Wednesday, January 13, 2021

 Tiền đã lưu thông trong hệ thống ngân hàng Mỹ như thế nào ?

. . .

Mỗi ngày làm việc trong tuần , lúc 11:15 sáng , ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Bank , gọi tắt là Fed) của New York - nhận chỉ thị từ tổng hành dinh của Fed đặt tại Washington , D.C. - để mua các chứng khoán/CK (securities) của CP từ các ngân hàng (NH) và công ty môi giới (brokerage house) lớn ; và bán một số - thường là tín phiếu kho bạc (treasury bill) Mỹ , có giá trị/hiệu lực như trái phiếu/giấy ghi nợ (promissory note) của CP .

Ví dụ hôm nay Fed mua 100 triệu đô tín phiếu kho bạc từ các công ty lớn về môi giới , (các cty này) dự trữ rất nhiều để trao đổi với công chúng . Khi Fed trả tiền cho các công ty môi giới này , 100 triệu đô sẽ được thêm vào nguồn tiền của quốc gia , bởi số tiền này sẽ được ghi (will be credited) vào các NH của họ - giờ đây tiền ký gửi có nhiều hơn .

Nhưng Fed đã lấy 100 triệu từ đâu ?

"Chúng tôi đã tạo ra nó," một viên chức Fed nói . Có nghĩa là , mỗi lần NH trung ương viết một check , nó đã tạo ra tiền . "Dù trước đó tiền này KHÔNG tồn tại " ông nói .

Có hạn chế gì ko ?

"Không hạn chế . Chỉ dựa vào phán đoán đúng và lương tâm của nhân viên có trách nhiệm của Fed."

Và họ có thẩm quyền này từ đâu ?

"Được ủy thác (delegate) cho họ theo Federal Reserve Act năm 1913 , dựa trên Khoản I , điều 8 của Hiến pháp . "Quốc hội có quyền . . . in tiền , điều chỉnh giá trị của nó . . . "

Giờ đây hảy xem đồng tiền này của Fed đã giúp cho hệ thống NH thương mại của chúng ta tạo thêm nhiều tiền hơn .

Fed yêu cầu các NH phải trích/để riêng (put aside) 1 phần tiền ký gửi (deposit) của khách hàng làm dự trữ (reserve) . VD tỉ lệ là 10/100 - như vậy mỗi 1.000 đô ký gửi , NH phải giử lại 100 đô để làm dự trử nhưng có thể cho vay phần lại , nghĩa là 900 đô .

Trong sổ sách của NH , 900 đô này được xếp vào tài sản (asset) , hưởng lời cho tới khi trả hết (pay off) . Khách hàng vay 900 đô , ví dụ để mua 1 xe cũ với giá 900 đô . Người bán xe ký gửi check 900 đô vào NH của ông ta , lúc đó (NH) có thêm 900 đô dự trữ (additional $900 in reserve) và có thể cho vay 90/100 của số tiền đó - 810 đô . Và tiếp tục như vậy đến khi 1.000 đô ban đầu bỏ vào (original $1.000 put into) một NH nào đó có thể cho phép hàng chục NH cho vay tổng cộng 9.000 đô.

. . .

(Dịch từ trang 83-84 của Nat Geo Jan 1993) .

NHẬN XÉT : Tôi không rỏ hệ thống NH của VN ngày nay hoạt động thế nào nhưng điều tôi biết chắc rằng : dân ko tin tưởng vào NH - trong khi người dân miền Nam đã tin tưởng vào hệ thồng NH của chế độ cũ , đã hoạt động bình thường cho tới khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng . Hơn nữa , số giám đốc NH bây giờ đi tù , nhiều "như quân Nguyên" đến nỗi không ai nhớ tên họ .

San Jose ngày 13/1/16 lúc 1:54 PM .

 CÓ AI BIẾT . . . TRUNG ÚY LƯU LẬP TRUNG, Khóa 6/68 THỦ ĐỨC, Trưởng ban 4 Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân... chồng của BĐQ HỒ THỊ MỸ HƯƠNG???!!!

Nguyễn Khắp Nơi.
Xin mọi người tiếp tay share rộng rãi. Nhất là các bạn sinh sống lâu năm tại Banmêthuột và cùng chung LĐ24 BĐQ, trại Mãnh Hổ....... Trời Phật sẽ phù hộ cho các bạn...
**************
Trở về trung tâm huấn luyện, chúng tôi được đưa qua Trường Xã Hội Quân Đội, ở đường Lê Văn Duyệt (trong bản doanh của Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô), Chỉ huy trưởng của trường Xã Hội Quân Đội là Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga.
Tại đây, chúng tôi được học về văn hóa, học cách nuôi dạy trẻ em để trở thành cô giáo nhà trẻ, học đánh máy làm hồ sơ để làm việc trong các bộ chỉ huy, học cách đỡ đẻ để làm việc trong các quân y viện hoặc khu gia binh và học cách thức khai báo nhận tiền lương hoặc tiền bồi thường tử tuất để giúp đỡ cho các chiến binh và người vợ ở nhà.
Kỷ niệm nhớ đời trong thời gian thụ huấn là tôi được chọn để ĐẠI DIỆN NỮ QUÂN NHÂN ĐI DIỄN HÀNH TRONG NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 NĂM 1971 TẠI ĐẠI LỘ THỐNG NHẤT, sĩ quan dẫn đầu đoàn Nữ Quân Nhân là Thiếu Tá Nguyễn Thị Bích Phượng.
Hằng ngàn hằng ngàn người tụ tập hai bên đường để được tận mắt nhìn thấy những đoàn quân kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang oai hùng nhịp bước trong tiếng nhạc quân hành, lẫn vào trong đám quần hùng đó là những bông hoa Nữ Quân Nhân với đồng phục mầu xanh da trời tuyệt đẹp nhưng không kém phần kiêu hùng.
Mãn khóa, tôi ra trường với cấp bậc Trung Sĩ, vì tôi đậu hạng ba nên được ưu tiên chọn đơn vị trước: Nào là Không Quân, Hải Quân, các Sư đoàn Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân . . . Vì đã có duyên với Biệt Động Quân ngay từ đầu, lại có thần tượng là Nữ Hổi Tướng Hồ Thị Quế, nên tôi hăng hái bước lên Bảng Phong Thần mà ghi tên mình vào cột dành cho Biệt Động Quân.
Tôi chính thức trở thành Trung Sĩ Biệt Động Quân vào cuối năm 1971, với thâm niên quân vụ là Một Ngày, vừa tròn 18 tuổi đời.
Tôi nhận sự vụ lịnh trình diện Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở trại Đào Bá Phước và làm việc ở đó tròn 6 tháng rồi thuyên chuyển về Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu III.
Không biết tôi có duyên với Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân hay không, mà công việc tiếp liệu đầu tiên của tôi ở Quân Khu III là những lần mua thực phẩm tiếp tế cho Tiền Đồn Tống Lê Chân vào năm 1971, lúc đó tiền đồn này chưa bị bao vây, trực thăng còn đáp xuống được, nên phần tiếp tế rất dễ dàng, tôi muốn đi theo lắm, nhưng vì nơi này không an nình, nên chẳng ai chịu ký giấy cho tôi lên trực thăng hết. Qua năm 1972, tôi được lệnh đi lãnh quà Trung Thu ở Nhà Hàng Đồng Khánh để trực thăng đi thả dù bánh trung thu cho anh em Biệt Động Quân đang tử thủ ở trại này, lúc đó, Việt cộng đã bao vây trại này dầy đặc, trực thăng chỉ có thể thả dù từ trên cao thật cao, không chắc là ở dưới anh em lính chiến nhận được những phần quà này. Tới khi Trung Tá Ngôn dẫn Tiểu đoàn về An Lộc, thì tôi lại được hân hạnh dẫn những bà vợ của anh em chiến sĩ của Tiểu Đoàn 92 đi thăm viếng thành phố Biên Hòa.
Kỷ niệm vui mà tôi còn nhớ đến bây giờ là những bà vợ của các anh lính Thượng đi chợ với tối suốt buổi sáng, khi về trại, mỗi người chỉ mua vài con khô cá kèo và một bịch muối hột mà thôi, còn quần áo giầy vớ nhất là dầu thơm thì chẳng bà nào ngó ngàng tới cả.
Kỷ niệm buồn là lần tôi đưa vợ của Cố Thiếu Tá Bùi Chí Miên – Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 63 Biệt Động Quân – đi nhận xác chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên vào năm 1972. Trước khi nhận xác, tôi đã mô tả hình ảnh những xác chết được đem từ chiến trường về để chị quen với hỉnh ảnh chết chóc mà đừng quá đau thương, chị Miên bình tĩnh ngồi nghe và hứa là không quá xúc động, nhưng đến khi nguòi lính chung sự kéo ngăn đựng xác chồng ra để chị nhìn mặt, thì chị chỉ kịp kêu lên một tiếng “Anh Ơi” rồi xỉu liền lập tức. Tôi đã đề phòng trước, nên khi chị Miên vừa ngã là tôi đã đưa tay ra đỡ người quả phụ, nhưng chị có khổ người to cao, nên tôi đỡ không nổi, chị ngã đè lên người tôi, làm tôi muốn nghẹt thở, không thể nào nhúc nhích gì được, khoảng 5 phút sau, hai người lính chung sự không thấy tôi đi ra, họ trở vào kiếm. Tôi ráng hết sức kêu cứu, may mà hai người lính này nghe được, họ chạy lại kéo chị lên, tôi lấy dầu gió ra sức hai bên màng tang, một hồi sau chị mới tỉnh lại, chị khóc quá trới quá đất làm cho tôi cũng khóc theo.
Trở lại thành phố Pleiku gió núi mưa mùa.
Sau vài ngày sắp xếp chờ đợi, tôi nhận nhiệm vụ dậy lớp Mẫu Giáo trong trại gia binh của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân (gần phi trường Cù Hanh), ngoài giờ dậy, tôi trở vào ban Xã Hội làm việc. Trong thời gian làm việc ở Bộ Chỉ Huy, tôi có qua lại nhận đồ tiếp tế với Ban IV và quen biết với Trung úy Lưu Lập Trung, khóa 6/68 Thủ Đức. Khi quen thân với nhau rồi, anh Trung có tâm sự với tôi là anh muốn xin ra tiểu đoàn đi chiến đấu, anh nói:
“Ra Tiểu đoàn, làm ban 3 hoặc nắm đại đội, được bay nhảy thỏa Chí Tang Bồng hơn là ngồi văn phòng. Tôi từ nhỏ cũng đã có mộng làm anh hùng, đi chiến đấu ở sa trường, nên đã hăng hái . . . xúi anh nộp đơn, vì nếu anh có dịp nắm đại đội, thế nào anh cũng cho tôi theo đánh trận chung với anh. Nếu không được đi theo anh đánh trận, tôi sẽ xin qua làm trong ban tiếp liệu, để mỗi lần tiểu đoàn hành quân, tôi cũng làm bộ đi theo chở đồ tiếp tế, rồi làm bộ đang đánh nhau không rút về kịp, tha hồ theo anh mà tham chiến. Đơn xin của anh được thỏa mãn, nhưng thay vì ra Tiểu đoàn, anh lại được đưa về làm Trưởng Ban IV của Liên Đoàn 24, hậu cứ đóng ở Ban Mê Thuột.
Một thời gian sau, Thiếu tá Hồng lại được sự vụ lệnh về Ban Mê Thuột chỉ huy hậu cứ của Liên Đoàn 24, ông cần người phụ tá trong văn phòng, biết tôi có quen thân với anh Trung, nên ông xin cho tôi được thuyên chuyển theo ông về Liên Đoàn 24. Anh Trung . . . xúi tôi: Làm đám cưới với anh trước, thì khi anh được ra tiểu đoàn, mới dễ dàng cho tôi đi thăm anh, rồi ở lại tham chiến cùng với anh, chứ chờ tới lúc anh ra tiểu đoàn rồi, muốn xin phép về làm đám cưới cũng . . . hơi lâu. Tôi nghe anh nói coi bộ êm tai, nên đã đồng ý lập gia đình với anh. Ngày được ra tiểu đoàn của anh chưa thấy thì tôi đã có bầu rồi, chúng tôi có cháu gái đầu lòng vào tháng 12 năm 1974. Khi anh Trung gởi hình cháu gái về cho ông bà nội coi, má anh Trung nằng nặc đòi tôi bồng cháu về Tân Hiệp, Mỹ Tho cho bà ẵm chút đỉnh. Hai vợ chồng bàn nhau, tôi xin nghỉ hậu sản ba tháng về Mỹ Tho, tháng tới anh cũng xin giấy phép về thăm ba má.
Sau khi tôi rời Ban Mê Thuột, tình hình chiến sự mỗi ngày mỗi trở nên căng thẳng, anh Trung chưa có thể về phép được, anh gởi thơ nói tôi ráng chờ.
Đầu tháng 3-1975, Việt cộng bắt đầu tấn công Ban Mê Thuột, đến ngày 10-3-1975 thì tôi nghe tin Trại Mãnh Hổ của Liên Đoàn 24 bị thất thủ, sau đó là lệnh lui binh.
Hàng ngày, tôi bồng con xuống căn cứ Long Bình để ngóng tin chồng, nhưng không có bất cứ một tin tức nào của anh cả. Cho đến ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, bọn nằm vùng cùng với bọn nón cối ùa vào thành phố, ba má tôi tức tốc cho người lên nhà chồng tôi nhắn tin: Đừng có về quê, đừng có ở Mỹ Tho, vì đám bạn của con đi theo Việt cộng vào bưng, nay đã trở lại Mỹ Tho, ngày nào cũng ghé nhà tìm con để thanh toán. Ba má đã đốt hết hình ảnh bằng cấp của con rồi (đó là lý do mà tôi không còn một tấm hình nào về đời Lính của tôi cả). Tôi bàn với cha mẹ chồng rồi bồng con lên Sài Gòn ở với bà Dì.
Qua năm 1976, tôi bồng con lên Ban Mê Thuột, trại Mãnh Hổ đã bị bọn Việt cộng chiếm làm chỗ đóng quân, nên tôi không có cách chi mà vào trong được. Tôi tìm tới nhà những người lính cũ để hỏi thăm tin tức của anh Trung, ai cũng nói: “Lúc đó, Thiếu Tá Hồng ra lệnh tử thủ, ai bước ra ngoài sẽ bị bắn gục” nên khi Việt cộng pháo kích rồi tấn công vào, anh em chống trả mãnh liệt cho tới khi không còn đạn, mới tan hàng, mạnh ai nấy thoát thân, không ai biết ai ở đâu.” Tôi ráng dò hỏi thêm, có người cho biết có một số lính Biệt Động chết, anh em có đắp được hai ngôi mộ, nhưng không có mộ bia hoặc là dấu vết gì, nên không biết là mộ của ai? Tôi ở thêm vài ngày nhưng không thể tìm cách nào vào trong trại Mãnh Hổ, nên đành ra về, thâm tâm vẫn nghĩ rằng anh đã thoát ra ngoài được, sống âm thầm đâu đó để tìm cách về với vợ con.
Tới năm 1979, ba má anh Trung lên Sài Gòn cho tôi hay: “Ba má từ đó tới nay, không có tin tức gì của thằng Trung cả, coi như nó đã chết. Nay, gia đình mình vì gốc người Hoa, nên “được phép vượt biên” với giá cả thương lượng với Công an, con có muốn bồng cháu đi theo ba má không?”
Tôi trả lời liền:
“Ba má cứ đi, mẹ con của con phải ở lại để chờ ba của nó về. Con của anh Trung từ khi sanh ra chưa hề thấy mặt cha, con ráng chờ để nếu ảnh có về, cho nó thấy mặt cha rồi lúc đó đi vượt biên cũng không muộn.”
Tôi bồng con về quê chờ tin chồng, con tôi lớn lên, xin đi học, mấy đứa bạn theo Việt cộng vẫn còn thú oán tôi, không cho cháu đi học, tôi vừa lo buôn bán nuôi con vừa lo dậy cháu học hành.
Tới năm 1984, con tôi đã 10 tuổi rồi mà vẫn không được đi học, tôi thấy tương lai của cháu không có, nên đành gởi nó đi vượt biên với gia đình của Dì tôi. Chuyến vượt biên thành công, tất cả xin đi Mỹ, tôi khuyên con gái nên đi Úc sống với ông bà nội ở Sydney.
Tới năm 1987, tôi vẫn không có tin tức gì của chồng tôi cả, tôi lấy tấm hình của anh ra để trên bàn thờ, vái lạy anh lần chót rồi cùng với gia đình vượt biên, qua tới đảo Bidong. Tôi ở đảo 5 tháng rồi được đoàn tụ với con gái ở Úc.
Con gái tôi nhìn hình ba, hỏi tôi rằng:
“Bao giờ con được thấy mặt ba?”
Tôi trả lời con gái:
“Má sẽ tìm hết mọi cách, đi hỏi thăm bất cứ ai, ráng tìm ra tin tức của ba.”
Trời không phụ lòng người, bốn chục năm sau, tôi đã liên lạc được với anh Bùi Văn Thuận, Y tá của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, hiện ở Canberra, Úc Đại Lợi, anh cho biết:
“Hồi còn ở Việt Nam, tôi có gặp một người lính dưới quyền anh Trung, kể với tôi rằng: “Trong khi tử thủ, anh Trung bị pháo kích trúng ngực chết tại chỗ, nhiều người cũng cùng chung số phận. Khi bọn Việt cộng tràn vào trại, một số thoát thân, số còn lại gồm có cả bác sĩ của Liên đoàn Nguyễn Đăng Tri bị bắt làm tù binh, may mắn thay, trên đường bị giải đi, bác sĩ Tri và một số anh em trốn thoát đi bộ về tới Nha Trang, nay đang ở bên Mỹ.””
Tôi hỏi anh về người lính đó, anh nói đã mất liên lạc với anh ta từ hồi còn ở Việt Nam, chỉ nhớ anh tên là Hai, vậy thôi.
Tôi cho con tôi hay tin, nó khóc dữ lắm, rồi nói với tôi:
“Nếu ba con còn sống, chắc chắn ba sẽ đi tìm con rồi. Tới nay là bốn chục năm rồi, con không được tin gì của ba cả, chắc ba đã tử trận theo như lời của bác Thuận kể lại. Thôi, má để cho ba con yên nghỉ nới suối vàng đi.”
Phần tôi, tôi không thể nào “Thôi” được. Tôi chỉ có thể yên tâm khi nào tìm được tin tức chính xác của anh Trung mà thôi.
*******************
CÓ AI BIẾT TIN TỨC GÌ CỦA TRUNG ÚY LƯU LẬP TRUNG HAY KHÔNG?
NẾU ANH ĐÃ CHẾT, CHẾT Ở ĐÂU? NGÀY THÁNG NÀO? CHÔN Ở ĐÂU?
NẾU ANH CÒN SỐNG, HIỆN ANH ĐANG Ở ĐÂU?
Chồng tôi, TRUNG ÚY LƯU LẬP TRUNG, Khóa 6/68 THỦ ĐỨC, Trưởng ban IV Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, là một trong những người lính đã Tử Thủ Trại Mãnh Hổ – Hậu cứ của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, Ban Mê Thuột – cùng với Thiếu tá Lê Đình Hồng, chỉ huy Hậu Cứ.
Xin gọi điện thoại cho tôi, Biệt Động Quân Hồ Thị Mỹ Hương, số 61 8 8988 9562, hoặc nhắn tin qua email: nguyen@nguyenkhapnoi.com,
MẸ CON TÔI XIN CÁM ƠN RẤT NHIỀU.
Viết theo lời kể của BIỆT ĐỘNG QUÂN HỒ THỊ MỸ HƯƠNG.