Monday, April 29, 2019

Viết Nhanh Cho Một Kỷ Niệm Vào Ngày 20 Tháng 2, Năm...- Nguyễn Trọng Hoàn

Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20188:10 SA
Viết Nhanh Cho Một Kỷ Niệm Vào Ngày 20 Tháng 2, Năm...- Nguyễn Trọng Hoàn

Viết Nhanh Cho Một Kỷ Niệm Vào Ngày 20 Tháng 2, Năm...- Nguyễn Trọng Hoàn

choiGa

( HNPĐ ) Cái thị trấn có diện tích chưa đến 2 cây số vuông mang tên Cần Giuộc, nằm lọt thỏm giữa một bên là nhánh con sông Vàm Cỏ xanh ngắt bóng dừa nước. Phần kia là quốc lộ chạy từ Cầu Ông Thìn đến tận con kinh Nước Mặn của huyện Cần Đước. Tạo thành một vùng tam giác, Bộ Chỉ huy Trung Đoàn 46 " của ông Hùng " ở đỉnh cái tam giác ấy. Cạnh dài khác là  con sông Phước Lại trải một mầu xanh đến tận ấp Thanh Ba, quê hương của vợ Cụ Đồ Chiểu... đã để lại trong tôi một ký ức khó quên với những bước quân hành đầu đời, chập chững...

-  Tôi, với ba lô, giầy MAP bóng loáng bước vào cổng Trung đoàn đúng vào giờ nghỉ trưa thì đã thấy 3 tên  Nguyễn Đức Thành, Trần Như Xuyên, Nguyễn Đắc Song Phương đang xúm vào xem...một trận đá gà ở ngay bên hông phải của Bộ Chỉ Huy, bên trái là 3 cái ba lô ( cũng xếp ngay ngắn) trước cửa phòng Ban 1 ( của Đại úy Minh )...nói là trận đá gà cho nó oai, chứ từ cổ động viên đến chủ gà chỉ vỏn vẹn có dưới 10 người, 2,3 ông sĩ quan Úy có, Tá có, bỏ áo ngoài quần, chân đi dép, 1 ông có thể là hạ sĩ quan, quần đùi bạc mầu và áo may ô cháo lòng...Trận đấu giữa con gà có sắc lông mầu trắng và con có mầu đỏ hung hình như chưa phân thắng bại thì ông già hạ sĩ quan nhẩy vào, ôm con gà có lông trắng với mỏ, thân và đầu đẫm máu: Thôi, nghỉ bữa khác, coi như tớ hôm nay thua..

- Nguyễn Đắc Song Phương vốn là người nóng tính lại được bạn bè trìu mến phong cho cái danh là nhà bác vật từ những ngày ở trong trường (Phương còn có biệt danh khác là : "người can thiệp" bất cứ đám tranh luận nào, nó chỉ đi ngang, đứng nghe một chút về nội dung, thế là nó vào trận...  nó có trí nhớ rất tốt và biết rất nhiều ( cả nhưng gì nó không biết )
...Phương mặt đỏ ké, ngơ ngác rồi chỉ thẳng vào mặt ông già: - Sao ông lại ngu thế.. Tại sao ông phải ngưng ngang như thế...( Rồi Phương lẩm bẩm ) hôm nay đang kỳ trăng non, bầu trời sẽ tối hơn thường khi... Xem tướng gà, người ta thường quan sát cái cựa gà chứ gì? Sai bét, phải xem cái vẩy của nó... Con gà của lão là loại gà nhạn có vẩy, tên là liên giáp nội đóng ở ngay cựa hay còn gọi là hổ khẩu, vẩy quý gà quý..
Phương sấn tới, giằng con gà nơi ông già đang tròn mắt kinh ngạc: Ông đưa tôi, tôi cá với ông 1 thùng bia quân tiếp vụ nữa.. 
Chẳng ai biết ất giáp gì nhưng mọi người vỗ tay cười vang...Tiếng cười huyên náo khiến những quân nhân khác xúm vào xem càng lúc cành đông..
 Phương cởi phăng áo trận, ném về phía 3 chiếc ba lô, vung tay: Tới nữa đi, tới luôn một cú liên hoàn cước nữa đi Nhạn...Thằng tía kia sẽ đi đoong một đời chiến trận !
Quả là 2 chiến kê đang tung những đòn tối độc một mất một còn với đối thủ. Kìa, cả 2 cùng tung cước một lúc ....Một tiếng kêu khô khốc của con gà nhạn, nó nằm vật ra, đang giẫy giụa, đang trào những dòng máu tươi trong nét mặt xám ngắt của mọi người.
Ông già chủ  nhân của con nhạn, có lẽ là người giận và buồn nhất. Nhưng trái với dự đoán của mọi người, ông ta chỉ cười gằn. Cúi xuống ôm lấy xác con gà thân yêu, vuốt vuốt vào cái thân đẩm máu. Rồi bất chợt, ông ta ném mạnh con gà vào người Nguyễn Đắc Song Phương:
- Đéo biết con cặc gì cũng bầy đặt làm thầy dùi..
Ông phủi phủi bàn tay rồi bước vội vào phía sau, không quên nói : Trả cho Thiếu tá Mai kia một thùng bia ..

Lời nói như ra lệnh ấy, khiến cả bọn tân sĩ quan ngạc nhiên không ít. Càng ngạc nhiên hơn khi 4 thằng được dẫn lên trình diện ông Trung Đoàn trưởng. Thì ra ông già chủ nhân của con gà Nhạn kia là cái ông " tướng" nỗi tiếng sát Cộng đến từ binh chủng Nhẩy dù..
Ổng ngồi nghiêm nghị, với 3 bông hoa mầu đen trên nắp túi áo trận , chờ cho bọn tôi xưng danh xong, ông chỉ tay về phía cái ghế dài bên hông : Ba cậu ngồi kia, còn Thiếu úy này ( Nguyễn Đắc Song Phương ) đứng yên đấy.
[ " Kinh nghiệm bản thân "  trong thời gian phục vụ dưới quyền của 4 ông Tướng Nguyễn Văn Minh ( Tư lênh Quân đoàn III và 3 Tướng Phan Trọng Chinh, Nguyễn Xuân Thịnh, Lê Văn Tư  ( Tư lệnh Sư đoàn 25 ) thì. Mỗi khi các " Người" nổi trận lôi đình, thì tùy cách xưng hô mà " nạn nhân" phải ( được ) nhận lãnh hình phạt nặng hay nhẹ...khi các bố ấy gọi bằng cấp bậc, ấy là chỉ " từ chết đến bị thương. Nhẹ nhất thì cũng phải " ôm" 8 trọng cấm. Còn khi nào xưng tớ, xưng tao, xưng goa mà được gọi là cậu, là em...thì yên chí lớn, chịu trận vài phút..Cơn nóng qua mau, khỏe re. ]

Nhưng cái thủ tục như vừa kể ở trên, hôm nay hình như khác với nhà bác vật Song Phương...
- Chuyện hôm nay, Cậu có 2 lỗi lầm...chuyện thứ nhất.. Tớ không giận cậu vì mất con gà, nhưng để cho các cậu thấy tận mắt giữa lý thuyết và thực tế khác nhau xa lắm...Xa hơn, những điều các cậu học ở trong trường ( cũng như hiểu biết của cậu này về con gà ) khác xa với thực tế ở chiến trường...Sĩ quan lớp các cậu hay mỉa mai bọn chúng tớ là xuất thân từ lính khố xanh khố đỏ chứ gì...Nhưng từ chuyện nhỏ của con gà chọi, khi bằng linh tính của một người cầm quân Tớ đã biết nó xuống sức rồi... các cậu phải về đơn vị, và người thày đầu tiên của các cậu là những Hạ sĩ quan già...Còn Thiếu úy Phương nghe đây ( quái lạ, bố này sao thay đổi xoành xoạch cách xưng hô , chuyện gì nữa đây ? ) ...Thiếu úy sẽ bị phạt 8 ngày khinh cấm vì đã ném toẹt cái áo đang mặc xuống đất...Các cậu thấy không, tôi luôn mặc quần áo Nhẩy dù, chẳng phải để khoe mình xuất thân từ binh chủng thiện chiến đó,mà cái bộ quần áo này đã đẩm máu, mồ hôi, không chỉ của tôi mà của bao nhiêu đồng đội đã hy sinh cho Tổ quốc, cho Quân đội. Mầu cờ, sắc áo thiêng liêng là thế...Vậy mà chỉ vì chuyện gà chọi, Thiếu úy đã cởi phăng nó ra...Thôi được rồi...Ngày mai về đến các Tiểu đoàn nhớ phải gần thằng Lính...đừng có lấy lon lá đè chúng nó, chúng nó chỉ sợ chứ không phục đâu...Riêng Nguyễn Đắc Song Phương, tớ biết là cậu trực tính...Tớ mà mềm mỏng ra thì đến giờ đâu có phải đeo cái lon đại tá cũ mèm như thế này. Vả lại chuyện gà qué vừa rồi, tớ cũng hơi nóng..8 khinh cấm, phạt cậu coi như để nhớ nghe...

Phương cùng bọn tôi thở phào nhẹ nhõm rồi trở lại ban 1 của Đại úy Minh để lấy sự vụ lệnh...Phương móc bóp:
- Chuyện tôi vừa thua 1 thùng bia Quân tiếp vụ, nhờ đại úy chuyển giúp...Đại úy Minh khoác tay: Ổng trả rồi, Ổng vừa gọi máy xuống bảo Ban Quân Lương ứng trước tiền lương của ổng...Tội nghiệp, tài giỏi, khí khái nên lận đận...nghe nói tuần sau có ông Trung tá Nguyễn Văn Hai về thay thế rồi...

.. 5 năm sau...Đó là năm 1971 Tiểu đoàn tôi sau cuộc hành quân đẫm máu ở Bến Sỏi, giáp biên giới Việt Miên được về dưỡng quân tại căn cứ Trảng Sụp. Thiếu úy Chỉ huy Hậu cứ Lê Ngọc Hồ dẫn một số tân sĩ quan Thủ Đức, Hạ sĩ quan mới vừa tốt nghiệp tại Nha Trang, cùng một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ từ các đơn vị khác bổ sung cho quân số Tiểu đoàn tôi...Thiếu Úy Hồ báo cho tôi biết, có một Thượng sĩ, quân số gốc ở Tiểu đoàn mình, là tài xế biệt phái lên Trung đoàn để lái xe cho một cựu Trung đoàn trưởng, nay Sĩ quan đương sự không cần nữa..
Tôi hồ nghi hỏi Thượng sĩ Nghinh:
-  Thượng sĩ lái xe cho ai vậy ?
Trả lời : - Cho Đại tá Hùng...
- Nhưng tại sao Đại tá không dùng ông nữa, vi phạm kỷ luật hả ?
Câu trả lời đẫm nước mắt: - Đại tá bị tai nạn, hư cả 2 mắt...
Tôi bàng hoàng: Cả hai mắt, như thế là do Trung đoàn đòi xe... Mà sao lại nỡ đòi xe vào lúc này ?
Câu trả lời: - Thưa không, sau đó, Đại tá gọi em và một hạ sĩ đã theo Đại tá từ ngày còn ở Nhảy dù, cho chúng em một ít tiền, đọc cho bà xã của ổng viết lá thư cho các đơn vị, cám ơn và gửi trả lại người và xe...Đại tá nói:- Bây giờ chiến trận đang khốc liệt các cậu mang xe về cùng với anh em đơn vị đánh giặc cho tốt...

Tôi cúi đầu, gió rừng Thiện Ngôn lồng lộng. Tôi thấy mắt mình cay.

Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3232854340061703&set=a.197514143595753&type=3&eid=ARAqYHm8abDzmgW-5pQUBN4AXlBpouT-sh22Nn1UJMeyP1WVygXURSNwyrMMRefFwFO7JszE_sVmNH8Y
TRẬN BẾN TRANH THÁNG 4/1975:
CHIẾN THẮNG CUỐI CÙNG* CỦA QUÂN VÀ DÂN VNCH.

Dịch giả: Tài Trần, cựu quân nhân của trung đoàn 10 SĐ 7 bộ binh VNCH.
* Sau đây là bài viết của một nhà báo Pháp về chiến thắng của trung đoàn 12 sư đoàn 7 bộ binh VNCH tại Bến Tranh trong tháng 4/75. Nếu tôi ko lầm, đây là chiến thắng LỚN và CUỐI CÙNG của một đơn vị LỚN của VNCH được cả thế giới biết. Vì sau đó tới ngày 30.4.75 vẫn có những trận đánh quyết tử, trong tuyệt vọng của những đv nhỏ hơn VNCH đang trên đường rút lui, như liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hay TĐ 82 BĐQ của thiếu tá Vương Mộng Long, v.v...
(Dịch từ tuần báo Pháp Paris-Match số 1352 ngày 26/4/1975)
. . .

"Quận Bến Tranh
"Mỹ Quới, 150 dân làng đã được tập trung tại sân làng khi chúng tôi tới. Những người này không đi ra đồng sáng nay. Trong tầm nhìn của mắt, vùng châu thổ rạn nứt này, ngoại trừ lửng lơ những đám sương mù, còn lại là trong vắt (a perte de vue, le delta craquele, sur lequel flottent de echarpes de brume, est vide). Xa xa, xuất hiện những cụm khói (au loin, des fumées d'explosion), đó là những khẩu 105 của pháo binh chánh phủ đang giã/nện (pilonner) những tàn quân của một trung đoàn quân Bắc Việt xâm nhập, đã bị tiêu diệt hôm trước (s'est fait anéantir la veille).
Đó là hòa bình và đó là chiến tranh. Vùng châu thổ này luôn luôn có hai bộ mặt. Trong khúc quanh của con kinh (la boucle de l'arroyo) chảy vòng qua làng, nổi lên những xác chết sình chướng và đen kịt (gonfles et noirs).
Đại Tá Đặng Phương Thành. Vì nghe lời khuyên của cha mẹ nên ông ở lại, đi tù và bị đày ra Bắc. Ông trốn trại, bị vệ binh xúm nhau đánh chết  
Bến Tranh: Một người lính VNCH
cho 13 tù binh CSBV uống nước
Tù binh CSBV tại Bến Tranh 
Cách đây hai ngày, Mỹ Quới đã là bộ chỉ huy của quân Bắc Việt. Trên ngưỡng cửa của một ngôi nhà, một người đàn ông với nét mặt đầy sợ hãi (aux yeux remplis de frayeur), đang ngồi, được canh gác bởi ba nghĩa quân (trois villageois en armes). "Người này trước đây là chính ủy của trung đoàn "(c'était le commissaire politique du regiment), Đại Tá Thành (chỉ huy trung đoàn 12 sư đoàn 7 bộ binh VNCH) giải thích cho tôi. Mập nhưng lùn (trapu), gương mặt tròn nhưng với nét cứng cỏi (les traits fermes), Đại Tá Thành đã hành quân (ratisser) vùng châu thổ này từ nhiều tháng. Ông nhìn chăm chú cánh đồng chỉ còn bùn khô, ngăn cách bởi những con đê nhỏ, và thì thầm: "Còn nữa". (Il scrute la plaine de boue sèche, quadrillee par les diguettes, et murmure: "Il y en a encore"). Ông nói như một sĩ quan Pháp của thập niên 1950. Tôi nói như vậy với ông, ông trả lời: "vùng châu thổ là vậy" (C'est la delta).
Nhưng bên dưới những bụi chuối (bananeraie), tạo bóng mát  cho làng, những cô gái trẻ mặc áo lụa trắng đang phì cười (pouffent de rire), những đứa nhỏ ở truồng vừa đuổi nhau vừa la trước mỗi nhà - những ngôi nhà bằng đất với lớp vữa màu xanh (maisons en dur, enduites de crepi bleu). Có nhiều lu lớn đựng nước ngọt mà những thanh niên có thể dùng những cái lon bằng thiếc để múc uống hay rảy nước cho mát (des gobelets de fer blanc pour boire et s'asperger). Nguời ta vừa lấy những xác dưới kinh, sẽ chôn cất và mọi việc sẽ cũng như trước. Cho tới đêm kế (jusqu'à la nuit prochaine).
Bởi vì đó là đêm mà các đặc công Bắc việt xâm nhập vào các làng để đe dọa các trưởng làng, trừng phạt những nông dân không tuân lịnh Việt cộng (châtier les paysans qui ne se plient pas aux consignes du Viet-cong). Giống như thời người Pháp còn hiện diện. Vùng châu thổ này, với một triệu người đang nuôi 20 triệu người, có thể nuôi toàn nước Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ/phì nhiêu (fertile) nhất Đông-Nam-Á. Không có vùng châu thổ, Sài Gòn sẽ là một thành phố chết. Do đó mà tại sao Đại Tá Thành theo dõi, trong khu vực bao la này, nơi mà người ngoại quốc phải dựa vào địa bàn để di chuyển, những trung đoàn Bắc Việt phân tán thành từng toán nhỏ, giấu mình trong những ao (trous d'eau), đào những đường hầm dưới các đê và đôi khi sống dưới đó trong nhiều tháng.
Người nông dân vùng châu thổ không thích Việt cộng. Và đối với họ, một người miền Bắc là một người Esquimau. Mỗi ấp có nghĩa quân trang bị vũ khí nhẹ. Ở phía bắc của vùng châu thổ, những người Hòa Hảo, một giáo phái có màu sắc chính trị tổ chức thành một đạo quân thật sự, đã thành công khi làm khiếp đảm những phần tử liều lĩnh nhứt của đội quân quyết tử của Hà Nội. Nhưng những người nông dân này cũng ghét những công chức của Sài Gòn tham nhũng (ranconner) và không biết lội ruộng (ne savent pas marcher dans les rizières). Họ có một danh từ để chỉ những người này: đó là những người mang túi/bị gạo (ce sont ceux qui emportent les sacs de riz.
Chúng ta đang ở Á châu và người nông dân đang chờ để biết ai sẽ là kẻ mạnh nhứt. Chính kẻ mạnh nhứt sẽ làm chủ vùng châu thổ này. Vào lúc này, vị đại tá khỏe mạnh này đang giữ quận Bến Tranh trong tay cho chính quyền VNCH ở Sài Gòn. Không nắm vững tình hình, người nông dân không biết tới sự thảm bại mới đây (ý nói sụp đổ của các tỉnh miền trung.-Tài) và hơn nữa, họ còn cười vì nghĩ rằng nó quá xa nơi họ đang sống.
Nhưng nếu Bắc quân, tại Xuân Lộc đang cầm chân những lực lượng giỏi nhứt của Sài Gòn, đột nhiên lại tấn công vùng châu thổ?
Chúng tôi tiếp tục trợt lên trợt xuống (trebucher) trên những bờ ruộng, tới Ấp Bắc. Vẫn còn những thiếu nữ với hoa cài trên tóc. Vẫn còn những đứa trẻ nô đùa vài mét cách các xác sình chướng và nám đen. Vẫn còn xuất hiện những nghĩa quân bảo vệ làng của họ. Nhưng họ sẽ chống được ai?
Chúng tôi vào nhà của xã trưởng. Có tám đứa nhỏ trên bộ ván gỗ lớn. Một bà lão đang đang cắm hoa trước bàn thờ ông bà. Vị xã trưởng chào đại tá.
- "Làng này thì bảo đảm".
Đại Tá nói.
Nhưng ông ta nhìn ra xa, hướng về các bụi chuối mà sức nóng của buổi trưa làm chúng lung linh dưới ánh mặt trời, như địch quân đang ẩn núp ở đó.
Tại Sài Gòn, trong một con đường rộng, kế khách sạn Continental, có một người đàn bà nhỏ thó đang sống, mảnh khảnh nhưng hoạt bát (menue et vive), vừa làm trung gian (interposer) giữa hai kẻ thù không đội trời chung, Tổng Thống Thiệu và Việt cộng. Đó là bà Ngô Bá Thành. Bà mời các phóng viên quốc tế đến vườn nhà bà. Đối với người nước ngoài, bà tượng trưng cho lực lượng thứ ba. Ở Washington, Paris, London, và có thể ở Moscow người ta lắng nghe bà. Người ta coi bà như một lực lượng để thay thế. Người ta cũng đang theo dõi một viên tướng mà giá trị lớn nhứt của ông là vẫn còn im lặng. Đó là Minh lớn. Người ta đồn đãi rằng ông sắp tái xuất giang hồ. Nhưng dân Sài Gòn, mỗi đêm hướng lổ tai về Xuân Lộc, chỉ có thể nghe tiếng đại bác của Bắc quân./."
Bài của ký giả Francois Caviglioli của tuần báo Paris-Match. 
Hiệu đính ngày 6 tháng 10 2020. 

TÔI NGU HƠN CHÁU ÔNG RẤT NHIỀU .
Mới đây hồn ma Kim Nhật Thành nói với hồn ma HCM : "thằng cháu nội tôi khôn hết cở thợ mộc . Mới đây nó đã hòa giải hòa hợp với với Nam Hàn để nhằm thống nhứt đất nước mà chẳng cần thí quân hàng triệu người như tôi đã làm năm 1950-53 hay ông đã làm từ 1954-75 . Cũng nhằm thôn tính VNCH , ông đã làm tay sai cho TC và LX , đã nhận biết bao sự giúp đở của hai đàn anh này , để rồi ngày nay bọn đàn em của ông phải bắt dân còng lưng trả nợ".
- HCM : Ngồi nghĩ lại , tôi thấy ông và tôi đều ngu , nhưng tôi ngu hơn ông rất nhiều vì ông , con trai và cháu nội ông ko chịu ơn trời biển của TQ như tôi và đàn em của tôi , để rồi đàn em của tôi nay phải nhượng bộ TQ đủ thứ , từ đất liền ra đến biển đảo , v.v...
-
Tôi suýt là dân Nhật nếu di tản trong tháng 4/75 !
- Nước mất thì nhà tan .
Trong đầu thập niên 1970 , ba tôi làm đại lý tại VN cho K-Line , 1 trong hảng tàu biển hàng đầu của Nhật (K hình như là chữ tắt của Kawasaki) . Công ty của ba tôi chuyên về stevedoring (thụ thác hàng hải , bốc xếp , v.v...) . Công ty dùng trọn vẹn tầng trệt của tòa nhà 3 tầng của gđ tôi và trang bị những thiết bị điện tử tân tiến của Nhật như intercom để liên lạc giửa các phòng , teletype (viễn ấn tự , hoạt động 24/24 và 7 ngày 1 tuần) đễ nhận tin từ Nhật báo trước có tàu sắp cặp bến Sài gòn . . . với các cô thư ký xinh như mộng và cũng rất giỏi tiếng Anh . . . và vài người biết tiếng Nhật . (Trước 75 , hàng Nhật tràn ngập tại SG , một phần do lính Mỹ dùng , một phần được CP nhập nhập . Phải nói Nhật phát triển hay làm giàu nhờ chiến tranh VN vì quân đội Mỹ xài toàn đồ Nhật từ máy ảnh , TV , radio casette . . . đến xe GMC và xe bus quân đội hiệu Isuzu đều sản xuất tại Nhật . . .các chiến cụ hư hỏng được chở sang Nhật để nấu lại dùng cho công nghiệp . . . Nhật là hậu cần (kho chứa bom đạn , quân trang quân dụng) của QĐ Mỹ cũng như nơi giải trí R & R của lính Mỹ .
Trong những ngày cuối tháng 4/75 , trước sự sụp đổ liên tục của các tỉnh thành của miền Nam VN , người Nhật đã khẩn khoảng yêu cầu gia đình tôi , di tản đi ra khỏi nước bằng tàu lớn của họ . Ba tôi vì : chưa có kinh nghiệm với CS , tài sản quá nhiều , và đặc biệt , không nghĩ rằng miền Nam sụp đở nhanh chóng và dễ dàng như vậy . (Trong những ngày cuối cùng , trong khi nhiều ng rút tiền mua vàng thì ba tôi lại gửi tiền vào ngân hàng vì nghĩ rằng NH là nơi gửi an toàn nhứt trong thời loạn ly vì không sợ bị cướp . Và đúng như vậy , hệ thống NH của chế độ cũ chỉ "trút hơi thở cuối cùng" khi có lịnh đầu hàng của ông Dương văn Minh) .
Cũng do gđ làm ăn với ng Nhật và thỉnh thoảng họ lên tầng hai thăm gđ tôi nên tôi có học vài câu chào hỏi của Nhật như : cám ơn nhiều lắm (Arigatō gozai mashita); xin mời (dozo) , . . . và nhiều từ khác và đã gần như quên hết sau các năm cải tạo .
Tôi nhớ , trong những ngày đầu tháng 5/1975 , 1 đại đội quân CS đóng ở tầng ba của nhà tôi : khi họ vào VP của ba tôi , đặt tại tầng này thì thấy lá cờ VNCH trên bàn làm việc ; họ bảo tôi vứt ngay lá cờ đó . Họ nói với tôi , đơn vị của họ đã gặp tổn thất khi đụng với sư đoàn 7 ngụy vì "chúng chuyên đánh đêm" . Họ không ngờ đang nói chuyện với một quân nhân của SĐ này . . .
Khoảng hơn 1 tháng sau , tôi đi "học tập 10 ngày" theo thông báo cũa UB quân quản Sài gòn và chỉ trở về nhà vào một đêm tối sau gần SÁU NĂM . Đây là một ngôi nhà nhỏ hơn ngôi nhà cũ vì ba tôi phải bán để trả nợ cho tiền vay từ chế độ CŨ . Trong khi tiền gửi trong NH cũa chế độ cũ thì mất trắng .
Thôi đành tự nhủ : NƯỚC MẤT THÌ NHÀ TAN !