Tuesday, March 26, 2019

II/ Đi Tìm Tung-Tích Người Anh-Hùng Đặng Phương Thành:
Trước đây nhiều năm, khi Hội Sử-Học Việt-Nam được biết sự tích anh dũng của cố đại tá Thành cùng Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 Bộ Binh, chúng tôi lập tức đăng tải lên trang web http://www.truclamyentu.info. Lúc bấy giờ Hội chỉ có một vài chi tiết rất lờ mờ về sự hy sinh của ông. Do đó, đã có một lời kêu gọi ngắn những ai là thân nhân hay chiến hữu của ông vui lòng cung cấp cho chúng tôi di ảnh cũng như ngày ông khuất núi.
Sau một thời gian chờ đợi (khoảng 2 năm), chúng tôi nhận được liên lạc của gia đình cố đại tá Thành, liên quan đến ngày ông khuất núi. Và mãi gần 4 tháng sau, mới có được di ảnh của ông.
Ngày 09/09/2011 (Kỷ niệm ngày ông khuất núi), Hội đã vinh danh ông là Danh Nhân Quân Sự Việt Nam, đồng thời chép sự tích thần kỳ của ông vào quyển Thần Việt Điện 2010

Nhưng còn một điều chúng tôi vẫn hằng ưu tư là chưa có được bài tường thuật chiến thắng lẫy lừng sau cùng của Quân Đoàn IV Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
May mắn thay, cố đại tá Thành đã đưa một cựu sĩ quan báo chí thuộc sư đoàn 7 bộ binh (ám chỉ tôi là người đã chuyển ngữ bài phỏng vấn ĐT Thành của báo Paris-Match-- Tài) đến với trang truclamyentu.info của chúng tôi. Di nguyện cuối cùng của cố đại tá Thành đã được hoàn tất.
Tương tự như trường hợp của cố Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu khi viết Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam cũng như chư vị tướng lãnh trong Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam.
Riêng về tấm hình phóng viên Paris-Match chụp đại-tá Thành và phổ biến trên số 1352 ngày 26-04-1975, chúng tôi may mắn có được bản chính do anh Trần-Tú-Tài cung cấp thông tin và sau đó đã đặt mua được trên chợ Amazon.
Quả thật cố đại tá Đặng Phương Thành đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để có thể bổ túc những thông tin về ông (thông tin đăng ngày 30-10-2011 trên trang quansuvn.info)
IV/ Anh-Hùng Bất-Tử Đặng-Phương-Thành:
Paris Match Phỏng Vấn Đại Tá Đặng-Phương-Thành Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 Sư-đoàn 7 Bộ-Binh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, Sau Chiến Thắng Bến-Tranh Trong Tháng 04-1975.
anh-hùng đặng-phương-thành
(1940-1976)
Anh hùng Đặng Phương Thành, Đại tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 Sư đoàn 7 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (04/1975).
Nguồn: Phóng sự về VN trên tuần báo Paris Match số 1352 ngày 26-04-1975.
đặng-phương-thành, paris-match
Hình Paris-Match số 1352 ngày 26-04-1975 chụp đại-tá Đặng-Phương-Thành sau chiến thắng Bến-Tranh (hàng chữ ghi chú bằng tiếng Pháp Le colonel Thanh défend le delta du Mékong nghĩa là Đại-tá Thành người bảo-vệ đồng-bằng sông Cửu-Long)
Đại tá Thành đã tạo nên chiến thắng lớn nhứt và cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để rồi chết thảm thương trong trại tù Cộng sản sau một trận trốn trại thất bại. Sau đây đoạn phỏng vấn Đại tá Thành trong bài báo trên; Chuyển ngữ Trần-Anh-Tú.
Mỹ Qưới. 150 dân làng đã tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng Châu Thổ rạn nứt này, ngoại trừ lửng lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt. Xa xa, xuất hiện những cụm khói, đó l những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của 1 trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước.
Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt. Cách đây hai ngày, Mỹ Qưới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi, đang ngồi, được canh gát bởi ba Nghĩa Quân “người này trước đây là chính ủy Trung đoàn” (C’était le commissaire politique du regiment), đại tá Thành giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn, gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi, Đại tá Thành đã hành quân vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm: “còn nữa”. Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời: “vùng châu thổ là vậy” .
Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát cho làng. Những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười. Những đứa nhỏ ở truồng vửa đuổi nhau vừa la mỗi nhà. Những ngôi nhà bằng lớp đất với lớp vữa màu xanh. Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát. Người ta vửa lấy những cái xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế.
Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc Việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Vit-cộng (chartier les paysans qui ne plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện, vùng châu thổ này, với mt triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước VN. Đây là vùng đất màu mỡ nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài gòn sẽ là thành phố chết. Đo đó mà tại sao Đại tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, dấu mình trong những ao (trous d’eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.
Người nông dân vùng châu thổ không thích Việt cộng, và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp có Nghĩa Quân trang bị vũ khí nhẹ, ở phía Bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành 1 đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhất của đội quân quyết tử Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (1) và không biết lội ruộng. Họ có mô danh từ để chỉ những người này: Đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emprotent les sacs de riz). Chúng ta đang ở Á Châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhút. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị Đại tá khoẻ mạnh đang giữ quận Bến-Tranh trong tay cho chánh phủ Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền Trung) và, hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.
Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhất của Sài Gòn, đột nhiên tấn công vùng châu thổ?
Chúng tôi tiếp tục, trợt lên trợt xuống trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nàm đen. Vẫn còn xuất hiện những Nghĩa Quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?
Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỏ lớn. Một bà lão đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào Đại tá. “Làng này thì bảo đảm” Đại tá nói. Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.
Tại Sài Gòn, trong 1 con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát, vừa làm trung gian giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba, ở Hoa-Thịnh-Đốn, Paris, Luân-Đôn và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như lực lượng để thay thế. Người ta cũng theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân sài Gòn, mỗi đêm hướng lỗ tay về Xuân-Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân.
Ký giả Francois Caviglioli
Tiễn Người Bạn Thân
kính bái hương hồn Đại Tá Đặng-Phương-Thành
Trận đánh cuối cùng quân đoàn bốn
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
Sáng danh quân sử cộng hoà
Ngàn năm vằng vặc chói loà thiên binh
Trung đoàn trưởng Phương Thành đại tá
Lập chiến công gìn giữ nước non
Cộng quân táng đởm kinh hồn
Huân chương Bảo Quốc ghi ơn anh hùng
Hàng trăm xác ngổn ngang đồi trọc
Nức lòng dân quân lực miền Nam
Cớ sao chúng nỡ nhẫn tâm
Nga Tàu bánh vẽ tối tăm mịt mù
Ngày ba mươi tháng tư tan tác
Tổng thống Minh bạc nhược đầu hàng
Cửu Long cuồn cuộn điên cuồng
Oán hờn ngùn ngụt tang thương não nùng
Thương cha mẹ bần cùng trình diện
Chúng biết người chiến trận năm xưa
Hiên ngang tỏ mặt anh hào
Đòn thù tới tấp thịt da máu trào
Con hùm xám biệt khu giam giữ
Suốt ngày đêm quản giáo hỏi tra
Một hôm bỗng biến đi đâu
Chó săn lùng sục rừng sâu ngút ngàn
Sân hận cũ trung đoàn bị diệt
Bọn đặc công thảm thiết kêu la
Bày trò tự tử không tha
Xác chôn vội vã vi vu gió sầu
Trần Anh Tú rầu rầu nhỏ lệ
Đặng Phương Thành tức tưởi ra đi
Rừng phong heo hút lẻ loi
Hôm qua đào mộ tiễn người bạn thân.
31.10.2011 Lu Hà
Đại-tá Đặng-Phương-Thành đã trở thành một người anh-hùng bất tử.
V/ Tư-Tưởng Nhân-Nghĩa Trong Đạo Làm Tướng, Chỉ-Huy Quân Lính:
Trong bài biên khảo Thiên-Niên Sử Thăng-Long Thành, Hội Sử-Học Việt-Nam đã đề cập đến tư-tưởng Nhân-Nghĩa như sau:
“Nguyễn Trải còn chủ trương Nhân Nghĩa trong đạo làm tướng khi ông viết thư trả lời Phương Chính : “Vi tướng chi đạo dĩ Nhân Nghĩa vi bản, Trí Dũng vi tư” nghĩa “Một vị tướng phải lấy Nhân Nghĩa làm đầu, còn Trí và Dũng chỉ là phương tiện tiếp theo” – ngưng trích -. http://www.vnmilitaryhistory.info/quansunganam/thienniensuthanglongthanh9.htm
Thể hiện tư-tưởng nhân-nghĩa của Nguyễn-Trải trong đạo làm tướng cũng như chỉ huy binh lính trên chiến trường, trong lịch-sử Việt-Nam cận-đại tiêu biểu gồm có Đại tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, http://www.truclamyentu.info/dialinhnhankietcuavn/thientaiquansunguyenvanhieu.htm
Ngoài ra không thể nào không đề cập đến Thập Đại Thần-Tướng Việt-Nam, http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_than-viet-dien-thap-dai-than-tuong-viet-nam.htm
Cũng như Đại-tá Đặng-Phương-Thành.
Và còn rất nhiều những vị tướng lãnh, sỹ-quan các cấp khác của Quân-Lực Việt Nam Cộng-Hòa, người viết sẽ có dịp đề cập đến sau này.
VI/ Vinh Danh Anh-Hùng Đặng-Phương-Thành Là Danh-Nhân Quân-Sự Việt-Nam:
Hội Sử-Học Việt-Nam
Vinh Danh
Anh hùng Đặng Phương Thành sinh ngày 05/02/1940 nguyên Đại Tá Trung-Đoàn Trưởng Trung-Đoàn 12 thuộc Sư-Đoàn 7 Bộ-Binh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa nhân ngày giỗ lần thứ 35, 09/09/1976 – 09/09/2011 là Danh-Nhân Quân-Sự Việt-Nam.
Danh tánh, sự tích của ông được ghi vào Tân U-Linh Việt-Điện (quyển sách ghi chép sự tích thần kỳ của những người đã lao tâm lao lực cứu nước giữ nước trong lịch sử Việt- Nam cận-đại).
Sự tích: Anh hùng Đặng Phương Thành đã tạo chiến thắng lớn trong trận cuối cùng tại Thủ Thừa tiêu diệt một trung đoàn việt cộng trong tháng 4/1975, nhờ đó giữ vững đưọc Quốc Lộ 4 trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này.
Khi Anh hùng Đặng-Phương-Thành đi tù cộng sản ngoài miền Bắc, nhân lúc ông vượt ngục bất thành và bị bắt lại, hậm hực vì mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục cộng sản đã treo ông lên và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết.
* Ngày giỗ của ông là 09-09-1976. (*)
(*) Chúng tôi nhận được thông tin từ bà Kim-Nguyen, gia đình của Anh hùng Đặng- Phương-Thành cư ngụ ở Hoa Kỳ.
(*) Di ảnh anh hùng Đặng-Phương-Thành chúng tôi nhận được từ gia đình của người anh hùng gởi tới ngày 10-08-2011.
Làm tại Hải ngoại ngày 09-09-2011
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc (Tổng-thư-ký Hội Sử-Học Việt-Nam)
– Bản sao gởi đến gia đình anh-hùng Đặng-Phương-Thành.
***
Đồng tác giả: Cao-Văn-Viên, Francois Caviglioli, Lu-Hà, Phạm-Cơ-Thần, Quốc-Thái, Trần-Anh-Tú (bút danh của tôi -- Tài),  Trần-Tú-Tài, Trần-Văn-Lưu, và Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc.
Chân thành cảm ơn các tác giả đã có những bài viết liên quan đến Quân-đoàn IV QLVNCH cũng như đại-tá Đặng-Phương-Thành; đồng thời chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến bà quả phụ Đặng-Phương-Thành và bà Kim Nguyen đã gởi đến chúng tôi di ảnh cũng như ngày giỗ của ông.
Những sự giúp đỡ quý báu này đã là trợ duyên rất tốt để Hội Sử Học Việt Nam có thể hoàn thành sự tích anh dũng của vị Anh-Hùng Bất Tử Đặng-Phương-Thành và lưu lại cho các thế hệ mai sau về tinh thần quả cảm, ý chí bất khuất của ông nói riêng và của toàn thể Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa nói chung trong cuộc chiến Vệ-Quốc An-Dân 1946-1975
Âu-châu ngày 09-09-2012, tưởng niệm ngày giỗ lần thứ 36 của anh-hùng bất-tử Đặng-Phương-Thành
Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc.
https://chauxuannguyen2019.org/2014/07/10/qlvnch-ben-tranh-long-an-chien-thang-cuoi-cung-cap-quan-doan-su-doan-cua-qlvnch-danh-nhan-quan-su-viet-nam-anh-hung-bat-tu-dang-phuong-thanh/

CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG.


Chuẩn úy Chung tử Ngọc Nha Kỹ Thuật , em
của phi công phi đoàn 219 Chung tử Bửu 

Câu chuyện của Tháng Ba 40 năm trước.

25 tháng 3 ,1975
Chỉ trong vòng mấy ngày mà Đà Nẵng gần như tràn ngập dân di tản từ Huế, Quảng Trị cùng với các Binh Chủng TQLC, Bộ-Binh thuộc các Sư Đoàn 1,2,3 và các đơn vị Địa Phương Quân của các Tỉnh vừa mới mất làm cho Thành Phố gần như hỗn loạn, tin tức chiến sự càng lúc càng thêm bất lợi cho phe ta.
Lệnh cấm quân đã được ban hành sau khi Ban Mê Thuột và Phước Long thất thủ, tôi cảm thấy lo lắng không biết gia đình có còn ở Di Linh hay không vì nghe nói Cộng quân đang đánh ở nơi đó, tôi mò về Đà Nẵng để hỏi thăm tin tức từ người chị dâu. Khi qua bến phà thì bị mấy chàng Quân Cảnh chận lại, tôi đã xuống nước năn nỉ mà vẫn bị khước từ cho nên đành phải tự động xé rào đi qua, mặc cho mấy QC kêu trời và bây giờ đến lượt mấy ổng năn nỉ xin đừng để mấy "Ổng" thấy là chết tụi tôi, tới nước này thì ai thấy cũng chả là vấn đề gì quan trọng vì tin tức của gia đình quan trọng hơn, sorry nghe mấy chú.Sau khi biết gia đình đang trên đường di tản về Sài Gòn tôi cảm thấy an tâm hơn, tiện thể ghé quán Thiên Nga làm một ly Cà Phê với mấy đứa bạn đang chờ ở đó.
Vừa về tới đơn vị cũng là lúc có lệnh qua Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác họp và nhận kế hoạch của Bộ Tổng Tham Mưu-Nha Kỹ Thuật về việc tái chiếm Huế. Hôm đó tất cả Sĩ Quan của các Đoàn 11,71,72 đều có mặt. Kế hoạch là các Toán của SCT sẽ có nhiệm vụ nhảy xuống những nơi còn phe ta cầm cự giúp họ đánh trở lại, gom những Quân Nhân của các đơn vị còn kẹt lại, tái trang bị và giúp họ có tinh thần để chiếm lại Cố Đô Huế.
Buổi họp được đặt dưới sự chủ tọa của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng SCT,Đ/Tá Ngô Xuân Nghị cho biết Bộ TTM sẽ yểm trợ, tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược, phương tiện di chuyển đầy đủ vì trong cuộc họp có nhiều câu hỏi được đưa ra về những vấn đề đó. Sau lời kêu gọi của Đ/Tá CHT /SCT mọi người đều đồng lòng chấp nhận hy sinh để thi hành công tác, không một người từ chối, thật không hổ danh Lôi Hổ.
26/3
Đoàn Công Tác 72 đang có 3 Toán hoạt động tại khu vực Đồng Đen nơi có Liên Tỉnh Lộ 544 và 545 chạy từ dãy Trường Sơn về đến khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Đoạn cuối của 2 Liên Tỉnh Lộ này đều nối với Xã Hòa Thanh - Quận Hòa Vang, cuối hai con lộ này có một Đại Đội Địa Phương Quân trấn giữ, 3 Toán của Đoàn 72 đang Công Tác Thám Sát con lộ 545 gần đèo Mũi Trâu.
Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác cho biết tin tình báo từ Quân Đoàn 1 nhận được là Cộng Sản Bắc Việt sẽ một mặt trà trộn vào đám dân di tản theo Quốc Lộ 1 tiến vào, một mặt sẽ xử dụng LTL 545 để vận chuyển vũ khí, chiến xa, lương thực và chuyển quân theo con đường này để đánh Đà Nẵng.
Ba toán đang hoạt động trong vùng đã gần đến ngày triệt xuất. Chỉ còn một ngày nữa thôi ,tôi được Chỉ Huy Trưởng gọi lên, tưởng đâu sửa soạn ra Huế chứ giờ này gọi lên là biết sửa soạn đi thôi.
-Chú mày chuẩn bị nắm Toán vào thay cho mấy Toán ngày mai triệt xuất. Tụi nó đi học Dù, phá hoại cho nên thiếu người, đi giùm anh một chuyến, nếu có gì thì sẽ bốc ra ngay, 2 toán kia Th/Uý Quách Tố Long và Ch/Uý Nguyễn Trọng Vui sẽ dẫn đi.
-Chuyện nhỏ, đi đâu cũng đi hết, hồi nào tới giờ chưa biết từ chối mà? (mà từ chối sao được hổng đi chỗ này thì cũng phải đi chỗ khác thôi)
Ba toán được lệnh trang bị mìn chống chiến xa, mỗi em một quả để chặn đường tiến quân của CS Bắc Việt. Tôi còn ráng mang theo một dây lựu đạn Mini để lỡ có gì....thì chơi luôn, Lôi Hổ chết bỏ.
Cùng đi chuyến này còn có Th/Uý Thể và Tr/Sĩ Trọng sẽ nằm ở đỉnh Đồng Đen làm Relate cho 3 Toán. Chúng tôi đã chuẩn bị để sẵn sàng xâm nhập khi có phương tiện từ phía Không Quân. Trong lúc đó tình trạng của Đà Nẵng càng xáo trộn hơn vì lính tráng và dân chúng tràn ngập phố phường, đã có nghe những vụ cướp bóc xảy ra đây đó. Bên Sơn Trà cũng thấy nhộn nhịp hơn thường lệ , mọi người hối hả, xe cộ cũng tấp nập khác thường. Sở Công Tác cũng đã phổ biến lệnh di tản thân nhân và gia đình, được loan tải cho mọi quân nhân thuộc SCT và các Đoàn nội đêm hôm nay 26/3.
Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn Dù và Tiếp Liệu cũng đang lên tàu chuyến chót ở bên Non Nước. Sư Đoàn TQLC từ phía Huế, Quảng Trị đã rút về để thay thế cho Sư Đoàn Dù trám vào những trọng điểm trước đây do SĐ Dù trách nhiệm. Kế hoạch tái chiếm Huế dường như đã bãi bỏ vì không còn lực lượng nào kháng cự với CSBV. Quảng Trị, Quảng Tín cũng đã "di tản chiến thuật". Riêng trong đơn vị Đoàn Công Tác 72 thì vẫn bình thường, không thay đổi gì mấy ,mọi sinh hoạt vẫn như không có gì xảy ra, chỉ có 3 toán đang chờ đợi.... xâm nhập và 3 toán đang mong chờ....triệt xuất.
Dường như linh tính mách bảo tôi rằng lần này sẽ không bình thường như những lần trước. Trong lòng có chút bất an, với tâm trạng buồn buồn, lo lắng xen lẫn những suy nghĩ mông lung , tôi muốn dzọt về Đà Nẵng để coi tình hình ra sao? Và cũng phải báo cho chị dâu của tôi hay về việc di tản, gia đình chị cũng khá đông, khoảng hơn chục mạng chứ đâu có ít, mà làm sao bây giờ, đang chờ phương tiện để vô vùng mà???
Cũng may là hôm đó không có phương tiện vì họ phải giúp bên TQLC chuyển quân và tiếp tế cho các đơn vị bạn cho nên tôi cũng vù về Đà Nẵng để cho chị hay đặng sửa soạn mà đi. Khi gặp chị rồi mới biết là chị cùng các cháu có vào phi trường để kiếm phương tiện nhưng vì sợ phải chen chúc mà có hai đứa nhỏ thì khó mà lên được máy bay cho nên chị đã bỏ cuộc trở về nhà và chị nói rằng để mai chị vô lại phi trường kiếm phương tiện khác vì chồng chị là Không Quân (bị bắt ở chiến trường Hạ Lào năm 71) cho nên chị có nhiều cơ hội hơn, thôi vậy cũng được.
27/3
Cả 3 toán lại tiếp tục ứng chiến. Buổi sáng chầm chậm trôi qua, ngồi trong câu lạc bộ uống cà phê tán gẫu, tôi ngồi im lặng quan sát các bàn kế bên. Có tên đang kể chuyện mà kèm theo nhiều tiếng "Đan Mạch" liên tục làm tôi bật cười, hình như tay nào cũng vậy nói chuyện phải có tiếng đệm đi kèm mới rôm rả. Ngồi lâu cũng chán , tôi thả bộ qua Ban 3 chơi nhưng đi chưa tới đã nghe tiếng Trực Thăng xa xa giống như trong rừng mà (lúc) chờ nghe tiếng máy bay để triệt xuất vậy. Tôi đứng chờ thêm chút nữa để coi có phải là họ đến đón mình không? Đúng là hợp đoàn đến đón chúng tôi . Lúc nào cũng 5 chiếc nếu thả 3 toán, vì lần này thả chỗ tương đối an toàn cho nên không có L19 hướng dẫn. Họ đang lượn một vòng để đáp xuống bãi đáp của đơn vị nằm trên lưng chừng núi. Các toán cũng lục tục ra khỏi CLB về chỗ để "trang bị". Lần này thả điểm an toàn rồi lội bộ tới mục tiêu cho nên không cần thuyết trình như những lần thả xuống vùng có hỏa lực của địch. Xe chở chúng tôi lên sân bay của Đoàn , mỗi toán leo lên một chiếc như vẫn thường đi, hai chiếc còn lại là Gun Ship đi theo yểm trợ, tôi thầm nghĩ:
“Trong khi các đơn vị khác còn không có phương tiện di chuyển hoặc yểm trợ mà đơn vị mình lại có 5 chiếc để thả toán thì đâu có gì đáng ngại khi phải xâm nhập đang lúc dầu sôi lửa bỏng này?? Có gì thì họ cũng bốc mình ra ngay thôi.”
Giờ này cũng đã gần 12 giờ trưa, trời nắng nóng như thiêu như đốt, cái nóng của miền Trung thật khó chịu. Mỗi đứa còn phải vác một cái ba lô nặng chịch, cộng thêm một dây đeo lưng có 8 bình đông nước, đạn, lựu đạn, mìn chống chiến xa cộng cây súng nữa là khoảng 1/2 tạ, khiếp thiệt. Lúc leo lên máy bay rồi cũng vẫn phải đeo đầy đủ trên lưng, cho nên ngồi để chân ra ngoài là thoải mái nhất và cũng để nhảy xuống dễ dàng.
Từng chiếc bốc lên khỏi mặt đất rồi từ từ lao xuống phía biển trước mặt lấy trớn cất lên cao hơn cho đến một một độ cao nào đó mới "bình phi". Tiếng động cơ nhỏ hơn một chút , tiếng chém gió của cánh quạt cũng nhẹ hơn khi đã lấy đủ cao độ. Gió bên ngoài thổi mạnh , hai cái ống quần vỗ liên hồi vô chân làm cho hai chân hơi tê tê. "Hợp đoàn" đang bay về hướng Tây Bắc, phía dưói chỉ còn thấy biển xanh xanh và xa dần, bỏ lại thành phố cùng với những làng mạc dưới kia. Khi bay ngang qua Quốc Lộ 1 nhìn xuống vẫn thấy hàng xe từ phía đèo Hải Vân nối đuôi nhau hướng về Đà Nẵng.
Không nhớ lúc đó tôi đang nghĩ gì mà đến khi nhìn xuống thì đã thấy núi rừng phía dưói rồi. Mọi vật bên dưới giống như vẫn đứng yên một chỗ. Bầu trời quang đãng không một bóng mây. Thường thì mây che khuất đỉnh núi nhưng hôm nay thì đã thấy nó ở đằng xa , từ từ rõ dần, lớn dần. Tự nhiên trong lòng cảm thấy một nỗi buồn khó tả, cái buồn phải xa thành phố, xa cô hàng cà phê, không biết những ngày sắp đến sẽ ra sao?
Máy bay từ từ giảm tốc độ. Chiếc số 1 chuẩn bị đáp xuống. Toán tôi trên chiếc số 2 cho nên còn phải lượn thêm một vòng nữa mới đáp được vì trên đỉnh núi bãi đáp chỉ vừa cho một chiếc thôi. Các toán triệt xuất cũng phải chờ từng chiếc một để đổi tua. Chúng tôi chỉ kịp bắt tay các bạn của toán vừa leo lên chứ không nói gì với nhau được cả vì tiếng ồn của trực thăng và những thằng mới xuống thì bị ù tai cho nên có nói cũng như không. Khi cả 5 chiếc bay đi rồi tôi càng thấy buồn hơn. Cái im lặng của núi cao cùng với cái nóng càng làm tôi khó chịu, chỉ muốn tìm chỗ nghỉ ngơi cho mát mẻ một chút.
Ở trên đỉnh núi này có một Trung Đội thuộc Tiểu Đoàn 14 TQLC đang trấn giữ. Được biết Thiếu Úy Hương là Trung Đội trưởng cùng với 21 anh em khác đang đóng ở đây thay thế cho một Trung Đội thuộc Sư Đoàn Dù đã rút về phía Nam. Chúng tôi đã làm quen với nhau và được Th/Uý H. cho biết tình hình tại đây rất yên tĩnh. Có một lính của anh đã tự hủy hoại một bàn chân của mình, nhưng không được tản thương và đang bị "giam" trong cái chuồng làm bằng kẽm gai. Anh ta đã quay mặt đi, né tránh ánh nhìn của tôi về phía góc sân nắng chang chang-nơi anh bị giam giữ, tôi bỗng thấy thật chạnh lòng!
Chúng tôi đã trao đổi về tình hình chiến sự, về những đơn vị bạn đóng trong vùng này và điểm đóng "chốt" của trung đội. Cả 3 toán dự tính đêm nay sẽ xuất phát. Chúng tôi trở về hầm của toán Truyền Tin và báo cho Th/Uý Thể là các toán dự định tối nay sẽ lên đường.
Chiều xuống, mây đang từ từ kéo đến, không khí trở nên dịu mát hơn nhờ những cơn gió trên đỉnh núi cao này. Tiếng pháo của "Vua chiến trường" 175 ly từ phía ngoài cầu Nam Ô bắn vào phía trong nghe rõ mồn một. Tiếng nổ của nó vang dội cả núi rừng. Họ đang bắn vô phía Bắc của vị trí chúng tôi đang ở, có lẽ khu vực đường mòn dọc theo sông Cu Đê , tôi vì đã đi khu vực này mấy lần rồi nên tôi có thể định hướng được dễ dàng.
Trời bắt đầu tối dần. Bữa cơm chiều đã xong. Núi rừng xa xa mờ đi vì mây mù nhiều hơn, dưới chân núi chỉ còn một màu xanh đen. Chúng tôi đang ngồi im lặng. Toán của tôi và toán của Ch/Uý Vui đã chuẩn bị xong rồi, chờ cho toán của Th/Uý Long nữa là đi thôi. Tôi định đến chỗ Th/Uý H. để cho biết chúng tôi sẽ xuống núi ngay bây giờ, Th/Uý hãy cho chốt biết tụi tôi sẽ đi ngang để tránh ngộ nhận, nhưng Th/Uý H.cũng vừa đi tới phía tôi hỏi nhỏ rằng:
- Bên các anh có lệnh gì chưa?
Tôi hỏi:
- Lệnh gì?
- Thì lệnh rút ra ngoài .?.?
- Làm sao có chuyện đó cha nội?
- Bên tụi này có lệnh rồi đó.!.
- Để tui hỏi lại coi sao.?
Tôi đến gặp Th/Uý Thể để hỏi xem ở bên đơn vị mình có lệnh lạc gì không, sao bên bạn đã có lệnh rút mà mình chẳng nghe gì cả?? Sau khi liên lạc với Bộ Chỉ Huy Th/Uý Thể nói là tình hình không có gì nguy hiểm, lệnh của Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng là nhiệm vụ vẫn phải thi hành và 3 toán phải đi ngay trong đêm nay. Tôi và 2 toán Trưởng kia bàn với nhau là nếu thật sự họ có lệnh rút thì tại sao mình phải đi? Chẳng lẽ mình đi rồi bỏ lại hai ông "rờ le"ở lại đây một mình? Thôi thì mình nằm lại đêm nay để sáng mai xem tình hình như thế nào rồi sẽ tính.
Đêm đó, tôi và các bạn không ngủ được thẳng giấc, vì từ trong phía đèo Mũi Trâu chạy ngược về dãy Trường Sơn, chúng tôi thấy nhiều ánh đèn xe ẩn hiện càng lúc càng nhiều thêm. Có lẽ chúng nó đang chuyển quân về phía mình. Chúng tôi lại liên lạc với BCH Đoàn và cũng như lần trước câu trả lời là phải đi để ngăn chặn tụi nó. Trời ơi! Bộ giỡn sao chớ? Nó đi xe còn mình lội bộ làm sao mà kịp, ban ngày còn đi không kịp nói gì ban đêm hả mấy ông Thần?!?!?! Những ánh đèn vẫn thấp thoáng xa xa rồi lại khuất sau những ngọn núi, và cứ liên tục suốt đêm như thế. Thôi thì đành chờ sáng chớ biết sao bây giờ!!?
28/3
Sương đêm ướt lạnh, chúng tôi ngồi bàn chuyện phải làm gì nếu TQLC rút. Mọi người đều đồng ý là nếu họ rút thì mình cũng phải lui binh chứ không thể nào làm nhiệm vụ được. Nhâm nhi ly cà phê buổi sáng mà chẳng ngon lành chút nào. Mình cũng lo là nếu cãi lệnh thì sẽ bị phạt, còn nếu tuân lệnh thì chắc chắn mất xác. Chọn đi các con, dĩ nhiên là thà bị phạt chứ chẳng dại gì mà đem thân làm vật tế thần. Bây giờ chờ sáng rồi tính sau.
Trời đã sáng rồi, cái chốt của quân bạn dưới chân núi đã leo lên tới đỉnh. Chắc chắn họ có lệnh rút thiệt rồi. Còn mình thì sao? Đã tới giờ liên lạc mà chẳng nghe ai nói năng gì cả, thế là thế nào?? Có gì thì cũng cho tụi này biết để mà lo liệu chớ? Ngồi chờ tiếp!!!! Phe bạn đã đi gài lựu đạn chung quanh hàng rào phòng thủ. Họ dở lều và chuẩn bị quân trang cá nhân sẵn sàng triệt thoái, có lẽ cơm nước xong là họ sẽ cuốn gói. Thời gian trôi qua nặng nề ,nắng bắt đầu nóng lên mặc dù bao quanh lưng chừng núi là một lớp mây trắng xóa không thấy phía dưới, giống như mình đang ở trên cảnh tiên vậy. Vẫn không có lệnh lạc tin tức gì từ BCH, chán thiệt!
Trung Đội TQLC sau khi cơm nước xong thì cũng đã trưa rồi, Th/U H.đến từ giã và hỏi tụi tôi rằng:
-Mấy anh tính sao, tụi này dzọt trước nghe. Nếu cùng đi thì sẽ có xe đón ở ngoài đồn Địa Phương Quân. Họ sẽ chờ đến 4 giờ sáng. Từ đây ra đó cũng khá xa cho nên nếu mình đi giờ này thì sẽ dư thời gian một chút. Nếu mình đi ra trễ thì không còn phương tiện để về Đà Nẵng đâu ,tùy mấy anh thôi.
Tôi nói:
-Nếu mấy anh muốn đi trước thì cứ đi. Tụi này còn chờ lệnh của đơn vị nữa, lỡ có gì thì phiền lắm. Thôi, các bạn đi đi, tụi này ở lại.
Họ đi rồi cả bọn mới thấy buồn. Có một số anh em cằn nhằn là tại sao họ đi ra mà mình còn ở đây làm gì chứ? Thật là khó xử! Thôi cứ chờ xem sao.
Chờ hoài mà không thấy động tịnh gì hết, Th/U Thể có báo cho đơn vị biết tình hình là như vậy đó nhưng nghe trả lời là: “Kệ họ, các anh cứ ở đó chờ lệnh”. Tôi cũng đinh ninh là nếu có biến chuyển ở đơn vị thì thế nào cũng có Trực Thăng vào bốc ra ngay thôi. Đà Nẵng còn biết bao nhiêu Lính của các đơn vị làm sao mà mất dễ dàng như vậy được?
Chiều xuống, lôi gạo sấy ra làm tiếp một bụng nhưng trong lòng cứ lo lo, không hiểu tại sao cho đến giờ này không nghe nói năng gì hết, điệu này chắc mình phải tự lo thôi. Quả thật chẳng sai, Th/U Thể chạy ra mặt mày nhăn như khỉ ăn ớt:
-Mất liên lạc rồi chúng mày ơi, làm sao bây giờ?
-Thì còn chờ gì nữa mà không dzọt cho lẹ nếu còn muốn thấy mặt vợ con- cả đám nhao nhao lên.
-Mầy thấy chưa , đ.má mày, tao đã đoán trước là thế nào cũng bị bỏ lại mà hồi nãy mày còn cãi tao..!!
-Đ.m. tại lúc đó còn liên lạc được thì tao nghĩ là nếu thả được thì bốc cũng đâu có gì là khó đâu?
-Thôi đi đi mấy ông, còn ở đó mà cãi lộn, xuống tới dưới kia cho tụi bay cãi tiếp.-Ch/U Vui lầu bầu
Phải đi ngay, trời đã chạng vạng tối rồi làm sao ra tới ngoài kia trước 4 giờ sáng mới kịp xe phe bạn đang chờ. Chúng tôi thu dọn thật nhanh và cuốn gói đi liền, không biết có kịp không?
Từ trên đỉnh đổ xuống cũng khá nhanh. Tay nào dẫn đường thật không hổ danh Lôi Hổ, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ mà đã bắt kịp quân bạn ở giữa đường. Có lẽ họ bị mất phương hướng cho nên không đi nhanh bằng mình. Thôi thì đi theo tụi tôi, bảo đảm không ra đúng giờ không lấy tiền mà...Phe bạn tỏ vẻ thán phục cái khả năng lội rừng của phe ta hết mình, vì trước khi họ đi thì chúng tôi có cho tần số liên lạc của nhau. Đến khi chúng tôi rời Đồng Đen cũng đã báo cho họ hay rằng đã bắt đầu đi xuống. Lúc đó là khoảng 6 giờ chiều mà cho đến lúc bắt kịp thì chỉ mới hơn 9 giờ thôi.
Lúc nãy dọc đường có gặp anh bạn "đau chân" được 2 đồng đội dìu đi. Tụi này cũng mang nặng quá cho nên không giúp gì được. Thôi ráng đi theo sau vậy. Tụi tôi chỉ cách tìm đường mà đi để khỏi bị lạc bằng những dấu vết tụi tôi để lại trên đường. Với số người đông như vậy thì đi sau sẽ thấy giống như đường mòn, cứ thế mà đi.
Lúc này đã gần nữa đêm rồi, bọn VC đã bắt đầu pháo liên tục từ hướng mục tiêu của chúng tôi định tới để đặt mìn. Chúng nó đang bắn về phía Đà Nẵng. Không biết chỗ nào bị trúng đạn pháo mà thấy cháy sáng cả một vùng, hướng đó thì có lẽ là Phi Trường?
Từ hồi "nhổ neo" khoảng chừng hơn 1/2 tiếng, chúng tôi có nghe tiếng trực thăng bay ở phía ngoài Xã Hòa Thanh. Nó cứ bay vòng vòng lâu lắm rồi lại bay đi đâu không rõ. Sau đó lại nghe tiếng của nó cũng lòng vòng một lúc rồi lại bay đi. Rồi bây giờ nó lại xuất hiện ở phía ngoài cách chúng tôi khá xa. Lúc này hình như bên Đà Nẵng cũng bị cháy ở đâu đó. Chúng tôi cũng đã ra gần khỏi khu rừng, có lẽ khoảng 1 tiếng nữa thôi là tới bìa rừng. Trời đêm nay có trăng nhưng cứ bị mây che khuất, thỉnh thoảng cũng sáng được một lát rồi lại tối, cho nên đi ra ngoài cũng không khó lắm.
Cuối cùng rồi cũng ra khỏi khu rừng, bây giờ đã là gần 2 giờ sáng rồi. Chiếc trực thăng hồi nãy cũng đã đi đâu mất. Cứ nghe tiếng nó bay phành phạch là trong lòng cảm thấy nôn nao. Không khí bây giờ thật là buồn và vắng lặng, mây đã ở lại sau lưng chúng tôi để nhường chỗ cho vầng trăng sáng trên bầu trời đêm nay, chúng tôi ngồi nghỉ lấy sức, tôi ngồi bên cạnh Ch/U Vui:
-Hồi nãy mày có nghe tiếng Trục Thăng không? Vui hỏi nhỏ nhỏ
-Có chứ sao không- Tôi trả lời.
-Anh tao chờ bọn mình ra từ chiều tới lúc nãy luôn mà mình ra không kịp, ảnh cũng không còn xăng để bay cho nên đã đi đâu rồi không biết? (Anh của Vui là Hoa Tiêu thuộc Phi Đoàn 233)
-Sao mầy không nói tao nghe? Tôi hỏi.
-Nói làm gì? Vui trả lời.
-Sao mầy biết là anh của mầy bay chiếc đó? Tôi thắc mắc?
-Tao liên lạc với ổng chứ sao...Trước khi tao đi, ảnh có cho tao số riêng để khi cần thiết thì kêu.
-Bây giờ ổng đi đâu rồi? Tôi hỏi.
-Ổng nói đi kiếm xăng mà phi trường cháy mẹ nó rồi làm sao có xăng mà đổ. Nãy tao có gọi mà không nghe trả lời, không biết có chuyện gì không? Tao cũng đang lo đây.!.!
-Hèn chi, cứ thấy nó bay lòng vòng hoài mà tao đâu có biết.!!!
-Đừng cho ai biết chuyện này, chừng nào tao liên lạc được rồi hẵn hay.
-Ừ, ngu sao nói???
Hai thằng cùng cười tủm tỉm.
Ra được đến ngoài này tự nhiên thấy khỏe re. Chẳng còn bao lâu nữa là ra đến đồn Địa Phương Quân rồi. Ngoài đó có xe của TQLC chờ sẵn cho nên mọi ngưòi đều cảm thấy thoải mái ngồi nghỉ, uống nước, phì phèo thuốc lá, nói chuyện hoặc ngả lưng một chút cho đỡ mệt.
Chúng tôi ngồi nghỉ được khoảng 15, 20 phút gì đó thì Th/U H. bên bạn đề nghị là TQLC sẽ đi trước, Lôi Hổ sẽ đi sau, vì đến đây là khu rừng chồi cho nên đi cũng dễ dàng. Vả lại Lôi Hổ đi quá nhanh thành ra đi sau cũng được. Trời sáng trăng nên cũng dễ thấy đường đi không có gì đáng ngại cả, chúng tôi nói:"các bạn đi trước đi, một lát nữa chúng tôi sẽ đi sau.”
Một lúc không lâu sau đó, bỗng nhiên cả bọn chúng tôi bật cả dậy vì một tiếng nổ dữ dội ở phía trước, là hướng của TQLC đang di chuyển. Mọi người ngơ ngác vì không biết chuyện gì xảy ra: bị phục kích? Mìn hay lựu đạn?..Không nghe một tiếng súng nào có nghĩa là mìn hay lựu đạn gì đó chứ không phải bị phục kích. Chúng tôi đang định chạy về hướng đó thì Truyền Tin cho biết là họ có gọi cho hay là bị nổ lựu đạn và họ nhờ mình lên để giúp cho một người bị thương nặng được "siêu thoát" . Vì có lẽ không cứu được, cả bọn chúng tôi cảm thấy khó chịu vì (về) lời đề nghị đó, đâu có ai mà làm như vậy được? Chúng tôi cùng tiến lên phía quân bạn đang gặp nạn. Và thay vì làm theo lời yêu cầu thì chúng tôi lại kêu 3 người cứu thương của 3 toán băng bó, chích thuốc cầm máu cho anh bạn bị thương. Sau đó mọi người chuẩn bị để đi tiếp, phía bạn lại xin đi trước, chúng tôi đồng ý. Họ tiếp tục đi bỏ lại người bạn bị thương. Chúng tôi có dự định sẽ dìu anh bạn này đi nhưng anh ta từ chối, anh ta nói :"Tôi không muốn làm phiền các anh, các anh cứ đi đi".
Khi chúng tôi bắt đầu lên đường được một quãng không xa thì nghe một tràng súng M16 nổ vang ở phía sau. Một vài người vội chạy ngược trở lại thì thấy anh bạn ấy đã tự sát. Tội nghiệp quá! Mọi ngưòi buồn bã tiếp tục đi vì thời gian cũng gấp rút lắm rồi.
Tôi cảm thấy hơi mệt và buồn ngủ quá, ráng chút nữa hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Tôi đang nghĩ đến cảnh về tới Đà Nẵng làm một tô bún bò ở Ngã Năm rồi chạy về Thiên Nga làm một ly cà phê sữa đá, se một điếu rồi tới đâu thì tới. Nhưng trong lúc đang mơ mộng thì lại một tiếng nổ nữa cũng là tiếng của lựu đạn ở đằng trước làm cho bún bò, cà phê, thuốc lá bay mất mẹ nó hết trơn, đ.. mẹ , ở đâu mà lựu đạn nhiều dzậy cà?
-Ê, Vui , coi lại coi chỗ nầy là chỗ nào mà nổ lung tung dzậy ?
-Hình như chỗ này có một Tr/Đội TQLC đóng ở đây mà? Vui trả lời- có lẽ lúc họ rút lui họ quên gỡ lựu đạn hay là cố tình gài để chặn đường cũng không chừng?
Tôi nói:
-Nếu vậy thì mình phải đổi hướng ngay lập tức ,trở ngược lại, bẻ 90 độ, nếu không mình sẽ còn bị dài dài, xuống đường 544 rồi đi ra theo đường lộ.
Tôi còn đang nói thì lại một tràng M16 nổ dòn tan. Đằng trước nhốn nháo, có mấy anh bạn chạy ngược trở lại cho biết là lần này Th/U H. bị thương cùng với 2 người nữa, 1 người đã tự sát. Tụi tôi lại phải tới giúp băng bó và lần này dìu cả 2 đi theo luôn. Vì 2 người này bị thương không nặng lắm; Th/U H. bị thương đầu và tay, anh bạn mang máy thì bị thương ở trán, máu chảy khá nhiều cho nên phải băng kín cả mắt không thấy đường đi.
29/3
Chúng tôi kiểm lại quân số 2 bên: phe ta còn đủ 20, phe bạn chỉ còn 17 (3 người đi phía sau,2 người tự sát) và bắt đầu đi ngược lại chỗ dừng chân hồi nãy rồi mới "chặt góc" trái hướng về Liên Tỉnh Lộ 544 mà đi. Đường đi hơi khó khăn hơn lúc nãy. Tuy là rừng chồi nhưng gai góc hơi nhiều làm cho tốc độ chậm hẵn lại, vì vậy chuyện ra được phía ngoài chắc cũng hơi lâu và chẳng biết xe phía bạn có chờ hay không?
Mãi đến hơn 7 giờ sáng mới mò xuống tới con đường 544. Nói là Liên Tỉnh Lộ chứ có ai xử dụng đâu, nó chỉ là con đường đất như ở thôn quê vậy thôi. Trước khi ra đường chúng tôi cũng quan sát hết chung quanh. Bên kia đường là ruộng lúa ,phía bên phải thì ruộng chạy thẳng đến bìa rừng cũng khá xa ,thẳng trước mặt bên kia ruộng là Xã Hòa Thanh, bên trái là đường dọc theo chân đồi dẫn ra ngoài đồn Địa Phương Quân. Giờ này xe của TQLC đã đi mất lâu rồi, tuy nhiên ra được đến chỗ này thì cũng cảm thấy không còn mỏi mệt nữ. Cảnh đồng quê thật yên tĩnh. Chúng tôi cẩn thận đi trên đường một cách chậm rãi, chỉ nghe tiếng chim kêu ngoài ra không thấy bóng dáng một người nào cả. Cả bọn yên trí là ra được tới đồn Đ.P.Q là an toàn, lúc đó sẽ tìm cách để về Đà Nẵng.
Vì mất liên lạc cho nên chúng tôi không biết tình hình bên ngoài như thế nào, cả bên TQLC cũng vậy. Chiếc GMC dự định đón Tr/Đội bạn và phe ta cũng bỏ đi lúc nào không thông báo gì hết. Mặc dù đường đi vắng vẻ nhưng chúng tôi cũng cảnh giác đề phòng mọi tình huống có thể xảy ra như mìn bẫy hoặc lựu đạn gài 2 bên đường cũng không ngoại trừ, lạ một điều là không thấy một bóng người nào đi làm ruộng cả. Mọi người thầm lặng bước đi, không đùa giỡn như mọi khi. Hình như ai cũng biết có chuyện gì đó không bình thường cho nên cứ lầm lũi mà đi.
Chỉ còn một quãng đường ngắn nữa thôi là tới đồn ĐPQ rồi. Tôi đang dẫn toán đi trước, bỗng nhiên anh chàng Tiền Đạo đứng lại ra hiệu cho mọi người dừng bước. Hắn chỉ lên phía đồn ĐPQ, mọi người nhìn theo và tất cả đều chưng hửng vì trên đó có lá cờ của bọn Mặt Trận Phỏng Giái treo lên từ lúc nào rồi. Thế là hết, mọi hi vọng đều tiêu tan. Tôi đứng như trời trồng nhìn lên rồi lại nhìn chung quanh, những gương mặt đầy thất vọng chảy dài ra. Mãi một lúc sau mới có đứa lên tiếng an ủi:
-Có lẽ tụi du kích nó thấy đồn bỏ trống cho nên nó lên nó ở chơi thôi, có gì đâu mà lo.
Lúc đó mọi người mới như chợt tỉnh lại, nói chuyện, bàn tán xôn xao, có đứa hỏi:
-Bây giờ mình làm gì đây? Đi đâu? Đi ra hay là đi dzô rừng lại?
Chúng tôi còn đang phân vân chưa biết phải tính làm gì, thì bỗng có tiếng loa từ ngoài đầu đường dưói chân đồn chĩa vào phía chúng tôi đang đứng:
-Những tên lính TQLC hãy ra đầu hàng với chính quyền Cách Mạng sẽ được khoan hồng, nếu ngoan cố chống lại sẽ bị tiêu diệt.
Thì ra là nãy giờ tụi tôi đứng đây là chúng nó đã thấy và chúng nó chỉ biết có TQLC mà thôi vì chúng biết Tiểu Đoàn 14 TQLC đóng ở vùng này rất nhiều, còn Biệt Kích thì chúng không biết có mặt ở đây. Chúng tôi thấy tụi nó dàn hàng ngang "dàn chào" anh em chúng tôi, cũng khá đông .
-Bà mẹ tụi bây ông đêch.. đầu hàng, đừng hòng dụ tụi tao..Tôi nói.
-Có ai muốn ra đầu hàng thì cứ ra, tụi này sẽ vô rừng lại.
Các bạn TQLC nói:
-Tụi tôi cũng theo mấy anh luôn.
Tôi, Long, Vui và Thể bàn với nhau sẽ dàn quân ra. TQLC đứng hàng sau, mình ngồi hàng trước, họ sẽ bắn trước rồi chạy, mình sẽ đi sau TQLC, cho họ chạy trước, tôi nói:
-Như vậy thì chúng ta dàn hàng ngang, các bạn TQLC bắn trước rồi chạy, sau đó chúng tôi cũng sẽ bắn và chạy sau, O.K?
Và chúng tôi đã làm như vậy. Bọn VC không ngờ chúng tôi chống cự mãnh liệt cho nên đến khi chúng tôi chạy rồi chúng nó mới bắt đầu bắn theo. Tụi tôi cứ tưởng rằng chỉ có đám du kích thôi, chứ đâu ngờ tụi nó đông quá, hỏa lực chúng nó cũng mạnh, có cả súng cối, chúng nó nhả đạn như mưa. Hầu hết mọi người đều chạy dưới ruộng và tản ra, chạy theo hình chữ chi. Tôi thấy bên trái rồi bên phải rồi phía trước có người trúng đạn, ngã xuống, có người đứng lên chạy tiếp và tất cả đều hướng về phía bìa rừng cuối ruộng lúa, vì nếu chạy ngược lên núi thì rất khó khăn và khó thoát. Hình như tôi là người chạy cuối cùng và quả thật tôi là người chạy sau cùng. Mọi người đã bỏ xa tôi, ngó lại phía sau chỉ thấy VC đang rượt theo. Có lẽ tại tôi chưa bỏ một cái gì xuống hết vì cũng sợ đói, khát, thành ra nặng quá. Chúng nó đang rượt đuổi ráo riết, chúng nó chạy trên đường lộ, có mấy thằng cũng chạy xuống ruộng nhưng rồi lại chạy lên đường. Tôi chạy vô sâu trong ruộng, chẳng còn thấy ai chung quanh tôi nữa.
Chắc phen này không thoát nổi rồi, chúng nó vẫn bắn theo tôi, chỉ có trời cứu may ra mới thoát. Gần tới bìa rừng rồi, cố lê-,tôi thầm nhủ.
Tôi chạy lọt xuống một vũng lầy hồi nào không biết, tôi cố bơi mà không tài nào trườn tới được. Nhìn qua bên cạnh khoảng 20 thước tôi thấy 2 đứa trong toán tôi cũng đang bơi như vậy, đó là Chánh và Hậu đều mới về Đoàn không lâu. Trước mặt tôi là một cái đồi thấp, gọi là cái gò thì đúng hơn, có 2 bạn TQLC đang bắn yểm trợ cho tôi lên nhưng không tài nào lết lên được, tôi nghe tiếng Chánh nói với tôi là:
-Thằng Hậu nó nói nó sẽ bỏ máy Truyền Tin có được không?
Tôi nói:
-Có cái máy mà bỏ thì làm sao mà liên lạc với nhau đây cha?
Chừng một lát sau tôi nghe Chánh nói :
-Thằng Hậu nó tự sát rồi anh Ngọc ơi!!
Có lẽ vì nhiều tiếng nổ chung quanh cho nên tôi không biết tiếng nào là tiếng của lựu đạn, tiếng nào là tiếng của súng cối cả, Chánh nói Hậu xin nó trái lựu đạn rồi cho nổ luôn.
Tôi điếng cả người muốn buông xuôi hết tất cả nhưng từ trên gò 2 bạn TQLC hối tôi :
-Nãy giờ tụi tôi bắn gần hết đạn mà ông chưa chịu lên nữa, lẹ lên!
Tôi thật cảm động vì họ chịu trận từ nãy đến giờ. Đến lúc này tôi phải bỏ ba lô, dây nước, chỉ mang theo 2 bình nước, dây lựu đạn và cây súng mà thôi; đồng thời tháo luôn đôi giày đang mắc kẹt dưới sình mới leo lên trên bờ. Khi tôi ngó lại thì không thấy Chánh đâu, chắc nó đã lên trước rồi.
Còn đang mệt đứt hơi mà tự nhiên nghe ai kêu tên mình. Tôi ráng bò lên lưng chừng đồi nơi có tiếng gọi trong một bụi cây nhỏ thì gặp Vui, nó bị thương ở cánh tay, máu chảy ra nhiều, tôi không có băng để băng cho nó cho nên tôi lấy cái khăn tam giác cột đỡ, tôi nói:
-Bây giờ mình phải đi khỏi chỗ này liền, mấy đứa TQLC chờ tao nãy giờ lâu lắm rồi, tao sẽ dìu mày đi.
-Không-Vui trả lời- mày đi đi, đưa tao mấy trái Mini, tao nằm đây chờ tụi nó tới tao cưa với tụi nó luôn.
Tôi nói:
-Hôm qua mấy đứa kia bị thương mình còn dẫn tụi nó đi mà, mày ráng đi với tao , còn chút xíu nữa là vô rừng rồi.
Vui cương quyết:
-Không, tao chẳng muốn làm phiền ai hết, mày cứ đi đi, mặc kệ tao.
Tôi biết tánh nó lì lợm và thẳng tánh, nói là làm. Tôi đưa cho nó một bình nước, nó uống một miếng rồi đưa lại cho tôi, nó bảo :
-Đưa mấy trái lựu đạn cho tao ,tao nằm lại đây, mày đi đi.
Tôi biết không thể thay đổi được tình thế cho nên tôi đành phải bò lên với hai bạn vẫn còn đang bắn yểm trợ. Một trái đạn cối rớt gần chỗ tụi tôi đang nằm, tôi vội chạy thẳng người lên phía trên nhập với 2 tay súng đang cầm cự.
Tôi đưa cho hai bạn bình nước, họ chia nhau uống. Tôi cũng khát quá, uống một miếng rồi dẫn 2 anh bạn lẫn vô rừng. Trên đường đi tôi nói cám ơn 2 bạn đã giúp tôi nãy giờ, họ nói:
-Tụi tôi phải cám ơn mấy anh mới đúng chớ, các anh đã dẫn tụi tôi ra, cứu những người bị thương bên tôi, bắn cho tụi này chạy trước thì tụi tôi phải lo lại cho anh thôi chứ có gì đâu. Thú thật với anh tôi thấy các anh gan lì và hiên ngang quá cho nên tôi rất nể phục mấy anh, bây giờ anh dẫn đi đâu tụi tôi theo đó.
Nghe anh bạn nói làm tôi cũng cảm thấy vui và hãnh diện. Có lẽ lúc đó cái mũi tôi phồng hơi to, tôi nói:
-Chuyện thường thôi mà.
Tôi dẫn 2 người bạn vượt qua mấy ngọn đồi. Tôi nghĩ đi càng xa càng tốt cứ đi chừng nào mệt thì nghỉ và tôi chọn một ngọn đồi khá cao có thể nhìn ra ngoài được để quan sát. Không thấy tên nào trên đường, không biết tụi nó có núp ở đâu không? Ngoài xa kia chỗ tụi VC chận đường hồi sáng không thấy rõ lắm cho nên tôi cũng yên tâm. Nhưng chưa kịp thoải mái thì chúng tôi thấy mấy chiếc xe Tăng đang chạy vô đường 544 tôi nói:” bỏ mẹ rồi”, nếu nó chạy vô đây thì nguy to. Nhưng không, nó đã dừng lại và nó bắt đầu bắn loạn xạ vào phía rừng chỗ sáng nay tụi tôi dừng lại và dọc theo con đường chỗ có khúc quanh. Nó cũng rê súng qua phía tụi tôi bắn mấy loạt đạn đại liên dọa dẫm. Trên đường chỗ ngã 3, tôi thấy xuất hiện nhiều xe Tăng hơn cùng với các loại xe khác nữa đang di chuyển ra ngoài xã Hòa Thanh. Cũng còn hên đấy, nếu hồi sáng mà tụi nó vô sớm hơn chắc là tụi này khó thoát.
Cho đến lúc này tôi vẫn đinh ninh là Đà Nẵng chưa mất cho nên tôi cứ suy nghĩ làm cách nào để về được ĐN đây? Xe Tăng mà vô đến đây nhiều như thế thì ĐN không tránh khỏi số phận như Huế. Ngoài ĐN còn biết bao nhiêu lính có lẽ cũng cầm cự được một thời gian chứ đâu có dễ dàng buông súng chạy hay đầu hàng đâu nhỉ???
Mấy chiếc xe Tăng vẫn nằm đó không bắn nữa. Tụi ngoài đường cũng ngưng tiếng súng nhưng lâu lâu lại có một trái đạn cối bắn bừa bãi vì chúng đâu còn thấy tụi này nữa đâu.?
Ngồi nghỉ ngơi quan sát động tĩnh phía ngoài và chung quanh cũng khá lâu, tuy không thấy tụi nó đi lùng nhưng tôi vẫn cứ dẫn 2 anh bạn đi sâu vô thêm cho chắc ăn . Và cứ thế mà đi theo những đường thông thủy cho đến chiều tối mới dừng lại uống một chút nước rồi lại tiếp tục đi mò mẩm trong đêm tối. Chỗ này lau sậy nhiều cho nên tôi thận trọng đi thật chậm để khỏi gây tiếng động, cứ theo suối cạn lần mò đi tiếp. Tôi đi được chừng hơn 100 thước thì tôi nghe có tiếng động phía trước, ba đứa tôi dừng lại nghe ngóng và tay tôi để sẵn trong cò súng, hễ có gì là phơ liền lập tức. Nhưng bỗng nhiên tôi nghe tiếng chửi thề đ.má nho nhỏ làm tôi thở phào nhẹ nhỏm. Đúng là phe ta chứ chẳng ai vào đây hết. Tôi mò tới gần hơn chỗ phát ra tiếng chửi thề rồi lên tiếng hỏi nhỏ:
-Ngọc Lôi Hổ đây, có phải phe ta không?
Tôi nghe tiếng Q.T .Long trả lời:
-Đúng , phe ta,tụi bây mấy đứa?
-Ba đứa, tui với 2 TQLC nữa.
-Vậy thì dzô đây nhập bọn cho dzui.
-Đ.mẹ chửi thề lung tung bộ hỏng sợ VC nghe hả cha nội?
-Sợ đé.. gì mà sợ?
Tổng cộng được 16 em dại, 9 Biệt Kích + 7 TQLC . Vậy cũng yên tâm và đỡ cô đơn hơn hồi nãy, tưởng đâu chỉ có 3 đứa tôi thôi chứ. Th/U H. cũng có mặt, như vậy là thiếu Ng.Trọng Vui và Th/U Thể, không biết nó có còn không hay đã cưa với tụi kia rồi? Nghĩ tới nó mà mình cảm thấy bứt rứt, thêm thằng Hậu nữa, có gì đâu mà phải làm như vậy??? Toán tôi còn lại Tr/S Đức răng vàng và Tr/S Chánh còn mấy người nữa tôi không nhớ hết.
Chúng tôi ngồi lại bàn với nhau để tìm cách thoát ra khỏi khu vực này. Vì tụi VC biết chúng tôi đang lẩn trốn trong rừng và chưa thể đi xa hơn. Nếu đi đường rừng thì phải mất nhiều thời gian mới về được ĐN, với lại nhiều đứa đã phải bỏ giày làm sao mà lội rừng được. Cho nên chỉ còn một cách là lội ngược trở ra đi trong ruộng lúa, làm sao mà qua được bãi biển gần Nam Ô thì mới có cơ hội đi bằng ghe thuyền để về đơn vị. Giờ này trời cũng chưa có trăng rất thuận tiện để lội ra ngoài, tránh làng xã đi ra Quốc Lộ 1 rồi xuống biển. Tuy rất nguy hiểm nhưng phải liều thôi, không có chọn lựa nào khác.
Bàn xong là chúng tôi đi liền. Trời tối cho nên không lo tụi nó thấy. Chúng tôi đi thật nhanh vì nếu trăng lên thì chết chắc. Ra đựơc khỏi rừng cũng mất hết hơn 2 tiếng đồng hồ mới tới ruộng, rồi lom khom mà đi trong đêm tối. Khi đó, chúng tôi đã gặp phải một khó khăn mới đó là xe Tăng và các loại xe đang chạy trên đường chắn ngang đằng trước mặt- con đường mà sáng nay VC chận tụi tôi. Tuy còn khá xa nhưng ánh đèn của những chiếc xe cũng làm chậm lại sự di chuyển của chúng tôi. Cũng còn khá may cho chúng tôi là tụi nó từ đường 545 đi ra. Mà con đường đó khuất bên kia đồi có đồn Đ.P.Q, tức là song song với hướng chúng tôi đi ra và nó phải quẹo 90 độ mới đi ngang trước mặt. Vì thế, chúng tôi dặn nhau là khi tới gần đường thì phải nằm sát xuống. Khi thấy đèn dọi thẳng thì từng người chạy qua, dọi ngang thì nằm xuống, qua được bên kia thì tất cả phải nằm chờ cho đủ rồi mới đi tiếp.
Nửa tiếng sau mọi người đều qua được phía bên kia. Tuy rằng chỉ có ½ tiếng đồng hồ thôi nhưng sao mà nó dài như vô tận. Xe chạy liên tục, những ánh đèn nối đuôi nhau lướt qua trên đường. Hồi hộp và nín thở, chúng tôi đếm đủ 16 rồi mới tiếp tục đi hơi xéo xéo để tránh cái xã Hòa Hiệp, cũng lội ruộng hơn 1 cây số nữa mới tới một khu nghĩa địa. Từ đây, chúng tôi phải đi cẩn thận hơn vì mặt trăng đã bắt đầu ló dạng.
30/3
Bây giờ đã qua ngày 30/3 rồi, tôi cảm thấy đói bụng vì từ sáng hôm qua cho tời giờ chẳng có cái gì bỏ bụng cả, mà còn phải chạy suốt buổi nữa, nước cũng còn được một chút thôi thì uống nước đỡ vậy. Cả đám lầm lũi bước đi. Dù không ai nói ra, nhưng tôi biết ai cũng mệt và đói cả rồi. Chân thì đau rát vì những vết trầy xước, nếu đi trong ruộng nước thì đỡ đau hơn, giờ bắt đầu đi trên đất đá đầy những bụi gai tôi mới thấy tiếc đôi giày. Tôi nghĩ thầm: "Như vậy là cũng may lắm rồi, nếu không tháo đôi giày thì làm sao ra khỏi vũng sình được. Kệ nó, tới đâu hay tới đó!"
Chúng tôi đi vào một khu Nghĩa Trang, hình như không có ai chăm sóc cho nên cây cỏ mọc tràn lan trên đất cát và cả trên những ngôi mộ xi măng nữa. Đi trong này dù sao cũng đỡ hơn ngoài kia vì mình có thể ẩn núp được, hơn nữa ở đây cát nhiều cho nên đỡ đau chân hơn. Đang đi bỗng tôi vấp phải một vật gì tròn, lớn, hơi lạnh lạnh. Tôi cúi xuống rờ thử thì biết đó là một trái dưa hấu, thật đúng là đang buồn ngủ mà gặp chiếu manh. Cả đám ngừng lại ngồi thưởng thức, dù không thấm vào đâu nhưng cũng đủ ấm lòng Chiến Sĩ....đang đói .
Chúng tôi lại tiếp tục đi về hướng Quốc Lộ 1. Sau khi đã nghỉ chân lấy sức, chắc không còn bao xa nữa là có thể băng qua đó để xuống bờ biển. Từ lúc bắt đầu đi ra khỏi chỗ ẩn núp đến giờ thật là may mắn vì không gặp một trở ngại nào đáng kể, mọi chuyện êm xuôi như dự tính. Khi đã ra khỏi Nghĩa Trang để tới một khu đất trống, nơi trước đây là một Phi Trường Dã Chiến của quân đội Đồng Minh sử dụng, giờ đã bỏ hoang, tôi thấy chỉ còn lại cái Phi Đạo hư hỏng và một cái hố rác mục, phía trên được che bởi tảng đường nhựa còn sót lại mà thôi. Lúc này trăng sáng hơn cho nên chúng tôi đi dễ dàng hơn trước nhiều, cũng không quên quan sát mọi phía. Băng qua cái phi trường là đến một cái voi (doi) nước, bên kia voi (doi) nước lại thêm một cái Nghĩa Trang nữa rồi mới tới Quốc Lộ 1. Cả bọn ngồi nghỉ mệt, trong lúc đó Th/U Long và tôi cùng một vài toán viên nữa đi thẳng xuống voi (doi) nước để quan sát tìm cách qua bên kia bờ. Nhưng khi đến nơi mới thấy không dễ dàng vượt qua. Nước thì đen ngòm và sâu hoắm. Tuy rằng trong bản đồ chỉ thấy nhỏ xíu, nhưng ở ngoài thì nó rộng và dài hơn mình nghĩ. Nếu đi đường vòng thì sợ gặp nhà dân chúng, có thể bị lộ. Thôi thì ở lại chờ trời sáng cho chắc ăn.
Bọn tôi quay trở lại chỗ anh em đang ngồi nghỉ và quyết định ngủ lại đây chờ sáng thấy đường rồi tính sau. 16 người chui vô cái hố rác mục để ngủ lấy sức. Hố rộng rãi và có mái che bằng đường nhựa dư sức cho 16 người nằm thoải mái. Vì quá mệt cho nên chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút mọi người đều mở máy cưa, máy kéo đủ kiểu. Tôi cũng không thể nào cầm cự lâu hơn và thiếp đi vài tiếng đồng hồ.
Khi tôi tỉnh giấc thì trời đã hửng sáng. Có nhiều tiếng súng ở xa xa, đầu trên, đầu dưới, chỗ nào cũng có, không biết ai bắn, bắn ai???? Một số anh em cũng đã thức dậy. Tôi nhìn lên Quốc Lộ 1 thấy có vài chiếc xe chạy trên đường không rõ lắm, không biết xe gì. Cho đến khi trời sáng hẳn, tôi mới thấy rõ hơn những chiếc xe đó có gắn cờ xanh đỏ, chở đầy người chạy trên đường. Súng vẫn nổ đó đây.
Tôi coi lại súng của tôi, trong băng đạn chỉ còn đúng 3 viên và một trái M79, ngoài ra còn bản đồ, một trái lựu đạn Mini. Tôi suy nghĩ: "Bây giờ phải làm gì với mấy thứ này đây? Chắc chắn là chúng nó đã chiếm ĐN rồi, làm sao bây giờ?". Mỗi người đều vẫn còn mang theo súng của mình, nhưng đạn thì chắc chỉ đủ cho mình thôi chứ bắn được ai đâu? Tôi thấy mọi người đều đã thức dậy và không ai nói với ai câu nào, dù chỉ một lời. Nói gì bây giờ? Mỗi người đều hiểu rằng chẳng còn hy vọng gì hết.
-Bây giờ anh em tính sao? Tôi hỏi.
-..............!!..
-Giờ mình đi đâu?
-..............!!..
-Có ai muốn đi với tôi không?
-.......??..??...
-Nếu không ai đi thì tôi đi một mình, mấy anh ở lại mạnh giỏi.
-.................
Tôi đứng lên, bỏ súng lại, cất bản đồ cùng với trái lựu đạn trong túi quần , leo lên khỏi miệng hố rồi đi ra hướng Quốc Lộ 1. Tôi chẳng biết là mình sẽ đi về đâu? Sẽ làm gì? Sẽ ra sao? Tôi thấy trong lòng rất thanh thản. Không khí ban mai làm cho tôi thấy dễ chịu. Kệ mẹ nó! Tới đâu thì tới, mình phải đi thôi, rủ chẳng ai đi thì mình đi một mình, có chết thì cũng một mình thôi, mà số mình chắc cũng chưa tới vì mới cách đây hơn một tháng mình đi chuyến "Đặc Biệt" mất hết 4 mạng còn chưa chết thì bây giờ cũng đé.. sợ cái thằng nào hết.
Khi tôi đi được chừng khoảng 50 thước thì nghe ở phía sau có tiếng kêu: - Ngọc, chờ tao với.
Tôi quay lại thấy Th/U Long và Tr/S Đức chạy theo, làm cho tôi cảm thấy đỡ cô đơn hơn. Đám còn lại có lẽ chờ tụi này đi một khoảng xa để coi có bị ai bắn không rồi mới chui ra.
Ba đứa tôi đi qua hướng bên trái cặp theo bờ của cái doi nước về phía cầu Nam Ô- nơi có những lũy tre xanh mà ban đêm chúng tôi nghĩ là nhà dân, nhưng sáng ra mới thấy là không có nhà cửa nào ở gần đây hết và chỗ đó có một bờ xi măng giống như cái đập ngăn nước vậy. Chúng tôi đi qua cái đập rồi lại rẽ phải một quãng để vào Nghĩa Trang. Từ đó chúng tôi định đi ra đường QL 1 nhưng thấy nguy hiểm quá, vì trên đường lộ súng bắn lung tung. Không biết tình hình ra sao cho nên tụi tôi kiếm một ngôi mộ có mái che để nghỉ chân và bàn với nhau coi có cách nào để về ĐN an toàn không. Vừa lúc đó tụi tôi thấy một chiếc xe Tang có màn che phướn rũ rẽ vào Nghĩa Trang. Trên xe có khoảng 4 hay 5 người gì đó, có tiếng khóc của phụ nữ cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh, không biết họ chôn ai đây? Có lẽ một người Lính hoặc cũng có thể là một thường dân? Chúng tôi quan sát thật lâu cho đến khi xe dừng lại khoảng giữa Nghĩa Trang, một cái hòm được khiêng xuống cùng với cuốc xẻng. Họ khiêng vào một khoảng đất trống rồi chuẩn bị đào huyệt.
-Đúng là Trời thương mình rồi tụi mày ơi! Mình lại xin họ phụ đào huyệt rồi xin họ quá giang Về ĐN, ngồi trên xe này là an toàn nhất không sợ ai thấy..Tôi reo lên mừng rỡ..
Thế là cả ba đứa đi lại chỗ họ đang chuẩn bị đào đất nói cho họ biết ước muốn của bọn tôi và họ chấp thuận ngay không ngại ngần gì cả. Ba đứa thay phiên nhau đào không biết mệt ,chỉ cần đào một chút nữa thôi là cái huyệt đã cao tới cổ của tôi rồi. Họ và tụi tôi cũng chẳng nói chuyện với nhau câu nào cho đến lúc.....những tràng súng từ trên đường bắn xối xả xuống phía chúng tôi đang đào. Mấy người dân vội núp sau những ngôi mộ. Tôi đang đứng dưới huyệt với một người dân cùng với Đức vừa nhảy xuống, họ nói với tụi tôi rằng:
-Đà Nẵng đã mất rồi, nếu mấy anh là lính thì lên "trình diện" với họ
(VC) đi, đừng để tụi tui phải chết chung với mấy anh!!!!!
-Trình diện là sao? Tôi hỏi.
-Ở ĐN họ kêu quân đội ra trình diện hết rồi, sau đó được thả về nhà, cho nên mấy anh đừng sợ.
Tôi vẫn chưa tin. Tuy nhiên vì thấy họ có vẻ khẩn thiết quá, mà tụi chó nào trên đường vẫn cứ tiếp tục bắn xuống, nên tôi phải quyết định đi lên. Tôi lén vùi trái lựu đạn dưới chân, rồi đợi cho mấy người dân đưa áo trắng, để trên kia ngưng bắn tôi mới leo lên.
Thế là hết! Bao nhiêu hy vọng tan tành theo mây khói. Tôi nghĩ nếu tụi nó biết mình là Biệt Kích thì nó sẽ thịt mình ngay. Mà bây giờ biết phải làm sao đây? Nếu nó không giết mình thì hy vọng nó sẽ nhốt mình với ông anh hồi đó cũng bị bắt năm 71, nghe nói đang giam ở đâu ngoài Bắc thì phải. Lúc trước ổng ở Phi Đoàn 219 cũng đi thả Lôi Hổ đấy.(*)
Ba đứa tôi đi lên, tụi nó ra lệnh phải cởi áo ra và để tay lên đầu. Khi lên tới nơi, có một thằng nhóc cầm súng M16 lại gần hỏi tôi:
-Có phải anh là bạn của Th/U Phận không? Tui nhớ mặt anh vì hồi đó anh có ghé làng Liên Chiểu đánh Bi Da uống cà phê với Th/U Phận nè, bộ râu của anh làm sao tui quên được?
Thấy nó có vẻ dễ chịu tôi hỏi:
-Bắt như vậy bị giam ở đâu? Có lâu không?
Nó trả lời:
-Chỗ nhốt ở gần đây thôi, còn lâu mau thì tui hỏng biết, có lẽ cũng không lâu đâu.
Tôi thấy phía trên đường đông lắm, có cả xe Jeep rồi Molotova nữa. Có một toán Phóng Viên của tụi nó cũng đứng đó, có lẽ nó đi ngang thấy rồi đứng lại coi. Sau khi lục soát không thấy vũ khí hoặc vật gì nguy hiểm thì tụi nó không trói, rồi đưa 3 đứa lên xe Jeep chở về xã Hòa Hiệp. Tại đó có một số Tù Binh đủ mọi thành phần, trong số đó có cả 13 ông bạn mình bị trói thúc ké ngồi riêng một góc trông thật tức cười. Một lát sau họ cũng được cởi trói, vì sau khi điều tra, họ không biết chúng tôi là những người hôm qua chống cự rồi rút chạy, coi như thoát nạn.
Có một đám bộ đội CSBV cũng đến coi, chúng nó chỉ trỏ nhục mạ TQLC rồi sau đó hỏi mấy người dân đứng chung quanh:
-Còn mấy thằng đồ xanh tóc dài dài nà nính gì thế?
Dân trả lời:
-Biệt Kích Long Thành đó mờ?
-Mang dza bắn bỏ, mang dza bắn bỏ..bọn nó gào lên.
Dân trả lời:
-Thâu đi mấy chú ơi! Mấy chú khang biết cứa chi coả. Họ đi ngeng đai hùa mà có bô giờ béc gừa béc dzịt của dân đâu mà bén bỏ bén bỏ?
Mấy tay Du Kích cũng lên tiếng:
-Chỗ ni là chỗ chúng tôi trách nhiệm, không cuan chi tới các anh, để chúng tôi lòm việc.
Chiều hôm đó chúng bắt được một anh Cảnh Sát Đặc Biệt. Thật tội nghiệp cho anh này vì dân trong Xã đã kể tội anh ta đủ thứ. Anh này không được cởi trói và dân xông vô chỗ chúng tôi bị giam để khảo tội anh ta. Mỗi lần như vậy họ đánh anh không thương tiếc. Chúng tôi chỉ ngồi yên không có một hành động nào hết cho đến khi tên Tổ Trưởng can thiệp thì anh ta mới được yên. Dân làng đã nấu cho chúng tôi một nồi cháo lòng vì họ biết chúng tôi đói lắm. Thấy họ cũng không có ác cảm gì với tụi tôi. Họ bảo ăn từ từ thôi kẻo bị trúng thực và họ cũng khuyên đừng nên chống lại "Cách Mạng". Đêm hôm đó chúng tôi được ngủ yên vì quá mệt, mặc cho muỗi tha hồ tung hoành. Phía ngoài được canh gác cẩn mật bởi những tay Du Kích. Lâu lâu tôi phải thức giấc vì chân tôi đã bắt đầu đau đớn, những vết thương bị mưng mủ khắp nơi mà không có gì để lau rửa. Đất, sình bám đầy hai bàn chân thật khủng khiếp! Chịu thôi.!.!
31/3
Trời vừa hửng sáng, chúng tôi thấy dân làng lại nấu cháo mang đến cho Tù Binh. Sau khi chúng tôi được ăn uống đầy đủ và có phần khỏe khoắn hơn mấy ngày qua thì thấy dân chúng tụ tập đông hơn. Họ đã yêu cầu tên Tổ Trưởng cho dẫn anh Cảnh Sát ra ngoài để lập "Tòa Án Nhân Dân" xử anh này. Họ đã mang ra ngoài sân trường gần đó và chỉ sau 1/2 tiếng đồng hồ chúng tôi nghe nhiều tiếng súng nổ vang. Chúng tôi biết anh ta đã bị xử tử. Dân chúng giải tán, còn lại tên Trưởng toán, Xã Đội Trưởng thì đúng hơn. Tay cầm cây K54 còn bốc khói bước vào trong nhà, hắn kéo cái bàn ra giữa nhà ngồi lên trên đó. Hắn suy nghĩ một hồi làm tụi tôi nín thở (có lẽ hắn vừa bắn phát ân huệ cuối cùng), đột nhiên hắn hất hàm hỏi:
-Sao? Mấy anh có còn muốn chống lại C.M không? Nếu muốn chống lại thì sẽ như tên ác ôn kia. Thế nào? Các anh tính sao?
Không ai dám hé môi dù chỉ một lời.
Hắn lại hỏi tiếp:
-Các anh có muốn được về với gia đình không?
Cả bọn chưng hửng. Một câu hỏi thật dễ trả lời và trên gương mặt hắn không có vẻ gì là lừa gạt cả, tôi trả lời ngay:
-Chúng tôi không có ý định chống lại ai hết, còn gì đâu để mà chống? Nếu thực sự anh cho chúng tôi về thì chúng tôi cám ơn.
Hắn lại cúi đầu im lặng một lúc lâu rồi ngẩng đầu lên cất giọng khàn khàn:
-Các anh được tự do trở về nhà...
Chúng tôi không nghĩ là hắn nói thật, có lẽ nào? Nhưng rõ ràng mặt hắn rất thành thật khi thốt ra nhưng lời đó, hắn tiếp:
-Các anh được tự do vì chính sách khoan hồng nhân đạo của......
Chúng tôi chẳng cần nghe thêm nữa, tôi hỏi tiếp:
-Anh có cấp giấy trả tự do cho chúng tôi không?
-Có chứ, anh ta đáp: Tôi sẽ dẫn các anh ra ngoài trụ sở để họ làm giấy cho các anh.
Chúng tôi đi theo anh ta ra ngoài Xã. Ở đó có mấy người ngồi phụ trách giấy tờ nhưng..... không ai biết đánh máy, cũng không biết viết cho nên chúng tôi nói :
-Thôi khỏi cần giấy, hễ tụi tôi bị bắt lại thì mấy anh xác nhận là mới thả được rồi. Thế là chúng tôi đi thật nhanh ra ngoài Quốc Lộ 1 mà cứ sợ chúng đổi ý, chúng tôi chia tay với một vài người đi về hướng đèo Hải Vân vì nhà họ ở phía ngoài Huế, còn lại chúng tôi đi về Đà Nẵng.
Như một đám tàn binh, chúng tôi cố gắng đi thật nhanh mặc dù chân đứa nào cũng "thương tích trầm trọng". Lâu lâu có một chuyến xe đò chạy ngang qua nhưng họ không dám dừng lại khi chúng tôi đưa tay đón. Họ không biết chúng tôi thuộc loại nào mà lại lang thang lếch thếch như thế này? Có lẽ họ nghĩ rằng chúng tôi mới ở đâu đó chui ra cho nên chẳng dại gì mà dây vào cho thêm nặng tội.
Khoảng cách từ cầu Nam Ô về Đà Nẵng cũng khoảng trên dưới 30 Km. Chúng tôi biết không có hy vọng để quá giang xe cho nên cứ lết được tới đâu hay tới đó. Trên đường đi, hai bên là đồng ruộng, đường xa vời vợi nhưng nghĩ đến chuyện sẽ về Đà Nẵng cũng cảm thấy hăng hái một chút. Khi chúng tôi đi ngang qua những căn cứ quân sự của B.Đ.Q ở Hòa Vang thì bị bắt lại. Sau khi được xác nhận là đã được tha bởi "quân C.M"ở Xã Hòa Hiệp thì chúng tôi lại được thả cho đi tiếp. Cứ như thế không biết bao nhiêu lần.
Chân tôi càng đau đớn nhiều hơn và bắt đầu sưng lên. Không biết bao lâu chúng tôi đã tới ngã ba Huế và lại bị bắt hạch hỏi đủ điều. Lần này những tên khốn nạn CM 29-30 đã bắt chúng tôi cởi trần mới được vào thành phố. Bây giờ không còn cách nào khác hơn là phải chịu nhục để được yên thân. Gần đến nơi rồi, đừng năn nỉ chúng nó làm gì, kệ mẹ nó, đi thôi.!.!
Về đến ngã ba Cai Lang chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng thật đau lòng. Tất cả những người Thương Binh ở Tổng Y Viện Duy Tân đều bị lùa ra ngoài đường. Họ nằm ngồi la liệt bên cạnh những đống rác hôi tanh, bên những vũng nước nhầy nhụa, bông băng, máu mủ. Không thể nào diễn tả hết được những sự độc ác của lũ khỉ hóa người, không tình đồng loại, còn thua xa những con thú chứ đừng nói gì đến so sánh với súc vật. Có những ngưòi nằm chết cong queo, có những ngưòi rên siết vì những vết thương. Chúng tôi đi qua, không có gì để giúp đỡ họ. Chúng tôi chỉ hơn họ là còn đi được mà thôi. Cả bọn chúng tôi ứa nước mắt lầm lũi bước đi trong nỗi căm hờn với cái bọn đê hèn đốn mạt kia.
Mình thua thật rồi. Đà Nẵng mất thật rồi. Bạn bè tôi đâu? Đơn vị tôi đâu? Có lẽ họ cũng bị bắt đâu đó? Nếu họ có thoát được, mong họ bình yên. Còn gia đình tôi giờ đang ở đâu? Tôi về có còn gặp lại ai nữa không? Còn những con súc vật sẽ đối xử với kẻ bại trận như thế nào đây? Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu tôi, Tôi muốn điên lên được. Chắc các bạn tôi cũng vậy!!
Chúng tôi vào đến thành phố Đà Nẵng vắng vẻ. Một vài nơi đổ nát hoang tàn, phố xá thảm hại, dân chúng chắc ở trong nhà nhiều hơn ngoài đường. Không ai để hỏi thăm tình hình Sài Gòn ra sao cả. Chúng tôi đi qua một ngôi Chùa, ở đó thấy đông người hơn những chỗ khác. Chúng tôi chia tay một lần nữa. Hầu hết các bạn đều vào Chùa xin tá túc. Tôi chia tay Th/U Long và Th/U H.. Tôi sẽ về nhà chị Dâu tôi xem có ai còn ở lại không? Nếu không còn ai có lẽ tôi sẽ đi tìm một Nhà Thờ nào đó xin tá túc rồi sẽ tính sau.
Chỉ còn một mình tôi lủi thủi đi từ Chợ Cồn về đường Phan Đình Phùng /Lê Lợi. Lúc này chân tôi không còn biết đau đớn là gì nữa vì mãi lo suy nghĩ không biết có chuyện gì xảy ra cho gia đình chị Dâu tôi không? Có còn ai ở nhà hay đã di tản khỏi nơi này rồi? Đường phố sao mà vắng tanh như ngày Tết vậy? Hay là người ta ra khỏi thành phố lánh nạn ở đâu đó? Tôi đi qua những hàng quán trước kia tấp nập nay cửa đóng then cài. Xe cộ cũng biến đâu mất cả. Đúng là thành phố chết. Tôi cứ lầm lủi bước đi mà trong lòng chẳng có hy vọng gì gặp lại người thân. Từ xa tôi đã thấy cái cổng sắt trước nhà, tôi đi chậm lại rồi khi chỉ còn vài căn nữa tôi đứng lại quan sát. Nhà nằm ngay góc ngã tư đường, tôi đứng chờ hoài không thấy bóng dáng một ai cả,hàng xóm cũng thế. Tôi nghĩ trong bụng là cứ tới trước cửa coi sao, nếu không có ai thì mình cứ vô nhà rồi tùy cơ ứng biến.
Tôi đứng trước cửa mà tim tôi đập mạnh. Cửa không khóa ngoài lẫn trong, nhà cũng chẳng bị hư hỏng gì cả. Tôi định thò tay vô để mở cái then cài phía trong thì chợt thấy có bóng ai vén rèm cửa lên nhìn. Tôi chưa biết là ai thì nhanh như cắt thằng em của bà chị Dâu tôi chạy ra mở cửa cổng sắt lôi tôi vào rồi đóng cửa lại, kéo tôi chạy vô trong nhà cũng nhanh như lúc nó chạy ra vậy. Thì ra là thành phố đang trong tình trạng giới nghiêm- nó cho tôi biết thế . Mọi người mừng rỡ vì thấy tôi an toàn trở về. Tôi chỉ kể sơ về chuyến đi và làm sao thoát được để về đến đây, thế thôi. Bây giờ tôi cảm thấy tội nghiệp cho mấy người bạn của tôi không biết bây giờ ra sao? Việc tôi làm trước tiên là tắm rửa thay quần áo và săn sóc các vết thương ở dưới chân. Sau đó chị tôi kêu tôi ăn một chút cơm, sao mà nó ngon không thể tưởng tượng được. Lúc này đã là buổi chiều sắp tối rồi, tôi leo lên giường chỉ trong chốc lát tôi không còn biết gì nữa cả, thân thể rã rời vì suốt mấy ngày qua phải đương đầu với bao nhiêu hoạn nạn, khó khăn!!
1/4
Sau một đêm thẳng giấc không vướng bận,không lo nghĩ và thật là ấm áp, sức khỏe của tôi hồi phục thật nhanh. Tôi chỉ ở quanh quẩn trong nhà theo dõi tin tức chiến sự qua các đài V.O.A , B.B.C và đài phát thanh Sài Gòn. Những người trong nhà kể cho tôi nghe những gì đã xảy ra từ lúc tôi đi Công Tác cho đến giờ. Không ai nghĩ rằng tôi sẽ trở về. Đây là lần thoát chết thứ hai trong đời Lính của tôi. Ở nhà có nghe tin tôi mất tích và lần nào cũng thấy được toàn thây trở về.
Hôm nay là hạn chót cho Sĩ Quan, Công Chức, Binh Lính chế độ cũ phải ra trình diện. Chúng nó phát loa kêu gọi, hăm dọa làm cho gia đình chị tôi lo sợ. Họ nói tôi phải đi ra ngoài trụ sở gì đó để "nộp mạng", nên tôi phải đi ra ngoài . Hôm nay trên đường phố có đông người qua lại hơn hôm qua. Tôi thấy ai cũng cắm cúi đi mà không ai nhìn ai cả. Trên đường tới chỗ trình diện tôi có gặp Đ/ Úy Thục và Th/Úy Phụng cũng lang thang ngoài đường tới chỗ làm giấy tờ để vào tù, tôi hỏi Đ/Úy Thục:
-Sao anh còn ở đây? Tưởng anh đi theo Đoàn rồi chứ?
-Đi răng được mà đi? Tau cọ biết chi mô? Đ.mạ, tau với Th/Úy Phụng ở trên núi Sơn Trà mà còn bị bỏ lại đây. Chọ mạ lặm mi ơi, tau thấy mi còn lành lặn trở về là tau mừng rồi, còn thằng Thể với mấy đứa kia đâu?
Tôi chỉ kể vắn tắt cho ổng nghe những gì đã xảy ra cho anh em cùng đi, ai còn, ai mất, rồi mạnh ai nấy đi.
Những ngày sau đó là "Tập Trung Cải Tạo", Thiếu Úy trở lên đi trước, Chuẩn Úy đi sau (15 ngày tại chỗ) sống lang thang đói rách cho đến ngày mất Sài Gòn vẫn còn lang thang, mãi 2 tháng hơn mới về được Sài Gòn. Tưởng đâu được yên nhưng rồi cũng phải chui vào rọ vì trên đầu có dán cái nhãn Biệt Kích Lôi Hổ. Ngày đi thì có, ngày về thì mút chỉ.
Chung Tử Ngọc 729 SCT/NKT
(*)Tr/Úy Chung Tử Bửu -Phi Công Phi Đoàn 219 lúc đó đóng tại Đà Nẵng



Những biến cố lịch sử từ 1-16 Tháng Tư, 1975, tại Phan Rang, Ninh Thuận

Hồ Đắc Huân
https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/nhung-bien-co-lich-su-tu-1-16-thang-tu-1975-tai-phan-rang-ninh-thuan/

Thành phố Phan Rang ngày xưa nhìn từ trên máy bay.

Tác giả Hồ Ðắc Huân.

ĐSNT: Trân trọng giới thiệu đôi dòng về tác giả bài viết này: Ông Hồ Đắc Huân tốt nghiệp khóa 2 Nhân Vị hiện dịch đặc biệt Nha Trang. Từ TTHL/QG Vạn Kiếp thuyên chuyển về Tiểu Khu Ninh Thuận từ 1 Tháng Chín, 1971 đến 16 Tháng Tư, 1975. Thiếu tá trưởng toán huấn luyện lưu động Tiểu Khu Ninh Thuận. Bị tù Cộng Sản “tập trung cải tạo” 7 năm tại trại tù Kỷ Sơn, Tiên Lãnh Quảng Nam Đà Nẵng. Sang Hoa Kỳ ngày 22 Tháng Mười, 1991 (HO9) – Thành viên biên soạn Sách Lược Sử QLVNCH 2011 – Tác giả một số bài viết về QLVNCH trước và sau 1975.
Vì quyền lợi, qua sự sắp xếp của các cường quốc, căn cứ tình thế vô cùng thuận lợi cho Bắc Việt lúc bấy giờ, Hà Nội đã mở một cuộc tổng tấn công vào Miền Nam Việt Nam để cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trận chiến khởi đầu ngày 10 Tháng Ba, 1975, tại Ban Mê Thuột, kết thúc vào trưa ngày 30 Tháng Tư, 1975, tại Thủ Đô Saigon.
Với thời gian 55 ngày, nhìn lại lịch sử qua cuộc lui binh của Quân Lực VNCH (QLVNCH) trên quốc lộ 7 thuộc Quân Đoàn II và từ Quảng Trị đến cửa Thuận An, Huế thuộc Quân Đoàn I. Ngoài ra, các đơn vị của ta cứ tháo chạy tạo nên cảnh hỗn loạn vô cùng tang thương cho quân, dân chính tại các thành phố, quận lỵ vừa di tản.
Sự rút bỏ các đơn vị của ta quá nhanh, địch quân không kịp tiến vào tiếp quản.
Để chận đứng trận tổng công kích, QLVNCH có hai nơi đã lập tuyến phòng thủ chận đánh địch, đã gây cho Cộng Sản Hà Nội một sự bất ngờ và chịu tổn thất vô cùng nặng nề, đó là hai mặt trận Phan Rang và Xuân Lộc.
Sau 1975, có một số chiến hữu từng là cấp chỉ huy của các đơn vị tham chiến tại Phan Rang hoặc các nhà báo đã viết lại trận Phan Rang. Nội dung các bài viết ghi lại sự diễn tiến hoạt động của Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Phan Rang là chính yếu. Các sự kiện lịch sử khác xảy ra tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ninh Thuận cùng thời điểm trên chưa ai biết rõ để viết lại.
Qua hồi ức, ngày 16 Tháng Tư, 1975, như mới xảy ra đây, nhưng nhìn lại đã hơn 40 năm rồi! Thời gian còn lại không lâu, thế hệ chúng tôi rồi sẽ qua đi, nếu không viết lại, các thế hệ sau muốn tìm hiểu những gì đã xảy ra vào những ngày cuối của Tiểu Khu Ninh Thuận cũng chỉ biết mường tượng mà thôi.
Người viết là sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tháp tùng Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận cùng đoàn quân tự thoái vào Phan Thiết rồi về lại Phan Rang và góp phần hoạt động tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cho đến sáng ngày 16 Tháng Tư, 1975, là ngày Cộng quân đã chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.
Qua hồi ức, thêm tài liệu của những người trong cuộc còn nhớ rõ, xin tổng hợp các chuyện rời để gom thành bài “Những biến cố lịch sử từ 1-16 Tháng Tư, 1975, tại Phan Rang-Ninh Thuận.”
I- Lược sử tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ thuộc miền duyên hải ở phía Nam Trung Phần Việt Nam.
– Lịch sử: Tỉnh Ninh Thuận trước có tên là Phan Rang do tiếng Chàm Panduranga (Padarang) đọc trại ra.
– Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang, ở cây số 1,557.
– Vị trí, ranh giới: Đông giáp biển Đông Hải, Tây giáp tỉnh Tuyên Đức, Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp đặc khu Cam Ranh.
– Khoảng cách từ Phan Rang: Về phía Đông sát bờ biển Đông Hải, cách Đà Lạt 107 cây số về hướng Tây. Cách Phan Thiết 145 cây số về hướng Nam, cách Nha Trang 106 cây số về hướng Bắc, cách Cam Ranh 50 cây số cùng về hướng Bắc.
-Diện tích: Toàn tỉnh vào năm 1961 là 3,500 cây số vuông.
– Các quận: Tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, Bửu Sơn, An Phước, Du Long và Sông Pha. Ninh Thuận thuộc miền Duyên Hải, Trung phần Việt Nam, trực thuộc Quân Đoàn II, QK 2.
Những điềm báo trước, vận nước suy vong
Trước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ có hai hiện tượng không lành về vận nước xảy ra tại quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận là nơi sinh quán của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
1) Hòn đá Dao đối diện làng Tri Thủy ngã:
Chiều ngày 9 Tháng Tám, 1974, trời mưa tầm tã, gió lớn, sấm sét nổ chớp liên hồi suốt đêm. Sáng ra dân chúng Phan Rang được tin chấn động là hòn đá Dao (hình thanh long đao) trước chùa Thánh, núi Cà Đú đã ngã lúc 17 giờ hôm qua. Trên núi Đá Chồng năm 1972, cụ Ngô Khắc Kỉnh (thân sinh ông Ngô Khắc Tỉnh, Bộ Trưởng Giáo Dục), Chủ Tịch Hội Khổng Học Ninh Thuận quyên tiền xây dựng đền Khổng Tử. Trên núi Đá Chồng có hòn Đá Dao đối diện với bên kia sông là làng Tri Thủy, quê hương Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, có hòn đá mặt quỷ nhìn qua đá Dao.
Dân địa phương tin vào phong thủy nên có câu “thanh long đao trấn mặt quỷ.” Ngày xưa có nhà địa lý nói tại đất này về sau phát vị vua. Khi đá Dao ngã quỷ sẽ lộng hành, nhà vua sẽ sụp đổ. Ông Thiệu theo vợ đi đạo Công Giáo nhưng lại tin vấn đề này.


Núi Đá Chồng tại Ninh Thuận nơi còn lưu truyền về giai thoại ông Nguyễn Văn Thiệu trấn yểm hòn đá Dao.
Hòn đá mặt quỷ.

Lúc đó tỉnh có ý định nhờ trực thăng câu tảng đá lên đặt lại vị trí cũ. Có lẽ vì không có lệnh, phần khó khăn về kỹ thuật nên không thực hiện.
Điểm đặc biệt đá Dao ngã trùng hợp thời gian Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon từ chức về vụ Watergate.
2)  Đoàn sâu màu xanh di chuyển về hướng làng Tri Thủy:
Đêm 19 Tháng Hai, 1975, tại đoạn đường Ba Tháp, Cà Rài, gần cầu Lăng Ông có một đoàn sâu màu xanh, mỗi con bằng ngón tay út bò từ núi phía Tây Bắc phi trường Phan Rang, sắp hàng di chuyển băng ngang qua quốc lộ số 1, chiều ngang độ 6 thước, không rõ phía đầu tới đâu và chiều đuôi dài bao xa. Trong ngày đầu đoàn sâu xuất hiện, Đại Tá Trần Văn Tự – tỉnh trưởng, ông Ngô Khắc Kỉnh, ông Biện Lý Lưu Hoàng, Trung Tá Trần Đình Giao (Không Quân Phan Rang), Đốc Sự Lễ Tấn Nhiểu – phó tỉnh trưởng Hành Chánh và ông Năm Tôn (anh rể ông Thiệu) có mặt tại cầu Lăng Ông để quan sát. Sau khi nhìn đàn sâu, ông Ngô Khắc Kỉnh lắc đầu rồi nói với mọi người “vận nước hết rồi!” Quay qua Đại Tá Tự ông nói đại tá giúp giải quyết việc này. Cứ 6 giờ di chuyển đến 18 giờ gom lại từng cụm, sâu màu xanh di chuyển về núi Cà Đú hướng đến làng Tri Thủy, khu Đầm Nại, đi đến đâu phá hoại mùa màng đến đó. Đại Tá Trần Văn Tự, chỉ thị Ty Nông Nghiệp mang thuốc rầy xịt nhưng không hiệu quả. Sau đó Thiếu Tá Bùi Sơn Hải, Tham Mưu Phó Tiếp Vận Tiểu Khu đem dầu gazoil đốt nhưng chỉ chết một ít. Cuối cùng phải nhờ Không Quân ở phi trường Bửu Sơn dùng dầu cặn rải đốt, sâu chết rất nhiều, hết đốt sâu tiếp tục bò đi. Qua ba ngày đêm tự nhiên biến mất. Ông Năm Tôn, anh rể ông Thiệu lo sợ mời thầy về làm lễ cầu an nơi nhà thờ tổ đường ông Thiệu.
Hai sự kiện trên xảy ra trên quê hương của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Lúc bấy giờ báo chí phổ biến nhiều người biết. Phải chăng đây là điềm báo trước sự sụp đổ của chế độ. Sự chết chóc về sau của dân chúng hướng về biển cả đi tìm tự do. Dân chúng miền Nam nghe tin này hoang mang vô cùng.
3) Máy bay hãng hàng không Việt Nam bị không tặc cho nổ rớt trên không phận Phan Rang:
Vào lúc 14 giờ 12 ngày 15 Tháng Chín, 1974, chiếc máy bay Boeing 727-121C-XV-NJC mang tên Phượng Hoàng của hãng hàng không Việt Nam chở khách từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi vào không phận Phan Rang, máy bay bị không tặc cho nổ và rớt ngoài vòng đai phi trường Bửu Sơn. Trung Tá Nguyễn Thanh Lịch (quê Bến Tranh, Mỹ Tho) làm phi công chính cùng 75 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Đây là sự kiện đáng buồn đã xảy ra nơi địa phận Quận Bửu Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
II- Đôi nét về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, quê làng Tri Thủy


Toàn cảnh làng Tri Thủy Phan Rang nhìn từ xa.

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 Tháng Tư, 1923 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
– Học sinh trường Nam Tiểu Học Phan Rang.
– Học Trung Học Pélérin Huế, Kỹ Thuật Lê Bá Cang Sài Gòn.
– Sinh viên trường Hàng hải Thương Thuyền.
– Theo học Khóa 1 Bảo Đại, về sau đổi Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế (tiền thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam).
– Tốt nghiệp mang cấp hiệu Thiếu Úy Hiện Dịch Thực Thụ.
– Ngày 2/11/1963 vinh thăng Thiếu Tướng.
– Ngày 1/1/1965 vinh thăng Trung Tướng Nhiệm Chức.
– Ngày 19/6/1965, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
– Ngày 31/10/1967, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm kỳ 1.
– Ngày 31/10/1971 đến 1975, Tổng Thống nhiệm kỳ 2.
Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Mai Anh, ái nữ của cụ Phạm Đình Thưởng, quê ở Mỹ Tho. Ông bà sinh hạ được 4 người con gồm 2 trai và 2 gái. Ông từ trần hồi 10 giờ 20 ngày 29 Tháng Chín, 2001, tại thành phố Boston, Massachusettes, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi.
-Đêm, ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang
Trong đêm 31 Tháng Ba bước sang ngày 1 Tháng Tư, 1975 là đêm, ngày kinh hoàng nhất tại thị xã Phan Rang. Thành phố Phan Rang tương đối hẹp, chỉ có đại lộ Thống Nhất nối với quốc lộ 1 từ Bắc vào và trong Nam ra, chạy qua giữa thành phố. Tại Khu Tam Giác có thêm ngã ba đường nối từ Đà Lạt xuống theo quốc lộ 11 ráp vào.
Vào những ngày cuối Tháng Ba, 1975, trên quốc lộ 1 có quá nhiều xe cộ từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Đình rồi Nha Trang… xuôi Nam. Đủ loại xe cộ chất đầy đồ đạc. Các ông bà già, phụ nữ, trẻ con cùng binh sĩ rã ngũ và công chức bỏ nhiệm sở. Đoàn xe nối đuôi nhau chạy qua thành phố Phan Rang.
Ngày Nha Trang đã bỏ ngỏ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và các quân trường khác cùng dân chúng Đà Lạt cũng rút lui trong đêm 31 Tháng Ba, 1975, nên xảy ra sự ùn tắc tại đây. Từng đoàn xe cả quân lẫn dân sự chật ních người tiếp nối nhau trong không khí chạy giặc. Tiếng súng nổ, tiếng còi xe hòa lẫn tiếng người la lối, sợ hãi nghe inh ỏi. Về đêm đèn xe chiếu sáng không khác ban ngày. Không khí ngạt thở bởi khói từ cả đoàn xe khựng lại buông ra ngút trời. Nhìn đoàn người tôi bắt gặp đôi ba chiến hữu đã biết nhau từ trước, trong số đó có Thiếu Tá Lâm Mỹ Phú Khóa 17 Nguyễn Thái Học Thủ Đức là bạn học cùng khóa 4/74 Bộ Binh Cao Cấp tại Long Thành từ Đà Nẵng vào và Thiếu Tá Nguyễn VănThành (râu) Khóa 19 Nguyễn Trãi Đà Lạt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (biết nhau khi ôn tập Tiểu Đoàn từ Vạn Kiếp). Tóm lại, nhìn cảnh tượng của đêm 31 Tháng Ba rạng ngày 1 Tháng Tư, 1975, là đêm và ngày kinh hoàng nhất tại Phan Rang.
Từ ngày này Phan Rang bắt đầu di tản, phố xá, chợ búa đều đóng cửa. Bộ phận an ninh không sao kiểm soát được.
-Chim sắt cao nguyên xuống miền duyên hải
Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH gồm có 2 Không Đoàn Chiến Thuật KĐ 72/CT cùng Bộ Tư Lệnh trấn đóng Pleiku, KĐ 82/CT đóng tại Phù Cát. Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh Sư Đoàn.
Ngày 15 Tháng Ba, 1975, toàn bộ Sư Đoàn di chuyển từ Pleiku bằng không vận về Nha Trang, ngoại trừ một số phi cơ chờ sửa chữa đành bỏ lại. Chiều hôm sau Trung Tá Lê Văn Bút, Không Đoàn Trưởng KĐ 72/CT hướng dẫn các phi đội quay lại Pleiku đánh bom phá hủy máy bay, quân cụ và kho tàng còn lại. Lưu lại Nha Trang vài hôm, Sư Đoàn chuyển vào phi trường Bửu Sơn thuộc Căn cứ 20/CT Phan Rang, trong đó có Không Đoàn 92/CT được sáp nhập vào Sư Đoàn 6 Không Quân.
Mời độc giả xem bình luận “Tháng Tư lại về” (Phần 1)

-Thiên Thần Mũ Đỏ vào thủ Phan Rang
Chiều 31 Tháng Ba, 1975, Tiểu Đoàn 5 và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 3 Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy sau khi rút khỏi Khánh Dương được lệnh chuyển về phi trường Bửu Sơn. Đoàn quân di chuyển từ Nha Trang vào. Đồng bào chạy loạn bám theo hai bên hông đoàn xe và phía sau đuôi. Đoàn xe Nhảy Dù đến đâu họ theo đến đó. Khi vào Phan Rang, Lữ Đoàn 3 Dù đánh lạc hướng đồng bào di tản bằng cách di chuyển về hướng Tấn Tài xuống biển để cắt rời đoàn người ra, sau đó mới chạy vòng lên phi trường Bửu Sơn. Gần đến Phan Rang trời tối đèn xe bật lên với lộ trình thật dài. Nhìn đoàn xe di chuyển với đội hình ánh sáng chiếu rực trời, với tâm trạng qua nét mặt mỗi người có thể xem đây là “Đêm hoa đăng bi thảm.”
-Tướng Phạm Văn Phú ngủ đêm tại Chiến Đoàn ĐPQ ở phi trường Bửu Sơn, Phan Rang
Ngày 31 Tháng Ba, 1975, khoảng 20 giờ 30, Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận nhận được tin báo Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II, Quân Khu 2 sẽ gặp Đại Tá Tự tại phi trường Bửu Sơn, Phan Rang.
Đại Tá Tự, Trung Tá Ba Tham Mưu Trưởng và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương khóa 15 Cách Mạng Thủ Đức Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu đón tiếp Tướng Phú và các sĩ quan tùy tùng đưa về Bộ Chỉ Huy nhẹ Tiểu Khu đặt bản doanh tại Chiến Đoàn Địa Phương Quân phòng thủ phi trường của Thiếu Tá Ngô Phùng Quang. Nơi phòng nghỉ Đại Tá Tự báo cáo tình hình an ninh tại địa phương. Lúc này Tướng Phú hoàn toàn mệt mỏi. Ông luôn móc súng muốn tự sát nhưng các sĩ quan tùy tùng kịp thời can gián và gìn giữ nên việc đó không xảy ra. Thời gian ở đây ông không có lệnh gì cho Đại Tá Tự. Tướng Phú thở dài và than người ông mệt quá bởi đêm hôm trước không sao chợp mắt được, rồi ông đi nghỉ trên chiếc giường bố.
Sáng sớm ngày 1 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Tự tiễn Tướng Phú ra trực thăng bay vào Phan Thiết. Cùng lúc trực thăng chở Đại Tá Lý Bá Phẩm Tỉnh Trưởng Khánh Hòa đáp xuống lấy thêm nhiên liệu rồi bay đi ngay. Chia tay Đại Tá Lý Bá Phẩm, Đại Tá Tự và Trung Tá Ba về lại Tiểu Khu. Lúc này thành phố Phan Rang và Tháp Chàm vô cùng hỗn loạn.
-Đại Tá Trần Văn Tự, Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận và đoàn tùy tùng tự thoái vào Phan Thiết
Ngày 1 Tháng Tư, 1975, khoảng 8 giờ, qua điện thoại Thiếu Tá Bùi Sơn Hải Tham Mưu Phó Hành Chánh Tiếp Vận báo cho tôi vào Tiểu Khu gấp. Tôi bảo anh em trong Toán Huấn Luyện Lưu Động do tôi chỉ huy tại Khu Tam Giác chờ tin tôi báo về. Gặp Thiếu Tá Hải, ông nói ngay:
“Ông Huân à! Đại Tá Tự quyết định chúng ta rời bỏ Phan Rang sáng nay. Ông báo tin gia đình biết, chuẩn bị hành trang và cùng đi xe với tôi. Tôi báo về anh em thuộc Toán Huấn Luyện, trong đó có Trung Úy Nguyễn Khoa Khiêm, 8 hạ sĩ quan và 4 binh sĩ. Có 3 đại úy huấn luyện viên đã xin phép vắng mặt trong lúc này. Tôi nói anh em tự động giải tán về lo cho gia đình. Tôi sắp rời Phan Rang cùng Đại Tá Tự đi vào Phan Thiết. Chúc anh em luôn an lành. Tạm biệt các bạn.”
Xin nói rõ thêm: Sở dĩ Toán Huấn Luyện của chúng tôi sáng 1 Tháng Tư, 1975, còn có mặt nhiều anh em trong Toán với lý do ngoài chức vụ Trưởng Toán Huấn Luyện Tiểu Khu tôi còn được Tiểu Khu chỉ định làm Đặc Khu Trưởng An Ninh Phòng Thủ Khu Tam Giác gồm có các đơn vị: Quân Trấn Nha Trang, Chi Đội Cơ Giới – Đại Đội Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu, Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Phòng Quân Tiếp Vụ, Chi Bưu Cục Phan Rang và Cư Xá Sĩ Quan cùng Trại Gia Binh nên anh em có mặt để phụ giúp tôi.
Liền sau đó thấy Trung Tá Nguyễn Công Ba, tham mưu trưởng (thay Trung Tá Nguyễn Văn Tiến  theo học khoá Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp (bảng cấp số mới Tiểu Khu trước hai tháng không có Tiểu Khu Phó, trước đó ông Ba là Tiểu Khu Phó) và Đại Tá Tự từ phi trường về lại Tiểu Khu. Cả hai vào Phòng 3 và Đại Tá Tự chỉ thị 20 phút nữa thì đi. Tôi liền viết ít chữ nhờ người báo về gia đình là tôi sắp đi xa cùng Đại Tá Tự để gia đình khỏi mong đợi.
Trước khi rời Tiểu khu, Phòng 4 lo cung cấp đầy đủ lương khô, bổ sung thêm đơn vị hỏa lực cho các loại vũ khí, trang bị Tiểu Đoàn 250/ĐPQ và đầy đủ xăng dầu cho đoàn xe di chuyển.
-Các sĩ quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu cùng theo Đại Tá Trần Văn Tự vào Phan Thiết
Sáng ngày 1 Tháng Tư, 1975, các sĩ quan cấp tá dưới đây cùng Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng vào Phan Thiết:
– Trung Tá Nguyễn Công Ba (1935-2010), (Khóa 4 Cương Quyết Đà Lạt). Tham Mưu Trưởng  Tiểu Khu
– Thiếu Tá Bùi Sơn Hải (1926-2014), (Khóa 10 Thành Tín Thủ Đức). Tham Mưu Phó HCTV Tiểu Khu
– Thiếu Tá Trần Lệ, (Khóa 3 Ấp Chiến Lược Nha Trang). Trưởng Phòng Truyền Tin.
– Thiếu Tá Hồ Đắc Huân, (Khóa 2 Nhân Vị Nha Trang). Trưởng Toán Huấn Luyện Lưu Động Tiểu Khu.
– Thiếu Tá Trần Văn Kia, (Khóa 14 Nhân Trí Dũng Thủ Đức) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 250 ĐPQ Thần Ưng cùng khoảng 500 quân của Tiểu Đoàn cùng đi theo.
Phái đoàn di chuyển bằng 7 xe jeep và 18 xe GMC. Ngoài ra, trên xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi lúc vào Phan Thiết còn có ông Học (quên họ), Xã Trưởng Phước Sơn, quận Bửu Sơn xin quá giang.
-Có lệnh cho Trung Tâm Hành Quân không thiếu tá?
Sáng 1 Tháng Tư, 1975 thành phố hỗn loạn không tài nào kiểm soát được. Các sĩ quan cùng quân nhân các phòng, ban đều vắng mặt.
Đoàn xe rời Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Xe jeep Thiếu Tá Hải và tôi đi sau. Lúc này có viên Hạ Sĩ Quan thuộc Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu chạy ra hỏi tôi:
– Thưa thiếu tá, đại tá đi rồi. Tôi phải thông báo các đơn vị thế nào?
Tôi liền nói:
– Anh gọi máy báo đơn vị nào còn liên lạc được là: Đại tá Tiểu Khu Trưởng đã đi khỏi tỉnh. Các đơn vị tự động giải tán về lo cho gia đình. Trước khi giải tán phá hủy vũ khí, máy truyền tin, đốt các tài liệu mật. Phần anh sau khi báo xong hủy toàn bộ máy truyền tin của Trung Tâm Hành Quân và châm lửa đốt phòng lưu trữ hồ sơ cá nhân của phòng Tổng Quản Trị rồi mới về.
(Sở dĩ tôi ra lệnh như trên vì lúc còn phục vụ tại TTHL/QG Vạn Kiếp, tôi đặc trách huấn luyện các đề tài về Tham Mưu Chiến Thuật như: Căn bản thế công, Căn bản thế thủ và Căn bản lui binh cho các sĩ quan thuộc các Tiểu Đoàn Bộ Binh thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 và Lực Lượng Tổng Trừ Bị: Nhảy Dù, TQLC về ôn tập. Trong đề tài “Lui binh,” trước khi rời bỏ căn cứ mà địch sẽ chiếm, đơn vị lui binh phải phá hủy tất cả quân dụng mà không mang theo được. Về các hồ sơ cá nhân, tài liệu mật phải đốt trước khi rời khỏi nơi đóng quân).
Đến cổng Tiểu Khu tôi bảo anh em tiểu đội gác cổng làm lễ hạ cờ rồi tự động giải tán về lo cho gia đình. 
-Đại Tá Trần Văn Tự và phái đoàn hướng về bãi biển Ninh Chữ rồi ngược về Phan Rang để vào Phan Thiết
Khởi đầu đoàn xe di chuyển về biển Ninh Chữ. Được biết nơi đây có một chiến hạm của Hải Quân VNCH từ miền Trung vào Nam đang đậu tại đây để đón các đơn vị. Đoàn xe rời Tiểu Khu vào đại lộ Thống Nhất để ra Khu Tam Giác trực chỉ Ninh Chữ. Thành phố Phan Rang lúc này đã lên cơn sốt vì quá hỗn loạn. Tiếng súng xen kẽ tiếng ồn từ dân chúng la cướp. Bọn cướp tìm các cửa hàng lớn nơi phố vào khiêng đồ. Dân chúng chạy tới lui như giặc tới. Xe cộ từ hướng Bắc vào đông nghẹt trên xe. Trên bộ các quân nhân rã ngũ với đủ loại sắc phục lộn xộn. Có người còn giữ vũ khí. Dọc đường phố quân phục, giày trận, mũ sắt nằm lăn lóc bên đường.
Đoàn xe Đại Tá Tự có hộ tống trước sau thêm còi hụ nên sự di chuyển đến Ninh Chữ dễ dàng. Đến Ninh Chữ thấy không còn chiến hạm, Đại Tá Tự quyết định vào Phan Thiết bằng đường bộ cùng với Tiểu Đoàn 250. Khi về lại đại lộ Thống Nhất, cảnh hỗn loạn càng tăng thêm. Lúc này có một Chi đội thiết vận xa M113 từ miền Trung tạt vào Ty Ngân Khố Ninh Thuận phá kho bạc bằng mìn để lấy tiền. Một số bạc bằng kim khí rơi rải rác trên đường. Ngang qua khu vực thương mại thấy dân chúng kẻ khiêng máy may, người vác vải cây từ nhà may Hòa Vang ra đi tự do. Thành phố Phan Rang hết khả năng kiểm soát trật tự, không còn thấy bóng cảnh sát giao thông và Quân Cảnh tuần tiễu. Đủ loại xe từ miền Trung chạy vào Nam tỵ nạn. Các xe nối đuôi sát nhau. Kẻ đứng níu tay bên ngoài. Một số người ngồi trên mui xe. Trẻ con la khóc um sùm. Đến gần trưa đoàn quân của Trường Võ Bị Đà Lạt cũng đến Phan Rang để di chuyển vào Nam.
Qua khỏi cầu Đạo Long đã sẵn có Tiểu Đoàn 250/ĐPQ từ Cầu Mống đang dừng quân tại đây kết hợp lại phái đoàn Đại Tá Tự tổ chức mở đường tiến vào Phan Thiết.
-Đường vào Phan Thiết
Khoảng cách lộ trình Phan Rang-Phan Thiết theo quốc lộ 1 là 145 cây số. Vào thời diểm này trên quốc lộ 1 có nhiều loại xe chở người lánh nạn từ miền cao nguyên xuống, miền Trung vào nên tốc độ di chuyển chậm.
Qua khỏi Cầu Đạo Long, An Phước, Cà Ná rồi đến ranh giới Bình Thuận, các địa danh như: cầu Đại Hòa, Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Ngã Ba Thượng văn, ấp Lâm Lộc, Phan Rí Cửa (Cầu Nam), Hòa Đa, Phan Rí Chàm, Chợ Lầu, Lương Sơn, Sông Lũy, Cây Táo, núi Tà Dôn, xã Phú Phong, cầu Phú Long, cầu Sở Muối lần lượt khuất lại đằng sau để bắt đầu chạy vào thị xã Phan Thiết.
-Trên lộ trình di chuyển thường gặp các quân nhân diện địa Tiểu Khu Bình Thuận, các chiến hữu ĐPQ-NQ. Họ trấn đóng, giữ an ninh những cây cầu quan trọng hoặc các địa điểm trọng yếu. Họ giữ vững tay súng, nhìn chúng tôi như huynh đệ, tươi cười vẫy tay chào làm cho đoàn người di chuyển thêm ấm lòng và tin tưởng lộ trình di chuyển được an ninh.
Khoảng 17 giờ trong ngày 1 Tháng Tư, 1975, chúng tôi đến thành phố Phan Thiết. Sau khi nghỉ giải lao, phái đoàn Đại Tá Tự di chuyển xuống lầu Ông Hoàng nghỉ lại, còn Tiểu Đoàn 250 Thần Ưng trú đóng nghỉ đêm tại thị xã Phan Thiết. 
-Nguyên nhân đưa đến việc Đại Tá Trần Văn Tự rời bỏ Phan Rang tự thoái vào Phan Thiết
Sau trận tổng công kích của Cộng Sản Bắc Việt vào Ban Mê Thuột 10 Tháng Ba, 1975, rồi đến việc rút lui của Quân Đoàn II và I, kế đến tuyến phòng thủ Khánh Dương và Huấn Khu Dục Mỹ bị chọc thủng. Trường Hạ Sĩ Quan và 2 TTHL Hải Quân, Không Quân Nha Trang cùng thành phố Nha Trang bỏ ngỏ, các trường quân sự tại Đà Lạt cũng rút về hướng Phan Rang.
Tình thế nguy ngập như trên, Đại Tá Tự nhận thấy khả năng Tiểu Khu Ninh Thuận không thể đương đầu với các mũi tấn công của quân Bắc Việt trong những ngày tới nên rút quân vào Phan Thiết với ý định:
1- Thành lập tuyến phòng thủ mới tại Cà Ná, nổ mìn để hàn bít đường quốc lộ 1 chận đứng quân Bắc Việt. Nhờ hải pháo từ biển yểm trợ quân ta và tạm dùng phi trường Sông Mao để tiếp xăng cho phi cơ các loại.
2- Hoặc phối hợp lực lượng Tiểu Khu Bình Thuận của Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa lập tuyến phòng thủ mới ở Phan Thiết.
Tuy nhiên những ý kiến trên không thành sau khi Đại Tá Tự tiếp xúc với Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn nhận lệnh chuyển quân về lại Phan Rang.
-Nội dung cuộc tiếp xúc giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn và Đại Tá Trần Văn Tự tại lầu Ông Hoàng, Phan Thiết
Vào hồi 19 giờ ngày 1 Tháng Tư, 1975, tại lầu Ông Hoàng, Đại Tá Trần Văn Tự đã trình diện Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III, Quân Khu 3. Sau khi hai người bạn đồng khóa 5 Đà Lạt chào mừng gặp nhau, Trung Tướng Toàn hỏi Đại Tá Tự:
– Phan Rang mất chưa mà “toi” chạy vô đây?
Đại Tá Tự trả lời chưa. Tướng Toàn liền ra lệnh:
– Bây giờ hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trực thuộc Quân Đoàn III, Quân Khu 3 và sẽ có Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ra phi trường Phan Rang. “Toi” phải trở về lại Phan Rang lập tức, sẽ có lực lượng tăng cường để giữ tuyến Phan Rang.
(Những lời đối thoại trên đây chỉ có hai người là Tướng Toàn và Đại Tá Tự. Mới đây Đại Tá Tự mới kể lại cho người viết nghe về câu chuyện này).
Xin nói rõ: Tướng Toàn và Đại Tá Tự là hai bạn đồng môn rồi đồng khóa thuộc trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. SVSQ Toàn theo học Khóa 3 Trần Hưng Đạo, thụ huấn nửa chừng bị bệnh xin xuất trường chữa bệnh. Về sau xin học tiếp Khóa 5 Hoàng Diệu cùng khóa với SVSQ Tự. Cả hai là bạn đồng khóa.
-Đoàn quân Ninh Thuận quay ngược về Phan Rang
Ngày 2 Tháng Tư, 1975, thi hành lệnh của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, từ 8 giờ các sĩ quan thuộc đoàn quân Ninh Thuận tập họp nghe lệnh Đại Tá Tự quay ngược về lại Phan Rang. Thiếu Tá Kia tập hợp sĩ quan Tiểu Đoàn ban hành lệnh hành quân mở đường.
Trên đường về trong phạm vi lãnh thổ thuộc Bình Thuận hoàn toàn an ninh vì các đơn vị diện địa vẫn hoạt động bình thường. Kể từ Cà Ná về lại Phan Rang, thành phần an ninh Ninh Thuận đã bỏ ngỏ từ hôm trước nên có vài nơi Cộng quân đã xâm nhập xuất hiện nên từ đây Tiểu Đoàn 250 cho lục soát kỹ những nơi nghi ngờ, tìm hiểu tin tức qua dân chúng. Hành quân theo chiến thuật vừa mở đường vừa di chuyển nên sự di chuyển rất chậm.
Đến 19 giờ cùng ngày đoàn xe mới đến cầu Đạo Long để bắt đầu yểm trợ, lục soát tiến vào thành phố Phan Rang. Thị xã vắng người, phố xá đóng cửa, chợ búa buồn thiu, thành phần đeo băng đỏ (Việt Cộng 30) canh gác thành phố. Tiểu Đoàn 250 phân công các thành phần vừa yểm trợ vừa tiến quân lục soát. Tiếng nổ M16 cộng M72 thêm tiếng còi hụ. Dân chúng vui mừng nghe tin Đại Tá Tự và Tiểu Đoàn 250 về lại. Những người đeo băng đỏ tháo băng, vứt súng bỏ chạy. Một tên cướp có vũ khí chống cự lại liền bị hạ sát ngay trước cửa chợ Phan Rang, giấy bạc từ trong người bay vung vãi quanh xác chết.
Vào lại Tiểu Khu, nhìn cảnh tượng điêu tàn chỉ sau có một ngày rời bỏ nơi đây. Bọn cướp hôi của phá phách tan hoang. Bàn ghế, tủ bàn xô ngã bừa bãi. Tài liệu, giấy tờ bay khắp nơi từ các phòng ra cả sân cờ. Phòng lưu trữ hồ sơ cá nhân còn cháy âm ỉ. Đại Tá Tự nhìn cảnh điêu tàn lắc đầu xong lệnh cho Thiếu Tá Kia phân công các đại đội lục soát chiếm giữ an ninh Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, khu vực Tòa Hành Chánh, nhà đèn, máy nước và các cơ sở trọng yếu trong thị xã. Ban lệnh giới nghiêm trong thị xã từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Sau đó Đại Tá Tự và phái đoàn chạy vào phi trường Bửu Sơn nơi Bộ Chỉ Huy Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tại đây có mặt Tướng Sang, Trung Tá Lê Văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Dù. Các sĩ quan tham mưu Sư Đoàn 6 Không Quân, Lữ Đoàn 3 Dù và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Các bên họp trao đổi tin tức bàn việc tái lập an ninh phòng thủ lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận kể từ sáng hôm sau.
-Tiểu Khu Ninh Thuận lo tái lập an ninh
Đại Tá Tỉnh Trưởng rời bỏ Phan Rang ngày 1 Tháng Tư, 1975, nên lực lượng quân sự, hành chánh tự động tan rã theo. Mọi người bỏ đơn vị trở về lo cho gia đình.
Chiều ngày 2 Tháng Tư, 1975, phái đoàn Tiểu Khu trở về Phan Rang, tình hình tương đối yên tĩnh. Chỉ có kho bạc, kho gạo, cơ sở MACV và cư xá sĩ quan Khu Tam Giác bị cướp phá.
Việc phục hồi an ninh bắt đầu sáng 3 Tháng Tư, 1975. Lần hồi Đại Tá Tự cho lập lại an ninh trật tự thị xã Phan Rang, Tháp Chàm và phát thanh từ máy bay xuống các khu dân cư lời kêu gọi của Tỉnh Trưởng để ổn định an ninh trật tự.
Lữ Đoàn 3 Dù tăng phái cho Tiểu Khu một Trung Đội có Trung Úy Nguyễn Văn Lập, sĩ quan liên lạc Pháo Binh từ Lữ Đoàn đi theo để săn nhặt phụ tùng súng pháo binh song không có kết quả. Người viết lúc bấy giờ là một trong 5 sĩ quan cấp Tá thuộc Ban Tham Mưu Tiểu Khu đã sắp xếp Trung Đội Dù lên hai xe GMC có máy phóng thanh chạy vòng các đường phố Phan Rang và ngoại thành, mục đích thông báo lời kêu gọi của đại tá tỉnh trưởng đã trở về, yêu cầu quân nhân, công chức về trình diện đơn vị cùng nhiệm sở cũ.
Trật tự được vãn hồi, có Cảnh Sát và Quân Cảnh làm việc lại, đồng bào an tâm. Đã có Không Quân và Nhảy Dù tăng cường phòng thủ. Đồng bào mang nộp vũ khí giữ bất hợp pháp tại Tiểu Khu. Thiết lập lại hệ thống liên lạc, đưa một số đơn vị đến hoạt động tại các Chi Khu, Phân Chi Khu. Tập trung binh sĩ rã ngũ từ các nơi về để tiếp tục hoạt động.
Trung Tâm Yểm Trợ Hành Chánh Tiếp Vận hoạt động trở lại tại khu vườn dinh Tỉnh Trưởng do Thiếu Tá Huỳnh Trung Trước, Khóa 9 Đoàn Kết Thủ Đức Chỉ Huy Phó điều hành.
Chợ Phan Rang bắt đầu nhóm họp lại. Dân chúng đi lại bình thường nhưng tâm tư mỗi người chưa hết lo âu.
Một số Việt Cộng nằm vùng nổi dậy các ngày trước đều bị bắt hoặc trốn thoát.
Một số binh sĩ rã ngũ từ Trung vào trình diện nhưng lần hồi cũng bỏ đi.
Vào buổi trưa cùng ngày, Thiếu Tá Trương Khương, Liên Đoàn Trưởng Phòng Thủ Phi Trường báo có một Tiểu Đoàn ĐPQ Tuyên Đức băng rừng xuống nơi cầu Tân Mỹ. Tôi liên lạc được, Thiếu Tá Phong, Tiểu Đoàn Trưởng cho biết quân số còn chừng 200, xin Tiểu Khu cho phương tiện di chuyển về Phan Rang. Tôi liền cho 7 xe GMC lên đón về Tiểu Khu. Về đến nơi cơm nước xong Thiếu Tá Phương và tôi đề nghị Thiếu Tá Phong giữ đơn vị lại Ninh Thuận để hoạt động. Thấy người ông mệt mỏi lại không cho chúng tôi biết ở hay đi. Đến chiều số quân nhân Tiểu Đoàn Thiếu Tá Phong lần hồi bỏ ra phố Phan Rang để tìm phương tiện về Saigon.
Cũng trong ngày này được tin Thiếu Tá Nguyên Văn Mạnh, tham mưu phó Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu Ninh Thuận đi ghe vào Vũng Tàu, ghe chìm, do không biết bơi nên ông mất tích.
-Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang
Ngày 4 Tháng Tư, 1975, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chính thức đến Phan Rang để nhận chức vụ Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Tháp tùng Trung Tướng còn có các sĩ quan tùy tùng và toán chuyên viên Truyền Tin.
Khoảng 11 giờ cùng ngày, người viết có mặt tại Phòng 3 Tiểu Khu thấy có xe Quân Cảnh, 5 xe jeep và 2 xe GMC chở khoảng 1 Trung Đội nhảy dù chạy vào Tiểu Khu để ra phía sau nơi gần bờ sông đón Tướng Nghi đáp trực thăng tại đây để đưa về phi trường. Lúc xe chạy ra thấy có Tướng Nghi. Ông không ghé Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu mà về thẳng phi trường Bửu Sơn.
-Các đơn vị tham dự lá chắn Phan Rang
Sau khi Cộng quân chiếm trọn Quân Đoàn I và II, ngoại trừ hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, thừa thắng xông lên, Bắc Việt đã đưa quân ồ ạt tiến sâu vào phía Nam. Nhằm cầm chân địch, củng cố lại các lực lượng thuộc Quân Đoàn III và IV, Phan Rang cũng là quê hương của Tổng Thống Thiệu nên ông quyết định sáp nhập hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Quân Đoàn III và thành lập tuyến phòng thủ Phan Rang. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh tình nguyện làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III và Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang. Bộ Chỉ Huy đóng trong phi trường Bửu Sơn.
Lực lượng thuộc quyền Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tư lệnh mặt trận Phan Rang gồm có:
– Sư Đoàn 6 Không Quân, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang làm Tư Lệnh. Sư Đoàn  gồm có 3 Phi Đoàn A-37: 524, 534, 548, 1 Phi Đội A-1, 2 Phi Đội tản thương 259B và 259C, 2 Phi Đoàn trực thăng 229 và 235.
– Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng gồm có Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn 5 (-), rút về Saigon ngày 13 Tháng Tư 1975 và thay thế bằng Liên Đoàn 3/BĐQ.
– Lữ Đoàn 2 Dù (do Đại Tá Nguyên Thu Lương, Lữ Đoàn Trưởng ra thay) gồm 3 Tiểu Đoàn 3, 7 và 11. 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, các Đại Đội Trinh Sát Công Binh, Quân Y, Truyền Tin, yểm trợ tiếp vận.
– Trung Đoàn 4, 5 (-) Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt làm tư lệnh.
– Liên Đoàn 3 BĐQ với 3 Tiểu Đoàn 31, 36 và 52 do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, liên đoàn trưởng.
– Tiểu Khu Ninh Thuận với các Chiến Đoàn, Tiểu Đoàn ĐPQ, các Đại Đội biệt lập, NQ Pháo Binh Diện Địa, Chi Đội Cơ Giới Nhân Dân Tự Vệ và Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia do Đại Tá Trần Văn Tự, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng chỉ huy. Đến ngày 9 Tháng Tư 1975, do Đại Tá Trương Đăng Liêm thay thế.
Lực lượng Hải Quân gồm có: Duyên Đoàn 27 Hải Quân tại Ninh Chữ, 2 khu trục hạm, 1 giang pháo hạm, 1 hải vận hạm và một số tàu yểm trợ.
-Sư Đoàn 2 Bộ Binh ra Phan Rang
Ngày 7 Tháng Tư, 1975, Trung Đoàn 4 (-) thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh do Đại Tá Trương Đăng Liêm Trung Đoàn Trưởng di chuyển từ Bình Tuy ra Phan Rang. Đoàn quân di chuyển với 100 quân xa đủ loại. Có 6 chiến xa M41, 8 thiết vận xa M.113. Pháo Binh có 6 khẩu 155 ly và 8 khẩu 105 ly. Trên lộ trình có đoạn mất an ninh nên phải mở đường lục soát, đến 17 giờ hôm sau mới đến Phan Rang. Trung đoàn vừa được tái tổ chức và trang bị lại nên từ quân phục, vũ khí, quân xa, quân dụng đều mới toanh.
Đến Phan Rang, Đại Tá Liêm được đề cử chức vụ mới là tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận thay Đại Tá Trần Văn Tự đi nhận nhiệm vụ mới là Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.
Ngay chiều ngày 8 Tháng Tư, 1975, Trung Tá Chế Quang Thảo (Khóa 2 Nhân Vị Hiện Dịch Nha Trang), Trung Đoàn Phó được cử làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 4 thay Đại Tá Liêm.
Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Đại Tá Hoàng Tích Thông, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 2 BB cùng Trung Đoàn 5 (-) di chuyển ra Phan Rang.
Ngày 14 Tháng Tư, 1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư Đoàn đi cùng số còn lại của Trung Đoàn 5 ra Phan Rang.
-Bắt sống 7 xe tiếp tế của Cộng quân tại đèo Du Long
Ngày 8 Tháng Tư, 1975, Tiểu Đoàn 11 dù đã bắt sống 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần của địch cùng một số quân lính Việt cộng tại đèo Du Long. Chúng cứ ngỡ là Phan Rang chúng đã chiếm nên cứ ngang nhiên di chuyển vào.
Mời độc giả xem bình luận “Tháng Tư lại về” (Phần 2)
-Lễ bàn giao Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận
Sau khi từ Phan Thiết về lại Phan Rang, Đại Tá Tự kêu gọi anh em thuộc lực lượng diện địa Tiểu Khu trình diện để tổ chức phối trí lại các đơn vị. Song số anh em nặng gánh gia đình nên chỉ trình diện lác đác trong khi Sư Đoàn 2/BB đã có quân số tương đối đông. Từ đó Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi yêu cầu Tướng Nhựt cử một Đại Tá để giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Ninh Thuận để có quân dễ dàng hoạt động. Tướng Nhựt đã cử Đại Tá Trương Đăng Liêm đảm nhiệm chức vụ này.
Lễ bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng diễn ra tại văn phòng Hội  Đồng Tỉnh Ninh Thuận ngày 9 Tháng Tư, 1975 dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cùng sự hiện diện của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang với một số ít đại diện Quân, Cán Chính, Nghị Viên Hội Đồng Tỉnh và Nhân Sĩ tỉnh Ninh Thuận.
-Vài hàng tiểu sử và 8 ngày phục vụ của Đại Tá Tân Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận
Đại Tá Trương Đăng Liêm sinh Tháng Bảy, năm 1932, tại Thừa Thiên Huế. Động viên theo học khóa 3 Đống Đa Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 4 Sư-Đoàn 2 Bộ Binh .Từ Bình Tuy di chuyển Trung Đoàn  ra tăng cường mặt trận Phan Rang. Đại Tá Liêm được đề cử giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận.
Lễ bàn giao tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng vào trưa ngày 9 Tháng Tư, 1975, lúc bấy giờ tình hình an ninh của tiểu khu vừa được tái lập. Quân nhân và công chức lần lượt trở về đơn vị và nhiệm sở cũ.


Từ trái Đại Tá Trương Đăng Liêm, Tân Tỉnh Trưởng Ninh Thuận và tác giả.

Đại Tá Liêm hàng ngày làm việc tại Trung Tâm Hành Quân dưới hầm dinh Tỉnh và thường liên lạc song song với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 4 để theo sát tình hình chiến sự. Trong 8 ngày, Đại Tá Liêm chỉ lo củng cố và tổ chức lại các đơn vị ĐPQ, NQ trực thuộc để bình định lãnh thổ, viếng thăm và chỉ thị các Chi Khu lo phục hồi an ninh, chưa có thì giờ để trông coi về hành chánh.
Vào đêm 15 Tháng Tư, 1975, tại thôn Phương Cựu, quận Thanh Hải, Việt Cộng xâm nhập nổ súng gây cho số ít Nghĩa Quân thương vong. Được tin, sáng 16 Tháng Tư, Đại Tá Liêm đến nơi thị sát. Liền sau đó qua tin báo, Cộng quân đã vào thị xã Phan Rang nên Đại Tá Liêm lên tàu Hải Quân của Duyên đoàn 27. Đến sáng 16 Tháng Tư, 1975, Cộng quân dốc toàn lực chọc thùng phòng tuyến, thị xã Phan Rang thất thủ.
Đại Tá Liêm lên được chiến hạm Whec. Tại đây gặp cả Tướng Nhựt, Thiếu Tá Trần Văn Kia và một số quân nhân của Tiểu Đoàn 250/ĐPQ Thần Ưng
-Sự hoạt động trong chức vụ mới của Đại Tá Trần Văn Tự
Sau khi bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã đưa Đại Tá Tự vào căn cứ Sư Đoàn 6 Không Quân tại phi trường Bửu Sơn và đề cử Đại Tá Tự giữ chức vụ Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III tại mặt trận Phan Rang.


Thiếu Tá Trần Văn Kia.

Đại Tá Tự và Chuẩn Tướng Sang có sự hiểu lầm nhỏ nên Đại Tá Tự không được đón tiếp niềm nở như một thành viên -của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.
Trong những ngày ở phi trường, Đại Tá Tự sống với những gì mang theo để dùng hàng ngày cùng một tài xế và một xe jeep ở gần Bộ Chỉ Huy. Thỉnh thoảng Đại Tá Tự được mời tham dự cuộc họp ở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương nhưng phần nhiều những ý kiến đóng góp của ông ít được Bộ Tư Lệnh Tiền Phương chú ý.
-Ông Lewis, chuyên viên Truyền Tin Tòa Đại Sứ Mỹ đến Phan Rang
Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Tướng Times của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ từ Saigon bay đến Phan Rang dẫn theo ông Lewis, chuyên viên Truyền Tin đến ở cùng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương với nhiệm vụ chuyển mọi tin tức qua các biến chuyển mới nhất của mặt trận về Tòa Đại Sứ. Ông rất tích cực làm việc, vô cùng bình tĩnh, nhất là lúc địch dồn dập tấn công.
-Trung Tướng Trần Văn Đôn, phó thủ tướng và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III thị sát mặt trận Phan Rang
Ngày 15 Tháng Tư, 1975, khoảng 14 giờ, có phái đoàn của Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III đến thị sát mặt trận và ủy lạo các đơn vị.
Sau khi viếng thăm thị xã Phan Rang, nghe Tướng Nghi thuyết trình về tình hình và một số đề nghị. Trung Tướng Đôn chú trọng đặc biệt đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị cho nhu cầu chiến sự. Sau đó Tướng Đôn và Tướng Toàn ủy lạo một số hiện kim cho các đơn vị cùng tưởng thưởng huy chương cho một số chiến sĩ đạt nhiều chiến công xuất sắc tại mặt trận. Tiếc thay đã quá trễ vì lúc này tại Cam Ranh và Tuyên Đức Cộng quân đã ém quân và chuẩn bị sẵn 2 Sư Đoàn 3 và 325 cùng lực lượng 968 dốc toàn lực tấn công vào đêm 15 rạng 16 để chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.
-Giáo xứ Hộ Diêm là nơi phòng thủ an toàn nhất của tỉnh Ninh Thuận
Trong các thôn, xã của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian trước ngày 16 Tháng Tư, 1975, nơi an toàn nhất phải kể là giáo xứ Hộ Diêm. Nơi đây được lực lượng Nhân Dân Tự Vệ phối hợp với giáo dân qua sự góp ý của Linh Mục chánh xứ và Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Phương đã tổ chức phòng thủ chặt chẽ, nếu có kẻ lạ mặt vào trong giáo xứ giáo dân sẽ phát hiện ngay nên không có sự xâm nhập nào của du kích vào giáo xứ. Mãi đến sáng 16 Tháng Tư, Cộng quân mới tiến vào được để kiểm soát.
 -Phan Rang và trận chiến quyết định
Sau khi tổng hợp tin tức, Tướng Nghi nhận định tình hình sớm muộn Cộng quân cũng tấn công Phan Rang bằng hai mũi từ Nha Trang theo Quốc Lộ 1 vào và từ đèo Ngoạn Mục theo quốc lộ 11 xuống nên Tướng Nghi đã lập kế hoạch phối trí các lực lượng:
– Hướng Du Long giao cho lực lượng Dù đảm trách, về sau Liên Đoàn 3/BĐQ thay thế, rải quân từ Du Long đến Phan Rang.
– Từ cầu Tân Mỹ đến Tháp Chàm do Trung Đoàn 4 (-) Sư Đoàn 2/BB bố trí.
– Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 và khu vực Tháp Chàm do Trung Đoàn 5 (-) phụ trách.
– Các Tiểu Đoàn, Đại Đội ĐPQ cùng Nghĩa Quân Ninh Thuận sau khi họp chỉnh trang lại được phối trí phòng thủ Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Ninh Thuận, thị xã Phan Rang, các Chi Khu cùng các thôn xã kế cận.
– Sư Đoàn 6 Không Quân yểm trợ tổng quát về hỏa lực, chuyển vận, quan sát và tản thương.
Cộng quân đã thực hiện ý đồ như Tướng Nghi dự đoán, chia hai cánh đánh vào Phan Rang và phi trường Bửu Sơn cách Phan Rang 7 cây số.
Lực lượng của Cộng quân gồm Sư Đoàn 325, Sư Đoàn 3 cùng đơn vị 968 có chiến xa và pháo binh yểm trợ, theo hướng quốc lộ 1 đánh vào thị xã Phan Rang, cắt đứt đường rút lui của quân trú phòng ra hướng biển, cánh 2 theo quốc lộ 11 đánh xuống phi trường.
– Ngày 13 Tháng Tư, 1975, Lữ Đoàn 2 Dù được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên Đoàn 3 BĐQ. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu Đoàn 7 Dù chờ không vận về Saigon. Tiểu Đoàn 11 Dù đã bàn giao xong và 3 Đại Đội đóng quân tại núi Cà Đú. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cùng Đại Đội chỉ huy và một Đại Đội tác chiến về đóng ở phi trường.
– Ngày 14 Tháng Tư, 1975, được tin BĐQ thay thế Dù từ Du Long, Cộng quân tấn công thăm dò. Tuy biết nhiệm vụ song Tiểu Đoàn 11 Dù phải đánh trả tức khắc lúc địch quân vượt qua tiền đồn báo động trước cổng số 2 phi trường. Đơn vị Dù chống trả quyết liệt bằng lựu đạn, cận chiến với lưỡi lê. Kết thúc trận đánh địch quân bỏ lại chừng 100 xác chết, tịch thu 80 vũ khí các loại trong số có 2 súng cối 82 ly và 2 đại bác 75 ly. Phía Dù có 6 binh sĩ hy sinh và một trong hai chiến xa yểm trợ Dù bị cháy.
– Chiều 15 Tháng Tư, 1975, phi cơ quan sát Sư Đoàn 6 Không Quân phát hiện Cộng quân ngụy trang lá cây. Các đơn vị bộ binh, pháo binh cùng chiến xa di chuyển ven theo các triền núi về phía Tây Bắc phi trường và phía Bắc Du Long nơi rừng dừa Hiệp Mỹ. Cánh quân từ đèo Ngoạn Mục cũng tiến lần về hướng Tân Mỹ, nơi Trung Đoàn 4 án ngữ.
Tướng Nghi lệnh cho Sư Đoàn 6 Không Quân cho các phi đội A37 từ Bửu Sơn cất cánh và từ Phan Thiết ra đánh bom suốt chiều tối, đánh sập các cầu tại Ba Ngòi. Lúc này chiến xa địch xuất hiện bò từng đoàn bị không quân ta đánh bom tiêu diệt cả buổi chiều lẫn đêm. Các Pháo Đội 105 và 155 ly bắn vào những hỏa tập phát hiện địch. Phi cơ hỏa long soi sáng suốt đêm, đến gần sáng bị phòng không địch bắn rơi.
Cộng quân mở những trận đánh thăm dò vào các ngày trước đụng phải Thiên Thần Mũ Đỏ của ta bẻ gãy kịp thời. Bắc Việt tung thêm vào mặt trận Sư Đoàn 325 và nhiều chiến xa T54 để tăng cường cho Sư Đoàn 3.
– Ngày 16 Tháng Tư, 1975, sáng sớm, một số lớn phi cơ rời phi đạo bay lên ngập trời, ngay sau đó Cộng quân đã mưa pháo vào phi trường với cường độ ác liệt làm mọi hoạt động tại phi trường ngưng trệ. Các đơn vị trú phòng phản công dữ dội nhưng không kháng cự nổi với quân số địch đông gấp nhiều lần hơn ta. Hệ thống phòng không của địch rất mạnh nên việc yểm trợ của Không Quân có phần kém hiệu quả mặc dù Bộ Tư Lệnh Không Quân đã điều động các Phi Đoàn A37 từ Biên Hòa và Phan Thiết ra. Có một số A37 và trực thăng bị bắn rơi làm đau lòng một số phi công tài ba của ta đã anh dũng hy sinh đền nợ nước.
Kho bom đạn phi trường bị địch chiếm ngay từ đầu. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Dù đã anh dũng hy sinh trong lúc chỉ huy đơn vị bảo vệ đài kiểm soát không lưu.
Về hướng Bắc, lực lượng Dù và BĐQ phải tháo lui sau khi bắn cháy nhiều chiến xa cũng như triệt hạ đơn vị bộ binh địch tại Gò Đền. Các cao điểm quanh phi trường lần lượt rơi vào tay địch.
Trung Đoàn 4 và 5 Sư Đoàn 2/BB cùng đánh trả địch quân ác liệt từ hướng Tân Mỹ, Tháp Chàm cũng không kém tuyến phòng thủ Dù. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung, có chiến xa và bộ binh tùng thiết ồ ạt tấn công nên các Trung Đoàn 4 và 5 của ta cho lệnh phân tán rút về hướng Cà Ná, trong đó có Đại Tá Lê Thương, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2, gặp xe ôm ông đón về nhà thờ Phan Rang. Về sau triệt thoái về Phan Rí Cửa. Tại đây Trung Tá Chế Quang Thảo và quân số còn khoảng 4 Đại Đội. Hai Đại Đội được tàu Hải Quân vớt đưa ra đảo Phú Quý để về đến Vũng Tàu sáng 19 Tháng Tư, 1975. Hai đại đội còn lại không di chuyển kịp bị địch bao vây bắt giữ.
Trong phi trường các công binh Dù cắt kẽm gai để hai tướng Nghi và Sang cùng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương, Sư Đoàn 6 Không Quân cùng một số đơn vị cùng gia đình binh sĩ khoảng 700 người rút lui về hướng Cà Đú. Tiểu Đoàn 11 Dù đi đầu, sau cùng là Công Binh và Đại Đội Trinh Sát Dù. Vừa di chuyển, quan sát và mở đường để bảo vệ đoàn quân rút lui.
Chiều 16 Tháng Tư, 1975, Quân Đoàn II định đưa trực thăng bốc đoàn quân rút lui. Tướng Nghi từ chối với hy vọng đi bộ thoát về Ninh Chữ nhưng địch quân đoán được ý định nên chận đường phục kích.
-Tướng Trần Văn Nhựt thoát ra biển bằng trực thăng
Vào sáng 16 Tháng Tư, 1975, chiếc trực thăng cuối cùng của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương khi cất cánh, Đại Tá Tự tưởng hai Tướng Nghi và Sang đi. Sau này rõ lại là Tướng Trần Văn Nhựt Tư Lệnh Sư Đoàn 2/BB lấy trực thăng đi thị sát mặt trận. Khi cất cánh bị đạn phòng không của địch bắn lên rất gần nhưng may thoát khỏi. Khi trực thăng ra biển được chiến hạm Whec thả phao vớt lên. Còn Đại Tá Nguyễn Khoa Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 2 và Đại Úy Danh vì không biết bơi nên còn ở trên trực thăng. Khi lên tàu Tướng Nhựt thấy có Đại Tá Trương Đăng Liêm, Tỉnh Trưởng Ninh Thuận đã có mặt từ trước. Tướng Nhựt dùng hệ thống liên lạc chiến hạm gọi thẳng về Bộ Tư Lệnh Hải Quân và nhờ chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu cho biết Phan Rang bị thất thủ.
Ngày 29 Tháng Tư, 1975, lúc 13 giờ 30, Tướng Nhựt cùng Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Xuất thân khóa 4 Hải Quân Nha Trang) tại Vũng Tàu dùng trực thăng cơ hữu HU1 bay ra biển  để đến căn cứ hải Quân Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.
Tướng Nhựt xuất thân Khóa 10 Trần Bình Trọng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Ông mãn phần ngày 5 Tháng Giêng, 2015, tại thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 80 tuổi.
-Các tướng bị bắt khi bị phục kích
Vào hồi 21 giờ ngày 16 Tháng Tư, 1975, dưới sự hướng dẫn của Đại Tá Nguyễn Thu Lương, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Dù, đoàn người bắt đầu rời thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì lọt ổ phục kích của địch.
Khi đoàn quân lọt vào khu vực phục kích, lệnh khai hỏa bắt đầu. Hỏa lực nổ rền vang. Ánh sáng hỏa châu sáng rõ như ban ngày. Tiếng la hét xung phong “hàng sống, chống chết” của địch quân vang dậy một vùng trời. Tàn trận, một số địch cũng như ta bị thương vong. Hai Tướng Nghi, Sang và ông Lewis cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn hai Tướng Nghi, Sang và ông Lewis ngược ra Suối Dầu, Nha Trang sáng hôm sau. “Trên đường Tướng sang thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thểu, lang thang đi ngược trở về. Tướng Sang bỗng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào vì làm Tướng mà không giữ được thành. Ở tại đồn điền Yersin 2 ngày, địch đưa 3 người ra Đà Nẵng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22 Tháng Tư, 1975, địch đem phi cơ chở 3 vị ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây, nơi từng giam giữ tù binh Mỹ .Chúng thả ông Lewis vào Tháng Tám, 1975, Trung Tướng Nghi năm 1988 và Tướng Sang 1992.” (theo tài liệu Tướng Sang).
Đến ngày 22 Tháng Hai, 1993, Tướng Sang cùng gia đình sang Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông mãn phần ngày 30 Tháng Mười Một, 2002, tại thành phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 71 tuổi.
Tướng Nghi xuất thân Khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Tướng Sang xuất thân Khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ Quan Trù Bị Thủ Đức.
Một số khác trong đoàn quân rút lui chạy thoát được, trong đó có Trung Tá Lê Văn Bút Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật.
-Trục tiến quân của địch vào thị xã Phan Rang
Một số đơn vị ĐPQ chống trả theo chiến thuật tác chiến trong thành phố yếu ớt vì phía địch dùng toàn chiến xa T54 lại có bộ binh tùng thiết nên hướng tiến quân của địch vào thị xã dễ dàng. Địch tiếp tục qua cầu Đạo Long để vào An Phước.
Một số chiến xa lọt vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Quân trú phòng báo động chạy ra phía sau Tiểu Khu kế cận bờ sông. Một số quân nhân trốn vào nhà dân thay quần áo dân sự chạy thoát, trong số thoát được có Thiếu Tá Bùi Sơn Hải. Riêng Trung Tá Nguyễn Công Ba và Thiếu Tá Trương Minh Lữ (Khóa 1 Nha Trang), Trưởng Phòng 4 Tiểu Khu bị bắt khi chúng lục soát tìm được hai vị này trốn trong cánh đổng mía.
Đến gần trưa, một chiến xa của Cộng quân vào án ngữ  tại ngã ba nhà máy dệt, một chiếc đậu tại cây xăng Khu Tam Giác, một chiến xa đậu tại trụ sở quận Thanh Hải, một chiến xa khác đậu tại cầu Đạo Long.
Riêng tôi, lúc 8 giờ lái xe ra kiểm soát việc phòng thủ tại Khu Tam Giác. Lúc ra khỏi cổng Tiểu Khu được đồng bào đang tất bật chạy tới và báo tin Việt cộng đã vào đến Khu Tam Giác đầu thị xã nên tôi chạy về nhà nơi gia đình tạm trú để theo dõi tình hình. Đó là giây phút đau buồn nhất đã kết thúc cuộc đời bình nghiệp của tôi qua gần 20 năm phục vụ Tổ Quốc.
-Bệnh viện dân quân y Phan Rang cứu chữa quá nhiều thương binh
Trận chiến tại mặt trận Phan Rang xảy ra rất khốc liệt, từ đêm 15 rạng ngày 16 Tháng Tư, 1975, gây cho một số quân nhân của QLVNCH và bộ đội Bắc Việt bị thương rất nhiều. Ngày 16 Tháng Tư 1975, Cộng quân chiếm thị xã Phan Rang nên số thương binh của ta lẫn địch được đưa vào bệnh viện dân quân y Phan Rang cứu chữa. Trong các ngày 16, 17 và 18 Tháng Tư, 1975, là những ngày toàn bộ bác sĩ và y tá của bệnh viện này do Bác Sĩ Đoàn Trình, giám đốc đã làm việc cật lực liên tục.
Các sĩ quan cấp tá chạy thoát khỏi Cộng Sản tại phi trường Phan Rang, di chuyển đường bộ sau nhiều ngày mới về đến Saigon. Trong có Đại Tá Lương bị VC bắt lại.
– Đại Tá Trần Văn Tự, Phụ Tá Lãnh Thổ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương mặt trận Phan Rang. Như đã đề cập ở phần trước là những ý kiến của Đại Tá Tự ít được Bộ Tư Lệnh chú ý. Vì lý do đó nên sáng 16/4 địch tràn ngập phi trường, Đại Tá Tự chạy đằng ông, các vị Bộ Tư Lệnh chạy theo đằng họ nên bị địch bắt sống trong đêm đó khi lọt ổ phục kích. Đại Tá Tự quyết định chạy bộ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh và Quân Cảnh Nhảy Dù tan hàng. Trên đường di tản bộ từng đoạn một, nhiều khi bị các chốt du kích địa phương giữ lại, Đại Tá Tự lẻn trốn được, nhờ cải trang thường dân trà trộn trong số dân chạy loạn và lính tan hàng. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ở Hố Nai nghe đài phát thanh qua lời kêu gọi của Đại Tướng Dương Văn Minh buông súng. Đến 15 giờ Đại Tá Tự về tới nhà ở chung cư Đô Thành đường Hòa Hảo.
– Đại Tá Nguyễn Thu Lương xuất thân Khóa 4 Cương Quyết Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Đại tá đã nhanh chân thoát được trong trận Việt Cộng phục kích tại Mỹ Đức. Sau đó ông không liên lạc tìm được Tướng Nghi và Sang nên ông đành vượt qua Quốc Lộ 1 để tìm đường trốn ra biển, không may gặp một quân nhân đang là tù binh biết mặt và nhìn thấy Đại Tá Lương rồi điềm chỉ cho Cộng quân bắt giữ. Ông bị vào tù tập trung của Cộng Sản đến 13 năm.
– Đại Tá Lê Thương, xuất thân Khóa 5 Vì Dân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, chỉ huy trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 2 BB. Phi trường Phan Rang bị chọc thủng, Đại Tá Thương và một số quân nhân chạy về hướng quận An Phước bị địch phát hiện nổ súng. Đại Tá và 2 thuộc cấp chạy vào Cà Ná, gặp xe ôm đi ngược về nhà thờ Phan Rang. Trú ngụ tại đây qua đêm, sáng ra ông cùng theo xe bà con giáo dân đi Lạc Thiện. Lần hồi ông tìm phương tiện về Di Linh, Bảo Lộc rồi đi từng chặng đến Định Quán, lần về Gia Kiệm, rừng chuối rồi đến Bảo Hàm. Qua 8 ngày phiêu bạt, sau cùng gặp một số đơn vị trong có Đại Tá Lê Văn Trang Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn III và Trung Tá Phan Văn Phúc nguyên CHT/PB/Sư Đoàn 4 BB, nhờ ông Phúc chở về Saigon đoàn tụ gia đình trong ngày 26 Tháng Tư, 1975. Cuộc vượt thoát của Đại Tá Thương vô cùng đói khát và cực khổ.
– Trung Tá Lê Văn Bút, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật. Trong khi đoàn quân Bộ Tư Lệnh Tiền Phương lọt phục kích, Trung Tá Bút và một số quân nhân tách khỏi đoàn quân rút lui trốn vào các bụi rậm. Ông Bút và một Thiếu Úy Không Quân chạy về hướng Ninh Chữ tìm ghe ra biển nhưng không có. Trong túi áo còn 200 ngàn, tiền Tướng Đôn ủy lạo cho Không Quân do Tướng Sang giao từ hôm trước. Nhờ có tiền, hai thầy trò di chuyển đường bộ bằng xe đò, xe ôm, có lúc phải băng rừng, vượt đồi núi. Đến 8 ngày sau mới về đến Trảng Bom. Kể lại chuyến vượt thoát vô cùng khổ sở của một trung tá Không Đoàn Trưởng, lúc bình thường trong Không Đoàn có rất nhiều phi cơ các loại.
-Ít dòng tiểu sử và nguyên nhân Đại Tá Trần Văn Tự xuất thân vào cửa Phật


Đại Tá Trần Văn Tự (phải) pháp hiệu là Tỳ Kheo Thích Không Chiếu và tác giả.

Đại Tá Trần Văn Tự sinh Tháng Hai, 1927 tại Pháp. Thân sinh của ông là Giáo Sư Trần Văn Thạch, sinh trưởng tại Phú Lâm, Chợ Lớn, Nam Phần. Ông du học tại Toulouse (Pháp) và đã viết báo “Le Journal des Etudiants Annamites” bày tỏ chí hướng và nguyện vọng thiết tha của người thanh niên Việt Nam mong muốn nước nhà được độc lập. Ông hoạt động trong nhóm Đệ Tứ của ông Tạ Thu Thâu. Về nước ông tích cực hoạt động chính trị và dùng cơ quan ngôn luận là tờ báo “La Lutte” làm lợi khí nêu rõ lập trường tranh đấu của ông. Năm 1937, ông được đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Saigon. Sau đó ông bị nhà cầm quyền Pháp ký giấy tống giam vì những bài báo ông đả kích chính sách cai trị của người Pháp tại Việt Nam. Năm 1945, ông bị thủ tiêu lúc 40 tuổi. Ông được đặt tên đường Trần Văn Thạch thay tên cũ là Vassoigne bên hông chợ Tân Định.
Đại Tá Tự lúc còn Trung Tá ông là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Năm 1969 ông nhận chức Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Ninh Thuận.
Sau khi miền Nam bị bức tử, Đại Tá Tự đã trình diện Ủy Ban Quân Quản Saigon, bị tù tập trung “cải tạo” của Cộng Sản từ Nam ra Bắc 12 năm, 3 tháng, được về nhà năm 1987 nhân lễ 2/9 của Việt Cộng.
Đại Tá Tự sang Hoa Kỳ vào cuối Tháng Hai, 1992, theo chương trình tị nạn qua danh sách HO.10. Nhân dịp tiếp xúc với đại tá, người viết mong biết được quyết định xuất gia vào chùa của đại tá thì ông cho biết: Có 3 lý do để ông xuất gia:
1- Không muốn làm con cờ trên bàn cờ quốc tế nữa.
2- Sám hối những tội lỗi vì không giữ được Miền Nam.
3- Trong khi vượt thoát khỏi mặt trận Phan Rang và trong thời gian tù đày hơn 12 năm, ông nhờ Phật pháp mà vượt qua nhiều khổ nạn và tỉnh ngộ rằng “mọi việc do tâm.”
Đại Tá Trần Văn Tự xuất gia cuối Tháng Mười Hai, 1999, thọ giới Sa Di (10 giới), pháp hiệu là Tỳ Kheo Thích Không Chiếu.
III- Lời kết
Bài viết này là tài liệu tổng hợp qua các sự kiện xảy ra tại Tiểu Khu Ninh Thuận và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Phan Rang. Loạt bài nhằm giúp bạn đọc hình dung để nhận thấy rõ trách nhiệm của mọi quân nhân thuộc các Quân Binh Chủng QLVNCH tham gia vào trận chiến.
Trước hết là Sư Đoàn 6 Không Quân của Quân Chủng Không Quân là những con chim sắt từ Pleiku với phương châm Tổ Quốc và Không Gian về trấn đóng tại Bửu Sơn.
Quân Chủng Hải Quân cùng góp mặt như Duyên Đoàn 27, 2 Khu Trục Hạm, 1 Giang Pháo Hạm, 1 Hải Vận Hạm và một số tàu yểm trợ để làm nhiệm vụ Tổ Quốc Đại Dương.
Về Quân Chủng Lục Quân thì có các binh chủng như: các chiến sĩ Thiên Thần Sát Địch của Lữ Đoàn 2 và 3 Nhảy Dù luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm giao phó. Sư Đoàn 2 BB đã từ vùng 1 vào Bình Tuy, tái tổ chức và trang bị rồi ra Phan Rang với kỳ vọng đem lại sự Chiến Thắng Vinh Quang.
Các chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ vừa tham dự các trận đánh tại Quân Đoàn III nhưng Vì Dân Quyết Chiến cũng được điều động ra Phan Rang tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương.
Còn có đơn vị thám sát Nha Kỹ Thuật để hoàn thành Bóng Ðêm và Sứ Mạng.
Trong số các đơn vị trên cũng cần kể đến các Pháo Thủ Sấm Sét, các chiến sĩ Thiết Giáp Kỵ Binh Mau Mạnh nằm trong hệ thống yễm trợ  các đơn vị.
Sau cùng là lực lượng diện địa Ninh Thuận gồm DPQ-NQ là đơn vị Bảo Quốc An Dân, trong đó có Pháo binh và cơ giới. Bên cạnh còn lực lượng CSQG, Nhân Dân Tự Vệ, Xây Dựng Nông Thôn và Cơ Cấu hành chánh tỉnh nhà Ninh Thuận cũng góp phần không nhỏ.
Từ vận nước, các đơn vị trên tuy không giữ được tuyến phòng thủ Phan Rang song họ cũng góp phần xương máu rất đáng kể tại đây.
Loạt bài được hoàn thành như một nén nhang gởi muộn đến các chiến sĩ tham gia mặt trận Phan Rang đã hy sinh tại trận hoặc mãn phần sau này.
Sau cùng, người viết xin trân trọng cám ơn:
– Hai vị tướng: Phạm Ngọc Sang và Trần Văn Nhựt (cả hai đã mãn phần).
– Các đại tá: Trần Văn Tự, Trương Đăng Liêm và Lê Thương.
– Các trung tá: Nguyễn Công Ba (mãn phần), Lê Văn Bút và Chế Quang Thảo.
– Các thiếu tá: Bùi Sơn Hải (mãn phần), Nguyễn Ngọc Phương, Trần Văn Kia và Trương Khương.
– Đốc Sự Lê Tấn Nhiểu, Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra người viết còn tham khảo sách “Lược Sử QL/VNCH” của Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy 2011.
Các quý vị không những đóng góp tài liệu mà còn khuyến khích tôi biên soạn bài này từ nhiều năm trước.
Bài viết hoàn thành xin kính tặng đến bạn đọc. Đặc biệt những quý vị đã cung cấp tài liệu tin tức cho tôi, quý vị đồng hương Ninh Thuận, trong và ngoài nước, kể cả em Lan và các bạn  trong nhóm Ngũ Quỷ ngày xưa của Trường Trung Học Duy Tân Phan Rang.
Qua tài liệu cùng ký ức, tôi đã ghi lại những sự kiện xảy ra hơn bốn thập niên trước, dù cố gắng viết chính xác song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc vui lòng thông cảm.