnh phong trào cách mạng ra tuyến trước, giữ vững tinh thần ý chí tiến công, tạo thế gây ép địch và sẵn sàng tiêu diệt chúng khi thời cơ đến. Thời cơ, đó là vào giữa năm 1974, khi Tỉnh Ủy Kon Tum và bộ tư lệnh B3, sau khi phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình, đã chủ trương tấn công, tiêu diệt các cứ điểm của địch nhằm mở rộng vùng giải phóng, tạo đà tiến về vùng tạm chiếm Kon Tum.
Trước sức mạnh tấn công của lực lượng H16, H29, cùng bộ đội chủ lực Trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và một số binh chủng kỹ thuật của ta, ngày 30/10/1974, toàn bộ ban chỉ huy tiểu khu Kon Tum, ban chỉ huy tiểu khu Chương Nghĩa và Ban chỉ huy tiểu đoàn Bảo An 254 của ngụy đều đã vô hiệu hóa, 226 tên địch bị tiêu diệt. Trong số 168 tên bị bắt sống, có tên trung tá chỉ huy trưởng và 25 sĩ quan. Ta thu được 539 khẩu súng các loại, 2 pháo 105, 33 máy vô tuyến điện.Trên 2 ngàn dân bị địch kiềm kẹp hoàn toàn giải phóng. Cùng với thắng lợi tại các cứ điểm Đăk Pét, Măng Bút, chiến thắng Măng Đen đã góp phần mở rộng vùng giải phóng đến sát thị xã Kon Tum, tạo thế và lực mới cho chiến dịch Tây Nguyên, mở đường giải phòng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước. Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tháng 10 năm 2005, huyện KonPlông đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Wednesday, January 22, 2020

Tuesday, January 21, 2020

Nếu quê hương tốt đẹp, tại sao hàng triệu dân Việt, kể cả cựu đảng viên, cựu
chiến binh CSVN và gia đình lại ko sống ở quê hương mà vượt biên hay tìm
đủ mọi cách ra nước ngoài bằng du học, du lịch, lấy vợ hay chồng nước ngoài
hay hộ chiếu EB-5, v.v...
https://www.youtube.com/watch?v=V3BIe87zdBs&feature=share

Monday, January 20, 2020

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4064890396858089&set=a.862986513715176&type=3&eid=ARDjG0QYxbezvRZjCK8fT5bSL7qGmjO8PGNXqploJ4KPWaxpIMixLOJiDZAAB_PHeYobln3mdgSasCYb

Sunday, January 19, 2020

Thằng Ngu Làm Thầy

Sau năm 1975, người ta đồn đại là, trong một ngóc ngách nào đó của thành phố Saigon trước tháng 4 năm 1975, con nít có hát một câu đồng dao hay câu sấm ký rằng:
Thời nay xài cắc xài xuThằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy
Không rõ lời đồn đại ấy hư thực thế nào, nhưng sau tháng 4/1975, người ta “gán ghép” cho câu đồng giao hay câu sấm này có mục đích đã báo trước hai sự kiện sẽ xẩy là:
– Một là đổi tiền 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa lấy một đồng tiền Việt Cộng
– Hai là các sĩ quan và các viên chưc cấp cao của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải đi học cải tạo và các cán bộ chính trị của cộng sản làm thầy dậy những lớp cải tạo này.
Ở đây kẻ viết bài này, không bàn việc đổi tiền, mà chỉ muốn “chiêm nghiệm” xem có đúng là thằng ngu làm thầy hay không mà thôi. Theo thiển kiến của kẻ viết bài này thì chữ “làm thầy” không có nghĩa hãn hẹp chỉ cán bộ cộng sản trong các nhà tù hay trại cải tạo còn có nghĩa rộng rãi đến cả những người nắm những chức vụ quyền cao, chức trọng trong guồng máy Nhà Nước Cộng Sản còn là “thầy đời” nữa.
Sau đây là một số ít những sự kiện mà chính kẻ viết bài này mắt thấy tai nghe, hoặc qua những sách báo, hay các đài truyền thanh và truyền hình, chứng nghiệm rõ ràng sự ngu dốt của những cán bộ cộng sản:
– Mười SAM Hạ Mười Một Máy Bay Mỹ
Câu chuyện về MƯỜI TÊN LỬA SAM cuả Liên-Xô hạ MƯỜI MỘT MÁY BAY PHẢN LỰC cuả Mỹ do một Trung Tá Chính Ủy Việt Cộng, tên là Ba Song, thuyết trình trong một lớp học tại trại cải tạo Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ. Trại này nguyên là Hậu Cứ của Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 21 Bộ Binh của QLVNCH. Rất tiếc là tôi không nhớ rõ ngày tháng mà chỉ nhớ được là vào khoảng cuối năm 1975, buổi thuyết giảng hôm ấy Ba Song đã ca tụng về sự tài giỏi của Bộ Đội Tên Lửa Cộng Sản Bắc Việt đại khái (không phải nguyên văn) như sau:
 “Cứ mười tên lửa của Xô-viết phóng đi bởi chính các chuyên gia Liên-Xô, chỉ hạ tối đa được 5 hay 6 phi cơ phản lực là cùng. Khi những tên lửa này viện trợ cho Trung Quốc, các chuyên gia vũ khí của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc đã sửa đổi lại đôi chút trong bộ phận cơ hành, khiến cho mười tên lửa phóng đi hạ được từ 6 đến 7 phi cơ của địch.  Song đến khi những tên lửa này viện trợ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Thiếu Tướng Trần Đại Nghĩa, một chuyên gia vũ khí thượng thặng của ta, lại một lần nữa điều chỉnh lại, khiến cho 10 tên lửa phóng đi, không phải chỉ hạ 10 mà là 11 máy bay phản lực của đế quốc Mỹ.  Sở dĩ 10 tên lửa hạ được tới 11 máy bay là vì trong số 10 tên lửa có một cái hạ được 2 máy bay Mỹ. Nhờ vậy mà hễ máy bay của Mỹ xâm nhập vào vùng trời của ta là bị bắn hạ như sung.”
Cả hội trường có tới gần 500 sĩ quan cấp đại úy (trong đó có kẻ viết bài này) gồm đủ các binh chủng của QL/VN/CH đều ngơ ngác và dường như không một ai có thể tin được những lời khoác lác của ông ta.  Có lẽ cũng vì biết như thế, nên Ba Song bèn giải thích thêm:
“Như các anh đã biết trong không gian thường có những cái túi chân không rất lớn, khi một chiếc phi cơ bay lọt vào túi chân không này, vì không có không khí nên chiếc phi cơ bị rơi tự do cho tới khi gặp lớp không khí ỡ đáy túi mới ngưng lại và mới có thể tiếp tục bay bình thường trở lại được.  Sở dĩ một mũi tên lửa của ta có thể hạ được hai máy bay là vì nó được Thiếu Tướng Trần Đại Nghiã điều chỉnh một cách rất tinh vĩ, và còn được bộ đội tên lửa của ta tính toán rất kỹ lưỡng khi phóng ra nữa, nên một mũi tên lưả có thể hạ được hai máy bay là chuyện bình thường. Để một tên lưả có thể hạ được hai máy bay cùng một lúc, bộ đội tên lưả đã phải tính toán và chờ đợi khi hai máy bay phản lực của đế quốc Mỹ bay vào cùng một vùng trời của ta, cùng nằm trên cùng một đường thẳng đứng nhưng khác nhau ở độ cao. Ta mới phóng một một mũi tên lưả và cho nổ ở độ cao khoảng giữa hai chiếc máy bay này, mà không cần bắn trúng một chiếc nào cả. Một khi tên lửa nổ nó tạo ra một túi chân không lớn bao trùm cả hai chiếc phi cơ này cùng một lúc, khiến phi cơ tự động rơi xuống. Khi nghe thấy tiếng nổ kinh hoàng, đồng thời lại thấy phi cơ của mình rớt nữa, nên tưởng là phi cơ đã bị trúng đạn, phi công Mỹ vội vàng bấm nút an toàn để ghế ngồi có gắn dù bung ra khỏi phi cơ thế là cả hai chiếc phản lực cơ không người lái rơi xuống đất còn nguyên vẹn và không quân ta liền cho kéo ngay về phi trường để sử dụng lại.”
– MIG Bay ẩn mình vào đám mây tắt máy phục kích bắn hạ B-52s
Chuyện máy bay tắt máy nằm phục kích trong mây, do một trong những cán bộ giảng huấn Cộng Sản ở trại cải tạo Trà Nóc Cần Thơ khoe khoang vào cuối năm 1975 do chính kẻ viết bài nghe được trong thời gian tù cải tạo ở trại này. Anh cán bộ này tỏ ra rất hân hoan, hồ hởi, và kiêu hãnh nói rằng:
 “Bộ đội không quân của chúng tôi (Việt Cộng) lái những chiếc máy bay phản lực MIG tối tân nhất của Liên-Xô viện trợ bay lẩn vào những đám mây mù dầy đặc, rồi tắt máy để động cơ không còn phát tiếng nổ nữa, yên lặng nằm chờ máy bay B 52 của Mỹ. Khi thấy chúng bay ngang qua, là mở máy, phóng ra bắn liền.  Với chiến thuật phục kích vô cùng sáng tạo và gan dạ này, không quân của quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn hạ một cách rất dễ dàng không biết cơ man nào máy bay B 52 của đế quốc Mỹ nữa.”
Trong cuốn “Ký SỰ TRONG TÙ” của vị cựu đại tá QL/VNCH, Phạm Bá Hoa (trang 508), cũng đã kể lại một chuyện tương tự, do một cán bộ quản giáo phụ trách tổ học tập của ông, trung úy KHẢM, ở trại cải tạo Hoàng Liên Sơn. Tên trung úy này cũng đã khoác lác:
“Trong thời gian B52 Hoa Kỳ thả bom rải thảm miền Bắc, phi công anh hùng Phạm Tuân đã vọt lên không trung, chui vô mây, tắt máy phục kích. Chờ B52 bay phía dưới, phi công rồ máy tấn công B52 từ trên cao.”
Cũng chuyện phi cơ tắt máy phục kích bắn hạ B52 lại được ông Đoàn Trọng Hiếu kể lại trong câu chuyện NGƯỜI THIẾU PHỤ TRONG MƯA PHÙN GIỮA NÚI RỮNG BẮC VIỆT đăng trong tạt chí THẾ GIỚI NGÀY NAY số 206 như sau:
“Những buổi lên lớp do tên Trung Tá Thùy nói chuyện đã bị anh em phản kháng bằng cách vỗ tay và cười, đã làm cho hắn ngượng ngùng. Chẳng hạn như lúc hắn khoác lác về tên Phạm Tuân đã bay Mig 21 lên rồi tắt máy phục kích ở trong mây, đợi B52 đến rồi nổ máy tiêu diệt..”
Một chiếc máy bay đang bay trong bầu trời, dù là loại nào, có thể tắt máy nằm yên lặng trong đám mây dầy đặc được không? Có lẽ chỉ có những tên cán bộ đại ngu và đại dốt mới tin được chuyện này.
– Máy Bay MIG Có Thể Lặn Dưới Đáy Biển
Cũng trong cuốn “K‎ý Sự Trong Tù”, trang 507, cựu đại tá Phạm Bá Hoa còn cho biết vẫn tên cán bộ quản giáo tổ cuả ông, trung úy KHẢM còn khoe khoang trong một buổi hướng dẫn học tập khác rằng:
“Năm 1964, khi Mỹ dùng ham đội 7 tấn công các hải đảo cuả ta, phi công cách mạng rất sáng tạo, đã bay thấp xuống và chui dưới đáy tàu Mỹ qua bên kia trồi lên bay tiếp, nên súng đạn Mỹ không làm gì được.”
Dùng MIG-21s ép B-52s bay vào tầm bắn hạ hai mươi cây số của SAM-3
Câu chuyện dùng Mig-21s để buộc B-52s của đế quốc Mỹ phải bay cao dưới  20 cây số để SAM-3 cuả Liên Xô có thể bắn hạ, do một cán bộ cao cấp, tên là Anh Mười, với chức vụ là Phó Tỉnh Ủy đặc trách tuyên huấn và giáo dục cuả một tỉnh, giảng giải trong một lớp học cải tạo sau ngày 30/04/75, được tổ chức tại trường trung học Trịnh Hoài Đức, đặc biệt dành riêng cho những vị giáo chức của VNCH được nhà cầm quyền Cộng Sản lưu dụng. Viên Phó Bí Thư tỉnh ủy này đã ca tụng sự sáng tạo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Sự việc này được ông Võ Kỳ Điền, một giáo chức được lưu dụng, kể lại trong cuốn “KẺ ĐƯA ĐƯỜNG” xuất bản 1986 tại Toronto và được ông Huỳnh Sanh Thông chuyển dịch sang tiếng Anh trong cuốn “TO BE MADE OVER”. Nguyên văn tiếng Anh trong cuốn này như sau:
“Do you teachers realize that our People’s Army is not only heroic but also creative? In ’72 the American imperialists used B-52s to bomb our capital, Hanoi. B-52s were strategic bombers, the most advanced that the capitalist warmongers possessed. The Soviet Union, our friend, gave us SAM-3 missles that could only hit targets twenty kilometers up there and not the highflying B-52s. And yet our men hit ‘em and bring ‘em down just the same. Do you teachers know how they did it? …. We just had MiG-21s fly over the American B-52s and shot at them, forcing them to come down within the range of our missles. So we bagged ‘em all! Wasn’t that a stroke of genius?”
Kẻ viết bài này không có bản tiếng Việt “Kẻ Đưa Đường”, nên đành phải tạm dịch ngược lại ra tiếng Việt:
    “Qúy vị giáo chức có biết Quân Đội Nhân Dân của chúng ta chẳng những rất anh hùng mà còn đầy sáng tạo nữa không? Trong năm 1972, Đế Quốc Mỹ đã dùng máy bay B-52s thả bom xuống Thủ Đô Hà Nội cuả chúng ta; B-52s là oanh tạc cơ chiến lược cao cấp nhất mà tư bản hiếu chiến có được. Liên Bang Xô-Viết, người bạn thân thiết, đã viện trợ cho chúng ta tên lửa SAM-3, song những tên lửa này chỉ có thể bắn hạ được những loại phi cơ bay ở độ cao 20 cây số trở xuống, nghiã là không bắn tới độ bay cao cuả B-52s.  Tuy nhiên, bộ đội ta đã có sáng kiến ép buộc máy bay B-52s cuả Mỹ phải bay thấp vào tầm bắn cuả SAM-3. Qúy vị giáo chức ở đây có biết bằng cách nào mà bộ đội làm được như vậy không?… Chúng ta cho MIG-21s bay phiá trên B-52s rồi nổ súng, buộc chúng phải bay thấp để lọt vào tầm bắn cao cuả SAM-3. Phải chăng đó là một sáng tạo thiên phú?”
– Sản Khoa là cơ quan chuyên đi kiểm kê tài sản cuả nhân dân để tịch thu
Bác sĩ Sang là một tù cải tạo chung với tôi ở trại Trà Nóc Cần Thơ, và trước năm 1975 là  bác sĩ sản khoa thuộc Quân Y Viện Cần Thơ. Vì nguyên là một bác sĩ, nên anh Sang đã khai trong Bản Tự Khai là trong khi thi hành phận sự trước năm 1975 đã không gây bất kỳ một thiệt hại nào cho Cách Mạng. Nói một cách khác là không có tội tình gì với Việt Cộng cả, nên được mời lên văn phòng của trại để làm việc với cán bộ an ninh của trại là Trung Úy Lộng. Sau đây là nội dung (không phải là nguyên văn) cuộc đối thoại giưã bác sĩ Sang và Trung Úy Lộng:
Anh Sang, trước tháng 4 năm 1975 anh làm gì trong bộ máy ngụy quân?
Thưa cán bô! Trước tháng 4 năm 1975 tôi là bác sĩ sản khoa!
Cán bộ Lộng tỏ vẻ không hài lòng vì cho rằng tên tù cải tạo này đã không thành thật khai báo nên cao dọng, hất hàm hỏi:
Là bác sĩ sản khoa mà anh dám khai trong bản tự kiểm là không có tội tình gì với cách mạng, thế là thế nào?
Dạ thưa cán bộ. Trước 30/04/1975 là bác sĩ sản khoa, nên tôi không hề làm bất cứ điều gì gây thiệt hại cho cách mạng cả.
Cán bộ Lộng bất bình, vì đã sau một thời gian học tập khá dài rồi mà tên đại úy ngụy này vẫn còn hết sức ngoan cố không chịu nhìn nhận tội lỗi trước nhân dân:
Anh nghĩ là chúng tôi ngu dốt lắm, nên anh khai thế nào là chúng tôi phải tin như thế phải không? Sản khoa là một cơ quan cuả ngụy quyền chuyên đi kiểm kê tài sản của nhân dân để tịch thu chứ gì? Tội của anh đối với cách mạng, trời không thể dung, đất không thể tha, thế mà anh còn ngoan cố chối cãi hả?
Bác sĩ Sang hoảng hốt trả lời:
Dạ dạ dạ.. .. Không không không… thưa cán bộ, công việc trước năm 1975 cuả tôi không phải là đi kiểm kê và tịch thu tài sản của nhân dân, mà chỉ là đi đỡ đẻ cho vợ binh sĩ thôi!
Cán bộ Lộng tẽn tò chưã thẹn:
                     Đỡ đẻ thì khai đỡ đẻ mẹ nó cho rồi, bày đặt sản khoa với sản khiếc.. ..
– Bác sĩ học đến lớp mấy
Dưới đây là câu chuyện được nhà văn Cao Xuân Huy kể lại trong một chuyện có nhan đề là NGU NHƯ LỢN trong cuốn VÀI MẨU CHUYỆN. Tại một trạm y-tế cuả một trại tù cải tạo, một bác sĩ việt cộng hỏi một bác sĩ quốc gia (vị bác sĩ cải tạo này được các bạn tù kêu là Mạnh Chuột, vì chuyên nuôi chuột và ăn thịt chuột) để bổ túc cho bản ly lịch:
Anh học đến đâu?
Bác sĩ.
Chúng tôi biết anh là bác sĩ rồi, nhưng anh học đến đâu?
Bác sĩ y khoa
 Này tôi không đùa đấy nhé, anh là bác sĩ chúng tôi biết rồi, nhưng anh học đến lớp mấy?
Mạnh Chuột ngớ ra chưa biết trả lời ra sao thì tên cán bộ y tế vưà để khoe và cũng vừa để giải thích thật cặn kẽ cho tên bác sĩ ngụy ngu dốt này hiểu câu hỏi của anh ta:
Tôi biết anh là bác sĩ rồi nhưng anh học đến lớp mấy, tôi cũng là bac sĩ, tôi vưà học bổ túc xong lớp sáu.
– Tên đàn ông phải có chữ văn và đàn bà phải có chữ thị
Trong tuyển tập Nguyễn Ngọc Ngạn có truyện ngắn “ĐI THÊM MỘT BƯỚC”, tôi không rõ đây là một truyện có thật mà tác giả đã chứng kiến trong thời gian cải tạo, hay chỉ là hư cấu. Dù là hư cấu đi chăng nưã, thì nó cũng rất có thể xẩy ra trong thực tế, đồng thời nó cũng nói lên được một đặc tính cố hữu của cán bộ cộng sản là vừa NGU DỐT lại vưà HÁCH DỊCH và KIÊU CĂNG.
Như các bạn đã biết khi vào trại tù cải tạo, hầu như tất cả các cải tạo viên phải viết Bản Tự Khai, để kể rõ về gốc gác cũng như tội lỗi cuả mình đã gây ra cho cách mạng trước ngày 30/04/1975. Trong một traị cải tạo có một tù cải tạo tên là Trần Hào sau khi đã viết xong Bản Tự Khai, trước khi nộp cho quản giáo, anh ta thận trọng đọc lại cho chắc ăn và sau đây là trích đoạn mẩu truyện nói trên:
“Hạn nạp bài đã đến. Hào đang lui cui đọc lại lần cuối thì một gã cán bộ lững thững đi tới, hai vệ binh ôm súng theo sau. Gã không mang quân hàm – dĩ nhiên mang quân hàm thế nào đươc, bởi vì lúc đó cả mấy trăm ngàn quân Bắc Việt cùng với chiến xa đại pháo, đều vỗ ngực tự xưng là Mặt Trận gải phóng và nhân dân miền Nam nổi dậy chống chính quyền – nhưng Hào biết gã làm lớn, vì nét mặt nghênh ngang và phía sau gã còn lẽo đẽo một lũ bộ đội hộ tống nữa. Gã dừng lại trước mặt Hào, cúi xuống lẩm nhẩm đọc, rồi đột ngột hỏi:
–   Anh tên là gì?
Hào ngẩng lên:
–  Dạ, Trần Hào      
Lập tức, gã hếch mặt bực bội, nói lớn để mọi người chung quanh cùng nghe:
– Đàn ông thì “văn”, đàn bà thì “thị”. Tại sao chỉ có Trần Hào là thế nào? Muốn giấu giếm hả?
Rồi mặt gã đanh lại, chỉ thẳng tay xuống tờ giấy ra lệnh:
– Trần Văn Hào! Viết vào!   
Hào lúng túng giải thích:
– Thưa anh, tên thật của tôi cha mẹ đặt từ nhỏ là Trần Hào, không có “văn”.
Gã chép miệng, thở dài, tỏ vẻ chán nản những thằng Ngụy ngu dốt, đến giờ này còn ngoan cố. Gã nén giận bảo Hào:
Hồ sơ cuả các anh ở Bộ Tổng Tham Mưu chúng tôi đều nắm cả. Anh nên thành khẩn khai báo, đừng có bao che, giấu diếm.  Thêm ngay chữ “văn” vào.
Hào bực bội phân trần:tên tôi trong giấy khai sanh là Trần Hào thôi, không có tên đệm. Thiếu gì người không có tên đệm, chẳng hạn như ông Lê Duẩn.
Gã nổi nóng:
– Mày dám …
Nhưng gã khựng lại ngay. Qui định của trại không cho phép gọi cải tạo là “mày”. Mới hôm qua chính gã còn oang oang giảng. Ai bảo các anh là tù? Nếu là tù chúng tôi gọi bằng “thằng”, bằng “mày”! Không các anh không phải là tù! Gã làm như chỉ cần đổi một danh từ thì đang từ một thằng tù trở thành người thường ngay. Tuy thế, chính gã lâu lâu lại buột mồn vi phạm qui định. Gã lên giọng gíáo dục:
–  Anh dám ví mình với đồng chí bí thư thứ nhất à? Các đồng chí lãnh đạo trong thời gian kháng chiến chống Pháp phải lấy bí danh để tránh mật thám, hoặc bỏ tên đệm cho tiện. Chẳng hạn như đồng chí bí thư thứ I họ Lê tên Duẩn, đồng chí chủ tịch Quốc Hội họ Trường tên Chính!!! Hoặc như đồng chí Tố Hữu v.v.. Còn anh, anh là cái gì mà dám lấy hai tên.  Viết vào: Trần Văn Hào.
Hào không biết cãi thế nào, đành nghe theo. Thôi thì đằng nào cũng nạp cho nó chứ ai! Nhất là hai vệ binh đứng bên cạnh, tay lăm lăm khẩu súng đang nhìn Hào ác cảm. Hào sửa xong, trao tờ giấy cho gã. Gã gật gù hài lòng, toan bước đi, nhưng lại đặt tờ giấy xuống bảo:
– Còn tên cha nưã chứ, Trần Tùng thế nào được? Trần văn Tùng!
Tới đây kẻ viết bài này xin được phép nói thêm một chút về những điều ngu ngốc, ngớ ngẩn của cán bộ cao cấp và các lãnh tụ tối cao của cộng sản Việt Nam và Trung Hoa:
– Ăn nói hơi thiếu văn hóa đấy
Vào ngày 08-12-2004, một thông tín viên tên Nguyễn Hùng của đài BBC Luân Đôn đã phỏng vấn qua điện thoại ông Tổng Giám Đốc Hàng Không Việt Nam, Nguyễn Xuân Hiển, về việc mở mang và phát triển đường bay quốc tế của hãng này; sau đây là một trích đoạn trong cuộc phỏng vấn này.  Qua những câu trả lời cuả ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Xuân Hiển đã cho người ta thấy được đầy đủ đặc tính ngu dốt, song lại kiêu căng và hống hách cuả một viên chức thuộc vào hàng cao cấp của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam:
– TTV/BBC: Thưa ông, khi mà viên chức Thái Lan họ bay đến Việt Nam vào cuối tuần này thì … …
– TGĐ/HKVN: Đó là một hiện tượng rất tốt đẹp trên tất cả các lãnh vực, tôi xin chúc mừng.
– TTV/BBC:  Thế ông không hề sợ cái chuyện phải phân tranh với một hãng (máy bay) rất là sừng sỏ … ?
– TGĐ/HKVN: Tại sao lại dùng chữ sợ ở đây nhỉ? Anh phỏng vấn trên điện thoại… anh ăn nói hơi thiếu văn hóa đấy.
– PV/BBC: Dạ không, tôi cũng không nói là…
– TGĐ/HKVN: Vì anh sống xa tổ quốc nên ngôn ngữ cuả anh bị hạn chế, tôi không sợ ai hết.
– PV/BBC: Có thể tôi dùng chữ không đúng
– TGĐ/HKVN: Anh nên học lại tiếng Việt, song hãy tổ chức phỏng vấn nhá; cuộc phỏng vấn đươc ghi âm đấy.
Bọn tư bản mỗi thằng chỉ có hai cái áo
Trong cuốn “Washington’s Secret Military Operation In The North Vietnam” tác giả Sedgwick Tourison (một người Mỹ nói tiếng Việt như người Việt) có viết về những người lính biệt kíck không quân số, trước năm 1975 được thả dù xuống miền Bắc để hoạt động bí mật, chẳng may bị bắt và bị giam giữ trên đất Bắc tới hàng chục năm.  Sau năm 1975 một số được trả tự do và được định cư ở Mỹ. Một vài người trong số này, có nói với ông về những ngày tháng trước năm 1975 bị giam giữ tại nhà tù Thanh Trì ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tại đây viên đại úy trưởng trại tên Lộc, hàng ngày thường lấy báo chí của cộng sản xuất bản đọc cho tù nhân nghe, một hôm hắn đã phân tích và giảng giải về tư bản và cho biết là tư bản rất nghèo chứ không giầu có gì đâu. Dưới đây là đoạn trích nguyên văn trong trang 209 và 210:
“The capitalists would ask you to believe that, they are rich, incredibly rich. In actuality, they are poor, very poor. Do you know why? Everyone of these capitalists has two shirts. But only those two shirts. None of them has a third shirts, just two of them. Because of their poverty they had to invent nylon. It was a way to mask their poverty. It was a material which, when washed could be hung out to dry and fifteen or twenty minutes it would be completely dry. Some of you would mistakenly believe that nylon is great advancement but you should understand that nylon came about of the poverty of the capitalists.
          You all know the way we do thing in Vietnam. We don’t work straight through lunch, the way American do. We work in the morning and then rest for several hours at noon. Now, the capitalists in the South and other countries go home at noon wash the shirt they wore in the morning and hurry back to work with a clean shirt. This way, through the existence of nylon they can wash their shirt, have it dry quickly, and not let others know they are so poor. They only have two shirts. They are really poor.You can’t imagine just how poor these capitalists are.”
Tôi tạm dịch ra tiếng Việt:
“Bọn tư bản muốn các anh phải tin rằng chúng giầu, giầu lắm.  Trong thực tế, chúng nghèo, nghèo lắm.  Các anh có biết tại sao không, vì mỗi đưá trong bọn tư bản chỉ có hai cái áo và chỉ có hai cái mà thôi. Không một thằng nào trong bọn chúng lại có đến cái áo thứ ba, có đúng hai cái mà thôi.  Bởi vì nghèo, nên chúng đã phát minh ra vải nylon và vải này được dùng như là một phương thức để che giấu sự nghèo khó của chúng.  Nylon là một loại vải, sau khi giặt nó có thể phơi khô rất nhanh chóng trong vòng từ 15 đến 20 phút thôi vì lẽ đó nên một số các anh đã lầm lẫn tin rằng vải nylon là một bước tiến bộ vượt bực, song thực ra vải nylon được phát sinh ra từ sự nghèo khó của bọn tư bản.
Tất cả các anh đều biết cách làm việc cuả chúng tôi ở đây, chúng tôi không làm thông tầm suốt buổi trưa như người Mỹ.  Chúng tôi làm việc buổi sáng, rồi nghỉ vào buổi trưa.  Hiện nay, bọn tư bản ở miền Nam và ở các nước khác về nhà vào buổi trưa, cởi chiếc áo mà chúng mặc vào buổi sáng ra giặt, rồi vội vàng trở lại làm viêc với chiếc áo sạch.  Với sự hiện hữu của vải nylon, bọn tư bản có thể giặt áo, phơi khô trong chốc lát, và làm người khác không biết được chúng rất nghèo; thật sự chúng rất nghèo và các anh không thể tưởng tượng được bọn tư bản nghèo như thế nào đâu?” 
– Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam Độc Lập trừ Tự Do trừ Hạnh Phúc
Trong hầu hết các bản văn hay các văn kiện chính thức của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trước năm 1975, ở đầu trang thường có hai hàng chữ:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Và sau ngày 30/04/1975, tấn tuồng “Hiệp Thương Thống Nhất” do ông Trường Chinh đạo diễn và đóng vai chính được trình diễn ở Sàigòn sau năm 1975, hai dòng chữ trên được đổi thành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
(có gạch nối giưã chữ ĐL và TD cũng như giưã chữ TD và HP)
Khi phải đọc một tờ thông cáo hay một lệnh cấm hay lệnh bắt giam v.v… cho một người hay nhiều người nghe, người đọc thường phải đọc cả hai dòng chữ này cho đúng nghi thức và cho thêm phần long trọng. Trong khi đọc người đọc thường không đọc những gạch nối ( – ) giưã chữ Độc Lập và Tự Do, cũng như giưã chữ Tự Do và Hạnh Phúc.  Và nếu có một người nào đó quá thận trọng đọc luôn cả những gạch nối này thì sẽ đọc là:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập gạch nối Tự Do gạch nối Hạnh Phúc
Thế nhưng một cán bộ cộng sản (rất tiếc tôi không nhớ được tên) đã viết trong một bài báo cho biết rằng chính tai ông ta đã nghe trong một buổi họp ông Võ Văn Kiệt, một cán bộ cộng sản cao cấp, đã đọc hai dòng chữ trên trong một bản văn như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập trừ Tự Do trừ Hạnh Phúc
Có người cho răng ông Võ Văn Kiệt không đến nỗi dốt đặc cán mai như thế đâu mà ông chỉ vờ đóng vai người ít học để nói lên một sự thật cay đắng rằng: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam có Độc Lập thật nhưng không có Tự Do và Hạnh Phúc.
– Đù má nghiêm! Chào cờ, chào!
Ông Lê Nhân trong một bức thư ngỏ, đề ngày 05-12-2005, gửi cho ông Phan Văn Khải, khi ông này đang là Thủ Tướng cuả cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam. Trong bức thư này có một đoạn như sau:
“Tôi xin nhắc để anh nhớ, tôi là Lê Nhân, biệt hiệu trong lớp anh em gọi là “Nhân ngôn luận” (có ý chửi tôi ăn nói nham hiểm, lời nói ác như vị thuốc độc nhân ngôn giết người). Còn anh Phan Văn Khải có biệt danh cả lớp đặt cho là “Khải đờ mờ” (vì anh có tật khi nói hay chêm tiếng đệm hai chữ viết tắt của tên ông Đỗ MườI: Đ.M. mà những anh em người gốc nông dân Nam Bộ tập kết thường mắc phải). Năm ấy, anh Khải được nhà trường cấp bằng khen vì thành tích rất lớn là bỏ được hai tiếng “đù má” chêm vào trước bất cứ câu gì khi anh nói; nên hôm anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) đến dự lễ khai mạc khóa chính trị Mác-Lê cao cấp do thầy Hoàng Minh Chính giảng, anh được vinh dự đảng uỷ nhà trường phân công lên hô chào cờ. Có lẽ vì anh Phan Văn Khải xúc động quá, khi lần đầu được gặp anh Sáu Thọ, thần hồn nát thần tính, giữa không khí cực thịnh, cực nghiêm trang của tôn giáo Mác –Lê, trên có đảng kỳ, kèm chân dung 5 lãnh tụ vĩ đại : Mác, Lê Nin, Stalin ở giữa, hai bên là Bác Hồ và Bác Mao, dưới nữa là cờ đỏ sao vàng, dưới nữa là anh Sáu Thọ. Thế mà giữa ba quân ngất trời thiêng liêng ấy, anh Phan Văn Khải đứng cực nghiêm, hô chào cờ bằng giọng Củ Chi Nam Bộ, hệt như Trương Phi hét trước cầu Trường Bản; anh Khải hô (hét) cực vang, cực to, cực nhanh rằng: “Đù má nghiêm! Chào cờ, chào!”
– Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, một lãnh tụ thiên tài và cũng là một tên ma cô thiên phú
Qua báo chí trên mạng người ta đọc được một bản tin như sau:
“Chuyến đi Mỹ cuối tháng 6.2007 vừa qua của Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết là một thắng lợi cho Đảng và nhân dân ta. Về đến Hà Nội, Chủ tịch Nước đã dành cho phóng viên của tờ báo mạng PVB “Bảo Sao Ghi Vậy” một cuộc phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt ngay trong dinh chủ tịch và cuộc phỏng vấn được ghi âm, thu hình đầy đủ và lưu trữ tại trang nhà của báo PVB và của Đảng. Phần ghi lại dưới đây đúng bản gốc 100%, không thừa một dấu chấm, không sai một dấu phẩy.”
Trong cuộc phỏng vấn này dĩ nhiên có nhiều câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau, song nơi đây chỉ xin được trích hai câu trả lời chứng tỏ Chủ Tịch Nguyễn Minh  Triết chẳng những là  một lãnh tụ thiên tài cuả  cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam mà còn là một tên ma cô quốc tế thiên phú nữa.
”PVB: Thưa Ngài Chủ tịch, xin ngài cho biết đánh giá tổng quát của ngài về chuyến đi Mỹ vừa qua.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: Thành công, thành công, đại thành công. Thắng lợi, thắng lợi, toàn thắng lợi.
PVB: Ngài Chủ tịch có thể nói rõ hơn về những thành công và thắng lợi đó không?
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: Này nhé, tôi đã đem về cho đất nước hơn mười tỉ đô la của các công ti Mỹ mà không phải tốn nhiều công sức. Chỉ tốn chút nước miếng, đem khoe với các ông chủ tịch công ti (Mỹ)là Việt Nam ngày nay có nhiều con gái đẹp lắm, mà giá nhân công rất rẻ, thế là họ tranh nhau xin kí hợp đồng. Các công ti đối tác của mình kí xong, tôi phải đặt bút phê chuẩn cũng mỏi cả tay.”
Vừa động viên Tổng Thống Mỹ vừa phân hóa nội bộ Mỹ
Lại một lần nưã chứng tỏ là Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết là một lãnh tụ có “thực tài” chỉ một vài lời ngớ ngẩn, ngây ngô, ngu ngốc ông ta đã “động viên” được Tổng Thống Ô-Ba-Ma và “phân hóa” được nước Mỹ. Trong “Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” ở thủ đô Hà Nội vào ngày 22-11-2009, ông Chủ Tịt Nguyễn Minh Triết đã khoe khoang  thành quả ngoại giao của ông:
“Mới tháng 9 vừa rồi tôi đi dự hội nghị các nhà lãnh đạo của 15 nước hội đồng bảo an LHQ, mình đến cuộc họp này dzới một cái tư thế là mạnh mẽ, mà mình là người có tiếng nói mạnh mẽ, chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế. Và ngay Đại hội đồng LHQ vừa rồi, kỳ họp sáu mươi tư (64).. .. ..  Và trong cái cuộc họp đó, ngoài những cái ý kiến chung thì tôi có thêm một cái ý kiến: tôi hoan nghênh ông Ô-Ba-Ma. Ổng tuyên bố là ổng sẽ đóng cửa nhà tù Ga-Ta Na-Mô mà, nhưng mà tôi nói rằng ‘ông Ô-Ba-Ma ơi, vấn đề này là khó lắm đó, tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này.’ Tôi nói mà tôi nhìn Ô-Ba-Ma tôi thấy ổng, cũng chăm chú lắm, cũng lắng nghe. Như thế là mình vừa động viên Ô-Ba-Ma, nhưng mà mình vừa muốn phân hóa cái … cái nội bộ của ổng..”
– Mao Trạch Đông một lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc cũng là một tên đại đại ngu
Ông Mao Trạch Đông vưà là Chủ Tịch nước và vưà là Chủ Tịch đảng Cộng Sản Trung Hoa, người được ông Hồ Chí Minh cũng vưà là Chủ Tịch nước và chủ tịch đảng Cộng Sản Việt Nam, chẳng những coi như bậc thầy mà còn coi như thánh sống nưã. Hồ đã có lần chỉ hình Staline và Mao treo trên tường và nói với đám đàn em rằng: “Chúng ta có thể lầm lẫn, song một ông có râu và một ông không râu này, không bao giờ lầm lẫn cả.” Song trong thực tế Mao là một lãnh tụ cộng sản ngu ngốc không thể tưởng tượng được. Dưới đây là hai thí dụ điển hình chứng minh cho sự ngu ngốc cuả Mao Trạch Đông.
Trong thời gian từ năm 1958 tới năm 1962, Mao đã đã đề xướng và cho thi hành một kế hoạch Ngũ Niên có tên là “Đại Nhảy Vọt” với mục đích là làm cho người dân Trung Hoa được sống no đủ và nước Trung Hoa trở thành một nước sản xuất sắt thép đứng đầu thế giới. Trong kế hoạch này có hai chiến dich nổi bật nhất do ông ta đề xướng là DIỆT CHIM SẺ và SẢN SUẤT THÉP.
– Chiến dịch diệt chim sẻ
Với lập luận rằng chim sẻ phá hoại mùa màng và đó là một trong những nguyên nhân gây ra nạn thất thu nông phẩm trên lục điạ Trung Hoa và tạo ra nạn đói triền miên cho nhân dân Trung Hoa. Do đó Mao hô hào, kêu gọi và thúc ép nhân dân Trung Hoa không phân biệt tuổi tác, thành phần xã, từ hang cùng đến ngõ hẻm, từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến rừng núi, v.v…  bất kể ngày đêm, đâu đâu cũng phải đánh trống, gõ mõ, đập nồi niêu, đập xoong chảo, dùng cung tên, dùng ná thun, dùng súng hơi, dùng gậy gộc, dùng đất đá dượt đuổi và giết cho bằng hết chim sẻ nên hầu hết chim sẻ bị diệt, ổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập, chim sẻ non bị giết.  Do uy tín to lớn cuả Mao, nên chiến dịch “ĐẢ MA TƯỚC” thành công mỹ mãn.  Trên toàn lục điạ Trung Hoa vào thời gian này người ta thật vô cùng khó khăn để có thể tìm được một con chim sẻ may mắn sống sót sau chiến dịch này. Qua cuốn phim tài liệu cuả hai người Đức là Heynowsky và Scheumann, người ta thấy hình ảnh đông đảo người dân Trung Hoa điên cuồng hò hét va thi đua với nhau bắn giết chim sẻ và hàng chục chiếc xe tải chở đầy xác chim sẻ chạy “biểu diễn” trên đường lộ.
Sau năm đầu, quả tình tổng sản lượng luá ngô cuả Trung Hoa có nhích lên đôi chút, nhưng những năm sau đó tổng sản luá gaọ cuả Trung Hoa sụt giảm một cách thảm hại, vì nạn châu chấu phá hại muà màng.  Vào tháng 4/1960  Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoa Kỳ cho hay là chim sẻ ăn côn trùng, đặc biệt là châu chấu, nhiều hơn là ăn thóc. Nên chim sẻ đã đóng góp cho việc gia tăng sản lượng nông phẩm hơn là làm sút giảm. Khi biết được điều này, thì có trên 10 triệu người Trung Hoa vì thiếu thực phẩm đã chết đói để đền tội cho sự ngu dốt vĩ đại cuả Mao Chủ Tịch.
– Chiến dịch sản xuất thép
Trong chiến dịch đẩy mạnh ngành sản xuất sắt thép cuả Trung Hoa lên hàng đầu thế giới, Mao đã làm con toán vô cùng “thông minh” khiến toàn thế giới phải hết sức “kính nể’ và “khâm phục”.
Trung Hoa, vào thới gian ấy có 700 triệu dân, nên Mao Trạch Đông tính rằng,  cứ mỗi đầu người dân Trung Hoa đóng góp cho Nhà Nước 3 kg sắt thôi, và chỉ 3 kg không hơn không kém, thì tổng sản lượng sắt thép cuả Trung Hoa cao hơn 5 lần nước Anh.
Với con tính “bác học” như thế, nên ông kêu gọi và thúc đẩy toàn đảng cùng toàn dân Trung Hoa tập trung nỗ lực vào chiến dịch này. Trên lục điạ Trung Hoa vào thời gian này, đi đến đâu người ta cũng thấy công tác thu thập sắt vụn nhộn nhịp như những ngày đại hội, và lò nấu sắt thép mọc lên như nấm. Chỉ một thời gian sau, dù việc thu thập sắt vụn như nồi niêu bể, soong chảo hư, dao cùn, cuốc mẻ, hay bất cứ đồ vật gì bằng sắt thép bị hư hỏng v.v… dù cố gắng đến mấy đi nữa cũng vẫn không đủ sắt thép cung cấp cho các lò luyện kim. Do đó chính quyền phải ra lệnh hạn chế việc dùng các dụng cụ bằng sắt thép trong dân chúng, ba bốn gia đình phải dùng chung nhau một con dao, một cái cuốc, một cái cầy và một cái bừa v.v.. để lấy thêm sắt thép cung cấp cho các lò luyện kim. Có người đã tính rằng nếu thâu thập từ cái kim gẫy tơí việc phá hủy các kiến trúc đã dùng sắt thép làm nòng cốt trên toàn bộ lục điạ Trung Hoa vào thời bấy giờ cũng không đủ sắt thép để đạt được chỉ tiêu do sự dốt nát cuả Mao đã đề ra.
Hậu quả của chiến dịch đại ngu của đại lãnh tụ Mao Trạch Đông này làm nông dân chẳng những thiếu thốn nông cụ canh tác, mà còn phải bỏ phần lớn thời gian canh tác vào việc thi đua thu thập và thi đua nấu sắt thép, nên tổng sản lượng nông phẩm sút giảm đáng kể, khiến trên 10 triệu dân Trung Hoa phải chết đói.
Trên đây chỉ là một số ít những điều ngây ngô, ngớ ngẩn, ngu ngốc, v.v… của các cán bộ cũng như các lãnh tụ cộng sản cao cấp của đảng Cộng Sản Viet Nam đàn em của đảng Cộng Sản Trung Hoa, mà tôi là nhân chứng hay đã thâu thập được, Hy vọng chúng cũng đã giúp cho độc giả nhận ra được đại ngu đại dốt của họ và đảng Cộng Sản Việt Nam là một đại họa cho đất nước thân yêu của chúng ta.