Friday, March 21, 2014

BỊNH VIỆN SÙNG CHÍNH NGÀY NAY . NGUỒN : BÁO NGƯỜI VIỆT TẠI CALI .


SÀI GÒN (NV) - Cảm nhận đầu tiên khi đến bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn là sự quá tải đến mức ngột ngạt của số lượng người khám và điều trị bệnh tại đây.
Cảnh này có lẽ không “mới lạ” gì nếu như những ai đã từng có dịp tới bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện Nhân Dân Gia Ðịnh (Trung Tâm Ung Bướu), hay bệnh viện Chợ Rẫy.


Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn, nguyên là bệnh viện Sùng Chính trước 1975. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Nhưng cái “ấn tượng” ở đây là những “lớp” bệnh nhân chuyển lên từ phòng cấp cứu nằm dọc hành lang, chờ trong phòng có người xuất viện thì mới được “trám” chỗ vô.

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn tọa lạc tại số 929 đường Trần Hưng Ðạo, quận 5.

Bệnh viện này nguyên là bệnh viện Sùng Chính, do bang Hẹ (của người Hoa) góp đất và góp tiền xây dựng vào cuối thập niên 60, cho tới năm 1970 thì hoàn thành.

Ngày nay tại bệnh viện, cũng như trước nhiều phòng điều trị nội trú vẫn còn nguyên những dòng chữ tiếng Hoa. Sau 1975 (khoảng 1978) bệnh viện Sùng Chính bị “quốc hữu hóa,” sau đó kết hợp với khoa Chấn Thương Chỉnh Hình của bệnh viện Bình Dân thành lập Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn (cho tới ngày nay).

Về mặt chuyên môn sâu về chấn thương chỉnh hình thì có lẽ đây là bệnh viện được coi là “giỏi” nhất ở miền Nam. Nhưng về phòng ốc, trang thiết bị thì đã quá cũ kỹ, càng trở nên tồi tệ trong tình trạng bệnh nhân quá tải.


Những cảnh đời éo le

Trước khoa Cấp Cứu của bệnh viện Chỉnh hình, chúng tôi ngồi trò chuyện với một bà mẹ của một bệnh nhân.

Trong khi nói chuyện, người phụ nữ này cứ lôi ra lôi vô một cái bịch ni-lông ướt ướt nước, lấy làm “nghi nghi,” chúng tôi liền hỏi cái bịch gì mà chị cứ lấy ra lấy vô hoài vậy?

Nghe hỏi, chị kia liền mở bịch ni-lông lôi ra một... ngón tay, đã bị trắng bệch vì ngâm nước đá quá lâu, dù màu sơn móng tay vẫn còn tươi. Hú hồn hú vía, nhưng chúng tôi cũng ráng hết sức tỏ ra bình tĩnh và hối ch? mau đưa ngón tay”ướp lạnh” kia cho bác sĩ khoa Cấp Cứu.

Chị kia mang ngón tay ướp đá đi hồi lâu mới thấy quay lại. Hỏi thăm, chị cho biết bác sĩ đưa cho chị một cái bịch ni-lông còn mới, kêu chị ra ngoài cổng mua nước đá “ướp” ngón tay tiếp, chờ khi nào con chị vô phòng mổ thì đưa cho bác sĩ mổ, coi còn xài được thì xài (?!).

Tìm hiểu tiếp vụ “ngón tay,” chúng tôi được biết, nạn nhân là một cô gái tuổi đôi mươi mười tám, làm công nhân tại Ðức Hòa-Ðức Huệ, Long An, bị tai nạn trong khi làm việc. Gia đình cô gái chuyển cô vô bệnh viện cấp cứu lúc 3 giờ đêm, và cho tới 3 giờ chiều hôm sau (24 tiếng) cô mới được mổ, và ngón tay bị đứt của cô đã bị bỏ.
Tại một phòng điều trị nội trú, chúng tôi gặp một người đàn ông cao to. Anh cho biết anh là nhân viên điều hành xe buýt của một “hợp tác xã” xe buýt, bị gãy xương bả vai. Khi nhập viện, anh có đưa thẻ bảo hiểm y tế nhưng không được giải quyết, vì nhân viên bệnh viện đòi phải có bảo hiểm tai nạn, nghe giải thích “lung bùng” lỗ tai quá, anh quyết định mổ “dịch vụ,” tự bỏ tiền túi ra thanh toán hết hơn 8 triệu đồng.

Về nhà được hai ngày, khi vợ anh chăm sóc vết thương cho chồng mới thấy chỗ mổ “lồi” ra hai con ốc vít (dùng để nẹp xương), sợ quá hai vợ chồng tức tốc nhập viện. Bệnh viện yêu cầu anh mổ lại và dĩ nhiên là phải đóng thêm 8 triệu đồng nữa, vừa bực vừa xót tiền hai vợ chồng anh quyết định làm “ầm ĩ” lên, cuối cùng một vị “có thẩm quyền” của bệnh viện đứng ra dàn xếp bớt cho anh được 5 triệu đồng, chỉ phải đóng thêm 3 triệu.

Nhưng việc anh phải lên bàn mổ lần nữa đau đớn cho người ta mổ banh ra sắp xếp lại gân, nhợ, xương xẩu thì không thấy ai giải thích gì hay có một lời xin lỗi.


Bệnh nhân, đa số từ các tỉnh, đổ dồn về trung tâm chen chúc để chữa bệnh. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Một cậu thanh niên trẻ nằm chung phòng với anh nhân viên điều hành xe buýt,cũng bị gãy xương vai, kể với chúng tôi.

Quê cậu ở Tây Ninh, lúc té xe gãy xương vai rất đau nhưng cũng cố gắng chạy tới trạm y tế xã mong được cấp cứu, nhưng nhân viên ở đây viện lý do là khuya rồi không làm việc. Cậu phải đập cửa mãi, cuối cùng họ đành mở cửa băng bó tạm rồi kêu gia đình chuyển lên bệnh viện huyện.

Tại bệnh viện huyện họ nói ở đây không có khả năng điều trị và kêu gia đình đem bệnh nhân đi “càng xa càng tốt.” Thế là gia đình đành phải đưa xuống Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn. Nghe nói mổ “dịch vụ” có giá từ 8 tới 10 triệu đồng, bà mẹ của cậu thanh niên thở dài, cho biết: “Trên tôi, đi cạo mủ cao su, từ đêm cho tới gần sáng mới được trả công có tám mươi ngàn đồng một đêm. Xuống đây nghe tiền toàn chục triệu không, ngán quá!”

Một bệnh nhân từ Bà Rịa-Vũng Tàu xuống cho biết, đã vô nằm khoa cấp cứu của bệnh viện tỉnh được 6 tiếng, máu chảy nhiều nhưng chẳng thấy ai hỏi han, chăm sóc, vừa tức vừa sợ... chết, liền kêu taxi chở thắng vô Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình Sài Gòn. Tại đây, bác sĩ khám vết thương và cho khâu lại, vết thương chỉ khá sâu chứ không phải bị đứt động mạch (như bệnh nhân tưởng). Xin bác sĩ cho nằm lại, nhưng bác sĩ kê toa cho mua thuốc về nhà uống, bệnh nhẹ nên nhường chỗ cho nhiều bệnh nhân nặng còn phải nằm ngoài hành lang.

Tại cổng bệnh viện, chúng tôi gặp một bệnh nhân quê Bến Tre đi tái khám, anh cho biết hơn bốn tháng nay anh được điều trị từ Chợ Rẫy cho tới Chấn Thương Chỉnh Hình, tốn hết hơn 200 triệu đồng. Người gây tai nạn cho anh đã đền cho anh tất cả là 160 triệu đồng, ngoài việc bỏ thêm tiền túi, công việc gia đình mấy tháng nay bê trễ, chưa biết rồi sẽ ra sao? Anh thở dài, chào chúng tôi rồi tập tễnh chống cây nạng bước ra ngoài đường đón xe, khi cơn mưa chiều chỉ mới vừa thưa hạt.
Lời ước cho những bệnh nhân kém may mắn

Ai đó đã nói rằng: “Muốn biết thiên đàng hay địa ngục, cứ vô mấy bệnh viện của Việt Nam thì biết liền!”

Bao nhiêu năm qua, dân số Việt Nam phát triển theo cấp số nhân, nhưng ngành y tế và giáo dục ở Việt Nam chỉ phát triển theo cấp số cộng. Dẫu biết rằng cái khó nó bó cái khôn.

Nhưng tại sao không xây dựng những “cụm” bệnh viện “liên khu vực” cho các tỉnh thành nhằm giảm tải cho các bệnh viện ở Sài Gòn và giúp cho dân nghèo (miền quê) đỡ khổ, đỡ nheo nhóc trong cảnh cơm đùm, cơm nắm thăm nuôi bệnh nhân nằm viện?
VÀI ẢNH VỀ SÀI GÒN NĂM 1967 . NGUỒN : TRÊN MẠNG .

PHI TRƯỜNG TSN
ẢNH TRÊN VÀ DƯỚI : BẢNG HIỆU (BILLBOARD) CỦA BANK OF AMERICA VÀ PAN AMERICAN

TÀU BV CỦA TÂY ĐỨC
NHÂN VIÊN TIẾP TÂN CỦA KS
ẢNH TRÊN VÀ  DƯỚI : BẢNG HIỆU QUẢNG CÁO .

RẠP PALACE TRONG CHỢ LỚN GIỚI THIỆU PHIM VIỄN TÂY NHƯNG QUÂY TẠI Ý .
PHIM CHƯỞNG CỦA HONGKONG .
MỘT NIGHT CLUB TẠI KS REX với BAN NHẠC PHILIPPINES


SÀI GÒN GIỜ GIỚI NGHIÊM , SAU 11 G ĐÊM

Lưu Á Châu : Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.

Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vi` lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.
Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ.
Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.”
Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”
Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.
Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!
Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
- Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.
Bi kịch của Trung Quốc chúng ta: phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế:
1 – Là họ không mắc sai lầm;
2 – Là họ ít mắc sai lầm;
3 – Là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai.
Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.
Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế.
Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.
Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.
Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.
Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.
Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.
Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.
Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.
Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.
Dân chủ là gì; Đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
P/S: Một tướng đối nghịch với nước Mỹ mà có cái nhìn trung thực và kính trọng đối thủ đến mức ấy thật xứng đáng là một bậc tướng hiếm có, đáng kính và đáng học hỏi!

Bí ẩn thế giới gái điếm của Nhật trong thế chiến thứ 2

Một điều không ai có thể phủ nhận rằng, hiện nay, ngành công nghiệp sex mỗi năm mang về cho Nhật Bản hàng tỷ USD. Nhật Bản là một trong những nước có ngành công nghiệp sex lớn nhất châu Á và trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, cách đây hàng trăm năm, công nghiệp tình dục của Nhật Bản cũng đã rất phát triển…

Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19
Cơ cực cuộc sống trong nhà thổ
Ở Nhật Bản thời Shinto, tình dục không phải là một điều cấm kỵ. Trong suốt thế kỷ 16 tới đầu thế kỷ 17, mại dâm phát triển mạnh tại Nhật Bản khi các con tàu Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Á bắt đầu xuất hiện tại đây.
Đến đầu thế kỷ 17, nạn mại dâm lan rộng khắp các thành phố Kyoto, Edo (Tokyo ngày nay) và Osaka buộc Mạc phủ Tokugawa phải ban hành các quy chế nhằm hạn chế nạn mại dâm. Các cô gái hành nghề mại dâm bị buộc phải tập trung tại một số địa điểm nhất định để hành nghề. Điều đó dẫn tới việc thành lập các thị trấn đèn đỏ nổi tiếng là Yoshiwara ở Edo, Shinmachi ở Osaka và Shimabara ở Kyoto. Nổi bật nhất trong số 3 thị trấn trên chính là Yosshiwara. Ở đỉnh cao của sự phát triển trong thế kỷ 18, nơi đây từng chứa tới 9.000 cô gái cùng hành nghề mại dâm. Thời điểm ít nhất có khoảng 1.750 gái mại dâm hành nghề, còn trung bình là vào khoảng 3.000.
Ngành công nghiệp mại dâm thời kỳ này phát triển đến mức, mỗi thị trấn mại dâm giống như một pháo đài, nơi khách ra vào được kiểm soát chặt chẽ, xung quanh là các bức tường bao vây bảo vệ và có đội ngũ kiểm soát việc thu thuế cũng như khách tới mua dâm. Đồng thời, gái mại dâm đều được xếp hạng và chia theo các cấp bậc cao thấp khác nhau. Ở mỗi một cấp bậc, họ chỉ được phép phục vụ một số vị khách nhất định có địa vị trong xã hội tương ứng với cấp bậc của họ.
Những cô gái hành nghề mại dâm ở đây đa số đều xuất thân từ các gia đình nhà nghèo. Khi họ mới có từ 7-12 tuổi, các bà mối tìm tới gia đình họ trả tiền cho cha mẹ họ với lời hứa hẹn tìm việc ở nước ngoài nhưng thực chất lại bán vào các nhà thổ ở trong và ngoài Nhật Bản và bị ép buộc hành nghề mại dâm. Nhưng cũng có nhiều trường hợp họ bị chính cha mẹ mình bán vào nhà thổ.
Sau khi bị bán vào đây, họ có 5-7 năm để học nghề và làm các công việc tay chân lặt vặt khác. Nếu may mắn, họ sẽ được chọn làm người phụ việc cho những nữ mại dâm ở cấp bậc cao và có cơ hội học được các ngón nghề chiều khách  giỏi.
Khi tới tuổi trưởng thành, họ sẽ buộc phải hành nghề mại dâm và làm việc theo cách của mình để leo lên các bậc thang xếp hạng. Họ phải làm việc như thế trong khoảng từ 5-10 năm để trả nợ rồi mới được tự do. Trong thời gian này, mọi khoản thu nhập của họ đều bị tính vào tiền nợ. Nhưng sau khi trả hết nợ họ chẳng còn biết làm gì kiếm sống ngoài việc chỉ còn biết gắn bó với nơi này cho đến hết cuộc đời thanh sắc.
Cũng có trường hợp gái mại dâm được rời nhà thổ trước hạn, nhưng vô cùng hãn hữu. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cô gái đó may mắn được một vị khách giàu có mua về làm vợ hoặc thiếp.
Mỗi năm, các cô gái này chỉ được rời thị trấn hai lần. Đó là vào dịp lễ ngắm hoa đào nở và ngày thăm viếng người quá cố. Còn khách tới nhà thổ cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Một samurai vô chủ sẽ không được phép đặt chân vào nhà thổ, trong khi chỉ có khách quen, đặc biệt mới được phép ở lại nhà thổ qua đêm hoặc một ngày.
Còn những cô gái Nhật Bản bị đưa tới các nhà chứa của Nhật ở nước ngoài hành nghề mại dâm hoặc bị bán lên các tàu thuyền của thương gia nước ngoài làm nô lệ tình dục được gọi là Karayuki-san. Sự kết thúc thời kỳ Minh Trị, nửa cuối thế kỷ 19, được coi là thời kỳ hoàng kim của các Karayuki-san. Tuy nhiên, tới đầu thế kỷ 20, khi Nhật Bản mở cửa, quốc tế hóa và thắt chặt việc kiểm soát nạn mại dâm, các Karayuki-san bị coi là một nghề đáng xấu hổ. Nhiều Karayuki-san đã được đưa trở về Nhật Bản.
Nhưng ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiệp hội Tiêu khiển và Giải trí (RAA) được thành lập bởi chính phủ Naruhiko Higashikuni lại bắt đầu tái tổ chức lại các nhà thổ để phục vụ binh lính Đồng Minh. Các tài liệu được giải mật sau này cho biết, giới chức Mỹ chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1945 đã cho phép nước này đưa vào hoạt động hệ thống nhà thổ một cách chính thức, dù thừa biết phụ nữ tại các nhà chứa trên đã bị ép buộc làm gái bán dâm.
Đứng trước tình thế cấp bách, Chính phủ Nhật khi đó đã nhanh chóng cho phép mở lại hàng loạt những khu thế giới của hoa và liễu dành cho các geisha trá hình nhằm phục vụ nhu cầu cho lính Mỹ. Đây là thời kỳ hưng thịnh của những phụ nữ trẻ cần tiền rồi tự gọi mình là geisha để bán dâm cho lính Mỹ.
Gái mại dâm đe dọa quân đội Mỹ trong thế chiến thứ 2
Tưởng chừng mại dâm là một nghề nhơ nhuốc bị chính phủ các nước trên thế giới nghiêm cấm nhưng sau thế chiến lần hai, đã có lúc nghề này lại được cổ súy?
Tài liệu cho thấy khi Nhật đầu hàng đồng minh, quân đội của Mỹ đã ồ ạt tiến quân vào nước này, lập tức tỷ lệ phụ nữ bị cưỡng hiếp của Nhật tăng lên một cách chóng mặt. Đồng thời, cùng thời điểm, một hệ thống nhà thổ trên đã được cấp tốc dựng lên để phục vụ cho lính Mỹ. Địa điểm duy nhất thích hợp cho việc mở nơi “mua vui” là một khu ký túc xá dành cho các sĩ quan độc thân.
Quan chức cảnh sát và giới thương gia còn thiết lập một hệ thống nhiều nhà thổ dưới sự đỡ đầu của RAA, do chính phủ rót tiền hoạt động. Tuy là sản phẩm của cảnh sát và chính quyền điạ phương, hệ thống nhà thổ trên hoàn toàn giống những trạm mua vui do quân đội Nhật thiết lập ở nước ngoài.
Lính Mỹ trả tiền trước và được phát vé cũng như bao cao su để vào nhà thổ. Nhà thổ đầu tiên của RAA là Komachien có 38 phụ nữ, nhưng con số này tăng lên đến 100 do nhu cầu quá cao. Mỗi phụ nữ đã phải tiếp đến 15 – 60 khách mỗi ngày. Cũng chẳng ngạc nhiên khi nhiều lính Mỹ siêng năng đến nhà thổ như vậy khi giá cho mỗi lần mua vui chỉ có 15 yen (khoảng 1 USD), tức bằng nửa giá tiền một gói thuốc lá. Nhu cầu tăng quá cao đã khiến giới quản lý bắt đầu quay sang tìm kiếm những phụ nữ bình thường.
Đến cuối năm 1945, quân số của lính Mỹ tại Nhật đã tăng lên 350.000 và tổng cộng RAA đã tuyển hơn 70.000 gái điếm để phục vụ họ. Nhưng số lượng nhà thổ không thuộc hệ thống RAA còn cao hơn nhiều. Lãnh đạo Mỹ tại Nhật đã xây hẳn các trạm phòng bệnh kế bên các nhà thổ RAA để kịp thời cung cấp thuốc penicillin cho gái điếm. Một điểm đáng ngạc nhiên là giới chức Mỹ biết rõ rằng hầu hết các phụ nữ làm việc trong những “động” do RAA lập nên đều bị ép buộc vào con đường nhơ nhuốc.
Đến ngày 25/3/1946, tướng Douglas MacArthur, chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật lúc đó, đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ nhà thổ với lý do là hơn 1/4 lính Mỹ tại Nhật bị… mắc các bệnh truyền qua đường tình dục. Thế là hệ thống RAA nhanh chóng sụp đổ, giải phóng ít nhất 150.000 phụ nữ.
Tuy nhiên, do loại hình này phát triển một cách quá nhanh chóng và không được kiểm soát, nên tình trạng bệnh tật lây lan qua đường tình dục đã xuất hiện rất nhiều ở lính Mỹ. Và nhằm để bảo đảm sức khỏe cho quân đội của mình, người đứng đầu quân đội của Mỹ tại Nhật khi đó đã yêu cầu Chính phủ Nhật phải nghiêm cấm loại hình mại dâm được nhà nước ủng hộ này. Tuy nhiên, để đảm bảo cho danh dự và sự an toàn của phụ nữ, Chính phủ Nhật khi đó đã không lập tức làm theo đề nghị của Mỹ, mà chuyển từ mại dâm được nhà nước ủng hộ thành mại dâm tư nhân. Các kỹ viện được biến thành nhà chiêu đãi và những geisha núp bóng cũng được gọi với cái tên lịch sự hơn là: Chiêu đãi viên.
Trước tình hình tỷ lệ quân lính Mỹ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục tăng cao, tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật khi đó là tướng Gregory Peck đã lại yêu cầu Chính phủ Nhật phải nghiêm trị những kỹ viện vẫn hoạt động tại nước này. Nhưng Nhật lại lấy lý do sự bất ổn sau chiến tranh nên Chính phủ chưa thể kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, để xoa dịu cơn tức giận từ nước Mỹ, Chính phủ Nhật khi đó cũng đã ra một số những lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế hoạt động của mại dâm. Tuy nhiên, khi dự luật trừng phạt ra đời, sau rất nhiều lần bàn cãi, đến năm 1956, thì Pháp lệnh cấm mại dâm tại Nhật mới chính thức có hiệu lực. Và từ đó, nghề mại dâm mới được đi vào hoạt động quy củ và trở thành một ngành công nghiệp mang lại hàng tỉ USD như ngày nay.
Thanh Bình (Tổng hợp
Những đội quân cần nhà thổ để... chiến thắng
(Quốc phòng) - Tiếp 600 quân nhân mỗi tháng . Giới chức quân sự Đức tuân thủ chặt chẽ các nội quy liên quan tới việc cung cấp vũ khí và lương thực cho quân nhân. Các vấn đề liên quan tới đời sống tình dục của quân nhân được giải quyết bởi Bộ Tư lệnh Đức.Giới chức quân sự rõ ràng thừa nhận rằng nếu muốn duy trì nhuệ khí của quân nhân thì phải cho phép họ giải trí với những phụ nữ dễ dãi. Đó chính là lý do các nhà thổ dành cho sĩ quan và binh sĩ được dựng lên khắp các vùng lãnh thổ bị quân Đức chiếm đóng. Các nhà thổ di động trên chiến trường, với 5-20 gái mua vui, thường theo chân quân đội. Cuộc sống của những gái điếm này không dễ dàng gì. Theo quy định, mỗi gái điếm phải tiếp 600 quân nhân mỗi tháng, nếu không sẽ bị cắt lương và trợ cấp.Có ba loại nhà thổ, loại cao cấp nhất dành cho các sĩ quan, loại vừa phải dành cho các hạ sĩ quan và loại thứ ba dành cho quân nhân bình thường. Theo các quy định, cứ 100 lính bình thường được cung cấp 1 gái điếm, 75 hạ sĩ có một gái điếm và 50 sĩ quan có một gái điếm.Tuy nhiên, giới chức quân
Trong Thế chiến thứ hai, Quân Đức phát xít đã thiết lập hàng trăm nhà thổ để phục vụ cho binh lính Đức trên chiến trường.
Về cơ bản, Bộ Tư lệnh Đức đã thiết lập hệ thống các nhà thổ quân đội nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STDs) giữa các quân nhân. Họ cho rằng các biện pháp phòng ngừa này có thể được thực thi hiệu quả nhất bằng cách đặt các nhà thổ này dưới sự kiểm soát của các quan chức quân y.Quân Đức có lý do để kiểm soát sự lây lan của STDs từ các gái điếm tại những quốc gia bị chiếm đóng. Chẳng hạn, số lính bị nhiễm các bệnh hoa liễu tại Hungary lớn hơn tổng số thương vong của quân đội Đức trong một tháng chiến đấu.Các binh sĩ phải tuân thủ các quy định vệ sinh nghiêm ngặt mỗi lần họ muốn sử dụng dịch vụ gái điếm của quân đội. Giới chức quân sự đặt ra các quy định đó. Trước mỗi lần ăn nằm với gái điếm, binh sĩ phải xin thẻ vào nhà thổ và phải kiểm tra y tế bắt buộc. Ngoài thông tin bình thường, chẳng hạn thời gian hành lạc và số hiệu nhà thổ, thẻ còn dành một số chỗ trống để gái điếm ký vào sau mỗi lần quan hệ. Binh sĩ sẽ được quan chức y tế phát ba bao cao su và một hộp chứa bột tẩy uế.Sau đó, binh sĩ sẽ được dẫn tới một nhà tắm. Họ buộc phải rắc bột lên bộ phận sinh dục của bản thân trước tiên, kế đến là cho gái điếm, trước khi hành lạc. Ngay khi chuyến thăm kết thúc, binh sĩ phải trình thẻ và hộp thuốc rỗng cho sĩ quan quản lý nhà thổ đó. Trên thực tế, binh sĩ buộc phải quan hệ tình dục trong nhà thổ, không được tránh né. Không quan hệ hoặc từ chối tới nhà thổ có thể được coi là một tội đáng bị trừng phạt. Quân nhân bình thường được tới nhà thổ 6 lần mỗi tháng.Năm 1915, Đức sử dụng máy bay để thả truyền đơn xuống một số khu vực thuộc mặt trận phía Đông. Những tờ truyền đơn này in hình những cô gái Slavơ đang âu yếm các chàng trai. Những hình ảnh này có lời chú thích: ’’Ivan, em yêu của anh đang vui thú với một gã khác trong khi anh đang chiến đấu!’’.Còn quân đội Anh đã lợi dụng hệ thống các nhà thổ của quân đội Đức trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một số binh sĩ Đức phải nhập viện và được điều trị bệnh ghẻ sau khi nhiễm bệnh này trong các nhà thổ quân đội. Thực ra các điệp viên Anh đã cung cấp cho những nhà thổ đó bao cao su mang mầm bệnh.Nhà thổ của Quân đội Nhật
Các sử gia nói rằng khoảng 200.000 phụ nữ - chủ yếu từ Triều Tiên và Trung Quốc - phục vụ trong các nhà thổ của quân đội Nhật Bản khắp châu Á trong những năm 1930 và 1940.Trong tuyên bố Kono 1993, Chính phủ Nhật thừa nhận Nhật Bản đã thành lập và điều hành các nhà thổ phục vụ binh sĩ. Tuyên bố Kono được đưa ra bởi chánh văn phòng nội các Nhật Bản lúc đó là Yohei Kono sau khi các tài liệu quốc phòng cho thấy quân đội Nhật Bản đã trực tiếp hợp tác với các nhà thầu độc lập trong suốt chiến tranh để tìm mua phụ nữ cho các nhà thổ. Các nhân chứng và cựu binh Nhật đã nói về tội ác đó của quân đội. Nhiều người nói rằng phụ nữ bị bắt cóc và cưỡng ép làm nô lệ tình dục.
Những cô gái Triều Tiên buộc phải quan hệ với linh Nhật.
Một trong những vụ việc được thông tin sớm nhất về việc biến phụ nữ thành hàng hoá xảy ra năm 1938. Khi đó, Chính phủ Nhật đã ký một văn bản đề cập tới sự cần thiết của các nhà thổ trong mỗi một tiểu đoàn và sau đó tiếp tục đặt mua 321 triệu bao cao su để đảm bảo an toàn cho binh sĩ.Ngạc nhiên hơn là khi tài liệu này được công khai, Chính phủ Nhật đã bác bỏ nó, nói rằng hợp pháp hoá mãi dâm trong quân đội là một chính sách nhằm giảm thiểu các vụ hiếp dâm phụ nữ thời chiến. Chính phủ Nhật ngụ ý rằng do các gái điếm đang kiếm tiền lúc đó nên họ không bị hiếp dâm hoặc là nạn nhân!Nhà thổ phục vụ lính Mỹ
Trong những năm 1950, kể từ khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc coi Quân đội Mỹ như một cơ hội thu lợi về kinh tế mặc dù món lợi này được trả giá bằng phụ nữ Hàn Quốc. Khi Quân đội Mỹ tới Hàn Quốc cũng là lúc các tấm biển chỉ đường mọc lên, chỉ dẫn tới các thị trấn Hàn Quốc hay còn gọi là các địa điểm nghỉ ngơi và giải trí (R&R). Những nơi này nằm gần các trại lính lớn ở Hàn Quốc, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của binh lính Mỹ. ’’Nhu cầu tiêu dùng’’ này chính là nhu cầu tình dục của nam giới.Kinh ngạc hơn là việc những thị trấn Hàn Quốc này do các chế độ cầm quyền Hàn Quốc và Mỹ thiết lập và ủng hộ. Chính phủ Hàn Quốc phát đăng ký cho tất cả gái điếm quân đội và thẻ đăng ký giúp họ ra vào những điểm R&R này. Giấy thông hành duy nhất mà một nam giới cần là một bộ quân phục Mỹ.Vào cuối những năm 1950, Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc đã ký Hiệp ước phòng thủ chung, chính thức cho phép quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Hiệp ước quy định các địa điểm R&R sẽ được cung cấp cho lính Mỹ. Thậm chí vào năm 1988, lính Mỹ vẫn còn sử dụng các thị trấn Hàn Quốc này.Ngoài ra, các con số thống kế cho thấy có hơn 18.000 gái điếm phục vụ 43.000 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Một số chuyên gia nói rằng ở đâu có lính Mỹ, ở đó sẽ có các nhà thổ do Chính phủ tài trợ và ủng hộ.Điều tương tự cũng xảy ra trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam thời kỳ những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc là các địa điểm R&R không gắn trực tiếp với các căn cứ quân sự. Đa số các cơ sở R&R nằm ở Bangkok, Thái Lan, và hàng nghìn binh sĩ được đưa tới đó để giải trí.Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan năm 1967 để cung cấp loại dịch vụ R&R cho binh sĩ. Hiệp định này mở cửa cho một luồng tiền khổng lồ đổ vào nền kinh tế Thái. Nguyên nhân là Chính phủ Mỹ muốn tài trợ cho các địa điểm R&R để đảm bảo tinh thần tốt cho các binh sĩ. Liên tục từ giữa năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ R&R ở Thái Lan mỗi năm để giải toả căng thẳng của cuộc chiến.Nhà thổ phục vụ lính Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc Mỹ chiếm đóng Philippines. Kể từ khi quân đội Mỹ rời khỏi nước này vào đầu những năm 1990, số các cơ sở nghỉ ngơi và giải trí đã giảm mạnh. Tuy nhiên, trước đó, Philippines là một trong những cơ sở R&R lớn nhất châu Á.Căn cứ hải quân Olongapo ở vịnh Subic, gần Manila, có một vấn đề lớn với nạn mãi dâm tới mức Chính phủ Mỹ đã tài trợ xây dựng các bệnh viện cho các gái điếm quân đội để kiểm tra, phát hiện các bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, chỉ có các gái điểm được cấp phép phục vụ lính Mỹ (khoảng 6.000) mới được tới khám ở những bệnh viện đó.Điều không may là việc sử dụng các R&R hiện vẫn đang diễn ra, gần đây nhất là trong chiến tranh vùng Vịnh ở Iraq. Ngay sau cuộc chiến này, quân đội Mỹ đã được đưa tới Thái Lan để vui chơi tại các R&R.Nga định theo kinh nghiệm Đức
Có ba nỗ lực để lập các nhà thổ trong Quân đội Nga suốt Thế chiến thế giới thứ nhất. Cả Chính phủ Sa hoàng và Chính phủ lâm thời đều lập kế hoạch thiết lập các nhà thổ trên chiến trường để phục vụ nhu cầu của quân đội, tất nhiên là vì một số lý do. Những người Bolshevik có một kế hoạch tương tự hồi tháng 4/1917. Các nhà thổ của quân đội Nga sẽ có mô hình tương tự như các nhà thổ của quân đội Đức - những nhà thổ đã phục vụ binh sĩ Đức kể từ năm 1915.Quân đội Nga đã chiếm được nhiều nhà thổ trên chiến trường Đức, sau cuộc tấn công Brusilov vào mùa hè năm 1916. Các tờ báo Nga đưa tin rằng người Cossacks đã đối xử với những cô gái mua vui theo một phong cách rất ga lăng. Những cô gái này đã ở với những người Cossacks trong một thời gian dài khi quân Nga tiến xa hơn về phía Tây.Tổng hành dinh Nga đã làm ngơ trước sự truỵ lạc này vì quân đội dưới sự chỉ huy của Tướng Brusilov đang chiến đấu rất cừ vào thời điểm đó. Cuộc chiến cuối cùng không phân thắng bại, kéo dài và các bên bị sa lầy trong những chiến hào. Kết quả là các nhà thổ bắt đầu mọc lên gần các đơn vị tiền tiêu của quân Nga.Chính phủ lâm thời Nga dự định hợp pháp hoá hoạt động của các nhà thổ quân đội. Tháng 3/1917, Ngoại trưởng Nga khi đó là Pavel Milyukov, một người tích cực ủng hộ ’’cuộc chiến cho tới khi thắng lợi’’ đề xuất sử dụng kinh nghiệm của Đức và thiết lập các nhà thổ trên chiến trường cho quân đội Nga. Milyukov đưa ra đề xuất này một vài ngày trước khi đệ đơn từ chức. Theo Milyukov, các nhà thổ có tác dụng thúc đẩy nhuệ khí của quân đội. Ngoài ra, biện pháp này còn nhằm thay đổi quan điểm thù địch của binh sĩ đối với Chính phủ lâm thời.Đề xuất của Milyukov không giành được sự ủng hộ chính thức. Chính phủ lâm thời hoãn đề xuất này cho tới thời điểm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ban chấp hành thuộc Hội đồng các đại biểu công nhân và binh sĩ Petrograd rõ ràng là đã ghi nhận đề xuất của Milyukov.Tháng 4/1917, Hội đồng ban hành lệnh số ba với ý định xem xét việc thành lập các nhà thổ trên chiến trường dành cho quân đội Nga, theo kinh nghiệm của Đức. Hội đồng hy vọng rằng các biện pháp này sẽ góp phần giảm tỷ lệ tội phạm bạo lực đang ở mức cao mà các quân nhân phạm phải đối với dân địa phương. Tuy nhiên, cuối cùng chẳng có bước đi cụ thể nào được tiến hành.
Học vị của VN giờ gồm có Thạc sĩ, tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học (sắp theo thứ tự lớn dần).

Tốt nghiệp Đại học, thi đầu vào đậu và học thêm 2,5 năm (Gọi là học cao học), bảo vệ 1 đề tài sẽ được tốt nghiệp cao học và nhận bằng Thạc sĩ.

Tốt nghiệp Thạc sĩ xong thi nghiên cứu sinh (Gồm thi và bảo vệ đề cương của đề tài sắp làm) nếu đậu sẽ trở thành nghiên cứu sinh, lúc này không học nữa mà chỉ làm đề tài đã bảo vệ đề cương, trong thời gian đó phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, xong sẽ bảo vệ đề tài cấp cơ sở, đề tài này có 2 phản biện kín (người đọc không biết người viết và ngược lại), sau khi 2 phản biện kín và bảo vệ cơ sở OKe sẽ bảo vệ chính thức, xong sẽ nhận bằng tiến sĩ.

Sau đó nâng cao đề tài đó, làm rộng hơn nữa và bảo vệ thành công theo quy trình trên sẽ thành tiến sĩ khoa học.

Ngày xưa (trước 1998) là thạc sĩ, phó tiến sĩ và tiến sĩ, sau 1998 thì phó tiến sĨ TỰ NHIÊN thành tiến sĩ và tiến sĩ tự nhiên thành tiến sĩ khoa học sau 1 văn bản của Thủ tướng chính phủ.

Còn Học hàm là Phó giáo sư và giáo sư.

Khi 1 người có đủ điều kiện (1. Lượng giờ giảng, 2. lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn, 3. Lượng sách đã viết, 4. Lượng bài báo đã đăng....) có tính điểm đàng hoàng sẽ được giới thiệu ra hội đồng giáo sư nhà nước. Hội đồng sẽ họp, xem xét và bỏ phiếu (Chuối nhất là khoản này, mẹ đủ điểm còn bỏ phiếu, cảm tính chết mẹ...). nếu bỏ phiếu OKe sẽ được phong là phó giáo sư. Sau đó là giáo sư theo quy trình tương tự.

Ngày xưa (Trước 2002) có thể phong phó giáo sư mà không cần học vị (Cử nhân cũng có phong phó giáo sư). sau 2002, muốn phong Phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ.