Friday, June 26, 2015

NHỜ KHẮC KỶ , TRONG LÚC ĐAU THƯƠNG CÙNG CỰC , EM BÉ VẪN KHÔNG XÚC ĐỘNG .
NAGASAKI 1945 : MỘT BÉ MỒ CÔI NHẬT , VỚI EM TRAI CHẾT TRÊN VAI , VẪN LÀM CHỦ CẢM XÚC TRONG LÚC CHỜ HỎA TÁNG CHO EM .

HÌNH ẢNH RẤT NHÂN BẢN SAU KHI QUÂN ĐỘI MỸ CHIẾM ĐÓNG NƯỚC ĐỨC .
LIFE JULY 23 , 1945 .
NẾU BỊ BẮT GẶP LÀM BẠN VỚI GÁI ĐỨC , NGƯỜI LÍNH NÀY SẼ NÓI "CÔ TA KHÔNG CÓ NHÀ (HOMELESS)".

GÁI ĐỨC VẨY TAY LÀ CẢNH THƯỜNG THẤY DỌC THEO XA LỘ Ở ĐỨC . THẬT KHÓ PHÂN BIỆT CÔ NÀO LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH ĐỨC QUỐC XÃ VÀ CÔ NÀO LÀ THƯỜNG DÂN .

1 CÔ GÁI TRẺ TRÊN BỜ SÔNG RHINE BẠO DẠN TÁN TỈNH LÍNH MỸ . VÌ LUẬT KHÔNG CẤM LÀM BẠN VỚI TRẺ EM , LÍNH MỸ SẼ CHÀO CÁC CÔ "GOODDAY , CHILD" .

MỘT CÔ KHÁC DIỂN HÀNH TRƯỚC LÍNH MỸ . CÁC CÔ PHÔ TRƯƠNG (FLAUNT) MỘT PHẦN ĐỂ CHẾ GIỄU (TAUNT) LÍNH MỸ NHƯNG PHẦN LỚN ĐỂ CÓ ĐƯỢC KẸO , SƠ-VING-GUM HAY THUỐC LÁ .


ĐỂ BẢO VỆ SỰ RIÊNG TƯ TRÊN FACEBOOK .
Có một số bạn nói với tôi là họ ngại dùng FB vì nghĩ rằng bất cứ ai cũng có thể vào FB của họ để xem hình ảnh , bài vở của họ . Các bạn đó quá lo xa vì FB có tới BA chế độ : công cộng (public)  , bạn (friends) và chỉ có mình bạn (only me) vào đc .
Dù bạn để FB ở chế độ Friends nhưng CHỈ có những ng muốn kết bạn (sau khi họ nhấp Send Him or Her A Request) và bạn đã chọn Confirm . Nếu họ muốn làm bạn mà bạn ko nhấp Confirm thì họ cũng ko thể Comment hay Like trên FB của bạn .
Sau đây là một cách đơn giản nhứt để chỉnh chế độ này

BẠN NHẤP VÀO Ổ KHÓA SẼ CÓ HÌNH NÀY
NHẤP VÀO DẤU V Ở "WHO CAN SEE MY STUFF" ?
NẾU BẠN QUÁ SỢ !!! , KHÔNG MUỐN AI XEM FB CỦA MÌNH THÌ CHỌN "ONLY ME" . NHƯ ĐÃ NÓI , DÙ BẠN ĐỂ Ở CHẾ ĐỘ FRIENDS , CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐC BẠN CONFIRM MỚI VÀO FB CỦA BẠN . MỘT ANH BẠN CỦA TÔI , SAU KHI CHIA TAY VỚI BẠN GÁI , ĐÃ KO THỂ THỂ NÀO VÀO FB CỦA CÔ NÀY VÌ CÔ ĐÃ XÓA TÊN ANH TRONG DANH SÁCH .
SAU 16 THÁNG SỐNG CHUI RÚC TRONG RỪNG VÀ THỈNH THOẢNG ĐỘT KÍCH LÍNH MỸ TẠI ĐẢO SAIPAN , ĐẠI ÚY NHẬT SAKAE OBA ĐÃ ĐẦU HÀNG TRONG DANH DỰ VỚI LỰC LƯỢNG MỸ NGÀY 1/12/1945 . MỘT LÍNH MỸ , TỪNG BỊ ÔNG PHỤC KÍCH SUÝT CHẾT SAU ĐÓ TRỞ THÀNH BẠN THÂN SUỐT ĐỜI CỦA ÔNG .

HAI KẺ CỰU THÙ TRỞ THÀNH ĐÔI BẠN THÂN  hay câu chuyện về Sakae Oba , ng sĩ quan Nhật tiếp tục chiến đấu 16 tháng tại Saipan sau khi Nhật đầu hàng .

-Thà làm viên ngọc vở còn hơn viên ngói lành -- Châm ngôn TQ .

(Sáng 15/6/1944 , TQLC Mỹ đổ bộ lên đảo Saipan , lớn nhứt của quần đảo Marianas . Dù chiến đấu dữ dội , quân Nhật phải từ từ rút vì tổn thất quá nặng . Họ rút về núi Topachau ở giửa đảo và cố thủ . Do ko đc tiếp tế , tình hình ngày càng tuyệt vọng . Ngày 7/7 , Đ.Đ. quân y của Đ.U. Sakae Oba đã tham dự trận Quyết Tử Vì Thiên Hoàng (banzai) lớn nhứt trong chiến tranh Thái Bình Dương . Sau 15 g cận chiến , gần 4.300 lính Nhật chết . Ngày 9/7 , Mỹ tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát đảo này) .


Sakae Oba , chụp năm 1937 .
Thực tế , đại úy Oba và 46 lính khác đã sống sót . Oba cũng dẩn hơn 200 thường dân Nhật vào rừng để khỏi bị lính mỹ bắt . Ông ta và đồng đội chỉ huy những thường dân này và cho họ trốn trong hang núi và những ngôi làng nằm sâu trong rừng . Ngoài việc giúp dân , ông và đồng đội  tiếp tục chống lại lực lượng chiếm đóng Mỹ. Oba dùng núi Tapochau làm căn cứ chánh ; ở độ cao 473 m , đỉnh núi có thể quan sát toàn bộ đảo Saipan . Từ căn cứ ở sườn núi phía tây , Oba và đồng đội thỉnh thoảng tiến hành các đột kích kiểu du kích vào các vị trí Mỹ . Do sự nhanh nhẹn và bất ngờ của các cuộc tấn công này , và những lần định bắt ông nhưng ko thành , TQLC mỹ tại đảo Saipan cuối cùng gọi ông là "Con Cáo " (the Fox) .
Vào tháng 9 1945 , TQLC mỹ đã bắt đầu tuần tiểu bên trong đảo để tìm những ng đã tấn công doanh trại của họ để kiếm đồ tiếp tế . Đôi khi họ chạm súng và bắt được lính và thường dân Nhật , tra hỏi và gửi họ về trại tù thích hợp . Từ đó họ biết tên Oba . Để bắt đc Oba , viên TL Mỹ dự định cho lính Mỹ sẽ đứng thành 1 hàng từ tây sang đông đảo , ng này cách ng kia khoảng 2 m và tiến từ nam lên bắc đảo . Viên tướng nghĩ rằng lính Nhật sẽ phải chiến đấu , đầu hàng , hay rút về phía bắc và cuối cùng bị bắt . Do lưới vét (dragnet) này , những ng già và yếu đuối (infirm) muốn đầu hàng . Dù cho một số lính muốn chiến đấu , đại úy Oba khẳng định (assert) rằng quan tâm chính yếu của họ là bảo vệ thường dân và phải sống để tiếp tục cuộc chiến . Khi lính Mỹ tiến gần khu vực , phần lớn những ng lính và dân còn lại đã trèo lên 1 khoảng rừng thưa (clearing) kín đáo , trong khi những ng khác đứng trên những gờ (ledge) núi hẹp và bám vào thành núi . Họ ở vị trí mong manh (precarious) này suốt ngày , trong khi lính Mỹ đi ngang khu vực , lục soát (ransack) lều và vườn của họ . Có vài chỗ ng Nhật trên các gờ núi chỉ cách đầu lính Mỹ chưa tới 6.1 m . Cuộc lục soát này tỏ ra vô ích , và cuối cùng dẫn đến sự thất vọng của TL Mỹ .
Sau đó khoảng 16 tháng , ngày 27/11/1945 , cựu thiếu tướng Umahachi Amo , TL của Lữ đoàn biệt lập số 9 trong trận Saipan đã dụ được vài ng Nhật ra đầu hàng bằng cách (dùng loa) hát bài quân nhạc của lục quân Nhật . Ông đưa cho họ xem các văn thư của BTTM của Nhật , nay đã tan hàng (defunct) , gửi cho Đ.U. Oba ra lịnh cho họ phải đầu hàng ng Mỹ . Vào ngày 1/12/1945 , ba tháng sau khi Nhật chính thức đầu hàng , các lính của Oba , đã lần nữa tập hợp tại núi Tapochau và hát bài từ biệt những linh hồn tử sĩ . Rồi Oba dẫn ng của ông ra khỏi rừng và trình diện đại đội pháo phòng không số 18 của TQLC Mỹ . Với nghi lễ và phẫm giá xứng đáng (commensurate dignity) , Đ.U. Oba giao nộp kiếm của ông cho trung tá Howard Kirgis , và ng của ông giao nộp vũ khí và cờ (colour) . Họ là lực lượng kháng chiến có tổ chức cuối cùng của Nhật tại đảo Saipan . 





. . . Sau khi đc Mỹ phóng thích , ông hồi hương , gặp vợ và con trai lần đầu (nó sanh năm 1937 , ngay sau ông đi TQ) . Ông làm việc ở cửa hàng Maruei từ 1952 cho tới 1992 . . .
Don Jones , một cựu lính TQLC Mỹ từng đóng ở Saipan và đv ông từng bị phục kích bởi lính của Oba , hấp dẩn (intrigue) bởi câu chuyện này và đã tìm Oba sau chiến tranh . Với hợp tác của Oba , Jones đã viết 1 sách về kinh nghiệm ở Saipan . 

Jones trở thành bạn suốt đời của gđ Oba , và đi xa hơn khi tìm đc nơi ở của T.Tá hồi hưu Kirgis , và xin ông có thể giao trả thanh kiếm cho Oba . Kirgis đồng ý , và Jones mang kiếm tới Nhật trao lại cho Oba . Cây kiếm này hiện là bảo vật của gđ Oba .
Oba Sakae chết ngày 8/6/1992 , thọ 78 tuổi . . .
Kết quả sự hợp tác giửa 2 ng là 1 hồi ký đc viết bằng tiếng Nhật in năm 1982 , bán rất chạy và phiên bản tiếng Anh in năm 1986 với tựa Oba , the Last Samurai : Saipan 1944-45 .



Vào tháng 2 2011 , phim Miracle of the Pacific : the Man Called Fox (hay "Oba : The Last Samuarai") đc phát hành , mô tả cuộc chiến đấu của Oba và ng của ông tại đảo Saipan , cũng như sự săn lùng ko ngừng nghỉ của TQLC Mỹ . . . với cảnh quay tại Nhật , Mỹ , và Thái lan và tài tử Yataka Takenouchi trong vai Đ.U. Sakae Oba . Để chuẩn bị cho vai diển , Takenouchi gặp Hisamitsu Oba (con thứ của Oba) và cả hai đến thăm mộ của Sakae Oba . Phim đã nhận nhiều lời khen từ ng xem .