Thursday, February 6, 2014

GHÉT CỦA NÀO TRỜI CHO CỦA NẤY !
Chuyển ngữ từ nguồn : Why Vietnam loves and hates China by Andrew Forbes ở :
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/ID26Ae02.html
"Năm 1946 , 1700 năm sau tuyên ngôn của Bà Triệu , một nhà ái quốc vĩ đại khác của VN , HCM , đã cảnh báo các đồng chí của ông bằng lời lẽ mạnh mẽ , để chống lại việc dùng lực lượng Quốc Dân Đảng của TQ ở miền Bắc làm  trái đệm chống lại sự trở lại của người Pháp :
Các ông điên à ! Các ông ko biết điều gì xảy ra khi người TQ ở lại ? Các ông ko thuộc lịch sử à ?
Lần cuối cùng mà người TQ đến đây , họ đã ở lại 1000 năm . Người Pháp là ng nước ngoài . Họ đang yếu . Chủ nghĩa thực dân đang giẩy chết . Người da trắng đã kết thúc ở Á châu . Nhưng nếu người  TQ ở lại bây giờ , họ sẽ ko bao giờ ra đi . Đối với tôi , thà hửi cứt Pháp trong 5 năm còn hơn ăn cứt Tàu trong cuộc đời còn lại của tôi ."
NHẬN XÉT : Đúng là ghét của nào trời cho của ấy !
(In 1946, 1,700 years after Lady Triu's declaration, another great Vietnamese patriot, Ho Chi Minh, warned his Viet Minh colleagues in forceful terms against using Chinese Nationalist troops in the north as a buffer against the return of the French: "You fools! Don't you realize what it means if the Chinese remain? Don't you remember your history?
"The last time the Chinese came, they stayed a thousand years. The French are foreigners. They are weak. Colonialism is dying. The white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never go. As for me, I prefer to sniff French shit for five years than to eat Chinese shit for the rest of my life.") ./.

======
Thơ vịnh sự lạm quyền của người CS .
Dù ai nói ngã nói nghiêng ,
Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân .
Phương Tây LÁ PHIẾU dựa vào ,
Ta đây HỌNG SÚNG dựa vào muôn năm .
Một lòng thờ Đảng kính Đô (la) ,
Cho tròn chữ hiếu mới là đảng viên .

GS Nguyễn Ngọc Lung kể chuyện Global Witness và rừng Việt Nam
(ĐVO) - "Muốn khắc chế được nạn phá rừng, trước tiên phải cắt quyền của nhóm lợi ích" - GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ nói về cáo buộc phá rừng của tổ chức GW.
GW từng cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam phá rừng
PV:-  Với những lý do trồng rừng thì phải khai hoang, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người ở Tây Nguyên và căn bản nhất là tất cả đều đúng luật. Nhưng tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ tới môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Là một nhà khoa học, một nhà quản lý ông nhìn nhận vấn đề này thế nào? Ông nghĩ gì trước lời cáo buộc Tập đoàn HAGL đang nhân danh kinh tế để phá rừng của tổ chức Global Witness (GW)?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- GW nói đúng chứ không sai. Đó là một tổ chức có uy tín trên thế giới nếu họ đã có cáo buộc thì họ sẽ có bằng chứng.
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ
GW là một tổ chức họ điều tra tất cả mọi thứ nhưng lại không để lộ thông tin. Chỉ đến khi họ công bố thông tin chính thức trên tạp chí của họ. Họ có tất cả các bằng chứng mà không thể chối cãi được.
GW từng có bài báo viết về nạn phá rừng buôn gỗ cách đây 15 năm. Đó là bài điều tra có tên là "Chế tạo tại Việt Nam nhưng khai thác tại Campuchia". Bài báo nói về một đường dây phá rừng buôn gỗ lậu từ TP.HCM do một  công ty thuộc Tổng Cty Lâm nghiệp ở đó làm...
Nghĩa là, Campuchia chặt gỗ bán, mình mua ký hợp đồng giữa hai nước và nhận hàng ở biên giới.
Nhưng công ty của Việt Nam đã đàm phán riêng với Campuchia mua trực tiếp khu rừng nào thì sẽ tự sang khai thác và vận chuyển lấy (tự khai thác thì họ không quản lý, khai báo bao nhiêu m3 gỗ thì trả tiền bấy nhiêu- PV). Đó là chỉ vì tiền lãi mà phải làm như vậy.
Sau một sự cố đáng tiếc, Chính phủ đã yêu cầu mở một hội nghị tại Phnom Penh, họp với Campuchia, Lào, GW. Từ đó, đã có chỉ đạo ngăn chặn các doanh nghiệp chỉ vì lãi mà làm mất uy tín, của Việt Nam.
Nhưng, hiện nay phá rừng, khai hoang lấy đất, có thể bản chất của nó là không hợp pháp nhưng họ sẽ tìm mọi cách để hợp pháp hóa nó. Trước đây, các đại gia Sài Gòn để lấy được đất rừng họ thực hiện như sau:
Lợi dụng chính sách ưu tiên của nhà nước với người dân tộc (cụ thể là dân tộc Thượng phá rừng thì không bị phạt), các đại gia này đã tìm cách tiếp cận với người Thượng, cho họ ít tiền để họ chặt rừng đốt rẫy,  trồng vài trăm cây điều, rồi bán nương điều này cho chính đại gia đó để họ công khai trồng cà phê. Đại gia lại tiếp tục cấp tiền, cấp giống rồi tiếp tục đầy lùi họ vào rừng sâu, tiếp tục phá, tiếp tục lấy đất...
Đó chính là cách ban đầu để các đại gia này hợp pháp hóa lấy đất rừng để trồng cà phê.
Sau này, người dân tộc không được phá rừng nữa, rừng được giao cho bản làng, già làng quản lý. Các già làng, già bản sẽ phải khai báo cần bao nhiêu diện tích đất rừng để trồng điều sẽ được nhà nước cấp. Lúc này các đại gia lại áp dụng biện pháp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Với những khu đất trống, đồi trọc mà bị bào mòn thì giá trị kinh tế không cao, nên các đại gia này muốn khai thác đất rừng, loại đất tốt nhất. Và họ tàn phá đất rừng này bằng cách cứ đẩy lùi người dân tộc vào sâu trong rừng rồi để họ khai hoang, sau đó lại mua lại với giá rất thấp.
Có thể GW nay lại tố cáo cách làm của HAGL hiện nay là thuê đất trồng cao su của nhà nước Lào và Campuchia, mà việc chặt rừng và dãn dân thuộc trách nhiệm người cho thuê đất. Cái hợp lý của họ là cái sai mà cả thế giới phản đối nhưng lại được hợp thức hóa, được pháp luật công nhận.  
Ngay ở Tây nguyên, từ năm 2007, chính phủ cho phép lấy 100.000 ha đất chưa sử dụng và chủ yếu là từ rừng tự nhiên nghèo để phát triển quy hoạch cao su.  Sau 5 năm hàng trăm dự án đã được phê duyệt và triển khai, trong đó đa số chủ đầu tư là các đại gia chứ không phải Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG).
Trong khi 1 dự án thuỷ điện chiếm 200-300 ha rừng được hàng vạn tiếng nói, hàng trăm tổ chức lên tiếng bảo vệ rừng, thế mà hàng trăm lần mất rừng tự nhiên cho cao su thì chỉ có Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bảo vệ .
Tháng 12/2011 chuyên gia Cục thẩm định và ĐTM thuộc Tổng cục Môi trường khảo sát, chỉ ra nhiều dự án chặt rừng tự nhiên nghèo để trồng cao su đã không thực hiện cam kết “Bảo vệ môi trường” và nhất là “Sử dụng lao động tại chỗ" đến nỗi UBND tỉnh Đắc Lắc đã dừng chủ trương đầu tư 28 dự án. Tôi không bình luận, vì không nghiên cứu tố cáo của GW lần này là gì, có giống như lấy rừng tự nhiên ở Tây Nguyên?
Mục đích của người phá rừng không phải là phá môi trường để cho con người chết, mà chỉ vì một cái lợi trước mắt, chỉ vì mấy đồng bạc bỏ túi mà làm như vậy.
PV: - Có thể nhân danh phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, tạo công ăn việc làm mà được quyền phá rừng để...trồng rừng mới với hiệu quả cao hơn?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Từ năm 1992, Việt Nam cũng đã ký vào nhiều công ước quốc tế, trong đó có  vấn đề phát triển rừng bền vững. Đó là khoảng thời gian người ta nói rằng loài người bỗng tự nhiên tỉnh ngủ, sau khi  đã ăn quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, khiến môi trường bị tàn phá, gây biến đổi khí hậu, một số nước bị sa mạc hóa.
Nhận thức việc này, thế giới đã cho ra đời hàng loạt các công ước. Quan trọng nhất là lĩnh vực “Môi trường và phát triển”.
Trong  công ước khung về  biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, cũng có một quy định về cơ chế phát triển sạch (CDM) khi trồng rừng xin tín chỉ carbon, thì từ năm 2000 không được chặt rừng tự nhiên (dù nghèo kiệt) để trồng rừng mới.    
Một  tổ chức bảo vệ rừng tự nhiên nữa là Hội đồng quản trị rừng thế giới  (FSC), là tổ chức cấp chứng chỉ cho chủ rừng đang “quản lý bền vững” để gỗ được lưu thông vào mọi thị trường mà giá lại cao hơn rất nhiều. Nhưng FSC cũng nói ngay, không được cấp chứng chỉ nếu chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng sau tháng 11/1994. 
Việc  trồng cao su cũng vậy. Cây cao su là cây đa mục đích có thể trồng rừng lấy mủ, lấy gỗ, hoặc trồng rừng phòng hộ. Nhưng rừng cao su về mặt môi trường không tốt như các rừng trồng khác, thứ nhất đa dạng sinh học đơn giản, thứ hai là khả năng hấp thụ khí CO2 kém (chu kỳ 30 năm chỉ tích lũy được 20-30 tấn sinh khối khô...) 
Các doanh nghiệp phá rừng tự nhiên, chuyển thành rừng trồng đã bị cả thế giới lên án, lại chuyển sang trồng rừng cao su thì điều đó càng không nên, trừ khi trồng trên các loại đất chưa sử dụng khác.
Thực ra ở Viêt Nam hiện nay, đầu cơ, buôn đất mới là có lãi lớn. Có đất rồi, có sổ đỏ rồi hoặc hợp đồng thuê đất,  chỉ cần nhượng 1 vài ha thì cũng đã đủ  tiền chi phí và  bôi trơn để có được đất sạch cho 1 dự án cao su . Vì khi có quyền sử dụng đất thì có thể chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất  như đã lộ ra qua sự kiện Nông trường Sông Hậu, hay đất nuôi trồng thuỷ sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng .
Muốn khắc chế nạn phá rừng phải cắt quyền của nhóm lợi ích
PV:- Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các "lâm tặc" thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế.  Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia, ông có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung:- Tây Nguyên được coi là mái nhà xanh, là lá phổi giữ ổn định sinh thái cho cả nước. Nhưng chỉ cần theo dõi thông tin là biết, cứ mỗi lần mưa lũ là hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, mùa màng bị phá huỷ, hàng vạn m3 gỗ mênh mông trôi ở các cửa sông. Nhìn vào đó là biết ngay, lâm tặc vẫn hoành hành.                                 
Ảnh minh họa
Khai thác cao su. Ảnh minh họa
Đó là điều bất cập. Bất cập ở chỗ càng biết luật lại càng làm trái luật. Đến cả không ít người thực thi lâm luật lại có lúc, có nơi cộng tác với lâm tặc hoặc bảo vệ nhóm lợi ích cao hơn. Tức là, lẽ ra họ phải chống thì họ lại làm, mà không chỉ riêng gì trong  kiểm lâm mà bất cứ ngành nào cũng có.
Lợi ích đó chỉ có những người có chức có quyền mới làm được. Người ta gọi là tham nhũng.   
Việc giữ rừng chỉ với một lực lượng chuyên trách thì không thể làm được. Nếu nhìn ra các nước, với Campuchia, Lào cũng vậy cũng giống như nước ta nạn tham nhũng hoành hành làm nghèo đi đất nước.                                     
Một thực tế là cứ chống cái gì thì cái đó lại phát triển mạnh, chống buôn lậu thì buôn lậu nhiều hơn, chống tham nhũng thì tham nhũng lớn hơn. Tốt nhất là không nên chống nữa. Chính vì vậy, phải cải cách đồng bộ toàn hệ thống hành chính.                                                                                       
Phải làm đồng bộ, đa sở hữu. Khi ruộng ở thành phố còn mất  thì đất rừng mất là đương nhiên. Vì hiện tại giờ đất rừng đang là sở hữu của toàn dân, Lâm trường quản lý rừng sản xuất, hiện nay không tư nhân hoá được.
Không cổ phần hoá được cũng tại chính sách đất đai vẫn như hồi chiến tranh. Nhà nước có quyền thu hồi, thu hồi xong lại có quyền chuyển mục đích sử dụng thì các nhóm lợi ích họ phải giữ bằng được chính sách này...
Muốn khắc chế được điều này phải làm sao để nhóm lợi ích không có được hai quyền đó.
PV:- Việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Phải cải tổ từ gốc. Không thể để người có quyền thích diễn vở gì, thì dân được xem vở đó.   
Nếu nói sòng phẳng, thì khó. Vì khi có một tí quyền là có khả năng tham nhũng. Vậy thì có thể kỷ luật được không. Không. Vì tất cả người có quyền đều đã tham nhũng, hoặc đang tập tham nhũng. Hãy chỉ ra xem có ông cán bộ cấp xã, cấp huyện nào không quá giàu, chỉ cần so với trước đây 20-30 năm, họ cũng nghèo như dân!
Nếu rừng mất hết thì sẽ chết cả nhân loại, người giàu cũng chết, người nghèo cũng chết chứ không phải riêng gì ai. Chính vì vậy mà các nước tư bản họ rất sợ mất rừng. Mất rừng sẽ sinh ra bão tố, lụt lội, biến đổi khí hậu nghĩa là ảnh hưởng tới cả nhân loại.   
Nhưng do sự ích kỷ của con người chỉ vì cái lợi trước mắt mà đôi khi họ bất chấp tất cả.
Tận thu gỗ là tiếp tay cho lâm tặc
PV:- Báo chí Lào ca ngợi hết lời tập đoàn HAGL, thậm chí Chủ tịch tập đoàn HAGL còn lên tiếng cho rằng GW đã lợi dụng tập đoàn này để đánh bóng tên tuổi. HAGL cũng khẳng định không lấy một m3 gỗ nào, chỉ nhận đất sạch. Ông nhận xét gì về điều này?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Việc HAGL (hay bất kỳ ai) đầu từ sang các nước khác thì thường là phải có lãi hoặc lợi ích cao hơn, đầu tư là hành động kinh doanh chứ không phải là làm nhân đạo. Còn nước được đầu tư cũng thấy cái lợi, là có vốn, có công nghệ, hơn thiệt thì chính họ phải cân nhắc, có thể cho  là cơ hội  được  vay vốn  của HAGL, hoặc cơ hội cải thiện đời sống cho dân.
Có lẽ HAGL nói đúng. Nếu theo luật của Việt Nam thì chủ đầu tư được thuê đất sạch, không liên quan đến kinh doanh gỗ để giải phóng mặt bằng như xưa.
Nhưng như tôi đã nói, từ cách đây 15 năm tôi đã phải chủ trì cuộc họp ở Đông Dương chính là vì Campuchia lúc đó các quân khu được giao rừng, giao mỏ đá quý  đang phá rừng ác liệt, mà  mình mua gỗ của Campuchia thì thế giới đã lên tiếng cảnh báo đây là hành động tiếp tay cho nạn phá rừng. Do quan niệm khác nhau, mình đã lý luận rằng mình không mua thì các nước khác họ sẽ mua vì vậy tôi mua trên cơ sở bình đẳng quốc tế. Ký hợp đồng mua bán, việc vi phạm của 1 công ty thì công ty đó bị xử lý...
Tức là mình không muốn tiếp tay phá rừng nhưng nếu không mua thì họ vẫn bán để nuôi sống quân đội của họ. Tôi không thể bình luận gì vì chưa nghiên cứu tố cáo của GW và không có thông tin về dự án  của HAGL .                    
PV:- Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo ông, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Không phải cả đất nước đều giống nhau. Trước đây có chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cả nước thực hiện chương trình từ 1992-1997. Khi đất nước còn rất nghèo, nhưng vì lúc đó tỉ lệ rừng còn có 27%, mỗi một năm nhà nước phải bỏ ra 50 triệu USD để đầu tư trồng rừng. Trong 5 năm phục hồi được 1,4 triệu ha làm cho môi trường sống được cải thiện hơn rất nhiều.      
Nhưng nơi giàu rừng nhất là Tây Nguyên. Mà ở đó cả nước xô vào khai hoang, Đắc Lắc cũ nay có 1,6 triệu dân, so với năm 1976 chỉ có 0,35 triệu. Khi kinh tế phát  triển đến đến đâu thì môi trường bị hủy hoại đến đó, đồng thời nó cũng tác động xấu đến văn hoá, đạo đức của con người. Đúng là phải có 1 chiến lược phát triển bền vững cho Tây Nguyên, trong đó vai trò của rừng là rất quan trọng .
PV:- Có nghĩa là chưa thể có một giải pháp tổng thể để bảo vệ rừng, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung: - Vâng, tuy xã hội đang có nhiều biến chuyển lớn, nhưng chưa thể thực thi một giải pháp tổng thể nào, nếu không thống nhất được ý chí toàn dân, nếu không thoát ra khỏi quốc nạn tham nhũng, phe phái và nhóm lợi ích, trong cục bộ từng ngành, từng địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Kì tới: Một vài sự thật

Nguyễn Vũ (thực hiện)
NẠN PHÁ RỪNG TRỒNG CAO SU . nguồn : RFA

Thêm một tác nhân làm giảm diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam là việc chuyển đổi rừng nghèo để trồng cao su.
Thực tế đó đáng ngại ra sao?
Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Thực tiễn

Đối với nhiều người Việt Nam thì hình ảnh những rừng cao su thường được thấy tại các tỉnh miền đông nam bộ trên đường trước khi vào Sài Gòn. Ở Tây Nguyên cũng có những đồn điền cao su, thế nhưng không phải nhiều như hiện nay. Bây giờ ở những tỉnh tại khu vực miền Trung cũng có những khu trồng cao su như thế.
Theo quy hoạch trồng cây cao su toàn quốc mà chính phủ Việt nam đã phê duyệt thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ trồng 800 ngàn héc ta cao su. Tuy nhiên thống kê cho thấy mới đến năm ngoái, tổng diện tích cao su tại Việt Nam đã lên đến 915 ngàn héc ta.
Cụ thể ,ngoài những diện tích cao su đã có từ trước, thì từ năm 2009 đến năm 2020, tại Tây Nguyên được trồng thêm 100 ngàn héc ta nữa mà thôi.
Vậy mà, theo tờ Tuổi Trẻ hồi đầu tháng 10 vừa qua cho biết tại tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên đã có gần 100 ngàn héc ta diện tích cây cao su. Diện tích này hồi năm 2009 ở Gia Lai chỉ chừng 70 ngàn héc ta mà thôi.
Vừa rồi có một chu kỳ tăng giá rất tốt cho mủ cao su, 5-7 năm liền giá trị cây cao su rất cao, nhiều người cứ lầm tưởng đó là một loại ‘vàng trắng’ có thể giữ giá lâu dài nên họ tranh thủ trồng. Ngoài ra việc chuyển đổi đất rừng thành đất cao su không phải tốn chi phí bồi thường, thậm chí còn có lợi khi khai thác gỗ
Ông Nguyễn Đình Xuân
Tỉnh lân cận với Gia Lai là Dak Lak cũng có hơn 70 dự án chuyển đổi đất rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su và cải tạo, quản lý, bảo vệ rừng với tổng diện tích trên 70 ngàn héc ta.
Lý do vì sao lại có tình trạng đổ xô nhau đi trồng cao su như thế? Ông Nguyễn Đình Xuân, nguyên giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò- Xá Mát, Tây Ninh đưa ra đánh giá:
Vừa rồi có một chu kỳ tăng giá rất tốt cho mủ cao su, 5-7 năm liền giá trị cây cao su rất cao, nhiều người cứ lầm tưởng đó là một loại ‘vàng trắng’ có thể giữ giá lâu dài nên họ tranh thủ trồng. Ngoài ra việc chuyển đổi đất rừng thành đất cao su không phải tốn chi phí bồi thường, thậm chí còn có lợi khi khai thác gỗ. Ngược lại nếu phải lấy bất kỳ diện tích đất nào của dân hiện nay đều phải bồi thường rất nhiều, phát sinh khiếu kiện… Còn rừng là của Nhà nước, của công nên khi chuyển đổi không phải đền bù gì nên họ rất mê chuyển đổi rất rừng để trồng cao su. Kể cả không trồng cao su mà trồng bất cứ cây gì cũng thuộc về họ. Theo tôi một trong những động cơ là vì lợi ích của họ hơn là lợi ích lâu dài của đất nước.
Những cánh rừng mênh mông bị khai thác tận cùng cho cái gọi là dự án trồng cao su.
Những cánh rừng mênh mông bị khai thác tận cùng cho cái gọi là dự án trồng cao su. AFP
Lạm dụng
Chủ trương của chính phủ là cho các đơn vị Nhà nước cũng như tư nhân tham gia triển khai những dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt bằng cách trồng cao su hay những loại cây công nghiệp khác. Thế nhưng chính chủ trương này lại là đường để cho các đơn vị phá rừng.
Ông Chu Quốc Cổn, phòng Khoa học và Công nghệ, Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng, cho tờ Đất Việt biết rằng theo qui định chỉ có rừng nghèo kiệt, tức rừng có dưới 50 mét khối gỗ một héc ta mới được chuyển đổi, thế nhưng nhiều địa phương đã bỏ chữ ‘kiệt’  đi và cho phép thực hiện việc chuyển đổi rừng như lâu nay.
Phấn lớn người ta lợi dụng chủ trương này để trồng cao su trên những diện tích đất rừng, gọi là rừng nghèo nhưng thật ra vẫn còn giữ nhiều giá trị đa dạng sinh học
Ông Nguyễn Đình Xuân
Ông Nguyễn Đình Xuân nói về điều này:
Nói chung chỉ có một phần nhỏ những rừng do quản lý kém quá hiện nay không còn gì nhiều, rồi không phát huy hiệu quả về phòng hộ, về đa dạng sinh học có thể chuyển đổi sang trồng cao su được nhưng rất ít. Phấn lớn người ta lợi dụng chủ trương này để trồng cao su trên những diện tích đất rừng, gọi là rừng nghèo nhưng thật ra vẫn còn giữ nhiều giá trị đa dạng sinh học. Ví dụ rừng Khộp ở Tây Nguyên, trông thưa thớt vậy thôi nhưng nó chưa một hệ đa dạng sinh học riêng, đặc thù của nó. Theo tôi nghĩ nếu chủ trương này làm ở mức hạn chế và có kiểm soát tốt thì không đến nổi đâu, nhưng vừa rồi có dấu hiệu người ta lợi dụng chủ trương này để biến rừng giàu thành rừng nghèo một cách vô tình hoặc cố ý, rồi biến rừng nghèo thành đất trồng cao su gây hại cho môi trường, đặc biệt là khu vực thượng nguồn.
Một viên chức phụ trách nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình thì cho rằng không hề có việc địa phương lách để cho các đơn vị trồng cây cao su:
Không có chuyện đó, việc trồng cao su phải thực hiện đúng theo qui hoạch của tỉnh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có chuyện mà chặt rừng để trồng cao su đâu. Biến đổi rừng kiệt là một chủ trương đúng của bộ cũng như của tỉnh.
Thống kê của Tổ chức Forest Trends cho thấy từ diện tích gần 70 ngàn héc ta rừng tự nhiên trong khuôn khổ trên 200 dự án trồng cao su số gỗ tận thu được cho biết là gần 400 ngàn mét khối.
Theo tổ chức Tropenbos Việt Nam, thì con số thực tế phải còn cao hơn con số vừa nêu.

Lợi-hại
Việc phá những khu rừng tự nhiên để trồng các loại cây công nghiệp như cây cao su là một việc làm tai hại vì những đồn điền cây trồng như thế không những không thể nào thay thế được rừng tự nhiên mà còn có những tác động gây hại đến cho môi trường.
Ông Nguyễn Đình Xuân trình bày về những vấn đề này như sau:
Khi phá rừng được rồi thì người ta trồng cây gì là tùy họ mặc dù họ nói trồng cây cao su. Nhưng giả sử 5-7 năm nữa nếu cây cao su quá tệ họ có thể chuyển sang cây khác vì (đất) vẫn là của họ. Vấn đề là nay họ được quyền sử dụng mảnh đất mà trước đây không thuộc về họ
ông Nguyễn Đình Xuân
Nhiều người cho rằng cây cao su là cây đa mục tiêu hàm ý nó cũng có thể thay thế cây rừng; tuy nhiên tác dụng như cây rừng của nó rất hạn chế, chủ yếu chỉ có là che bóng mà thôi. Nếu nói về những yếu tố khác như nhiều tầng, nhiều táng chẳng hạn thì cao su không có. Nó chỉ có một tầng thôi. Thứ hai nữa nó không có đa dạng sinh học vì cây cao su là cây ngoại lai nên rất ít sinh vật sống được cộng sinh với nó, sống nhờ nó. Thứ ba nữa đối với cây cao su người ta vẫn phải dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và phải cày đất hằng năm để chống cháy, để bón phân… Những yếu tố đó cũng làm cho đất bị sói mòn nhất định, rồi dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn, nên đưa lên thượng nguồn cũng không khỏi ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nó khác với rừng, trong rừng không có bón phân, không cày bừa trong rừng. Nên độ bảo vệ, che phủ của rừng tốt hơn.
Và ông Nguyễn Đình Xuân kết luận:
Những cây công nghiệp khác như cây keo, mặc dù nó là cây rừng, nhưng bản chất đó là một cây kinh tế- công nghiệp; hay người ta có thể trồng cà phê, tiêu… Khi phá rừng được rồi thì người ta trồng cây gì là tùy họ mặc dù họ nói trồng cây cao su. Nhưng giả sử 5-7 năm nữa nếu cây cao su quá tệ họ có thể chuyển sang cây khác vì (đất) vẫn là của họ. Vấn đề là nay họ được quyền sử dụng mảnh đất mà trước đây không thuộc về họ.
Nguy hiểm là mất rừng, mất đất. Đất này trước đây là của công, của Nhà Nước. Dù cho thuê hay cấp nhưng đã chuyển sang sở hữu của một cá nhân hay công ty nào đó.
Đặc biệt những khu rừng ở miền trung và miền bắc, có nhiều người chuyển sang trồng cao su là hết sức sai lầm vì những vùng đó bị bão lũ hằng năm và điều kiện, thổ nhưỡng không phù hợp với cây cao su. Nếu có trồng chăng nữa năng suất rất thấp và giá cao su rẻ như thế này chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường không có mà rừng bị mất. Đặc biệt những cơn bão liên tiếp tại miền trung vừa qua gây thiệt hại lớn cho diện tích cao su. Nhưng dường như mọi người vẫn muốn trồng lại cây cao su, theo tôi rủi ro rất lớn.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, tâm bão số 10 đổ bộ vào tỉnh Quảng Bình khiến cho những diện tích trồng cao su mới của người dân bị phá hủy khá lớn.
Một người dân cho biết:
Thiệt hại nhiều nhất về tài sản là cây cao su, tại đó người dân đầu tư rất lớn vào cây cao su. Đợt bão vừa rồi coi như thiệt hại ‘trắng’. Người ta phải phá đi trồng lại. Thiệt hại trên 70 tỷ. Hầu hết người dân đầu tư cho cây cao su phải vay vốn, đầu tư 7-8 năm nay chuẩn bị khai thác thì nay bị gãy đỗ hết.
Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa, giám đốc Trung Tâm Thông tin Phát triển Nông Nghiệp Nông Thôn cũng có một số đánh giá về tình trạng phát triển trồng thêm cao su trong những năm gần đây tại Việt Nam và rủi ro của lọai cây này:
Cách đây khỏang chục năm thì những khỏang rừng khộp… có thể chuyển để trồng cây cao su; vì cây cao su nhiều khi nguời ta coi đó là một lọai cây đa dụng tức có nghĩa cây đa dụng có thể coi như rừng. Tuy nhiên không phải rừng tự nhiên; dứt khoát những lọai như thế không thể bằng rừng tự nhiên đuợc vì rừng tự nhiên phải có tầng, có lớp để đảm bảo tính phòng hộ của nó. Thực sự quĩ đất cho cao su bây giờ không còn nữa.
Những chỗ nào trồng được thì nguời ta đã trồng rồi, còn những phần đất còn lại nếu trồng cũng rất khó. Cơn bão vừa rồi cách đây hơn một tháng gây thiệt hại rất lớn cho cây cao su. Cây cao su chỉ cần gãy đọt, ngọn, trốc gốc là không bao giờ có mủ nữa, làm gỗ cũng không đuợc.
Giáo sư- Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Lung thuộc Viện Quản lý Rừng Bền vững & Chứng chỉ rừng cho rằng không có cách giải thích nào khác dễ nghe hơn cho tình trạng phát triển vội vàng cây cao su trên những diện tích rừng tự nhiên được chuyển đổi là vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc lợi ích nhóm.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

Anh Đoàn Nguyên Đức có phá rừng? 

Nguồn : Hiệu Minh Blog

Trong bài trên có 1 'còm' rất hay mà tôi đã đặt lại tựa như sau : NHỮNG NGƯỜI XỬ DỤNG BÀN GHẾ , TRANG TRÍ NỘI THẤT BẰNG GỖ QUÝ ĐÃ VÔ TÌNH TIẾP TAY VỚI BẦU ĐỨC PHÁ RỪNG ! Tôi vẫn biết rằng một số gổ quý  đã được xuất khẩu nhưng theo tôi nghĩ phần lớn được tiêu thụ nội địa , theo như nhận xét của còm sĩ dưới đây .

" fairfaxva says:
Bài viết đọc “đã” thiệt. Cảm ơn bác Cua.
Bầu Đức tội to tội nhỏ trong chuyện phá rừng thì đã bàn cả rồi. Điều đọng lại là tại sao bầu Đức phá rừng?
Phá rừng để trồng cao su? Phá rừng để trồng cây khai thác gỗ? Phá rừng để làm thủy điện ư? Xin thưa, có hết. Nhưng nếu phá rừng không có hay ít giá trị thì chưa chắc bầu Đức đã chịu phá. Có biết bao nhiêu cánh rừng trọc cần trồng cây, sao bầu Đức không trồng cây lên đó, đỡ chi phí phá rừng.
Nguyên do chính của việc phá rừng là giá trị cực kỳ lớn của khu rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Những nhóm gỗ 1A, 1B bao nhiêu tiền một mét khối? Còn những loại gỗ khác thì sao? Hàng trăm hecta rừng sau khi trừ đi chi phí đút lót, khai thác, phần còn lại đều lọt vô túi riêng của bầu Đức. Làm sao mà không tham.
Mọi người ném đá bầu Đức trong chuyện phá rừng, có khi nào tự nhìn mình hay xung quanh mình có “đóng góp” công sức trong việc phá rừng hay không?
Nhìn những bộ bàn ghế, tủ, giường bằng gỗ lim, trắc, gụ bóng loáng ở công sở, ở nhà riêng của cả quan chức lẫn dân thường, tôi thắt lòng vì biết rằng rừng đã vĩnh viễn mất đi biết bao cây gỗ quý. Tệ hại hơn nữa khi nhìn thấy những ngôi nhà sàn bằng gỗ 100% của các đại gia, tiểu gia, dù họ cho rằng mình sống hòa hợp với môi trường, tôi cho rằng những hành vi xây nhà kiểu ấy cần bị lên án mạnh mẽ.
Nếu những người dân tộc thiểu số làm nhà toàn bằng gỗ, hay họ đốt rừng làm rẫy, họ đáng bị trách một thì những người có chút kiến thức, có tiền bạc tiêu thụ gỗ tốt từ rừng đáng bị trách đến mười.
Nếu những nhận thức về thiên nhiên còn hời hợt, kiểu cha chung không ai khóc, thì không chóng thì chầy những khu rừng cuối cùng sẽ đội nón ra đi.
Ông Đoàn Nguyên Đức – chủ phạm, còn chúng ta – phần nào đóng vai trò tòng phạm, trong việc phá rừng.
P.S: “Chúng ta” để chỉ những người tiêu thụ, sở hữu gỗ quý, không phải mọi người dân Việt."