Friday, October 27, 2023

LÀM CON DÊ TẾ THẦN, TĐ 6 DÙ THUỘC ĐỊA NHẢY XUỐNG TƯ-LỆ THÁNG 10.1952.

- Bài viết này nhằm tưởng nhớ anh hùng Nguyễn văn Viên: với đv đầu đời là TĐ 5 Nhảy Dù, thiếu úy Viên đã nhảy xuống mặt trận Điện Biên Phủ hai lần. Lần đầu ngày 23/11/1953 mà tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Botella. Lần 2 ngày 14/3/1954: là sĩ quan phụ tá đứng hàng thứ ba trong TĐ, trung úy Viên bị thương nặng trong lúc đụng độ với VM sau khi chạm đất, và được chở về Hà Nội cấp cứu. Toàn bộ TĐ của ông, trong đó có trung úy Phạm văn Phú đại đội trưởng, đã tiếp tục chiến đấu tới giờ cuối. Sau khi người Pháp về nước, năm 1955 ông là TĐ trưởng người VN đầu tiên của TĐ 5 Dù. Năm 1957, đang là chỉ huy của TĐ 6 Dù, vì một sai lầm của cấp dưới, ông buộc phải giải ngũ. Năm 1972 ông được lịnh tái ngũ, nhưng người ta khó giao công việc cho ông vì các đồng đội cũ (từ cùng là thiếu úy) nay đã là TL của sđ 3 bộ binh như chuẩn tướng Vũ văn Giai hay TL của sđ Dù như Lê Quang Lưởng. Tướng Trưởng, TL quân khu 4, cũng từng là thiếu úy dưới quyền ông. Sau ngày 30/4/75, thay vì trình diện, ông xin súng đạn và một máy đánh chữ của bạn bè, và tham gia lực lượng Phục Quốc; do bị nội tuyến nên bị bắt, bị tra tấn dã man và bắn chết. Cha Nguyễn văn Vàng, hình như là anh em của ông, cũng bị bắt trong vụ này, bị xử chung thân -- theo cựu đại tá Bùi Huy Sảnh và Wikipedia.

                            


Tôi biết nhiều bạn trẻ ko ưa thực dân Pháp, nhưng xin các bạn nhớ rằng trước khi trao trả độc lập cho VN năm 1954, thì vào năm 1950, họ đã bắt đầu thành lập các đv toàn lính VN với sĩ quan (sq) và hạ sĩ quan (hsq) Pháp chỉ huy trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ thay thế bằng sq và hsq VN. Các danh tướng hay sĩ quan cao cấp như Đỗ Cao Trí, Nguyễn Khoa Nam, Trương Quang Ân, Phạm văn Phú, trung tá Lê văn Phát (chỉ huy lữ đoàn 3 Dù), trung tá Đào văn Hùng (chỉ huy lữ đoàn 2 dù), v.v... từng làm tiểu đội trưởngtrung đội trưởng, đại đội trưởngtiểu đoàn phó, v.v... của những đv này. Nói thêm về tướng Đỗ cao Trí: Đầu tháng 08 năm 1947, sau khi rời ghế học đường, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Liên hiệp Pháp, được cho theo học khóa Đỗ Hữu Vị tại trường Sĩ quan Nước Ngọt ở Vũng Tàu, khai giảng tháng 08 năm 1947. Tháng 06 năm 1948, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được chọn đi du học khóa Bộ binh tại trường Thực tập Bộ binh Auvours, Pháp. Tháng 10 về nước, ông gia nhập Binh chủng Nhảy dù và đi du học tiếp khóa căn bản Nhảy dù tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù Pau ở Pháp. Tháng 02 năm 1949 mãn khóa về nước, ông phục vụ trong Đơn vị Nhảy dù của Quân đội Quốc gia Liên hiệp Pháp.

Năm 1950, cùng với sự ra đời của Quân đội Quốc gia, Đại đội Nhảy dù Biệt lập được thành lập ở Bắc Việt. Ông được thăng cấp Trung úy và làm Trung đội trưởng trong Đại đội này do Đại úy Nguyễn Khánh làm Đại đội trưởng. Tháng 05 năm 1951, khi Đại đội Biệt lập Nhảy dù được nâng lên cấp Tiểu đoàn, ông là Đại đội trưởng của một trong 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 Nhảy dù tân lập, vẫn do Đại úy Nguyễn Khánh làm Tiểu đoàn trưởng. Ngày 01 tháng 07 năm 1952, chính thức chuyển biên chế sang Quân đội Quốc gia Việt Nam, ông được thăng cấp Đại úy và chuyển đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 Việt Nam.  




Lời nói đầu: Sau khi vượt SÔNG HỒNG (Red River), sđ 308 Việt Minh Cộng Sản (VMCS) đã quét sạch các đồn bót nhỏ và chỉ còn cách TP NGHĨA LỘ khoảng 64 km. BTL Pháp ở Hà Nội quyết định: thả một TĐ Dù xuống TƯ LỆ, 32 km tây bắc Nghĩa Lộ, nhằm mục đích thu hút nỗ lực chánh của sđ này và mua thời gian để các đv lớn hơn và chậm chạp hơn của Pháp rút về SÔNG ĐÀ (Black River). Và TĐ 6 Dù thiện chiến của Thiếu tá Bigeard được chọn làm DÊ TẾ THẦN. Sau khi quân đội Pháp về nước, đầu năm 1954, khi TĐ 6 Dù của quân đội quốc gia VN được thành lập, thiếu tá Đỗ Cao Trí là TĐ trưởng đầu tiên của TĐ này.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 63 đến 76 của quyển Street Without Joy của Bernard Fall.

......

"Trận đánh vùng núi rừng xứ Thái đã bắt đầu NGÀY 11/10/1952, với ba sđ quân VMCS - gồm 308, 312, và 316 - vượt sông Hồng và tiến theo ba trục trên một mặt trận rộng 64 km; SĐ 308 và 316 đã để lại một trung đoàn của mỗi sđ (trung đoàn 176 và 36), làm tổng trừ bị chung quanh hành lang (passage) chiến lược của sông Hồng; ở phía bắc của ba sđ này, trung đoàn độc lập 148 đã tiến riêng rẻ về hướng tây với vòng cung rộng. Một dãy các đồn bót của Pháp nằm kế phía tây sông Hồng vẫn yếu và mỏng manh (tenuous) như trước đây và tp NGHĨA LỘ, dù phần nào đó đã tăng cường hầm hào kiên cố (fortifie) và bây giờ được bảo vệ bởi 700 lính, vẫn ko là đối thủ của một cuộc tấn công đầy quyết tâm (determined) của CS với 10.000 quân trang bị đại bác không giật, còn gọi là ĐKZ, và cối 120 ly.

Trong vòng chưa tới sáu ngày sau khi vượt sông Hồng, sđ 308 đã quét sạch các tiền đồn nhỏ của Pháp và đã xuất hiện trong rừng 64 km ở trước và chung quanh Nghĩa Lộ. Vài ngày trước khi trận chiến, các làng chung quanh TP này đã bắt đầu vắng người, đầu tiên là người già và đàn ông và sau đó là đàn bà và trẻ em. Sau đó, các "cảm tình viên" của Pháp - những dân thiểu số địa phương từng là tai mắt của quân Pháp, đã ngừng gửi báo cáo, bằng cách gửi vợ đến nói rằng chồng của họ đi xa để săn bắn hay bịnh, hay dự đám cưới bà con. Các sĩ quan (sq) Pháp đã biết rằng địch sắp tấn công. 



                          
Add caption

Chỉ huy quân Pháp tại địa phương đã đáp ứng bằng cách gia tăng tuần tiểu trong khu vực, đặt các toán phục kích trên các đường tiến sát (path of approach) - mà họ nghĩ địch sẽ dùng, và yêu cầu máy bay thám thính bao vùng. Từ NGÀY 11 tới 17 THÁNG 10, đã ko phát hiện gì hết. Thực tế, cho tới ngày trước cuộc tấn công của sđ 308 VM, hai đại đội lính Pháp đã lục soát rất kỹ chung quanh TP, bằng cách thăm các làng, và lục soát những vị trí nghi ngờ nhưng ko thấy gì. Tương tự như vậy, máy bay thám thính, trong khi quan sát liên tục các vị trí mà địch có thể tập trung, cũng ko tìm thấy chỉ dấu nào của đại đv của CS. Đó đây (here and there), một nhóm nhỏ người đi hàng một (advance single file) xuyên qua cỏ cao đã lọt vào mắt của phi công máy bay, nhưng khi máy bay vòng trở lại, những kẻ này biến mất.

...

Lại một lần nữa, ngụy trang của CS rất toàn hảo... Đúng 1700 NGÀY 17.10, một đám mưa đạn cối, rất chính xác và dữ dội đã rơi xuống ĐỒI NGHĨA-LỘ, phá hủy hàng rào thép gai, mở các cửa mở qua các bãi mìn, và diệt các ổ súng cộng đồng của Pháp. Lúc 1730 g, tiếng hô kinh sợ "Tiến lên" vang lên và lính VM đã xuất hiện bên trên tuyến phòng thủ đã tan nát của Pháp. Trong chưa tới một giờ, tất cả Đồi Nghĩa-Lộ đã lọt vào tay địch. Không quân của Pháp, được báo động vài phút sau khi bắt đầu trận đánh, đã đến kịp thời từ châu thổ sông Hồng, ý nói từ Hà Nội, để chứng kiến đoàn tù binh (TB) Pháp, hai tay dơ cao, đi giữa hai hàng lính canh VM. Vị trí Pháp tại LÀNG NGHĨA-LỘ gần đó vẫn tiếp tục chiến đấu và giữ tới sáng, nhưng khi máy bay tiếp tế đầu tiên tới vào bình minh (dawn) để thả đạn dược và huyết thanh cần thiết, lá cờ ba màu của Pháp đã ko còn bay trên Nghĩa Lộ đổ nát. Nghĩa Lộ, căn cứ chánh của Pháp tại xứ Thái, xem bản đồ, đã mất trong 24 giờ và bây giờ điều dĩ nhiên là tất cả các đồn Pháp ở bắc và tây Nghĩa Lộ sẽ bị đè bẹp, ko còn hy vọng giúp đỡ (succor) nếu VM tới sông Đà (Black River) trước khi các đồn này hoàn tất việc rút lui. 

Tin tức về 3 sđ VMCS đã khiến BTL Pháp ở Hà Nội lo lắng vì họ ko còn quân trừ bị để đối phó với diển biến này .(Quân Pháp ở Đông Dương cũng khá đông nhưng phải căng mỏng để bảo vệ các khu đông dân và đường xá. Lực lượng tổng trừ bị của Pháp với 7.500 QUÂN DÙ THIỆN CHIẾN, nhưng Pháp không có nhiều máy bay để chuyển một số lớn quân tổng trừ bị  - như Không Quân Mỹ đã giúp quân VNCH trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Thời Pháp chỉ có vận tải cơ C-47 của Mỹ,  chỡ được 28 lính với đầy đủ súng đạn -- người dịch).

Lại một lần nữa, bóng ma của thảm bại biên giới NĂM 1950 (ý nói trận phục kích trên Đường Thuộc Địa số 4 (RC-4) khiến ĐT Le Page và ĐT Charton bị bắt sống-- người dịch), lại hiện ra trước mắt BTL tối cao của Pháp: và họ đã quyết định ném vào địch một con dê tế thần - đó là một TĐ Dù, với mục đích thu hút (draw upon) nỗ lực chánh của địch quân và mua thời gian cho các đv lớn và chậm chạp hơn rút về sông Đà. Không có một ảo giác dù nhỏ nhứt (slightest illusion) cho cơ may sống sót của TĐ Dù này; nếu họ còn sống để hoàn thành nhiệm vụ, việc tung TĐ này vào trận đánh cũng nên làm. TĐ được chọn để hy sinh tại xứ Thái này là TĐ 6 Dù Thuộc địa của thiếu tá Bigeard.

NGÀY 15, đv này được đặt trong tình trạng báo động và tối hôm đó, Tư Lịnh không quân, ĐT Gilles, đã yêu cầu linh mục (LM) Jeandel, tuyên úy nhảy dù, phải sẵn sàng cho hành quân vào lúc 0530 g sáng hôm sau. "Cuộc HQ kéo dài bao lâu, thưa ông?", LM Jeandel nói.

"Tôi ko biết chính xác," Gilles nói. "Xin ông mang theo một bàn thờ nhỏ (portable altar) và bất cứ những gì cần thiết cho lễ Mi-sa. Nếu HQ dài quá dự định, sẽ có rượu lễ và bánh thánh (Mass wine and host) được thả dù xuống cho ông. Chúc may mắn."

NGÀY 16/10/1952 lúc 11:20 g, đợt đầu tiên gồm 15 máy bay C-47 Dakota của Mỹ cất cánh từ Hà Nội bay về TƯ-LỆ, 32 km tây bắc của Nghĩa Lộ. Đợt kế lúc 1430. Bigeard, như thông lệ, luôn luôn ở chiếc đầu tiên. Mặt mày mọi người đều căng thẳng (taut); ko còn ai nói chuyện đùa hay nói chuyện (joke or crack). Giờ đây họ đã biết nơi họ sắp tới, họ sắp làm cái gì, và rằng chỉ có ít người trong họ có thể sống để kể về điều đó. LM Jeandel, trong quân phục ngụy trang của Dù - với hình Chúa bằng bạc đeo ở cổ, tô điểm cho một thập tự giá màu đen nằm ngay trên dù bụng và một túi nhỏ chứa một bàn thờ nhỏ nằm trên ba-lô của ông - ngồi ko xa thiếu tá Bigeard. Tuyên úy này đã nhảy dù như là một thành viên của BCH. Và đó là Tư-Lệ: những đồi nhỏ hình hạt đậu bao quanh bởi những đồi cao hơn, phủ đầy cây rừng. 

Đồn Tư Lệ, nằm ngay giữa một bình nguyên nhỏ, ko khác gì một gác chuông (belfry) thời trung cổ, bảo vệ bởi 10 lớp dây thép gai và một ít giao thông hào lộ thiên, ko có nắp, nhằm nối kết năm ổ súng liên thanh. Vị chỉ huy đồn, đã cho lính dùng đá để viết tên của đồn lên núi với hàng chữ cao 1.8 mét. Bình nguyên này dài khoảng 9.6 km và nối với một làng dân Mèo gần đó bằng con đường đầy bùn. 

Người lính dù đầu tiên chạm đất lúc 1300, và cả TĐ lúc 1600. Họ lập tức đào hố chung quanh đồn Tư Lệ để chuẩn bị trận đánh sắp tới; họ là những người lính thiện chiến, gồm VN và Pháp. NGÀY 17, một toán tuần tiểu đầu tiên của TĐ đã báo cáo chạm súng với ba thành phần của sư 312 ở khoảng 8 km cách Tư Lệ. Cùng đêm đó, lính của TĐ này từ Tư Lệ đã im lặng và từ xa chứng kiến cơn HẤP HỐI của Nghĩa Lộ. Tiếng súng ầm ầm (rumble of gunfire) và những ánh chớp của tiếng nổ có thể nghe và thấy từ 32 km phía đông nam. 

Lúc 1800 giờ hôm sau, các thành phần đầu tiên của VM đã tới các chỏm núi (crest) chung quanh Tư Lệ từ hướng nam và đông; TĐ 1 sơn cước người Thái đã rút lui ngày trước đó về hướng bắc và tây; TĐ 17 Tabor toàn lính Ma-rốc và TĐ 3 của trung đoàn 1 bộ binh cũng toàn lính Ma rốc cũng rút về hướng sông Đà. Tuy nhiên, 15 dặm Anh hay 21 km về phía đông nam Tư Lệ, tại GIA HỘI, một đại đội bộ binh đơn độc vẫn ngoan cường cố gắng vượt thoát (extricate) mọi phục kích của địch để rút về Tư Lệ. Người ta ko bao giờ biết liệu quyết định của thiếu tá Bigeard phải chờ đại đội này rút từ Gia Hội đã là nguyên nhân chánh khiến TĐ 6 Dù bị vây chặt ở Tư Lệ, nhưng điều rõ ràng rằng lúc 2100 của ngày 19/10, khi Bigeard nhận lịnh phải rút khỏi Tư Lệ hướng về sông Đà, ông đã quyết định cho đại đội này chờ tới sáng để bắt tay với TĐ của ông. 

NGÀY 19 là một ngày u ám (gloomy) tại Tư Lệ. Bầu trời bao phủ những đám mây dầy đã ngăn chiến đấu cơ và thám thính cơ hoạt động tại vùng này. Tuy nhiên, nhờ một may mắn hiếm có (by sheer luck), một oanh tạc cơ đã ngăn chặn một đội quân khoảng 600 VM đang hướng về Tư Lệ, nhưng tổn thất này của VM chỉ là một giọt trong sô nước khi so sánh với khối người đang bao vây lính dù tại Tư Lệ.

Khoảng 0300 ngày 20/10, cuộc tấn công của địch đã bắt đầu với mưa pháo của súng cối, lính Dù vẫn giữ vững. Hai đợt xung phong bị đẩy lui (beaten off); lúc bình minh, quân của Bigeard vẫn giữ vững phòng tuyến sau hàng rào kẻm gai và gác chuông của Tư Lệ. Lại lần nữa, thời tiết đã ko đẹp với lính Pháp; bầu trời trên thung lũng dầy đặc những đám mây tích mưa (cumulus) - đã gây trở ngại cho không yễm. TĐ 6 dù thuộc địa chỉ còn dựa vào sức mình (was strictly on its own). 

Giờ đây dĩ nhiên mọi ý định cố thủ tại Tư Lệ đều vô ích; vì ko những chỉ là hủy diệt cho TĐ, nhưng vì có thể địch sẽ đi vòng quanh TĐ bằng cách dùng vài TĐ để ngăn chặn nó - như VM đã làm trước đây với nhiều đồn Pháp và sau này. 

Nhưng vấn đề bây giờ là thương binh. Có một truyền thống  trong Nhảy Dù là ko để lại thương binh trong vùng địch. Vì họ biết rằng, là một đv thiện chiến, họ sẽ bị VM tra tấn đến chết nếu bị bắt. 

TĐ đã cáng 5 thương binh nặng và chuẩn bị đưa họ về sông Đà. Mỗi băng-ca phải có tám người chia làm 4 cặp để khiêng và bảo vệ. Trời nhiệt đới rất nóng, họ phải đi theo lối mòn có sẵn của dân Mèo, lúc lên đồi lúc xuống đồi, làm hai kẻ khiêng cáng, trong chưa tới 15 phút đã mệt lả với tải trọng 90 kí . Điều này cũng áp dụng với súng cối và liên thanh, máy truyền tin và đạn dược. Gần như mọi lính Dù, kể cả sq, đều mang nặng quá mức thường ngày của họ. 

Việc rút quân đã bắt đầu với dễ dàng ngoài mong đợi. Vì một lý do nào đó VM đã tránh chạm súng và lính Dù đã thành công khi vượt qua dãy đồi đầu tiên (first hill line) trên đường tới ĐÈO TƯ-LỆ, mà ko bị ngăn chặn. Một toán tiền sát đã đi trước TĐ để tới Đèo Tư Lệ ngày hôm trước, gọi máy báo rằng ko chạm địch. Hình như vận may đã đến với người Pháp lần này. Nhưng đơn thuần vì VM đã mua thời gian (had bided its time); thay vì chịu tổn thất nặng khi tấn công ồ ạt lúc khởi đầu trận đánh, sđ 312 đã chọn cách để TĐ Dù rút lui từ Tư Lệ, nơi mà súng của Pháp có thể gây thiệt hại cho quân VM, và sẽ cắt TĐ này thành từng khúc để tiêu diệt. Do vậy toàn TĐ đã bước vào một cái bẫy khổng lồ giữa đèo Tư Lệ và dãy đồi đầu tiên. Cường độ của hỏa lực súng tự động đón tiếp lính Pháp - chưa từng nghe thấy trong chiến tranh Đông Dương; theo thiếu úy Trapp, chỉ huy một trung đội bọc hậu, sau này là tù binh (TB) đã thấy súng địch từ cự ly gần: cứ mỗi 10 lính VM có một trung liên, cứ 5 VM có 1 súng tự động, và rất nhiều súng tiểu liên (sub-machinegun). Trận đánh sớm kết thúc với 2 đại đội bọc hậu, họ đã bị tiêu diệt nhưng hy sinh của họ đã cứu phần còn lại của TĐ, bao gồm thiếu tá Bigeard. Hầu như liên tục chạm súng với địch, vài lần tưởng bị tràn ngập (submerge), Bigeard và lính đã chiến đấu nghiệt ngã (grimly fought) để chạy tới sông Đà. Họ đã tới đó NGÀY 22/10, đã vượt qua hơn 64 km đường rừng trong chưa tới hai ngày với tổn thất hơn 3/5 TĐ. Họ đã kiệt sức, mất hồn (begrim), bị sốt rét và vắt (leech) cắn, nhưng họ vẫn là một đv chiến đấu. Và họ mang họ tất cả những kẻ bị thương - đã ko bị bắt làm tù binh ở Đèo Tư Lệ.

Trong lúc đó, chiến trường chung quanh Tư Lệ có hơn 100 thương binh Pháp nằm rải rác. LM Jeandel đã ở với họ với hy vọng có thể giúp họ, nhưng đối với phần lớn họ, mọi giúp đỡ đều quá trể. Đơn giản vì VM đã ko làm gì cho họ. VM chỉ gom thương binh, để họ nằm kế nhau trong bùn, vết thương tiếp xúc với không khí, những tay chân bị đứt do trúng đạn đã ko được chữa trị (left unattended). Họ đã rên rỉ nho nhỏ, cầu xin nước uống hay một cái chết sớm sủa. 

Một sq Pháp, bị bắt làm TB, và đã đi gần đồn này vài ngày sau đó, sau này kể lại:

"Bạn biết đó, điều này còn tệ hơn những gì tôi đã từng thấy trước đây. Toàn cảnh giống như từ tác phẩm Inferno (địa ngục) của thi hào Dante hay từ một tranh vẽ của Goya. Kẻ bị thương vẫn nằm tại chỗ như ngày đầu tiên, xen kẻ (intermingle) với kẻ đã chết vài ngày trước và những xác bắt đầu thối rửa (rot). Họ nằm mà ko ai chăm sóc, dưới mặt trời nhiệt đới, bị cắn hay ăn bởi chuột và kền kền (vulture). Tuy nhiên một số vẫn còn rên rỉ.

Trong 114 lính Dù bị thương nhẹ hay ko bị thương bị bắt làm tù binh ở Tư Lệ và tại đèo cùng tên vào ngày 20 THÁNG 10, 1952, chỉ có BỐN NGƯỜI, bao gồm LM Jeandel, đã vượt qua KHỔ NẠN trong trại tù CS để thấy ngày giải phóng của họ tháng 8.1954. 

Tổn thất của lính Dù tại Tư Lệ là điều cần thiết để giúp họ tránh thêm thiệt hại. Một đồn khác đã hy sinh để giúp cho đv của Bigeard có thêm VÀI GIỜ quý giá để nghỉ ngơi và những đồn khác có cơ may sống sót đi đến sông Đà. Định mạng đã rơi xuống đồn nhỏ MƯỜNG CHEN, 33 km tây bắc Nghĩa Lộ với 80 lính Thái thuộc đại đội phụ lực quân địa phương, dưới quyền chỉ huy của trung sĩ nhứt Peyrol và ba hạ sĩ quan Pháp khác. 

Vào buổi tối 20 THÁNG 10, quân của Bigeard tới Muờng Chen, nằm trên một đồi nhìn xuống con đường dẫn tới sông Đà, đồn gồm một hầm ngầm (bunker) làm từ những khúc gỗ, hai trại lính nhỏ và một hầm ngầm chưa hoàn tất. Trung Sĩ nhứt Peyrol đã dùng hàng rào tre để thay thế kẻm gai.

"Hãy nhìn đây, Peyrol. Tôi có 500 lính dù với tôi. Chúng tôi có một nhiệm vụ - cố thủ ở vùng núi này cho tới khi có viện quân cho phòng tuyến Sông Đà. Quân VM chỉ cách chúng tôi một giờ và chúng tôi cần thêm ba giờ. Ông sẽ cho chúng tôi ba giờ đó. Hai trung đội của ông sẽ giúp TĐ tôi và các đồn khác ở xứ Thái này." Bigeard nói.

"Ông sẽ có thêm ít nhứt là ba giờ, và chúng tôi có thể làm điều đó." -- Peyrol trả lời.

Peyrol 34 tuổi, chỉ có 80 lính để chống lại sđ 312 - họ sẽ ko có một bóng ma của cơ may. Và từ quê ông ở Verdun nước Pháp, hôm nay là sinh nhật của con gái nhỏ của ông. Ông đã để dành một chai champagne - tuy nhiên ko thể uống trong cơ hội này. Ông sẽ uống dịp khác, nếu còn có dịp khác!

"Bien, mon Commandant," (Chào, đích thân), Peyrol nói. 

"Cám ơn," Bigeard nói, "Tôi biết các chiến hữu của ông ko làm tôi thất vọng."

Hai người đi vào hoàng hôn, nơi mà lính Dù nằm trên mặt đất, dọc theo con đường, dựa lưng trên ba lô. Họ đã biết họ phải tiếp tục đi trong vài phút với khẩu phần và những băng đạn nặng và người bị thương trên cáng. 

KHOẢNG 1815 g, người lính Dù trong bộ đồ tác chiến rằn ri (mottled battle dress) đã biến dạng về hướng tây và Trung sĩ nhứt Peyrol và Trung sĩ Cheyron sắp xếp công việc (set about the business) để có được 3 giờ cho Bigeard. Các người lính thân binh/nghĩa quân (parisan) gốc Thái đang im lặng đào hố mới cho ổ súng liên thanh, đào sâu các giao thông hào, và cho thêm cát vào các bao cát đã xẹp do mưa gần đây. Dù họ ko được nghe về nhiệm vụ sắp tới, họ đã biết, bằng một cách bí mật qua đó tin tức truyền lan trong những đất nước mà hầu như ai cũng mù chữ (illiterate); rằng đám đông địch quân sẽ tới; và vì là thợ săn giỏi đã biết cách rình rập con mồi (stalk prey) từ khi họ biết đi, họ đã ước lượng cơ may sống sót của chính họ cũng chính xác như viên thiếu tá này.

Chỉ trong chưa tới một giờ sau khi lính Dù ra đi, những viên đạn cối VM đã bắt đầu dội xuống Mường Chen. Lần nữa, địch quân đã thành công khi có mặt trong tầm bắn mà ko bị phát hiện bởi các tiền đồn - thường đặt trên các đường tiến sát.  Tình báo của VM, lại lần nữa, rất xuất sắc. Mủi tấn công chánh đã nhắm vào hầm ngầm phía nam, nơi đặt những khẩu súng liên thanh của Pháp. Kế đó là một cuộc tấn công vào lô cốt chưa xây xong, đã bị chiếm sau các đợt xung phong của lính VM chỉ xài lựu đạn/thủ pháo. Đầu tiên họ làm nổ tung hàng rào thép gai và tre và giết các tổ điều khiển trung liên BAR (một loại súng trung liên khá phổ thông, sau này đã dùng trong quân đội VNCH, trước khi được thay thế bởi M-60 -- người dịch). Hàng chục lính VM đã chết hay bị thương, nhưng những đợt xung phong sau đó đã dẫm lên họ để tiến vào đồn. 

                    

Trung liên BAR, còn dùng trong QLVNCH trước khi bị thay thế, vào năm 1968, bởi đại liên M-60.

Nhưng Mường Chen, dù bị tan nát và đầy khói súng, vẫn giữ được thêm 3 giờ. Tuy nhiên, lúc 2200, tình hình trở nên vô vọng; tất cả những súng nặng hoặc là hết đạn hay bị hủy diệt và đồn này bắt đầu bị đè bẹp đơn giản chỉ vì sức nặng của lính địch rớt xuống những người lính đang núp trong giao thông hào hay các vị trí súng.  Cái chết hay việc họ bị bắt tại Mường Chen ko thể trì hoản VM được nữa. Peyrol đã quyết phá vỡ vòng vây. Nhờ đã gài mìn tại các hầm ngầm còn lại cũng như kho đạn, họ đã bắn nhanh các vũ khí để mở đường máu rút vào một con đường rừng mà trước đó họ đã chặt cây, và vì lý do này, địch quân ko biết. Tầm nhìn xa của Peyrol được đền bù; trong đêm đen, họ rành đường hơn VM và chẳng bao lâu đã biến dạng trong rừng xanh.

Khi bình minh xuất hiện, họ chỉ còn lại ba người Pháp và khoảng 40 lính sắc tộc Thái. VM đã gửi 2 đại đội để săn đuổi họ trong 12 ngày với lộ trình 200 km đường rừng, bao gồm vượt sông (càng khó khăn hơn khi trung sĩ Cheyron ko biết bơi) và leo qua những núi cao 2.400m. Binh nhì (private) Destaminil chẳng bao lâu phải đi chân trần vì chân y, chảy máu và sưng lên, ko còn xỏ vào giày được. 

Vào ngày thứ hai của cuộc rút lui, một máy bay ném bom đã phát hiện họ và giúp họ thoát khỏi một ổ phục kích của VM, dù phải chết 10 người. Ngày thứ ba, hết lương thực, những người Thái quen đi rừng này đã tìm được ít bắp và rể khoai mì để lót dạ. Cứ mỗi lúc dùng quân, Peyrol đã cố gắng trong vô ích để liên lạc một đồn Pháp nào đó bằng máy truyền tin SCR-300, kỳ diệu thay, vẫn còn chạy tốt. Tuy nhiên, các đồn Pháp còn lại ở vùng tây bắc này đều nằm ngoài tầm của máy này. 

                 

Máy truyền tin (radio set) SCR-300

Một buổi tối, một giọng có vẻ Pháp trả lời họ và chỉ tọa độ bãi thả dù ở phía bắc con đường họ đang đi. Một cuộc tranh cãi xảy ra: liệu đó là thông điệp từ một trong những nhóm viễn thám cảm tử  (GCMA) hoạt động thường xuyên sau phòng tuyến của VM - và họ thường lập một sân bay nhỏ và bí mật để gửi kẻ bị thương và nhận tiếp tế; hay thông điệp này là một cái bẫy của VM, dùng để dụ máy bay Pháp vào để bắn rơi hay dụ máy bay thả dù tiếp tế cho VM thay vì cho lính Pháp? Peyrol đã quyết định: ko trả lời cuộc gọi và cũng ko cho kẻ kia biết họ là ai. 

Sau này mới biết ông đúng, vì đó là một bẫy của VM.

Gần BẤT-CHIẾN, chỉ còn một rặng núi nữa là tới sông Đà, họ suýt rơi vào nơi đóng quân của một trung đội VM. Họ gần như chết cóng trong 5 giờ, chờ đến khi VM nhổ trại, trước khi tiếp tục đi. Giờ đây, suy yếu bởi đói, khát, và kiết lỵ, những người sắc tộc Thái chỉ là những cái bóng rách rưới (ragged shadow), loạng choạng cùng đi (staggering along), và nối kết nhau ko gì khác hơn là quyết tâm nghiệt ngã (grim) đi tới sông Đà. 

NGÀY 5 THÁNG 11, 1952, họ đã vượt qua đỉnh núi cuối cùng, bầu trời xanh trở nên sáng hơn khi tán lá (tree canopy) thưa hơn và kế đó, người lính tiên phuông la lên: "La Rivière Noire" (sông Đà). 

Họ phải tuột núi khá dốc để tới bờ sông; và trong rừng, tuột xuống thì gay go hơn leo núi. Những người lính mệt đứt hơi (dead-tired) thường té nhiều hơn đi nhưng lúc 1600, họ đã tới đáy của thung lũng. Họ gặp một thổ dân Thái từ làng gần đó.

"Các ông ko thể vượt sông ban ngày và nên trở về rừng chờ đêm xuống. Nhiều toán tuần tiểu VM dọc theo sông nhưng người của các ông ở bên kia. Tôi sẽ trở lại với gạo và chỉ đường."

Y có đáng tin ko? Lính Thái ko biết: VM thưởng nhiều tiền (pay high premium) cho ai bắt được lính Pháp đi lạc (straggler), đặc biệt là vũ khí và máy truyền tin của họ. Giải thưởng vì giúp VM bắt được đám lính này có thể làm cho anh thổ dân này giàu có suốt đời. Nhưng Peyrol và đám lính quá yếu mệt để lo sợ.

Khi đêm xuống, người này trở lại với một rổ đầy nếp chín, thức ăn tiêu chuẩn của dân miền núi. Đám lính ăn ngấu nghiến nếp, uống nước bùn của sông. Tuy nhiên, người này lại nói Peyrol ko nên vượt sông đêm nay.

"Người Pháp ko còn ở gần sông và VM cũng tuần tiểu bên kia sông. Nhưng ngày mai tôi sẽ chỉ nơi để vượt qua. Tôi sẽ tìm bè. Các ông ko thể vượt sông vì nước chảy siết."

Đám lính gần như khóc vì thất vọng: họ quá gần nơi an toàn nhưng lại ko thể đạt tới. Nhưng họ ko có chọn lựa. Một lần nữa họ ngủ trên đất rừng lạnh và ẩm. Ngày kế, một máy bay L-19 bay lòng vòng trên sông. Peyrol và lính đi ra chỗ trống, la lên và vẩy cờ Pháp lấy từ đồn Mường-Chen. Máy bay xuống thấp, thả một cái hộp có hàng chữ: "Đã thấy bạn. Cất cờ đi và ẩn trốn. Sẽ báo quân bạn ở đối diện bạn. Chúc may mắn."

Tối hôm đó, Peyrol và lính đã vượt sông trên các bè tạm làm từ lều của dân mà họ thấy gần bờ sông, nhờ ở người thổ dân tốt bụng này. 

Bóng đêm đổ xuống rừng gần điểm mà họ tấp vào bờ sông. Họ đã nghe giọng nói Pháp quen thuộc; đó là một toán tiếp cứu từ đồn MƯỜNG-BU gần đó - được báo động bởi L-19. Peyrol và lính ngả gục xuống đất, khóc như trẻ con, ko thể bước đi. Họ được xem như đã chết bởi mọi người và Bigeard đã yêu cầu truy thăng cho họ vì đã chiến đấu anh dũng khi đoạn hậu ở Mường Chen. 

Trong 84 người bảo vệ Mương Chen, chỉ có 16 tới được sông Đà. Và Trung sĩ nhứt Peyrol vẫn còn giữ chai champagne." 

(Còn tiếp).

Dịch từ: Street without Joy của Bernard Fall, trang 63 - 76. 

San Jose ngày 28 Oct 2020.

Tài Trần

Tuesday, October 24, 2023

Monday, October 23, 2023

 Một sự so sánh nhẹ.

- Để tiếp tế cho thủ đô Berlin, máy bay Anh Mỹ đã bay hơn 250.000 chuyến, với giai đoạn đầu mỗi ngày tiếp tế 3.475 tấn, và vào mùa xuân 1949, con số tăng gấp hai.
"Việc phong tỏa Berlin từ 24/6/1948 đến 12/5/1949 là một trong những khủng hoảng quốc tế lớn và đầu tiên của Chiến tranh Lạnh. Nói thêm: Sau khi nước Đức thua trận năm 1945, thủ đô Berlin của họ nằm trong lãnh thổ của Đông Đức, sau tháng 10/1949 được gọi là Cộng hòa Dân chủ Đức. Lúc đó Berlin cũng chia làm 4 phần: ba phần phía tây hay Tây Berlin được cai trị bởi Anh, Pháp, và Mỹ; phần phía đông hay Đông Berlin cai trị bởi Liên Xô -- người dịch.
Trong giai đoạn nước Đức bị chiếm đóng bởi nhiều nước sau Đệ Nhị Thế Chiến, LX đã đóng đường xe lửa, đường bộ và đường thủy chạy từ Tây Đức tới thủ đô Berlin. LX chỉ cho mở lại nếu phe Đồng Minh ngừng xử dụng đồng Deutsche Mark mới lưu hành ở Tây Berlin.
Phe Đồng Minh đã tổ chức Cầu Không Vận Berlin từ 26/6/1948 tới 30/9/1949 để chở tiếp tế cho khoảng 2.5 triệu dân Tây Berlin, một công việc rất khó với qui mô của TP và dân số. Không quân hoàng gia Anh và Mỹ đã bay tới Berlin hơn 250.000 lần, mang đến lương thực và nguyên liệu như than, dầu lửa, v.v... với dự định lúc đầu là 3.475 tấn mỗi ngày. Vào mùa xuân 1949, con số này thường tăng thành hai lần, mà kỷ lục là ngày lễ Phục Sinh, nhằm ngày chúa nhựt 17/4/1949, với 12.941 tấn (sic) bao gồm số than tương tương với sức chứa của 600 toa xe lửa! Lúc cao điểm cứ 45 giây có một máy bay đáp xuống sân bay Tempelhof.
Mỹ đã dùng vận tải cơ C-47 và C-54 và Anh dùng vận tải cơ Handley Page Halton và Short Sunderland; và đã có 17 máy bay Mỹ và 8 máy bay Anh đã rớt trong công tác này. Có tổng cộng 101 người chết và bị thương trong công tác, bao gồm 40 người Anh và 31 người Mỹ, phần lớn vì những tai nạn ko liên quan đến phi hành.
Cầu Không Vận Berlin chính thức chấm dứt vào 30/9/1949 sau 15 tháng hoạt động. Không quân Mỹ đã chở 1.783.573 tấn (76.4%) và không quân hoàng gia Anh là 541.937 tấn (23.3%), tổng cộng bằng 2.334.374 tấn, mà gần 2/3 là than, trong 278.228 chuyến tới Berlin. Không quân Canada, Úc, New Zealand và Nam Phi đã tiếp sức với không quân hoàng gia Anh trong công tác này. Không quân Pháp chỉ chở đồ tiếp tế cho lực lượng đồn trú của họ.
Dịch từ bài The Berlin Blockade trên Wikipedia.
All reactions:
Tran Ngoc Thu, Si Tran and 1 other

THÔNG TIN THÊM VỀ VỤ CĂN CỨ AIRBORNE BỊ ĐÁNH ĐẶC CÔNG. 
Sau khi đơn vị 2/17 không kỵ, trong khi hành quân ở Thung lũng A Shau, đã đụng độ dữ dội và khám phá nhiều kho chứa lớn trong những hầm hố, lữ đoàn 3 của sđ 101 Nhảy Dù đã gửi đại đội A của TĐ 3/187 lục soát khu vực này và bắt đầu xây dựng căn cứ hỏa lực (CCHL) Airborne. Sau đó đại đội A của TĐ 2/501 đã được gửi đến ngày 8/5 và trách nhiệm bảo vệ căn cứ. 
CCHL Airborne nằm ở đầu phía đông 

 





Saturday, October 21, 2023

 Mục đích của Israel khi bao vây Dải Gaza.

- Là nhằm người dân Palestine đói, khát và lạnh lẻo -- để họ, nếu ko đầu hàng, cũng yếu đi.

Bài của Zoran Kusosac trên đài Al Jazeera ngày 21/10/23.

"Ngày thứ Bảy đã được đánh dấu bởi hai mẩu tin ít nhứt cũng tốt lành phân nửa (at least haft-good news): việc mở của khẩu Rafah với các xe tải cứu trợ ĐẦU TIÊN chạy vào Dải Gaza, và việc phóng thích 2 con tin. Đây là những phát triển phản ảnh khía cạnh quan trọng khác của xung đột mới nhứt ở Trung Đông: Israel bao vây Dải Gaza.

Bao vây là một trong những chiến thuật cũ rích. Phe tấn công cắt đứt mọi liên lạc và tiếp tế của kẻ thù, với hy vọng rằng sự thiếu thốn, bịnh tật, và việc mất tinh thần chiến đấu sẽ khiến lực lượng bị bao vây, và các dân thường cùng bị bao vây với họ, phải ngừng chiến đấu và đầu hàng. 

Vào thời xưa, nếu dân thường ko bị tàn sát bởi quân xâm lăng, họ sẽ bị bắt làm tù binh, con tin, hay nô lệ. Ngày nay, những đối xử như vậy ko thể chấp nhận -- nhưng dân thường vẫn chịu đau khổ, ngay cả nếu họ liều mạng trốn thoát.

Mọi cuộc bao vây đều tàn ác. Đây là một chiến thuật khiến con người đói, khát, lạnh lẻo, khốn khổ, và ko thuốc men. Không thể giữ vệ sinh vì ko có nước, những người bị bao vây sẽ bị bịnh tả (cholera), kiết lỵ, và nhiều bịnh khác. 

Dải Gaza từng bị bao vây 16 năm, nhưng ko thiếu thốn những nhu cầu căn bản. Tuy nhiên, sau khi Hamas tấn công ngày 7/10, Israel đã chấm dứt mọi tiếp tế cho Gaza, và cắt nước và điện. Việc đóng cửa mọi đường tiếp tế cho Gaza, oanh kích của không quân và lịnh bắt buộc dân phải rời bỏ vùng phía bắc, đã đẩy người dân Gaza vào bước đường cùng (desperation).

Điều này có nghĩa là hơn hai triệu dân Gaza giờ đây tùy thuộc vào cứu trợ lương thực để sống. 

Một trong những phong tỏa sớm nhứt của thời cận đại là vụ Berlin bị phong tỏa vào năm 1948-49. Ghi chú: Khi Đức Quốc Xã bị sụp đổ, thủ đô Berlin của nước Đức nằm trên lãnh thổ của Đông Đức. Khi Berlin bị bao vậy, Mỹ đã lập CẦU KHÔNG VẬN để chỡ đồ tiếp tế cho dân Berlin -- người dịch. Tuy nhiên, những bao vây khắc nghiệt nhứt đã xảy ra trong TN 1990 ở Bosnia và Afghanistan. Trong khi vụ phong tỏa của Kabul, do xa với phương Tây, nên phần lớn bị bỏ qua, cuộc bao vây man rợ, tàn ác ở Sarajevo đã khiến thế giới hành động -- bằng cách cứu trợ. Nói thêm: Sarajevo là tp lớn nhứt và cũng là thủ đô của nước Bosnia-Herzegovina hay Bosnia -- người dịch.

Dù ko nước nào đã chống lại quân xâm lăng người Serb ở Bosnia, từng pháo kích thủ đô Sarajevo trong bốn năm, giết nhiều dân thường hơn lính, nhưng nhiều nước đã gửi lương thực, bếp lò, tấm trải để thay cửa sổ bị bể và dầu bị hạn chế. 

Trung bình, người ta cần khoảng 2.200 ca-lo mỗi ngày. Các chuyên gia đã cho rằng trong một thời gian ngắn - tới một tháng, có thể là hai tháng -- một người có thể sống với 1.200 ca-lo ngày. Các tù nhân trong trại tập trung Auschwitz đã được cung cấp 1.000 ca-lo.

Các ghi chép đã cho biết người dân ở Sarajevo đã nhận trung bình 300 gam lương thực cứu trợ mỗi ngày, khi qui ra ca-lo thì chắc chắn dưới nhu cầu tối thiểu. Phần lớn những ai không chết vì bắn sẻ và pháo kích thì gầy và hốc hác (emaciated). 

Con người cần trung bình năm lít nước mỗi ngày để uống, nấu nướng, và vệ sinh cá nhân. Các chuyên gia nói rằng trong lúc khẩn cấp thì 1.5 lít cũng đủ, với hy sinh đáng kể. 

Nước Bosnia-Herzegovina, tuy từng bị bao vây, nhưng nhờ nhiều sông hồ, nên ko khốn khổ lắm, nhưng Dải Gaza khô cằn hoàn toàn không có nước ngọt.

Dựa trên nhu cầu căn bản nhứt về lương thực và nước uống, mỗi người dân ở Gaza cần hai kí cứu trợ mỗi ngày. Cho hai triệu người, con số sẽ là 4.000 tấn/ngày. Mỗi xe tải trung bình chỡ 20 tấn. Như vậy mỗi ngày cần HAI TRĂM XE TẢI.

Để chuyển hàng cứu trợ, thế giới bên ngoài cần một cảng có thể tiếp nhận hai tàu mỗi ngày. Rất mai, Ai Cập có một cảng ở cách cửa khẩu Rafah 40 km, trên tp ven biển el-Arish. 

Một số hàng cứu trợ khẩn cấp có thể chỡ bằng máy bay, nhưng máy bay ko thể thỏa mãn như cầu cứu trợ. Nhưng có 2 sân bay Ai Cập gần đó: al-Gorah và el-Arish. (Sân bay Gaza ở đầu phía nam của Dải Gaza bị Israel phá hủy năm 2001). 

Không thể dựa vào không vận dù có nhiều máy bay: Khinh nghiệm ở tp Sarajevo có thấy trung bình một máy bay chỡ 11 tấn. Với nhịp độ như vậy, mỗi ngày cần 360 chuyến, một triển vọng ko thực tế. 

Điều mơ ước của dân Palestine ở Gaza hiện nay là đồ cứu trợ có thể đến đều đặn, nhưng điều này chưa xảy ra". Vì tùy thuộc rất nhiều vào Israel vì họ có thể đóng cửa khẩu Rafah bất cứ lúc nào! -- người dịch. 

Dịch từ đài Al Jazeera, đặt tại nước Qatar. 

Wednesday, October 18, 2023

Bài này đăng trên tạp chí Vietnam năm 2006. 

Tales of War; When the VC overran Fire Support Base “Mary Ann” in March 1971. – Metallicman


                               




Running down the hallway of the battalion tactical operations center (TOC), Captain Paul S. Spilberg charged into a cloud of tear gas just as he reached the commander’s quarters.

Staggering blindly back the way he had come, Spilberg made it to the north exit, crawled up the stairs and out the door into the fresh but bullet-ridden air. Forcing his eyes to focus, the shaken captain was stunned to hear the fire of AK-47s and the crash of rocket-propelled grenades from inside the base’s perimeter. In amazement he watched as numerous small figures darted catlike among the spreading flames. Everywhere he looked he saw the scurrying silhouettes, who were enemy sappers feeding the chain of explosions devouring Fire Support Base Mary Ann on that afternoon in 1971.

Topographical Map of Indochina.

This is the story of the 23rd Infantry Division “Americal”   1st Battalion, 46th Infantry Regiment2nd ARVN DivisionBattery B, 22nd Field Artillery , against  Military Region 5409th VC Main Force Sapper Battalion .

Four days earlier.

Four days before the fatal attack, Spilberg had arrived at the FSB by helicopter. He was an old hand there, having previously served at Mary Ann as a company commander.

Along with three assistants, he now had returned as a marksmanship instructor. His team had established a training course using targets on a crude rifle range set up on the FSB’s southwest slope.

The hill was garrisoned by Company C, 1st Battalion, 46th Infantry (1-46), 196th Light Infantry Brigade, assigned to the 23rd ‘Americal’ Infantry Division.

The battalion commander, Lt. Col. William P. Doyle, was a serious professional.

Along with the Company C commander, Captain Richard V. Knight, Doyle had molded this handful of reluctant draftees into one of the better combat units still in the field in 1971.

Mary Ann was in a generally quiet sector, and the soldiers atop the hill had come to regard their outpost as something of a rear echelon area rather than what it actually was — the division’s most forward firebase..

It starts.

Three hours later the American firebase was rocked from within by a series of powerful explosions. Spilberg was asleep deep inside the TOC.

The structure was a sturdily reinforced, half-buried bunker, and from its interior Spilberg initially had a hard time recognizing the muffled crashes. Thinking the base was taking mortar fire, he rolled off his cot and began pulling on his boots and shirt.

TOC

Before leaving the bunker, he grabbed his .45-caliber pistol from under his pillow.

Hindsight; earlier that day.

On the afternoon of March 27, 1971, after the soldiers had completed their target practice, the three officers remained on the shooting range. They plinked with various weapons and talked awhile, and then Doyle and Knight headed for the mess tent.

Spilberg remained behind to take a few more shots. He had only the base’s mascot dog for company.

The mongrel suddenly bristled and began barking and growling at something downslope that Spilberg could not locate. He had never seen the amiable mutt behave like that, but try as he might he could not detect what was agitating the animal.

Finally deciding the dog must have scented a tiger or cobra, Spilberg set out after the other officers.

Much later he related: ‘I never said anything to Doyle about that dog being on alert, but I should have known. It bothered me for years and years. It was my second tour. I should have known.’

Sappers storm the base.

One of the sappers had thrown tear gas into the TOC officers’ quarters, and Colonel Doyle was trying desperately to escape his gas-filled room.

As he struggled to unlatch the plywood door, a satchel charge detonated in the hallway, blowing the door from its hinges and flattening him. Picking himself up, he turned toward the door and faced a sapper wearing nothing but bush shorts, a gas mask and a full-body coating of camouflage..

When the Communist drew back to hurl another satchel charge, Doyle raised his own .45 and shot him square in the chest. As the man fell backward the bomb went off, blowing him to bits and flattening Doyle a second time. Three more charges exploded in the hall before Doyle was able to dig through the rubble and leave the bunker.

By then he was bleeding from fragmentation wounds in one leg and both arms. He was unable to hear through his blood-filled ears, and could barely see through gas-seared eyes.

For 45 minutes, the infiltrators sprinted throughout the firebase, expertly planting their charges among the frantic, befuddled Americans. As the assault concluded, the TOC was a towering pyre.

Spilberg picked up a damaged M-16 he found on the ground. Wincing from three grenade fragments in his back, he made for Knight’s company command post to see if the captain had survived.

The CP was a bonfire and beginning to collapse. As he reached the crumbling entrance, Spilberg could hear ammunition exploding in the flames. He peered inside but saw only a blazing vision of hell. Somewhere within that inferno, Knight lay dead.

The company CP and battalion TOC had been the primary targets for the brilliantly executed sapper assault, and Knight was one of 30 Americans killed. On the morning of March 28, Doyle and Spilberg were among the 82 wounded GIs evacuated.

The first indicator that something bad was afoot had come on the night of March 25-26. Lieutenant Scott Bell was on patrol, on what was supposed to be his last night on the hill.

As he squinted into the surrounding silent, mist-cloaked jungle, he sensed an almost tangible uneasiness in the air, and felt a primordial sense of dread that motivated him to organize one last big rat kill before his departure. Maybe that would keep his men alert.

The last big rat kill.

The soldiers knew the drill.

They constructed ingenious rattraps from empty C-ration cans laced with cheese and blasting caps. All night the men counted miniature explosions as squirrel-sized Asian rats died in the competition between platoons.

By dawn there were 130 dead rodents laid out in neat lines in front of the CP. These were the last fireworks here for Bell and Company A.

The next morning they moved out and were replaced by Captain Knight and his Charlie Company, who were transferred in from Chu Lai.

Charlie Company settled into the new position and started policing the area in preparation for a visit from the brigade commander, Colonel William Hathaway, who had been unhappy with Company A on his last inspection.

Knight hurriedly set his men to work disposing of dead rats, marijuana cigarette butts, empty whiskey bottles and other such junk left behind by their predecessors. When Hathaway, accompanied by Doyle and Knight, walked the perimeter that afternoon, he was delighted with the improvement over what he had seen a week earlier.

Hathaway, however, did not inspect the tactical outer wire because, he later explained,’somewhere along the line you have to put the trust in the company commander.’

Additional trip flares were triggered by the prop blast of CH-47 helicopters as they landed at and took off from the FSB.

The Americans did not replace the flares.

In hindsight, Hathaway thought overconfidence might have been another factor contributing to the debacle.

Overconfidence.

‘Charlie Company, commanded by Captain Knight, was certainly the best company in that battalion, and probably one of the best companies in this division,’ Hathaway said later. ‘One of the problems was that they were so good they were a little contemptuous of the enemy.

They were the hunters, not the hunted.’

But the outer defenses were not in order.

As Lieutenant Jerry Sams, leader of C Company’s 2nd Platoon, later explained: ‘The sergeant major was on everybody’s ass about policing the area before the inspection, and they had my platoon out there picking paper off the wire.

Those helicopters would come in and kick up all kinds of crap.

I had to send the guys out two or three times, and it was one of those typical Army things where everybody’s bitching and raising hell. They were accidentally setting off trip flares in the wire — all our early warning devices that would have come in mighty handy later on that night.’

Another cause for the false sense of security was that there had been no signs of an impending attack. Major Alva V. Hardin, the 196th Infantry Brigade’s intelligence officer, later testified, ‘We had no intelligence to indicate there would be an attack on Mary Ann.’

Lack of Listening Posts.

The lack of listening posts outside the wire was another critical mistake. When Hathaway learned Doyle had not deployed LPs beyond the outer perimeter, he concurred. ‘Listening posts were not a policy,’ explained Hathaway.

‘I considered listening posts outside the wire a hazard. I considered the danger of people getting wounded, either by defensive fires or somebody getting excited and firing on the perimeter, to be greater than the necessity for the listening post.’

Mary Ann had been constructed on the bulldozed summit of a ridge running northwest to southeast.

In profile the elevation looked like the back of a camel, with the base stretching 500 meters across both humps. It was 75 meters wide between the humps, and 125 meters broad at each end. A continuous trench that was knee- to waist-deep and had 22 bunkers formed the perimeter.

Inside the perimeter were 30 buildings of various styles, giving the appearance of a shantytown. The whole thing was surrounded by two belts of concertina wire.

Two dirt roads interrupted the trench and wire line of the perimeter. Doyle had tried unsuccessfully to have chain-link fencing flown in to close the openings, but higher headquarters, noting that the base was soon to be turned over to the ARVN, decided against providing construction materials for the soldiers of South Vietnam.

The road openings remained.

Easing up the guard…

With the 196th Infantry Brigade already scheduled for redeployment to Da Nang, Doyle had ceased all construction projects within and around Mary Ann and had started packing for the move.

By March most of the base’s mortars and artillery had been airlifted to nearby LZ Mildred to fire on enemy positions in that sector. By March 27, all of Mary Ann’s starlight scopes and ground radars had been shipped to the rear for maintenance.

On the night of the attack, the infantry under Doyle at Mary Ann consisted of 231 Americans and 21 South Vietnamese, plus the battalion training team, battalion intelligence officer, the sergeant major, an interpreter and 22 transient soldiers from Companies A, B and D. The transient troops spending the night at the base were in no mood to remain on alert.

Specialist 4 Harold Wise was one of those who had just arrived. ‘Thirty percent of the guys on the hill were heads,’ he said later. ‘Marijuana, heroin, whatever you wanted. The guys in the sensor hooch next to the tactical operations center were potheads, and a lot of people congregated there to buy stuff, but unless they knew you, you didn’t come in.

They had locks on the door of their hooch.

Nobody did it in the open. It wasn’t brazen. If an officer saw somebody doing it, he’d bust the guy. Some of the officers and sergeants knew what was going on, but as long as you did your job, they didn’t say anything.’

The drug problem on the base, although not as pronounced as in other areas, was still sufficient to benefit the enemy.

Battery C, 3rd Battalion, 16th Field Artillery (155mm), was aligned in battery formation atop the base’s highest elevation. The infiltrators quickly destroyed both of the unit’s howitzers. Staff Sergeant Easton Rowell, the chief of the firing battery, was wounded six times. He later groused, ‘We took a screwin’ because the grunts on that hill were a bunch of potheads!’

VC 409th Sapper Battalion

The attackers were from the Main Force VC 409th Sapper Battalion.

This unit was known for operating against the ARVN in Quang Nam province, and at that time was thought by out-of-date U.S. intelligence to be 15 to 20 kilometers east of Mary Ann, preparing for a major push against the South Vietnamese.

At 0200 hours on March 28, an American searchlight crew conducted a cursory 20-minute illumination sweep of the slope outside the exit to the firing range.


The hillside had been cleared of vegetation, but still was punctuated by boulders and tree stumps, all of which provided good hiding places for the small enemy. Seeing nothing unusual, the GIs shut down their light and headed for their bunker.


The explosions started 10 minutes later.

The 409th sappers were experts in their trade. With AK-47s strapped to their backs, grenades in their belts and satchel charges fastened to their chests, they wore nothing but khaki shorts and soot. They crawled silently, slowly and steadily through the jungle, using their fingertips as probes.

When they detected trip flares, they used lengths of bamboo, carried in their teeth, to tie down the strikers. When they felt wires leading to Claymore mines, they used wire cutters to cut the lines. They were careful to cut only two-thirds of the way through the strands of concertina, then used their fingers to break the rest of the way through the wire silently and without shaking the large coils.


Approaching from the southwest, the infiltrators cut four big gaps through the concertina, two holes on each side of the road where it left the perimeter.


They repeated the procedure 50 meters farther on, through the second barrier, although the wire there was in such a state of disrepair that many sappers simply walked across the rusty, breaking steel strands. Another 30 yards and they came to the final concertina barrier.


Rather than risk having the snip of cutters heard by some alert sentry, the infiltrators simply spread a gap through the wire, tying it open with bamboo strips.


The sappers were well-rehearsed. Splitting up into three- and six-man squads in the zone between the inner wire barrier and the bunkers facing southwest, the assault teams waited until 0230 hours.


Then their supporting mortars opened with accurate fire on the TOC and CP on the base’s southeast side, and on the remaining U.S. mortar and artillery positions in the northwest area.


All Hell breaks out.

A card game in the radio room was just breaking up when the first rounds hit.


The explosion hurled Wise onto his back, knocked off his glasses, broke his left arm and sprayed the front of his body head-to-foot with fragments. Using his right arm to drag himself into his hooch, he shook awake his roommate, Pfc Peter Detlef, and then hid behind his reel-to-reel tape deck as he seated himself on the floor and tried to cover the door with his M-16.


When Detlef, still half asleep, tried to go through the door, another explosion blasted the door off its frame and on top of him.


As the VC had anticipated, most defenders were immobilized by confusion. One radioman never bothered to crank up his radio to report the situation, but simply rolled off his cot onto his hut’s dirt floor and hid beneath his mattress until the shooting stopped.


Inside the TOC, Spc. 4 Stephen Gutosky grabbed his radio mike and reported: ‘Be advised, we are taking incoming at this time! Stand by and I’ll see if I can get a direction on it!’


When he realized with a start that he was still inside the TOC, he shouted into his microphone: ‘I can’t get outside to see where it’s coming from! Just fire all the counter mortars and counter rockets you got ASAP!’


By that point the south end of the TOC was burning from the inside after a satchel charge set off a case of white phosphorus grenades. Yet Doyle still refused to abandon his position. After ordering Gutosky to radio for helicopter gunships and illumination, the wounded colonel said, ‘I’m going out to see what’s going on!’


Doyle did not realize how badly he was hurt. He was almost deaf and blind from tear gas, powder burns and explosion concussions. The shrapnel wounds in his arms and legs would take months to heal. Nonetheless he made it to the top of the exit steps, raised his M-16 and started to aim at a couple of infiltrators outside the bunker — but a third, unseen enemy soldier threw a grenade at him. It landed at his feet and exploded as he turned to head back inside, blowing him down the stairs.


The entire TOC was now burning. Lieutenant Edward McKay, the TOC night duty officer, started to panic in the ovenlike bunker. ‘We gotta get outta here!’ screamed McKay.


‘Not yet!’ hollered Doyle.


‘We’re all going to die!’ sobbed McKay.


Summoning his last element of strength, Doyle slapped the hysterical junior officer hard across the face and snarled, ‘Shut up, lieutenant!’


It was now 0251, and radio telephone operator (RTO) David Tarnay managed to raise LZ Mildred.


Spilberg heard Tarnay shouting into his microphone, he bounded back inside the blazing TOC. Grabbing a handset, he shouted to Lieutenant Thomas Schmitz at LZ Mildred: ‘I want artillery 50 meters out, 360 degrees around our position. On my command be prepared to fire on the firebase!’


Grabbing a handset, he shouted to Lieutenant Thomas Schmitz  at LZ Mildred: ‘I want artillery 50 meters out, 360 degrees around our  position. On my command be prepared to fire on the firebase!’

Grabbing a handset, he shouted to Lieutenant Thomas Schmitz at LZ Mildred: ‘I want artillery 50 meters out, 360 degrees around our position. On my command be prepared to fire on the firebase!’

Spilberg realized that calling down fire on his own position was likely the only way to save the surviving Americans there.


Doyle next grabbed the mike and informed Schmitz they were being forced to evacuate the TOC and would temporarily lose radio contact. With Tarnay and Gutosky carrying all the radio equipment they could, and with the now-incoherent McKay slung over Tarnay’s shoulder, the handful of resolute GIs made their way to the firebase aid station, where Tarnay put McKay on a cot and then tried to get a radio working.


It was now 0251, and radio telephone operator (RTO) David Tarnay managed to raise LZ Mildred.


Doyle and Spilberg left the aid station and crossed the compound to the Charlie Company CP. When they arrived they found that it too was an inferno, its sandbagged entrance collapsed.  


Throughout Mary Ann, unprepared Americans were shot and blown apart by the VC sappers, who seemed to know precisely where to concentrate their assault.

ARVN helped plan the attack.

Later, some survivors would accuse the South Vietnamese of cooperating with the attackers. Specialist 4 Steven Webb was the only U.S. soldier who was with the base’s ARVN contingent throughout the fight. Despite later rumors that ARVN troops had fired on Americans that night, Webb said he never saw it happen.


Nevertheless, suspicion and bitterness lingered. One of Knight’s NCOs, Staff Sgt. John Calhoun, later remarked, ‘It was an inside job.’


Specialist 4 Edward L. Newton concurred. ‘That morning before the attack, an ARVN officer came up to our bunker and asked how we got out of the perimeter,’ he recalled. ‘We asked him why he wanted to know. He said because he and his men wanted to go down there fishing. We thought it was kind of peculiar. We said we did not know for sure.’


The officer, who wore the insignia of a South Vietnamese first lieutenant, persisted in his questioning of the Americans until some of them told him the easiest way in and out was the south end and on the road running past the rifle range to the water point.


Specialist 5 Carl Cullers later claimed: ‘[I saw] an ARVN going behind the rifle range. It was more or less a joke at first. One of the cooks said, `Hey Cullers, there’s an NVA down there,’ and I said, `Quit joking,’ and he said, `Wait, and I’ll point him out to you.’ I knew he was an ARVN by his size. He had gone out beyond the rifle range, and down the slope for about 20 minutes. I took it for granted he had gone down to defecate.’


Specialist 5 Carl Cullers later claimed: ‘[I saw] an ARVN going  behind the rifle range. It was more or less a joke at first. One of the  cooks said, `Hey Cullers, there’s an NVA down there,’ and I said, `Quit  joking,’ and he said, `Wait, and I’ll point him out to you.’ I knew he  was an ARVN by his size. He had gone out beyond the rifle range, and  down the slope for about 20 minutes. I took it for granted he had gone  down to defecate.’

Specialist 5 Carl Cullers later claimed: ‘[I saw] an ARVN going behind the rifle range. It was more or less a joke at first. One of the cooks said, `Hey Cullers, there’s an NVA down there,’ and I said, `Quit joking,’ and he said, `Wait, and I’ll point him out to you.’ I knew he was an ARVN by his size. He had gone out beyond the rifle range, and down the slope for about 20 minutes. I took it for granted he had gone down to defecate.’

Sergeant Andrew Olints of Company D was next to the helipad at dusk on the 27th when ‘an ARVN chopper came out, and fifteen of those little suckers got on,’ as he later reported. ‘They were thrilled to death, jumping on, pushing each other. I didn’t think the thing would take off, it was so overloaded. We had no idea what was coming, but in retrospect it sure looked like they did.’


Sergeant Andrew Olints of Company D was next to the helipad at dusk  on the 27th when ‘an ARVN chopper came out, and fifteen of those little  suckers got on,’ as he later reported. ‘They were thrilled to death,  jumping on, pushing each other. I didn’t think the thing would take off,  it was so overloaded. We had no idea what was coming, but in retrospect  it sure looked like they did.’

Sergeant Andrew Olints of Company D was next to the helipad at dusk on the 27th when ‘an ARVN chopper came out, and fifteen of those little suckers got on,’ as he later reported. ‘They were thrilled to death, jumping on, pushing each other. I didn’t think the thing would take off, it was so overloaded. We had no idea what was coming, but in retrospect it sure looked like they did.’

Specialist 4 Gary Noller, an RTO at LZ Mildred, later wrote: ‘I remember an incident where a GI came to the TOC and said that an ARVN was signaling with a flashlight to someone outside the wire.’


He said he went to check it out. ‘[I] did encounter an ARVN with a GI flashlight near the east perimeter wire,’ Noller remembered. ‘I told him not to use it, in English, which he probably didn’t understand, and then reported this to an officer.


The incident was not treated seriously by the officers, but added credence as far as the GIs were concerned that some of the ARVN were not on our side.’


Wholly SHTF!

In one of the most dramatic events of the night, Lieutenant Barry McGee, who had been sleeping atop bunker No. 10 when the attack started, stumbled half asleep into his platoon CP with several of his men just as the enemy targeted the position.


McGee was the leader of C Company’s 3rd Platoon, which manned bunkers Nos. 9 through 13. As he and his men grabbed their weapons and prepared to return outside, two mortar rounds hit the bunker, half demolishing it and dislodging a heavy ceiling beam that fell on the lieutenant, seriously injuring his head.


A medic dressed the wound, and after about 15 minutes the men in the platoon CP noted that the explosions outside seemed to be ending.

McGee had just lurched to his feet, turned to the door and said, ‘All right, let’s go!’ when a grenade sailed through the door, exploded and blew the medic, Spc. 5 Carl Patton, back into McGee. Realizing he had lost his weapon, McGee grabbed Patton’s M-16 and again headed for the door.


Another satchel charge detonated on the roof, caving it in and killing 22-year-old Sergeant Warren Ritsema when a beam fell on him.


The blast knocked down McGee, who again lost his weapon. He staggered to his feet and stumbled outside, incoherent with pain and frustration.


When the short, stocky, powerfully built and unarmed lieutenant collided with a sapper outside the bunker, McGee wrestled him to the ground and strangled him with his bare hands.


It was quite a feat for somebody already half-dead from a fractured skull. The lieutenant’s corpse was later found atop the VC he had choked lifeless.


Another sapper had shot McGee in the back.


At 0320, Spilberg and Doyle were at the southern end of Mary Ann, believing the attack was almost over. But then, partly obscured by the billowing smoke, another team of sappers started back up the hill, throwing grenades in all directions.



Apparently searching for their own dead and wounded, the VC broke contact and withdrew when the first helicopter gunship finally arrived overhead.



It was commanded by Captain Norman Hayes, Troop D, 1st Squadron, 1st Cavalry. Hayes radioed LZ Mildred that he had arrived at his objective and to lift and shift the artillery fire Spilberg had earlier ordered.


Mildred ceased firing except for illumination rounds.


When Hayes’ searchlight illuminated VC in the wire, they opened up on the gunship with small arms. As Hayes later put it, ‘We engaged, and I know that anything we fired on ceased firing on us.’


Hayes made repeated passes over the base, dropping grenades and strafing targets of opportunity, despite two of his guns becoming inoperative almost immediately after his arrival on station.


He made repeated radio calls for additional gunships and medevacs, but by the time he ran low on fuel and had to return to Chu Lai, no additional aircraft had arrived. Because of the chaotic state of communications, the brigade and division were under the misconception that Mary Ann had been subjected to nothing more than mortaring.


Hayes actually had time to return to Chu Lai, refuel, reload and repair his guns, and then fly all the way back to Mary Ann, before medical helicopters began arriving.


Colonel Hathaway and Lt. Col. Richard Martin, commander of the 3rd Battalion, 82nd Field Artillery, arrived with the medevacs. Spilberg was almost amused at their reaction to the devastation, later remarking: ‘They were in a state of shock. They had just walked into Auschwitz.’


Despite having a gutful of fragments, Spilberg at first refused to leave the base.


He wanted all his wounded men taken out before him, and when Doyle told him to board a chopper he simply climbed in one door and out the other side.


Not until Hathaway gave him a direct order did Spilberg finally leave. He was later awarded the Silver Star.Spilberg also recommended Doyle for a Silver Star, but Hathaway refused to endorse the nomination.


He later said he was tortured by the decision, explaining, ‘I just felt that although he had conducted himself with a certain amount of valor, the situation had occurred because of shortcomings on his part.’


At 1600 the next day, the enemy hit the ruins of Mary Ann with 12.7mm machine gun fire, sweeping the enclosure from a ridgeline to the north.


One GI was wounded in the attack.Fifteen dead sappers were collected from within the base, although blood trails indicated several dead and wounded had been dragged back into the jungle.


After the debacle, however, the South Vietnamese decided they did not want to garrison Mary Ann. The FSB was closed and abandoned on April 24, 1971.


General Creighton Abrams, commander of the U.S. Military Assistance Command, Vietnam, held 23rd Infantry Division commander Maj. Gen. James Baldwin responsible for the disaster, and relieved him of his command. The 23rd ID’s name had been eternally tarnished three years earlier because of the My Lai massacre.


Many in the U.S. Army suspected that Baldwin would not have been fired had he been in any other division.


What happened at Mary Ann was a failure at the most basic level of soldiering. The Company had been warned by its South Vietnamese Kit Carson scout that it had been infiltrated by enemy spies posing as ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers.


What happened at Mary Ann was a failure at the most basic level of  soldiering. The Company had been warned by its South Vietnamese Kit Carson scout that it had been infiltrated by enemy spies posing as ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers.

What happened at Mary Ann was a failure at the most basic level of soldiering. The Company had been warned by its South Vietnamese Kit Carson scout that it had been infiltrated by enemy spies posing as ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers.

All electronic sensors had been pulled from the perimeter the day before the attack.


Not a single ARVN soldier came to the aid of the Americans, and the enemy left their Vietnamese brothers alone throughout the assault.


The Americans also took fire from the ARVN part of the compound.


Mary Ann was a classic case of intelligence failure. The clues, quite simply, were never added up.


Fire Support Base Mary Ann was scheduled to be turned over to the ARVN in a matter of days. Nobody had bothered to tell the soldiers who died defending it.


Both Hathaway and Doyle received career-ending formal reprimands. Being blamed for the Mary Ann tragedy was a crushing blow to Doyle. He and his wife divorced soon after his release from the hospital.


He remarried in April 1972 — just two weeks before receiving his letter of reprimand from Army chief of staff General William Westmoreland. Doyle cut his honeymoon short in order to make a personal but futile appeal to Westmoreland.


Doyle developed a severe drinking problem, and he died of a heart attack in March 1984. He was 52. Hathaway and Spilberg were among those following his caisson to the gravesite at Arlington National Cemetery. While delivering the funeral oration, Spilberg spoke for many when he referred to Doyle as ‘the last casualty of Firebase Mary Ann.’