Tuesday, September 19, 2017

Harvard, bốn rưỡi sáng -
 bài văn đáng để cả tỉ người trên thế giới đọc đi đọc lại và cảm nhận một cách sâu sắc! Tôi đã đọc ít nhất 100 lần. Tôi tin rằng bạn càng đọc càng thu nhặt được nhiều điều lớn lao!
Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.
Và rồi trong giải Nobel có 33 người là của Harvard, Tổng thống Mỹ có 7 người là do Harvard đào tạo.
Trong khuôn viên của Harvard, người ta không bắt gặp sự ăn diện, sự trang điểm càng không bắt gặp sự tình tứ, chỉ thấy những bước chân vội vã cần mẫn kiến tạo những trang sử cho đời sau.
Harvard không phải là thần thoại, Harvard chỉ là một minh chứng, minh chứng cho ý chí, tinh thần, tham vọng, lí tưởng của con người.
Tiềm năng của con người rút cuộc đến đâu? Mơ ước của con người vì sao đến Harvard lại có thể trở thành sự thực?
Phóng viên CCTV Xje Juan từng đến đại học Harvard phỏng vấn.
Cô ấy nói: “Khi chúng tôi đến đại học Harvard đã 2h sáng, điều khiến chúng tôi kinh ngạc là toàn bộ khuôn viên trong trường đều sáng đèn, đó quả thật là một ngôi thành không đêm. Trong nhà ăn, trong thư viện, trong phòng học đều có rất nhiều sinh viên đang đọc sách. Không khí học tập đã nhanh chóng lan truyền tới chúng tôi. Ở Harvard công việc học tập của sinh viên là không kể ngày đêm. Lúc đó, tôi mới biết, ở Mỹ, trường học danh tiếng như Harvard, áp lực của sinh viên là rất lớn”.
Ở Harvard, đâu đâu cũng thấy người ngủ. Thậm chí trên chiếc ghế băng trong căng tin cũng có người ngáy khò khò cho dù đôi khi người bên cạnh vẫn đang ăn, điều này cũng chả lấy gì làm lạ. Những người đang gục xuống ngủ thực sự đã quá mệt mỏi rồi.
Xie Juan nói, có một nữ sinh học đại học Bắc Kinh sang học tập ở Harvard, cô ấy nói về sinh viên của Harvard, mỗi học kỳ ít nhất phải lựa chọn 4 môn học, mỗi năm là 8 môn, trong 4 năm đủ 32 môn và vượt qua tất cả các kì thi mới có thể tốt nghiệp. Thông thường mà nói, nhà trường đều yêu cầu các sinh viên nội trong 2 năm đầu phải hoàn thành chương trình học trọng tâm, từ năm thứ 3 trở đi bước vào học các môn chuyên ngành. Chỉ có thiên tài thông minh nhất mới có thể hoàn thành chương trình học một cách trọn vẹn trong 3 năm với 32 môn, một sinh viên bình thường, để trả đủ 4 môn học đã đủ căng thẳng đến nỗi đau đầu, sưng não rồi. Bởi vì các giáo sư trên giảng đường giảng bài rất nhanh, dù bạn nghe hiểu hay không tan học lại phải lục lại một đống tài liệu để nghiền ngẫm, đọc không hết sẽ không làm nổi bài tập.
Cô gái ở đại học Bắc Kinh nói, lượng sách đọc ở đây một tuần bằng số sách ngâm cứu cả năm ở đại học Bắc Kinh, hơn nữa, lượng bài tập ở Harvard cũng rất lớn: “Sau giờ tan học chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để đọc sách, chuẩn bị ví dụ. Trước mỗi bài học phải chuẩn bị kĩ lưỡng, thì khi lên lớp mới có thể trao đổi với các bạn sinh viên khác, nếu không, bạn sẽ không có cách nào hòa nhập được với lớp học”.
Áp lực học tập của sinh viên Harvard cũng đến từ cơ chế đào thải của nhà trường. Bình quân mỗi năm có đến 20% số sinh viên vì thi không qua hoặc chọn không đủ số môn quy định mà bị lưu ban hoặc bị buộc thôi học, hơn nữa đánh giá 20% số sinh viên bị đào thải không chờ đến cuối kì học mới xử lí, mỗi bài học đều phải ghi lại thành tích phát biểu, bình quân chiếm 50% tổng thành tích, điều này yêu cầu sinh viên phải hết sức nỗ lực.
Ở Harvard không chỉ sinh viên mới chịu áp lực, giáo viên cũng tương tự. Mỗi lớp học của Harvard, yêu cầu những gì thầy giáo dạy đều phải mới. Nội dung giảng dạy mỗi năm đều phải có sự cập nhật, phát triển so với trước đó. Vì vậy, giảng viên Harvard chắc chắn phải có trình độ nghiên cứu khoa học. Harvard cho rằng, giáo sư trước hết phải là người học trò, mới có thể hứng thú đón nhận những thử thách và sự sáng tạo, hơn nữa còn phải có khả năng thuyết phục.
Có một vị giáo sư trường Harvard nhận xét: “Cuộc sống sinh viên của các trường đại học Trung Quốc tương đối nhẹ nhàng. Chúng tôi luôn nói, trẻ em Trung Quốc có thể chịu đựng bao nhiêu vất vả để giành điểm số cao, kì thực những trường trung học ở Mỹ rất nhiều, học cấp ba đồng nghĩa với việc chịu khổ. Khi tôi đi học trung học, thường học đến nửa đêm. Ở Mỹ, cùng với tuổi tác, nhiệm vụ học tập ngày một lớn dần. Đến khi học đại học là khổ nhất, tất cả nền giáo dục phát triển đều phải chịu khổ. Trong khi những đứa trẻ Trung Quốc bước chân vào đại học lại buông thả học hành. Chúng buông thả 4 năm trong khi ở Mỹ 4 năm ấy với sinh viên đại học là những năm tháng cần mẫn nhất, là 4 năm hoàng kim để tích lũy năng lượng. Cho nên các nhà khoa học người Mỹ luôn là nhiều nhất trên thế giới”.
Về vấn đề này, Xie Juan cũng hết sức than thở: “Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một vài trường đại học lớn ở trong nước Trung Quốc, nhưng rất khó để bắt gặp bầu không khí học tập và ngâm cứu như ở Harvard”.
Đến Harvard, bạn mới hiểu tài năng thực sự không phải là thiên tài, họ thành công bởi họ nỗ lực rất nhiều.
Giáo dục kiểu Trung Quốc làm cho học sinh chỉ cố gắng “dùng sức” trước kỳ thi đại học, trong giai đoạn dự trữ năng lượng này không những không có tích lũy năng lượng mà còn tiêu hao.
Một vị giáo sư khác nhận xét, sinh viên đại học của Trung Quốc bị sinh viên Mỹ bỏ lại phía sau rất xa. Căn nguyên của tình trạng này nằm ở nền giáo dục cơ bản của Trung Quốc.
Trường tiểu học Mỹ áp dụng phương pháp nhận thức “nhỏ giọt”, nghiêm khắc hạn chế trẻ em đạt được số lượng kiến thức nhiều trong một lúc, một tháng chỉ cho phép trẻ con nhận thức một chút, mỗi lần đứa trẻ thu nhận kiến thức đều phải trả giá bằng mồ hôi và sự cực khổ, trong quá trình này, hành động, suy nghĩ và ngữ cảm so với nhận thức của bản thân chúng quan trọng hơn nhiều, đối với tri thức, đứa trẻ luôn có cảm giác khát vọng sở hữu.
Còn các trường tiểu học ở Trung Quốc vô cùng “tham lam”, biến tri thức thành vàng bạc châu báu miễn phí. Người làm công tác giáo dục ở Trung Quốc không biết mối quan hệ giữa tri thức và trí tuệ, luôn làm cho những đứa trẻ đón nhận ngày càng nhiều tri thức. Sự thông minh trong giáo dục Mỹ nằm ở chỗ: đầu tiên cho con trẻ ngữ cảm, cho con trẻ tư duy, sau cùng mới dành tặng tri thức, giai đoạn này tri thức biến thành trí tuệ, do thời kì đầu nhận thức đều vô cùng đơn giản khá dễ dàng để đón nhận ngữ cảm, tri thức cũng dễ dàng biến thành trí tuệ. Trí tuệ kì thực chính là khả năng sáng tạo mà chúng ta thường nhắc đến.
Học tập có ba giai đoạn: nhận thức cảm tính – ngữ cảm – tri thức, tri thức là giai đoạn cao nhất. Nền giáo dục Mỹ giúp trẻ em đi trọn vẹn 3 giai đoạn, mới có thể đón nhận tri thức, nền giáo dục Trung Quốc cho phép trẻ em thông qua nhận thức cảm tín đón nhận tri thức, hoặc trực tiếp đón nhận tri thức. Lượng tri thức một tháng của nền giáo dục Mỹ tương đương với lượng tri thức của giáo dục Trung Quốc trong một năm. Sự khác biệt nằm trong 29 ngày, 29 ngày này chính là khoảng thời gian bồi dưỡng ngữ cảm. Nền giáo dục Mỹ xây dựng cho con trẻ cái gọi là trí tuệ hơn hẳn người Trung Quốc. Nền giáo dục Mỹ tạo dựng cho con trẻ cái gọi là năng lực sáng tạo hơn hẳn người Trung Quốc.
Thời kì trung học cơ sở, cái mà trường học Mỹ bồi dưỡng chủ yếu là thói quen tự chủ trong học tập. So sánh với Trung Quốc, trường trung học cơ sở Trung Quốc dạy học là kiểu nhồi gà nhồi vịt của giáo viên, làm hình thành thói quen học tập dựa dẫm ở học sinh. Khoảng cách về năng lực, thói quen trên đã làm cho sinh viên Trung Quốc lựa chọn lối sống và thái độ sống khác hẳn với sinh viên Mỹ. Sinh viên Harvard nói, cường độ học tập Harvard lớn, ngủ rất ít, có cảm giác lúc nào cũng như đang tôi luyện, thử thách đối với ý chí là rất lớn. Nhưng nếu cứ nỗ lực như thế, sau này khó khăn hơn sẽ càng có khả năng khắc phục. Còn sinh viên Trung Quốc cho rằng, cuối cùng cũng đã thoát khỏi trói buộc, có thể muốn làm gì thì làm cái đó rồi. Thế là bao nhiêu thời gian đáng lẽ dùng cho việc học tập lại lãng phí vào việc khác. Thời gian học tập cần nhất này bị gián đoạn. Điều này đã được định sẵn, sinh viên Trung Quốc ngày càng bị bỏ xa.
Thầy giáo Harvard thường răn dạy học trò của mình như thế này: nếu như các em muốn sau khi bước vào xã hội, ở mọi lúc mọi nơi các em đều được đặt ở vị trí trung tâm và được đánh giá cao, như vậy trong quãng thời gian học ở Harvard, đừng lãng phí thời gian của mình. Có một câu châm ngôn được lưu truyền rộng rãi ở Harvard thế này: “Mùa thu hoạch mùa bận rộn, học, học nữa, học mãi”.
Trên đường đời, bất cứ khi nào bạn dừng bước không đi tiếp, cũng có người lại đang ra sức đuổi. Có lẽ khi bạn đứng lại, thì anh ta đang đuổi theo sau bạn, nhưng khi bạn nhìn lại, đã không thấy bóng dáng anh ta nữa rồi, bởi vì anh ta đã chạy lên phía trước bạn, bạn hãy không ngừng tiến lên, không ngừng chạy đua. Thành công và an nhàn không thể cùng tồn tại, bạn lựa chọn con đường thành công, bạn nhất định phải từ bỏ cái còn lại.
Harvard không có nhiều nhà cao tầng, chỉ có những bức tường gạch đỏ mới và cao. Cho dù có người đạt được giải thưởng Nobel thì ngôi trường cũng không bỏ trống một vị trí nào.
Sau tất cả, điều khiến 100 thư viện Harvard không ngủ, đặc biệt người người như một, nói cách khác, một người chính là một chỗ ngồi trong thư viện. Harvard hay con người Harvard không cần bất cứ vỏ bọc nào.
Có người cao tụng Schwart như vị đại nho gia phương Đông của Harvard, ông phẫu thuật ung thư họng khi ở tuổi 82, vẫn ngày ngày dậy sớm đến chỗ làm, cho dù ông rất cần thời gian để nghỉ ngơi. Hơn nữa, hai cái tủ quần áo treo áo khoác trong phòng làm việc của ông, vốn do những sợi dây thép uốn lòng vòng mà thành
Tiến sỹ, khả năng cứ 3 ngày phải đọc xong một cuốn sách lớn, mỗi cuốn dày mấy trăm trang. Người đời trước nói thế này: trong Harvard có cây cầu Boston, nếu không lên được cây cầu sẽ không lên được Boston.
Sinh viên Harvard hay là giáo sư Harvard, suy nghĩ đầu tiên không phải là sự vinh dự, tự hào mà là một minh chứng.
Ý chí của con người rút cuộc có thể lớn cỡ nào, tiềm năng phát huy rút cuộc có thể mạnh đến đâu?
Ý chí của con người, tài năng của con người, lý tưởng của con người, vì sao được thể hiện ở Harvard?
NHỮNG CÂU NÓI TRÊN TƯỜNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HARVARD
1. Lúc này nếu ngủ bạn sẽ có một giấc mơ, nhưng lúc này nếu học bạn sẽ giải thích được ước mơ.
2. Ngày hôm nay nếu bạn lãng phí, đồng nghĩa với việc bạn bóp chết quá khứ và vứt bỏ ngày mai.
3. Khi nào bạn cảm thấy thời khắc đã muộn, khi đó thực sự là thời điểm hành động.
4. Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi.
5. Hạnh phúc có lẽ không có thứ lượt, nhưng thành công thì có.
6. Học tập phải chăng là nhiệm vụ cả đời. ngay cả người học cũng không thể chứng minh, còn có thể làm gì?
7. Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.
8. Nước bọt hiện tại sẽ là nước mắt của ngày mai.
9. Người đầu tư cho tương lai, là người thực hiện đến cùng.
Anh Lâm, Người đầu tiên đưa bài viết lên trang web riêng của mình, cho biết bài viết này anh đọc được trong một cuốn giáo trình tiếng Anh do một trung tâm dạy tiếng Anh biên soạn, “Thấy hay quá nên tôi muốn chia sẻ cùng mọi người”.
Có thể thấy đây là bản trích lược từ cuốn sách “Harvard 4:30am – Harvard Universitys Gift to Young People” của tác giả Wei Xiuying.
Trong lời giới thiệu về cuốn sách này có đoạn “Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện…”.