Wednesday, April 4, 2018

HÀNH QUÂN LAM SƠN 719


I/ 





II/ Phim Mỹ khác với phụ đề tiếng Anh : https://www.youtube.com/watch?v=FJrClfIF3nA

III/ Trận Hạ Lào dưới cái nhìn của ng CSVN : 
ttps://www.youtube.com/watch?v=tJL0q5ND_wo
ĐẠI ĐỘI TRINH SÁT CỦA SĐ 9 BB .
"Những Đại Đội Trinh Sát của các đơn vị thường rất thiện chiến, như TS9 do NT Nguyễn Đình Hạnh, K19 ĐL, chỉ huy. Đơn vị gồm đa số lính thuộc Liên Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thổng (bị đày, có lẽ không chống đảo chánh). Đơn vị nầy xung trận rất dũng mãnh, đôi khi được thả ngay trong lòng địch. Mỗi lần lâm trận, chị Hạnh cũng nhảy theo xung phong ào ào, khiến binh sĩ đại đội Trinh Sát phục sát đất. Nhưng khi thấy xác địch nhiều quá, chị sợ tới mất ngủ.
Sau nầy chị chỉ lãnh phần gác tù binh, và trực tổng đài để binh sĩ rảnh tay truy kích địch. Ở Vùng IV có nhiều “Nữ quân nhân lậu” nầy và đôi khi họ còn chì hơn đức lang quân, chẳng hạn như bà Hồ Thị Quế , vợ của Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ “Cọp Ba Đầu Rằng” có thể gan lì giống như Bà Triệu thời xưa.
Đơn vị Trinh Sát Sư Đoàn 9 Bộ Binh của anh Nguyễn Đình Hạnh nổi tiếng sát quân, thường không ai thoát khỏi 6 tháng, riêng đại đội trưởng Hạnh đã bị thương 7 lần và bị giải phẫu hơn chục phen. Nhưng mạng anh rất lớn đã lọt khỏi sổ phong thần. Còn chị lại càng rất chì, đã theo anh hành quân từ ngày chưa cưới, mà vẫn dám tiếp tục theo anh chàng lãng tử bạt mạng nầy tới ngày nay. Hiện anh chị sống tha hương tại thủ phủ Sacramento thuộc tiểu bang California.
Còn các đơn vị Trinh Sát SĐND thì khỏi nói, Út Bạch Lan của Đại Đội 2 Trinh Sát nổi tiếng như cồn, hai đại đội TS1 và TS3 cũng rất là dũng cảm thiện chiến. Chẳng hạn như ĐĐ3 Trinh Sát dưới sự điều động của Đại úy Thanh và Trung úy Bảo đã chiến đấu rất kiên cường khi theo TĐ8ND đi tiếp ứng LĐ3ND, và bị trung đoàn địch phục kích gần chân đồi 31. Binh sĩ toàn đại đội đã dùng lựu đạn để tiêu diệt nhiều chiến xa, họ đã bắn tới hết đạn nhưng vẫn dành 1 viên cuối cùng giống như anh hùng Nguyễn Văn Đương.
Theo lời Vũ Hùng, một chiến sĩ thuộc ĐĐ3TS, kể lại thì cái chết của Đại úy Thanh và Trung úy Bảo cùng nhiều anh em tại gần đồi 31 thật vô cùng dũng cảm, những hình ảnh kiên cường của đồng đội đã ghi đậm vào tâm tư mà 27 năm sau, trên bước đường lưu vong ở Seattle, mỗi lần nghĩ đến anh rất hãnh diện và cảm phục chí can cường bất khuất của đồng đội" .
.

Các hình sau đây của bà Quế , chị Võ Thị Vui của SĐ Dù và các nữ quân nhân khác 


BÀ QUẾ ĐANG HỎI CUNG TÙ BINH CS 








PHẦN ĐỌC THÊM : 
CHỊ VÕ THỊ VUI CỦA SĐ NHẢY DÙ 





NỮ QUÂN NHÂN QLVNCH HỌC BẮN KHÔNG GIẬT 57 LY VÀ SÚNG CỐI 60 LY , HAI HÌNH DƯỚI




http://hocday.com/trng-dng-mt-cnh-hoa-d-hi-k-hi-k-mt-cnh-hoa-d.html?page=12
http://hoinhakythuat.blogspot.com/2012/12/video-hanh-quan-lam-son-719-ha-lao-27.html

Tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân và bà Hồ Thị Quế

Vương Hồng Anh 
Huy hieu tieu doan 44 BDQ
* Lược sử chiến trường của tiểu đoàn 44 Biệt động quân:
Là một trong những tiểu đoàn Biệt động quân được các tướng lãnh Hoa Kỳ và Đồng Minh đánh giá là đơn vị ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập nhiều chiến tích qua những trận đánh được được ghi vào quân sử và được đưa vào chương trình huấn luyện chiến thuật tại các trường của Lục quân Hoa Kỳ. Sau đây là phần lược sử chiến trường của tiểu đoàn Biệt động quân xuất sắc này:
Thành lập vào năm 1964 và trở thành đơn vị tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh từ tháng 6/1964 đến tháng 2/1965; từ tháng 3 đến tháng 11/1965, lực lượng trừ bị phản ứng cấp thời của Quân đoàn 4; từ tháng 12/1965, trở lại vùng Hậu Giang làm lực lượng trừ bị yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến Sư đoằn 21 Bộ binh.
Năm 1967, là một trong 5 tiểu đoàn cơ hữu của liên đoàn 4 Biệt động quân vừa thành lập. Tháng 3/1967, tiểu đoàn được tăng phái cho trung đoàn 33 Bộ binh hành quân tại Ba Xuyên; tháng 5/1967, là đơn vị xung kích trong cuộc hành quân cũng tại Ba Xuyên do bộ Sư đoàn 21 Bộ binh chỉ huy. Tháng 10/1967, tăng phái cho Sư đoàn 7 Bộ binh. Từ tháng 11/1967 đến tháng 1/1968, đặt thuộc quyền điều động của Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân gần Cần Thơ (tỉnh Phong Dinh) và tại Ba Xuyên.
Tháng 3/1968, tham gia cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại Phong Dinh. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, tăng phái cho lực lượng bộ chiến Sư đoàn 21 Bộ binh hành quân tại một số khu vực thuộc tỉnh Ba Xuyên và phía Đông Cần Thơ. Từ tháng 11/1968 đến tháng 12/1969: đơn vị xung kích của liên đoàn 4 Biệt động quân tham gia các cuộc hành quân lớn tại các tỉnh Định Tường, Châu Đốc, Phong Dinh, Vĩnh Bình. Trong hai năm 1970, 1971 là một trong những nỗ lực chính trong các cuộc hành quân của liên đoàn 4 Biệt động quân tại miền Tây, khu vực biên giới Việt-Căm Bốt và chiến trường ngoại biên.
Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11/1970, cùng với tiểu đoàn 42 BĐQ tham gia cuộc hành quân tại Núi Bái Voi (Châu Đốc). Từ 1972 đến 1973, tham gia các cuộc hành quân trong khuôn khổ của liên đoàn 4 BĐQ tại Miền Tây, góp phần vào chiến thắng chung của liên đoàn này tại Núi Dài. Gần cuối năm 1973 và năm 1974, cùng với các tiểu đoàn 42, 44 thuộc liên đoàn 4 BĐQ tăng phái cho Quân đoàn 2 hoạt động tại Phú Yên và Bình Định.
https://c1.staticflickr.com/9/8145/7505859042_0f4d03f817_b.jpg
* Trận Chương Thiện, tháng 4/1965: Tiểu đoàn được Tổng thống Hoa Kỳ ân thưởng Huy chương Danh Dự.
Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, tiểu đoàn 44 Biệt động quân đã lập được chiến tích lẫy lừng trong một cuộc giao tranh với 2 tiểu đoàn Cộng quân tại Chương Thiện vào tháng 4/1965. Diễn tiến trận đánh được ghi nhận như sau:
Ngày 4 tháng 4/1965, cuộc hành quân Dân Chí 129/SĐ do bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh tổ chức được khai diễn ở Tây Bắc quận Kiến Long, tỉnh Chương Thiện. Ngay trong ngày này, giao tranh đã diễn ra quyết liệt, Cộng quân đã tăng cường lực lượng để ngăn chận cuộc tiến quân của lực lượng bộ chiến VNCN. Trước diễn biến của tình hình chiến trường, ngày 6 tháng 4/1965, bộ tư lệnh Quân đoàn đã điều động tiểu đoàn 44 Biệt động quân làm lực lượng xung kích tiếp ứng, tấn công thẳng vào mục tiêu.
10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 4/1965, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận nhảy xuống trận địa đang bị khống chế bởi hai tiểu đoàn Cộng quân. Trước đó, thành phần tiền phương gồm 1 tiểu đoàn Bộ binh và 1 chi đoàn Thiết quân vận đã bị địch chận đánh với hỏa lực mạnh. Từ hệ thống công sự và hầm hố kiên cố, Cộng quân đã bắn trả quyết liệt vào đội hình của cánh quân Bộ binh và Thiết giáp. Riêng tiểu đoàn 44 BĐQ, khi vừa nhảy xuống khu vực bãi đáp, đơn vịu này đã bị Cộng quân bắn xối xả, một số quân sĩ bị thương hoặc tử trận, ba trực thăng đổ quân bị hư hại. Dù ở trong tình hình nguy kịch, nhưng với tinh thần quyết chiến, toàn tiểu đoàn đã đồng loạt xung phong, vượt qua tuyến bố phòng của đơn vị Bộ binh và Thiết giáp bạn, tấn công thẳng vào các cụm điểm kháng cự của đối phương. Trận cận chiến ác liệt đã diễn ra giữa các chiến binh của tiểu đoàn 44 BĐQ và Cộng quân. Với lối đánh tốc chiến và can trường, cuối cùng tiểu đoàn đã đánh bật Cộng quân ra khỏi các địa đạo phòng ngự, làm chủ trận địa, buộc 2 tiểu đoàn CSBV phải tháo chạy tán loạn.
Ngày 7 tháng 4/1965, cuộc hành quân kết thúc với kết quả: 278 CSBV tử thương tại trận địa, 12 bị bắt, 11 súng cộng đồng và 43 vũ khí cá nhân bị tịch thu, 202 căn trại của Cộng quân bị phá hủy. Về lực lượng VNCH: 22 tử thương, 65 bị thương.
Ngày 10 tháng 4/1965, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được Tổng tham mưu trưởng Quân Lực VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 4, toàn thể quân nhân của tiểu đoàn được mang Giây biểu chương màu Quân Công Bội Tinh. 16 ngày sau, 26 tháng 4/1965, Tổng thống Johnson đã ký quyết định ban thưởng huy chương Danh dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho toàn quân sĩ tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Theo lời của ông Mike Martin, cựu cố vấn tiểu đoàn, thì tiểu đoàn 44 Biệt động quân là đơn vị đầu tiên của Quân lực VNCH được ân thưởng huy chương này.
https://c1.staticflickr.com/9/8142/7579353810_19c94d1829_c.jpg
* Nữ hổ tướng Hồ Thị Quế, thiếu tá Nguyễn Văn Dần và tiểu đoàn 44 Biệt động quân:
Trong thời gian từ 1964 đến 1966, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được chỉ huy bởi những sĩ quan tài ba như thiếu tá Nguyễn Văn Dần, thiếu tá Nguyễn Văn Huy… Riêng với thiếu tá Nguyễn Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn ưu tú của binh chủng Biệt động quân, đã được ân thưởng hầu hết huy chương của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian giữ chức tiểu đoàn 44 Biệt động quân, ông đã chỉ huy tiểu đoàn lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân tại chiến trường miền Tây. Khi đụng trận, ông vẫn đội mũ Nâu, đeo khẩu rouleau 38, cầm can chỉ huy, điều động quân sĩ tấn công. Cùng chia xẻ vinh quang, buồn vui với ông trong các cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quê, vợ của ông.
Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công. Bà đã được thiếu tướng Đặng Văn Quang (tháng 11/1965 thăng trung tướng), tư lệnh Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật lúc bấy giờ, đặc cách thăng cấp thượng sĩ. Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt động quân ghi lại trong cuốn Black Tiger. Sau đây là một trích đoạn đã được phổ biến trên KBC số 22.

Danh tiếng của nữ hổ tướng thực sự xảy ra trên chiến trường cùng với những người lính Biệt động quân trong những năm 1960. Bà thường xuất hiện nơi tuyến đầu, khi trận địa đang tới hồi quyết liệt, di chuyển dưới làn đạn để đến cứu người thương binh. Đôi khi, bà đi theo đại đội đi đầu, cùng với các chiến sĩ mũ Nâu, tấn công qua cánh đồng ruộng trống trải, không có một cây lớn ngăn đạn. Trong tiểu đoàn, ai cũng thán phục, công nhận lòng dũng cảm, chân thành của bà. Khi ra trận, bà thường đội nón sắt, sơn màu rằn ri, cọp đen của tiểu đoàn 44 Biệt động quân, đeo khẩu colt 45 bá trắng. Việt Cộng đồn đãi, đặt tên cho bà là “Nữ Tử thần”, vì đối với địch nữ hổ tướng cũng nguy hiểm như các binh sĩ Biệt động quân.
Bà được ân thưởng nhiều huy chương, chứng minh lòng quả cảm nơi chiến trường, bà cũng đã chia xẻ nhiều nỗi đau thương của chiến tranh. Vài tháng trước khi mất, bà ôm mối đau lòng, chứng kiến sự tổn thất của đơn vị với số quân đông gấp đôi tấn công. Trong trận đó, ngoài số Biệt động quân còn có 1 cố vấn Hoa Kỳ bị tử trận, 1 cố vấn khác bị thương. Sau trận đó, cũng như các Biệt động quân, bà đã cạo đầu nguyện sẽ rửa hận cho các chiến hữu đã ra đi.
Được các binh sĩ Biệt động quân gọi bằng tiếng “chị Hai” thân mật, họ vẫn không quên cá tính nóng bỏng cũng như tình thương của bà đối với đàn em nhỏ trong đơn vị. Đối với những đứa em ba gai, bà lớn tiếng la rầy, đôi khi cho bạt tai, nhưng bao giờ cũng có trách nhiệm, tình thương đối với các anh em binh sĩ trong tiểu đoàn. Ngoài chiến trường, bà giúp đỡ toán quân y, chăm sóc băng bó cho các thương binh. Về hậu cứ, lo chạy chuyện giấy tờ, an ủi vợ con, thân nhân của những quân nhân tử trận hoặc bị thương nằm quân y viện. Bà “chị Hai” không ngần ngại móc tiền túi ra ứng trước, giúp đỡ cho người những người vợ trẻ qua lúc tang thương…

Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 2)

20/04/201509:54:00(Xem: 6403)
Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 2)
Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử (Phần 2)

Nguyễn Lộc Yên
(Thưa quí độc giả Vietbao Online, người viết xin tạm ngưng mục: “Trang Sử Việt” vài hôm, để chúng ta cùng nhìn lại nền tự do ở miền Nam Việt Nam đã bị cướp mất vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, để cùng tưởng niệm các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết hay lẫm liệt hy sinh và nghiền ngẫm về quê hương chúng ta ngày nay thế nào?!

Cảm ơn - NLY)
______________

Có lẽ bạn đọc đã xem qua “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử: Phần 1” mà người viết đã trân trọng trình bày về “Ngũ Hổ Tướng Tuẫn Tiết!”, thứ đến là chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) quá nhu nhược đã và đang gây cho đất nước bị hao hụt và lâm nguy. Trong bài này, người viết xin trân trọng kể đến những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã tuẫn tiết hay bất khuất không đầu hàng khi bị sa cơ thất thế, lòng can trường của Chiến Sĩ VNCH, Đồng bào sẽ vĩnh viễn lưu luyến tiếc thương.

II- Những vị Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết trước và sau ngày 30 tháng Tư năm 1975!”:

6- Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành: Nguyên là luật sư; thời Đệ nhất VNCH làm Bộ trưởng tại phủ Thủ tướng năm 1954; làm Bộ trưởng Bộ Thông tin năm 1955. Thời Đệ nhị VNCH, Ông là Nghị sĩ và chức vụ sau cùng là Tổng trưởng ngoại giao. Sau khi nghe tin tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Ông đã uống thuốc độc tử tiết tại nhà để phản đối Việt cộng xâm chiếm miền Nam Việt Nam và tự chọn cho mình một cái chết hào hùng tròn tiết nghĩa. Cảm phục thay! Kính cẩn xin thắp nén hương lòng bằng mấy vần thơ đến người anh hùng tuẫn tiết:
Tổng trưởng Ngoại giao Trần Chánh Thành
Tận tâm giúp nước được phồn vinh
Giang sơn, Việt cộng gây tang tóc
Tuẫn tiết hào hùng, rạng rỡ danh?!
7- Đại tá Nguyễn Hữu Thông: Khóa 16 Sĩ quan Võ Bị Đà Lạt. Trung đoàn trưởng 42 Bộ binh, Sư đoàn 22 Bộ binh của QLVNCH. Trong khi hầu hết các Tiểu đoàn của ông đã lên tàu thủy để triệt thoái, thì còn một tiểu đoàn khác đang giao tranh ác liệt với Cộng quân tại khu vực nghĩa trang gần bờ biển, ở hướng tây nam của thành phố Qui Nhơn. Ông lo lắng binh sĩ của mình còn lại, nên xuống tàu bơi vào bờ để chiến đấu. Sau đó, Việt cộng tràn ngập thành phố, ông dùng súng colt 45 tuẫn tiết tại hải cảng Qui Nhơn ngày 31-3-1975. Thương tiếc thay!:
Đại tá can trường Nguyễn Hữu Thông
Thương yêu binh sĩ thiết tha lòng
Lo lường nòi giống, lo non nước
Tử tiết hào hùng đượm núi sông!
8- Trung tá Nguyễn Văn Hoàn: Trưởng đoàn 67, đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
9- Trung tá Nguyễn Đình Chi: Phụ tá Chánh sở 3 An ninh quân đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Cục An Ninh quân đội.
10- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương: Tuẫn tiết vào đầu tháng Tư năm 1975, cùng phu nhân là bà Lê Thị Kỳ Duyên, 2 người con và người cháu, tại phòng Văn Hóa Vụ ở Nha Trang.
11- Trung tá Phạm Đức Lợi: Khóa 5, Sĩ quan Thủ Đức. Phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh Phòng 2 Bộ TTM. Ông là nhà văn, nhà thơ, soạn kịch, bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên Trường Sinh ngữ quân đội. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
12- Trung tá Phạm Thế Phiệt: Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
13- Trung tá Nguyễn Xuân Trân: Khoá 5 Thủ Đức, Ban ước Tình báo Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
14- Trung tá Vũ Đình Duy: Trưởng đoàn 66 đơn vị 101, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
15- Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long: Chánh Sở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng. Ngày 28-3-1975, rời Đà Nẵng vào Sài Gòn. Sáng ngày 30-4-1975, tuẫn tiết bằng súng dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến, ở trước trụ sở Quốc Hội tại Sài Gòn.
16- Thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh (có một số tài liệu ghi cấp bậc của ông là đại tá hoặc trung tá?): Trưởng Ban Bình Địa Phòng 2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát Quốc Gia. Sau khi nghe tin ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Vào lúc 2 giờ ngày 30-4-1975, thiếu tá Vĩnh tuẫn tiết bằng súng lục tại nhà riêng ở Sài Gòn cùng gia đình gồm vợ và 7 người con, tất cả 9 người!.
17- Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập (1943-1975), Phi-đoàn Khu trục 514-518 Biên Hoà, đặc trách khu trục tại Bộ tư lệnh Không quân. Tuẫn tiết bằng súng lục trước sân cờ, trong căn cứ Bộ Tư lệnh Không quân ngày 30-4-1975.
18- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc: Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân, Tiểu khu Hậu Nghĩa. Tuẫn tiết ngày 29-4-1975.
19- Thiếu tá Lương Bông, Phó ty An ninh quân đội tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ). Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
20- Thiếu Tá Trần Thế Anh: Đơn vị 101 Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
21- Hải quân Thiếu-tá Lê Anh Tuấn (1943-1975): Khóa 14 Sĩ quan Hải quân, là bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang. Ông là Chỉ Huy Trưởng Giang đoàn 43. Ngày 30-4-1975, khi nghe tổng thống bất đắc dĩ Dương Văn Minh gọi buông vũ khí, giao miền Nam cho Việt cộng, Ông đang đứng trên chiếc soái đỉnh, quá xót xa cảnh nước mất nhà tan, đã dùng súng colt tuẫn tiết, thân ông ngã trên tấm bản đồ hành quân.
22- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát: Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên. Tuẫn tiết ngày 1-5-1975.
23- Thiếu tá Mã Thành Nghĩa (Liên): Tiểu đoàn trưởng 411 Địa phương quân, Tiểu khu Bạc Liêu, khoá 10 Võ Bị Quốc gia Đà Lạt. Tuẫn tiết cùng vợ, ngày 30-4-1975.
24- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng: Chỉ Huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quận Bình Phước, tỉnh Long An. Tuẫn tiết tại Cầu Quay thuộc Mỹ Tho, ngày 30-4-1975.
25- Đại-úy Nguyễn Hòa Dương: Trường Quân Cảnh Vũng Tàu. Tuẫn tiết tại trường ngày 30-4-1975.
26- Đại úy Vũ Khắc Cẩn: Ban 3, Tiểu khu Quảng Ngãi. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
27- Đại uý Tạ Hữu Di: Tiểu đoàn phó 211 Pháo binh, thuộc Tiểu khu Chương Thiện. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
28- Đại úy Phan Hữu Cương: Tuẫn tiết bằng thuốc độc vào tối ngày 1-5-1975, cùng vợ là trung úy Nữ Quân nhân Trần Mai Hương, nhưng sáng hôm sau trung úy Mai Hương được cứu sống, do người cháu phát hiện và đưa đi cấp cứu. Bảy năm sau, bà Mai Hương đã mang ba đứa con trai vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, tất cả đều lớn khôn và thành đạt.
29- Đại uý Nguyễn Văn Hựu: Trưởng Ban Văn khố Phòng 2, Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Phòng 2 của Bộ TTM.
30- Đại úy Nguyễn Ánh Tước: Khóa III/Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.                 


31- Trung uý Nghiêm Viết Thảo: Khóa 1/70 Trường Sĩ quan Thủ Đức, An Ninh Quân Đội. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Kiến Hòa.

32- Trung uý Đặng Trần Vinh (con của thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh): Phục vụ tại Phòng 2 Bộ TTM. Tuẫn tiết cùng vợ con ngày 30-4-1975.

33- Trung uý Cảnh sát Quốc gia Nguyễn Văn Cảnh: Trưởng cuộc Vân Đồn, quận 8, tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

34- Trung uý Nguyễn Văn Hoàng: Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975, tại Mương Chuối Nhà Bè (Nhà Bè vào thời VNCH thuộc tỉnh Long An, kể từ năm 1976 huyện Nhà Bè thuộc thành phố Sài Gòn).

35- Thiếu uý Nguyễn Thanh Quan (Khóa 72): Phi công Phi đoàn 110 Quan sát. Tuẫn tiết vào chiều ngày 30-4-1975.

36- Thiếu úy Nhảy Dù Hoàng Văn Thái: Khóa 5/69 Thủ Đức. Tuẫn tiết tại ngã 6 Chợ Lớn, thiếu uý Thái cùng một nhóm 7 Chiến hữu Nhảy Dù, mỗi người một quả lựu đạn, họ cùng mở chốt để tuẫn tiết tập thể vào ngày 30-4-1975. Các Chiến sĩ Nhảy Dù về bảo vệ Đài-phát-thanh và Đài Truyền-hình Việt Nam.

37- Thiếu uý Nguyễn Phụng: Cảnh sát đặc biệt, tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Thanh Đa, Sài Gòn.

38- Chuẩn uý Đỗ Công Chính: Tiểu đoàn 12 Nhảy dù. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại cầu Phan Thanh Giản.

39- Thượng sĩ Bùi Quang Bộ: Trường Truyền tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.

40- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh: Trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975, tại Vũng Tàu.

41- Trung Sĩ I Trần Minh: Quân Cảnh tại Bộ TTM. Tuẫn tiết ngày 30-4-1975.

42- Hồ Chí Tâm: Binh nhì, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, Tiểu khu Ba Xuyên (Cà Mau). Tuẫn tiết bằng súng M16, vào trưa ngày 30-4-1975, tại Đầm Cùn, Cà Mau.

43- Ông Cao Hoài Cải: Phụ Tá Trưởng Chi Chiêu Hồi, Quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận. Tuẫn tiết ngày 7-4-1975.



II- Những vị Chiến Sĩ VNCH đã can trường chiến đấu, khi bị Việt cộng bắt khảng khái không hàng, Việt cộng đã hành quyết:


44- Đại tá Hồ Ngọc Cẩn: Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện. Mặc dù nghe đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi buông súng, nhưng ông vẫn can trường chỉ huy tiếp tục chiến đấu, gây tử thương nhiều Cộng quân. Thế cùng, ông bị Cộng quân bắt và đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975. Trước lúc bị hành hình, Việt cộng hỏi ông có nhận tội không. Đại tá Cẩn dõng dạc trả lời: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản, Việt Nam muôn năm”. Kính phục thay:


Hồ Ngọc Cẩn gìn giữ thổ cương

Pháp trường dõng dạc, dạ kiên cường

Quân thù hung hãn, nghe khâm phục



Lẫm liệt hy sinh, luôn tiếc thương!

45- Trung tá Võ Văn Đường: Trưởng ty Cảnh sát tỉnh Chương Thiện. Tại pháp trường ở sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975. Việt cộng kết tội ông có nợ máu với nhân dân, ông bình thản và khẳng khái trả lời: “Tôi không có nợ máu với Đồng bào, Tôi bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam Việt Nam”. Việt cộng tức tối nhào lại đánh và bịt miệng ông, tắt micro để Đồng bào không nghe được tiếng của ông đang nói hào hùng.

46- Thiếu-tá Trịnh Tấn Tiếp: Quận trưởng Kiến Thiện, tỉnh Chương Thiện, là một Quận trưởng can trường thương dân lo nước. Ông đã bị Việt Cộng thảm sát tại sân vận động Cần Thơ ngày 14-8-1975.


47- Thiếu Tá Lê Phó: Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, Tỉnh An Giang bị Việt cộng bắt và đem hành hìnhngày 3-5-1975.



48- Thiếu tá Không quân Trương Phùng: Sanh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế, học khóa 64B SVSQ/TTHLKQ Nha Trang, phục vụ tại Phi Đoàn 110 Quan Sát Đà Nẵng, rồi Phi Đoàn 518 Phi Long tại Tân Sơn Nhất. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 29-4-1975, dưới mưa pháo của Cộng quân, Thiếu tá Phùng vẫn dũng cảm cất cánh Khu trục A-1 cùng với một Khu trục A-1 khác thuộc Phi Đoàn 518 Phi Long, để dập tắt trận địa pháo của Cộng quân. Nhờ vậy, Saigon đã tránh được thảm hoạ. Nhưng đi hai, về một, chiếc AD-5 Skyraider của phi tuần trưởng Thiếu tá Phùng thì biến mất, mãi 33 năm sau mới tìm thấy di cốt của Thiếu tá Phùng bị Cộng quân xử bắn ngày 29-4-1975, hiện nay di cốt được thờ tại chùa Bửu Quang.

49- Đại úy Phạm Văn Bé: Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát tỉnh Chương Thiện, Việt cộng đem hành hình tại sân vận động Cần Thơ, ngày 14-8-1975.

50- Thiếu úy Trần Đình Thoại: Sĩ quan thuộc tỉnh Chương Thiện, bị Việt cộng đem bắn, sau ngày giết hại Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, vì trước đó vài tháng trong một cuộc hành quân phối hợp giữa quân đội và Cảnh sát Dã chiến, Thiếu úy Thoại đã phá vỡ một căn cứ quan trọng của Việt cộng.

51- Thượng Sĩ Nhơn: Cảnh sát Quốc gia tỉnh Ba Xuyên bị Việt cộng bắt và thảm sát!

52- Trung sĩ Vũ Tiến Quang: Sinh năm 1956, Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện, ông đã kiên cường chiến đấu cho tới khi bị Cộng quân bắt, ông vẫn không chịu đầu hàng, nên bị Việt Cộng đem ra bắn trước dân chúng lúc 3 giờ chiều ngày 30-4-1975.

53- “Thảm sát hãi hùng” tại tỉnh Phú Yên: Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Cộng quân chiếm tỉnh Phú Yên, sau đấy kêu gọi “nguỵ quân nguỵ quyền” học tập 10 ngày. Anh em tin lời, đã trình diện tại tỉnh Phú Yên, họ bắt 125 người, trong đấy có nhiều người trong đảng Đại Việt. Họ dẫn đến Núi Đất thuộc xã Hòa Định, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tại bờ mương dẫn thủy số 1, gần chỗ Lù Đôi, tay bị trói chặt phía trước và cột lối xâu chuỗi từ tay người này đến tay người kia. Hôm đó, là đêm 3 tháng Tư năm 1975 (22 tháng 2 năm Ất Mão), nên trời không trăng. Họ đã dùng súng trung liên và AK bắn xối xả. Mấy ngày sau, thân nhân của anh em bị thảm sát mới hay tin, tìm đến nơi thấy cả một đống người chết chồng chất, những thân xác bị khô đét thật thảm thương! Thân nhân phải tỉ mỉ tìm tòi từng chân răng kẽ tóc hoặc dấu vết đặc biệt của người quá cố, mới biết ai là người thân của mình bị thảm sát ở đấy! (Copy đề tài: “Thảm sát hãi hùng: Tỉnh Phú Yên” Click vào Google sẽ xem đầy đủ chi tiết).

Những Chiến sĩ VNCH bị Việt cộng “thảm sát hãi hùng tại Phú Yên”, được biết một số nhân vật:

- Ông Nguyễn Khánh, chủ tịch xã Hòa Thắng.

- Ông Nguyễn Phúc (em ruột ông Khánh), trưởng ban quân xa Ty Cảnh sát Phú Yên.

- Trung úy Nguyễn Văn Nê (em ruột ông Khánh) là Cuộc trưởng thị xã Tuy Hòa.

- Nguyễn Phương (rể ông Khánh) là cuộc phó xã Hòa Đa.

- Châu Văn Hiển là Cảnh sát viên Ty Cảnh sát Tuy Hòa.

- Nguyễn Hai là Cán bộ Xây dựng Nông thôn.

- Ngô Văn Bộn là Cán bộ Xây dựng Nông thôn...

Thảm thiết thay! Gia đình ông Nguyễn Khánh, bị thảm sát đến 4 người một lúc. Còn nhiều Quân nhân, Cảnh sát, Xây dựng Nông thôn và các vị làm việc Hành chánh, không sao biết hết?!.                    


Người viết đã tìm tòi và tham chiếu những tài liệu sẵn có hoặc đã hỏi han bà con, bằng hữu để biết tên tuổi các Chiến Sĩ VNCH đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh vào khoảng ngày 30-4-1975 cho bài viết này. Tuy nhiên, chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu những Chiến Sĩ đã tuẫn tiết hay đã lẫm liệt hy sinh để tri ân.

Nhìn lại, trong suốt 20 năm (1954-1975) chiến tranh tàn khốc đã gây ra số tử thương rất lớn: Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng: 250.000 người. Quân độ CSVN bị tử vong khoảng: 1.100.000 người, trong số này bao gồm chết vì chiến trận, chết vì bị máy bay trên đường xâm nhập vào Nam và chết vì bệnh tật. Thường dân Việt Nam bị chết khoảng: 3.000.000 người. Và hai nước láng giềng là: Cao Miên bị chết khoảng 70.000 người, Lào bị chết khoảng 50.000 người. Tổng kết quân đội các bên, kể cả quân Mỹ giúp miền Nam; quân Tàu giúp miền Bắc và thường dân Việt Nam, Miên và Lào, đã bị chết ước tính khoảng 4.480.000 người.

Thế mà, sau khi CSVN là kẻ chiến thắng, làm chủ toàn nước Việt Nam lại cai trị đất nước khắc nghiệt, tham nhũng và tệ hại hơn là qui phục Tàu cộng đã gây cho đất nước chúng ta nguy ngập, lý do nào có hiện tượng này?! Người viết nghĩ có thể do 2 lý do chính.


1- Chính quyền CSVN quá tham lam và nhu nhược:

- Ngày 30-12-1999, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 700 km vuông lãnh thổ Việt Nam, trong đấy có thác Bản Giốc, ải Nam Quan.

- Ngày 25-12-2000, CSVN dâng cho Tàu cộng khoảng 11.000 km vuông vịnh Bắc Việt.

- Ngày 1-11-2007, thủ tướng CSVN là Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167, cho Tàu cộng khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, với hàng ngàn người Tàu đến ở địa bàn này, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng của nước ta?! Theo tiết lộ WikiLeaks: “Vụ Bauxit Tây Nguyên, chính quyền Tàu đã mua đứt Nông Đức Mạnh (cựu Tổng bí thư đảng CSVN) 300 triệu USD, Nguyễn Tấn Dũng 150 triệu USD”.

- Từ ngày 7 đến ngày 10-4-2015, Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Tàu cộng để gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình. Nguyễn Phú Trọng đã ký 7 giao ước và 3 mật ước với họ Tập. Một trong những mật ước rất nguy hiểm tới AN NINH QUỐC GIA là “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA HÀNG HẢI”. Theo báo Ba Cây Trúc ngày 8-4-2015, trong bài viết “Con đường tơ lụa của Tập Cận Bình nguy hiểm hơn cả trái bom nguyên tử thả xuống Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thùy Trang đã cho biết: “Số tiền Tập Cận Bình biếu Bộ Chính Trị Đảng CSVN là 4 tỉ đô, trong số đó Nguyễn Phú Trọng sẽ được 500 triệu đô. Để được đổi lại thì phía Việt Nam phải cho Trung Quốc sử dụng T.P và Cảng Hải Phòng để làm đầu cầu thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến. Các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG đường biển thuộc chủ quyền Việt Nam đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (HÀ TĨNH) và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải sát cạnh Việt Nam để hướng nam đến eo biển Malacca. Sự Nguy Hiểm cho An Ninh Quốc Phòng Việt Nam là Trung Quốc sẽ ngang nhiên ‘SỬ DỤNG hợp pháp’ đường Biển sát bờ của Việt Nam để chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự” (hết trích).

Nếu dâng vùng đất Tây Nguyên (Bauxit) cho Tàu cộng mà cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là Nông Đức Mạnh nhận bỏ túi riêng 300 triệu USD và đương kim Tổng bí thư Đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng nhượng đường bộ Bắc Việt, cảng Hải Phòng và đường biển của Việt Nam cho Tàu cộng được tự do chuyển hàng hóa Dân Sự và Quân Sự, Trọng nhận bỏ túi riêng 500 triệu đô; thì Job (việc làm) của Tổng bí thư Đảng CSVN kiếm bạc dễ dàng quá, vì không cần làm việc chỉ cần bán nước sẽ trở thành triệu phú hay tỉ phú?! Do đấy, mọi người trong Đảng CSVN tranh giành quyết liệt chức Tổng bí thư Đảng CSVN, chúng ta đừng ngạc nhiên.


2- Tàu cộng luôn rình rập thôn tính Việt Nam, vì xem thường Đảng CSVN:

- Chiến tranh biên giới năm 1979, Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiăopíng) là lãnh tụ của Tàu cộng đã khinh rẻ Đảng CSVN, hắn thẳng thắn nói: “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Và chiến tranh đã gây cho khoảng 20.000 Bộ đội Việt Nam bị tử thương và bị thương, thế mà ngày nay thân nhân hay đồng bào thắp một nén hương cho liệt sĩ cũng bị Đảng CSVN cấm đoán hay bắt bớ?!.

- Ngày 14-3-1988, quân Tàu cộng đánh cướp đảo Gạc Ma của Việt Nam. Trong khi đấy, Đại hèn tướng CSVN là Lê Đức Anh đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”?!.

- Vào đầu tháng 5-2014, Giàn khoan HD-981 của Tàu cộng xâm phạm vào vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Tờ trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo của Trung cộng đã viết: Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, đã nói rằng: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn” và nhắn nhủ đảng CSVN: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. Thật là ngang ngược và trịch thượng, thế mà Đảng CSVN vui vẻ chấp nhận?!

Từ các dẫn chứng trên, đã có nhiều người đặt câu hỏi: “Tàu cộng chẳng những đã/đang ngấm ngầm xâm lăng Việt Nam mà còn hách dịch, vì sao CSVN lại quỵ lụy Tàu cộng như vậy?!” Không lẽ, Đảng CSVN đem quân đánh chiếm miền Nam Việt Nam để dâng toàn nước Việt Nam cho Tàu cộng ư???! Không lẽ ba (3) triệu Đảng viên Đảng CSVN lại hèn hơn một cô gái ăn sương vì cô biết đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên cả nhân phẩm của mình, nên cô đã khẳng định: “Bán trôn không bán nước”?!.


Càng ngày càng thấy rõ tính buôn dân bán nước của Đảng CSVN, từ đấy càng kính phục Chiến Sĩ VNCH đã can trường giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc hay miền Nam Việt Nam tự do dù phải hy sinh. Cũng từ lòng dũng cảm “vị quốc vong thân” mà “Chiến Sĩ VNCH, dù tử danh bất tử” là vậy.

Người viết xin kính cẩn nghiêng mình ghi tạc tất cả những “Tữ Sĩ đã vị quốc vong thân” bằng mấy vần thơ như thắp nén hương lòng đến những anh linh đã lẫm liệt hy sinh vì nước:

Tiếc Thương Tử Sĩ

Hồn Tử sĩ phiêu diêu vũ trụ!
Ẩn chập chờn tinh tú gió sương
Lo nhà, giúp nước can trường
Nghĩa đài kính cẩn, khói hương phụng thờ

Công hiển hách, sa cơ vì nước
Dạ trung trinh, lỡ bước vì nhà
Đồng bào cung kính thiết tha
Đất trời lưu luyến, cỏ hoa cũng sầu!

Dù tuẫn tiết biển sâu, núi thẳm
Dù hy sinh rừng rậm, sông ngòi
Vì non nước, bởi giống nòi
Nghìn thu nhung nhớ, muôn đời biết ơn!

Xưa Chiến sĩ núi non lặn lội
Giữ tự do, vượt suối, băng rừng
Nhớ người son sắt kiên trung
Nhớ ơn báo quốc, hào hùng chiến công!

Nhìn thăm thẳm lên không lồng lộng!
Thấp thoáng xa những bóng anh linh!
Nhớ ra người đã hy sinh
Sao còn lẫm liệt, rập rình tiếng quân?!!!

Ngày nào mất, mộ phần không biết?!
Ngưỡng mộ người, thương tiếc, tiếc thương!
Nguyện cầu Tử sĩ muôn phương
Thảnh thơi cực lạc, thiên đường an vui!

Nguyễn Lộc Yên

.
,
.