Wednesday, July 15, 2015

Cùng may có anh Hữu Nguyên hay post các loại bài nầy. Một bài mang nặng khái niệm thành tín.

Chính cái dân tộc Mỹ dưới triều đại của anh chàng giỏi tán gái và triền miên thuốc men là Kennedy, mang tội bất thành tín với người bạn đang phải đối đầu với quốc tế CS. 

Sau khi đã sát hại người bạn thủy chung là TT  Ngô Đình Diệm. Người Mỹ không còn người bạn ấy nữa để nói chuyện với thủy chung.  

Nên chỉ còn trần trụi hai loại người sau đây để đối thoại: 

1.- Lo ại thứ nhất là bọn Côn Đồ Ác Ôn Đáng Nguyền Rủa. 

2.- Loại thứ hai là CSVN. Nên vừa rồi có con cáo NPT nó thổ tả một trận như xối tại đất Mỹ. 
Hồng Lĩnh 



2015-07-12 9:56 GMT+02:00 Huu Nguyen <huunguyensgt@gmail.com>:

Thưa TS Hồng Lĩnh,

Cảm ơn TS đã đọc, góp ý và phổ biến bài chúng tôi gửi. Riêng nhận xét của TS, 
​"
Quốc Hội  Đứng Ra Tổ Chức, Chứ Không Phải Hành Pháp Mà Bảo Là Chính Phủ" chúng tôi xin thưa:

1. Trong bài tường thuật, phóng viên Thanh Trúc đã viết, bên cạnh lập pháp, có cả sự bảo trợ của hành pháp: 
"
Đ
ây là sự kiện được bảo trợ bởi các viên chức hành pháp hàng đầu như đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ashton Carter, cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel."

2. Thông thường, chữ "chính phủ" (governance of a state - cơ chế điều hành lãnh đạo quốc gia) được dùng và được hiểu theo nghĩa rộng, một cơ chế điều hành lãnh đạo quốc gia theo nguyên tắc tam quyền phân lập, bao gồm lập pháp (legislature), hành pháp (executive) và tư pháp (judiciary). 

Trân trọng,

Hữu Nguyên
huunguyen@saigontimes.org


Thanh Trúc:

Đây là sự kiện được bảo trợ bởi các viên chức hành pháp hàng đầu như đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ashton Carter, cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel. Phía lập pháp có các vị dân cử thuộc lưỡng đảng trong quốc hội như chủ tịch hạ viên John Boehner, thượng nghị sĩ Mitch McCornell, thượng nghị sĩ Harry Reid, nữ dân biểu Nancy Pelosi cùng một số đại diện dân cử các tiểu bang Virginia, Connecticut, Florida, Georgia.



2015-07-12 17:07 GMT+10:00 Ts Hồng Lĩnh <honamtran5@gmail.com>:


KHÔNG PHẢI CHÍNH PHỦ MỸ, MÀ LÀ DÂN TỘC MỸ NAY MỚI BỪNG TĨNH VẢ CHẢY NƯỚC MẮT:


1.- Muộn màng còn hơn không. 


2.- Một bừng tĩnh của cả một dân tộc ( 
​​
​​
Quốc Hội  Đứng Ra Tổ Chức, Chứ Không Phải Hành Pháp Mà Bảo Là Chính Phủ)  đã sát hại cũng như liên tiếp bôi nhọ người bạn NGÔ ĐÌNH DIỆM không may găp phải nạn xâm lăng do CS quốc tế chủ xướng và sau đó đã tự trói tay để thua trân một cách nhục nhã. 



3.- Nay họ mới cảm thấy cay đắng chính cho những người con của họ đã bị đẩy vào trận chiến trói tay và chính họ đã dung túng sự lạm dụng tự do của bọn báo chí có thể vì chút ảo danh hay nhận tiền của Liên Xô. Liên quan tới vấn đề phá hoại của bọn báo chí Mỹ, cuộc chiến tại VN đã giúp người Mỹ rất nhiều trong các trận chiến tiếp theo tại: Koweit, Iraq và 

Afganishtan: Tát tai đá đít đuổi lui về phía sau và nhốt tại các phòng báo chí hành quân. Không cho rón rén đi theo để viết bậy bạ như đã viết tại chiến trường VN. 



4.- Sự nhìn nhận ấy của ngày hôm nay không thể dừng bước tại đó.


5.-  Nếu dân tộc nầy còn chút sĩ diện: Quốc Hội Mỹ phải giải quyết cái chết oan uổng và cay đắng do bàn tay Mỹ đối với người bạn là Cố Tỗng Thống Ngô Đình Diệm. Và khi nào đây? 


6.- Một vết chàm đen còn nằm trong bàn tay dân tộc Mỹ. Nên TBT Nguyễn Phú Trọng nó đang chế nhạo. 


7.- Mỹ phải ủng họ dân Việt lật nhào CSVN mới là chính sách đúng đắn. Bắt chúng phải giải quyết vấn đề xé Hiệp Định Paris. Sau đó mới nói chuyện khác. Phải làm thật chúng mới sợ và nể. Nên gác lại bát NƯỚC ỐC NHÂN QUYỀN chẳng đi về đâu.

Hồng Lĩnh





2015-07-12 5:09 GMT+02:00 Andy Nguyen <andy.enricheducation@gmail.com>:

Kính thưa Quý vị,

Kính chuyển tới Quý vị bài tường trình của Thanh Trúc, Phóng viên Đài Á Châu Tự Do, với Lời Giới Thiệu của chúng tôi. Hy vọng được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.

Trân trọng,
Hữu Nguyên
LOGO CDM ORIGIN.jpg

Chính phủ Mỹ Vinh Danh & Tri Ân 9 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu chống CS xâm lăng Miền Nam
Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc Hội Mỹ
Thanh Trúc, phóng viên RFA - 11.07.2015

LGT (congdongmang@saigontimes.org): Ngày 8 tháng 7, 2015, có 2 sự kiện trái ngược cùng xảy ra tại Thủ Đô Hoa Kỳ.
Thứ nhất, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS - Center for Strategic and International Studies) của Hoa Kỳ, TBT VC Nguyễn Phú Trọng đã nịnh bợ Mỹ một cách hèn hạ và vô liêm sỉ tới độ cố tình tuyên bố một cách lấp liếm:
Chiến tranh VN “không phải là cuộc chiến tranh nhằm chống lại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”.  Tuyên bố như vậy, rõ ràng NPT đã bất chấp những thực tế, chính VC đã rêu rao hàng chục năm cái gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; chính Hồ Chí Minh đã viết “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, chính VC đã phong tặng cho hàng ngàn VC danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, trong đó có Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng; và trong số 58 ngàn lính Mỹ hy sinh tại VN, đã có không biết bao nhiêu người chết vì bom mìn của quân khủng bố VC, trong đó có những tên khủng bố nay trở thành trùm sỏ băng đảng VC, như TBT VC Nguyễn Phú Trọng.

Thứ hai, tại Capitol Visitor Center thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ,  chính phủ Mỹ đã long trọng tổ chức lễ Vinh Danh Tri Ân hơn 9 triệu quân nhân Mỹ đã chiến đấu, trong đó có 58,000 quân nhân Mỹ đã hy sinh,  trong cuộc chiến chống CS Bắc Việt tại Việt Nam.

Từ hai sự kiện quan trọng tưởng như mâu thuẫn này, bất cứ ai có lương tri, cũng thấy rõ một sự thật hiển nhiên: VC, với sự tiếp tay của CS quốc tế, đã tàn nhẫn giết hại hơn 4 triệu đồng bào của mình, thực hiện cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam; trong khi Hoa Kỳ, với sự tiếp tay của Đồng Minh, đã tham chiến chống lại CS Bắc Việt xâm lăng, bảo vệ Miền Nam và Thế Giới Tự Do.

Chính ý nghĩa quan trọng và lý tưởng cao cả của cuộc chiến tranh bảo vệ tự do cho Miền Nam, được dân tộc Mỹ đã theo đuổi, nên đúng 50 năm trước, ngày 8 tháng 7 năm 1965,  Tổng Thống Johnson đã ban hành sắc lệnh, trao tặng Vietnam Services Medal cho tất cả những người Mỹ tham chiến tại VN. Để hiểu rõ những hy sinh đầy cao quý của người Mỹ trong cuộc chiến tranh VN, sau đây, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài tường trình giá trị của Thanh Trúc (bấm vô đây coi nguyên văn),  phóng viên Đài Á Châu Tự Do, được phổ biến online ngày 11 tháng 7 vừa qua.


Cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 8/7/2015.

Thứ Tư ngày 8 vừa qua, lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam, mà quân đội Mỹ từng tham chiến bên cạnh quân đội miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên được cử hành trọng thể tại Capitol Visitor Center thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.

58.000 binh sĩ Mỹ hy sinh

Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư năm 1975 sau khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút về nước theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, là cuộc chiến tốn nhiều giấy mực và không biết bao nhiêu tranh cãi cũng như bất đồng về sự tham chiến của người Mỹ 50 năm trước.

Đã có 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, hàng trăm ngàn người trở về với thương tích trên thân thể và nỗi đau trong tâm hồn của người lính bị cho là tham dự không chính đáng vào một cuộc chiến ở một đất nước khác ngoài Mỹ quốc.

Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng Bảy 2015, bốn hôm sau Lễ Độc Lập July 4th, quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tổ chức buổi lễ kỷ niệm chính thức, mời những cựu chiến binh Hoa Kỳ thuộc các binh chủng từng chiến đấu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1960, để nói lên lời cảm ơn đồng thời ghi nhận sự hy sinh cao cả của những lính chiến đó.

Đây là sự kiện được bảo trợ bởi các viên chức hành pháp hàng đầu như đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ashton Carter, cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel. Phía lập pháp có các vị dân cử thuộc lưỡng đảng trong quốc hội như chủ tịch hạ viên John Boehner, thượng nghị sĩ Mitch McCornell, thượng nghị sĩ Harry Reid, nữ dân biểu Nancy Pelosi cùng một số đại diện dân cử các tiểu bang Virginia, Connecticut, Florida, Georgia.

Chỉ ghé qua vài phút trước khi buổi lễ khai mạc, thượng nghị sĩ John McCain, cựu phi công thời chiến Việt Nam mà máy bay do ông cầm lái bị bắn rơi tại miền Bắc và ông đã bị tù 5 năm trong Hỏa Lò ở Hà Nội, phát biểu với đài Á Châu Tự Do: “Khi tôi trở về nước trong tư cách một tù nhân chiến tranh thì may mắn tôi đã không bị sự đón tiếp lạnh nhạt như những cựu chiến binh đồng đội của trở về từ Việt Nam trước đó. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ước mong giá mà họ trở về và được đón tiếp được vinh danh như những người con đi xa đã phục vụ cho tổ quốc của mình. Về sự kiện hôm nay, điều đáng chú ý tôi muốn nói là đã có một số viên chức Việt Nam đến văn phòng của tôi ngày hôm nay, có nghĩa là quan hệ Viêt Nam Hoa Kỳ đã thực sự thăng tiến một phần không chỉ do sự đe dọa từ phía Trung Quốc mà chính là nhờ sự hòa giải chẳng khác nào buổi tưởng niệm 50 năm chiến tranh Việt Nam với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam hôm nay.”

Rất nhiều cựu chiến binh đã cùng gia đình đến tham dự. Đa số đều có tuổi. Có người đi đứng tương đối còn nhanh nhẹn, có người phải chống gậy và có người ngồi xe lăn.

Đến sớm nhất có lẽ là cựu chiến binh Charles Goodin: “Năm 1968 tôi đóng quân tại một nơi có tên là làng Phong Điền. Đến năm 1969 thì tôi ra Đà Nẵng, nghĩa là bất cứ nơi nào tôi phải đi, những căn cứ không quân xa gần. Tôi cảm kích về sự kiện hôm nay, chưa hiểu chuyện gì sắp xảy ra nhưng hãy cứ đợi xem sao. Tôi thực sự ngạc nhiên nhưng cũng thật tự hào có mặt ở đây hôm nay.”

Cựu chiến binh Ben Petrone ngồi trên xe lăn do vợ đẩy, chừng như không dấu được nỗi xúc động: “Thật tuyệt vời, cảm ơn rất nhiều, không gì có thể so sánh được. Sau một thời gian dài thì bây giờ tôi chỉ có thể nói được rằng trước kia nhiều người Mỹ đã hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam mà chúng tôi là những người từng tham chiến. Đáng tiếc những người phản chiến đó đã bị hướng dẫn thông tin một cách sai lạc.”

Tiếp lời chồng, bà vợ cựu chiến binh Ben Petrone: “Tôi lấy làm tự hào và cảm kích nữa khi có mặt nơi đây, bởi vì tôi nhớ la6i hồi thập niên 60s trở đi những người lính trẻ trở về từ Việt Nam, trong đó có chồng tôi, đã bị đối xử bất công như thế nào. Với tôi khi đó mọi sự đáng lẽ không nên diễn ra một cách tồi tệ như vậy, cho nên cảm tưởng hôm nay là một sự bù đắp rất đáng có.”

Đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn


​Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 8/7/2015. AFP PHOTO.

Mở đầu buổi lễ, chủ tịch hạ viện John Boehner mời tất cả những cựu chiến binh hiện diện trong kháng phòng đứng dậy. Trong tiếng vỗ tay vang dội của gần một ngàn người tham dự, ông John Boehner ngỏ lời tri ân những chiến sĩ mà nay tuổi đã xế chiều. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp, kéo dài và gây nhiều tranh luận nhất, ông nói, những chiến sĩ hải lục không quân cũng như bộ binh Mỹ khi còn là những thanh niên trai tráng đã can đảm nghe theo mệnh lệnh quân ngũ dấn thân vào một cuộc chiến đắt giá trên nhiều nghĩa. Theo ông, đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn một thế hệ trẻ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng tự do mà giá trị của nó luôn được ghi nhận.

Góp lời tri ân những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam 50 năm về trước, dân biểu Jeff Miller tiểu bang Florida, cũng là người giới thiệu cuốn video có tên Đất Nước Ghi Ơn với những hình ảnh sống động, hào hùng nhưng không kém phần gian khổ của binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam 50 năm về trước.

Hầu như mỗi thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên ở đất nước này, ông nói, đều được giao một trọng trách nào đó để vinh danh và bảo vệ quốc gia. Thế nhưng, ông khẳng định, không một thế hệ nào giống thế hệ những cựu chiến binh đã chiến đấu tại Việt Nam, đã nhận lãnh một sứ mạng quá tầm tay của mình, một trách nhiệm và một mệnh lệnh chiến đấu không hoàn toàn được sự ủng hộ của mọi giới ở Hoa Kỳ. Họ đã đi, đã vào sinh ra tử, đã nằm xuống trên miền đất xa xôi mà rất nhiều người Mỹ thời đó không biết tới. Và nếu không chết, không bị tù tội mà còn sống trở về thì họ đã phải chịu đựng những lời chê trách nặng nề hay là bị quên lãng đi. Những chuyện như thế ngày hôm nay không còn nữa, những chuyện không hay ho như thế phải chấm dứt, phải trả lại sự xứng đáng và công lý cho những cựu chiến binh Việt Nam, dân biểu John Boehner kết luận.

Tiếp đó là phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, trước khi giới thiệu đến mọi người vị tiền nhiệm của ông là cựu bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, một cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến Việt Nam mấy chục năm trước.

Cảm tưởng của những cựu chiến binh sau buổi lễ kỷ niệm 50 năm quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến Việt Nam như thế nào. Ông Jeff Dombroff, đến từ Warrington, Virginia:

“Năm nay tôi đã 71 rồi, lúc đó tôi là phi công thuộc binh đoàn trực thăng vận Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tôi trở về nước năm 1968, đúng vào năm xảy ra vụ tổng công kích của Hà Nội ở Huế. Phải nói là muộn quá, tôi tin rằng chúng tôi là những cựu chiến binh đích thực trước khi danh xưng này trở thành thời thượng. Bây giờ mới được ghi nhận thì quả là có phần muôn màng để mà nhớ lại hàng trăm hàng ngàn lính chiến Mỹ đã tới Việt Nam để giúp đỡ và chiến đấu cho tự do và đã hy sinh ở đó. Sau cùng thì giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lòng tri ân đối với những người đã phục vụ trong cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi nhắc lại là đã có phần trể nãi lắm rồi nhưng theo lời những diễn giả phát biểu hôm nay rằng dù muộn còn hơn không thì tôi cũng phải nói lời cảm ơn đối với họ.”

Cựu binh sĩ Stacey Smith, phi công trực thăng ở chiến trường Việt Nam từ 1970 đến 1971, căn cứ không quân Cần Thơ: “Không có gì, cảm ơn về sự ghi nhận, muộn quá rồi nhưng dù sao chúng tôi cũng mang ơn quí vị. Khi đó chúng tôi là những người lính trẻ có một nhiệm vụ phải hoàn thành, phải làm tất cả những gì tốt nhất trong trách nhiệm của mình. Tôi đã nghe những diễn giả hôm nay nói rằng trách nhiệm mà chúng tôi cưu mang lúc đó trong cuộc chiến Việt Nam là những gì không thể thay thế, không thể diễn tả mà chỉ có thể cảm nhận, hiểu và tri ân. Thực sự chiến tranh không phải chuyện vui mà nó là điều người lính chiến phải nhận lãnh và khi đất nước kêu gọi thì chúng tôi phải đáp lời.”

Cựu chiến binh Howard Garder: “Tôi phục vụ ở Việt Nam năm 1975 thời gian rất gần cuộc di tản khi Saigon thất thủ. Hôm nay tôi thấy mình cần ngỏ lời cảm ơn vì được tri ân vừa cảm thấy nhớ đồng đội của mình thật nhiều. Năm mươi năm rồi còn gì, nhiều đồng đội nam nữ của chúng tôi không còn sống để đến với sự kiện này mà đáng lẽ phải diễn ra sớm hơn. Tuy nhiên điều an ủi là có một số gia đình vợ con các cựu chiến binh còn sống hay quá cố được mời tới đây và được nghe những viên chức chính phủ ghi nhận công lao cùng sự hy sinh của cha ông mình.”

Đó là diễn biến buổi lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam, lần đầu tiên được tổ chức trọng thể tại quốc hội Hoa Kỳ nhằm tri ân và cảm ơn những chiến binh Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Thanh Trúc tường trình từ Điện Capitol, Washington DC.