Friday, September 15, 2023

 Nhà tình báo Sáu Trí từng được cài vào làm sĩ quan Tổng nha Cảnh sát của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm, về sau thoát ly lên chiến khu giữ chức Trưởng Phòng Tình báo của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ông nhiều lần "xuất quỷ nhập thần" đột nhập nội thành Sài Gòn để nắm tin tức, xây dựng và củng cố, phát triển mạng lưới tình báo chiến lược…    

thieu tuong tinh bao sau tri va chuyen dot nhap sai gon cuoi cung
Thiếu tướng tình báo Sáu Trí và AHLLVTND Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)

Hiệu quả suốt 2 cuộc chiến tranh

Nhà tình báo Sáu Trí tên thật Nguyễn Văn Khiêm, sinh trưởng trong một gia đình quan lại, trí thức yêu nước ở Gò Công, Tiền Giang và sớm được giác ngộ, hoạt động cách mạng. Để giữ bí mật, thời chống Pháp, ông đổi tên thành Phạm Duy Hoàng, thời chống Mỹ là Nguyễn Đức Trí và đây cũng là tên gọi quen thuộc của ông về sau này. Cùng với những nhà tình báo lão luyện như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Hoàng Minh Đạo, Trần Văn Danh, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Thành Trung, Đinh Thị Vân, Nguyễn Văn Tàu,… Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí đã góp phần xây dựng và chỉ huy một đội quân điệp báo bí mật, hoạt động hiệu quả gần suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vào cuối tháng 3-1975, Nguyễn Đức Trí đang học ở Học viện Quân sự cao cấp - Hà Nội chợt nhận điện của Thượng tướng - Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái (bí danh Mười Khang) gọi vào Văn phòng Bộ Tổng tham mưu. Tình hình khẩn cấp, Sáu Trí được lệnh phải vượt Trường Sơn trở về Nam. Nếu như trước đây khi ra Bắc học, Sáu Trí cùng Tư Cang (Nguyễn Văn Tàu, Phó Chính ủy Phòng Quân báo miền - J22) phải đi trong tiếng gầm rú của máy bay địch với những đợt bom rải thảm kinh hoàng của B52 hay những chuyến đột kích bất ngờ đường Trường Sơn của phản lực thì ngày về xe chạy bon bon trên đường tráng nhựa, không tiếng máy bay, không tiếng bom đạn.

Về đến Lộc Ninh, Sáu Trí vào cơ quan Đoàn 22 tình báo chiến lược để trình diện và nhờ thông báo với cấp trên là đại tá Trần Văn Danh, tức Ba Trần, đang là Tham mưu phó phụ trách tình báo, đặc công, biệt động của Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ba ngày sau, Ba Trần tiếp Sáu Trí và cho biết Cụm Tình báo A20 qua Ba Lễ (tức Nguyễn Văn Lễ, một cán bộ điệp báo có bí danh H3, đang là dân biểu của Hạ nghị viện chế độ Sài Gòn) có xây dựng một cơ sở mới là đại tá Lộc.

Viên đại tá này đang được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giao nhiệm vụ thành lập và chỉ huy một liên đoàn biệt động quân để tăng cường tuyến phòng thủ Sài Gòn. Đại tá Lộc là đảng viên Tân Đại Việt. Ba Lễ chơi thân với đại tá Lộc lúc sinh hoạt ở Tân Đại Việt. Nhiệm vụ cấp bách của Sáu Trí là vào thẳng Sài Gòn gặp đại tá Lộc, sử dụng ông ta phục vụ cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn.

Sau đó, Sáu Trí quyết định đi gặp H3 - Ba Lễ đang hoạt động ở Sài Gòn. Ông lần xuống Cụm Tình báo H63 ở Phú Hòa Đông, Củ Chi nhờ liên lạc móc Ba Lễ ra ngả cầu Ông Cộ ở Bến Cát.

Đúng ngày giờ hẹn, Ba Lễ đã bí mật đánh xe từ Sài Gòn lên đến nơi. Sau khi cho biết tình hình đại tá Lộc, Ba Lễ đưa ra kế hoạch đón Sáu Trí vào Sài Gòn ngày 26-4-1975 qua ngả cầu Ông Cộ và bảo đảm cho vị chỉ huy tình báo chỗ ăn ở an toàn trong suốt thời gian đột nhập nội thành Sài Gòn. Chia tay Ba Lễ, Sáu Trí vội vàng trở về Bộ Tham mưu miền gặp Ba Trần để báo cáo kế hoạch. Khi dừng ở bến Thanh An, Sáu Trí tranh thủ vào cơ quan Cục 2 tình báo quân sự nhờ bộ phận kỹ thuật làm gấp một giấy căn cước giả của chính quyền Sài Gòn. Người phụ trách bộ phận này là Văn Bảo, đã chụp ảnh Sáu Trí và hẹn sẽ giao căn cước "hợp pháp" vào 6 giờ sau đó.

Thuyết phục đại tá Lộc làm binh biến

Đúng hẹn, xe ông Ba Lễ xuất hiện. Ngồi băng ghế sau cạnh ông là ông Tám Thạnh, một cán bộ hoạt động bí mật. Ở ghế trước là ông Kim Anh, nguyên Trưởng Ty Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn vừa nghỉ hưu. Kim Anh vai cậu của Sáu Trí, vốn rất nể trọng và có nhiều thiện cảm với Sáu Trí. Với bản tính thận trọng và để bảo đảm an toàn chắc chắn, Ba Lễ đã mời Kim Anh cùng đi. Rời cầu Ông Cộ, xe bon bon theo Quốc lộ 13 chạy thẳng về Sài Gòn. Nhờ sự có mặt của ông Kim Anh nên xe qua nhiều trạm gác khỏi phải dừng lại. Đúng 18 giờ ngày 26-4-1975, Sáu Trí có mặt ở Sài Gòn, nghỉ tạm tại nhà riêng dân biểu Ba Lễ trên đường Nguyễn Tri Phương ở Chợ Lớn.

Do dân biểu Nguyễn Văn Lễ từng nhiều lần giúp đỡ đại tá Lộc nên ân nghĩa càng sâu đậm, đại tá Lộc dần thổ lộ những bí mật đời mình. Ông ta vốn là cơ sở bí mật của binh vận quân giải phóng, vì cán bộ binh vận bị bắt nên đứt liên lạc. Ba Lễ đã thuyết phục đại tá Lộc hoạt động trở lại cho tình báo cách mạng.

Theo đúng lời hẹn, ngày 28-4-1975, đại tá Lộc đến nhà riêng Ba Lễ, gặp Sáu Trí. Đại tá Lộc trình bày rằng mình vừa nhận quyết định làm Chỉ huy trưởng Liên đoàn 316 Biệt động quân, một đơn vị cấp chiến đoàn mới thành lập, gom binh sĩ từ các tiểu đoàn biệt động quân lẻ tẻ do các chiến đoàn cũ tan rã. Liên đoàn 316 này bố trí tăng cường phòng thủ tuyến vành đai bên trong Sài Gòn. Sở chỉ huy đặt tại trường đua Phú Thọ. Binh sĩ chia nhau canh giữ từ trường đua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền.

Sáu Trí cùng Ba Lễ động viên đại tá Lộc: "Đây là thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc mà mỗi người Việt Nam chúng ta cần góp phần vào. Đại tá hãy phát huy tinh thần yêu nước thương nòi, bằng mọi giá phải nắm chắc Liên đoàn 316 Biệt động quân, làm sụp đổ hệ thống phòng thủ bên trong Sài Gòn, góp phần cùng quân dân ta giải phóng thành phố. Đại tá đừng bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để phục vụ cho Tổ quốc".

Mờ sáng ngày 29-4-1975, sau khi nghe đại tá Lộc báo cáo tình hình, Sáu Trí chỉ thị cho đại tá Lộc không để Liên đoàn 316 Biệt động quân manh động gây trở ngại cho cánh quân giải phóng tấn công vào hướng ngã tư Bảy Hiền. Nếu được, đại tá nên nắm tập trung một đơn vị cấp tiểu đoàn, hoặc một - hai đại đội, ít nhứt là một hai trung đội làm nòng cốt để khởi nghĩa, binh biến, lôi cuốn chiến đoàn nổ súng đánh sau lưng địch, làm rối loạn hậu phương địch, hỗ trợ cho bước tiến của đại quân ta.

Nhận lệnh của Sáu Trí, đại tá Lộc nhanh chóng quay về tìm cách thực hiện. Ngày hôm sau, khi đại quân ta tiến vào thành phố, Liên đoàn 316 hoàn toàn bị vô hiệu hóa, đã rã ngũ tập thể, vứt súng tại chỗ, bỏ chạy thoát thân. Với thành tích này, đại tá Lộc đã góp phần giúp cho Sài Gòn giải phóng nhanh chóng, trọn vẹn; được Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Chợ Lớn tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Chứng nhân thời khắc lịch sử

Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30-4, tại nhà một cơ sở cách mạng (là nghị sĩ Quốc hội của ngụy), ông nghe trên Đài Phát thanh Sài Gòn lời phát biểu của Dương Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Vài giờ sau, một số đồng chí mời ông vào Dinh Độc Lập để chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh.

Nhằm tránh mọi hành động đáng tiếc xảy ra khi Quân Giải phóng tiến vào tiếp quản Dinh Độc Lập. Ông cùng một số điệp viên khác đã vào Dinh Độc Lập, đến phòng của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thì thấy có một bộ phận Quân Giải phóng đã có mặt trong Dinh. Bộ đội ta đòi bắt toàn bộ các nhân vật này làm tù binh.

Sợ anh em vi phạm chính sách của Mặt trận Giải phóng, ông liền gặp và giải thích: Nội các Dương Văn Minh đã chấp thuận theo những điều kiện của ta nên vừa có thông báo đầu hàng trên Đài phát thanh. Lúc đầu, bộ đội không tin vì thấy ông mặc thường phục. Ông đành tự giới thiệu mình là Đại tá Sáu Trí, Sĩ quan Bộ Tham mưu B2 vào Sài Gòn làm công tác đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. May sao, đúng lúc đó xuất hiện một sĩ quan thuộc đơn vị thiết giáp, là người bạn học cùng khóa quân sự cấp cao với ông ở Hà Nội…

Sau đó, ông đã gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An-Tư lệnh Quân đoàn 2 -và tham gia bàn việc tiếp quản Dinh Độc Lập. Các ông nhất trí nên có lời công bố chính thức của Quân Giải phóng trên đài phát thanh. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An phân công Sáu Trí soạn thảo gấp. Ông cùng với Tô Văn Cang, Ba Lễ bàn nhau và thống nhất giao cho Tô Văn Cang chấp bút bản thông báo với tựa đề “Thông báo số 1”.

Viết xong, ông đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An để thông qua. Ông tế nhị từ chối không đề tên đơn vị mình và đề xuất chỉ nên đề là “Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định”. Ông Tô Văn Cang được phân công cùng với ông Giàu lên xe com-măng-ca chạy ra Đài phát thanh. Phải khó nhọc lắm xe của ông mới vào được trong. Ông Cang lên lầu, đọc chậm và rõ bản “Thông báo số 1”. Ông Giàu đọc lại lần hai. Sau đó dặn cứ 5 phút thì lặp lại một lần.

Bản "Thông báo số 1” của Bộ tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là bản tin chính thức được ta phát trên Đài phát thanh, vài giờ sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Những ngày đầu sau giải phóng, ông Sáu Trí được cử làm Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quân quản TP Sài Gòn, sau đó ông được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1997 ông Sáu Trí mới nghỉ hưu. Quanh ông lúc nào cũng vui vầy con cháu và sự chăm sóc chu đáo của người vợ hiền những khi trái gió trở trời. Không hổ danh con nhà nòi yêu nước, nhiều người con của ông từng là bộ đội, người đã chuyển ngành, người vẫn đang trong quân ngũ. Người con gái thứ hai từng phụ trách điện đài mật của tình báo ở Sài Gòn phục vụ cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968; người con trai thứ tư là sĩ quan Quân đội, tham gia tiểu đoàn trinh sát của tình báo vào giải phóng Sài Gòn; con trai thứ năm, 15 tuổi đã làm liên lạc cho tình báo; con trai thứ sáu (ông lấy tên làm bí danh của mình - Sáu Trí) từng là lính xe tăng chiến đấu ở Campuchia... Trong ngôi nhà giản dị của mình, ông dành một gian trang trọng nhất để trưng bày hình ảnh, kỷ vật truyền thống của gia đình - những hình ảnh, kỷ vật của một đời phục vụ cách mạng.

P.V (Tổng hợp)

 LÊ = 35 = 8

ĐỨC = 463 = 13 = 4

ĐẠT = 414 = 9

 Cố Chuẩn tướng LÝ TÒNG BÁ

LÝ = 31 = 4

TÒNG = 4753 = 19 = 10 = 1

BÁ = 21 = 3

NGUYỄN = 7

CHÍ = 351 = 9

VINH = 6155 = 17 = 8

Cộng lại: 7 9 8 = 24 = cực kỳ may mắn.