Thursday, January 12, 2012

Hà Minh - Biện pháp cuối cùng 
nguồn :  http://danluan.org/node/11279

<div class="boxright220"><img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/Thomas-Jefferson.jpg" /><div
class="textholder">Thomas Jefferson</div></div>




Gia đình Biên Toại, Mười Chức và gia đình Đoàn Văn Vươn,
Đoàn Văn Quý có thể chưa từng biết đến Thomas Jefferson,
nhưng những hành động của họ đã được chính ông này cổ
xúy từ trước đó hơn một và hai thế kỷ (khoảng 1775 đến
1800). Hành động tự vệ và phản kháng bắt buộc khi bị thế
lực cường bạo dồn đến chân tường. Vậy Thomas Jefferson là
ai?
Thomas Jefferson là Tổng thống thứ ba của Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ vị Cha Già Dân Tộc (Founding Father) của nước Mỹ, người
mà vị Cha Già Dân Tộc của Viêt Nam là ông Hồ Chí Minh đã
từng trích dẫn trong Tuyên Ngôn Độc Lập 1945 của Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa: "<em>Mọi người sinh ra đều bình đẳng,
Tạo hóa đã cho họ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc</em>".
Thomas Jefferson, người đại diện phong trào Ái quốc (Patriot)
của Mỹ đứng lên đấu tranh cho nền độc lập của quốc gia
này thoát ra khỏi quy chế thuộc địa của Anh quốc. Ông
được dân Mỹ biết đến như những Cha Già Lập Quốc (Founding
Father) của Mỹ vì ông chủ trương mỗi cá nhân phải có dũng
khí đấu tranh chống lại một thể chể cường bạo, để xây
dựng một thể chế bình đẳng tôn trọng dân quyền. Chính vì
thế Hiến Pháp Hoa Kỳ không cấm người dân sở hữu vũ khí.
Thomas Jefferson, vị Tổng thống khả kính và Cha Già dân tộc
của nước Mỹ đã tuyên bố: "<em>Không có người tự do nào
bị cấm sử dụng vũ khí. Lý do mạnh nhất cho việc bảo lưu
quyền giữ và mang vũ khí là, như một biện pháp cuối cùng,
để tự bảo vệ họ chống lại thế lực cường bạo (tyranny)
trong chính quyền</em>".
Phân tích câu nói trên đây của T. Jefferson: ta  thấy, nuớc
Mỹ hay Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, được tạo dựng trên nền
tảng bình đẳng quyền lực  nhà nước và quyền tự do cá
nhân. Vì nước Mỹ từ thủa hồng hoang đi lập quốc, là  sự
chinh phục những miền đất mới những mỏ quặng, những đồn
điền. Để có được bộ luật công bằng, nền tảng xây
dựng phải trên cơ sở bình đẳng, không có chuyện chính
quyền luôn luôn đúng.
Những chính quyền độc đoán luôn luôn bắt người dân hiểu
một  cách sai lệch rằng chính quyền luôn luôn đúng, chống
lại chính quyền luôn luôn sai. Thực ra mọi công dân trong xã
hội đều phải thương tôn pháp luật, kể cả Chính quyền là
lực lượng  thừa hành và thực thi Pháp luật, hơn ai hết
phải thượng tôn Pháp luật.
Những người nông dân Hoa Kỳ hay Việt Nam, đem tính mạng và
tài sản đi khai hoang vỡ hóa, chinh phục thiên nhiên, như gia
đình Đoàn Văn Vương hay gia đình Tám Luông (trong vụ án đồng
Nọc Nạn) tài sản của họ không thể bị tước đoạt một
cách bất công, kể cả chính quyền vì tư lợi, vào hùa với
những thế lực đen tối đưa ra hành động cưỡng đoạt tài
sản do mồ hôi máu và nước mắt của họ tạo thành. Như
chúng ta đã thấy, có thể gia đình Biên Toại (vụ Nọc Nạn
1928), gia đình anh Vươn (2011) trên dải đất Việt Nam, không
biết tuyên bố bất hủ của Thomas Jefferson về quyền tự vệ
chống lại cường bạo trong chính quyền. Nhưng họ đã hành
xử rất đúng nguyên tắc phổ quát của nhân loại: sử dụng
biện pháp cuối cùng (the last resort): dùng vũ khí và sẵn sàng
hy sinh tính mạng của chính họ chống lại sự cưỡng đoạt
sai trái của thế lực cường bạo: vụ án đồng Nọc Nạn: tri
phủ H. và họ hàng của hắn là bà Tr. Là thế lực cường
bạo (tyranny) trong chính quyền. Vụ Đoàn Văn Vươn: có rất
nhiều biểu hiện sai trái của anh em quan huyện quan xã Hiền
Liêm, nếu những quyết định thu hồi đất là sai trái thì
việc dùng vũ lực cưỡng đoạt là biểu hiện cường bạo. Và
sự phản kháng mở mức độ cao nhất là điều tất yếu như
biện pháp cuối cùng. Một Chính quyền đúng đắn cần phải
nhìn thấy sự sai trái và bản chất xung đột để đi đến
quyết định cuối cùng công bằng hợp lòng dân.
Hà Minh
______________________
"<em>No free man shall ever be debarred the use of arms. The strongest reason
for the people to retain the right to keep and bear arms is, as a last
resort, to protect themselves against tyranny in government</em>"
-- Thomas Jefferson, 1 Thomas Jefferson Papers, 334


***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11279), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh.
Mai Xuân Dũng - Cán bộ lãnh đạo 

nguồn : http://danluan.org/node/244


Một đám cảnh sát và trật tự chợ đang lập biên bản tạm
giữ một người đàn bà vì tội dùng đòn gánh chống lực
lượng liên ngành.Một người đàn ông dáng đường bệ đi vào:
- Này, các cậu thả bà này ra, trả hàng cho người ta!
Cảnh sát 1:
- Bà này đã bán hàng không đúng nơi quy định lại
chống người thi hành công vụ. Bắt giữ là đúng người đúng
tội, đúng quy định pháp luật, thả là thả thế nào.
À…à... mà bác là ai đấy?
- Tôi là cán bộ lãnh đạo đây. Các cậu biết không,
bà này một vai gánh cả gia đình và chỉ trông vào gánh hoa
quả mà sống thôi đấy. Các cậu cần phải có lương tâm
chứ.
Cảnh sát 2:
- Dạ, nhưng mụ này ghê gớm lắm sếp ạ, ai cũng bán
rong thế thì Ban quản lý lấy đâu ra tiền nộp lên bây giờ.
Cảnh sát 3:
- Giữ ông này lại, kiểm tra giấy tờ xem nào. Cán bộ
cái con khỉ gì.
Quả nhiên ông "sếp" này chỉ là thợ sửa đồng hồ chứ
chẳng phải sếp nào hết. Cảnh sát 1 và 2 phục lắm hỏi:
- Sao cậu giỏi thế, làm thế nào biết lão kia không
phải là cán bộ lãnh đạo?
- Hì, giỏi gì đâu, chịu khó nghĩ một tý biết ngay
mà. Thời nay làm éo gì có thằng cán bộ lãnh đạo nào biết
thương dân. Lão nói đến "lương tâm" là tao biết ngay lưu
manh giả danh cán bộ rồi!
- Ờ, mày nói có lý thật. Nhưng cũng có cán bộ lãnh
đạo có lương tâm đấy chứ, cán bộ thì có ba, bảy đường
cán bộ.
- Mày dốt bỏ con mẹ. Cán bộ lãnh đạo có lương tâm
là cán bộ đã hạ cánh an toàn rồi, no rồi, kiếm tý lương
tâm cho nó đẹp cái mặt tiền thôi. Còn đương chức đương
quyền mà có lương tâm thì mua thế chó nào được biệt thự,
xe hơi. Chú còn là phải học nhiều.
<em><strong>Mai Xuân Dũng</strong></em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11269), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (RULE OF LAW) .

NGUỒN : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia




Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn. Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.
Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức). Theo tư tưởng những người Châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyền phân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳng của mọi người trước pháp luật.
Khái niệm đó không có gì tranh cãi và nó được truyền rằng cụm từ 'Pháp quyền' đã trở thành vô nghĩa do sự lạm dụng của ý thức hệ và việc dùng quá mức chung chung. [1]

Tổng quan

Tại Pháp cũng như Đức, từ đầu thế kỉ 20 Nhà nước pháp quyền được quan niệm như một kiểu Nhà nước đặc biệt, đặt dưới một « chế độ luật pháp » : trong nhà nước như thế, chính quyền chỉ được sử dụng những phương tiện được ban ra bởi trật tự pháp lý hiện hành, trong khi đó các cá nhân được sử dụng những phương tiện tư pháp để chống lại sự lạm quyền có thể có đến từ chính quyền. Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền, là nguyên tắc theo đó các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên một tư cách pháp lý. : Mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải được hình thành từ một quy phạm pháp luật. Việc thực thi sức mạnh được chuyển đổi vào thẩm quyền, được thiết lập và đóng khung bằng luật pháp. Trong chừng mực cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm pháp luật cao hơn, Nhà nước pháp quyền có xu hướng được giới thiệu dưới hình thức một trật tự của các quy phạm. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi trước tiên sự phục tùng pháp luật bởi chính quyền : Chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó, sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp thành thục, tức là hoặc bởi các quan tòa bình thường (Justizstaat), hoặc bởi các tòa án đặc biệt (Sondergerichte). Nhưng lý thuyết này cũng đòi hỏi sự lệ thuộc của luật vào Hiến pháp : Nghị viện phải thực thi những quyền hạn của mình trong khuôn khổ đã được xác định bởi Hiến pháp, và hơn thế, sự can thiệp của một quan tòa, ở đây là một tòa hiến pháp là điều cần thiết để đảm bảo sự tôn trọng tính tối thượng của hiến pháp.

Khái niệm

Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lí hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền như vậy liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra. Lí thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Ví dụ trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ) : Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ. Như vậy, Nhà nước pháp quyền đối lập với các thể chế quân chủ tuyệt đối với thứ quyền lực thần thánh (Trong các chế độ trước, hoàng đế có quyền lực tối thượng, giống như Louis 14 đã từng nói : Ta chính là Nhà nước) và cũng đối lập với các thể chế độc tài, nơi chính quyền hành động bất chấp các quyền căn bản. Nhà nước pháp quyền cũng không đòi hỏi tất cả luật pháp đều phải là luật thành văn. Ví dụ như Hiến pháp Anh Quốc, dựa trên các tập quán là chủ yếu. Trong trường hợp như thế, những người được giao phó quyền lực phải tuân thủ luật pháp thep tập quán với sự tôn trọng các quyền căn bản tương tự như trong hệ thống luật thành văn. Lí thuyết của Hans Kelsen: Nhà nước pháp quyền và trật tự các quy phạm. Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một hệ thống thể chế nơi quyền lực công phục tùng pháp luật. Vào đầu thế kỷ 20, nhà luật học người Áo Hans Kelsen đã định nghĩa lại khái niệm có nguồn gốc từ người Đức này (Rechtsstaat) như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn ». Trong mô hình này, mỗi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn. Sự tồn tại một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của Nhà nước pháp quyền. Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực cao hơn. Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp

Quan điểm Anh quốc - Lord Bingham's sub-rules

Trong bài diễn văn của Lord Bingham of Cornhill vào ngày 16 tháng 11 năm 2006 nói về Sir David Williams Lecture ở Khoa Luật trường Đại học Cambridge [2], ông ta đã đưa ra tám yêu cầu về pháp quyền:
  • Luật phải dễ được tiếp cận cũng như dễ hiểu đối với người dân, rõ ràng và có thể dự báo
  • vấn đề quyền pháp lý và trách nhiệm pháp lý phải được giải quyết bằng luật và không được tùy tiện
  • luật của các địa phương nên áp dụng đồng bộ
  • luật phải bảo vệ những quyền căn bản của con người
  • các phương tiện truyền thông phải được cung cấp để giải quyết với chi phí phải chăng và không bị trì hoãn quá đáng
  • các bộ trưởng và công chức ở các cấp phải thực thi quyền lực của mình một cách hợp lý và trung thực, cho mục đích cụ thể được giao cho và không được vượt quá quyền hạn của mình.
  • Thủ tục xét xử phải công bằng
  • Nhà nước thực thi bổn phận của mình phải tuân thủ luật quốc tế.

Sự bình đẳng trước pháp luật

Chính Nhà nước cũng được xem như một pháp nhân : Các quyết định của chính quyền như vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc hợp pháp như bao chủ thế pháp lý khác. Nguyên tắc này cho phép đóng khung hoạt động của quyền lực công và đặt hoạt động đó vào khuôn khổ của nguyên tắc pháp chế, vốn trước tiên dựa trên các nguyên tắc hiến định. Trong khuôn khổ đó, các cưỡng chế hướng lên Nhà nước sẽ mạnh mẽ : Các quy định mà Nhà nước đưa ra và các quyết định mà Nhà nước ban hành phải tuân thủ toàn thể các quy phạm pháp luật cao hơn đang có hiệu lực (các luật, điều ước quốc tế và các nguyên tắc mang tính Hiến pháp), không được quyền hưởng bất kì ưu tiên về mặt tài phán. Các cá nhân cũng như pháp nhân của luật tư như thế là đối lập tranh cãi với các quyết định của cơ quan công quyền bằng các đối lập với các quy phạm mà cơ quan này ban hành. Trong khuôn mẫu này, vai trò của các cơ quan tài phán là vô cùng cần thiết và sự độc lập của tư pháp là bắt buộc.

Sự độc lập của tư pháp

Để có được tầm ảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc của nhà nước pháp quyền được đảm bảo bởi sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý khác nhau bằng cách áp dụng đồng thời nguyên tắc hợp pháp vốn có được từ sự tồn tại của một trật tự các quy phạm, và nguyên tắc bình đẳng vốn đối lập với sự xét xử phân biệt giữa các chủ thế pháp lý. Một mô hình như thể dẫn tới sự hiện diện của sự phân chia quyền lực và một hệ thống tư pháp độc lập. Thực tế thì, tư pháp là một phần của Nhà nước, tuy nhiên nó độc lập với quyền lập pháp và tư pháp và được đảm bảo bằng tính công minh của tư pháp trong việc áp dụng cả quy phạm pháp luật. Các cơ quan tư pháp phải đối chiếu các quy phạm khác nhau khi xét xử. Một hiệp ước trái với Hiến pháp có thể bị xem xét bởi cơ quan tư pháp và xem như không có hiệu lực, đó là một hình thức kiểm tra các công ước, tính hợp thức của các luật lệ và văn vản dưới luật được kiểm tra bởi một cơ chế bảo hiến phù hợp với mỗi quốc gia. Như vậy có thể nói Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự hiện diện của một cơ chế bảo hiến cũng như kiểm tra các điều ước..

Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, ba ngành lập pháp, hành pháptư pháp độc lập với nhau. Vai trò của tòa án được đề cao. Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện. Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân.
Nhà nước pháp quyền là sự kết hợp giữa Nhà nước và pháp quyền.

Điều kiện để thực hiện Nhà nước pháp quyền

Muốn có Nhà nước pháp quyền thì phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trong đó các luật và đạo luật chiếm đa số, còn lại là các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật.
Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải độc lập với nhau, nhưng kiềm chế được nhau. Hệ thống tòa án phải độc lập, vững mạnh và có sức mạnh để buộc các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước kể cả những nhân viên Nhà nước cao cấp nhất phải chấp hành pháp luật.

BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN

NGUỒN : WIKIPEDIA
  
Những điểm chính trong Nội dung

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:
  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:
  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Ðiều 14:
  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:
  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:
  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:
  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:
  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:
  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:
  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:
  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:
  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:
  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948


Đôi điều xin thưa với Thứ Trưởng Đặng Hùng Võ

nguồn : Trương Nhân Tuấn .

Thưa các bạn ,
Đây là cái nhìn mới về vụ cưởng chế đất đai ở Tiên Lảng qua lăng kính luật pháp và đạo đức . - Trần anh Tú . 

- - - 

Đăng ngày: 20:47 12-01-2012
Thư mục: Tổng hợp
  Cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ vừa lên tiếng về vụ Đoàn Văn Vươn trên báo Tuổi Trẻ hôm qua là một điều đáng mừng. Ý kiến của ông Võ dễ thuyết phục vì không dựa lên tình cảm mà dựa lên luật lệ nhà nước. Hy vọng các cơ quan hữu trách theo tinh thần của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Tuy vậy, các ý kiến của ông Võ, trên phương diện kỹ thuật, theo tôi vẫn có một vài lấn cấn, không phải do kiến thức, mà đến từ « cơ chế » của nhà nước. Tôi nghĩ rằng luật lệ áp dụng cho trường hợp « thâu hồi đất » của ông Vươn có một số điều mâu thuẫn, nhất là các điểm về thể lệ giao đất, diện tích tối đa đất được giao, thời hạn được sử dụng đất, phương thức thâu hồi đất... Ngoài ra còn có những mâu thuẫn giữa tính công bằng của xã hội chủ nghĩa với quyền tư hữu của kinh tế thị trường, hoặc giữa « tư điền » là tập tục ngàn năm của dân tộc Việt với « sở hữu đất đai thuộc về toàn dân » của chủ nghĩa xã hội. Nếu đúng như tôi nghĩ, trường hợp cá biệt của Đoàn Văn Vươn, nếu chỉ dựa hoàn toàn trên pháp luật (mà pháp luật có điều không ổn) thì việc giải quyết  chắc chắn sẽ gây nên những điều oan ức. Việc nổ súng đáng tiếc trong khi giải tỏa đất đã nói trước việc này. Hy vọng ông Võ (hay người có thẩm quyền khác) sẽ lên tiếng giải thích. Các thắc mắc của tôi gồm các điểm :
1/ Phân loại khu vực đất :
Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận xét : « theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối... »
Tôi nghĩ khác. Khu vực gọi là « đất » mà ông Vươn sử dụng từ năm 1993 không thuộc vào bất kỳ một loại « đất » nào đã được qui định theo điều 11 bộ Luật đất đai năm 1993 hay điều 13 bộ Luật đất đai năm 2003.
Thật vậy, trước khi « khu vực đất » này được giao cho ông Vươn thì nó không thể gọi là « đất » để « trồng cây hàng năm », cũng không thể gọi đơn thuần là « đầm » để « nuôi trồng thủy sản », và nó cũng không thể sử dụng vào việc « làm muối » như Thứ Trưởng Võ đã nói. Nếu chiếu theo Luật Hồng Đức thì khu vực này không thuộc diện « điền » (không thể trồng trọt hay làm muối – diêm điền), cũng không thuộc diện « thổ » (không thể định cư), và cũng không thuộc diện « trạch » (không thể nuôi cá).
Đây là một khu vực đất đang bồi, thường xuyên ngập nước biển và hàng năm chịu nhiều thiên tai bão lụt. Theo luật của các (nước Tây phương) hay Luật về thổ trạch ở VN các thời kỳ trước, vì lý do an ninh, các vùng đất này không được nhà nước cấp cho dân, hay không khuyến khích cho dân khai hoang, vỡ hóa... nhằm định cư hay khai thác kinh tế.
Vấn đề đặt ra, theo pháp luật, nhà nước có thể cấp cho ông Vươn khai thác « khu vực đất » đó hay không ? Nhà nước có trách nhiệm gì nếu tai nạn do thiên tai (bão, lụt) đổ xuống ?
2/ Tính không hợp lý của việc thâu hồi đất trong bộ Luật về đất đai.
Nhưng « khu vực đất » này vẫn được chính quyền địa phương Hải Phòng cấp cho ông Vươn khai thác, bất chấp những hiểm nguy có thể gây ra cho cá nhân và gia đình ông Vươn.
Để biến khu vực « đất không thể sinh sống » thành một khu vực xếp vào hạng « điền trạch » (tức vừa định cư vừa nuôi thủy sản), ông Vươn đã sử dụng kiến thức kỹ sư của mình để làm các việc sau :
a)    Đắp một con đê dài 2 cây số để ngăn lũ lụt, (con đê này đem lại lợi ích cho nhiều gia đình lân cận, chứ không hẳn cho cá nhân ông Vươn)
b)   Trồng cây vẹt để giữ đất bồi đồng thời để che bão
c)    Đổ đất, cát, đá... làm nền
Làm các công trình (a) và (b) ông Vươn đã biến một vùng bờ biển hiểm nguy thành một cái « trạch » (đầm nước) có an ninh. Công trình (c) biến một góc « trạch » thành « điền » (đất trồng trọt) và « thổ » (đất xây cất). Sau 17 năm gầy dựng, ông Vươn đã tạo ra một « khu vực điền - thổ - trạch » có diện tích là 40 ha. Điều đáng chú ý là khu vực này, theo lời dân sống ở đó, trước khi giao cho ông Vươn, « nhà nước không dám khai phá ».
Nhà nước thâu hồi đất này dựa trên điều 6 Luật đất đai 2003, theo qui định khoản đ) « chuyển mục đích sử dụng đất ». Dĩ nhiên nhà nước có quyền, theo Hiến pháp và Luật, nhưng thử đặt giả thuyết : nếu « khu vực đất » đó không giao cho ông Vươn, tức vẫn còn là một vùng đầm lầy phủ sóng và luôn chịu gió bão, liệu nhà nước có thâu hồi hay không ?
Nếu câu trả lời là « không » thì không có lý do gì nhà nước hôm nay lại thâu hồi khu vực đất ấy.
Trong khi điều 12 qui định : Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ để   « Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng » (khoản 1)
Ông Vươn đã tin tưởng vào điều luật đó, đã đem kiến thức khoa học, tiền vốn và công sức để làm các điều mà nhà nước khuyến khích.
Vậy mà nhà nước đã có quyết định thâu hồi (trong khi thời hạn sử dụng chưa mãn).
Người ta không thể vừa « khuyến khích » vừa « thâu hồi ». Ở đây « khuyến khích » có nghĩa là cho làm, « thâu hồi » có nghĩa là không cho làm. Mâu thuẫn ở đây khá rõ rệt. Việc này làm mất niềm tin của dân chúng vào nhà nước và luật của nhà nước ?
3/ Về diện tích sử dụng đất và thời hạn sử dụng :
Thứ trưởng Võ nói rằng « thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20 năm. »... « Luật quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá nhân không được vượt quá 2ha »
Về diện tích đất được giao. Khu vực đất của ông Vươn tạo nên là do công sức của ông và gia đình trong việc đắp con đê dài 2km để ngăn lũ và trồng các hàng cây vẹt để giữ đất. Đất của ông Vươn tân tạo được tính từ con đê chận lũ.
Đặt giả thuyết, nếu nhà nước lúc đầu đã qui định ông Vươn chỉ được giao 2 ha đất, thì chắc chắn ông Vươn sẽ không nhận. Vì nhận cũng không làm được gì ! Muốn cải tạo đất thì phải làm con đê chận lũ và trồng vẹt giữ đất bồi. Tức là, hoặc ông Vươn tân tạo được 40 ha đất thổ trạch, hoặc không tạo ra khoảnh đất nào cả. Không ai bỏ công sức làm con đê, trồng rừng vẹt để nhận 2 ha, ngoại trừ việc nhà nước bỏ công để làm (như trường hợp Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải, sẽ nói bên dưới).
Ông Vươn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vì thế thuộc diện người đang sử dụng đất ổn định (điều 4 phần 3), như vậy đã 17 năm qua.
Qui định ông Vươn chỉ có 2 ha sử dụng là mâu thuẫn với thực tế. Thực tế ở đây là nhà nước hàm ý công nhận quyền sử dụng của ông Vươn trên toàn vùng đất mà ông này khai thác. Trong 17 năm nhà nước không phản đối, thì nhà nước đã chấp nhận thực tế đó.
Nhà nước, qua cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Nếu hôm nay nhà nước nói ngược lại, thì còn đâu là công lý ?
Về thời hạn được sử dụng đất, theo tôi cũng không thể áp dụng trong trường hợp của ông Vươn. Bởi vì, trong 17 năm sử dụng, thời gian cải tạo khu vực đất không thể không chiết tính ra. Mặt khác, ông Vươn đã đầu tư rất nhiều công và của. Huê lợi thâu từ việc sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ.
Nhà nước không thể vịn vào bất kỳ lý cớ gì để thâu hồi đất này của ông Vươn, như đã nói ở phần 2. Vì nó không công bằng. Ngày xưa, sẽ nói bên dưới, vua chúa có toàn quyền trên số phận của mỗi thần dân, nhưng cũng không có các hành vi bạo ngược trưng thâu đất tư điền một cách tự tiện. Huống chi ngày hôm nay, chế độ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc là đem công bằng cho mọi người trong xã hội. Nhưng trước khi bảo vệ quyền sử dụng đất của mỗi người thì phải tôn trọng nguyên tắc công bằng quyền sử dụng đất của từng cá nhân.
Như vậy còn đâu tính công bằng của XHCN do hiến pháp qui định mà nhà nước phải thực thi ?
4/ Về « tư điền » và sở hữu toàn dân :
Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, một tập tục ngàn năm của Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời kia, đến trước thời xã hội chủ nghĩa :
« Nếu có người tự đem sức lực của mình khai khẩn những nơi rừng rú bỏ hoang, khi đã thành điền phải khai rõ, liền cho phép coi  như là "bản bức tư điền". Chỉ nhà nước mới có quyền thu thóc tô, còn dân xã không được tranh ruộng tư ấy. Cái lệ ấy thành ra vĩnh viễn. »
Tức đất hoang mà người dân bỏ công khai phá, như trường hợp ông Vươn, sẽ thuộc vào loại « bản bức tư điền », tức sẽ trở thành ruộng riêng của ông Vươn (và con cháu sau này của ông).
Một trường hợp khai khẩn đất hoang ở nước ta, vào đầu thế kỷ 19, cần nhắc ở đây, là việc thành lập huyện Tiền Hải ở Nam Định của cụ Nguyễn Công Trứ. Huyện Tiền Hải trước kia vốn là một bãi đất bồi (bãi Tiền Châu), việc khai khẩn gọi là « doanh điền », do cụ Nguyễn Công Trứ hướng dẫn với sự ủng hộ của triều đình qua việc giúp đỡ tiền bạc và dụng cụ khai phá. Những người dân khai khẩn vùng đất mới bồi này, phần lớn được làm chủ các khoản đất do dọ tạo ra (gọi là tư điền) và có bổn phận đóng thuế cho nhà nước.
Dưới thời thực dân cũng thế, người dân nào khai khẩn đất hoang thì đất đó thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã giúp đào kinh chằn chịt khắp nơi để cho dân xả nước phèn, biến một vùng chất đồng chua thành một kho lúa gạo to lớn của miền Nam hiện nay.
Trong khi dưới thời XHCN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại do nhà nước quản lý.
Trường hợp khai khẩn « khu vực đất » của ông Vươn thì không hề được sự giúp đỡ của nhà nước như trường hợp ở đất Tiền Hải.
Nếu thời trước nhà nước phong kiến hay thục dân không trưng thâu đất, mặc dầu việc khai khẩn là có sự trợ giúp của nhà nước về tài chánh và công cụ, thì hôm nay, nhà nước không hề giúp điều gì cho ông Vươn, thì tại sao lại thâu hồi ? Điều này có đi ngược lại đạo lý giống nòi hay không ?
5/ Thủ tục thâu hồi đất, mâu thuẫn giữa XHCN và kinh tế thị trường :
Như đã nói ở điều 2, việc khai khẩn của ông Vươn là một « công trình », gồm nhiều phần : con đê dài 2km, rừng vẹt, đầm nuôi cá, đất trồng trọt và đất xây dựng nhà cửa. Ngoài chi phí vật chất như tiền của, sức lao động, công trình này bao gồm hai thành quả : vật chất và trí tuệ.
Ông Vươn là một kỹ sư. Nếu công trình này không có đóng góp của kiến thức khoa học và việc đầu tư suy nghĩ lâu dài thì khu đất này sẽ không bao giờ được thành tựu như thế. Nếu giao đất cho tay ngang, người này chưa chắc sẽ hình hung ra việc đóng cừ xây đê hay trồng cây vẹt để giữ đất, đó là chưa nói đến việc phải định hướng con đê như thế nào, trồng cây vẹt ra làm sao để khỏi bị sóng đập tan và giữ được đất. Tức công trình đó còn là một công trình của trí tuệ.
Theo hiến pháp và luật định, đất đai sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý. Nhưng vì có nền « kinh tế thị trường » và gia nhập WTO, do đó nhà nước VN phải tôn trọng các luật lệ do WTO qui định, (theo điều 3 khoản 2 bộ Luật đất đai 2003) trong đó có điều luật phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản cũng như sở hữu trí tuệ của tư nhân.
Nhà nước có thể thâu hồi đất mà bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ cùng sở hữu tài sản của ông Vươn ? Không giải quyết ổn thỏa là tạo ra sự xung đột giữa hai bộ luật (luật quốc tế và luật quốc gia) mà theo lẽ VN phải đặt luật quốc tế lên trên.
Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của nền « kinh tế thị trường » với định hướng « xã hội chủ nghĩa ».
Nhưng sự mâu thuẫn này đã tạo ra tại VN một tầng lớp giàu mới do kinh doanh về đất đai. Con số này chiếm đến 40%. Như thế, việc này gián tiếp tạo cho VN một nền kinh tế què quặc, do việc tư bản nội địa không đầu tư vào kinh doanh hay sản xuất mà đầu tư vào một ngành không tạo ra công ăn việc làm hay của cải vật chất cho xã hội. Nó chỉ mở một môi trường tốt đẹp tại VN cho hàng hóa dỏm của TQ vào thống lĩnh thị trường.
6/ Kết luận : Đôi điều với Thứ Trưởng Võ như thế. Theo tôi, về pháp luật, nếu có sự mâu thuẫn (như đã dẫn ra) thì ánh sáng công lý sẽ không bao giờ rọi dến các nơi tối tăm, ở các vùng sâu, xa, như ở xã Vinh Quang, huyện Tiên lãng, tỉnh Hải Phòng. Việc lên tiếng của ông Võ là một điều tốt, vì nó rất cần thiết cho việc xét xử ông Vươn.
Hy vọng nhiều người khác cũng sẽ làm như thế. Đó cũng là việc công ích cho xã hội.
TẠI SAO CÓ VỤ TIÊN LẢNG : CHỈ VÌ  NGUYÊN TẮC SAU ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG .

THƯA CÁC BẠN ,
      SỞ DỈ CÁC NƯỚC DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG , GẦN NHƯ KHÓ XẢY RA NẠN ĐỘC TÀI VÀ RẤT ÍT THAM NHŨNG VÌ HỌ ÁP DỤNG NGHIÊM NGẶT  NGUYÊN TẮC " MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT " HAY " KHÔNG AI ĐƯỢC ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT" . ÔNG TỔNG THỐNG LẢNH LƯƠNG VÀ LỢI TỨC CÓ ĐƯỢC HÀNG NĂM ĐỀU PHẢI CÔNG KHAI CHO MỌI NGƯỜI BIẾT , CỦNG CHỊU NHỬNG MỨC THUẾ NHƯ MỘT NGƯỜI DÂN THƯỜNG . 
       BÀ ANGELA MARKEL , THỦ TƯỚNG ĐỨC , MỘT TRONG NHỬNG CƯỜNG QUỐC HÀNG ĐẦU CỦA THẾ GIỚI  , SAU GIỜ LÀM VIỆC , TỰ MÌNH LÁI MỘT XE NHỎ  ĐI CHỢ ,THĂM VIẾNG BẠN BÈ , V.V... BÀ THAN PHIỀN RẤT KHÓ KIẾM CHỔ ĐẬU XE . TÀI SẢN BÀ , THEO TÔI NGHỈ , CÓ LẺ KHÔNG BẰNG MỘT GÓC SO VỚI MỘT ÔNG CHỦ TỊCH HUYỆN Ở VIỆT NAM ; TÔI KHÔNG NÓI  QUÁ ĐÂU , CÁC BẠN THỪA BIẾT ĐIỀU NÀY . Ở VN , DO QUÁ NHIỀU SƠ HỞ VỀ LUẬT PHÁP VÀ DO LUẬT PHÁP KHÔNG NGHIÊM MINH NÊN THAM NHŨNG ĐẦY RẨY , ĐẾN NỔI  MỘT ÔNG PHÓ SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤP TỈNH  MÀ THUA CỜ MỔI VÁN LÀ NĂM TỈ ĐỒNG  (BẰNG 238.000 USD) (TÔI DỰA VÀO GOOGLE , KHÔNG BIẾT CÓ ĐÚNG KHÔNG ?) ; HIỆN ÔNG CÒN NỢ ĐỐI THỦ 22 TỈ !!!
       Ở NƯỚC TA , THAM NHỬNG GẦN NHƯ LÀ MỘT TRUYỀN THỐNG TRONG MỌI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC  , TRONG MỌI NGHÀNH NGHỀ . CẤP NHỎ THÌ THAM NHŨNG VỚI LÝ DO NHƯ MỨC LƯƠNG KHÔNG ĐỦ SỐNG VÌ GẦN NHƯ  LÀ Ở VN KHÔNG AI  SỐNG MÀ CHỈ DỰA VÀO ĐỒNG LƯƠNG . THÀNH RA CÔ GIÁO THÌ  DẠY THÊM TẠI NHÀ , KHIẾN HS Ở NƯỚC TA ĐI HỌC TUẦN LỂ LUÔN 7 NGÀY . CÁN BỘ CẤP NHỎ THÌ LÀM KHÓ  DÂN ĐỂ DÂN PHẢI HỐI LỘ CHO NHANH VIỆC . VÀO BV THÌ PHẢI HỐI LỘ CHO Y TÁ VÀ BS ĐỂ ĐƯỢC NHẬP VIỆN VÀ CHỬA TRỊ ĐÀNG HOÀNG . NẾU KỂ RA , NHỬNG  THAM NHỦNG CỦA CẤP NHỎ THÌ 10 TRANG GIẤY CỦNG KHÔNG HẾT .
       THẾ CÁN BỘ CẤP CAO THÌ THAM NHŨNG CÁCH NÀO : CÓ  NHIỀU CÁCH ĐỂ KIẾM CHÁC , VƠ VÉT , THỦ LỢI NHƯNG LÀM GIÀU NHANH NHỨT , DỂ NHỨT VẨN LÀ  MUA BÁN ĐẤT ĐAI ; ĐÂY CHÍNH LÀ ĐIỀU GÂY BỨC XÚC CHO MỌI NGƯỜI VÌ  NÓ ĐẢ ĐẬP VỞ NỒI CƠM CỦA NHIỀU NGƯỜI DÂN . TỪ NGÀY CÓ SỰ ĐÔ THỊ HÓA , CÔNG NGHIỆP HÓA Ồ ẠT TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG , RẤT NHIỀU QUAN ĐỊA PHƯƠNG ĐẢ LÀM GIÀU KHỦNG KHIẾP . BÁO CHÍ CHO BIẾT CÓ NƠI HỌ MUA LẠI ĐẤT CỦA NÔNG DÂN CHỈ VỚI GIÁ 60.000 ĐỐNG/M2 VÀ BÁN LẠI CHO NHÀ ĐẦU TƯ VỚI GIÁ SÁU TRIỆU/M2 ; VỚI CHÊNH LỆCH KHỦNG KHIẾP NHƯ VẬY NÊN CÁC QUAN CHỨC QUẢN LÝ  VỀ ĐẤT ĐAI ĐẢ LÀM GIÀU KINH KHỦNG . VÀ NGƯỜI DÂN , KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC VỚI GIÁ ĐẾN BÙ ĐẢ PHẢI CHỐNG ĐỐI , XÔ XÁT , THẬM CHÍ LÀ NỔ SÚNG VÀO LỰC LƯỢNG CƯỞNG CHẾ NHƯ VỤ TIÊN LẢNG , HẢI PHÒNG MỚI ĐÂY . 
     NẾU " MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT" , THÌ TẠI SAO ÔNG CHỦ TỊCH HUYỆN TIÊN LẢNG VỚI VỢ ĐẸP CON NGOAN ĐƯỢC QUYỀN SỞ HỬU NHÀ CỬA , CƠ NGƠI , V.V... THÌ ANH NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN , TỪNG ĐƯỢC BÁO CHÍ BIỂU DƯƠNG NHƯ ANH HÙNG LAO ĐỘNG , LẠI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN SỞ HỬU NHỬNG GÌ MÀ CẢ GIA ĐÌNH ÔNG ĐẢ BỎ RA TRONG TỪNG ẤY NĂM TRỜI VỚI BAO NHIÊU CÔNG SỨC , CỦA CẢI , V.V... KỂ CẢ ĐỨA CON GÁI 9 TUỔI BỊ CHẾT ĐUỐI TẠI VÙNG ĐẤT MÀ "THANH NIÊN XUNG PHONG CỦNG KHÔNG DÁM VÀO KHAI THÁC" (THEO LỜI KỂ CỦA MỘT NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG) . 
      THÀNH RA , VỤ NỔ SÚNG Ở TIÊN LẢNG , CHỈ LÀ HỆ LỤY CỦA MỘT XẢ HỘI MÀ  NGUYÊN TẮC "MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT " HAY " KHÔNG AI ĐƯỢC ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT" KHÔNG  ĐƯỢC TÔN TRỌNG .