Wednesday, December 19, 2018

Các hiện tượng như 'bảo mẫu hành hạ trẻ' , 'CA đánh dân trọng thương , thậm chí đến chết' , hay các đại án tham nhũng (Lê thanh Hải) hay hiệu trưởng ấu dâm , v.v... đều có bốn NGUYÊN NHÂN .
A . Tuy là những việc riêng rẻ nhưng lại có mẫu số chung như :
1/ Không được giáo dục "phải tôn trọng tài sản và nhân phẩm của con người" : CA coi người dân như kẻ thù , các quan coi tiền thuế của dân như 'nước sông công tù' , nghĩa là xài vô tội vạ . . . Bảo mẫu coi trẻ em như kẻ thù . . . (Từng họp phụ huynh ở cấp tiểu học tại Mỹ , tôi thấy các thày rất quí mến HS . Họ còn theo dỏi tính khí của HS để báo cáo với phụ huynh : một cô giáo nói với phụ huynh tại sao cháu hay mặc đồ cũ đi học . Em nào có vết trấy hay bầm đều được thày hỏi cặn kẻ và có thể báo với cấp trên khi nghi ngờ em bị bạo hành ở gđ . Có một bà quen tôi trông giữ cháu nội , thằng nhỏ rất lì lợm nên cứ bị bắt quì . Bạn bè nói , mai mốt nó đi học mà thày thấy dấu bằm trên đầu gối là bà bị rắc rối . Người Mỹ coi trọng cấp tiểu học vì họ quan niệm , những gì mà các em được dạy ở tuổi này sẽ ĐỊNH HÌNH nhân cách tương lai của em . Do vậy , những gì tốt đẹp của xã hội , đều dành cho nhà trẻ) .
2/ Không có một chế tài chặt chẽ với các sai phạm của họ . Gần như không có trách nhiệm về việc của mình hay cấp dưới của mình .
3/ Không có sự giám sát hiệu quả nhưng thích ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC .
4/ Người dân không có quyền chọn lựa . Đây là nguyên nhân QUAN TRỌNG NHỨT , mẹ đẻ của 3 nguyên nhân kia :
a/ Ở nhiều nước , trường học là nhiệm ý/tự chọn (optional) , nghĩa là vào hay không cũng được . Cha mẹ có thể giữ con hay gửi cho ông bà để có thể đi làm . Ở Mỹ , cha mẹ không bắt buộc phải gửi con vào tiểu học hay TH : họ có thể dạy con tại nhà với điều kiện dựa vào chương trình của bộ (1) .
b/ Về chính trị (như ở Thái) : CP làm không được việc thì biểu tình để thay đổi CP , QH sẽ họp để lấy ý kiến về bất tín nhiệm . Nếu CP vẫn trụ được thì biểu tình tiếp , CP phảỉ giải tán QH và bầu lại QH khác theo luật định .
B . Nói thêm : vụ dân oan Thủ Thiêm đâu phải ngày 1 ngày 2 . Đã kéo dài nhiều năm , đã qua nhiều cuộc thanh tra , mà Lê Thanh Hải và đồng bọn vẫn bình an vô sự .
Ở Mỹ , mọi cơ quan nhà nước , ngoài sự giám sát của QH và soi mói của báo chí tự do , còn bị KIỂM TOÁN (audition) bởi 1 công ty độc lập .
Hơn nữa , ở những công trình lớn (trị giá nhiều tỉ) như xây phi trường , xe điện ngầm/cao tốc , v.v... lại còn có ủy ban Giám sát của Công dân (Citizens Watchdog Committee) . Ủy ban này họp hàng tháng để giám sát việc dùng tiền thuế của dân . Mỗi năm họ lập BẢN NHẬN XÉT về chi tiêu (của công trình này) trong tài khóa , đánh giá kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán và tổ chức một cuộc họp mỗi năm để ghi nhận ý kiến ng dân . Nhận xét này của UB này được in ra giấy , để ở các thư viện và đăng trên mạng .
C . Nhận xét : Với một cơ chế giám sát chặc chẻ như vậy , muốn sai phạm không phải dễ . Đã vậy , chế tài rất nghiêm khắc (không có vùng cấm) .
Một xã hội tốt đẹp là giáo dục và ngăn ngừa con người phạm tội bằng cách giám sát lẫn nhau và soi mói bởi báo chí . Chứ không phải ÔM ĐỒM NHIỀU VIỆC (cái gì cũng muốn quản) mà không giám sát , lại còn dung dưỡng , bao che , để điều xấu xảy ra trong nhiều năm rồi vá víu , che đậy lấy lệ ; mà mới đây là hiệu trưởng một trung học đã nhiều năm ẤU DÂM với học sinh lại được các giáo viên BIẾT NHƯNG KO TỐ CÁO .
Cái đáng đem ra xử là cái THỂ CHẾ chính trị đã để cho con người làm bậy ; vì VN có hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn , các 'đồng chí' như Lê thanh Hải hay hiệu trưởng ấu dâm .Tất cả cả các thiệt hại này , cuối cùng dân Việt gánh chịu ./.
(1) : Ở Mỹ , các trường trung tiểu học lập thành học khu (theo địa lý) ; việc điều hành học khu là các dân cử . Các trường tự chọn sách giáo khoa mình thích , không buộc phải mua sách do bộ GD (như VN đang làm) . Dưới chế độ VNCH , các sách giáo khoa về các môn do tư nhân viết , họ chỉ dựa vào chương trình của bộ đề ra . Cũng chẳng có bộ Đại học để “quản” các trường ĐH , v.v... - như VN đang làm .
Hình : hiệu trưởng này ấu dâm nhiều năm với nam sinh dưới 16 , với đồng tình của nhiều GV .

No comments:

Post a Comment