Monday, July 29, 2013

Dám so sánh TT với đĩ .
Thưa quí vị (trong đó có anh Nguyễn việt Chiến) ,
ở : http://boxitvn.blogspot.com/2013/06/thu-tuong-va-i.html  có đoạn :
. . .
"Câu chuyện một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa so sánh bà Yingluck với đĩ điếm, và bà  kiện ông họa sĩ cho thấy tính DÂN CHỦ và THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT ở đây. Họa sĩ Chai là một cây biếm họa danh tiếng của TL chuyên vẽ tranh mô tả hoạt động của hoàng gia. . . không ưa bà Thủ tướng Yingluck và người anh của bà là Thaksin Shinawatra.  Trên facebook, Chai viết rằng: “Hảy hiểu rằng những con điếm không phải là những phụ nữ xấu; họ chỉ bán thân, nhưng có một phụ nữ xấu đi lang thang cố tình bán đứng xứ sở”.
. . .
Nhưng sáng nay đọc báo tôi thấy Luật sư của bà đã nộp đơn kiện họa sĩ  tội xúc phạm danh dự. Theo LS của bà Yingluck thì bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến và tiếp thu chỉ trích, nhưng phải là những câu chữ “phải đạo”, chứ không phải những câu chữ hạ cấp và xúc phạm như ông họa sĩ Chai.
. . .
Điều làm tôi phải so sánh với VN là các đại biểu TL  rất gần dân, họ thật sự quan tâm đến phúc lợi của những người họ đại diện, chứ không phải hành xử như là những ÔNG BÀ QUAN TRÊN  như ở nước ta. . . sinh hoạt chính trị TL không hề hổn loạn như báo chí VN mô tả, mà thật ra là một nền chính trị rất sinh động và… vui."
Chửi Mỹ nhưng lại cho con cháu sang Mỹ học . (thư trả lời anh TMD) :
Trong còm 'TMĐ 06:46 Ngày 30 tháng 7 năm 2013' , anh viết , 'Không có chi tiết nào Anh (Chiến) nói đến lúa gạo Thái Lan,Việt Nam xuất khẩu.Cũng không có chi tiết nào Anh (Chiến) bàn đến chuyện ồn ã nhàm tai tam-quyền-phân-lập.Bác Tài đang chia sẻ,cảm thụ bài thơ nhẹ nhàng,cay sâu của Nguyễn Việt Chiến hay đang mượn cái diễn đàn Bác Thông thực hiện những PHI VỤ NÉM BOM VÔ VỌNG ?'
1/ Chuyện cho đăng bài viết lạc đề là quyền cũa chũ blog .
2/ Vì VN không có TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC , nên nhà báo Nguyễn việt Chiến mới vào tù vì chống tham nhũng . Cũng vì ko có TQPL mà bao nhếch nhác , bê bối , tham nhũng , lạm quyền , v.v... xuất hiện nhiều như 'nấm mọc sau cơn mưa' . Nếu anh vào báo Dân trí hay Pháp luật TPHCM , anh sẽ ko muốn đọc nữa .
Ví dụ việc ông Đinh đức Lập , coi thường dư luận cã nước khi đàn áp những người chống đối y , mà vẫn 'bình chân như vại' . Anh nói đúng : tôi đang thực hiện 'những phi vọng ném bom vô vọng' . Nhưng tôi chĩ là một cá nhân , còn cã nước này , trên 90 triệu người , có ai 'đụng tới sợi lông chân' cũa ông Lập không ? Vì họ có lên tiếng cũng chẵng được cấp trên cũa ông Lập nghe tới .  
Trên blog này , tôi gần như ko thấy ai DÁM  binh cho ông Lập . Ngay cã anh , có lên tiếng cũng ko ai nghe ; ko khéo lại mang vạ vào thân vì đụng chạm đến ông Kim , người đở đầu cũa ông Lập . Thôi cứ 'mũ ni che tai' cho nó lành .
3/ Anh ko cần TQPL , đó là quyền cũa anh ; nhưng anh phải cho con cháu được hưỡng thể chế chính trị này .
Nước Mỹ , nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng thể chế này , cũng là nơi đã đào tạo hai người con cũa BT Ngoại giao Phạm bình Minh (theo tiểu sử cũa ông trên Wiki) và hai  người  con cũa ông Lê kiên Thành (tức cháu nội cũa ông  Lê Duẫn (cũng theo Wiki) .
Tôi có một bà bạn (ở VN) có đứa con gái đang du học tại Úc (năm nay khoãng 15-16) ; bả nhờ tôi hỏi trường nào ở địa phương (nơi tôi đang ở) để cho nó sang học vì bà cho rằng bằng cấp Úc ko bằng Mỹ . Tôi trả lời , sao chị có yêu cầu quá cao , cứ để nó bên Úc , khi nào nó đũ 18 thì sang Mỹ học ĐH .
(Do du học ở Úc dễ hơn Mỹ nên nhiều gđ gửi con sang đó) .
Tại sao sản phẩm giáo dục cũa bọn 'rân chũ' , bọn 'tư bản dãy chết' như Mỹ , lại được con cháu các cụ cũng như giới trẻ ở VN hâm mộ , trân trọng đến thế ?
Thôi tôi để cho bọn trẻ giải thích việc này với anh .
Riêng cái đất nước có 'biểu tình liên miên với phe áo đỏ , áo vàng' cũng như đang có chiến tranh (người Thái theo Hồi giáo ở phía Nam đòi ly khai) , thì cũng còn lâu VN mới bắt kịp họ về giáo dục , y tế , kinh tế . . . và nông nghiệp (nên tôi mới có bài viết này) .

Thái Lan chịu lỗ để hỗ trợ nông dân

(Dân Việt) - Chính phủ Thái Lan mới đây thừa nhận đã mất hơn 4,46 tỷ USD trong 1 năm qua, trong khuôn khổ kế hoạch hỗ trợ giá thu mua gạo của nông dân, và do vậy, nước này bị mất vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới.

Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Thái Lan Warathep Rattanakorn cho biết, khoản tiền bị mất hơn 4,46 tỷ USD là do sự chênh lệch giữa giá gạo mà Chính phủ bán ra và giá thu mua của nông dân, trong chương trình hỗ trợ 2012-2013.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan bị chỉ trích vì đã từ chối cung cấp thông tin về các khoản bù giá và số lượng gạo thu mua tích trữ.
Trong chương trình hỗ trợ, Bangkok đã mua gạo của nông dân với giá 490 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá trên thị trường. Việc Thái Lan không thể bán gạo với giá cao như vậy trên thị trường đã cho phép Ấn Độ và Việt Nam vượt qua nước này, trở thành những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Trước thực trạng này, Ủy ban phụ trách chính sách thu mua gạo của Chính phủ Thái Lan thông báo có kế hoạch giảm mức giá thu mua gạo của nông dân. Nếu được Chính phủ thông qua, kế hoạch mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 30.6. Tuy nhiên, thông báo này đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ những người nông dân. Một nhóm đông nông dân trồng lúa do Hiệp hội Nông dân và Hội Khuyến nông Thái Lan tổ chức đã đến trước cửa tòa nhà chính phủ để đệ trình kiến nghị lên Văn phòng Thủ tướng.
Những người dân này yêu cầu Chính phủ giữ nguyên giá hỗ trợ ít nhất đến tháng 9.2013 bởi hầu hết nông dân cả nước vẫn đang tràn trề niềm tin là Chính phủ sẽ mua lúa của họ theo giá cũ. Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Bộ cần thời gian khoảng một tuần để đưa kiến nghị lên nội các, còn cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra cho biết việc giảm giá chỉ là tạm thời và Chính phủ sẽ tăng giá thu mua ngay sau khi giá gạo thế giới tăng.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom cũng giải thích: “Việc điều chỉnh giá thu mua cho thấy ngay cả khi cố gắng thực thi nhiều chính sách có lợi cho người dân, Chính phủ vẫn tuân thủ kỷ luật ngân sách”.
Theo Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Chính phủ dự tính giảm bớt các khoản lỗ qua việc cắt những khoản chi, nhưng đồng thời vẫn cố gắng duy trì mức thu nhập cho nông dân.
Kế hoạch trợ giá mua gạo được áp dụng từ tháng 10.2011. Chính phủ đã mua 35,2 triệu tấn gạo, trả cho nông dân hơn 11 tỷ USD trong lúc số tiền bán lại gạo chỉ là 1,9 tỷ USD. Trong dự án này, chi phí cho việc quản lý qua ngân hàng và tích trữ gạo là 482 triệu USD.
Thủ tướng Thái Lan cho rằng “về mặt kế toán, có thể gọi đó là những khoản lỗ” nhưng đây lại chính là những khoản tiền mà nông dân được hưởng.