Monday, May 26, 2014

Về Biển Đông .

Bài viết của 
Le Na Morgoun

Trả lời các con về Thư báo tin của cụ Tô gửi Chu Ân Lai (trong thư này được cụ Tô gọi tắt một cách thân mật là đ/c Tổng Lý). Bức thư bị các thế lực thù địch với dân tộc Việt Nam nâng lên mức Công hàm và bêu rếu là “Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng” và cho là Công hàm này đã “công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung quốc”. Để sáng tỏ nội dung này, chúng ta cần quay về quá khứ xa hơn nữa.

KHỞI NGUỒN:
- Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp, nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam chống lại mọi xâm phạm chủ quyền (tất nhiên cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
- Ngày 08/3/1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée (còn gọi là Hiệp ước Vịnh Hạ Long) thành lập chính thể Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là cựu hoàng đế Bảo Đại (Bảo Đại là niên hiệu nhưng tục lệ nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên sau này người ta thường dùng như là tên nhà vua). Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận, tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông (trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa). Khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (OMM) đã chấp nhận đơn đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại Hoàng Sa, Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: trạm Phú Lâm số hiệu 48859, trạm Hoàng Sa số hiệu 48860, trạm Ba Bình số hiệu 48419.
- Tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Quốc Gia Việt Nam, Pháp chuyển giao chức năng hành chính cho Quốc Gia Việt Nam. Lúc này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một chính phủ khánh chiến, đại bản doanh ở An toàn khu Việt Bắc.
- Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung kỳ là Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa từ Chính phủ Pháp sang Chính phủ Quốc gia Việt Nam, quân đội Pháp vẫn đóng ở đó cho tới 1956. [Phần này, vì một số mục đích chính trị thiển cận đã không có trong sách GK lịch sử].

ĐIỂM NHẤN SAN FRANCISCO-TRUNG QUỐC KHÔNG ĐƯỢC THAM DỰ:
- Từ ngày 05 đến ngày 08/9/1951, đại diện của 51 chính thể họp tại San Francisco, và 48 nước ký kết Hòa ước giữa Đồng minh với Nhật, chính thức chấm dứt thế chiến II.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được bên nào là đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa, tuy nhiên trong phiên họp toàn thể mở rộng, ngày 05/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, đã bác bỏ đề nghị của ngoại trưởng Liên Xô về việc sửa đổi khoản 13 của bản Dự thảo Hòa ước có nội dung là: Nhật Bản thừa nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam. Như vậy, có thể thấy v/đ HS,TS được đưa ra công khai là từ phía Liên Xô (có thể theo một thỏa thuận ngầm giữa Liên xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?).
Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị.
- Ngày 07/9/1951, TTg Trần Văn Hữu long trọng tuyên bố nội dung: “Chúng tôi trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Không một yêu sách nào đưa ra sau tuyên bố đó kể cả Liên Xô.
- Ngày 08/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết tại San Francisco. Điều 2, mục 7, khoản F ghi: Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và Sprathly (Trường Sa) và cả Đài Loan, nhưng không đề cập tái chuyển giao cho bất cứ quốc gia riêng rẽ nào. Như vậy, về mặt pháp lý, các quần đảo này thuộc quyền quản lý tập thể của 48 bên tham gia ký Hiệp ước – trong đó có hai quốc gia đang đòi chủ quyền đối với các quần đảo này là Philippines và Việt Nam. Ngày 28/4/1952 Hiệp ước có hiệu lực.
- Ngày 04/6/1954, Pháp đã ký một Hiệp định với Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được ký bởi Pháp trước đó có liên quan tới họ, cũng như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Pháp ký sau này.

HIỆP ĐỊNH GENEVE VỀ ĐÔNG DƯƠNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA TRUNG QUỐC:
- Hội nghị Geneve khai mạc 26/4/1954, tới 08/5 thì xoay sang v/đ Đông Dương. Phía Trung Quốc (do Chu Ân Lai trưởng đoàn) là một trong 9 nước tham gia. Ngày 21/7/1954, hội nghị ra tuyên bố cuối cùng là Hiệp định Geneve (đình chỉ chiến sự tại Đông Dương) tạm chia cắt Việt Nam thành hai vùng:
* Điều 1 của Hiệp định quy định đường ranh giới quân sự tạm thời, lấy vỹ tuyến 17 (sông Bến Hải) để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam.
* Điều 4 của Hiệp định quy định giới tuyến tạm thời kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vỹ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam. Như vậy, chính quyền ở miền bắc VN không có quyền gì với HS,TS.
- Tháng 4/1956, khi quân đội Pháp rút để bàn giao cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Lợi dụng thời điểm giao thời này, Trung quốc và Philippin dùng vũ lực đánh chiếm phần phía đông đảo Hoàng Sa và một số đảo nhỏ.
- Ngày 24/5 và ngày 08/6/1956, Việt Nam Cộng Hòa đã tiếp quản phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Ra Thông cáo quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận…
- Ngày 22/8/1956, tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa ra Trường Sa cắm bia chủ quyền, dựng cờ, bảo vệ quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam của Đài Loan và Philippin.
- Ngày 20/10/1956, bằng Sắc lệnh 143/VN, Việt Nam Cộng hòa đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Năm 1960, bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược chức Phái viên hành chính Hoàng Sa.
- Ngày 04/9/1958 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra một bản Tuyên bố với nội dung: "Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc" (Tây Sa là tên Hán của Hoàng Sa).
- Mười ngày sau đó, 14/9/1958 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có một bức thư thông báo với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."
- Ngày 22/9/1958 bức thư của TTg Phạm Văn Đồng đăng trên báo "Nhân Dân".

CÓ NHIỀU ĐIỂM CẦN LƯU Ý:
- Thư này được ban hành vào ngày chủ nhật, là ngày nghỉ của cơ quan công quyền.
- Bức thư 14/9/1958 của cụ Tô không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa hay Trường Sa vì HS & TS khi đó thuộc quyền của Việt Nam Cộng hòa nên Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương nhiên không có quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa để mà cụ Tô thừa nhận hay bàn luận trong một bức thư một trăm từ như thế này.
- Bức thư này chưa được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Chủ tịch nước phê chuẩn để nâng nó lên mức CÔNG HÀM.
- Tại thời điểm năm 1958, quyền hạn của chức danh Thủ tướng được quy định theo Hiến pháp 1946. Điều 44 Hiến pháp 1946 ghi:
* Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam DCCH, Phó Chủ tịch và Nội các.
* Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.
HP 1946 cho thấy: Vị trí người đứng đầu Chính phủ là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh). Thủ tướng chỉ là người đứng đầu Nội các, là một thành viên của Nội các, do Chủ tịch nước chọn và đưa ra Quốc hội biểu quyết.
- Hiến pháp 1946 quy định cụ thể quyền hạn của Chủ tịch nước và quyền hạn của Chính phủ. Quyền hạn của Chủ tịch nước tại Điều 49:
* Thay mặt cho nước;
* Chủ tọa Hội đồng Chính phủ;
* Ký hiệp ước với các nước;
Như vậy Chủ tịch nước mới là chức danh đại diện cho nước Việt Nam DCCH nói chung, cho Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam DCCH nói riêng trong quan hệ bang giao. Thủ tướng chỉ là một thành viên của Nội các – một cơ quan của Chính phủ và không có các quyền hạn này.
- Về cụm từ trong Bức thư: “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành”. Theo tư liệu, nhật ký làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 04/9/1958 đến ngày 14/ 9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chủ tọa bất cứ cuộc họp nào của Hội đồng chính phủ. Cũng không có Phó Chủ tịch nước thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh để chủ tọa Hội đồng chính phủ vì thời kỳ này, không ai được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ tịch nước. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quy định về hải phận…” là hoàn toàn không chính xác.
- Hiện nay (qua các thông tin công khai) không có bằng chứng nào cho thấy Chủ tịch nước và Hội đồng chính phủ có ủy nhiệm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng được quyền đại diện ra văn bản phúc đáp tuyên bố ngày 04/9/1958 của Trung quốc.
- Theo Hiến pháp 1946, chữ ký của TTg Phạm Văn Đồng trong bức thư không đủ pháp nhân thay cho Chính phủ Việt Nam. Đây chỉ là một bức thư mang tính thân mật đặc thù của tình đồng chí (trong bối cảnh chính trị khi đó), bởi thế trong thư này cụ Tô không dùng đầy đủ chức danh của ông Chu Ân Lai như chuẩn mực phải có trong các Công hàm cấp nhà nước mà gọi rất thân mật là đ/c Tổng Lý. Có thể coi đây là một bức thư thận trọng và khôn khéo của một người tế nhị trong một bối cảnh phức tạp và khó khăn thời ký đó.

Vấn đề chính không phải là ở Bức thư mà ở chỗ, với một tư duy hẹp hòi thiển cận và ngã mạn của Cộng sản, nên các Chính thể đã không được thừa nhận đúng vai trò lịch sử mà bị tẩy xóa, mạ lỵ bằng những cách gọi “chính quyền bù nhìn”, “chính quyền ngụy” hay “chính quyền tay sai”… Nhưng lịch sử sẽ sắp xếp lại một cách công bằng.
SỰ KIỆN TIẾP DIỄN hẹn các con thư sau.

Câu chuyện nước Nhật - Văn hoá bán hàng

Mẹ Ổi
Chia sẻ bài viết này
Dù chưa phải là đã được đi khắp thế giới, nhưng mẹ Ổi dám khẳng định dịch vụ khách hàng của Nhật thuộc hàng nhất thế giới. Vì trong đầu mẹ không thể tưởng tượng ra được nếu để tốt hơn như thế, thì phải là thế nào nữa.
Trước hết nói về tác phong phục vụ của người bán hàng. Ví dụ ở siêu thị chẳng hạn. Luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ, dù có khách hay không có khách. Nghĩa là thẳng người, mắt nhìn thẳng. Nếu khách đến quầy thanh toán trong tình trạng phải xếp hàng, thì câu đầu tiên khi đến lượt mình là: Xin lỗi đã để quí khách phải đợi. Thao tác nhân viên nhanh nhẹn, nhưng cẩn trọng, nâng niu hàng của mình xếp gọn gàng vào giỏ, hàng lạnh vào một chỗ, hàng cứng và hàng mềm xếp sao cho tránh bị dập nát thực phẩm. Mỗi item đưa vào máy nhân viên đọc to giá tiền để mình dễ confirm, nếu mình đã chót nhặt do nhầm giá tưởng rẻ hơn, thì OK, trả lại. Khi đón tiền trả thì bằng 2 tay, kèm theo câu: xin nhận của quí khách abc Yên. Tiền trả lại kèm theo câu: hoá đơn đây, và tiền thối là xyz Yên, mời quí khách check lại. Chắp hai tay trước bụng, kính cẩn cúi chào cùng lời cảm ơn với cách nói lịch sự nhất. Quay sang khách kế tiếp ... Xin lỗi vì để quí khách phải đợi ... Đấy là qui trình bất di bất dịch cho bất cứ một nhân viên thu ngân ở bất cứ siêu thị nào. Mà với ai cũng một qui trình ấy, thái độ phục vụ ấy, dù mua nhiều hay mua ít, loại đắt tiền hay loại rẻ tiền. Không bao giờ có thái độ coi thường, bình phẩm về lựa chọn của khách hàng, mặt mũi lúc nào cũng tươi như hoa, lời nói lúc nào cũng lễ độ như với cha mẹ, người bao giờ cũng ở tư thế kính cẩn, tai lắng nghe, mắt nhìn chăm chú, tay không thừa một động tác nào. Khách hỏi về hàng hoá thì chạy như vịt để tìm cho khách. Khách thắc mắc về giá thì: Xin lỗi, để chúng tôi check lại. Kết quả check đúng sai gì cũng xin lỗi rồi mới giải thích. Ở đây lâu lâu quen rồi, mẹ Ổi bị sốc hôm về VN mua bánh ở siêu thị Thái Hà, bánh đề giá một đằng thanh toán một nẻo đắt gấp 3. Mẹ Ổi thắc mắc cô thu ngân khó chịu giải thích, giọng hơi thừa âm sắc: Vì bánh này là bánh ngoại, giá kia là giá bánh nội. Vậy thì cửa hàng phải đổi bảng giá chứ để thế thì quá bằng lừa khách à. Cô thu ngân không biết xin lỗi câu nào nghe mẹ Ổi nói vậy chạm tự ái gân cổ lên cãi mẹ Ổi, mặt mũi xưng xỉa như cái banh đa. Trời ơi, sock quá nghẹn cả lưỡi, mẹ Ổi vội trả tiền mau mau mà đi cho nhanh. Lại nói hôm đi Big C, gửi túi, lúc cần lấy thì thấy cô trông túi đang ngồi tán phét. Mình yêu cầu thì cô ấy uể oải đứng lên, tay cầm cái túi của mẹ Ổi lăng veo một cái ra mặt quầy, mắt không thèm liếc khách hàng một cái. Ặc ặc ... Cứ như việc chính của cô ấy là ngồi tán phét chứ không phải việc trả túi cho khách ấy, khách cứ thỉnh thoảng lại đến lấy túi, bực ghê... Hê hê...Thực ra tác phong làm việc kiểu thiên nhiên thế thì nhiều nơi như vậy, kể cả các nước văn minh khác, chứ như ở Nhật chắc cũng chỉ có một. Trong hoàn cảnh trên, người Nhật sẽ Dạ Vâng rõ to, cung cúc lấy túi trả bằng hai tay, người gập 60 độ. Động tác lời nói đều khoẻ khoắn, luôn cho người khác cảm giác cả cơ thể và tâm trí của họ đều đang dồn hết vào việc phục vụ mình. Mà không phải chỉ các ngành dịch vụ, trong tất cả các ngành nghề, người đang ở vị trí làm việc không bao giờ có tác phong uể oải, không bao giờ ngồi không thẳng lưng, đứng chùng chân, thái độ làm việc rất là nghiêm túc. Ngành dịch vụ thì không bao giờ nói nặng lời với khách, khi bị vặn lại về giá tiền, không bao giờ tỏ chút gì khó chịu, một điều dạ hai điều vâng, cúi giật đùng đùng. Trong nhà hàng, siêu thị mọi nhân viên vừa lăng xăng làm việc vừa luôn mồm gào rất tươi vui: Mời quí khách vào ...(câu này trong tiếng Nhật là lời mời khách, còn khi khách đã ở trong siêu thị thì có nghĩa là mời khách mua hàng). Ở nhà hàng thì khi khách ra về, người thanh toán kêu to: Khách về đấy. Cả lũ ở trong hét theo: Xin cảm ơn qúi khách. Hihi... Rất ngộ.
Hồi nhà Ổi tìm mua ôtô, ôtô cũ thôi mà chú tiếp thị của công ty bán ôtô cũ comple cà vạt lặn lội 60 cây số đến nhà Ổi lúc 8:30 tối (mẹ Ổi hẹn giờ đó để bố Ổi có nhà, và cơm nước xong xuôi). Chú ngồi giới thiệu nhiệt tình đến 10:30 mà vẫn chả có ý định về gì cả. Chắc vì vẫn chưa thấy nhà Ổi kết cái nào. Rồi sau đó lại lái xe 60 km nữa trở về. Thế có tội nghiệp không. Đi đêm khó đi nhanh, ít nhất cũng 12 giờ đêm mới về đến. Mà chú còn nói về là quay lại công ty chứ chưa về nhà ngay đâu. Làm dịch vụ đấy. Nhà Ổi thấy ái ngại cho chú, còn chú thì cứ nói: quí khách cứ tham khảo đi, có gì gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng cung cấp tiếp. Ối giời ơi, nhà Ổi chả dám. Thương chú ấy quá. Lại đến nhà Ổi lần nữa thì mẹ Ổi đến khóc vì thương mất. Mà trông mặt chú thế kia chắc chưa có vợ rồi. Làm việc thế này thì lấy vợ vào lúc nào?
Ở Nhật, không chỉ có thái độ phục vụ nhũn nhặn không điều kiện, mà có một cái hay nữa là họ tin khách hàng tuyệt đối. Khách hàng nói sao tin vậy. Xin kể thêm một câu chuyện này: Vào ngày sinh nhật của mẹ Ổi năm 2002, khi ấy bố đang ở Nhật còn mẹ và Ổi vẫn ở VN. Quà kỷ niệm năm ấy là một đôi đồng hồ, và bố gửi về VN cho mẹ chiếc đồng hồ nữ. Khỏi phải nói mẹ vui thế nào, nhưng ngắm ngắm nghía nghía thế nào mẹ phát hiện ra chiếc đồng hồ có một điểm lỗi. Đó là ở vị trí số chín (viết bằng chữ La mã là IX) lại bị thiếu một vạch thành ra là số mười (X). Thực ra cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tác dụng của cái đồng hồ, vì phải soi kỹ mới thấy lỗi, mà đồng hồ thì thậm chí không có số vẫn nhìn ra giờ mà. Nhưng vì đó là một món quà, lại có đôi, nên bố mẹ cũng hơi... khó chịu một chút khi nó không hoàn hảo. 8 tháng sau đó, khi mẹ và Ổi sang Nhật một hôm tình cờ đi đến cái shopping mall nơi bố đã mua đôi đồng hồ đó, bố mẹ nảy ra ý định hay là thử hỏi họ xem sao. Không mang theo giấy bảo hành hay bất cứ một cái gì chứng minh mình đã mua đồng hồ ở đó, bố mẹ Ổi chỉ kể lại chuyện đã mua cách đây 8 tháng, và chìa đồng hồ cho người bán hàng xem. Anh ta, như thường lệ của những người bán hàng, lắng nghe đầy kính cẩn rồi cúi gập người đưa 2 tay đón lấy chiếc đồng hồ. Nhìn thấy đúng là đồng hồ có lỗi, anh ta vội vàng xin lỗi. Rồi không mảy may tỏ ý nghi ngờ hay hỏi han gì về giấy tờ chứng minh mình đã mua ở đó, anh ta giải quyết vấn đề rất nhanh: "Xin hãy để chúng tôi đổi cho quí khách chiếc đồng hồ khác". Vậy là chiếc đồng hồ mẹ đã đeo 8 tháng được đổi không sang chiếc đồng hồ cùng loại, mới toanh. (Nói nhỏ nhé, mà giá chiếc đồng hồ hơi bị nhìu xiền...). Đã thế kèm theo lời tạ lỗi là 2 chiếc ô, tặng cho mỗi người một chiếc. Hihi... chuyện được đổi thì cũng không khó hiểu lắm, nhưng cái lạ là cách mà anh ta tin ngay mình chả cần giấy tờ gì, không hoạnh hoẹ khó chịu gì, lại còn rối rít xin lỗi lên xin lỗi xuống thì thật là ấn tượng.
Chưa hết, 3 năm sau, chiếc đồng hồ hết pin. Khi đó nhà Ổi đã chuyển đến một nơi rất xa. Mẹ Ổi mang chiếc đồng hồ đi thay pin ở một siêu thị bình thường, ko chuyên nghiệp lắm. Về nhà, lúc làm bếp, mẹ kéo cái đồng hồ từ cườm tay lên cho khỏi vướng, tự dưng thấy nhói một nhát dài đau điếng. Thì ra lúc cậy nắp để thay pin, họ đã gây ra một vết xước nhỏ ở mặt trong của nắp đồng hồ. Mẹ Ổi mang đến yêu cầu họ có dụng cụ thì dũa đi một tý là xong. Lần này tiếp mẹ là một người khác. Nhưng đương nhiên cô này cũng tin ngay việc mẹ đã thay pin ở đó, mặc dù cũng phải hàng tuần sau mẹ mới đến, không hoá đơn, không giấy tờ gì cả. Cô bán hàng nhìn thấy vết xước trên tay mẹ thì mặt tái mét, nói to như lệnh vỡ (chắc căng thẳng quá), vừa nói vừa cúi đầu gật lia lịa như gà mổ thóc: Vô cùng xin lỗi quí khách. Hãy cho chúng tôi giữ lại chiếc đồng hồ này để gửi đến nơi khác sửa lại cho thật kỹ, kẻo sửa ở đây vẫn không đảm bảo thì lại làm đau quí khách. Xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi... 1 tuần sau, điện thoại đến nhà: Đồng hồ đã sửa xong, xin quí khách cho biết giờ nào ở nhà để chúng tôi mang đến tận nơi trả lại. Hihi... Làm mẹ Ổi cũng thấy phát ngại. Tiền công thay pin thì họ chả được bao nhiêu mà chắc chắn vụ gửi đi sửa thì tốn gấp nhiều lần. Thôi thôi, lúc nào tiện tôi sẽ qua lấy.
Cái đồng hồ của mẹ Ổi đúng là nhiều rắc rối. Nhưng có lẽ chỉ mẹ Ổi mới thấy thế, chứ chính những người bán hàng ở Nhật họ chẳng nghĩ vậy đâu. Người Nhật họ làm việc vì họ rất hiểu công việc của họ là vì tên tuổi của công ty, vì sự hài lòng tối đa của khách hàng chứ không phải vì lợi nhuận trước mắt, bán xong thu tiền xong là bye bye mặc kệ khách hàng. Kính của mẹ Ổi mua ở Tokyo, đi đến Aizu vào hàng kính của hãng đó vẫn được chỉnh gọng, được bảo trì... miễn phí, với một thái độ phục vụ miễn chê... Dường như khi đã bắt tay vào công việc, người ta hoá thân thành một con người khác, cứ như một cái máy tính đã được lập trình chỉ có khái niệm mình là người phục vụ, còn khách hàng là người cần được phục vụ một cách hết mình, và cái máy này cũng chỉ có cảm xúc vui vẻ mà không biết thế nào là mệt mỏi, cáu giận cả. Bây giờ, đã quen với văn hoá bán hàng ở đây rồi, mẹ Ổi không còn lo ngại liệu mình yêu cầu cái này, cái kia... có được không nhỉ nữa. Đúng là cảm giác mình là thượng đế. Hi hi...

Câu chuyện nước Nhật - Phải chăng đây là xã hội chủ nghĩa?

Mẹ Ổi
Chia sẻ bài viết này
Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ.... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây,... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :-)
Hihi... thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại... nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.
Tại sao nói là bình đẳng. Tất nhiên đây chỉ là khái niệm tương đối. Bình đẳng ở đây không phải là cào bằng, nhưng có thể nói xã hội Nhật bản đã xây dựng được một hệ thống phân phối của cải một cách khá đồng đều, mà người ta vẫn lao động nghiêm túc, lao động hết mình. Có lẽ không nước nào trên thế giới này có tỷ lệ dân số trung lưu (middle class) lớn như ở Nhật. Phải khoảng 80-90% dân số Nhật có mức sống trung lưu. Nghĩa là hầu hết mọi người trong xã hội có mức sống như nhau, có chăng chỉ là một sự chênh lệch rất thấp, không có quá nhiều người rất giàu hay quá nhiều người rất nghèo. Hầu hết mọi người dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều ăn uống như nhau, cho con đi học ở những trường học có cơ sở vật chất như nhau, dịch vụ y tế, bệnh viện... về cơ bản như nhau. Cái cột điện ở Tokyo thế nào thì cái cột điện ở một nơi nhà quê hẻo lánh nhất cũng như thế. Không có chuyện cột điện ở Tokyo bằng bê tông sắt thép, còn ở nhà quê làm bằng cột tre... Hihi... Mọi thứ đều đã được chuẩn hoá, cứ thế mà theo. Ở Nhật dù làm nghề gì, thì thu nhập cũng thường ở một mức nhất định tương đương nhau. Mới đầu mẹ Ổi cảm thấy rất sáo rỗng khi nghe người Nhật nói: tôi muốn làm tiếp viên hàng không vì muốn mang văn hoá Nhật bản đi ra thế giới, vì muốn cống hiến cho khách hàng những phút giây thư giãn trên chặng bay dài. Tôi muốn làm y tá để xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi muốn làm cảnh sát để góp phần giữ gìn xã hội trật tự, yên bình... Nhưng giờ mới hiểu họ nói thật lòng. Đơn giản vì dù làm nghề nào ở thành phần kinh tế nào, người đi làm nhà nước, hay làm công ty, hay nông dân làm ruộng, về cơ bản thu nhập cũng tương đương nhau, nên người ta chọn nghề theo sở thích. Không có chuyện lương cao vượt bậc, làm nghề nọ, công ty nọ lương gấp 10 lần nghề kia, công ty kia. Ai thấy mình thích hợp với việc gì thì làm việc ấy. Cũng chính nhờ thế người ta có tình yêu với công việc hơn, làm việc hết mình hơn. Và ở Nhật người ta cũng đánh giá theo việc chăm chỉ cần cù nhiều hơn là năng lực. Đúng là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Không phải ai sinh ra cũng giỏi giang, nhưng dù là ai, dù làm việc gì cao sang hay thấp hèn, miễn anh chăm chỉ lao động, anh sẽ có thu nhập và cuộc sống tốt như của mọi người.
Tất nhiên vẫn có những người giàu, rất giàu (thường những nghề có thu nhập đặc biệt như giới nghệ sĩ, hoặc doanh nhân lớn) còn phải nói là người nghèo thì rất hiếm gặp. Ít đến mức mỗi khi nhìn thấy một người nghèo ở đây mẹ Ổi đều cảm thấy thương vô cùng. Mà nghĩ kỹ ra thì những người trông khổ sở hơn như thế nhiều mình vẫn gặp đầy rẫy trước đây mà sao không thấy thương bằng. Trong khi những người này chỉ là trông mặt họ đen đúa gió sương hơn, quần áo trên người cũ kỹ một tý mà mình thấy mủi lòng. Chắc vì ai ai ở đây cũng trắng trẻo, bóng bẩy cả mà.
Một người bạn VN thắc mắc, sao ở Nhật mình gặp nhiều người khuyết tật thế nhỉ. Bố mẹ Ổi lý giải thế này, và người bạn đó đã gật gù công nhận đúng: Vì người khuyết tật ở đây không bị lãng quên, người ta vẫn có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Tivi có chương trình thời sự nói bằng tay cho người điếc. Chương trình trẻ em hàng sáng có phần dành riêng cho trẻ kém phát triển. Vỉa hè luôn có vạch cho người mù, hiếm có toà nhà nào, dù to dù nhỏ, lại không có lối cho người đi xe lăn... Vậy là họ ra đường nhiều, họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều thì mình thấy nhiều thôi.
Hệ thống hành chính của Nhật rất gọn gàng, hiệu quả. Họ không quản lý người dân bằng sổ hộ khẩu, mà theo nơi sinh sống, làm việc của người dân đó, nhưng cực kỳ chặt chẽ. Đến đâu sống chỉ cần ra wardoffice đăng ký hộ tịch ở đó. Thủ tục cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khai một bản khai (form), trình hộ chiếu, chờ khoảng 20 phút là xong, không dấu má chứng nhận lên xuống gì cả. Thế là mọi quyền lợi trách nhiệm của mình sau đó sẽ tự động được người ta quản lý. Ví dụ trợ cấp y tế, trợ cấp nuôi con... nếu mình không biết, thì họ cũng sẽ gửi thư đến tận nhà nhắc nhở, không phải kiểu con khóc mẹ mới cho bú. Thậm chí, khi mình đến làm thủ tục nhận trợ cấp, họ rất vui cứ như thêm được một khách hàng bán được cái gì chứ không phải là chi tiền cho mình vậy, rồi đưa thêm một đống tờ rơi để mình tìm hiểu thêm các quyền lợi khác, nhắc nhở mình đủ thứ. Nói đến thái độ tiếp dân thì ôi, đúng là dùng từ "đầy tớ của dân" cũng không hề có gì quá đáng. Vô cùng mẫn cán, nhiệt tình. Phục vụ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không nghỉ trưa. (Buổi trưa họ cắt đặt thay nhau làm và ăn trưa vội vàng). Hỏi han cái gì cũng được trả lời tận tình, hỏi bao nhiêu cũng thế, không bao giờ cáu gắt. Mẹ Ổi nhớ lần về VN đi làm chứng minh thư, trời nắng như đổ lửa, đến nơi thấy cái cổng im ỉm. Nhìn cái biển ở ngoài giờ tiếp dân: sáng đến 11 giờ, chiều 2:00 đến 4:00. (trời ơi, nghỉ trưa gì mà những 3 tiếng). Mà lúc mẹ Ổi đến mới có hơn 3 giờ chứ đã đến 4 giờ đâu. Thế là không nộp được. Trước đó còn bao nhiêu công chạy xin dấu đủ loại giấy tờ cũng thành công toi. Cuối cùng cái CMT của mẹ Ổi bây giờ vẫn nằm trong "danh sách những việc phải làm lần về VN sau". Không phải là nói xấu VN, mà thấy sốt ruột cho nước nhà. Vì trong khi ở Nhật công chức chỉ có 950 nghìn/110 triệu dân, còn ở VN là 11,1 triệu công chức/hơn 80 triệu dân (nhiều gấp hơn 10 lần), còn chất lượng dịch vụ hành chính lại ngược nhau đến thế?
Các dịch vụ cộng đồng khác ở Nhật cũng rất là dễ chịu. Không có chuyện bệnh viện đúng tuyến, hay cấp lương nào mới được vào Việt-Xô... Thẻ bảo hiểm áp dụng cho mọi bệnh viện, công và tư, ở bất cứ đâu trên cả nước Nhật. Chất lượng các bệnh viện, phòng khám tư ở nông thôn cũng tốt chả kém, nên người ta không phải đổ xô lên tuyến trên. Ở bệnh viện thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau theo số, cứ thế mà chờ. Vì công bằng nên có phải chờ lâu cũng không thấy khó chịu. Y tá thì tận tuỵ dịu dàng đến cảm động. Vừa tiêm vừa luôn mồm xin lỗi, an ủi. Bác sĩ cũng nhẹ nhàng. Trộm vía nếu phải nằm viện thì cũng chỉ khổ vì bệnh chứ bệnh viện bao giờ cũng có điều hoà trung tâm quanh năm 27-28 độ, bước chân qua cửa bệnh viện là chả biết ngoài kia nắng đổ lửa hay tuyết đang rơi nữa. Giường được thay ga thường xuyên, mỗi người đều có tivi, tủ lạnh, và nút bấm gọi y tá ở đầu giường. Gọi bao nhiêu cũng không lo y tá bực mình bao giờ. Cấp cứu thì nếu gọi phải chuẩn bị xong xuôi rồi hãy gọi, kẻo mình vừa dập điện thoại đã thấy ò e ò e rồi. Hihi... khổ nỗi cái này mẹ Ổi phải kinh qua rồi mà. Thống kê trên toàn nước Nhật là trung bình xe cấp cứu sẽ đến bệnh viện trong khoảng 6 phút kể từ lúc được gọi. Choáng không? Phòng khám nhi thì trang trí cho cái gì cũng rất dễ thương, bác sĩ ngọt ngào với trẻ, luôn chuẩn bị sẵn đồ chơi để dỗ trẻ. Trẻ em dưới tuổi đi học miễn phí hoàn toàn cả tiền khám lẫn tiền thuốc, dù khám ở bất cứ đâu. Khám định kỳ miễn phí 6 tháng/lần nếu dưới 2 tuổi, và 1 năm/lần từ 2 tuổi trở lên. Còn Nhà trẻ thì cô giáo nào cũng nhẹ nhàng như cánh hoa, miệng cười mắt cũng cười... trẻ con đi học đứa nào cũng cảm nhận được tình yêu của cô dành cho mình, và đứa nào cũng rất yêu cô giáo chứ không sợ cô bao giờ.
Nói về an ninh ở Nhật. Chỉ có phạm tội lớn chứ không có ăn cắp vặt, cướp giật dọc đường, đánh nhau, ẩu đả cũng không thấy bao giờ, chứ đừng nói đến đánh bom với súng đạn. Nhìn vào thời sự ở Nhật cũng đủ biết là tội phạm ít, vì cả những vụ vớ vẩn như có cái ôtô ở đâu đâm vào cái cột điện ko có người chết chẳng hạn, cũng đưa lên tivi. Những vụ mà như thế mà ở nước khác thì đăng bao nhiêu cho xuể. Tội giết người thường vì những lý do tinh thần hơn là vì tiền, nên có thể là những cách giết người cực kỳ quái gở,... còn vì tiền thường là phá máy ATM, cướp ngân hàng. Mà rất buồn cười là thủ phạm thường không phải là dân ăn cắp chuyên nghiệp, nên hành sự cực kỳ stupid và toàn bị tóm tại trận... Haha. Còn người dân trong cuộc sống hàng ngày thì nhìn chung không phải lo nghĩ gì, rất yên bình. Nhà của Nhật bao giờ cũng có một mặt hướng ra lan can, sân vườn là cửa kính rất to để hứng ánh sáng, kính sát xuống tận sàn nhà, mà không có chấn song. Mở cửa kính này ra là bước toẹt ra vườn/hành lang luôn. Hàng rào cũng thấp, chủ yếu để ngăn đất và cho đẹp chứ không phải để tránh trộm. Mẹ Ổi nhiều lúc nghĩ, mình mà là dân đạo chích, chắc mình sẽ mơ một nơi thế này để tha hồ hành nghề. Hihi... Ra đường, trên tàu điện, xe búyt, các phương tiện công cộng, thì cứ việc ngủ thoải mái... Mà đừng nói đến ăn cắp, có khi để phơi ra đấy cũng không bị lấy. Vào nhà hàng túi để ở ghế rồi đi toilet vô tư. Nhiều khi mẹ Ổi đi siêu thị, chọn thực phẩm xong vứt xe hàng ở một góc, mải mê ngắm nghía quần áo chán chê mới tìm đến cái xe hàng để thanh toán thì mới giật mình vì thấy cái túi của mình vẫn vứt trong xe từ bao giờ. Mẹ Ổi với cái tính đãng trí đã không ít lần quên đồ, nhưng chưa bao giờ bị mất cái gì cả. Ấn tượng nhất là lần ngồi chờ ở bến xe buýt, mẹ Ổi để quên cái túi của mình trên ghế chờ. Khi phát hiện ra và quay trở lại tới nơi thì đã cả mấy tiếng sau, chiếc túi vẫn nằm ở đó, màu đỏ rất nổi bật, mà ở một bến chờ xe buýt trước cổng bệnh viện, biết bao người qua lại. Mọi thứ trong túi vẫn còn nguyên, ví tiền, giấy tờ tuỳ thân. Ôi ôi, thật là không tưởng tượng nổi. Đúng là họ đầy đủ về vật chất thì người ta sẽ sống tốt hơn, không nhòm ngó đến của cải của người khác. Nhưng mẹ Ổi cho rằng đó mới là điều kiện cần thôi. Vì thực ra người Nhật cũng rất tiết kiệm. Người ta thậm chí chờ xếp hàng cả mấy chục phút dài dằng dặc chỉ để mua xăng rẻ được vài trăm Yên. Chứ 10,000 Yên (số tiền tối thiểu thường có trong ví các bà nội trợ), thì cũng là khá to với họ. Vậy mà vẫn không bị lấy thì là vì sao. Vì họ có cả điều kiện đủ là nếp sống đẹp, lương tâm thiện... Ở Nhật đúng là như vậy, "Lễ" là cái đã ngấm vào máu của mỗi người dân. Họ cư xử với nhau không chỉ theo luật, mà còn theo lệ, theo lễ: Không ở đâu mẹ Ổi thấy người ta nói cảm ơn và xin lỗi nhiều như trong tiếng Nhật. Từ cảm ơn và xin lỗi ở trên đầu môi. Đi đường nhỡ va chạm vào nhau thì cả hai bên đều cúi đầu xin lỗi, bất kể ai sai ai đúng. Ổi thường hay nói chuyện với các bà già gặp ở đường. Bao giờ kết thúc câu chuyện cũng là lời cảm ơn của bà cụ, dù già như vậy. Cảm ơn vì đã giành thời gian cho bà được có những phút giây với đứa trẻ đáng yêu như Ổi. Ở trường dạy lái xe, người ta không chỉ dạy luật, mà văn hoá lái xe cũng rất được chú trọng. Chả thế mà ra đường nhiều khi cứ nhường nhau mãi, rồi mẹ Ổi (dù sao vẫn là người VN), thường là người đi trước. Hihi... Người ta rất nhường nhịn nhau. Khi 2 người cùng đến xếp hàng một lúc thì thường lịch sự cúi đầu nhường nhau đứng trước, chứ không có cảnh ai nấy cố gắng nhanh chân để được đứng trước. Người Nhật rất có ý thức giữ gìn kỷ luật chung. Ví dụ đi thang cuốn có luật bất thành văn là ai đứng trên thang để nó tự cuốn đi thì đứng dẹp về bên trái, để một lối bên phải cho những người vội vàng, muốn đi nhanh thì chạy trên thang nữa. Thế là ai nấy đều tuân thủ, chả thấy ai đứng yên mà đứng bên phải cả. Họ có ý thức trách nhiệm với xã hội từ những việc nhỏ như việc đổ rác chẳng hạn. Người ta phân loại rác rất kỹ, để dễ tái chế. Chia cơ bản nhất là rác cháy được và không cháy được. Nhưng trong rác cháy được, thì nhựa, giấy báo, giấy bìa, vỏ hộp sữa tươi,.... rác không cháy được thì hộp sắt, hộp nhôm, thuỷ tinh, đồ độc hại (pin...). Mẹ Ổi thì lười, chỉ phân loại sơ sơ, ví dụ vỏ hộp sữa hay juice bằng giấy, uống hết bóp cho nhỏ lại rồi vứt vào rác cháy được, nhưng mẹ để ý thấy các bà hàng xóm, các bà ấy mở cái vỏ cho phẳng ra, rửa sạch, phơi khô, xếp cả đống vào nhau, các khay đựng thịt cá cũng vậy, loại nào vào loại ấy khay trắng vào khay trắng, đen vào đen, nhựa trong vào với nhựa trong, rồi mới vứt. Hộp bằng kim loại có nắp bằng nhựa thì vứt riêng nắp, riêng hộp (tất nhiên hộp đã được cọ rửa sạch)... họ có được cái gì ở đó đâu, chỉ là vì tuân thủ qui định chung thôi. Mà rác nào được đổ ngày nào thì đúng ngày đó mới mang đổ, không thì cứ giữ ở nhà mình. Hôi thối cũng phải chịu chứ không mang ra bãi rác vứt trước ngày qui định. Mẹ Ổi không biết ở các nước văn minh khác như Mỹ và châu Âu thế nào, chứ dân châu Âu và Mỹ hàng xóm mẹ Ổi ở đây cũng a-ma-tơ chả hơn gì dân VN cả.
Ở Nhật là thế, cái gì cũng có qui định, và ai cũng tuân thủ, nên mọi thứ đều rất qui củ. Nói thêm về sự văn minh trong văn hoá ứng xử: Người Nhật không nói to ở chỗ đông người. Không ăn ngoài đường. Đứng ngồi đi lại ý tứ. Nói năng với nhau lễ phép lịch sự, thái độ nhã nhặn. Hiếm khi cáu kỉnh. Chưa bao giờ mẹ Ổi thấy người ta cãi nhau,... hình như họ không bao giờ cãi nhau thì phải??? Tất nhiên là người phải có yêu có ghét chứ nhỉ?, nhưng thậm chí cả trên phim truyền hình của Nhật cũng không thấy cảnh các mẹ tốc váy lên chửi nhau như người TQ, VN, Hàn Quốc... bao giờ. Nói chung, người Nhật rất lành tính, sống thiện. Văn hoá ứng xử của họ nếu chưa quen thì sẽ thấy cứng nhắc, có phần khuôn sáo, không thật lòng. Nhưng quen rồi thì sẽ thấy thật là dễ chịu.
Sơ sơ là thế, đã giống với xã hội chủ nghĩa chưa nhỉ? Không biết cái xã hội chủ nghĩa mà VN đang theo đuổi, với lại trong tưởng tượng của Cụ Mác với cụ Lê nin thế nào, chứ mẹ Ổi cũng chỉ mong muốn bấy nhiêu thôi. :p

Câu chuyện nước Nhật - Cái gì làm nên nước Nhật?

Mẹ Ổi
Chia sẻ bài viết này
Mọi người đọc Chuyện nước Nhật ở đây chắc dễ cảm thấy mẹ Ổi phiến diện, một chiều, ca ngợi nước Nhật cái gì cũng thơm. Hihi... Đúng vậy, bởi vì mẹ Ổi không có ý định cũng như không có khả năng tổng quát phân tích toàn cảnh nước Nhật. Những cảm nhận cá nhân trong mỗi bài rất vụn vặt, và chỉ hướng đến một khía cạnh nào đó, đôi khi là những điều tốt đẹp, với ý thức học hỏi, muốn chia sẻ cùng mọi người.
Nhớ mấy năm trước, giới văn phòng ở VN truyền nhau một bài tổng kết về những điều "củ chuối" của dân Nhật, đọc phải nói là rất hay, rất buồn cười, hóm hỉnh... và rất đúng nữa, không thể phủ nhận ở một gạch đầu dòng nào hết. Bài đó được truyền lan rộng rãi, nhiều đợt, nhiều diễn đàn, nhiều phương tiện, có lẽ vì quá nhiều người thấy hả hê khi có người nói đúng tâm trạng của mình, thấy đã đời vì "chửi" được bọn nó một cách ngọt như mía lùi. Còn mẹ Ổi, cái đọng lại sau cùng là "chua chát". Chính cái điều mình đang cười người ta là cái mình chưa có, để rồi phải bực tức khi họ kém mình mà ngồi lên đầu lên cổ mình. Cười người ta không phải là do mình hiểu biết hơn người ta, mà chính vì mình chưa biết, hay đúng hơn là biết 1 mà không biết 2. Nói vậy không phải mẹ Ổi tự đề cao mình hiểu biết hơn người. Thật lòng là hàng chục năm tiếp xúc và làm việc cho Nhật ở VN, mẹ Ổi cũng nhìn nhận y như thế, và nếu đọc bài này vào thời đó chắc cũng hả hê không khác gì mọi người, nhưng giờ đây, khi đã sống trong lòng xã hội họ tương đối dài để hiểu họ hơn thì nhìn nhận hoàn toàn thay đổi.
Mẹ Ổi tin là người dân nước nào trong đói nghèo cũng đều phải cần cù chăm chỉ, nhưng ở người Nhật, họ có một tính cách đặc biệt hơn hẳn, tồn tại ngay cả khi họ không đói nghèo. Đó là tính nghiêm túc, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng kỷ luật cao độ cho dù cái kỷ luật đó trong mắt người VN thì là thừa thãi, ngớ ngẩn. 
Người ta bảo nước Nhật không có tài nguyên, chịu nhiều thiên tai, động đất, mà giàu có hùng mạnh là nhờ yếu tố con người. Nhưng cái cụm từ "yếu tố con người" đó cụ thể là cái gì? Cần cù chăm chỉ ư? chưa đủ. Mẹ Ổi tin là người dân nước nào trong đói nghèo cũng đều phải cần cù chăm chỉ, nhưng ở người Nhật, họ có một tính cách đặc biệt hơn hẳn, tồn tại ngay cả khi họ không đói nghèo. Đó là tính nghiêm túc, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng kỷ luật cao độ cho dù cái kỷ luật đó trong mắt người VN thì là thừa thãi, ngớ ngẩn. Sự tỉ mỉ, sự chu đáo, sự cẩn trọng, sự nghiêm túc ở một mức độ cao đặc biệt làm nên sự khác biệt của con người Nhật bản, mà nhiều người ở các quốc gia khác coi đó là máy móc, nhưng thực ra đó chính là chìa khóa thành công của họ.
- Người Nhật cẩn thận thế nào? xin đưa vài ví dụ.
Nếu ai đã từng ở Nhật lâu, đặc biệt là phụ nữ, sẽ để ý giàn dây phơi quần áo của họ. Nhà Ổi ở một nơi có dân nhiều nước sống, nhưng chỉ cần thoạt nhìn giàn phơi quần áo là biết ngay nhà đó là người Nhật hay người nước khác, không bao giờ sai. Người Mỹ, người Nga, cho đến Ấn, đến Hàn, TQ, Hy Lạp, Tuynigi... từ Âu tới Á, từ Phi tới Úc, đều giống nhau ở một điểm: không giống giàn phơi nhà người Nhật. Giàn quần áo phơi của họ cứ đều tăm tắp, phẳng phiu, đẹp đẽ đến mức mà mình dù có ý thức mấy thì của nhà mình trông vẫn khác, vẫn cứ lộn xộn xấu mù. Đứng soi giàn quần áo nhà người ta thì thật là bất nhã. Mà cay cú lắm nên rắp tâm theo dõi nhiều lần rồi thì mình cũng hiểu. Họ phơi đẹp hơn mình vì họ giặt khăn một lũ giống nhau với nhau, áo một loại giống nhau với nhau. Khi phơi quần áo cùng kiểu, cùng chủng loại, cùng kích cỡ, cùng màu sắc phơi gần nhau, giàn chỉ toàn một loại khăn cùng cỡ, giàn toàn áo sơ mi trắng... mỗi chiếc mắc áo lại được kẹp bởi một chiếc kẹp cố định vào cọc phơi, làm cho nó luôn thẳng góc với cọc phơi, không quay ngang quay ngửa khi gặp gió, đồng thời cũng cố định khoảng cách đều đặn giữa các mắc áo với nhau. Áo phơi xong không hiểu họ kéo, vuốt bao nhiêu lần mà nhìn nó cứ phẳng phiu như đã là rồi ý, nhìn sướng mắt lắm.
Vào nhà người Nhật tuột giày ra là phải quay đôi giày xếp gọn gàng, hướng mũi ra ngoài cửa, chứ không phải tiện tụt ra thế nào là kệ nó ngang ngửa sao cứ thế đi vào.
Sự tỉ mỉ cẩn thận ăn sâu vào máu họ từ bé, qua những nếp sinh hoạt giản đơn như vậy. Chả trách uống trà cũng được nâng lên thành "đạo". Uống trà đúng cách theo đạo của họ thì với người VN mình thế nào cũng phải thốt lên, ôi dào, sao mà lắm chuyện. Đồ thủ công mỹ nghệ của họ thì khỏi chê, chau chuốt đến từng chi tiết nhỏ. Được nghe về cách làm các đồ truyền thống của họ mới hiểu cái sự tỉ mỉ cầu kỳ ấy đã có từ muôn đời trước. Thật khó tưởng tượng được rằng, ngay trong thế giới hiện đại ngày nay, loại kéo mổ sắc nhất và nhỏ nhất TG, chuyên dùng cho mổ thần kinh, là được làm dưới bàn tay một người thợ thủ công ở Nhật. Có phải là vì chỉ có người Nhật mới đủ kiên trì, bền bỉ, và tự đòi hỏi cao độ để tạo ra những thứ đặc biệt ấy không? Nếu ai đã từng được thấy người ta rửa con dao thái cá làm sushi, thì sẽ biết thế nào là người Nhật. Dùng cả sức lực chùi chùi chùi chùi, chùi đến hàng trăm lần mỗi mặt dao. Rồi lại rửa, rồi lại chùi... những tưởng việc chùi làm con dao mỏng cả đi, sắc ngọt thêm chứ không chỉ để cho nó sạch vậy. Nước Nhật cũng là nơi sạch sẽ nhất thế giới luôn. Không nói đến bệnh viện, trường học, cửa hàng, mà ngay cả nơi xô bồ công cộng nhất là nhà ga, có lần trong lúc thừa thời gian tiễn bố Ổi ở ga Aizu, cả nhà ngó quanh rồi chỉ biết gật gù với nhau: không một hạt bụi đến cả cái mép tường, sạch hơn cả trong nhà mình không chừng. Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, tiện dùng... đó là cảm giác mà nếu ai đã từng ở Nhật thì đi đến bất cứ phần còn lại nào của thế giới cũng sẽ không khỏi đưa ra phép so sánh với kết quả: không bằng.
Người Nhật đã đạt đến một tác phong nghiêm túc đến mức mà có thể mô tả rất hình tượng thế này: trong một đám rất đông trong lễ hội hoa anh đào của Nhật tổ chức ở VN, có vài ba bác Nhật không ăn mặc khác biệt nhưng thoạt nhìn là nhận ra ngay, không phải vì khuôn mặt của bác khác, mà là vì cách bác đứng, cách bác nhìn. Hay ở giữa ga Shibuya người nêm như kiến, và cơ hội gặp người Việt là vô cùng thấp, thế mà mình chỉ cần thoáng nhìn dáng đi, chưa nghe tiếng nói đã nhận ra người Việt rồi, lại gần nghe tiếng nói thì đích thị, hihi... Một năm trở về một lần, cái cảm giác, ồh, Việt Nam nó hiển hiện ở ngay phút đầu tiên thò mặt xuống sân bay Nội Bài với vài cô nhân viên đi lại đủng đỉnh. Cái dáng ngồi, dáng đọc, cái cách cầm tấm hộ chiếu của anh hải quan trông cũng khác. Ở Nhật, đã vào công việc là nghiêm túc, là cẩn thận, và cái tác phong đĩnh đạc đường hoàng ấy ăn vào máu người ta, theo người ta ở mọi nơi mọi chỗ. Người Nhật tuân thủ kỷ luật đến mức tưởng như máy móc, để đảm bảo giảm sai sót tối đa. Ví dụ: kiểm tra một hàng cầu dao điện đã dập chưa chẳng hạn, chỉ cần liếc mắt qua là thấy cả hàng đã dập, nhưng người ta không chỉ mắt nhìn, mà tay chỉ, chạm vào từng chiếc từng chiếc một, miệng lẩm bẩm: ok, ok, ok... cho đến hết hàng. Không nói đến những công việc trọng đại cần sự nghiêm túc, hay liên quan đến tính mang của nhiều người, mà điều đó thể hiện ở ngay những công việc được coi là đơn giản và thấp hèn nhất như bảo vệ, lao công. Khi nhìn những người lao công ở đây, mẹ Ổi chưa bao giờ có chút mảy may xem thường, mà ngược lại, kính phục họ vô cùng trước cảnh họ cần mẫn lau chùi, làm việc đơn giản ấy mà cực kỳ chuyên nghiệp. Cảm phục vì thái độ đối với công việc của họ lấn át mọi tiêu chuẩn sang hèn. Mọi công việc đều có qui tắc, và mọi qui tắc đều được tuân thủ.
Theo cách của người Việt, thì người ta thường hay chú tâm vào cái gì được cho là quan trọng nhất, những thứ râu ria cho qua, làm việc thế mới hiệu quả. Vì vậy, làm việc với người Nhật, dễ cảm thấy họ mất thời gian cho những chi tiết nhỏ là ngớ ngẩn, là máy móc, kém sáng tạo... để thời gian cho việc lớn hơn. Nhưng thực ra chính cái sự vớ vẩn đó đảm bảo tránh tối đa khả năng có lỗi, đảm bảo ở mức độ tối đa sự hoàn thiện. Rồi cũng chính từ đó mà là nền tảng của sáng tạo.
- Lại nói đến chuyện người Nhật thích báo cáo, báo cáo nhiều đến loạn cả óc. Hồi xưa mẹ Ổi cũng phát điên với sếp khi ngày họp 2 lần định sẵn, không kể khi có sự vụ đột xuất, gọi xong cú điện thoại nào là phải báo cáo ngay về cú đó. Một cú điện thoại, đối tác đi vắng, mình định bụng tý nữa gọi lại có sao rồi mới báo cáo. Sếp ngồi chờ mãi không thấy mình nói năng gì, gọi ra lên lớp cho một bài: "không có tiến triển thì cũng phải báo cáo là không tiến triển. Thông tin không có gì mới cũng là một dạng thông tin quan trọng không kém gì thông tin mới". Sau này, càng ngày càng thấm câu này. Lấy một ví dụ thế này, trong công việc của bố Ổi. Phía VN muốn tỏ ý tổ chức một đoàn sang thăm trường ĐH Aizu. Trường bên này một khi đã nhận lời là lập tức hỏi han lịch trình để lên kế hoạch chương trình tiếp đón chu đáo. Sếp lớn, sếp bé từ hiệu trưởng trở xuống, đều thu xếp rời lịch công việc. Trong khi đó, chờ mốc cả ra không thấy trả lời confirm từ phía VN, cũng không có chút liên lạc nào. Hỏi họ cũng ù ù cạc cạc, không trả lời rõ ràng. Đến sát sàn sạt ngày, cuối cùng mới có tin, thì ôi thôi, nội dung là: "hủy, không đi nữa", lý do đưa ra là không làm kịp giấy tờ. Hehe...Cứ như thể "rồng" hẹn đến nhà "tôm" chơi ý. Hihi... Phía Nhật socked. Ở VN thì thế là thường. Đầu mối liên lạc X không có thông tin từ Y, thì muốn cũng không có gì mà thông báo. Y có thể cũng chẳng có thông tin từ Z. Hoặc đằng sau đó còn một mớ bùng nhùng chưa ngã ngũ, cứ im lặng cái đã. Chúa mà biết được ai có lỗi. Lỗi là tại phía Nhật cứ cầm đèn chạy trước ô tô thôi. Hihi... Nói rộng ra, cả guồng máy hoạt động là một chuỗi chờ nhau như vậy, thông tin kém như vậy thì làm sao không chậm, làm sao công việc không ứ trệ, và làm sao nói là hiệu quả được đây?
Làm việc gì cũng lên kế hoạch từ rất sớm, chuẩn bị nghiêm túc, và liên lạc, báo cáo thường xuyên trong quá trình thực hiện - đó là nguyên tắc làm việc của họ. Có thể lúc này lúc kia là thừa, nhưng thừa còn hơn thiếu. Ai đó có thể thấy mất thời gian, kém hiệu quả. Nhưng khoan hãy nói đến hiệu suất tương đối, hãy nhìn vào kết quả tuyệt đối xem. Có phải là kết quả tuyệt đối của họ cao, rất cao, cao đến mức cả thế giới phải ngước nhìn không?
- OK, tỉ mỉ, cần mẫn, nghiêm túc đến thừa ra như vậy đảm bảo một hiệu quả nhất định, nhưng không đến thế thì vẫn có thể đạt kết quả nhất định ấy chứ. Xin thưa, tỉ mỉ dẫn đến sáng tạo và phát triển đấy.
Lại nhớ chuyện một sếp khác, mình ngày xưa cũng ghét cay ghét đắng. Trình thư cho sếp ký, lão luôn luôn nheo nheo mắt, vặn mình một câu: "Mày đã suy nghĩ kỹ chưa? chắc chắn là nghĩ kỹ rồi chứ? chắc chắn không có gì để sửa đổi nữa chứ?". Cảm giác bị coi là ngốc nghếch, sếp có ý kiến gì thì nói luôn đi, có cái thư nhãi ranh chứ có gì đâu... Thế mà thường là sau một hồi vặn vẹo, sếp bảo: "ok, tốt, nếu mày đã cân nhắc kỹ rồi thì ok". Rồi sếp ký, chả sửa câu nào. Cú ông sếp lắm, nhưng càng sau này nhìn lại mới nhận thấy đó là điều lớn nhất mình đã học được từ ông ấy, từ cả nước Nhật này: đã suy nghĩ thật kỹ chưa? nó đã hoàn hảo thật chưa? Sống ở đây lại càng vỡ lẽ vì sao cái gì của họ cũng chỉn chu, vì sao họ ra đời cái mới không ngừng.
Khi người ta sản xuất ra chai nước gội đầu và chai dầu xả, người ta sẽ không chỉ nghĩ đến việc làm sao cho chất lượng nước gội đầu tốt, mẫu mã bắt mắt,... mà người ta vẫn nghĩ tiếp: còn cái gì để cải tiến cho nó tốt hơn không? tiện dụng hơn nữa không? bạn thử nghĩ xem nào... Có nghĩ ra gì nữa không? Người Nhật thì có đấy, người ta làm mấy cái vạch nổi vào vỏ chai, để phòng khi mình đang gội, nhắm mắt, chỉ bằng sờ vẫn phân biệt được đâu là dầu gội, đâu là dầu xả cho khỏi nhầm.
Họ có hẳn một ủy ban chuyên nghiên cứu cải tiến mọi thứ đồ dùng, các phương tiện cuộc sống cho thuận lợi hơn nữa. Ví dụ như họ tìm cách thống nhất vị trí của cái cần giật nước toa lét chẳng hạn, vì quả là trên thực tế khi đến một nơi lạ, đi xong người ta hay tự hỏi không hiểu giật nước chỗ nào?
Đã ai cảm thấy bực bội mỗi khi mở một chai dầu ăn mới chưa? Giật cái nắp của nó đau cả tay không được, có khi giật đứt luôn cái quai tròn mà cái nắp không đứt lên. Nhưng từ ngày sang Nhật thì mình không còn phải nhờ chồng xử lý nắp dầu ăn nữa, đơn giản vì họ làm cái khía nắp giật hình vuông, thế là giật nhẹ cái là lên. Chắc chắn là vì họ đã không tự hài lòng với cái nắp giật hình tròn, hoặc ngay khi thiết kế họ đã nghĩ kỹ đến mức làm sao cho nó dễ giật lên. Hình tròn có cân bằng bền nhất thì ai cũng biết, nhưng nhớ đến điều đó khi sản xuất cái nắp giật thì không phải ở đâu cũng nghĩ đến. Tất cả những thứ túi, hộp bao bì hàng hóa ở Nhật đều có chỗ thiết kế đặc biệt để mở, và nếu mở đúng chỗ đó thì cực kỳ dễ. Trong khi cái dây nước gội đầu mua ở VN để đi tắm biển, không làm sao xé nổi nếu không có kéo. Haha... mà đã gọi là mua loại nước gội đầu để dùng một lần thế thì ai mang kéo đi theo??? Ở VN đi ăn phở, có phải mình hay phải để ý cái thìa muôi cho nó không trôi tuột xuống bát phở không? Ở đây người ta cũng đã giải quyết đến cả những mối bận tâm nhỏ nhặt ấy rồi. Đơn giản là cái đuôi thìa cong chút chút thành cái móc thôi, thả thoải mái không tụt đi đâu hết. Cái thìa con để trong lọ tương ớt, khi đậy nắp lọ thì sẽ kênh không kín, thế nên lọ tương ớt bao giờ cũng có một cái lỗ nhỏ trên nắp, để nhường chỗ cho chuôi cái thìa thò ra, vừa vặn. Mọi thứ chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất đều được tính đến cho nó hoàn hảo. Và mọi thứ tưởng như hoàn hảo đều là chưa hoàn hảo. Sáng tạo nối tiếp sáng tạo. Hội chợ điện tử gần đây mới giới thiệu tivi điều khiển từ xa bằng bàn tay người xem, dùng tay huơ huơ vào màn hình để điều khiển, không cần điều khiển vi mạch tia hồng ngoại gì hết nhá.
Khi dùng ứng dụng của Microsoft, mẹ Ổi nghĩ: họ thật quá giỏi tưởng tượng tình huống, vì bất cứ một công cụ gì mình muốn, mình cần thì đảm bảo là nó đã có ở đâu đó sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mình. Sống ở Nhật cũng có cảm giác y như vậy. Kể ra thì nhiều lắm, không xuể nổi.
Hồi mẹ Ổi đi làm ở VN, cực kỳ bực bội khi rất nhiều văn bản luật của nhà nước mà viết câu sai ngữ pháp. Nhiều đoạn tối nghĩa, đọc hiểu sao cũng được. Nhiều mẫu khai mà không biết khai thế nào vì nội dung trên dưới vừa trùng lặp vừa cãi nhau. Cứ nhớ đến cái câu: đã suy nghĩ kỹ chưa? còn gì không hợp lý nữa không? của sếp. Nếu mỗi người VN mình cũng làm việc như thế thì làm sao ra được những văn bản kia? Rõ ràng nó đã được bộ trưởng ký có nghĩa là nó đã phải trải qua bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu cái đầu tham gia vào từ người soạn thảo, họp bàn, chỉnh sửa, thông qua...vậy mà vẫn còn câu sai ngữ pháp?
Con trai học tiếng Việt, sách bài tập tiếng Việt có loại bài điền vào chỗ trống. Ví dụ cho hình ảnh cái bia đá, ở dưới có sẵn chữ: b... đá. (điền chữ "ia" vào). Sách in theo font chữ in thường. Ổi nghĩ ngay là Ổi cũng phải viết font chữ giống với mấy chữ cái đã in mớm sẵn cho đồng bộ. Nhưng con lúng túng, người ta chỉ đang dạy con viết font chữ mềm viết tay. Mẹ không có cách nào đành bảo: "con cứ viết chữ như con đang được học". Kết quả là sau khi điền xong, trong một từ sẽ có 2 loại font chữ. Chữ "b" một loại, chữ "ia" một loại, nhìn rất phản cảm. Cả con và mẹ đều thấy không ổn. Nhưng khi phàn nàn điều này như một lỗi SGK thì mẹ Ổi chẳng được mẹ nào ở VN chia sẻ cả. Hình như không ai thấy nó không ổn như mẹ con mình. Nhiều người bảo sách in như vậy để bé học cách đọc chữ in thường. Nhưng mình không nghĩ thế, vì đó là nhiệm vụ của sách tập đọc. Sách tập đọc đã in font chữ in thường, bé đã học tập đọc rất giỏi theo font chữ in rồi. Chỉ đơn giản là người ta soạn sách bài tập chưa cẩn thận, họ không suy nghĩ sâu đến mức nghĩ ra vấn đề con mình đã phát hiện ra ngay từ những bài tập đầu tiên. Và rồi hầu như mọi người sử dụng cũng không để tâm đó như một lỗi cần sửa. Nếu không thì ít ra mọi chỗ có thể chữ in, còn chỗ nào để bé điền thì nên thống nhất in font chữ mềm kiểu viết tay cũng có sao đâu? Bé càng hiểu là chỗ đó là để bé viết vào mà thôi. Tại sao trẻ lại phải viết font chữ in (một cách tự thân vận động, không được học)? Hay là một từ có một nửa viết in, một nửa viết thường cũng được??? Mình thì không bao giờ muốn nói với con câu: "Thôi, thế cũng được", đặc biệt là từ những bài học đầu tiên của năm lớp 1.
Nước Nhật chỉ có khoảng 50 năm lại đây để có toàn bộ cơ sở vật chất như bây giờ: đường xá, nhà cao ốc, hệ thống giao thông, y tế, và những sản phẩm giá trị gia tăng ... mà nhìn đâu cũng thấy chắc chắn qui củ tưởng như vĩnh cửu. Vì họ làm đến đâu được đến đó. Còn mình, mình có thể mong mỏi cho những thứ xây dựng bây giờ ở ta tồn tại nguyên vẹn sau 50 năm nữa không, khi hàng ngày nghe không biết bao nhiêu công trình hỏng ngay vào ngày cắt băng khánh thành? Phải chăng vì từ lớp 1 chúng ta đã quá quen với những câu: "Thôi, thế cũng được" rồi?
Trong mắt các nhân viên ở VN, sếp Nhật cù lần, kém thông minh. Quá đúng, bởi vì những người Việt đã đi làm công ty nước ngoài để tiếp xúc với sếp Nhật thì đã thuộc diện top của xã hội VN rồi. Trong khi 60% dân số Nhật tốt nghiệp đại học, nên sang VN làm sếp hầu như chỉ toàn là dân đen của Nhật thôi. Đừng bảo người Nhật không thông minh, chẳng qua là bạn chưa gặp được đấy thôi. 60% dân đen cù lần đó, họ không thông minh, nhưng họ có những cái mình chưa có, nên họ vẫn trèo lên đầu làm sếp của mình. Nếu dân VN mình thông minh, và cũng có được những tố chất như của họ, ắt có ngày mình giàu mạnh hơn họ, khi đó mình mới thực sự có thể cười họ được mà thôi.
Toàn chuyện vụn vặt, mẹ Ổi thấy mình học được từ những điều vụn vặt nhiều hơn từ những triết lý giáo điều sáo rỗng.
https://www.danluan.org/tin-tuc/20100429/cau-chuyen-nuoc-nhat-cai-gi-lam-nen-nuoc-nhat
PHỤ NỮ ỦNG HỘ VÀ CHỐNG ĐẢO CHÁNH Ở THÁI .

A/ PHE ỦNG HỘ ĐẢO CHÁNH : (gồm phe Áo Vàng , chống CP của cựu TT Yingluck .




B/ PHE CHỐNG ĐẢO CHÁNH (ANTI-COUP) : gồm những người theo phe Áo Đỏ , ủng hộ bà cựu TT Yingluck .

"CHÚNG TA PHẢI BẢO VỆ QUYỀN CỦA TA ! . . . KHÔNG CẦN ĐẢO CHÁNH , CHÚNG TA CẦN DÂN CHỦ " VÀ " KHÔNG ĐẢO CHÁNH , KHÔNG CHIẾN TRANH !!  , THÁI LAN TỰ DO ".
"SANH RA ĐỂ TỰ DO !!! , KHÔNG CẦN ĐẢO CHÁNH , TÔI LÀ NGƯỜI"
"KHÔNG CẦN ĐẢO CHÁNH"
"KHÔNG CẦN ĐẢO CHÁNH , KẺ PHẢN BỘI RA ĐI , BẦU CỬ NGAY !" .
C / NỮ CẢNH SÁT THÁI : .

CS Thái : chuyên nghiệp và nữ tính , dù ăn mặc không khác CSCĐ 113 của VN