Thursday, February 6, 2014

Anh Đoàn Nguyên Đức có phá rừng? 

Nguồn : Hiệu Minh Blog

Trong bài trên có 1 'còm' rất hay mà tôi đã đặt lại tựa như sau : NHỮNG NGƯỜI XỬ DỤNG BÀN GHẾ , TRANG TRÍ NỘI THẤT BẰNG GỖ QUÝ ĐÃ VÔ TÌNH TIẾP TAY VỚI BẦU ĐỨC PHÁ RỪNG ! Tôi vẫn biết rằng một số gổ quý  đã được xuất khẩu nhưng theo tôi nghĩ phần lớn được tiêu thụ nội địa , theo như nhận xét của còm sĩ dưới đây .

" fairfaxva says:
Bài viết đọc “đã” thiệt. Cảm ơn bác Cua.
Bầu Đức tội to tội nhỏ trong chuyện phá rừng thì đã bàn cả rồi. Điều đọng lại là tại sao bầu Đức phá rừng?
Phá rừng để trồng cao su? Phá rừng để trồng cây khai thác gỗ? Phá rừng để làm thủy điện ư? Xin thưa, có hết. Nhưng nếu phá rừng không có hay ít giá trị thì chưa chắc bầu Đức đã chịu phá. Có biết bao nhiêu cánh rừng trọc cần trồng cây, sao bầu Đức không trồng cây lên đó, đỡ chi phí phá rừng.
Nguyên do chính của việc phá rừng là giá trị cực kỳ lớn của khu rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Những nhóm gỗ 1A, 1B bao nhiêu tiền một mét khối? Còn những loại gỗ khác thì sao? Hàng trăm hecta rừng sau khi trừ đi chi phí đút lót, khai thác, phần còn lại đều lọt vô túi riêng của bầu Đức. Làm sao mà không tham.
Mọi người ném đá bầu Đức trong chuyện phá rừng, có khi nào tự nhìn mình hay xung quanh mình có “đóng góp” công sức trong việc phá rừng hay không?
Nhìn những bộ bàn ghế, tủ, giường bằng gỗ lim, trắc, gụ bóng loáng ở công sở, ở nhà riêng của cả quan chức lẫn dân thường, tôi thắt lòng vì biết rằng rừng đã vĩnh viễn mất đi biết bao cây gỗ quý. Tệ hại hơn nữa khi nhìn thấy những ngôi nhà sàn bằng gỗ 100% của các đại gia, tiểu gia, dù họ cho rằng mình sống hòa hợp với môi trường, tôi cho rằng những hành vi xây nhà kiểu ấy cần bị lên án mạnh mẽ.
Nếu những người dân tộc thiểu số làm nhà toàn bằng gỗ, hay họ đốt rừng làm rẫy, họ đáng bị trách một thì những người có chút kiến thức, có tiền bạc tiêu thụ gỗ tốt từ rừng đáng bị trách đến mười.
Nếu những nhận thức về thiên nhiên còn hời hợt, kiểu cha chung không ai khóc, thì không chóng thì chầy những khu rừng cuối cùng sẽ đội nón ra đi.
Ông Đoàn Nguyên Đức – chủ phạm, còn chúng ta – phần nào đóng vai trò tòng phạm, trong việc phá rừng.
P.S: “Chúng ta” để chỉ những người tiêu thụ, sở hữu gỗ quý, không phải mọi người dân Việt."

No comments:

Post a Comment