Sunday, March 26, 2017

Ông Trịnh Văn Lâu yêu cầu xét xử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình, bắt đại gia Trầm Bê, truy tố tướng Trần Quốc Liêm


Nguồn : blog của Bùi văn Bổng và Anh Ba Sàm
Ông Trịnh Văn Lâu, tức Tư Cẩn, tác giả Bản Kiến Nghị. Ảnh: internet
Đôi lời: Trang Ba Sàm nhận được Bản Kiến Nghị được cho là của ông Trịnh Văn Lâu, cán bộ cao cấp nghỉ hưu, gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, đề nghị cách chức và xét xử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình vì bao che cho các hoạt động lũng đoạn ngân hàng, bắt ông trùm ngân hàng Trầm Bê, truy tố vợ chồng Thiếu tướng Trần Quốc Liêm vì liên quan đến việc chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong vụ án Dương Thanh Cường với ngân hàng Agribank. Không rõ các chi tiết nêu ra trong Bản Kiến Nghị này chính xác ra sao, xin được đăng tại đây để quý độc giả tham khảo và kiểm chứng.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*****

                                                              BẢN KIẾN NGHỊ

– Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;
– Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị- Thường trực Ban Bí thư;
– Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị – Thủ tướng Chính phủ;
– Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương;
– Đồng kính gửi: Các đồng chí trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tôi là Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn) nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI, VII; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Tây Ninh, Cửu Long, Vĩnh Long; Bí thư Đảng bộ nhà tù Côn Đảo.
Kính thưa các đồng chí!
Thời gian gần đây, dư luận quần chúng nhân dân, nhất là các vị lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp về hưu, đặc biệt các cựu tù Côn Đảo đều phấn khởi về kết quả việc phát hiện, điều tra, xử lý kỷ luật tập thể và cá nhân liên quan đến các vụ án tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhất là đã và đang phanh phui tới cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh và người đứng đầu các cơ quan tương đương… do báo chí, dư luận xã hội phát hiện.
Bước đầu đã chứng minh lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong phiên họp thứ X, ngày 28/12/2015 như sau:”…Sau Đại hội XII của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có hiệu quả rõ ràng hơn…”.
Với tinh thần đó, tôi xin đại diện các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp nghỉ hưu gởi đến tôi và nhờ tôi gửi đến các đồng chí Bản kiến nghị này với những bức xúc của đông đảo đồng chí, đồng bào ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Để gởi đến đồng chí Tổng Bí thư – Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị với tất cả niềm tin và tâm huyết. Mong các đồng chí tiếp tục xem xét và xử lý đối với những vụ trọng án đã và đang được xét xử nhưng vẫn còn những nhân vật liên quan, có trách nhiệm to lớn, nặng nề trong các vụ án đó, vẫn chưa được điều tra phanh phui làm rõ trước kỷ cương pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất: Việc ông Nguyễn Văn Bình, đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trực tiếp trong các vụ án vừa qua, nhưng chưa được quy trách nhiệm và đưa ra xét xử? Cụ thể:
1-     Vụ án Phạm Công Danh và Ngân hàng xây dựng:
Một là, Qua Bản cáo trạng xét xử vụ trọng án này, Nhân dân rất bức xúc và hiểu cặn kẽ: Phạm Công Danh nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đòan Thiên Thanh, là Tập đoàn nợ lớn, tài chính yếu kém. Phạm Công Danh phải thụ án 6 năm tù vì sự thua lỗ ấy. Vậy mà Tập đoàn Thiên Thanh lại được Ngân Hàng nhà nước lựa chọn để tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín và Phạm Công Danh lại được Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị – Giám đốc Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam nầy?
Hai là. Cần được làm rõ là: Ngân hàng Xây dựng là Ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá “không đồng” vào ngày 02/02/2015.
Được biết, đến cuối năm 2014 phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỷ đồng và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng đang thua lổ trầm trọng với giá “không đồng” là việc làm kỳ lạ, cần được điều tra làm rõ. Trong lúc đó, ai đứng phía sau cho Phạm Công Danh thành lập hàng chục Chi nhánh “Ngân hàng ảo”để rút tiền Nhà nước?
Ba là: Có quy định khi Ngân hàng Xây dựng thua lỗ lớn, phải được kiểm soát đặc biệt mỗi khi rút tiền từ Ngân hàng này có số tiền từ 5 tỷ đồng trở lên, phải được sự đồng ý của Tổ giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước đặt tại đây.
Vậy mà, chỉ trong vòng hơn 01 năm, Phạm Công Danh đã rút được từ Ngân hàng Xây dựng hơn 18.678 tỷ đồng. Trách nhiệm này, ngoài Tổ giám sát, còn có trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Cần phải được điều tra làm rõ?
2- Ngân hàng nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Phương Nam và câu hỏi “Ai bảo kê ông Trầm Bê”?
Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhân dân các giới vẫn còn bức xúc việc…”Ngân hàng nhà nước đứng ra nhận ủy quyền phần vốn âm nhiều chục nghìn tỷ đồng của  gia đình ông Trầm Bê sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank…”,”…còn được gọi Ngân hàng nhà nước mua lại Ngân hàng Phương Nam bằng ”không đồng” để lãnh lấy số nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê về cho Nhà nước phải trả nợ thay? Và đông đảo dư luận không quên chuyện Trầm Bê còn  cho Dương Thanh Cường ở Ngân hàng Agribank vay 1.500 lượng vàng từ Ngân hàng Phương Nam trong vụ án Dương Thanh Cường gần như ai cũng biết. Đặc biệt vụ  Trầm Bê đã mua với giá rẻ trên 150 héc ta đất Quốc phòng của Quân Khu 9 do ông Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh Quân Khu 9 đứng bán cho Trầm Bê và Trầm Bê kinh doanh bán lại đã thu lợi có được hàng chục ngàn tỷ đồng, chưa kể đất Quốc phòng của Quân khu 7 tại thành phố Hồ Chí Minh mà Trầm Bê đã mua.
Hiện Trầm Bê còn những tài sản: dinh thự, cảng biển, những ngôi chùa mênh mông, bao gia sản, nhà cửa ở thành phố Hồ Chí Minh và Trầm Bê đã “đền ơn” ông Tiền Phong mấy căn biệt thự ở Sài Gòn… Tại sao từ khi sáp nhập và được mua “không đồng”, Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank, Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa vẫn giữ chân Hội đồng thành viên và điều hành Ngân hàng Sacombank cho đến nay?
Tại sao Ngân hàng nhà nước và ông Nguyễn Văn Bình bắt Nhà nước phải lãnh khối nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê để trả nợ, còn Trầm Bê thì cứ sống ngoài vòng pháp luật, giàu có, nhởn nhơ, đường hoàng? Liệu đây có phải là một nhóm lợi ích của những người có chức, có quyền bảo kê không?
2- Ngân hàng Nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank):là một trong 6 đại án tham nhũng, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hà Văn Thắm đã được Ngân hàng Nhà nước với sự chỉ đạo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình mua Ngân hàng Đại dương với giá “không đồng” từ ngày 25/04/2015
Dư luận của cán bộ, đảng viên được biết: theo đánh giá, nhận định của Bộ Công an thì đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Theo thông tin chính thống từ các nguồn tin: đây là những diễn biến vi phạm nổi bật của Ngân hàng Oceanbank trước lúc được Ngân hàng Nhà nước mua với giá “không đồng”.
- Đến 31/03/2014 nợ xấu lên đến 15.000 tỷ đồng, chiếm 49,84%. Vốn Điều lệ 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lỗ gần 10.200 tỷ đồng, bằng 299,63% (âm vốn chủ sở hữu gấp 2,5 lần).
- Hà Văn Thắm lập khống 09 hồ sơ vay, chiếm đoạt 137 tỷ đồng của  Oceanbank.
- Hà Văn Thắm cho Phạm Công Danh vay trong danh nghĩa Công ty TNHH- MTV Dịch vụ và thương mại Trung Dung vay gần 350 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi và nhiều vi phạm khác.
- Tháng 5/2014 Hà Văn Thắm cho lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ…
Với những vi phạm, tham ô, chiếm đoạt tiền Nhà nước của Hà Văn Thắm và  Ngân hàng Đại dương vô cùng nghiệm trọng như vậy, ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại quyết định mua lại Ngân hàng này với giá “không đồng”? Nhà nước phải lãnh số nợ khổng lồ để trả thay cho Hà Văn Thắm và nhóm lợi ích của hắn. Ông  Bình phải chịu trách nhiệm về quyết định này?
Thứ hai: Vụ án liên quan đến Thiếu tướng Trần Quốc Liêm – (Tổng Cục phó Tổng Cục An ninh – Bộ Công An) – em ruột của vợ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vợ là Trần Hoa Mai trong vụ án Dương Thanh Cường cùng đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của Ngân hàng Agribank.
Mối quan hệ đó là: Với “Dự án ma – Thạnh Phát”, Dương Thanh Cường cùng đồng bọn chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (trên thực tế, theo luật sư Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng). Đó là Dự án “Bất động sản”, trong đó có thương vụ của vợ chồng Thiếu tướng Liêm – Mai bán cho Dương Thanh Cường 5 héc ta (đất ruộng) ở huyện Bình Chánh với giá 397,9 tỷ đồng ( 7,95 triệu đồng/1m2). Số tiền lớn này vợ chồng ông Liêm vừa nhận trực tiếp 171,2 tỷ đồng, vừa chuyển khoản vào tài khoản Trần Hoa Mai đứng tên: 119 tỷ đồng; Còn 52,2 tỷ đồng Cường mang đến giao tận nhà của Liêm – Mai nhiều lần. Thực tế 5 ha đất ruộng của vợ chồng Trần Quốc Liêm với giá trị thị trường lúc đó không đến 5 – 6 tỷ đồng;mà vợ chồng Liêm lấy 397,9 tỷ đồng của Dương Thanh Cường là điều cần làm rõ?
Trong mối quan hệ này, Dương Thanh Cường đã khai: “Có nhờ Trần Quốc Liêm, là Thiếu tướng An ninh, Bộ Công An làm giấy tờ tín chấp nói với Tổng Giám đốc Agribank là Nguyễn Thế Bình để Cường được vay tiền của Ngân hàng. (Sau này vào tù, Cường rút lại lời khai đó). Theo cáo trạng (liệt kê) có tới 566 tỷ đồng (một con số khác là 386,2 tỷ đồng) trong số 628 tỷ đồng từ Ngân hàng Agribank chuyển cho Dương Thanh Cường đều qua tài khoản của bà Trần Hoa Mai (vợ Trần Quốc Liêm) đã mở tại Ngân hàng này.
Có nguồn tin, cơ quan chức năng có đủ những chứng cứ này. Cũng có dư luận rằng, cơ quan điều tra trước đây đã có kết luận khởi tố vợ chồng Liêm – Mai, nhưng lại có thế lực chỉ đạo nên coi vi phạm này là quan hệ giao dịch dân sự. Nhưng theo chúng tôi đây là phạm tội trực tiếp giúp sức của vợ chồng ông Liêm – bà Mai cho Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (theo LS Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng).
Được biết, Dương Thanh Cường lúc ấy mới vừa ra tù (từ án tử hình, xuống chung thân, rồi còn 20 năm với 5 tội danh, trong đó có tội lừa đảo và đưa hối lộ. Nhưng chỉ đến năm 2005 thì Cường được ra tù rất sớm). Vì thế, sự tiếp tay, giúp sức của Thiếu tướng Liêm đối với Cường là đã có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, vi phạm pháp luật cần được xử lý nghiêm minh. Chúng tôi kiến nghị: đình chỉ công tác đối với Thiếu tướng Trần Quốc Liêm và làm rõ những hành vi vi phạm của họ trước pháp luật.
Kính thưa đồng chí Tổng bí thư và các đồng chí!
Như nhận xét của đồng chí Tổng Bí thư: “… Khó là chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân và những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ …” Từ những nhận xét trên, chúng tôi càng thấy rõ cuộc chiến chống tham nhũng, chống “giặc nội xâm” là hết sức gay go và phức tạp
Chúng tôi tha thiết kiến nghị như sau:
Một là: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong việc tiếp tay cho hệ thống các Ngân hàng thua lỗ để Ngân hàng nhà nước mua lại “không đồng” . Đặc biệt, đó là những ngân hàng gắn với những can phạm với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt khối tiền hàng ngàn tỷ để Nhà nước phải gánh nợ, trả thay. Việc mua lại “không đồng” thường vào năm 2015, trước Đại  hội XII của Đảng, trong khi hàng ngàn tỷ đó lại nằm trong túi bọn tham nhũng đang sống trong sự chở che, đùm bọc của ông Bình gắn với những đại án, trọng án tham nhũng?
Hai là: Đề nghị xử lý ông Nguyễn Văn Bình về những sai phạm trong việc Ngân hàng nhà nước quyết định cho Phạm Công Danh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, giám đốc Ngân hàng Xây dựng khi vừa thụ án 6 năm tù. Đây là Ngân hàng nhà nước làm trái với quy định đối với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Bình đã tiếp tay cho Phạm Công Danh, trong vòng 1 năm được Ngân hàng nhà nước giải ngân để hắn rút ruột hơn 18 nghìn tỷ đồng, trái với qui định của chính Ngân hàng nhà nước đã đề ra đối với Ngân hàng Xây dựng đang thua lỗ này?
Ba là: Điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Bình chỉ đạo về việc mua lại “không đồng” Ngân hàng Phương Nam, để Nhà nước phải gánh trả nợ thế cho cha con gia đình Trầm Bê, trong khi đó Trầm Bê và gia đình vẫn tồn tại với tài sản kết sù ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Trà Vinh, Đồng bằng sông Cửu Long và cả ở nước ngoài. Có dư luận rằng: Trầm Bê đã tẩu tán tài sản và rửa tiền.
Từ những sai phạm của ông Nguyễn Văn Bình nêu trên. Chúng tôi đề nghị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Văn Bình và đưa ra xét xử công khai trước pháp luật để giử nghiêm kỷ cương phép nước.
Bốn là: Đề nghị bắt Trầm Bê – nguyên Giám đốc Ngân hàng Phương Nam để điều tra, làm rõ những thua lỗ, sai phạm, cũng như nhóm lợi ích đang bảo kê cho Trầm Bê mà dư luận Nhân dân, cán bộ ở đồng bằng sông Cửu Long rất bức xúc trong nhiều năm nay với câu hỏi: “Ai bảo kê Trầm Bê?”
Năm là: Đề nghị đưa Thiếu tướng Trần Quốc Liêm và vợ Trần Hoa Mai ra trước pháp luật vì có liên quan đến việc chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong vụ án Dương Thanh Cường với ngân hàng Agribank, lâu nay đã trở thành vùng cấm (?)
Cán bộ và nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long hết sức vui mừng và tin tưởng ở đồng chí Tổng bí thư, Bộ chính trị, và Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trong cuộc chiến chống tham nhũng hết sức quyết liệt, đầy phức tạp nhưng ngày càng giành được thắng lợi to lớn để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ yêu quí được Bác Hồ, các bậc tiền nhân cùng máu xương biết bao đồng bào, đồng chí đã dựng xây và truyền lại cho  chúng ta!
Xin kính chào!
Vĩnh Long, ngày 28 tháng 02 năm 2017
Đại diện cán bộ lão thành, cao cấp nghỉ hưu đồng kiến nghị
Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn)
Đọc thêm : http://www.tintuchangngayonline.com/2017/03/thu-trinh-van-lau-tai-xuat-iem-bao-gi.html
Cô gái Hà Nội xinh đẹp bỏ việc lương 2.000 USD để lấy chồng hơn 35 tuổi
03.00am 25-03-2016
Nguồn : http://baomoi.me/gia-dinh/co-gai-ha-noi-xinh-dep-bo-viec-luong-2000-usd-de-lay-chong-hon-35-tuoi_tin457907.html

Mỗi sáng thức dậy, Vũ Thị Nhạn, tên hiện tại là Na Hye Brass đều thấy quần áo đã giặt phơi, bữa sáng đã được chồng chuẩn bị sẵn. Một mẩu giấy nhớ viết: "Sorry, i'm so noisy honey. Love you", "Love you so much my angel wife. See you 5:30pm", hay đôi khi là câu "Anh yêu em, vợ bé nhỏ của anh"... Những cử chỉ âu yếm nhỏ nhoi đó cũng đủ cho Na Hye vui cả ngày. Cô lại thủ thỉ với đứa con trong bụng mình "Mẹ không hối hận khi theo bố con".
Na Hye là con cả trong một gia đình có 5 chị em ở Thạch Thất, Hà Nội. Học xong cấp 3, cô đi du học Hàn Quốc, trường Hallym University. Vài tháng đầu, cô được bố mẹ chu cấp cho toàn bộ cuộc sống. Nhưng không lâu sau đó, gia đình phá sản, cô buộc phải tự trang trải mọi sinh hoạt cho mình. Cô gái trẻ đã làm đủ các công việc từ phục vụ quán ăn, dịch thuật, phiên dịch... miễn là kiếm được khoảng 1.500 đô la cho cuộc sống đắt đỏ ở khu Keang Nam. Mỗi ngày cô làm 10 tiếng sau giờ học và nhiều hôm chỉ ăn bỏng ngô chống đói.
Na Hye xinh xắn từ thuở nhỏ, cô thông thạo tiếng Hàn và tiếng Anh. Nhờ khả năng ngoại ngữ mà cô gái trẻ từng kiếm được hơn 2.000 USD mỗi tháng.
Sau khi thi vào công ty Giải trí ở Hàn không được, cộng thêm áp lực công việc nên cô quyết định về nước. Đầu năm 2014, Na Hye vào Sài Gòn lập nghiệp, vừa làm phiên dịch cho chương trình "Gia đình đa văn hoá" của đài EBS về các cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc, vừa làm hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra cô còn mở lớp dạy tiếng Việt, tiếng Hàn. Những công việc này mang lại cho cô gái trẻ thu nhập hơn 2.000 USD mỗi tháng.
Cũng trong thời gian này, anh David Brass đang làm việc ở Việt Nam. Anh từng làm trong ngành hàng không ở vị trí quản lí hãng bay. Ở tuổi 52, anh bị phá sản do đầu tư bất động sản, cùng lúc đó thì cuộc hôn nhân tan vỡ. Người đàn ông này đã tìm đến Việt Nam Du lịch cho khuây khỏa, sau đó vì yêu mảnh đất này nên quyết định ở lại và làm quản lý trong một quán bar.
Tình cờ thấy hình Na Hye trên một ứng dụng nhắn tin miễn phí, anh nhắn tin làm quen. Những tin nhắn quan tâm ngày nào cũng được gửi đến cô gái trẻ xinh đẹp. Nhưng với Na Hye, do sống tự lập từ sớm nên cô cũng hiểu biết về những kiểu tán tỉnh của đàn ông trên mạng ảo. Được khen xinh, dễ thương, cô chỉ đáp lại lịch sự chứ không rung động gì.
"Chúng em đều ở quận 1, cách nhau có 5 phút đi bộ. Nhưng vì không xác định gì với anh nên em không gặp mặt. Thời điểm đó, em cũng có nhiều người theo đuổi", cô kể.
Trước những lời cự tuyệt của Na Hye, David vẫn quan tâm cô thật lòng và dần chứng minh anh khác so với những người đàn ông đang theo đuổi cô. Không chỉ quan tâm Na Hye hơn cả bản thân mình, người đàn ông này còn khiến cô gái trẻ cảm động do những bất hạnh anh gặp phải trước đây.
Tháng 9/2014, anh David về Mỹ. Không còn người nhắn tin quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ mỗi ngày khiến Na Hye có cảm giác thiếu vắng. Không lâu sau anh nhắn tin lại, cô mở lòng mình đón nhận anh hơn. Có một kỷ niệm Na Hye nhớ mãi: "Lúc mới quen anh nói tuổi mình 40. Nhưng em biết anh ấy phải nhiều hơn số đó. Trước khi nói lời yêu, em đã hỏi tuổi thật của anh và em đã choáng. Nhưng vì yêu anh nên em chỉ giận được có một lúc".
Chừng một tháng sau, cô nói lời yêu với người đàn ông hơn mình 35 tuổi. Kể từ đó, hai người cách nhau cả hai thế hệ, cách nhau nửa vòng trái đất nhắn tin qua lại, chia sẻ với nhau mọi thứ. Một ngày mùa hè năm 2015, David cầu hôn và muốn bảo lãnh bạn gái qua Mỹ. Na Hye đã đấu tranh tâm lý rất nhiều, cô lo lắng bố mẹ phản đối, mọi người chê cười. Cô cũng không muốn bỏ sự nghiệp đang rất tốt của mình. Cuối cùng cô quyết chạy theo tiếng gọi trái tim vì "không muốn bỏ qua người đàn ông rất tốt này".
Ngày đầu tiên gặp mặt người yêu, Na Hye phải liên tục nhìn vào những bức ảnh của anh để trấn an bản thân. Cô nhẩm trong lòng 'Anh ấy là chồng mình. Anh ấy yêu mình', để đấu tranh lại luồng tư tưởng 'Nếu ngoài đời anh xấu quá, già quá, mình không yêu anh nữa thì sao'".
"Chăm chú nhìn điện thoại mà em không biết anh ấy đã đứng trước mặt, cho đến khi anh gọi 'Honey!'. Em ngẩng đầu lên đã thấy mắt anh ngấn nước. Anh ôm em và khóc. Anh nói 'Anh nhớ em, anh đã chờ ngày này thật lâu'. Lúc đó em cũng bỡ ngỡ một chút, rồi hai đứa ôm nhau khóc", cô gái trẻ hồi tưởng.
4 ngày bên nhau làm visa, Na Hye càng hiểu và yêu người đàn ông này hơn. Anh hiểu biết, lịch sự và hơn hết hiền lành, quan tâm cô hết mực. Sau khi David về Mỹ, cô tranh thủ về Hà Nội thăm bố mẹ và nhanh chóng hoàn tất công việc để sớm hội tụ với người yêu. Bố mẹ cô tuy không đồng tình với việc con gái lấy chồng lớn tuổi và cũng không giàu có gì nhưng vì Na Hye tự lập từ sớm nên họ chỉ còn biết ủng hộ con.
Hiện tại anh David làm quản lý một nhà hàng, còn Na Hye bán hàng qua mạng. Cô dự tính sau khi sinh con xong sẽ đi làm để cùng chồng lo cho con của họ cũng như gia đình ở Việt Nam.
Một ngày đầu tháng 10/2015, cô gái 23 tuổi bỏ lại công việc đáng mơ ước chạy theo tình yêu. Để tiết kiệm chi phí đám cưới, hai người chỉ đăng ký kết hôn và tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở Mỹ. Tất cả đồ đạc hay trang trí đều là đồ đi mượn và nhờ người thân làm giúp, bánh cưới có bạn của David làm tặng, nước ngọt có mẹ chồng mua, kẹo của dì. Tất cả chi phí đám cưới hết chỉ 1.000 USD. Trước khi sang Mỹ, Na Hye cũng tự chọn vải và nhờ người may váy cưới cho mình.
Cô gái chia sẻ, chồng cô là một người hiền lành, tuy già nhưng không xấu. Biết cô bỏ tất cả để theo mình nên anh cố gắng làm tất cả để bù đắp cho cô. Na Hye kể: "Hiện chồng em làm quản lý một nhà hàng tại Mỹ, nhưng nhiều hôm em đến thăm thấy anh vào bếp rửa bát. Anh bảo muốn làm giúp nhân viên để nhanh chóng hết việc còn về nhà với vợ. Nhiều đêm sờ bàn tay anh thô ráp mà em thấy xót xa".
Sợ mình lớn tuổi không thể chăm được con và thương vợ vất vả nên David không muốn Na Hye sinh con. Trái lại, cô lại muốn sinh trước khi chồng quá lớn tuổi. Tháng 8 tới họ sẽ chào đón con đầu lòng.
Anh David chia sẻ thêm, anh yêu Na Hye vì cô quan tâm đến cảm xúc người khác. Không như một số cô gái trẻ khác, khi nói chuyện với anh, sẽ xoáy vào tiền bạc, trong khi Na Hye luôn tránh. Anh David cũng thấy thiệt thòi cho Na Hye gặp mình lúc đã lớn tuổi và không mấy dư giả. Hiện tại, David làm quản lý trong một nhà hàng. Mỗi ngày anh làm việc 10 tiếng và đang cố gắng làm 12 tiếng để có tiền tiết kiệm cho con. Đôi uyên ương vẫn ở nhà thuê 750 USD/tháng. Họ cũng đang đi xe trả góp.
Hơn một năm rưỡi yêu qua mạng và đến nay 6 tháng bên nhau, cô gái đôi mươi đã yêu người đàn ông sắp bước sang tuổi lục tuần không hề toan tính. Tương lai còn dài, nhưng với Na Hye, được làm vợ, làm chồng đã là duyên nợ, thì dù sau này thế nào đi chăng nữa thì cô cũng trân trọng.
Phan Dương








Tạm dịch phần Anh ngữ của hình trên : TRUNG QUỐC . Nam kinh . Tháng 4 1949 . Khi những lính đầu tiên của Quân đội Giải phóng của Nhân dân tiến vào Nam kinh (thủ phủ của tỉnh Giang Tô) dân ở đây hờ hững/vô cảm (impassive) nhìn họ với tò mò và thận trọng . Các quân đội trong quá khứ đã sống bằng cách cướp phá mọi nơi . Nhưng những ng lính này vừa đi vừa hát ba điều lịnh : "Không được lấy 1 cây kim sợi chỉ . Hảy coi dân như gia đình mình . Mượn cái gì đều phải trả lại" .