Monday, December 31, 2018

Chỉ khi nào ko còn CSVN , tôi mới gửi lời chúc mừng Giáng Sinh hay Năm Mới tới các bạn (bài cũ đăng lại) .
Vì từ ngày (1975) khi bọn âm binh CSVN xâm lăng miền Nam , dân miền Nam (trong đó có gia đình tôi) đã ko có được Giáng Sinh , Tết Tây hay Tết Ta TRỌN VẸN VÀ ĐÚNG NGHĨA của nó : vì biết bao gia đình tan nát * , tù đày* , chia rẽ * , tài sản mất sạch , v.v...
Theo kinh nghiệm , những năm mà hai số sau cộng lại bằng 9 đều có biến cố trọng đại trên toàn thế giới và VN như :
- 1918 : chấm dứt đệ 1 TC
- 1945 : chấm dứt đệ 2 TC , CSVN cướp chính quyền và thành lập nước VNDCCH .
- 1954 : hiệp định Genève chia đôi đất nước , hàng triệu người miền Bắc di cư vào Nam .
- 1963 : đảo chánh lật đổ TT Diệm , bắt đầu cho sự sụp đổ về quân sự và chính trị của VNCH .
- 1972 : mùa hè đỏ lửa , Nixon gặp Mao để giải kết quân sự của Mỹ tại VN , bắt đầu quan hệ nồng ấm giữa 2 cựu thù .
Ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở năm 2018 . Chẳng lẽ thần may mắn cứ ở về phe CS !?!
* Đây là một nạn nhân điển hình của sự sụp đổ của miền nam VN : Một anh bạn , cấp đại úy , đi cải tạo về thì biết vợ làm bé một đảng viên ; 2 vc gây lộn và ly dị . Sau đó ông già vợ dẫn 1 con trai của anh vượt biên và mất tích ; sau đó 1 con gái của anh vượt biên bị hải tặc tấn công , nhờ vậy nó được sớm định cư ở đất nước CND . Một con gái khác vẫn còn ở VN . Hiện anh sống cô đơn 1 mình tại SJ với nhiều đau khổ.
số 4 , số 8 và trả nợ dồn .
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2938826919464448&set=pcb.2938824026131404&type=3&__tn__=HH-R-R-R-R&eid=ARCad6ezcZ8kwi-9Upqa5UcHLwAzTAF4T-nGOoE5tqO06f1Ljus9wzTH5LugnXfSYC8ZApEGdCGHwDvY

Sunday, December 30, 2018

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2937336176280189&set=pcb.2937341109613029&type=3&__tn__=HH-R&eid=ARCiDCUU-iwPYXOT30pQTNEUCimG1eF0nxj0MPG1kMLPo4DkUyPA1rguAgftFS-ZbEuN5zz7drh3a0rA

Wednesday, December 19, 2018


HCM nói , cán bộ , đảng viên là ĐẦY TỚ của 
nhân dân ! Bà Nguyễn kim Tiến cũng nói , 
bịnh nhân là THƯỢNG ĐẾ ! (nghĩa là trên cả
 ông chủ) . Nhưng BẤT HẠNH cho dân Việt 
là họ không được quyền chọn lựa đầy tớ 
hay thượng đế cho mình. Tất cả tai họa cho 
dân Việt là từ chổ này mà ra và VN tụt hậu
 so với các nước trong khu vực cũng từ
 nguyên nhân này .
Các hiện tượng như 'bảo mẫu hành hạ trẻ' , 'CA đánh dân trọng thương , thậm chí đến chết' , hay các đại án tham nhũng (Lê thanh Hải) hay hiệu trưởng ấu dâm , v.v... đều có bốn NGUYÊN NHÂN .
A . Tuy là những việc riêng rẻ nhưng lại có mẫu số chung như :
1/ Không được giáo dục "phải tôn trọng tài sản và nhân phẩm của con người" : CA coi người dân như kẻ thù , các quan coi tiền thuế của dân như 'nước sông công tù' , nghĩa là xài vô tội vạ . . . Bảo mẫu coi trẻ em như kẻ thù . . . (Từng họp phụ huynh ở cấp tiểu học tại Mỹ , tôi thấy các thày rất quí mến HS . Họ còn theo dỏi tính khí của HS để báo cáo với phụ huynh : một cô giáo nói với phụ huynh tại sao cháu hay mặc đồ cũ đi học . Em nào có vết trấy hay bầm đều được thày hỏi cặn kẻ và có thể báo với cấp trên khi nghi ngờ em bị bạo hành ở gđ . Có một bà quen tôi trông giữ cháu nội , thằng nhỏ rất lì lợm nên cứ bị bắt quì . Bạn bè nói , mai mốt nó đi học mà thày thấy dấu bằm trên đầu gối là bà bị rắc rối . Người Mỹ coi trọng cấp tiểu học vì họ quan niệm , những gì mà các em được dạy ở tuổi này sẽ ĐỊNH HÌNH nhân cách tương lai của em . Do vậy , những gì tốt đẹp của xã hội , đều dành cho nhà trẻ) .
2/ Không có một chế tài chặt chẽ với các sai phạm của họ . Gần như không có trách nhiệm về việc của mình hay cấp dưới của mình .
3/ Không có sự giám sát hiệu quả nhưng thích ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC .
4/ Người dân không có quyền chọn lựa . Đây là nguyên nhân QUAN TRỌNG NHỨT , mẹ đẻ của 3 nguyên nhân kia :
a/ Ở nhiều nước , trường học là nhiệm ý/tự chọn (optional) , nghĩa là vào hay không cũng được . Cha mẹ có thể giữ con hay gửi cho ông bà để có thể đi làm . Ở Mỹ , cha mẹ không bắt buộc phải gửi con vào tiểu học hay TH : họ có thể dạy con tại nhà với điều kiện dựa vào chương trình của bộ (1) .
b/ Về chính trị (như ở Thái) : CP làm không được việc thì biểu tình để thay đổi CP , QH sẽ họp để lấy ý kiến về bất tín nhiệm . Nếu CP vẫn trụ được thì biểu tình tiếp , CP phảỉ giải tán QH và bầu lại QH khác theo luật định .
B . Nói thêm : vụ dân oan Thủ Thiêm đâu phải ngày 1 ngày 2 . Đã kéo dài nhiều năm , đã qua nhiều cuộc thanh tra , mà Lê Thanh Hải và đồng bọn vẫn bình an vô sự .
Ở Mỹ , mọi cơ quan nhà nước , ngoài sự giám sát của QH và soi mói của báo chí tự do , còn bị KIỂM TOÁN (audition) bởi 1 công ty độc lập .
Hơn nữa , ở những công trình lớn (trị giá nhiều tỉ) như xây phi trường , xe điện ngầm/cao tốc , v.v... lại còn có ủy ban Giám sát của Công dân (Citizens Watchdog Committee) . Ủy ban này họp hàng tháng để giám sát việc dùng tiền thuế của dân . Mỗi năm họ lập BẢN NHẬN XÉT về chi tiêu (của công trình này) trong tài khóa , đánh giá kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán và tổ chức một cuộc họp mỗi năm để ghi nhận ý kiến ng dân . Nhận xét này của UB này được in ra giấy , để ở các thư viện và đăng trên mạng .
C . Nhận xét : Với một cơ chế giám sát chặc chẻ như vậy , muốn sai phạm không phải dễ . Đã vậy , chế tài rất nghiêm khắc (không có vùng cấm) .
Một xã hội tốt đẹp là giáo dục và ngăn ngừa con người phạm tội bằng cách giám sát lẫn nhau và soi mói bởi báo chí . Chứ không phải ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC (cái gì cũng muốn quản) mà không giám sát , lại còn dung dưỡng , bao che , để điều xấu xảy ra trong nhiều năm rồi vá víu , che đậy lấy lệ ; mà mới đây là hiệu trưởng một trung học đã nhiều năm ẤU DÂM với học sinh lại được các giáo viên BIẾT NHƯNG KO TỐ CÁO .
Cái đáng đem ra xử là cái THỂ CHẾ chính trị đã để cho con người làm bậy ; vì VN có hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn , các 'đồng chí' như Lê thanh Hải hay hiệu trưởng ấu dâm .Tất cả cả các thiệt hại này , cuối cùng dân Việt gánh chịu ./.
(1) : Ở Mỹ , các trường trung tiểu học lập thành học khu (theo địa lý) ; việc điều hành học khu là các dân cử . Các trường tự chọn sách giáo khoa mình thích , không buộc phải mua sách do bộ GD (như VN đang làm) . Dưới chế độ VNCH , các sách giáo khoa về các môn do tư nhân viết , họ chỉ dựa vào chương trình của bộ đề ra . Cũng chẳng có bộ Đại học để “quản” các trường ĐH , v.v... - như VN đang làm .
Hình : hiệu trưởng này ấu dâm nhiều năm với nam sinh dưới 16 , với đồng tình của nhiều GV .

Tuesday, December 18, 2018

Chuyện chỉ xảy ra ở Las Vegas , bang Nevada - thủ đô cờ bạc của nước Mỹ .

Hai người chia bài và cô gái tóc vàng

Dịch từ sách : Plato and a platypus walk into a bar ...

Hai người chia bài (dealer) đang phục vụ tại bàn có trò chơi súc sắc /đổ xí ngầu (scraps table) . Một phụ nữ tóc vàng rất hấp dẫn (attractive blonde) đến và đặt cược (bet) 20.000 đô . Cô ta nói , “tôi hy vọng các anh không khó chịu hay phản đối (I hope you don't mind) , nhưng tôi cảm thấy may mắn hơn khi hoàn toàn khỏa thân (nude) . “ Nói tới đó , cô cởi hết áo quần (strip down) , ném con súc sắc , và reo lên (yell) , “súc sắc ơi , ta đang cần quần áo mới !” . Khi con súc sắc ngừng , cô ta nhảy lên nhảy xuống và la lên vì mừng (squeal) , “vâng ! vâng ! tôi đã thắng ! tôi đã thắng ! “ cô ta hôn hai anh chia bài , thu hết số tiền thắng và quần áo , và nhanh chóng ra đi . Hai anh này nhìn nhau chết lặng đi (stare at each other dumbfounded) . Cuối cùng , một anh hỏi , “ thế con súc sắc ra số mấy ? (what did she roll) “ anh kia trả lời , “tôi không biết – tôi nghĩ anh đã thấy nó là số mấy . “(I thought you were watching )
Nhận xét : không phải mọi phụ nữ tóc vàng là ngu , nhưng đàn ông vẫn luôn luôn là đàn ông .
Chuyện về bang Minnesota của một ng bà con . 
Bang này có khoảng 10.000 hồ (lake) lớn nhỏ . 
Chuyện kể có 1 bà gọi CS báo rằng , bọn trai trẻ thường tắm truồng ở hồ kế bên nhà . CS nói , OK , tôi sẽ đuổi chúng .
Mấy ngày hôm sau , bà lại gọi CS báo cáo : bọn trẻ này vẫn tiếp tục tắm truồng . 
CS nói , tôi đã nói với chúng ko được tắm truồng gần nhà bà . 
Bà trả lời , chúng ko tắm truồng ở hồ kế nhà nhưng tắm truồng ở hồ cách nhà tôi cả cây số và dùng ống nhòm tôi vẫn thấy chúng .
Viên CS : bó tay chấm com với bà !
https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/2907433185937155

Monday, December 17, 2018

sự quan trọng của dấu phẩy .

https://www.facebook.com/trananhtu19/posts/2905187519495055?comment_id=2907001485980325&notif_id=1545108704958981&notif_t=feed_comment

Sunday, December 16, 2018


Ngày ấy một chặng đường .
https://hoiquanphidung.com/showthread.php?26835-Ng%C3%A0y-%E1%BA%A4y-M%E1%BB%99t-Ch%E1%BA%B7ng-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng
Nữ quân nhân VNCH
https://youtu.be/t2_wUZ2cLsI

Tống Văn Công - Hồ Chí Minh: Người hai mặt . . . 

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018 | 16.12.18


Khi Hồ Chí Minh theo Quốc Tế III Cộng Sản, Cụ Phan Châu Trinh với tư cách là bạn của bố ông Hồ gửi lá thư đề ngày 12 Tháng Hai, 1922, cho rằng con đường đó sẽ đưa tới tình trạng “quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi.” (Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, Amirillo, TX:Nxb Chuông Rè, 2000, tt 39-40).



Đúng vậy, chế độ của ông Hồ không cho người dân được tự do bằng chế độ thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã cho các nhà văn thành lập Tự Lực Văn Đoàn, các nhà giáo thành lập Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ, các đảng viên Cộng Sản ra báo tiếng Việt và tiếng Pháp tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản.

Do đó, trong tác phẩm Gửi Mẹ và Quốc Hội, ông già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn, người vào đảng Cộng Sản từ năm 1936 đã chua xót xin đảng “cho người dân được tự do bằng với chế độ thực dân Pháp.”

Nhà bình luận người Pháp, ông Jean Francois Revel viết về Hồ Chí Minh: “Mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt Nam mà là hợp nhất với Quốc Tế Cộng Sản. Đó không phải là đem lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền lựa chọn những người lãnh đạo, luật pháp và cách sống của họ; mà là dùng cưỡng bách để áp đặt chế độ toàn trị kiểu Stalin lên dân chúng…” (Ho Chi Minh: le détournement du patriotism, trong quyển Ho Chi Minh: l’homme et son heritage, Ed. Đường mới, Paris, trang 9).

Có nhiều bài báo cho rằng ông Hồ không có ý ra đi tìm đường cứu nước. Bằng chứng là khi tới Pháp, ông Hồ đã gửi đơn xin học trường thuộc địa và bị bác đơn. Ông còn gửi đơn xin nhà nước thuộc địa cho cha mình một công việc để sống.

Ở thời bưng bít thông tin, chúng tôi không được biết những điều kể trên. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều người cao tuổi chống “đảng do Nguyễn Phú Trọng thao túng,” nhưng lại muốn quay về với đảng của Hồ Chí Minh vì cho rằng ông Hồ là người bảo vệ tự do, dân chủ!

Thực ra trong những năm 1945-1946, khi đảng Cộng Sản chưa giành được địa vị độc tôn đảng trị, Hồ đã có những phát ngôn đề cao dân chủ để thu phục nhân tâm, chống lại các đảng phái Quốc Gia. Hồ sống nhiều năm ở các quốc gia dân chủ Châu Âu, đã thuộc lòng nhiều câu về tự do dân chủ, nhưng không cảm nhận được bản chất tốt đẹp của dân chủ. Hồ nói về dân chủ chỉ để ru ngủ người dân, dẫn dụ họ tôn thờ, phục vụ đảng Cộng Sản. Hồ sống nhiều năm ở Liên Xô dưới triều đại Stalin, nhưng không nhận ra bản chất đáng ghê tởm của chế độ đảng trị, vì vậy đã cố tìm mọi cách để thiết lập và củng cố chế độ này ở nước ta. Trong khi đó, nhà văn André Gide một người từng coi Liên Xô “còn hơn là một vùng đất hứa,” nhưng sau khi đến thăm Liên Xô năm 1936, đã viết “những suy nghĩ muộn màng về Liên Xô: Phản bội lại tất cả mọi hy vọng của chúng ta. Quần chúng thì ù lì. Văn nghệ sĩ thì thụ động và kém hiểu biết về thế giới bên ngoài… Họ dành sự xa hoa để tiếp đãi tôi, trong khi xung quanh là cảnh nghèo đói.”

Ngày 16 Tháng Năm, 1946, trong lễ khai giảng Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, ông Hồ trao cho nhà trường lá cờ thêu sáu chữ “Trung với nước, hiếu với dân.” Thế nhưng, 18 năm sau, khi đã thiết lập được chế độ toàn trị trên miền Bắc, nhân ngày thành lập quân đội, 22 Tháng Mười Hai, năm 1964, ông Hồ viết: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân…” Chỉ riêng chuyện này đã cho thấy Hồ rất khôn khéo, ứng phó thích hợp với thời thế trong từng giai đoạn.

Trong quyển “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương,” với bút danh Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ viết: “Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế, hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác, chứ không phải là tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển.” Nhưng chế độ của ông đã thiết lập một hệ thống báo chí làm “công cụ của đảng, nói tiếng nói của đảng.” Ông nói “dân chủ là người dân được mở mồm ra nói.” Nhưng Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường chỉ góp ý nên xây dựng chế độ pháp trị để giúp đảng tránh những sai lầm như cuộc cải cách ruộng đất, đã lập tức bị đưa ra đấu tố, “bị rút phép thông công” (Un excommunié – Tựa đề quyển hồi ký của Nguyễn Mạnh Tường viết bằng tiếng Pháp) rồi cho “ngồi chơi xơi nước.”

Hồ nói “chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do nhân dân cử ra.” Nhưng sống trong chế độ của ông, người Việt Nam đã nhận xét bằng một thành ngữ “đảng cử dân bầu.” Ông nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 283). Nhưng chính phủ của ông không chỉ làm hại dân một lần mà rất nhiều lần: Cải cách ruộng đất, Chống Nhân văn-Giai phẩm, Cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp…

Người dân làm sao để có thể đuổi cái chính phủ do đảng độc quyền lãnh đạo!

Hồ Chí Minh có bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.” Đạo đức cách mạng theo ông Hồ là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang nhận định: “Hệ tư tưởng này chỉ thừa nhận con người cộng đồng và con người chức năng. Con người cá nhân không thể không tìm lối thoát: Nó phải sống chui. Bi kịch cá nhân của nó chính là ở chỗ này.”

Và như chúng ta đã biết, chính bản thân Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi được bi kịch ấy trong đời sống riêng tư của con người cá nhân ông. Sống chui là sống không hợp thức, không hợp pháp.” (Hồ Chí Minh nói về con người. Phần viết thêm, Tháng Chạp 1993).

Ông Nguyễn Tài, người từng theo ông Hồ những năm ở Thái Lan, kể với Nguyễn Kiến Giang: Trước khi ông Hồ mất ít lâu, Nguyễn Tài được vào thăm. Ông Hồ bảo ông Tài viết tặng mình đôi câu đối. Ông Hồ nói: “Kẻo sau khi mình đi rồi, có tặng, mình cũng không biết gì nữa.” Ông Tài viết: “Giao hoan bi hỉ đồng song lệ. Ân oán giao tranh huyết nhất bầu.” Ông Tài giải thích: Cái vui, cái buồn xoắn lấy nhau, đôi tròng mắt trào lệ. Chuyện ân, chuyện oán tranh nhau, vẫn một bầu máu nóng ấy. Ông Hồ rất thích đã vỗ tay khen: “Câu đối này hợp với mình lắm. Cuộc đời mình, vui cũng nhiều mà buồn cũng nhiều. Ân cũng nhiều mà oán cũng nhiều.” (Cũng lạ, nếu ông Hồ là người giỏi chữ Hán tại sao ông không biết trong chữ Hán không có chữ bầu. Bầu là một từ thuần Việt!).

Năm 1960, khi làm phóng viên báo Lao Động, nhiều lần ở các hội trường của Ban Tuyên Huấn Đảng, tôi được nghe Tố Hữu, Hoàng Tùng nói, “Trần Dân Tiên, T. Lan là bút danh của Bác.” Các vị cho rằng ông Hồ viết về mình, không phải để tự đề cao mà chỉ nhằm mục đích thực hiện một công tác cách mạng: Giúp cho quần chúng hiểu rõ và kính yêu lãnh tụ, càng thêm tin tưởng vào tiền đồ cách mạng. Tuy nhiên trong sách này, Trần Dân Tiên không chỉ đề cao Hồ Chí Minh mà còn chê bai những anh hùng dân tộc như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đả kích những người yêu nước không Cộng Sản như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh. Cuối sách, ông Hồ gợi ý: “Nhân dân gọi chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ Tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam.”

Nhiều người nước ngoài có dịp tiếp xúc với ông Hồ đã nhận xét về thói quen đóng kịch của ông. Trong quyển sách viết về ông Hồ xuất bản năm 1968, ở trang 217, nhà báo Pháp Jean Lacouture nhận xét: “Chiếc khăn tay của ông ta thường quệt trên cặp mắt khô queo.” Theo Hoàng Tùng, trước khi hành hình Nguyễn Thị Năm-Cát Hanh Long, người ta xin ý kiến ông Hồ, ông nói: “Người Pháp cho rằng không bao giờ đánh phụ nữ dù với một nhành hoa…” Trong khi đó, với bút danh C.B., ông Hồ đã viết trên báo Nhân Dân bài “Địa chủ ác ghê,” vu cáo Nguyễn Thị Năm giết chết rất nhiều nông dân.

Trong hồi ký của mình, Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh có một bài viết về ông Hồ, trong đó có đoạn: “Như đã nói, vì lý do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch. Sống cứ phải ‘diễn’ như thế, kể cũng khổ… Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng với trí thức có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh từ hội nghị Fontainebleau về nước, có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, ông Hồ diễn trò nhảy ‘son lá son’ với các thủy thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa… Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.”

Chuyện ông Hồ có vợ con hay không cũng làm tốn rất nhiều giấy mực. Trong bức thư gửi Bác Sĩ Vũ Đình Tụng, người có con vừa hy sinh, ông Hồ viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình cũng không có con cái.”

Ngày nay, có rất nhiều tư liệu nói cụ thể về những người tình và vợ con của ông Hồ: Trong sách Hồ Chí Minh ở Paris, Thu Trang cho biết, ông Hồ từng viết những bức thư dài tán tỉnh cô Bourdon. Sử gia Daniel Hémery kể: Khi vào Đảng Xã Hội Pháp, ông Hồ có “người tình đồng chí” là Marie Briére. Rời Mạc-Tư-Khoa tới Quảng Châu, Tháng Mười năm 1926, Hồ làm lễ kết hôn với Tăng Tuyết Minh ở nhà hàng Thái Bình. Ngày 6 Tháng Sáu, 1931, khi bị cảnh sát Hongkong bắt, Hồ đang sống với một phụ nữ tên là Li San. Năm 1942, Hồ rời Cao Bằng đi Hoa Nam, đến Tháng Tám, năm 1943, Hồ trở lại Cao Bằng cùng với Đỗ Thị Lạc và đứa con gái. Trong cuốn “Một cơn gió bụi,” Lệ Thần Trần Trọng Kim có kể chuyện này.

Năm 1956, Hồ 65 tuổi đưa cô Nông Thị Xuân 22 tuổi, từ Cao Bằng về số 66 Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, Hà Nội, để sống lén lút và sinh con là Nguyễn Tất Trung mà không dám thừa nhận. Có vợ, có con không phải là xấu, nhưng cố giấu chuyện mình có vợ có con mới là “vấn đề” và vì thế ông ta không dám bảo vệ khi vợ mình bị hãm hiếp, sát hại.

Tháng Giêng, năm 2009, trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Vĩnh Châu: “Hồ Chí Minh có công hay có tội,” Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu đáp: “Vấn đề tùy thuộc ở những gì những người kế vị Hồ Chí Minh sẽ thực hiện trong tương lai.”

Tại sao lại phải chờ xem những người kế vị Hồ Chí Minh sẽ làm gì? Tội của Hồ Chí Minh là đã tạo ra và củng cố một chế độ độc tài đảng trị, phản dân chủ. Chế dộ đó là nguyên nhân của hai tai họa cho đất nước: Giặc ngoại xâm phương Bắc được giặc nội xâm, tức là bọn kế vị Hồ Chí Minh dâng tặng đất đai trên đất liền và các đảo ở biển Đông. Giặc ngoại xâm phương Bắc không bao giờ thỏa cơn khát bành trướng xâm lược. Lũ nội xâm, tức là bọn cầm quyền trong nước thì vơ vét của dân không từ một thứ gì!

Có lẽ Cựu Hoàng Bảo Đại, người có dịp sống gần Hồ Chí Minh những năm 1945-1946, miêu tả con người hai mặt của Hồ Chí Minh xuất sắc nhất.

Trong hồi ký “Con Rồng Việt Nam,” Cựu Hoàng Bảo Đại kể, Tháng Chín, năm 1945, những ngày đầu gặp Hồ, ông nhận thấy: “Mặc chiếc vareuse hở cổ, đi dép Bình Trị Thiên, râu cằm lơ thơ, Hồ Chí Minh giống một ông đồ nho hay một triết nhân, thích ngâm thơ phú hơn là làm chính trị. Người gầy gò mảnh dẻ, mắt sáng quắc đầy nhiệt tâm, ông có một nhãn lực lôi cuốn, vừa đạo mạo, vừa độc đáo. Lời nói cũng chan hòa nhân ái, như bác bỏ mọi bạo động, hận thù. Ông như đã nắm vững được thực tại và nhu cầu của Việt Nam lúc ấy. Ông cũng có một nhận xét sắc bén về tiến trình lịch sử, do sự tự học khá rộng rãi về các thế giới Tây phương, về Nga và Trung Hoa… Quả thật ông cụ này thành thực hăng say với nền độc lập và thống nhứt của đất nước.”

Một năm sau, ngày 15 Tháng Tư, năm 1946, bị bỏ rơi trên đất Tàu, không một xu dính túi, giở thư Hồ Chí Minh vừa mới gửi, đọc tới câu cuối: “Ôm hôn thắm thiết,” Bảo Đại bật cười và nhận xét:

“Quả nhiên, đây là tay đại hề, đóng kịch rất tài. Khi thì đạo mạo như cha già, khi thì thân thiết, rồi lại ẻo lả, yếu mềm hay nghiêm trang, trịnh trọng, nhiều khi trào lộng, mỉa mai. Tất cả những ai đã ở gần ông ta, đều tự lừa hay đã bị lầm. Người Mỹ rồi Sainteny, thêm tôi nữa… Khi tôi biết được quá khứ của ông ta sự giao dịch đã rất trơn tru. Tôi biết trước mặt tôi là ai rồi, sau cái mặt nạ này. Một chiến binh Mác-Xít, một kẻ đã chai đá sau hơn ba mươi năm chiến đấu, bị đảng chi phối, trói buộc chặt chẽ rồi, một chiến sĩ đầy thủ đoạn. Thừa khả năng chịu đựng, dám làm tất cả mọi sự lừa lọc, biết người, biết nhược điểm của họ, để khinh bỉ họ, kiên nhẫn cùng cực, và quyết theo đuổi kỳ cùng mục tiêu của mình mọi mặt, nhưng cuối cùng thì quyết liệt, rắn như sắt. Đầy tế nhị và thông minh và bất nhân đến độ bạo tàn. Lúc nào cũng sẵn sàng ôm ấp, yêu đương mình, để bóp chặt kín đáo không ai có thể ngờ.

Theo đảng Cộng Sản Mác-Xít do hoàn cảnh thực tế giai đoạn, bởi chủ nghĩa này trong chiến lược toàn cầu nhận thấy sự nổi dậy của tất cả các sắc dân bị trị, nên ông ta nhắm mắt tuân theo, không biết đến lý luận hay bàn cãi gì nữa. Khi đã vào đảng rồi, ông ta đã nhìn với nhãn quan của chủ thuyết này qua lăng kính một chiều của nó.”

Tống Văn Công *

(Người Việt)

* Ông Tống văn Công , đã từ bỏ ĐCSVN từ lâu sau khi biết bộ mặt thật của nó -- Tài .
THÁNG 6 NĂM 1966

Mũ Xanh Lê Văn Thời và Tô Văn Cáp‏


Cá nhân tôi, sau khi tham dự cuộc hành quân dọn dẹp sạch sẽ đường phố Đà Nẵng và Huế trong vụ “bàn thờ Phật xuống đường” của Thích Trí Quang rồi tôi bị thương trong trận TĐ.2 bị phục kích khiến tôi đã thấy bóng dáng những kẻ lãnh đạo vụ “Biến Động Miền Trung 1966” sau lưng đám VC rồi, và ngày nay (2008), cầm trong tay tập tài liệu “Bí Mật BĐMT” của tác giả Liên Thành, Th/Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Huế, thì lại càng tin rằng những nghi ngờ về TĐ5 và TĐ.2/TQLC “bị bán” là không sai. (Tô Văn Cáp, TĐ2/TQLC)
MX Lê Văn Thời. TĐ.5/TQLC.


Nằm tại núi Thiên Ấn, bên cầu Trà Khúc, Quảng Ngãi, Tiểu Đoàn 5/TQLC chúng tôi biệt phái cho Quân Đoàn 2, Vùng 2 chiến Thuật đã hơn một tháng. Theo chúng tôi được biết thì tình hình Quảng Ngãi vào thời gian này không có chi đáng quan ngại, mặc dù trước đây QN là nơi có nhiều hang ổ của VC, nhưng những quận nổi tiếng của QN như Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ v.v.. đã được tạm thời bình định, áp lực của địch đã giảm xuống rất nhiều. Theo nguồn tin bán chính thức, TĐ5/TQLC chúng tôi được biệt phái ra đây không vì áp lực nặng nề của địch mà vì áp lực của phong trào xuống đường biểu tình chống đối chính phủ của Phật Giáo dưới sự chỉ đạo của Thích Trí Quang và đồng bọn!

Ngay trong những ngày đầu tiên mới đến đây, chúng tôi đã nghe dân địa phương xầm xì rằng có một tiểu đoàn ĐPQ ly khai, kéo nhau ra Huế để hổ trợ cho đồng bào Phật tử xuống đường chống chính phủ, và ngay dân địa phương quanh vùng chúng tôi đóng quân cũng biểu lộ thái độ thiếu thân thiện và không ngần ngại gọi thẳng chúng tôi là lính “Thiệu-Kỳ”.

Tôi còn nhớ một hôm Trung Úy Nguyễn Đăng Hòa và tôi đến thăm viếng và đàm đạo với vị thượng tọa chủ trì chùa Thiên Ấn, trước mặt chúng tôi vị thượng tọa này không ngớt lên án chính quyền Miền Nam và biểu lộ nhiều cử chỉ chống đối và khiêu khích chúng tôi mặc dù chúng tôi hết sức cung kính đối với ông.

Một chứng minh khác nữa là trong suốt hơn tháng tại đây, chúng tôi chỉ có vài cuộc hành quân lục soát lẻ tẻ, không quan trong! Ai cũng biết ND và TQLC là lực lượng tổng trừ bị, mỗi khi ra quân đến đâu thì nơi đó nhất định đang có hay sẽ là nơi diễn ra chiến trường khốc liệt, hiếm khi có trường hợp lực lượng tổng trừ bị chỉ dùng để đi hành quân lục soát khơi khơi! Đây là chuyện khác thường mà anh em trong tiểu đoàn ai cũng thấy rõ.

Cuối tháng 5/1966, không khí trong đơn vị vui hẳn lên khi chúng tôi được lệnh chuẩn bị 2 hôm nữa về hậu cứ tại suối Lồ Ồ, Thủ Đức để bồ sung và dưỡng quân, anh em rủ nhau đi mua quà kỷ niệm cho gia đình cho người yêu. Hai thứ được ưa chuộng nhất là nón lá bài thơ của Huế và đặc sản mè xửng kẹo gương Quảng Ngãi.

Nhìn Binh Nhì Lê Văn Tỵ tỉ mỉ gói những phong kẹo gương, cột chặt mấy cái nón lá bài thơ với gương mặt rạng rỡ, tôi bỗng vui lây với cái vui hồn nhiên của hắn. Tỵ là đệ tử ruột của tôi, tôi giữ hắn lại ở bên cạnh là vì trường hợp đặc biệt.

Mồ côi cha mẹ từ khi 13 tuổi, sống nhờ người chị, lớn hơn 3 tuổi, tần tảo đùm bọc nuôi em, thấy chị quá vất vả gian khổ, Tỵ không đành lòng nên khi vừa tròn 17 là Tỵ khai gian thêm một tuổi để vào TQLC. Hắn cho tôi biết đây là món quà đầu tiên mà hắn có được để đem về tặng riêng cho chị hắn. Chính vì còn quá trẻ, ngây thơ trông rất tội nghiệp nên tôi giữ hắn lại ở bên cạnh, không đưa ra tiểu đội tác chiến, hy vọng một chút may mắn dành cho cái ngây thơ của hắn.

Buồi chiều khi tôi đang ngồi nhâm nhi ly café ở quán cóc bên bờ sông Trà Khúc, thả hồn mênh mang theo lượn nước lững lờ, mơ màng nghĩ đến những ngày vui sắp tới khi trở lại Saigon thì thượng sĩ thường vụ đại đội gọi tôi về họp gấp. Ngạc nhiên, tôi hỏi có chuyện gì đặc biệt không thì ông ta uể oải trả lời:

- Dường như chuẩn bị hành quân ngày mai, tôi cũng không rõ lắm.

- Ủa, ngày mai mình có lệnh về Saigon rồi mà!

Thượng sĩ già thường vụ buồn bã khẽ lắc đầu, quầy quả bỏ đi.

Tôi hối hả đến chỗ “ông già Huệ”, Đại Úy Võ Trí Huệ ĐĐT/ĐĐ.1. Khi tới nơi, tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư (Tư lựu đạn) Trung Đội Trưởng Trung Đội.2. Ngô Đình Lợi, Trung Đội Trưởng Trung Đội.3 (2 thằng bạn cùng khóa 20/VB với tôi). Trần Văn Hên (Hên đui), Trung Đội Trưởng Trg Đội súng nặng đã có mặt.

Chúng tôi được phát mỗi người một phóng đồ hành quân, với vẻ mặt đầy bất mãn cộng thêm những nét khắc khổ sẵn có, Đ/u ĐĐT cho biết BTL/SĐ22/BB yêu cầu TĐ.5 chúng tôi ở lại thêm một ngày, giúp họ thêm một lần “hành quân lục soát”(!) trước khi rời khỏi nơi đây.

Cuộc hành quân thực là đơn giản, TĐ5 sẽ nhẩy trực thăng vào một làng nằm dọc theo bờ sông Vệ, thuộc quận Mộ Đức, khoảng 2 km phía Đông QL1. Tiểu đoàn lục soát từ đó thẳng ra QL1. Đến QL1 là chấm dứt cuộc hành quân và sẽ có xe GMC của SĐ2 đưa về lại núi Thiên Ấn.

Lực lượng địch được P2/SĐ2 cho biết khoảng một trung đội du kích, thường hay quấy phá, có thể tăng cường thêm quân chính quy, không rõ cấp số.

Phần lực lượng bạn thì có một tiểu đoàn ĐPQ nằm án ngữ cách QL1 vài trăm mét,và cũng là lực lượng trừ bị cho TĐ.5/TQLC.

Lệnh: Mang theo một ngày cơm vắt, cuộc hành quân dự trù sẽ chấm dứt sớm trong ngày, chỉ cần mang theo trang bị hỏa lực cá nhân, không mang theo ba-lô đồ ngủ cồng kềnh…

Đại Úy ĐĐT nhấn mạnh: Đây là vùng dân cư, tuy còn là xôi đậu, nhưng tuyệt đối không được làm hại đến tài sản của dân và hết sức cẩn thận vì có thể du kích trà trộn vào dân rồi bất ngờ gây thiệt hại cho ta. Mục tiêu là một xóm làng bề ngang không quá 200 m, xa xa về phía tay phải có rặng núi nhấp nhô ( tôi không còn nhớ rõ tên gì). Phía tay trái là sông Vệ có dân chúng cư ngụ dọc theo 2 bên bờ sông.

Kế hoạch HQ được Đai úy Võ Trí Huệ cho biết dự trù như sau:

Tiểu đoàn chia làm 2 cánh A và B và sẽ đổ bộ trực thăng xuống khoảng trống ở 2 bên bìa làng chiếm mục tiêu rồi tiến quân lục soát song song. Phía tay trái là cánh B do Đại Úy TĐP Phạm Nhã, tiến dọc theo bờ sông Vệ. Phia tay phải là cánh A do Thiếu Tá TĐT Dương Hạnh Phước chỉ huy.

Đi đầu cánh A là ĐĐ.4 của Tr/úy Dương Bửu Long gồm có Th/Úy Lê Đình Quỳ ĐĐP kiêm Trgđt, Th/úy Nguyễn văn Lộc, Trần Tử Phương và Ch/uy Thảo. Kế tiếp là BCH/TĐ và Trung Đội Quân Báo. Đi sau là ĐĐ.2 của Tr/Úy Nguyễn Văn Phán.

Đi đầu cánh B là ĐĐ.1 của Đ/Úy Võ Trí Huệ, đi giữa là BCH nhẹ tiểu đoàn của Đ/Úy TĐP Phạm Nhã. Đi sau là ĐĐ.3 của Tr/Úy Nguyễn văn Kim, ĐĐP là Th/Úy Lê Quý Bình.

Đại Úy Huệ nói:

- Ngày mai tất cả phải sẵn sàng lúc 5 giờ sáng để ra bãi trực thăng của SĐ.2. Thời, Trung Đội.1 của toa trực sẽ nhẩy đầu tiên, sau đó tới Tư và Lợi. Các toa còn thắc mắc gì không?

Đại Úy Huệ kết thúc buổi họp với sự phân công như trên, chúng tôi chỉ là những người “Thiên Lôi” chỉ đâu đánh đó, đã quá quen với những cuộc hành quân như thế này rồi nên chẳng ai thắc mắc gì, tuy nhiên, đặc biệt trong lần này mấy thằng trung đội trưởng chúng tôi đều có thắc mắc ngoài lề:

- “Sao lại có chuyện kỳ cục vậy Đại Úy? Không phải mai mình về Saigon sao? Chỉ là hành quân lục soát thôi chứ có phải là đụng nặng đâu mà phải sử dụng khẩn cấp đến mình? Chuyện gì nữa đây?”

- “Moa cũng đâu có biết, ngay cả Th/Tá TĐTr ổng cũng không ngờ. Chiều mai mình mới được bốc về SaiGon. Bà ấy (phu nhân TĐT) mới từ Saigon ra, có làm tiệc khoản đãi từ giã mấy xếp ở đây, tại câu lạc bộ Phượng Hoàng vào sáng ngày mai.”

Xong buổi họp, trước khi ra về để chuẩn bị cho cuộc hành quân ngày mai, chúng tôi, các trung đội trưởng Thời, Lợi, Tư, lầu bầu với nhau.

- “Mẹ! Đúng là con ghẻ, mồ côi, được dịp xài, xài cho quá mức, cho chết luôn!”

Nguyễn ngọc Tú (Tư lựu đạn) lắc đầu, tật cố hữu của hắn, nhoẻn miệng cười ruồi! Tôi thật tình không hiểu hắn cười vì bất mãn hay đau khổ.!

Về đến trung đội, tôi cho tập họp các tiểu đội trưởng truyền đạt lệnh hành quân ngày mai. Với một chút chủ quan tôi nói thêm:

- “Lệnh cho mang theo một ngày cơm vắt, nhưng ai muốn mang hoặc không cũng được, vì cuộc hành quân chỉ lục soát khoảng hơn cây số thôi nên có thể kết thúc sớm.”

Chính tôi cũng dặn đệ tử không cần mang theo cơm, ý của tôi là muốn dành bụng đế “vớt” một tô mì Quảng cuối cùng trước khi lên máy bay về Saigon.

Chúng tôi có mặt sẵn sàng tại bãi bốc SĐ.2 lúc 6 giờ sáng. Trực thăng Mỹ sẽ bốc vào lúc 6 giờ 30. Chỉ có 10 trực thăng và vì phải đổ quân cho 2 cánh cùng một lúc cho nên mỗi lần chỉ có 5 chiếc cho mỗi cánh quân. Trung đội tôi trực nên sẽ được bốc đầu tiên.

Chưa đầy 5 phút bay, trực thăng đã đột ngột đổi độ cao, xà xuống bãi đáp. Không hiểu vì quá chủ quan hay vì lý do đặc biệt nào nữa mà cuộc độ bộ này có vẻ khác thường hơn với những cuộc đổ bộ trực thăng trước, tôi không thấy có trực thang C&C hay cobra bao vùng yểm trợ. Khi trực thăng vừa xà xuống là tôi nghe từng loạt AK bắn lốp-bốp vào chúng tôi.

Do kinh nghiệm và phản ứng tự nhiên, dù trực thăng còn khoảng 3m cách mặt đất, chúng tôi cũng vội tung mình nhẩy xuống và dàn đội hình bung rộng ngay ra, an ninh bãi đáp, chưa kịp báo về đại đội, chúng tôi đã hạ được 5 tên và bắt sống 2 tên tại chỗ. Một phép lạ nào đó, kiểm soát lại, trung đội tôi chưa bị một thiệt hại nào.

Vừa báo về đai đội, vừa ra lệnh trung đội nhanh chóng chiếm mấy vuông nhà trước mặt theo hướng tiến quân. Tiếng AK và Garant của địch và ta vang dội không ngừng. Tiến chiếm liên tục 5 vuông nhà, nhà ở đây gần giống như ở thôn quê miền Nam, có từng vuông riêng biệt, san sát nhau vừa tre vừa khóm, nhưng khô ráo chứ không có mương rãnh như trong Nam, Vừa lúc chiếm xong vuông nhà thứ 6, tôi hét to:

- “Tụi bây đã lục soát căn nhà này chưa?”

Đệ tử ruột của tôi, Binh Nhì Tỵ từ cửa sau căn nhà bước ra nói:

- “Dạ xong rồi Thiếu Úy”.

Ngay lúc tiếng “Úy” vừa dứt, một tràng AK trước mặt bắn về phía chúng tôi. Khi nghe Tỵ trả lời, tôi quay sang nhìn hắn, Tỵ chỉ cách tôi 2 m, tôi thấy Tỵ giật nẩy người lên rồi ngã xuống như một thân cây vừa mới bị đốn! Phản ứng tự nhiên, tôi nhào tới ôm Tỵ lăn vào chổ núp. Nguyên một loạt đạn đi chéo từ dưới lên trên đã ghim vào thân thể Tỵ! Máu trong người Tỵ bắn vọt lên vào đầy quần áo và mặt mũi tôi! Tôi thấy Tỵ trợn trừng đôi mắt nhìn tôi, thân mình giật giật lên mấy cái rồi đầu nghẻo xuống, bất động !!!

Thật khó mà diễn tả cho hết được những gì trong tôi lúc đó, mùi máu tanh của Tỵ hòa lẫn với mồ hôi của tôi chảy dài trên mặt, thấm vào miệng, vừa mặn vừa tanh không làm tôi sợ mà trái lại, đã làm máu điên trong người tôi bừng bừng nổi dậy. Tuy mới ra trường, về TQLC chưa quá 7 tháng, tôi đã mang tiếng là một sĩ quan du đãng, rảnh ra là uồng rượu, đánh lộn! Cái máu này đã khiến cuộc đời binh nghiệp của tôi về sau “ba chìm bẩy nối chín cái lênh đênh. Nhưng cũng cái máu này trong hoàn cảnh địch trước mắt không làm tôi sợ mà nổi giận.

Buông Tỵ xuống, máu nóng trong người tôi hừng hực dâng lên, tôi khoác tay ra lệnh cho toàn trung đội “XUNG PHONG”. Không cần tiến thế chân vịt chân vẹt chi nữa cả, Binh Nhất Nguyễn Văn Chiến, xạ thủ trung liên BAR, vừa khom mình cầm tay súng định chạy theo tôi thì lại một loạt đạn AK nữa nổ vế phía chúng tôi, Chiến lãnh mấy viên vào mông trái, tôi thấy rõ thịt và máu văng lên, thêm một lần nữa, máu của đồng đội, của Chiến làm đỏ mặt tôi.!

Không ngờ chúng tôi liều lĩnh và thần tốc như vậy nên nguyên một toán VC khoảng 6 tên phía trước mặt phóng lên khỏi hầm hố và bỏ chạy. Nhưng trễ rồi, chạy đi đâu được với những chiến sĩ Hắc-Long, chúng bị hạ ngay tại chỗ (thời gian này TQLC, chưa có M16, mà còn dùng Garant, trung liên BAR và đại liên 30).

Tiến chiếm thêm 5 vuông nhà nữa, đến một đống rơm, tôi ra hiệu cho trung đội dừng lại để thở. Hạ Sĩ Sang, hiệu thính viên PRC10 ngồi cạnh, thấy mình và mặt tôi đầy máu, hỏi:

- “Ông thầy có bị thương ở đâu không vậy?”

Tôi bảo là cũng không biết nữa, đâu xem thử dùm coi có bị gì không vậy. Sang quan sát, sờ vào người tôi những chỗ nhiều máu nhất xong xác nhận không thấy có vết thương nào. Tôi bảo hy vọng là không sao, không nghe đau dặc biệt ở đâu cả. Móc bi-đông làm một nhụm nước, máu và mồ hôi một lần nữa được dịp thấm vào giọng của tôi.

Bình thường, mùi máu tanh này sẽ làm tôi nôn mửa, nhưng hôm nay, tự mình nếm những giọt máu của đồng đội hòa với mồ hôi của mình, tôi chẳng những không buồn mửa mà còn cảm thấy như những cốc Martel không pha đá làm cay mắt và nóng hừng hực lòng tôi!

Vì chủ quan, không mang cơm theo, sau một hồi quần thảo, tôi cảm thấy sót ruột. Trong lúc quan sát phía trước, chuẩn bị tấn công tiếp, tôi nghe mùi mít thơm lừng, Chiêu, tà-lọt của tôi, lôi ra từ trong đống rơm một trái mít ướt đã chín, hắn bửa ra, nói:

- “Kệ mẹ nó, tính sau, dớt đỡ vài miếng đi ông thầy”.

Cuộc đời của những người lính TQLC chúng tôi là như vậy, cái chết thật hết sức bình thường và cũng chính vì những “cái chết bình thường” đó khiến chúng tôi đã tự xem thường hết tất cả. Thử hỏi cái chết đã chẳng còn quan trọng thì cái gì thật sự được xem là quan trong đây?

Trong lúc ngồi nuốt vội mấy múi mít ướt nhão nhẹp, tôi bỗng giật mình nghĩ ra: Lạ thật, khi họp hành quân được biết vùng này là vùng dân cư đang ở, thế mà tôi có thấy bóng dáng người dân nào đâu? Mỗi căn nhà chiếm qua, chúng tôi đều lục soát cẩn thận thế mà có thấy ai đâu? Không lẽ chúng tôi đã xông vào một chiến trường đã được chuẩn bị và sắp đặt từ trước? Không lẽ tình báo của SĐ.2/BB lại không biết đến tin tức gì khi cả một khối dân di tản!!!

Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng một thiếu úy quyèn, chỉ huy vỏn vẹn hơn 30 người lính, cho dù đúng hay sai thì tôi sẽ phải làm gì đây? Hơn nữa, tình hình hiện tại không cho phép tôi suy nghĩ gì hơn trong khi máy lại vang tiếng Đại Úy Huệ hối thúc tôi nhanh chóng xông về phía trước.

Lấy lại bình tĩnh, tôi bắt đầu cho áp dụng đúng chiến thuật, cho tiến chiếm theo thế chân vẹt, tiểu đội yểm trợ, tiểu đội xung phong cứ thế lần lượt thay nhau. Lần tấn công này không mấy khó khăn như khi chiếm những vuông nhà lúc đầu, địch chỉ bắn vu vơ xong rồi bỏ chạy. Trái lại, bên phải tôi, cánh quân của Đai Đội 4, tiếng súng của ta và địch vẫn khốc liệt dòn dã, tôi nghe được cả tiếng chửi thề của quân ta, nhưng quân ĐĐ.4 cũng thanh toán mục tiêu và tiến rất nhanh, gần song song với cánh quân của tôi.

Thêm mấy vuông nhà nữa thì trung đội tôi lọt ra một vùng đất trống,, đúng hơn thì đó là bãi cát và rừng chồi lúp xúp ngang bụng. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao áp lực địch bên phía tôi nhẹ hẳn đi. Thì ra VC chỉ nằm ở các vuông vườn nhà dân mà không nằm ở rừng chồi trước mặt, có lẽ nhằm tránh hỏa lực yểm trợ từ trực thăng võ trang của ta. Đai đội 4 cũng vừa ra khỏi vuông nhà, phía trước mặt là một dải đất cao, giống như bờ đê ấp chiến lược, sau khi ĐĐ.4 chiếm xong dải đất cao, tất cả Tiểu Đoàn được lệnh dừng lại tạm nghỉ.

Phía trước mặt ĐĐ.4 bây giờ là một khoảng đất trống với rừng chồi thấp và lưa thưa, rộng khoảng 20 m, qua khỏi đám trống đó là đến một khu nhà dân, bề ngang khoảng hơn trăm mét, chạy dài ra tới gần QL1. Khoảng cách giữa chúng tôi và QL1 cũng khoảng gần ngàn mét. Trong làng có nhiều tre um tùm, khó quan sát. Trước khi vào bìa làng, chúng tôi sẽ phải vượt qua một con mương rộng khoảng 4 m, sâu khoảng 1,5 m, có lẽ đây là hào chống chiến xa, lòng hào không có nước nhưng có nhiều cỏ ngắn.

Trên đầu chúng tôi lúc này có một L19 của Không Quân VN đang bay vòng vòng quan sát. Tiềng súng tạm thời yên lặng khoảng 20 phút. Khoảng 3 gời chiều, mặt trời hơi chếch về Tây, Hạ Sĩ Sang đưa ống liên hợp cho tôi bảo Đai Bàng muốn gặp. Đại Úy Huệ bảo tôi chuẩn bị, khi nghe hô xung phong thì đồng loạt nhào lên. Tôi đáp nhận và ra lệnh cho trung đội sẵn sàng.

Phút chờ đợi thật hết sức ngột ngạt, vài phút sau cây đại liên 30 của Đại Đội 4 bắt đầu tác xạ vào bìa làng, vừa dứt tràng đại liên là tất cả súng nhỏ đồng loạt khai hỏa, tiếng hô “xung phong” từ ĐĐ.4 vang động cả một vùng, tôi và cả trung đội cùng vùng dậy hô “xung phong” theo và phóng mình lên phía trước.

Tiếng súng nhỏ phía ĐĐ.4 bỗng dưng thưa thớt rồi tôi bất thình lình nghe nhiều tiếng xung phong vang động lần thứ 2, lần này không phải từ phía ta mà phát lên từ phía trong làng, tôi chỉ kịp thấy loáng thoáng những bóng người từ trong làng lao vụt ra hướng về phía ĐĐ.4, bọn địch bật dậy từ những hầm chữ A kiên cố ở bìa làng.

Hai bên đã bắt đầu lao vào nhau cận chiến, cận chiến ngay tại bìa làng, cận chiến dưới giao thông hào chống chiến xa, đồng thời hỏa lực từ trong bìa làng chuyển hướng về phía chúng tôi, mấy khẩu thượng liên ào ạt bắn rát về trung đội tôi, vì là rừng chồi thưa, cao chỉ ngang bụng, khoảng cách khoảng hơn 50 m, chúng tôi không còn cách nào hơn là nằm lại tại chỗ chịu trận. Trong lúc đó, 2 đại đội phía sau cũng đang bị tấn công đồng loạt! Thì ra chúng tôi đã bị lùa vào chỗ chết, bốn bề thọ địch, không còn ai có thể cứu ai !

Trong lúc đó, tiếng la hét, chửi rủa cận chiến vẫn còn rầm rập vang động ở cánh ĐĐ.4. Biết ĐĐ.4 đang lâm nguy nhưng tôi không sao ngóc đầu lên được ở cái địa thế quái ác này. Bất ngờ một người lao đến nằm cạnh bên tôi, nhìn lại thì ra là Trung Sĩ Thạch Rên, trưởng toán cận vệ của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Tôi hết hồn:

- “Thiếu Tá ra sao rồi? Sao anh lại chạy ra đây?”

Thạch Rên nhìn tôi lắc đầu không nói được gì cả! Tôi bỗng rợn người! Không lẽ TĐT đã hy sinh? Thú thật tôi không thể ngờ và khổng thể tưởng tượng được rằng Th/Tá TĐT đã hy sinh!

Chiếc L.19 vẫn lượn trên đầu chúng tôi. Nhìn sang bên kia bờ sông Vệ, xa xa về phía QL1, tôi thấy rõ căn cứ hỏa lực với mấy khẩu đại bác, nhưng chắc chắn không thể giúp gì được gì cho chúng tôi trong hoàn cảnh hiện tại.

Súng đạn và hỗn loạn tạm lắng xuống, khi đó Thạch Rên mới lấy lại bình tĩnh kể sơ cho tôi nghe, vì luôn luôn cận kề bên Th/Tá TĐT nên lời hắn kể khi ĐĐ.4 xung phong vào làng, chính Th/Tá TĐT cùng ban tham mưu tiểu đoàn đã nhào lên theo với ĐĐ.4.

Khoảng gần nửa tiếng sau, tiếng súng dần dần im, cái im lặng thật hãi hùng, Đại Úy Phạm Nhã, Tiểu Đoàn Phó, cho các đại đội quây lại, phòng thủ tại chỗ. Kiểm điểm lại thì ĐĐ.4 mất gần 3 trung đội, Tr/Úy Long ĐĐT bị thương, chưa biết số phận của các Trung Đội Trưởng. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và ban tham mưu hy sinh gần hết gồm Th/Tá TĐT Dương Hạnh Phước, Th/Tá cố vấn trưởng và Tr/Úy phụ tá cố vấn, bác sĩ Lê Hữu Sanh, thượng sĩ truyền tin cùng một số sĩ quan và quân nhân chuyên môn, chỉ có Tr/Úy Lê Văn Huyền, Ban 2, và một ít quân báo chạy ngược về phía Đại Đội 2 ở phía sau, sống sót.

Trung đội 1/ĐĐ.1 của tôi, dù dưới áp lực thật nặng nề của hỏa lực địch trong một tầm bắn rất gần, nhưng may mắn chỉ một vài anh em bị thương nhẹ.

Đến giờ phút này tất cả các cấp chỉ huy lớn nhỏ chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đang lọt vào vòng vây của địch đã được sắp đặt sẵn. Không thể tiến và cũng chẳng có thể lùi, chỉ còn con đường duy nhất là tử thủ tại chỗ.

Chúng tôi, mấy tên trung đội trưởng, được gọi đến gặp Đại Úy ĐĐT. Đại Úy Huệ đôi mắt đỏ hoe, cố ngăn dòng lệ, thông báo cho chúng tôi tin buồn sơ khởi kể trên, đồng thời cho chúng tôi biết là giặc có khả năng tràn ngập chúng tôi bất cứ lúc nào. Lênh:

-“Đào hố, sẵn sàng tử chiến tại chỗ, bất cứ ai bỏ chạy khỏi vị trí sẽ bắn ngay, chỉnh đốn lại đơn vị, chờ lệnh mới”.

Đại Úy cố vấn phó (đi với cánh TĐP) đề nghị cho máy bay Hoa Kỳ đến dội bom nhưng Đ/Úy Nhã không đồng ý vì xác Tiểu Đoàn Trưởng, Cố Vấn Trưởng, Bác Sĩ Sanh ..và nhất là không nắm rõ tình hình quân ta ai còn ai mất bên trong làng.

Trở lại trung đội của mình, đang họp cùng các tiểu đội trưởng thì trên Đại Đội kêu tôi thả trái khói màu vàng, có lẽ theo yêu cầu của L.19. Tôi vừa cho bật trái khói màu vàng thì ngay tức khắc trong làng cũng có khói màu vàng bay lên! Tôi được lệnh bật tiếp khói màu tím thì lập tức trong làng cũng có khói màu tím bay lên, đặc lệnh truyền tin bị lộ chăng?

Khoảng hơn 4 giờ chiều, trong lúc chúng tôi căng mắt theo dõi từng diễn biến của địch thì phía QL1, nơi Tiểu Đoàn ĐPQ án ngữ và làm trừ bị cho chúng tôi, tiếng súng bỗng vang lên dữ dội, dòn dã, chứng tỏ họ cũng đang đụng nặng. Cấp trên cho biết họ được lệnh vào tiếp viện cho chúng tôi, nhưng vừa rời khỏi vị trí án ngữ là họ bị chận đánh, không vượt qua được (?)

Theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu tình hình này kéo dài, chúng tôi có thể sẽ bị tràn ngập trong đêm nay. Tuy nghĩ vậy nhưng vẫn luôn tin tưởng ở chính mình, một tiểu đoàn TQLC thiện chiến, nếu VC liều lĩnh muốn tiêu diệt chúng tôi thì chúng sẽ phải trả một giá rất đắt. Dù chúng đông đến đâu đi nữa, chúng tôi trong thế thủ, bọn chúng sẽ là những tấm bia cho chúng tôi. Điều lo lắng của chúng tôi lúc này là đạn dược cá nhân, sau một ngày chiến đấu đã vơi đi khá nhiều, nếu không được tiếp tế kịp thời thì sẽ không đủ dùng nếu bị chúng tấn công.

Hạ Sĩ Sang đưa ống liên hợp cho tôi nói chuyện với Đại Đội Trưởng, ông báo một tin mừng là có một chi đoàn Thiết Quân Vận sẽ vào tiếp viện và tiếp tế đạn dược cho chúng tôi. Từ QL1 họ sẽ tiến dọc bờ sông hướng về trung đội của tôi, tôi phải sẵn sàng ra hiệu khi họ đến để tránh ngộ nhận. Tin này đến thật đúng lúc làm tất cả mọi người phấn chấn hẳn lên. Chưa đầy 30 phút sau, chúng tôi đã nghe tiếng xe M113 ầm ỳ phía quốc lộ, chúng tôi đã sẵn sàng đón họ.

Trong lúc an tâm chờ thiết giáp tiếp viện, tôi nghĩ đến Th/Tá TĐT Dương Hạnh Phước còn kẹt trong làng làm mắt tôi mờ đi! Mặc dù về Tiểu Đoàn đã gần 7 tháng, nhưng tôi chưa biết nhiều về ông, nghe ông xuất thân khóa 10 VBLQĐL, dáng người cao lớn nghiêm nghị, mà có ông Tiểu Đoàn Trưởng TQLC nào mà không nghiêm nghị đâu? Duy nhất một lần ông đòi nhốt tôi, nhưng lại là điều làm tôi thích thú và nhớ mãi đến ông:

Trước cuộc hành quân này chừng 2 tuần, niên trưởng Lê Quý Bình và tôi đang rai rai trong một quán bar ngoài thị xã Quảng Ngãi thì có 1 đại úy và 2 thiếu úy “cậy gần nhà” đến gây sự với chúng tôi, sỉ vả chúng tôi rằng lính rằn ri chỉ là đám lính…Không dằn được tức giận, tôi đành cho họ một bài học và cả ba ông cùng bỏ .. mũ chạy lấy người.

Chưa đầy nửa tiếng sau, Tr/Úy Lê Văn Huyền, trưởng ban 2 ra tìm chúng tôi về trình diện Thái Dương Dương Hạnh Phước. Bước vô, tôi đã thấy ông đại úy bỏ chạy khi nãy đang ngồi ở đây. Tôi đứng nghiêm chào trình diện đúng quân phong quân kỷ thì Th/Tá quắc mắt:

- “Anh là thiếu úy, anh đã làm gì ông đại úy này? Anh có biết như vậy là hành hung thượng cấp không?”

- “Thưa thiếu tá, ông đại úy này nói lính rằn ri toàn là quân .., vì danh dự tôi chỉ cho ông một bài học để lần sau ông ta ăn nói cẩn thận hơn”.

Thiếu Tá đập bàn hét lớn:

- “Tôi sẽ phạt anh, sẽ nhốt anh, anh có biết không? Anh đi ra”.

Tôi đưa tay chào, quay lưng đi ra với những bực tức trong lòng nhưng rồi thoáng nghe ông chửi thề: “Đm, súng phát cho để làm gì? Đánh chi cho thêm rắc rối”. Từ đó tối thấy khoái và cảm phục ông, không ngờ nay tôi đã vĩnh viễn mất ông!

Thời gian chờ đợi thật dài, quá dài, nghe tiếng xe thiết giáp gầm gừ từ lâu, khoảng cách từ QL1 vào chỗ tôi chỉ khoảng 1000 m mà chờ mãi vẫn chưa thấy Thiết Vận Xa. Khoảng 6 giờ chiều thì chiếc M113 đầu tiên đã đến chỗ tôi, quá vui mừng tôi bật dậy chạy ra đón họ.

Từ trên xe, một ông trung tá mặc bộ độ Jumpsuit màu đen, tựa như đồ bay của pilot, nhảy xuống, ông vồn vã hỏi tôi:

- “Chào em, em giúp anh gặp cấp chỉ huy cao nhất của em ở đây”.

Tôi đưa tay lên chào và kịp nhìn thấy tên Thương thêu trên ngực áo. À thì ra ông là Trung tá Sơn Thương, tôi báo cho ông biết là Đại Úy Tiểu Đoàn Phó của tôi đang ở phía sau, tôi gọi Trung Sĩ Nhất Vũ Đình Thu đưa ông đến gặp Đại Úy Phạm Nhã.

Lần lượt cà Chi Đoàn M113 đều đã đến, nằm thành một hàng dọc trước trung đội tôi. Quá sung sướng, cả trung đội đứng dậy vỗ tay: “hoan hô Thiết Giáp”.

Trời vừa sụp tối, cả chi đoàn Thiết Quân Vận dàn hàng ngang bên hông làng, tác xạ tối đa vào làng. Đại Đội 3 biệt phái trung đội của Ch/Úy Lương Văn Cường (Cường Tây lai), nương theo hỏa lực, bò vào hướng tấn công cận chiến ban chiều để tìm lấy xác Th/Tá TĐT, Cố Vấn, Bac Sĩ Sanh v.v.. Công tác nhanh gọn, hoàn tất trong vòng 15 phút. Phần chúng tôi, cấp tốc mang đạn dược vừa được tiếp tế từ M113 ra sau để tiểu đoàn phân chia cho các đại đội.

Sau đó chi đoàn M113 bố trí phòng thủ cùng trung đội tôi. Máy bay C.123 bắt đầu bao vùng, thả trái sáng và sẵn sàng yểm trợ cho chúng tôi, cộng với đạn dược vừa được tiếp tế, nỗi lo của chúng tôi vơi hẳn đi. Bây giờ thì chúng tôi đã sẵn sàng, tới đâu thì tới.

Chiến trường sau một ngày thật sôi động, giờ đã im lặng hoàn toàn, lợi dụng thời gian này chúng tôi sửa lại những hố chiến đấu đào vội lúc ban chiều. Hầu như không ai ngủ được vì ít ai mang cơm theo, cái đói bây giờ có dịp thoải mái hành hạ chúng tôi. Hơn nữa, nhờ trái sáng, quan sát vào trong làng, chúng tôi thấy rõ VC di chuyển lũ lượt bên trong. Không yên tâm, tôi báo cho Đại Úy ĐĐT tình hình và xin chỉ thị. Với giọng khàn khàn mệt mỏi, Đ/Úy Huệ nói:

- “Thây kệ mẹ chúng, “toa” dặn con cái cẩn thận quan sát theo dõi, nếu nó nhào ra chơi mình thì mình chơi lại, không thì cứ kệ bố chúng nó đi”.

Khoảng gần 5 giờ sáng, toàn thể ĐĐ.1 chúng tôi sẵn sàng chờ dứt đợt tác xạ của Thiết Giáp là bắt đầu xung phong vào làng, lần này chúng tôi sẽ vào bên hông trái của làng, tức từ phía đóng quân đêm của chúng tôi.

Thiết Giáp vừa ngưng tác xạ, toàn thể Đai Đội.1 chúng tôi đồng loạt vừa hô xung phong vừa phóng thẳng vào làng. Nhưng không có phản ứng nào của địch cả, chúng đã di chuyển khỏi nơi đây. Chúng tôi tiếp tục lục soát thì ..ôi thôi!!! Thật thê thảm! Anh em Đại Đội 4 và Trung Đội Quân Báo Tiểu Đoàn chết đủ kiểu: Đứng, ngồi, quỳ, nằm, đâm, bắn, bóp cổ …dưới hào chống chiến xa, trên bìa làng!!! Chỉ còn vài người sống sót, bị thương giả chết, trong đó có Thượng Sĩ Nguyễn Văn Lô, Trung Đội Phó của Lê Đình Quỳ. Ông bị bắn bể gót chân.

Ngay khi vừa vào làng, tôi đã chú ý tìm kiếm Lê Đình Quỳ, thằng bạn cùng khóa, nhưng không thấy nó đâu cả, nay tìm được trung đội phó của nó, Thượng Sĩ Lô, tôi hỏi ông tin tức về Quỳ thì ông cho biết lần cuối cùng còn thấy Lê Đình Quỳ đang cận chiến với 3 tên VC dưới hào chống chiến xa, nếu không tìm được xác chắc là Quỳ bị bắt rồi.

Điều này đúng, Lê Đình Quỳ bị bắt và được trao trả năm 1973. Chuẩn Úy Lộc (Lộc lùn) bị thương và cũng bị bắt, nhưng sau đó trốn được và tìm về đơn vị. Ngoài ra còn tìm thấy xác Chuẩn úy Trần Tử Phương và Chuẩn Uý Thảo. Như vậy sĩ quan Đại Đội 4 bị thiệt hại 100%, 2 bị thương, 2 tử thương, 1 bị bắt.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ lục soát, tản thương và hoàn tất di chuyển anh em tử sĩ, Tiểu Đoàn được lệnh rút ra QL.1, xe của SĐ.2 đã túc trực sẵn để đưa chúng tôi về lại núi Thiên Ấn.

Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật là bi thảm chưa từng thấy, nào mè xửng, kẹo gương, nón lá bài thơ v.v.. bị đạp, đập, vất tung tóe tràn lan khắp cả vùng đóng quân! Cả Tiểu Đoàn hầu như im lặng, không ai buồn nói đến ai. Có chăng chỉ toàn là những tiếng chửi thề, sỉ vả thậm tệ dành cho các cấp chỉ huy nơi TĐ.5/TQLC chúng tôi “bị” tăng phái.

Sau đó thì chúng tôi được đưa đến nằm tại phi trường Quảng Ngãi, tại đây chúng tôi được tái trang bị và bổ sung quân số từ Saigon mang ra. Vài hôm sau, mấy chiếc C.130 đáp xuống bốc toàn bộ Tiểu Đoàn về .., chưa biết về đâu nhưng anh em tin chắc là về hậu cứ suối Lồ Ồ, Dĩ An. Khi máy bay hạ cánh, chúng tôi ai cũng nhìn thấy tấm bảng thật to với dòng chữ:

“WELCOME PHÚ BÀI, HUẾ”!!!

Một đoàn xe GMC của Sư Đoàn 1 chở chúng tôi chạy thẳng ra Đông Hà, rồi tiếp tục Zulu vào rừng núi vùng Khe Sanh. Lần này những chiếc quân xa chở chúng tôi dường như nhẹ nhàng, vì chúng tôi vừa thiếu một người ANH CẢ, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Dương Hạnh Phước và một số đông anh em chúng tôi đã không còn đi cùng chúng tôi mà uất hận nằm lại mãi mãi nơi một làng nhỏ vô danh bên bờ sông Vệ thuộc Quận Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi.!

LỜI CUỐI:

Gần nửa thế kỷ qua, biết bao mưa nắng đổi đời, nước mất nhà tan! Tên Thiếu Úy lờ quờ Lê Văn Thời mới ra trường ngày xưa giờ đã là ông cụ lại cũng lờ quờ đang bước thật gần vào tuổi “Cổ Lai Hi”, cô đơn ngồi nhớ lại bạn bè đứa còn đứa mất không khỏi ngận ngùi!

Có những điều nó cứ ám ảnh mãi mãi mỗi khi nhớ lại chuyện ngày xưa, lòng bức rứt khôn nguôi ! Hy vọng các đàn anh, các vị chỉ huy xưa, đặc biệt là giới chức có thẩm quyền SĐ2/BB (thời điểm 6/1966) có thể trả lời cho chúng tôi những uẩn khúc:

- Tại sao TĐ.5/TQLC phải ở lại thêm 1 ngày? Ai yêu cầu?

- Ai đã cho lệnh tổ chức hành quân lục soát? Nếu đã tổ chức hành quân thì tại sao không nắm vững tình hình? Cả một khối dân chúng di tản ra khỏi làng để một lực lượng đông đảo của địch tạo chiến trường để tiêu diệt TĐ.5/TQLC mà nguyên hệ thống tình báo địa phương hoàn toàn không biết gì?

- Một lực lượng lớn của địch nằm sát ngay QL.1 mà không ai biết, chẳng ai hay!

- TL/SĐ.2 thời 6/1966 là ai? Ông tư lệnh này có nhận lệnh gì từ một tên VC đội lốt thầy tu Thích Trí Qu..đang là lãnh tụ của cái gọi là “Biến Động Miền Trung”? Hay lại là tư lệnh Công Trường nào đó của bọn VGCS chăng!

Có phải thế không thưa quý đàn anh.?

Lỗ Trí Thâm Lê Văn Thời.
GÓP Ý VỚI .. L.T.T. LÊ VĂN THỜI.
Tô Văn Cấp. TĐ.2

Tôi cũng đã đặt ra những câu hỏi tương tự như của Thời, không riêng về trận đánh này của Tiểu Đoàn 5/TQLC mà còn cả những uẩn khúc về trận Tiểu Đoàn 2/TQLC bị phục kích trên QL1 tại mốc cây số 17 (Phong Điền. Huế) đã xẩy ra sau đó và cùng trong tháng 6/1966, hậu quả của cả hai trận này thật thảm khốc, hai TĐTr đều bị tử thương!

Trước khi đọc bài “Tháng 6 Năm 1966” của Trung Đội Trưởng Lê Văn Thời viết về TĐ.5 bị nạn thì tôi đã được nghe kể lại và đọc bài viết về trận đánh này của chính những anh em thuộc ĐĐ4/TĐ.5/TQLC.

Sau trận đánh, khi TĐ5 di chuyển ra Đông Hà ngang qua Đà Nẵng, tôi vừa rời TĐ5 để về trình điện TĐ2 tại Đa Nẵng nên tôi đã vội vàng đến thăm Tr/Úy Long và anh em ĐĐ4 cũ của tôi và đã được nghe lý do nào khiến ĐĐ.4 bị “banh càng”.

Năm 1970 Thượng Sĩ Nguyễn Văn Lô, (trgđ phó của Quỳ) cụt chân chờ làm thủ tục giải ngũ tại TTQT trung ương, hằng ngày ông chống nạng đến thăm tôi đang nằm dưỡng thương tại nhà ( đường Tô hiến Thành sát bên TTQT), nhân dịp này Thượng Sĩ Lô đã kể lại cho tôi nghe tất cả những gì xẩy ra bên bờ sông Vệ, vì ông Lô là trung đội phó của tôi trước đó và là ông thầy đầu đời binh nghiệp của tôi.

Năm 1973 sau khi Lê Đình Quỳ được tha trong đợt trao trả tù binh, Quỳ về ban Thanh Tra TTHL/TQLC (?) trong khi tôi là “Liên Đoàn Trưởng” (?) khóa sinh TTHL, cả 2 chức vụ “ngồi chơi xơi nước” này không có trong bảng cấp số nhưng có chung một cái bàn, có chung một nỗi buồn, vả lại rất “sung túc” về thời gian nên hai anh em tôi có quá dư thì giờ để nói, bàn, phân tích ưu khuyết về trận đánh của TĐ.5 tại Mộ Đức.

Tôi đã đọc trong Chiến Sử TQLC (do bác sĩ TQLC Dũng biên soạn) bài viết về trận đánh này của Tr/Úy Dương Bửu Long và năm 2003, anh Long, từ Úc, đã gửi cho tôi một lá thư dài viết tay nói thêm chi tiết những gì xẩy ra với ĐĐ.4, sau đó thì anh Long qua đời vì ung thư phổi và anh em MX Victoria đã lo hậu sự cho anh Long thật chu đáo.

Tôi phải kê khai dài dòng như trên để đọc giả và tác giả “Tháng 6/1966” thông cảm là tôi đã theo dõi, tìm hiểu rất kỹ về trận đánh này của TĐ.5 từ lâu. Nay được nghe lời kể lại của Lê Văn Thời, một trung đội trưởng ĐĐ1 khiến tôi thật xúc động, nhớ lại tất cả những gì đã nghe, nhớ đến bạn bè và đồng đội đã chết trận này.

Những gì tôi đã nghe, đã đọc so với bài viết này của Lê Văn Thời thì không có gì khác biệt, có chăng chỉ là một vài chi tiết khác nhau tùy thuộc vào cái nhìn mặt trận tận mắt của người lính, của một trung đội trưởng, một đại đội trưởng, còn cái chung vẫn là nghi vấn TĐ.5 đã bị “giăng bẫy”! Do đó tôi vẫn còn thấy “nóng mặt” khi đọc “6/1966” và có cùng những thắc mắc như Lê Văn Thời đã nêu ra.

Xin mở dấu ngoăc ở đây đế nói thêm lý do nào tôi lại quá chú ý về những gì xẩy ra trong trận này đối với TĐ.5.

Đại Đội.4/TĐ.5 là đơn vị đầu tiên của tôi sau khi ra trường, Th/ Úy Dương Bửu Long, Trung Sĩ 1 Nguyên Văn Lô là những “ông thầy” ngày đầu tiên tôi ra trận. Những T/u Lê Đình Quỳ, C/u Nguyễn Văn Lộc, C/u Trần Tử Phương, C/u Thảo là anh em của tôi đã từng cùng “sống chết” với nhau. Vậy mà khi tiểu đoàn chuẩn bị đi hành quân, bạn bè, đồng đội và thuộc cấp chuận bị “súng lên vai, 2 cấp số đạn” thì tôi, Đại Đội Phó ĐĐ.4, lại ba-lô lên vai hướng về QC 202 trình điện chúa ngục TNT. Sau 15 ngày “phép” tôi bị tống về ĐĐ.4/TĐ.2 đang trấn thủ tại thành phố Đà Nẵng.

Tôi bàng hoàng khi nghe tin ĐĐ.4 tan nát, vội tìm đến thăm đơn vị cũ, bạn bè anh em của tôi đâu cả rồi! Quân số đại đội chỉ còn lại chừng 1/3. Tr/u Long, Ch/u Lộc bị thương, Quỳ bị bắt, 2 Trgđ Trưởng Trần Tử Phương và Thảo tử trận! Hai đệ tử ruột của tôi, B1 Đá và Hạ Sĩ Quang cũng đã ra đi! Người anh cả của tiểu đoàn không còn nữa! Tôi nhớ mãi cái vỗ vai của ông để an ủi tôi khi tôi trình diện ông để lên đường “tu thân”.

Những uẩn khúc về TĐ.5 bị “hoãn lại một ngày” để rôi bị lãnh hậu quả thảm khốc không được giải thích thì chưa đầy một tháng sau, ngày 29/6/1966, TĐ.2/TQLC, đơn vị mà tôi vừa thuyên chuyển về, lại cũng bị “hoãn lại một ngày” để rồi cũng bị lãnh một hậu quả thảm thương, bị một lực lượng địch phục kích xe trên đoạn đường dài 3 km ngay trên QL1, Quận Phong Điền, sát cố đô Huế khiến Tiều Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh tử trận cùng với 42 thuộc cấp và 95 Trâu Điên ‘sút móng”!!! Chi tiết về trận này đã có trong TT. 2/TQLC, ở đây tôi không nói về trận đánh và những cái “bất thường” khi TĐ.2 bị phục kích nữa, mà chỉ xin đưa ra những thắc mắc như Thời.

Sau 2 cái tang này, không biết những vị có trách nhiệm có đặt câu hỏi với giới chức có thẩm quyền địa phương nơi 2 đơn vị này BỊ tăng phái không? Có đặt vấn đề với P2, P3 bộ TTM hay không? Đề làm gì ư? Tìm cho ra kẻ nội tuyến hay ít nhất cũng rút ra được khuyết điểm đề tiết kiệm được phần nào xương máu anh em về sau.

Lê Văn Thời và tôi lúc đó chỉ là những trung đội trưởng, hỏi mà không được trả lời thì rồi cũng phải cho qua một bên để tiếp tục “bóp cò” cho nhanh, cho chính xác hơn. Không riêng trung đội trường mà ngay cả cấp chỉ huy trực tiếp cao cấp tại mặt trận cũng nêu ra những thắc mắc như của thuộc cấp, tất cả nêu để mà nêu và không có câu trả lời. Tôi xin ghi lại nhận định của Tr/Tá Chiên Đoàn Trưởng CĐA/TQLC Tôn Thất Soạn trong Tuyển Tập 2/TQLC (Những Trận Đánh ..)

NHẬN ĐỊNH:
“Trước hết hãy đặt vấn đề:

1/ Tại sao cuộc hành quân tại quận Mộ Đức vào tháng 5/1966, Tiểu Đoàn 5/TQLC “bị” Tiểu Khu Quảng Ngãi “lưu giữ thêm một ngày” và đã vẽ ra một kế hoạch hành quân bất khả thi khiến TĐ.5 rơi vào trận phục kích làm cho toàn BCH/TĐ tử thương, trong đó có Th/tá TĐTr Dương Hạnh Phước, hai cố vấn Mỹ, bác sĩ Lê Hữu Sanh v.v..?

Chưa đầy một tháng sau, sự kiện này lại bị lập lại cho TĐ2/TQLC với kế hoạch di chuyển bị hoãn lại một ngày và trận phục kích tại Phò Trạch, Phong Điền, đã dẫn đến hậu quả thật là thê thảm!

Như vậy “vụ biến cố Phật Giáo tại Miền Trung” có liên hệ thế nào vào hai sự kiện đau thương kể trên? Vấn đề đó cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Chỉ những người đã nằm xuống và gia đình thân nhân của họ là trực tiếp nhận lãnh những hậu quả đau thương.

2/ Ban Tham Mưu của SĐ.2/BB đối với trận TĐ.5/TQLC tại Mộ Đức và ban Tham Mưu SĐ.1/BB đối với trận TĐ.2/TQLC tại Phong Điền đã không bảo mật kế hoạch hành quân và di chuyển của các đơn vị tăng phái và mục tiêu.

3/ Ban tham mưu, P2, P3, tình báo địa phương có hay biết gì không về sự di chuyển, điều động, bố trí một lực lượng đông đảo của địch, dàn sẵn mặt trận ngay sát “quận đường” chứ không phải nơi rừng rú xa xôi gì!”

Cá nhân tôi, sau khi tham dự cuộc hành quân dọn dẹp sạch sẽ đường phố Đà Nẵng và Huế trong vụ “bàn thờ Phật xuống đường” của Thích Trí Quang rồi tôi bị thương trong trận TĐ.2 bị phục kích khiến tôi đã thấy bóng dáng những kẻ lãnh đạo vụ “Biến Động Miền Trung 1966” sau lưng đám VC rồi, và ngày nay (2008), cầm trong tay tập tài liệu “Bí Mật BĐMT” của tác giả Liên Thành, Th/Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Huế, thì lại càng tin rằng những nghi ngờ về TĐ5 và TĐ.2/TQLC “bị bán” là không sai.

Ai bán? Bán cho ai? Ai là tay sai? Ai bị hại? Chuyện đã rõ ràng.

Tô Văn Cấp.
TĐ.5 & 2/TQLC.