Saturday, May 31, 2014

DÂN NHẬP LẬU TQ VÀO MỸ .

"Người Hoa xem đó là đầu tư tốt khi trả tiền cho "đầu gấu"  để thân nhân của họ vào Mỹ hơn là bỏ tiền làm ăn ở TQ" .

"NẾU CẦN GIÚP ĐỞ XIN BẤM NÚT ĐỎ . XIN ĐỨNG TẠI CHỖ SẼ CÓ NGƯỜI ĐẾN GIÚP " . BẢNG NÀY TREO DỌC BIÊN GIỚI GIỬA MỸ VÀ CND VÀ MỄ . 

http://www.allgov.com/news/us-and-the-world/border-patrol-dealing-with-increased-illegal-immigrants-from-china-131115?news=851667
Theo biên phòng giửa Mỹ-Mễ thì trong năm 2013 , có khoảng 500 di dân lậu người TQ bị bắt , riêng năm 2010 , có 1,157 ng . Họ đã chi từ 5-60.000 đô cho bọn "đầu gấu" (snakehead/coyote) để được đưa lậu vào Mỹ .
"Chúng ta đang có 1/4 triệu ng Hoa nhập lậu , số này sẽ lên tới 1 hay 1,5 triệu trong từ 5 đến 10 năm và họ sẽ làm những việc mà ng Mỹ ko làm" .
"Người Hoa xem đó là đầu tư tốt khi trả cho "đầu gấu" để thân nhân của họ vào Mỹ hơn là bỏ tiền làm ăn ở TQ" .
Còn theo bài báo này , http://www.allgov.com/news/top-stories/real-anchor-babiesfrom-china-not-mexico?news=842435   , đã có dịch vụ đưa các bà bầu người Hoa giàu có sang Mỹ đẻ . Mới đây tại San Gabriel Nam Cali , CS đã phát hiện một khu xóm lo dịch vụ này .
Tại Mễ , Nam Hàn và TQ đã quảng cáo các tour như vậy , tốn nhiều chục ngàn đô . Sau khi bé ra đời , mẹ nó mang nó về nước với giấy khai sanh quí giá này .

Friday, May 30, 2014

Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)

(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay. 

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.
Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.
Để có được sự tỉnh táo, ngoài niềm tự hào về lịch sử giữ nước vẻ vang, Việt Nam cũng cần nhìn vào những thất bại trong lịch sử để từ đó rút ra bài học cho các quyết sách sáng suốt đối phó với Trung Quốc.
Bài viết này tập trung vào thất bại quân sự của triều Hồ năm 1407 và thất bại của Việt Nam năm 1975-1977 trong bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Tây Âu, vì những giai đoạn này có rất nhiều tương đồng sâu sắc với thời điểm hiện nay.
QUÂN ĐỘI HỒ QUÝ LY VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Lịch sử chống ngoại xâm là đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam và giữ vai trò định đoạt sự tồn vong của dân tộc trước nguy cơ xâm lược và đô hộ.  Chính cuộc đấu tranh sống còn này đã rèn luyện nên nhiều phẩm giá cao quý và phát huy đến cao độ trí thông minh, sáng tạo của dân tộc.  Vì vậy, lịch sử chống ngoại xâm là niềm tự hào vô tận của dân tộc.  Tuy nhiên, trong nhiều giai đoạn, lịch sử Việt Nam không được thể hiện đầy đủ và khách quan, quá nhấn mạnh các thắng lợi của các cuộc kháng chiến, dẫn đến việc đơn giản và thậm chí không phản ảnh hết tính ác liệt đến tàn khốc của các cuộc kháng chiến, và đặc biệt là những thất bại về quân sự của Việt Nam trước các thế lực xâm lược phương bắc.
Một thất bại quân sự cay đắng trong lịch sử vệ quốc của Việt Nam là của Hồ Quý Ly với cuộc xâm lăng của nhà Minh.  Một điểm đáng kinh ngạc là những thách thức của vương triều Hồ với quân xâm lược phương bắc vào năm 1400-1407 là hoàn toàn giống với những gì Việt Nam đang phải đổi mặt hiện nay, và rất nhiều khả năng thất bại của vương triều Hồ sẽ lặp lại với Việt Nam hiện nay nếu không có sự thay đổi trong nội bộ của Việt Nam.
Hồ Quý Ly đã biết rõ âm mưu xâm lược của nhà Minh từ năm 1400.  Nhà Hồ đã một mặt áp dụng những biện pháp ngoại giao khôn khéo đế trì hoãn chiến tranh, mặt khác tích cực lo chuẩn bị kháng chiến chống xâm lược.
Nhà Minh liên tục gây sức ép và tạo bất ổn với Việt Nam từ cả phía Bắc và phía Nam.  Phía bắc, nhà Minh gây hấn và lấn chiếm đất đai.  Năm 1404, nhà Minh đòi chiếm đất Lộc Châu, Tây Bình, Vĩnh Bình, lấy cớ những đất đó thuộc phủ Tư Minh (Quảng Tây).  Năm 1405, nhà Minh lại sai sứ đòi đất Lộc Châu (Lạng Sơn), và 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn một cách gay gắt.  Hồ Quý Ly đã bất đắc dĩ phải nhượng đất để kéo dài thời gian hòa hoãn, lo chuẩn bị kháng chiến, nhưng trước sau vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ đất nước.
Ở phía Nam, giữa nhà Hồ và vương triều Chăm Pa có những xung đột phức tạp.  Nhà Minh tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những xung đột đó để quấy rối hậu phương nước ta.  Năm 1403, nhà Minh phái 9 chiến thuyền vào giúp Chăm-pa chống lại nhà Hồ, và gây ra những vụ xung đột biên giới để phân tán quân đội nhà Hồ.
Việc nhượng bộ đất của Hồ Quý Ly đã gây bất mãn sâu rộng trong quần chúng.  Tuy nhiên, mặt khác cũng tạo được một khoảng thời gian gần 5 năm để vương triều Hồ xây dựng quân đội và trang bị vũ khí với ảo tưởng rằng với quân đội hùng mạnh và vũ khí hiện đại (theo thời đó) thì sẽ chặn được sự xâm lược của quân Minh.
Năm 1401 nhà Hồ ra lệnh kiểm kê dân số và từ đó tiến hành tổng động viên.  Quân đội được chia thành Nam Ban và Bắc Ban với 12 vệ (tương đương sư đoàn), quân Điện Hậu Đông và Tây gồm 8 vệ.  Ngoài quân chủ lực, còn tổ chức thêm hương binh của làng xã, và quân dũng hãn chiêu mộ từ nông dân lưu vong.
Hồ Quý Ly cũng tăng cường chế tạo vũ khí và đạt được những thành tự khoa học quân sự đáng nể.  Bên cạnh các loại vũ khí thông thường như cung tên, giáo mác, kiếm lao, máy bắn đá…..còn có súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng chế tạo có sức công phá và sát thương hơn hẳn các loại súng của quân Minh.
Ngoài ra, nhà Hồ cũng lập những phòng tuyến quân sự kiên cố như phòng tuyến phía bắc chạy dài từ chân núi Tản Viên, Ba Vì, men theo sông Đà, tiếp theo sông Nhị qua Đông Đô, rồi theo sông Hải Triều, sông Hy (sông Luộc) chuyển qua sông Ma Lao (sông Thái Bình) đến Chí Linh, Hải Dương.   Tất cả các phòng tuyến đều được đóng cọc dưới sông, cắm chông dày đặc trên bờ, và phía ngoài có bẫy ngựa và quân lính.
Cho dù có sự chuẩn bị kỹ càng về quân sự, nhà Hồ đã thất bại nặng nề trong cuộc chiến chống quân Minh.  Với một đạo quân gần một triệu (cả chủ lực lẫn tiếp vận), và bất chấp sự kháng cứ mãnh liệt của quân đội vương triều Hồ, quân Minh đã thôn tính được Việt Nam vào năm 1407, sau 6 tháng chiến đấu ác liệt.
Lịch sử phải công minh ghi nhận rằng vương triều Hồ và Hồ Quý Ly đều chủ trương kiên quyết đánh giặc giữ nước, và đã đánh đến cùng.  Tuy nhiên, lịch sử cũng phải thừa nhận rằng nguyên nhân thất bại chủ yếu của triều Hồ là không đoàn kết được toàn dân đánh giặc.
Một điểm đáng lưu ý là những mâu thuẫn nội bộ giữa nhà Trần bị lật đổ và vương triều Hồ (tạm gọi là “ý thức hệ) rất sâu sắc.  Nhà Minh lợi dụng khoét sâu thêm mâu thuẫn này để gây rối trong nội bộ nhà Hồ.
Trước tình hình đó, lẽ ra nhà Hồ phải biết đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, giải quyết các mâu thuẫn bên trong theo hướng đáp ứng xu hướng chủ đạo của phát triển chính trị xã hội, để từ đó thắt chặt sư đoàn kết của toàn dân, và huy động sức mạnh của cả nước vào chống giặc cứu nước. Nhưng nhà Hồ đã không làm được như vậy.
Do đó, khi quân Minh tiến sang, triều Hồ không thu phục được lòng dân, không dấy lên được sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân đánh giặc, thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm.
Từ hạn chế trên đã đưa nhà Hồ đến những sai lầm về quân sự, đó là dựa chủ yếu vào quân mà không dựa vào dân, dựa chủ yếu vào vũ khí và thành quách, mà không dựa vào lòng người và địa hình.  Suy nghĩ về những sai lầm và thất bại của nhà Hồ trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi viết:
Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển,
Khóa sông xích sắt cũng vậy thôi.
Lật thuyền mới rõ dân như nước
(Quan Hải)
Những thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm Phương Bắc nói trên cho thấy không phải lúc nào Việt Nam cũng chiến thắng.  Những thất bại quân sự dẫn đến mất nước Việt Nam chỉ do một nguyên nhân chính đó là:  Mâu thuẫn, đấu đá tranh giành quyền lực nối bộ, thiếu dân chủ dẫn đến mất lòng dân. Từ chỗ mất lòng dân, những triều đại thất bại trước đây buộc phải dựa vào vũ khí (Nỏ Thần, Đại Thần Cơ) và quân chủ lực.
Trong chiến tranh với Phương Bắc, nếu Việt Nam chỉ dựa vào quân đội và vũ khí thì thất bại là nắm chắc trong tay vì Việt Nam ở bất cứ thời đại nào cũng không thể đủ lính và đủ vũ khí để áp đảo Trung Quốc.  Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy Việt Nam với Quân đội Nhân dân Việt nam, đã và đang có những nét tương đồng đáng sợ với đội quân chủ lực của  Hồ Quý Ly.
Thứ nhất, Việt Nam cho dù đã và rất kiên quyết, nhưng cũng đã và sẽ tiếp tục phải nhượng bộ với Trung Quốc với mục đích là kéo dài thêm được thời gian hòa bình càng lâu càng tốt.  Đây là điều nhà Hồ đã làm, thậm chí phải nhượng cả một số đất của Việt Nam để kéo dài thời gian hòa hoãn cho việc xây dựng quân đội.
Thứ hai, Việt Nam đang dốc tiền đầu tư vào xây dựng quốc phòng như mua tầu ngầm, tầu chiến, máy bay chiến đấu, v.v….đúng như những  biện pháp hiện đại hóa quân sự mà nhà Hồ đã thực hiện vào năm 1401-1405.  Cái hơn của quân đội Hồ Quý Ly so với Quân đội Nhân dân Việt nam hiện nay là nhà Hồ đã chế tạo ra đại thần công có uy lực công phá đáng sợ hơn cả thần công của nhà Minh.
Việt Nam hiện nay không có vũ khí nào có uy thế vượt trội so với Trung Quốc. Cái Việt Nam rất cần làm và phải làm ngay hôm nay là xây dựng “lòng dân” vững mạnh, bên cạnh xây dựng quốc phòng.  Trung Quốc không sợ một Việt Nam mạnh về quốc phòng, mà Trung Quốc chỉ sợ một Việt Nam đoàn kết, dân chủ, toàn dân một lòng.
Thứ ba, nội bộ nhà Hồ lủng củng, chia rẽ và đây là điểm nhà Minh đã lợi dụng để làm yếu nhà Hồ.  Nội bộ của Việt Nam hiện nay cũng đang bị chia rẽ sâu sắc và Trung Quốc hiện nay cũng đã và đang triệt để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ này của Việt Nam để làm suy yếu Việt Nam.
Một điều phải khăng định rằng Quân đội Nhân dân Việt nam sẽ chiến đấu mãnh liệt đến cùng để chống ngoại xâm Trung Quốc, cũng giống như đội quân Hồ Quý Ly đã làm.
Nhưng liệu Quân đội Nhân dân Việt nam có thể chiến thắng sự xâm lược của Trung Quốc hay không, hay lại lặp lại thất bại mất giang sơn đau đớn của đội quân Hồ Quý Ly vào năm 1407.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc Việt Nam liệu có đủ can đảm để thực hiện những cải cách dân chủ ngay lập tức hay không. Chỉ có một Việt Nam dân chủ thật sự mà trong đó người dân có quyền làm chủ thật sự mới có thể chống lại được bành trướng Trung Quốc.  Tiến trình cải tổ dân chủ đó phải được bắt đầu ngay lập tức nếu không muốn mọi việc trở nên quá muộn.
THẤT BẠI TRONG BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ TÂY ÂU NĂM 1978
Trong lịch sử cận đại khi thế giới chia làm đa cực, một nguyên tắc có tính quy luật với các nước nhỏ để tránh bị lôi vào vòng cuốn gây ảnh hưởng của các nước lớn là tuyên bố chính sách phát triển trung lập.  Tuy nhiên, trên thế giới, rất ít nước nhỏ thực hiện được thành công chính sách phát triển trung lập, ngoại trừ Thụy Sĩ ở Châu Âu, Thái Lan ở Đông Nam Á, hay Nepal và Bhutan ỏ Nam Á  do địa hình quá hiểm trở khiến hai nước này không bị đô hộ.
Việt Nam nằm trong nhóm những nước nhỏ đã liên tục thất bại trong việc theo đuối chính sách ngoại giao trung lập, độc lập, và không bị phụ thuộc vào các nước lớn.
Phần này tập trung phân tích trong giai đoạn 1975- 1979, vì đây là giai đoạn lịch sử có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với thời điểm hiện nay về bối cảnh lịch sử, về chính sách đối ngoại của Việt Nam, và về các quyết sách của Trung Quốc và Mỹ với Việt Nam.
Ngay sau ngày 30/4/1975, và thậm chí trước đó một năm vào năm 1974, Việt Nam đã có chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây để làm đối trọng với Trung Quốc.  Trong năm 1975 đã có những biểu hiệu Trung Quốc và Pol Pot liên kết với nhau để chống Việt Nam.
Ngày 4/5/1975, chỉ bốn ngày sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Pol Pot tấn công Việt Nam.  Ba tháng sau, vào ngày 18/8/1975, Trung Quốc tuyên bố viện trợ toàn diện cho Pol Pot.  Để tranh thủ Trung Quốc, TBT Lê Duẩn đã có chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc ngày 25/9/1975. Nhưng chuyến thăm chính thức không đạt kết quả gì và Trung Quốc không có cam kết viện trợ thêm cho Việt nam.
Cùng thời điểm, Liên Xô tăng cường lôi kéo Việt Nam vào trong khối Đông Âu để chống Trung Quốc. Ngày 30/10/1975, Liên Xô tuyên bố sẽ viện trợ kinh tế cho Việt Nam trị giá gần 2 tỉ đô la, một con số khổng lồ vào thời điểm đó, với hy vọng Việt Nam sẽ bỏ Trung Quốc và theo Liên Xô.  Liên Xô cũng ra sức thuyết phục Việt Nam tham gia khối COMECOM, khối hợp tác kinh tế XHCN.
Tuy nhiên, bất chấp những ve vãn của Liên Xô để lôi kéo Việt Nam chống lại Trung Quốc, Việt Nam chủ trương bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây, hơn là tăng cường quan hệ với Trung Quốc hoặc Liên Xô.  Việt Nam muốn theo đuổi một chính sách cân bằng và độc lập trong đối ngoại.
Vì vậy, trong năm 1976, cho dù Trung Quốc và Liên Xô liên tục đòi Việt Nam cho mở Tổng Lãnh Sự Quán ở TP HCM, Việt Nam không để hai nước này mở Tổng Lãnh Sự Quán ở TP HCM.  Nhưng thay vào đó, đã để Pháp, Ý, Đức và các nước phương Tây khác mở lãnh sự quán.  Thậm chí hãng thông tấn xã Sự Thật của Liên Xô cũng không được mở văn phòng đại diện ở TP HCM, trong khi các hãng thông tấn của Mỹ và Phương Tây được mở lại văn phòng báo chí thường trú.
Trong lúc Việt Nam treo cờ ở toàn bộ các ĐSQ nước ngoài đang bị bỏ hoang ở TP HCM sau ngày 30/4/75,  CP Việt Nam không treo cờ Việt Nam ở Tòa Đại Sứ Mỹ (cũng đang bị bỏ trống) với hàm ý để ngỏ chờ cơ hội mở cửa và bình thường hóa quan hệ.
Vì thế, vào năm 1976, cả  Liên Xô và Trung Quốc đã bày to thất vọng với Việt Nam và cả hai công khai chỉ trích Việt Nam là một đất nước “vô ơn”.
Về kinh tế, Việt Nam cũng từ chối lời mời tham gia COMECOM của Liên Xô.  Thay vào đó, IMF và Ngân Hàng Thế giới đã đến Việt Nam tháng 12/1976 và bắt đầu thiết kế khoản vay 60 triệu đô la đầu tiên cho Việt Nam.
Năm 1977 khi Liên Xô ngỏ ý định không hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy thủy điện sông Đã, Việt Nam đã liên hệ với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) để tìm hiểu khoản vay xây dựng nhà máy thủy điện Sông Đà.
Trong giai đoạn 1976 và 1977, Trung Quốc và Pol Pot tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế. Được Trung Quốc bật đèn xanh,  Pol Pot tiến hành các hoạt động tấn công hủy diệt tàn bạo ở các tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam.
Đứng trước một nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc ở phía bắc và một cuộc chiến tranh ở biên giới phía nam với Pol Pot, Việt Nam đã buộc phải vượt qua rào cản ý thức hệ để thúc đẩy hết sức việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước Tây Âu bằng mọi giá với mục đích tạo đối trọng với Trung Quốc.
Nhận lời mời của Việt Nam, đặc phái viên của Tổng Thống Carter,  Đại sứ Leonard Woodcock đã tiến hành một chuyển viếng thăm bí mật đến Hà Nội ngày 16/3/1977 để bàn về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Ngay sau đó,  TTg Phạm Văn Đồng đã tiến hành công du một loạt các nước Tây Âu vào ngày 25/4/1977.
Để đáp lại, dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc, Pol Pot đã tiến hành một cuộc tiến công toàn diện vào các tỉnh biên giới phía Nam của Việt Nam ngày 30/4/1975 như một tín hiệu cảnh báo những nỗ lực bình thường hóa quan hệ với phương Tây và Mỹ của Việt Nam
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quyết tâm đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ngày 3/5/1977, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ ở Pháp.
Sau đó, trong suốt nửa cuối năm 1977 cho đến ngày 11/10/1978 là cuộc chạy đua giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Một mặt, Trung Quốc liên tục kích động Pol Pot tấn công Việt Nam để buộc Việt Nam phải tự vệ và từ đó cáo buộc Việt Nam gây hấn để tạo cớ gây sức ép với  Tây Âu không bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Mặt khác, Trung Quốc tiến hành một chiến dịch ngoại giao để gây sức ép với Mỹ và buộc Mỹ phải cân nhắc lựa chọn giữa Trung Quốc hay Việt Nam trong chiến lược ngoại giao và quân sự của Mỹ.
Ngày 25/12/1977, Việt Nam phản công tự vệ và chiếm một số tỉnh miền tây của Pol Pol.  Sau đó, trong miền nam, Việt Nam tiến hành chiến dịch “đánh tư sản”, thực ra là nhắm vào người Hoa vì phần lớn tư sản và nhà giàu Sài Gòn là người Hoa.
Hậu quả của việc đánh tư sản đã kích động  làn sóng di tản của người Hoa vào tháng 3/1978 cả trên bộ, trên biển và lan rộng khắp Việt Nam vào năm 1978-1980.   Những phản ứng này của Việt Nam đã mắc đúng vào bẫy của Trung Quốc.
Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế bằng xử dụng vũ lực đánh lại một nước nhỏ là Cambodia, và đã vi phạm nhân quyền trong việc đẩy đuổi người Hoa Kiều.
Do vậy, bất chấp sự nhượng bộ của Việt Nam bỏ tất cả các yêu cầu về bồi thường chiến tranh trong buổi đàm phán với Mỹ ngày 27/9/1978 ở New York, dưới sức ép của dư luận trong nước, chính quyền Carter đã buộc phải đưa ra tuyên bố vào ngày 11/10/1978 đình chỉ toàn bộ việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Quyết định này của Mỹ đã đẩy Việt Nam vào thế buộc phải dựa vào Liên Xô như là một đối trọng với Trung Quốc.  Sau nhiều lần trì hoãn ký hiệp định hợp tác hữu nghị toàn diện với Liên Xô, ngay sau tuyên bố của Mỹ không bình thường hóa quan hệ, Việt Nam lập tức cử một phái đoàn cao cấp sang LX vào ngày 3/11/1978 để  ký một Hiệp đinh hợp tác toàn diện trong 25 năm.
Tóm lại, Trung Quốc đã đạt được ba thắng lợi lớn sau năm 1975.
Một là cô lập và ngăn chặn quá trình bình thường hóa quan hệ của Việt Nam với Mỹ.  Đây là một đòn giáng rất nặng đến Việt Nam và đã đẩy Việt Nam phải từ bỏ chính sách ngoại giao trung lập sau năm 1975.
Hai là, Trung Quốc đã cài Việt Nam vào bẫy bằng cách xử dụng Pol Pot để buộc Việt Nam phải tự vệ bằng vũ lực, và tạo ra làn xóng di cư của Hoa Kiều để bôi xấu hình ảnh của Việt Nam, từ đó dọn đường dư luận thế giới ủng hộ Trung Quốc – hoặc làm ngơ với Trung Quốc –  trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 để triệt phá toàn bộ cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới Việt Nam.
Ba là Trung Quốc đã thành công làm kiệt quệ nền kinh tế Việt Nam.  Trong khi Việt Nam lao đao vì cấm vận kinh tế, Trung Quốc đã nhân cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ để tạo ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho phát triển kinh tế trong ba thập niên 70,80, và 90.  Chỉ trong vòng ba thập niên, nền kinh tế Trung Quốc nhờ tăng cường xuất khẩu vào Mỹ và Tây Âu đã bứt phá mạnh mẽ, trong khi nền kinh tế Việt Nam liên tục suy thoái trong ba thập kỷ 70, 80 và đầu những năm 90 do cấm vận kéo dài.
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM HÔM NAY
Việt Nam cần tấn công chính trị để phòng thủ quân sự.   Một trong các chiến lược quân sự sáng tạo  của chiến tranh nhân dân của Việt Nam là chiến lược tấn công để phòng thủ của Lý Thường Kiệt.  Việt Nam không thụ động đợi quân địch tiến đánh, mà chủ động đánh thẳng vào hậu phương địch.  Vào thời điểm hiện nay, Việt Nam không thể áp dụng chiến lược quân sự này trong chiến tranh hiện đại.
Nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động tấn công Trung Quốc với biện pháp chính trị bằng cách thực hiện cải tổ chính trị, hướng tới dân chủ ngay tại Việt Nam.  Đây sẽ là đòn giáng nặng nhất vào hậu phương chính trị và quân sự của Trung Quốc.  Nó sẽ tiếp nguồn cho phong trào đòi dân chủ hiện đang bị đàn áp ở Trung Quốc, và buộc Trung Quốc phải quay ra đối đầu với nội bộ, không thể quấy nhiễu bên ngoài.
Hiện nay, ngoại trừ Bắc Triều Tiên là một trường hợp ngoại lệ, chỉ có ba nước theo hệ thống chính trị đóng với quyền lực tập trung vào một đảng, đó là Trung Quốc, Việt Nam và Miến Điện.
Miến Điện hiện đã thực sự cải tổ chính trị và đang hướng tới dân chủ.  Như vậy, chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam.  Trung Quốc luôn tuyên truyền để trấn an các phong trào đòi dân chủ trong nước rằng Trung Quốc có thể chế chính trị ưu việt hơn của Việt Nam vì Trung Quốc hiện có 9 đảng đối lập (cho dù là không có quyền lực).
Do vậy, nếu Việt Nam cải cách dân chủ, Trung Quốc sẽ bị sức ép nội bộ rất nặng cho việc cải tổ, và sẽ làm phân tán sự hung hăng gây hấn bên ngoài.
Nếu phải đặt lên bàn cân, các nước dân chủ tiên tiến luôn sẽ chọn Trung Quốc cộng sản thay vì chọn Việt Nam cộng sản.   Về kinh tế, nếu cùng một chủng hàng, cùng chất lượng, mẫu mã giống nhau, và giá cả không chênh lệch nhiều, ai cũng sẽ chọn hàng có khối lượng hoặc số lượng lớn.
Thất bại về bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1978 cho thấy khi phải đặt lên bàn cân giữa Trung Quốc cộng sản và Việt Nam cộng sản, Mỹ đã chọn Trung Quốc.
Thế nhưng, các nước dân chủ tiên tiến buộc phải cân nhắc khi phải lựa chọn giữa một Trung Quốc cộng sản với một Việt Nam dân chủ.
Đây là một bài toán hoàn toàn khác vì một Việt Nam dân chủ có tầm quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển dân chủ ở khu vực Châu Á.  Trong khi một Việt Nam cộng sản với một ít tiềm năng về kinh tế thì không thể so bì với những cơ hội kinh tế của một Trung Quốc cộng sản, và do vậy họ sẽ sẵn sàng đánh đổi Trung Quốc cộng sản với Việt Nam cộng sản.
Hiện nay, sự lựa chọn này đang diễn ra rất gay gắt trong nội bộ của Mỹ.  Vấn đề Ukraine và hạn chế ảnh hưởng của Nga hiện nay là một trong vấn đề nóng nhất trong c/s đối ngoại của Mỹ.
Trung Quốc nắm được điều này nên đã chơi con bài đúng như năm 1978 là gây sức ép với Mỹ phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Việt Nam.
Nếu Mỹ lựa chọn Trung Quốc, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc làm trung gian giữa Mỹ và Nga.  Nếu Mỹ lựa chọn Việt Nam, Trung Quốc sẽ đẩy quan hệ chiến lược với Nga làm đối trọng với Mỹ.
Do vậy, đừng quá ảo tưởng về những tuyên bố gần đây của Mỹ phản đối Trung Quốc về biển Đông.  Việt Nam chỉ có thể vượt trội trong bàn cân chiến lược nếu Việt Nam là một nước dân chủ tiến bộ.
Vì điều này sẽ tạo một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ trong nội bộ Quốc hội Mỹ và bất cứ tính toán thực dụng nào thiên về phía Trung Quốc cũng sẽ vấp phải phản ứng của Quốc Hội Mỹ ủng hộ cho một Việt Nam dân chủ.
Không thể áp đảo và thắng Trung Quốc bằng số lượng quân đội và vũ khí.  Đây là bài học muôn thủa, nhưng vẫn bị quên lãng.  Hiện đại quốc phòng là cần thiết.  Nhưng phải xác định không thể thắng Trung Quốc bằng số lượng quân hay vũ khí.  Thất bại của nhà Hồ là điển hình.
Thậm chí ngay cả An Dương Vương vì quá coi trọng vào Nỏ Thần, và dựa vào thành Cổ Loa, mà không thật sự dựa vào dân, đã để thua Triệu Đà và đẩy Việt Nam vào một nghìn năm Bắc thuộc.
Chiến tranh nhân dân, toàn bộ Việt Nam là chiến trường, phi thành quách, toàn bộ người dân là quân, chỗ nào cũng đánh khiến cho địch “không thể cởi giáp và bỏ cung kiếm trong nhiều năm, dẫn đến kiệt quệ và bị tiêu diệt….” (Nguyễn Trãi). Nhưng để làm được như vậy thì phải thực hiện dân chủ, phải thay đổi, nếu không muốn Việt Nam lại rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc thế kỷ 21.
Không bị sa bẫy làm “chảy máu kinh tế”.  Trung Quốc đã áp dụng rất thành công chiến lược làm kiệt quệ Việt Nam vào năm 1978.  Với thành công trong việc ép Mỹ và Tây Âu cấm vận Việt Nam vì lý do nhân quyền, và xử dụng vũ lực, Việt Nam đã bị rơi vào cô lập kinh tế mà hậu quả cho đến nay vẫn còn nặng nề.
Những vụ manh động vừa qua đã làm tổn hại nghiêm trọng đến đầu tư lâu dài của nước ngoài ở Việt Nam và những tác động này là hết sức nghiêm trọng về kinh tế.  Từ năm 2012 đến nay, nhà đầu tư dài hạn đang có xu hướng chuyển sang xuất từ Trung Quốc đến các nước ASEAN do nhân công ở Trung Quốc đã quá cao.
Nhưng những vụ biểu tình bạo lực tuần trước đã là tiếng chuông báo động cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi tính đến khả năng đầu tư dài hạn ở Việt Nam.  Họ đang tính chuyển dần sang Nam Á hơn là Việt Nam, nhất là sau bầu cử thắng lợi của Ấn độ ngày 19/5/2014.
Trung Quốc sẽ liên tục gây sức ép căng thẳng để kích động và tạo tâm lý chiến tranh để từ đó uy hiếp các nhà đầu tư rút dần ra khỏi Việt Nam.  Đây là một độc chiêu rất nguy hiểm của Trung Quốc.  Hiện nay, Trung Quốc cũng đã loan tin về sự bất ổn về đầu tư dài hạn ở Việt Nam với các nhà đầu tư Đài Loan, và các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Không thể ảo tưởng về ngoại giao “khôn khéo và linh hoạt”.  Nhà Hồ đã áp dụng các biện pháp ngoại giao uyển chuyển và linh hoạt trong suốt 5 năm, 1401 – 1406, thậm chí buộc phải nhượng lại một số đất đai phía bắc cho nhà Minh nhưng cũng không tránh được một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Xung đột vũ trang với Trung Quốc trước sau cũng xảy ra, chỉ là vấn đề thời gian, phạm vi, và mức độ.  Việc xử dụng vũ lực đơn phương và không bị quốc tế trừng phạt – hoặc quốc tế không thể trừng phạt – diễn ra như cơm bữa trong thế kỷ 20 và 21.
Mỹ đánh Iraq không cần nghị quyết LHQ (Nghị quyết số 1441 của LHQ không đồng thuận cho Mỹ đánh Iraq đơn phương).
Việt Nam đánh Cambodia năm 1979 cũng không được LHQ ủng hộ (mà lẽ ra LHQ phải ủng hộ vì Pol Pot thực sự là chế độ diệt chủng).
Tuy nhiên, thực tế trên cho thấy Trung Quốc có thể bất cứ lúc nào đánh Việt Nam, bất chấp dư luận quốc tế phản đối.
Cũng không thể có nước nào có thể áp dụng trừng phạt kinh tế với Trung Quốc vì sự ràng buộc thương mại và đầu tư với Trung Quốc là quá lớn với tất cả các nước có khả năng áp dụng trừng phạt kinh tế.
Trung Quốc đã có thể chiếm các đảo của Việt Nam ngay trong ngày mai, mà Việt Nam khó có thể đánh chiếm lại.
Điều này cho thấy sự khẩn cấp của việc cải tổ chính trị ở Việt Nam càng sớm càng tốt để củng cố lòng tin của dân, củng cố vị thế dân chủ của Việt Nam trên thế giới, từ đó Việt Nam sẽ nằm trong liên minh của các nước dân chủ để đối trọng với Trung Quốc.  Nếu không thực hiện việc cải tổ chính trị ngay và quyết liệt, thì hậu quả với Dân Tộc và Tổ Quốc là khôn lường.
Tác giả Bách Việt.

Sách tham khảo
  • Brezinski, Zbiniew, 1983. Power and Principle:  Memoirs of the National Security Advisor, New York, 1977
  • Chanda, Nayan, 1986 “Brother Enemy:  The War After the War”
  • Heder, Stephen, 1980. From Pol Pot to Pean Sovan.  Chulalongkorn University
  • Phan Huy Lê, 2012 “Lịch Sử và Văn Hóa Việt Nam “Tiếp Cận Bộ Phận”.  Xuất Bản lần thứ hai. Nhà Xuất Bản Thế Giới
  • Ngô Sỹ Liên, 2011 “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” Tập I và Tập II.  In Lần Hai, có sửa chữa.   Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin
  • Vance, Cyrus, 1983. Hard Choices:  Critical Years in American Foreign Policy.  New York: Simon and Schuster
  • World Bank, 1977.  Socialist Republic of Vietnam:  An Introductory Economic Report

Thursday, May 29, 2014



Bắc Kinh có lẽ bắt tháu cáy của Hà Nội và khởi sự chiến tranh (Beijing may call Hanoi's bluff and start war) . 

Bài viết đăng trên Duowei/Đa Chiều , website của Hoa kiều hải ngoại , có đoạn :
. . .
" Nếu VN ko lùi lại (back down) , TQ có lẽ cần bắt đầu chiến tranh để dẹp tan những chướng ngại bên ngoài ngày càng gia tăng cho sự mở rộng của mình , vì một cuộc chiến như vậy với VN sẽ tốt hơn với Nhật và Phi  , cả hai nước cũng vướng vào tranh chấp lãnh thổ với TQ .
Trong khi khả năng QS của Nhật ko thể so sánh với TQ , Nhật lại có sựa hậu thuẩn của Mỹ và có thể làm phức tạp tình hình khi kéo Mỹ vào cuộc xung đột này . Hơn nữa , sự dựa (reliance) vào nhau về buôn bán song phương giửa 2 nước khiến TQ ko muốn dùng QS trong lúc này .
Trong bất cứ cuộc xung đột , có thể xảy ra với Phi , TQ sẽ được xem là trên cơ (bully) khi hải quân TQ sẽ khống chế trong các cuộc đụng độ (face-off) trên biển . HQ của Phi chỉ có 26.000 quân và 66 tàu , 17/100 là tàu từ đệ nhị TC . Trong khi đó , chỉ riêng hạm đội Nam Hải của TQ , đã có hơn 350 tàu , bao gồm 9 tàu khu trục có hỏa tiển điều khiển , 17 tàu khu trục nhỏ (frigate) , ba tàu ngầm nguyên tử và 21 tàu ngầm thường . Phi cũng dựa vào buôn bán với TQ , bạn hàng lớn thứ 3 của họ , dù cho Phi chỉ chiếm 1/100 lượng buôn bán toàn cầu của TQ .
Theo Đa Chiều , VN sẽ là kẻ thù đáng sợ hơn Phi và sẽ đặt ra 1 nguy cơ thấp hơn về sự can thiệp của Mỹ - so với Nhật . VN có 412.000 quân với hải quân 42.000 người với hơn 100 tàu . Trong khi không quân chỉ 15.000 ng với tổng cộng 427 phản lực cơ .
VN có lẽ hy vọng vẫn dựa vào TQ về kinh tế nhưng đang tìm sự bảo vệ của Mỹ về mặt an ninh , một chiến lược thấy trước sẽ thất bại . Đa Chiều thêm rằng , khởi động cuộc chiến với VN , không chỉ là bảo đảm chiến thắng , mà còn đánh mạnh (strike hard) vào đà tiến của Mỹ trong khu vực và làm kinh ngạc các nước láng giềng như Phi và Nhật khiến họ thụt lùi ."
Dịch từ nguồn : http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20140529000116&cid=1101

Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan

Cập nhật: 09:18 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014

Trung̣ Quốc định ngày rút giàn khoan là ngày 15/8
Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?
Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không’.
Ít nhất những diễn biến trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc quyết không lùi một bước.
Tôi không rành về khai thác dầu khí nhưng theo l‎ý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào?
Nhưng nếu Bắc Kinh không công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.
Nhưng tại sao họ lại ra tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết ‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.
Obama vừa mới lên tiếng Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh với Nhật và Manila cũng vừa k‎ý với Mỹ Hiệp ước tăng cường liên minh quân sự. Kiếm chuyện với Tokyo hay Manila khi Obama vừa rời đi thì quá 'bựa'.
Để thách thức Mỹ nhưng vẫn tránh đối đầu trực diện, Bắc Kinh chọn mục tiêu mềm hơn là Hà Nội.

Nước cờ chắc ăn

Với lại khi có hành động mà Bắc Kinh biết rằng sẽ bị thách thức dữ dội thì họ phải chọn nước cờ chắc ăn nhất.
Họ không chọn vùng biển xung quanh các đảo mà họ đang nắm giữ ở Trường Sa hoặc một vị trí nào khác trong Biển Đông mà họ biết sẽ rủi ro hơn rất nhiều.
Quần đảo Hoàng Sa chỉ có tranh chấp với Việt Nam, trong khi Trung Quốc còn không thừa nhận là có tranh chấp và lâu nay vẫn cự tuyệt mọi đề xuất đàm phán của Hà Nội.
Về mặt thực tế, ‘Tây Sa’ đã nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc và cách nay không lâu họ còn gióng trống mở cờ thành lập thành phố ‘Tam Sa’ đóng trên quần đảo này.

Tổng thống Mỹ Obama vừa cam kết với các đồng minh châu Á về chính sách 'xoay trục'
Về mặt pháp lý, họ có ‘bửu bối’ là công hàm Phạm Văn Đồng mà nếu Hà Nội có cãi lý thì họ sẽ dùng để đập lại.
Họ kiểm soát, họ không thừa nhận có tranh chấp, họ có bằng chứng Hà Nội ‘công nhận chủ quyền’, rõ ràng Bắc Kinh rất tự tin với ‘chủ quyền Tây Sa’ nên họ mới đưa giàn khoan ra đây.
Nếu Việt Nam có nói là giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì Trung Quốc sẽ cãi rằng giàn khoan này nằm cách ‘Tây Sa, lãnh thổ của họ’ chỉ 17 hải lý trong khi cách bờ biển Việt Nam đến 150 hải lý.
Trên thực tế đó là kịch bản mà báo chí và các quan chức Trung Quốc đã nói trong những ngày qua.
Một khi có bước đi liều lĩnh như thế chắc chắn Bắc Kinh đã tính toán hết mọi rủi ro mới dám thực hiện.
Nhìn vào động tĩnh của Trung Quốc trong những ngày qua thì sẽ thấy họ theo dõi chặt chẽ phản ứng của Việt Nam, của khối Asean và của Mỹ.
Ngay cả khi phản ứng chính thức của Mỹ chỉ dừng ở mức ‘quan ngại’ và chỉ trích Trung Quốc ‘gia tăng căng thẳng’ thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phủ đầu với tuyên bố ở Thượng Hải rằng ‘các thế lực bên ngoài không được can thiệp’ và ‘chống lập liên minh quân sự nhằm vào bên thứ ba’.
Còn với Asean, mặc dù còn không nêu tên Trung Quốc mà chỉ bày tỏ ‘quan ngại’ nhưng Trung Quốc đã rất nhanh chóng lấy quan hệ chung để nhắc nhở Asean không được dính vào tranh chấp riêng và cảnh báo Hà Nội về việc ‘lôi kéo’ Asean.

Làm chủ tình hình

Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam chắc chắn cũng đã nằm trong dự liệu của Trung Quốc.

Các lãnh đạo Asean không muốn mất lòng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông
Mỹ can thiệp, Asean dính líu và Việt Nam ngả về phía Mỹ là ba nỗi sợ của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông.
Về phía Mỹ thì Bắc Kinh biết rõ vào lúc này Washington không thể làm được gì nhiều để giúp Hà Nội ngoài hỗ trợ tinh thần.
Về phía Asean thì Bắc Kinh biết rằng với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của khối, các nước Asean sẽ hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, với quan hệ khắng khít giữa hai Đảng Cộng sản trong những năm qua, Bắc Kinh chắc hẳn nắm rõ suy nghĩ của Hà Nội.
Điều Bắc Kinh sợ nhất là Hà Nội ngả về phía Washington để họ thêm một mối họa ở phía Nam, nhưng một khi họ đã đưa giàn khoan ra thì có nghĩa họ tin rằng Hà Nội dù có bị o ép thế nào đi nữa thì cũng không tìm kiếm liên minh với Mỹ
Chỉ có điều với hành động này thì họ đã hủy hoại quan hệ với Việt Nam. Việt Nam sẽ không còn là ‘láng giềng thân thiện’ với Trung Quốc được nữa. Tuy nhiên, vì mục đích lớn ở Biển Đông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh.
Trong cái mục đích lớn đó, đảo thì họ đã nắm được một phần nhưng đường lưỡi bò thì đây mới là bước đi quan trọng đầu tiên để hiện thực hóa.
Nếu như Trung Quốc lùi trước sức ép của Việt Nam thì trước mắt người dân trong nước chính quyền là hèn nhát không đủ sức bảo vệ chủ quyền, trước dư luận quốc tế lập luận chủ quyền của họ không vững và nhất là đường lưỡi bò mới tiến được một bước đã phải lùi thì sau này sẽ vô vàn khó khăn.
Biển Đông là cánh cửa để Trung Quốc bành trướng ra ngoài và là chìa khóa để làm bá chủ ở Đông Á nhất là khi họ đã bị chặn bởi các nước lớn khác ở các hướng bắc, đông và tây nam.

Trung Quốc đang muốn biến đường lưỡi bò trên bản đồ thành sự thật

Chậm mà chắc

Năm 1947, đường lưỡi bò lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Trung Hoa.
Lúc đó, người Trung Quốc còn chưa có gì trên Biển Đông. Gần 70 năm sau, họ đã có ‘thành phố Tam Sa’ – tức là đã có chỗ đứng vững chắc để từ đó vươn ra Biển Đông.
Ai dám chắc sau 70 năm hoặc 100 năm nữa toàn bộ Biển Đông không trở thành ao nhà của Trung Quốc?
Từ chỗ không có gì đến có được như thế phải thấy tầm nhìn và sự khôn ngoan của Trung Quốc trên Biển Đông: họ xác định đó là công việc lâu dài, tiến dần từng bước một, tranh thủ thời cơ, sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh đến đâu hiện thực chủ quyền đến đó.
Mặc dù có yêu sách đường chín đoạn từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2009 họ mới chính thức trình ra quốc tế. Chứng tỏ Bắc Kinh giỏi giấu mình chờ thời cơ đến mức nào.
Tuy nhiên điều này cũng cho thấy sự không trong sáng trong đòi hỏi chủ quyền của họ. Nếu có chủ quyền thật sự thì cần gì đợi thời cơ mới đưa ra?
Và cái cách mà họ vẽ đường chín đoạn trong tất cả các bản đồ của họ hiện nay, mặc dù chỉ là chủ quyền trên giấy, là nhằm in sâu vào tâm trí mọi người để rồi đến lúc ai cũng mặc nhiên thừa nhận ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của Trung Quốc.
Họ cũng rất biết lợi dụng tình hình khi tranh thủ tối đa những lúc Việt Nam rối ren hay gặp tình hình quốc tế bất lợi để ra tay chiếm đảo.

Chính phủ Bắc Việt đã quá tin tưởng vào Trung Quốc?
Với một đất nước đã quen với ván cờ quyền lực và đấu tranh chính trị trong hàng ngàn năm thì Việt Nam không phải là đối thủ của họ trong cuộc đấu trí trên Biển Đông.
Họ có tầm nhìn cả trăm năm, có chiến lược thực hiện rõ ràng và nhất là luôn ở thế tấn công trong khi Việt Nam nằm ở thế bị động chống đỡ các bước đi của họ.
Trước phía nhiều mưu chước như Trung Quốc, Việt Nam chẳng khác nào một đứa trẻ ngây ngô liên tục bị gài bẫy.
Cái bẫy lớn nhất chính là công hàm năm 1958 công nhận Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc mà trong Tuyên bố này có khẳng định chủ quyền đối với ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’.
Bắc Việt lúc đó chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là sự giúp đỡ của Trung Quốc chứ không lường được cái hại sau này trong khi Trung Quốc mưu tính chuyện lâu dài về sau.
Công luận quốc tế không cần biết ông Đồng suy nghĩ thế nào hay bối cảnh ra sao khi k‎y cái công hàm đó. Chỉ biết giấy trắng mực đen rành rành Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Việt Nam đang chứng kiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn chưa từng thấy
Đành rằng ông Đồng không thể đem cho cái mà Chính phủ của ông không có, nhưng ông có thể thừa nhận quyền sở hữu của người khác đối với tài sản mà ông không có đó.
Và khi đã thừa nhận của người khác thì bây giờ sao lại nói ngược là của mình được?
Rõ ràng Việt Nam tin vào tình đồng chí còn Trung Quốc đã lợi dụng tình đồng chí đó.
Quan hệ quốc tế luôn dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia - không có chỗ cho ‘tinh thần quốc tế vô sản trong sáng’. Bắc Kinh đã không đổ xương máu cho Hà Nội nếu không có lợi ích của mình trong đó.
Bắc Việt đã quá ngây thơ khi tin tưởng người đồng chí phương Bắc hơn đồng bào của mình ở miền Nam. Họ đã để ‎y thức hệ chi phối chính sách ngoại giao của mình.
Chính vì ý thức hệ mà khi Việt Nam hụt hẫng sau khi Liên Xô sụp đổ đã bất chấp những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ lại tìm đến Trung Quốc làm chỗ dựa. Và đất nước lại bị đặt trước miệng cọp.
Cũng vì ý thức hệ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi sang thăm Trung Quốc đã chấp nhận lời khuyên lấy ‘đại cục’ làm trọng, tức là đặt lên trên tranh chấp.
Khi đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh có nghĩ đến ‘đại cục’ không?

Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Việt Nam sẽ không thoát khỏi 'đại cục' với họ?
Rõ ràng ‘đại cục’ đó không phải để ràng buộc Bắc Kinh mà là để Bắc Kinh ràng buộc Hà Nội.
Thậm chí khi Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết của lãnh đạo hai Đảng thì Thường Vạn Toàn vẫn tự tin nhắc nhở Phùng Quang Thanh về ‘đại cục’.
Và cho đến giờ cũng chính y thức hệ đã khiến Việt Nam mắc kẹt trong ‘đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên minh với ai’
Mạnh như Nhật mà còn cần hiệp ước an ninh với Mỹ, có vũ khí hạt nhân như Anh, Pháp vẫn cần Mỹ đồng minh trong khối Nato.
Trong khi đó, Việt Nam hiện nay vừa nhỏ yếu vừa bị đe dọa nghiêm trọng thì cứ nói là ‘độc lập, tự chủ’ mà thực ra chỉ thiệt cho mình mà thôi.
Thử cho Mỹ vào Cam Ranh xem? Bắc Kinh không sợ mới lạ.
Mỹ rất muốn nhưng Việt Nam ‘độc lập, tự chủ’ không làm được.
Chính vì thế Việt Nam mất đi một lá bài lợi hại trong cuộc đối đầu vốn dĩ không cân sức.

Wednesday, May 28, 2014

FAR EASTERN ECONOMIC REVIEW, 1946 – 2004

Established in 1946, the Far Eastern Economic Review was a pioneering force in journalism providing cutting edge, in-depth investigative reporting and objective and clear analysis on Asia. Founded after the Second World War by Eric Halpern, an Austrian Jew, the magazine converted to a monthly publication in 2004 following acquisition by Dow Jones in 1986 (previously a minority shareholder). The final issue was printed in December 2009.
The Asia Society last night commemorated the tenth anniversary of the weekly magazine’s closure by hosting a discussion session with former distinguished Review editors and writers. Those present included renowned journalist Philip Bowring, who started his career at the Review from Sydney in 1972, and who subsequently moved to Hong Kong in 1973 as the Review’s business editor. Michael Vatikiotis, another former editor, fielded questions from the floor. He began his career at the Review reporting from Indonesia, Malaysia and Thailand, and today writes works of fiction and non-fiction on regional politics and Indonesian culture. Many of the former editors and writers who had gathered for the discussion were dedicated readers and subscribers of the Review, having discovered the magazine hidden in academic libraries during their university days.
The Review was founded in 1946 by Eric Halpern, a Jewish immigrant from Vienna, who initially settled in Shanghai and ran Finance and Commerce, a biweekly business magazine. He later moved to Hong Kong where he founded the weekly Review with backing from four key investors, focusing mainly on issues relating to China and Hong Kong. Leo Goodstadt, who participated in HKHP’s Hong Kong Oral History Programme in 2013, takes up the story: ‘FEER was established by a man who had edited a publication in Shanghai and came to Hong Kong, where I’m not sure if he was even a native English speaker but it didn’t seem to make much difference, and he was quite friends with a well-known printer here … and the pair of them had this concept, and a couple of them went to the Kadoories and a couple of other businessmen and they set it up and they were going to have a Chinese partner who disappeared from folk memory but whose family are cousins of mine on the female side … there were four shareholders originally, so there was the printer, there was the Kadoories, there was Jardines and there was the Bank’.

Initially the magazine’s circulation was very low, estimated at around 15,000. In 1958 Dick Wilson was invited on board from the Financial Times as editor and publisher, operating out of Queen’s Building (today’s Mandarin Hotel). At that time there were no full time correspondents, only freelancers and contributors. In 1964 Wilson was succeeded as editor by Derek Davies, a Welsh journalist who had served in the British Foreign Office. During his 25 year tenure, coverage of South East Asia rapidly expanded and the magazine attracted a wider readership mainly from Malaysia and Singapore. The Review was known for the independence of its coverage, whether on the 1967 riots in Hong Kong or the Malaysian race riots of 1969. In 1972 the Review acquired its first staff correspondents outside of Hong Kong, marking a period of growth and expansion. For more than 60 years, Hong Kong was home to the Review, one of Asia’s finest media institutions.
The HKHP Archive holds original copies of the Far Eastern Economic Review from 1946 – 1965. 
Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông đề cập đến Công Hàm Bán Nước
Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
Saigon - Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam
Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn

Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.

Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .

Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.

Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội - vừa mới thống nhất với miền Nam - lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.

Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.

Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .

Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn - tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.

Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.

2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo

Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?

3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.

Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải".

Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách công bình"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:

Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian)Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".

Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản 

Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

5) Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam"trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :

Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)

Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách"đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

Palawan Sun: Bắc Việt Nam ủng hộ Tuyên bố 1958 của Trung Quốc


When in 1957 China protested Vietnam’s move in Robert Island, Saigon was already in control also of two other islands of the Crescent Group: Pattle and Money Islands. The three South Vietnamese held islands are on the western side of the Crescent Group. Then in August 1958 Saigon took over Duncan Island in the eastern sector of the Crescent, thus facing the Amphitrite Group.Two weeks later the PRC government declared its sovereignty over the whole of the Paracels. They were supported by North Vietnam.

Vào năm 1957 khi Trung quốc phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam tại đảo Robert, thì chính quyền Sài Gòn đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: đảo Pattle và đảo Money. Ba (3) đảo mà (chính quyền) Nam Việt Nam chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Rồi đến tháng 8 năm 1958, (chính quyền) Saigon lại chiếm giữ thêm đảo Duncan nằm bên khu vực phía đông của nhóm đảo Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau đó, chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được ủng hộ bởi (chính phủ) Bắc Việt Nam.
Trích và lược dịch từ A History of Three Warnings By Dr. Jose Antonio Socrates
và Palawan Sun Online

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1974)
Nhiệm vụ cao cả và cần thiết của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cương quyết thi hành nhiệm vụ này, bất kể những khó khăn có thể sẽ gặp phải và bất kể những cáo buộc vô căn cứ có thể sẽ đến bất cứ từ đâu.
Trước sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Cộng bằng quân sự trên Quần đảo Hoàng Sa, nguyên là một phần đất thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà xét thấy cần thiết phải long trọng tuyên bố trước công luận thế giới, bạn cũng như thù, rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần không thể cắt rời của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ không khuất phục trước bạo lực và bác bỏ tất cả hoặc một phần chủ quyền của họ trên những quần đảo này.
Chừng  nào mà bất cứ một hòn đảo nào của phần lãnh thổ đó của Việt Nam Cộng Hòa vẫn bị một nước khác chiếm đóng bằng bạo lực, thì Chính phủ và toàn dân Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục tranh đấu để lấy lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Kẻ chiếm đóng bất hợp pháp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về bất cứ tình trạng căng thẳng nào bắt nguồn từ đó.
Nhân cơ hội này, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên các hải đảo ngoài khơi miền Trung và Nam phần Việt Nam, đã luôn luôn được chấp nhận như một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa trên căn bản không thể chối cãi được về địa lý, lịch sử, chứng cứ  hợp pháp và bởi vì những điều thực tế.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những quần đảo này bằng tất cả mọi phương tiện. Ðể gìn giữ truyền thống tôn trọng hoà bình, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết, bằng sự thương lượng, về các tranh chấp quốc tế có thể bắt nguồn từ các quần đảo đó, nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ từ bỏ chủ quyền của mình trên bất cứ phần lãnh thổ nào của quốc gia.
Tuyên bố bởi  Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa (1979)

Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

1. Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

2. Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc.

3. Năm 1965, Hoa Kỳ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược tại miền Nam Việt Nam và phát động một cuộc chiến huỷ diệt bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đã tuyên bố rằng khu vực chiến trường của quân đội Hoa Kỳ bao gồm Việt Nam và vùng lân cận của khu vực khoảng 100 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam. Vào lúc đó, trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong mọi tình huống để bảo vệ chủ quyền đất nước. Thêm nữa, Việt Nam và Trung Quốc lúc đó vẫn duy trì quan hệ hữu nghị. Bản tuyên bố ngày 9/5/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra lý do để tồn tại chỉ với quá trình lịch sử này.

4. Từ năm 1972, theo sau Bản Thông cáo chung Thượng Hải, những kẻ cai trị Trung Quốc đã âm mưu với bọn hiếu chiến Mỹ để phản bội nhân dân Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu trở ngại cho cuộc chiến tranh tự vệ của Việt Nam. Ðầu Tháng Giêng 1974, chỉ trước khi nhân dân Việt Nam toàn thắng vào mùa Xuân 1975, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp quân sự, lúc đó vẫn dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tuyên bố rõ ràng cương vị của họ như sau đây:

- Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những câu hỏi thiêng liêng cho tất cả mọi quốc gia.
- Những khó khăn về biên giới lãnh thổ, thường tồn tại trong các cuộc tranh chấp giữa các nước láng giềng do lịch sử để lại, có thể vô cùng rắc rối và nên được nghiên cứu kỹ càng.
- Các quốc gia quan tâm nên cứu xét vấn đề này trong tinh thần công bằng, tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, láng giềng tốt và giải quyết vấn đề bằng sự thương lượng.

5. Tại các cuộc thảo luận tổ chức vào ngày 24/9/1975 với phái đoàn Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm viếng Trung Quốc, Phó Thủ tướng Ðặng Tiểu Bình đã thú nhận rằng có sự tranh chấp giữa hai bên về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hai bên sau đó nên bàn thảo với nhau để giải quyết vấn đề
6. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa một cách bất hợp pháp bằng quân sự, Trung Quốc đã xâm phạm vào sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dẫm chân lên làm cản trở tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam với tầm vóc to lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi tạo ra một tình trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà bình và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước. Ðiều rõ ràng là những kẻ cai trị Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý định tấn công Việt Nam một lần nữa. Hành động của họ là một sự đe doạ nghiêm trọng cho hoà bình và ổn định trong vùng Ðông Nam Á và làm lộ rõ hơn tham vọng bành trướng, với bản chất bá quyền hiếu chiến của một nước lớn,  bộ mặt xảo trá lật lọng và phản bội của họ.

Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 1979
Trích và lược dịch từ nguồn:
Paracels Forum - The Discussion Proceeds For Peace

Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn giải về Công Hàm Bán Nước


International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
5. Viet Nam
a) Vice Foreign Minister Dong Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."
c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China

Công nhận của thế giới về chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa
5. Việt Nam
 a) Thứ trưởng ngoại giao Ðồng văn Khiêm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung quốc tại Việt Nam đã nói rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". Ông Le Doc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt nam, cũng có mặt lúc đó, đã nói thêm rằng "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống"
 b) Báo Nhân Dân của Việt Nam đã tường thuật rất chi tiết trong số xuất bản ngày 6/9/1958 về Bản Tuyên Bố ngày 4/9/1958 của Nhà nước Trung quốc, rằng kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung quốc, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.  Ngày 14/9 cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng của phía nhà nước Việt Nam, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải"
 c) Bài học về nước CHND Trung Hoa trong giáo trình cơ bản của môn địa lý của Việt Nam xuất bản năm 1974, đã ghi nhận rằng các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa .  
Trích và lược dịch từ trang nhà của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
NGUỒN :  http://conghambannuoc.tripod.com/
Hit Counter    website metrics