Thursday, September 28, 2017

Chiến đoàn 100 - phần 3.

"Lúc 1900, tàn quân của CĐ tập họp lại để đánh trận cuối cùng: mở đường máu từ KM 15, để thoát khỏi cái bẩy thép đã nhai họ thành từng mảnh trong sáu giờ qua sau khi đã gậm nhắm (gnaw) họ trong 6 tháng qua. 
Khi màn đêm vừa phủ xuống, khắp nơi đầy ánh lửa khi lính Pháp bỏ lựu đạn cháy vào nòng đại bác để phá hủy, đổ xăng vào xe và trang bị để đốt, và bắn những súng ko giật và đại liên trước khi phá hủy chúng .
Đoàn quân rút lui theo thứ tự: TĐ 1, TĐ 2 và các lính pháo thủ và các tàn quân của TĐ 520 đi đoạn hậu. Một lần nữa, bóng tối là bạn của lính Pháp; thay vì rút về hướng tây tới km 22, họ đi về rừng rậm hướng nam. Trên lộ vẫn còn các TB bị thương ở chân đang đánh trận cuối cùng của cuộc đời. 
Lính VM đã nhanh chóng tràn lên đường để tịch thu chiến lợi phẩm vì họ biết máy bay Pháp sẽ ném bom vào khu vực phục kích một khi tù binh của CS đã an toàn rời khỏi con lộ. Vào lúc hừng đông hôm sau, trên lộ chỉ còn xe cộ hư hỏng và xác lính Pháp bắt đầu thối rửa dưới mặt trời.
Trong số người Pháp bị thương, bỏ sót bởi VM, có ĐT Barrou. Trong hai ngày, ông trốn trong bụi rậm gần nơi ông bị thương, rán lết đau khổ về phía một xe Dodge cứu thương - nơi hai lính Miên đang hấp hối rên rỉ , để uống ít nước từ can đựng xăng(jerrycan) của xe. Vào ngày 26/6, một nhóm lính Pháp xuất hiện, họ là tàn quân của CĐ. Họ làm băng-ca cho ông và bắt đầu đi bộ 50-dặm tới Pleiku. Chỉ ba giờ sau, cả toán lọt đúng vào một ổ phục kích của một toán thám kích VM: cả toán bị giải về trại TB.
Trong lúc đó, đoàn quân đã phá vòng vây ở KM 15 và vào rừng sâu nhưng rất khó khăn vì quá đông người. Chỉ trong giây phút, VM bắt đầu chạy đua với đoàn quân tới KM 22 hầu hủy diệt nó. Lúc 1930 , các TĐT đã quyết định chia đoàn quân thành từng trung đội - mỗi toán dưới quyền một sq hay hsq. 
Thật là cơn ác mộng khi các trung đội hay cá nhân phải dùng lưởi lê hay dao đi rừng (bush knife), hay dùng tay để nhổ các bụi rậm, trong khi gai gốc (thorn) xé rách quần áo họ. Nhiều ng đã gục ngã vì kiệt sức để rồi sau đó bị giết bởi Thượng Cộng (marauding mountaineer). 
Hàng trăm ng bị lạc đường trong đêm 24/6 nhưng khi hừng đông ló dạng, TĐ 1 Korea lại dẫn đầu đoàn quân. Với đ.đ. 3 bọc hậu, TĐ đã bẻ gẫy ba đợt tấn công của VM từ 0630 tới 0830 của ngày 25/6 trong vòng 5 km từ KM 22. Lúc 0800, đ.đ. 4,  đi đầu đoàn quân đụng với một toán VM phục kích họ, giết 12 VM. 
Lúc 1130, trời xanh bắt đầu chiếu sáng xuyên qua các tán lá, và có gió mát . 
"Ai đó?" (Qui va là?)
"Đừng bắn ... người Pháp!" (Ne tire pas...Francais!) 
Từ một lùm (clump) cây ở trước đ.đ. 4, ba lính mặc đồ xanh rằn ri tác chiến (motley-green battle-dress) xuất hiện với tiểu liên cầm tay - đó là lính Dù của CĐ Dù số 1 tại KM 22. 
Lính của TĐ 1 Korea nhào về phía trước, ôm lính Dù và khóc, vì kiệt sức, vì sợ hãi, vì biết ơn đã được cứu sống. Dù họ sống nhưng CĐ 100 đã khai tử ngày 24/5 tại KM 15.
KM 22 cũng ko giữ được lâu và lính Dù giữ nó nhằm thu nhặt những tàn quân của CĐ 100. Vì họ đi lộn xộn/straggle (những thành phần cuối cùng chỉ đến lúc 1900 sau khi đi bộ và chiến đấu trong 40 giờ ko nghỉ và gần như ko thức ăn), họ được gửi về đèo Mang Yang, nơi CĐ 42 của ĐT Sockel thanh lọc và chuyển kẻ bị thương về Pleiku. Thật kỳ diệu Đ.U. Léouzon lại xuất hiện với tàn quân của đ.đ. 1 của Tr.đ. Thuộc địa, với áo và giày trận, quần dài đã bị xé rách bởi gai rừng. 
Về phía VM cũng phải nghỉ lấy sức, sau khi lấy các chiến lợi phẩm từ đoàn xe, gửi kẻ bị thương của họ về An Khê, và tiếp nhận 1 t.đ. tăng viện. Giờ họ sẵn sàng chiến đấu để hủy diệt CĐ Dù và CĐ 42, giờ rất chậm chạp vì thiếu phương tiện vận chuyển và nay thêm gánh nặng với tàn quân của CĐ 100.
Một lần nữa đoàn người lại bắt đầu, và lần này rút về Pleiku với thành phần sau: lính Thượng, lính Dù và các đv của CĐ 100, được tăng cường bởi một số chiến xa của Thiết đoàn 5 (biệt danh Royal Poland); họ di chuyển chậm chạp với bộ binh đi 2 bên đường. Vào chiều 26/6, CĐ 42 đã an toàn tới Phú Yên , 10 km tây của đèo Mang Yang và các dv còn lại của đoàn quân đi về đó .
Mục tiêu cho chiều hôm sau là cây cầu xuyên qua sông Dak Ya-Ayun, 12 km về phía tây; đi đầu vẫn là TĐ 1 Korea, đã lọt một ổ phục kích ở phía đông của cầu, xem hình. Một lần nữa, với yểm trợ của xe tank, đoàn xe vượt qua và mệt mỏi (wearily) đóng quân quanh cầu cùng chiều.
Vào 28/6 , đoàn quân có thể cảm thấy rằng họ sắp tới hậu cứ (home base). Đường 19 bây giờ đi qua một cánh đồng ngày càng mở rộng, vài dân làng đứng vệ đường và những cánh đồng đã cày cuốc bắt đầu xuất hiện. Pleiku chỉ còn 30 km. Vào lúc 1100 ngày 28, các phần tử đi đầu--hai đ.đ. của CĐ 42, tàn quân của TĐ 1 Korea, pháo đội 4 của VN (4th Vietnamese Artillery Group) và một trung đội của Thiết đoàn 5 - đã tới một điểm khoảng 3km từ giao điểm (junction) của đường 19 và 19-B, khi lần nữa những dấu hiệu bất thường (ominous) của 1 phục kích lại xuất hiện: im lặng tuyệt đối, ko thấy chim chóc, và những tảng đá to bỏ lộn xộn ngang đường (strewn seeming helter-skelter across the road).
Phe VM lần này là Tr.đoàn 108, tăng cường bởi TĐ 30 độc lập và thiện chiến; nhưng kẻ sống sót tại KM 15 đã có kinh nghiệm. Khi súng vừa nổ, lính của TĐ 43 và 1 Korea lập chu vi phòng thủ hai bên đường với tank của Thiết đoàn 5 lo mặt đường và pháo đội 4 của VN đặt ở giữa chu vi cùng với BCH của ĐT Sockel; xem hình 2. 
Những xe tiếp tế nằm ngoài chu vi phòng thủ đã bị trúng cối và bazooka của VM và vài xe chỡ đạn đã phát nổ. Rút kinh nghiệm, tài xế các xe sau vẫn chạy, ủi các xe bị cháy xuống mương bên đường, dù phải cán lên đồng đội bị thương. Để lại 10 xe bị cháy và hàng chục ng chết và bị thương phía sau, đoàn xe đã vào chu vi phòng thủ lúc 1208. Lúc 1215, bộ binh VM chui ra từ đám cỏ xung phong vào đám tàn quân đã mệt mỏi của TĐ 1 Korea. 
Một TĐ VM mới tăng viện tấn công khu vực tây bắc của chu vi, bảo vệ rất mỏng (thinny held) bởi đ.đ. 1; vì không có đại liên và ko đủ đạn cho vũ khí cá nhân và đã chết 20 ng vào ngày hôm qua gần Dak Ya-Ayun. Tuy nhiên đ.đ. 1, dù chỉ có 60 ng đã chống lại 500 lính VM. Lúc 1235, lính VM đã tràn vào tới vị trí pháo binh, ĐT Sockel ra lịnh cho 3 tr.đ. của đ.đ. 2 phản công. Lúc 1300, đ.đ. này đã xung phong, vượt qua đường 19 dưới đạn địch và xông vào cạnh sườn của VM. Lần này đủ chỗ cho điều động, lại có tank, ko có lính công binh và tân binh, và lính pháo binh của VN trực xạ (round after round at point-blank range into the ennemy). 
Lần này máy bay B-26 đã hoạt động hữu hiệu vì VM ở đồng trống; lần này VM phải rút vào rừng sau khi để lại nhiều xác cháy xém vì bom napalm. 
Họ tập họp và đếm quân, đ.đ. 1 của TĐ 1 Korea đã chết 42 ng trong hơn 60 phút. Cuộc phục kích hôm trước làm chết 59 ng. 5 ngày đánh nhau trên QL-19 đã gây tổn thất nhiều hơn 2 năm chiến đấu ở Cao ly. 
(đọc tiếp ở phần 4)


Nhân tin dân HK biết ơn đế quốc Anh , tôi xin BIẾT ƠN thực dân Pháp : 
- Tôi thà làm dân thuộc địa của Pháp hơn làm ng dân một nước độc lập như VN . Kể cả ng Pháp có tàn ác với dân mình thì cũng còn lý giải được vì họ ko cùng giòng giống với dân mình ; đằng này hiện nay ng VN lại đầy đọa ng VN . Thực tế , mọi lãnh vực trong xã hội thời Pháp thuộc TỐT HƠN BÂY GIỜ RẤT NHIỀU : trường học miễn phí , ko bằng giả , bv miễn phí , bs và yt tốt với bn *, báo chí tư nhân , công nhân có công đoàn bảo vệ , tòa án độc lập (vụ án NỌC NẠN) , v.v... BÂY GIỜ CÓ ĐƯỢC NHƯ VẬY KO ? ?? Chính những người do Tây đào tạo làm NỀN MÓNG cho cả hai miền sau 1954 . Theo các nhà GD tại miền Bắc , GD chỉ khá dưới thời NGUYỄN V HUYÊN và TẠ QUANG BỬU (do Pháp và Anh đào tạo) , sau đó ngày càng xuống cấp . -- Tài . 
* Tôi ra đời tại đồn điền cao su Quản Lợi , do BS Pháp và YT Việt đở đẻ cho mẹ tôi , chẳng tốn 1 đồng . Em kế tôi cũng ra đời ở đây . Mà CS tuyên truyền rằng "mỗi gốc cây CS có xương máu của dân !!! " . Ba tôi , bạn bè , ông ngoại cậu dì đều làm tại DĐ này ; sau về SG lập hội Ái hửu cựu nhân viên DĐ CS Đất Đỏ . 
Trong đồn điền có nhà bảo sanh , bịnh xá , nhà giử trẻ , trường mẫu giáo và tiểu học MIỄN PHÍ . . . Vậy Tây TÀN ÁC với ng VN ở chổ nào nếu bạn đọc tuyên ngôn ĐL của HCM . 
-------
Truyện cổ tích : cách đây 69 năm , vào ngày 2/9/1945 , HCM đã nói với dân VN như sau . 
'Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
'Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".
. . .

Xin đọc tiếp ở đây : 
http://vi.wikipedia.org/…/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_%C4%91%E1%BB
Chiến đoàn 100 Pháp - phần 2
...
Lúc 17:15 Thiếu tá Kleinman chỉ huy TĐ 2 Korea * nhận lệnh của BTL Quân khu "phải bỏ xe cộ và trang bị và mở vòng vây về KM 22 với lính và những ai bị thương mà ông mang đi được". Ông liên lạc với TT Guinard coi TĐ 1 Korea. Trong khi đó TĐ 43 , đi trước đoàn xe, đang cố gắng phá vòng vây ở đầu phía tây của trận địa phục kích của Việt minh. Kleinman và Guinard nghĩ rằng : khó khăn nhứt là thương binh. Họ ko thể bỏ rơi họ và cũng là điên rồ khi mang họ theo; trong rừng rậm cần 8 người để tản thương một người và thêm hai người bảo vệ 8 ng này - với điều kiện là biết đường . Ở đây, họ ko biết đường để rồi cuối cùng thương binh sẽ lần lượt bỏ rơi. 
Hai ng quyết định thương binh sẽ được để lại trên đường với thuốc men cần thiết với y tá và ng tình nguyện - họ cũng bị thương. Vì TĐ 803 của VM trước đây đã tử tế với thương binh Pháp.
Thiếu tá quân y Varma-Janville được mời tới. Đẫm máu từ đầu tới chân, mệt xỉu (dead-tired) Janville nhìn hai TĐT.
"Janville, chúng ta vừa nhận lịnh. Chúng ta sẽ rút lui vào lúc 19:00."
"Và ng bị thương?"
"Janville - ng bị thương sẽ ở lại. Anh biết chúng ta ko thể làm gì hơn một khi chúng ta rời ổ phục kích này."
"Nhưng có lẽ chúng ta có thể yêu cầu hưu chiến (truce) để di tản thương binh. VM trước đây đã đối xử tốt với TB."
"Chúng ta ko nhận và cũng ko có quyền để yêu cầu hưu chiến. Người của chúng ta ở ĐBP cũng ko yêu cầu hưu chiến."
Varma-Janville chớp mắt, và nhìn một lần nữa về con đường đầy các xe tải, đại bác và xe thiết giáp hư hỏng, với lính tráng đang chiến đấu ko có nước uống, dưới ánh mặt trời nóng cháy (sear) trong sáu giờ, chung quanh họ là núi non và họ là mục tiêu của súng địch.
"Tôi nghĩ rằng tôi ko thể làm gì hơn trong lúc này. Các thương binh (TB) sẽ có bác sĩ giỏi ở Pleiku nhưng họ cần tôi ở đây. Tôi sẽ ở lại với họ."
Không còn nhiều thì giờ, họ bắt tay nhau và TT Varme-Janville đi về chỗ các TB đang nằm dưới xe tải hư hỏng, đàng sau các xe cứu thương bị trúng đạn (shot-up). 
Sự hy sinh của Varme-Janville vô ích. VM ko giết TB Pháp tại chỗ; họ dùng các xe tải còn chạy được để đưa họ về một bv bỏ trống tại An Khê *. Ông năn nỉ VM cho ông mổ xẻ các TB Pháp cũng như của VM.
Tại An Khê ông gặp các chính ủy (commissar) CS. Câu trả lời đơn giản :
"Ông ko còn là BS, nhưng chỉ là một sĩ quan đế quốc dơ bẩn (dirty imperialist officer). TB chúng tôi ko có BS thì TB các ông cũng ko có BS."
Trong vòng ba ngày, kẻ cuối cùng của khoảng 20 (twenty-odd) TB nặng đã chết vì thiếu sự chăm sóc căn bản nhứt ở giữa một BV trang bị đầy đủ - vì hầu hết trang bị mổ xẻ của chiến đoàn 100 Pháp còn nguyên vẹn sau khi di tản khỏi nơi này. (Trước đây chiến đoàn đóng nơi đây nhưng được lịnh rút bằng đường bộ về Pleiku.--Tài). Hầu hết các TB khác đã chết trên con đường di chuyển hàng trăm dặm để đến trại tù binh của CS. BS Janville còn sống và được trao trả sau đó.
...
(Xem tiếp ở phần 3)
 Chiến đoàn 100 - phần 1. 

Lời nói đầu: Chiến đoàn 100 là một trong những đv giỏi nhứt và nặng nhứt của loại này*. Thành phần cốt lõi là những cựu binh của tiểu đoàn Pháp trong lực lượng LHQ tại Triều Tiên (Korea), họ là những ng lính thiện chiến dày dạn kinh nghiệm (battle-hardened elite troop), nhiều người trong số sq và hsq đã chấp nhận giảm hai hay nhiều cấp để phục vụ trong lực lượng LHQ. Tại Triều Tiên, TĐ này đã chiến đấu trong hàng ngũ SĐ 2 bộ binh Mỹ và đã chiến thắng tại Chipyong-ni, Wonju và Rặng Núi Đầu Mủi Tên (Arrowhead Ridge). Được chuyển tới Đông Dương sau khi ngừng bắn tại Triều Tiên tháng 7/1953, TĐ KOREA này, được tăng cường bởi thành phần trừ bị của TĐ và sự kết nạp (incorporation) của hai đại đội lính Việt Nam đội quân commando có tên Bergerol*, đã trở thành TRUNG ĐOÀN KOREA (gồm hai TĐ 1 và 2). Sau đó có sự kết nạp của TĐ 2 thuộc Trung đoàn 10 Pháo binh Thuộc địa (10th Colonial Artillery Regiment, và TĐ Khinh quân (Bataillon de Marche, viết tắt là B.M. của Trung đoàn 43 Bộ binh Thuộc địa (43rd Colonial Infantry) - một đv gồm toàn lính Pháp và Cambodge quen chiến đấu trong rừng (jungle-wise). Với những thành phần như vậy, CĐ 100 đã ra quân NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 1953... 
Đến ngày 29/11, CĐ đã huấn luyện thành thục, đã hành quân dã ngoại với pháo binh RIÊNG của CĐ (một điều khá hiếm vào thời đó). Sau đó CĐ lại tăng cường thêm Chi đoàn 3 của Lữ đoàn 5 Thiết kỵ (3rd Squadron of the 5th Armored Calvary) có tên là Royal Poland. Quân số lúc này của CD lên tới 3.498 người
* Đây là một đv có thể chiến đấu độc lập vì có pháo và xe tăng cơ hữu, chưa kể trung đội công binh, truyền tin. Đây là điều mới lạ với tổ chức của QĐ Pháp thời đó. Nhưng là thông thường với QĐ Mỹ
** Đây một toán nhỏ cảm tử quân, thường mang tên ng chỉ huy của họ: như Bergerol, Vitasse (có mặt trong trận đánh này), Vanderberg, v.v...
 
. . . 
 Tuần lễ thứ ba của tháng 6/1954, CĐ được lịnh bỏ An Khê rút về Pleiku vào ngày 25/6 trên đoạn đường 80 km đầy địch quân. Trước đó, một cuộc không vận gồm các máy bay C-47 và Bristol của Anh mang đi hầu hết những trang bị quí và 1.100 dân thường. Những gì ko thể mang đi lúc di tản bằng đường bộ thì để kế phi đạo để máy bay Pháp phá hủy sau khi rút đi hết. 
Vào ngày 23/6, tin tình báo cho biết một lực lượng lớn của Việt minh, có lẽ là toàn bộ Trung đoàn 803, đang trên đường đến đường 19 (đi từ Qui Nhơn lên Pleiku.--Tài) để chặn đánh đoàn xe.
Ngày di tản được sớm một ngày (24/6) vào lúc rạng đông và ĐT Barrou, chỉ huy CĐ đã quyết định đi đoạn đường từ An Khê đến KM 22 (đèo Mang Yang) trong một ngày thay vì chỉ tới KM 11.
Điều này khiến đi nhanh hơn, kỷ luật của đoàn xe tốt hơn nhưng lại thiếu an ninh để bảo vệ cạn sườn, nhưng Barrou nghĩ rằng nên thử thời vận vì nghĩ rằng CĐ 42, phần lớn từ dân Thượng địa phương sẽ tới đèo Mang Yang trước để bắt tay với CĐ 100 và sau đó CĐ 42 có thêm tăng viện của CĐ Dù số 1. 
(Xin lập lại: CĐ 100 của ĐT Barrou có các đv cơ hữu sau: a/ một TĐ bộ binh thuộc tr.đoàn 43 thuộc địa gồm lính Pháp rất thiện chiến, b/ TĐ 2 bộ binh Korea, c/ TĐ 1 bộ binh Korea và d/ một TĐ thuộc Tr.đoàn 10 Pháo binh - chia đều đại bác 105 ly cho 3 TĐ này. Ngoài ra có 3 xe haft-track và 2 chiến xa M-8 (có súng 37 ly). Chưa kể truyền tin, quân y và công binh). 
Cuộc di tản bắt đầu lúc 3 g sáng ngày 24/6 với các tiền đồn ở phía tây An Khê kéo về để nhập chung đoàn xe: đi đầu là TĐ 43 thuộc địa, kế đó là TĐ 2 Korea và TĐ 1 Korea sau cùng. Lính tráng đều xuống xe đi bộ để bảo vệ đoàn xe, riêng TĐ 43 thuộc địa còn phải bảo vệ TĐ 520 Khinh quân VN. Đại đội chỉ huy và BCH nhẹ của CĐ thì đi sau đoàn xe chở TĐ 520 khinh quân. Cách đoàn xe một khoảng có 300 dân thường đi theo, vì họ ko di tản kịp bằng máy bay dù lịnh của BTL Quân đoàn ko cho dân thường đi chung. Vào lúc CĐ lên đường, những máy bay B-26 đã tới phía trên căn cứ An Khê trống vắng và bắt đầu phá hủy các chiến cụ bỏ lại. 

Cuộc di tản ko thể giữ bí mật khi: trước đó máy bay lên xuống liên tục để di tản trang bị quí gía, các đơn vị Pháp đã kéo về An khê để tham gia di tản, dân thường tại An Khê cũng di tản và VM đã đánh giá tình hình. VM chỉ có việc chạy bộ làm sao để chận đánh đoàn xe ở nơi họ chọn trước trên đường 19. 
Lúc 0900, toán đi cuối cùng của đoàn xe (thuộc TĐ 1 Korea) đã tới KM 6 và bị bắn sẻ, đ.đ. 2 và 3 của TĐ này bung ra lục soát, một số bị thương; tới 0930 súng ngưng, hai đ.đ. này tiếp tục.
Khoảng 1100, toán bọc hậu này đã tới KM 8 gần sông Dak Jappau và đồn điền. Một số lính Pháp bị trúng tên độc phóng từ ổng thổi của Thượng Cộng. 
Cùng lúc đó, đoàn xe đã tới KM 11, lẽ ra là mục tiêu của kế hoạch ban đầu nhưng nay chỉ là nơi nghỉ chân chốc lát. Từ đây, đường bắt đầu đi vào rừng già, với cây cao mọc sát (fringe) đường và vách đá hai bên đường cung cấp vị trí lý tưởng cho một phục kích. ĐT Barrou CĐ trưởng và Tr.tá Lajouanie, chỉ huy trung đoàn Korea đã quyết định chia đoàn xe làm bốn phần, mỗi phần gồm bộ binh và pháo binh để có thể hoạt động độc lập khi bị tấn công.
Với bố trí lại như vậy, phần đầu của đoàn xe bắt đầu rời KM 11 lúc 1250, phần hai lúc 1300, phần ba lúc 1330, và phần bốn lúc 1400 (chậm lại do đ.đ. 2 và 3 phải mang lính bị thương lúc sáng). Liên lạc rất tốt giữa các đv qua máy vô tuyến và máy bay thám thính L-19 bay phía trên đoàn xe. Máy bay ném bom ứng chiến sẵn sàng ở Nha Trang và đoàn xe chỉ phải vượt đoạn đường 11 km còn lại từ KM 11 tới đèo Mang Yang (KM 22), để bắt tay CĐ 42 đang chờ họ . 
. . . Chỉ một lát sau, xe truyền tin nhận tin của toán biệt kích của Đ.U. Vitasse: "Một đv lớn của VM ở cách đường 19 ba km". Gần như cùng lúc, một trong những chiếc L-19 báo cáo một đv VM xuất hiện ở Kon-Barr, khoảng 8 km phía bắc KM 11. BCH của CĐ nhận được hai tin này lúc 1330, và vài phút sau, đại bác 105 ly của PĐ 4, vẫn còn ở KM 11 bắt đầu nhả đạn vào vị trí địch gần Kon-Barr, kế đó là máy bay ném bom B-26. 
Nhưng có một sai lầm chết người: thông tin gửi đến xe truyền tin (về tin VM ở 3 km cách đường 19) được thông báo cho mọi đv TRỪ tiểu đoàn khinh binh của Tr. đoàn 43 Thuộc địa. Không thể kiểm chứng được điều gì xảy ra vì sau đó vài phút xe truyền tin bị cháy vì trúng đạn pháo VM. Trước đó mấy ngày ĐT Barrou đã báo cáo thiếu 20 hiệu thính viên truyền tin (radio operator). Do vậy, thành phần đi đầu (TĐ 43) ko hay biết gì hết, vẫn tiến về KM 15. Lúc 1400 máy bay L-19 cho biết có đá chận đường ở KM 15.
Gần KM 15, đường 19 đi vào một cánh đồng nhỏ hai bên mọc đầy cỏ voi cao 6-bộ Anh (hơn 1, 8 m) và đường quẹo về phía tây theo một vòng cung rộng (wind toward the west in a wide arc). 
Đ.U. Léouzon, coi đại đội 1 của TĐ 43 khinh quân ngừng lại bên trái đường nghe ngóng, ông đi bộ về TT Muller, TĐT.
"Tôi thấy có gì chờ đợi chúng ta. Nếu VM muốn phục kích, đây là chỗ lý tưởng nhứt. Xạ trường rộng rải, nhiều đường rút lui vào rừng, máy bay khó quan sát. Tôi muốn tung thám kích để xem có điều gì."
"Đồng ý, nhưng làm như vậy mất thời giờ, phải cần tới đ.đ. 2 và 3 và làm đoàn xe bị yếu đi."
"Tôi đi với đ.đ. tôi, xuyên qua đám cỏ voi này; nếu ko gặp địch thì TĐ có được bảo vệ cạn sườn trong lúc tiến quân trên lộ; nếu tôi gặp địch thì TĐ sẽ yểm trợ."
Đ.Đ. 1 rời đường để chui vào đám cỏ voi sắc cạnh giữa trời nóng chang chang. Chỉ vài phút sau họ mất hút trong biển màu xanh này và bắt đầu trèo lên một đồi nhỏ, dù phủ đầy cỏ, nhưng giúp họ quan sát toàn cảnh. Lúc đó, trung sĩ Li-Som, người Miên ngừng lại và ra dấu cho trung đội dừng lại.
"Im lặng - tôi muốn im lặng tuyệt đối!"
Họ đã nghe một tiếng động lạ phát ra khi cỏ bị một đoàn người giẫm đạp, sau đó cỏ sẽ bung dậy khi đoàn người đi qua. Đối với TS Li-Som, VM đang ở kế cận họ. Những đv VM bị phát hiện trước đó ở phía bắc đường 19 bởi biệt kích của Vitasse hay L-19 chỉ nhằm đánh lừa (decoy) hay chỉ là viện quân vì VM đã có mặt tại vị trí phục kích, súng chờ nhả đạn.
Hai súng liên thanh VM nổ ở tầm khoảng 30 yard (khoảng 28 m) vào bên hông (broadside) của tr.đội. Li-Som hô to "tr.đội 2 theo tôi" và chạy về hướng đồi, y vừa chạy vừa ném lựu đạn. Một loạt đạn liên thanh đã trúng ngực y trong khi khẩu thứ nhứt nổ tung vì trúng lựu đạn của y. 
"Cứu Li-Som", lính đ.đ. 1 hô vang; tr. đội của anh ta tiếp tục trèo lên đồi, 2 người khác trúng đạn nhưng cuối cùng tr.đội đã mang xác Li-Som về đ.đ., lúc này đang lập chu vi phòng thủ. 
Lúc bấy giờ là 1420 trên đồng hồ của Léouzon, ông và lính biết rằng họ sắp chết ngay tại nơi đây... một xạ thủ súng 57 ly không giật đến nằm kế đ.đ. trưởng Léouzon để tác xạ. Vài mét kế đó, hạ sĩ Beausset, chật vật với máy truyền tin SCR 300 để liên lạc với TĐ nhưng cuối cùng mới biết máy hỏng do trúng đạn 12,7 ly. 
...
Ở khúc có BCH của CĐ 100 tình hình khác hẳn. Tr. đội cơ giới gồm ba xe half-track một chiếc xe bọc thép M-8, đi phía trước BCH CĐ, trừ 1 chiếc M-8 đi với TĐ 2 Korea. ĐT Barrou, đi xe Jeep với tay cầm carbine, xe chạy sau tr. đội cơ giới. 
Vào lúc 1415, đoàn xe chạy trước ông chạy quá nhanh, trong đó có trung đội cơ giới, thay vì chạy chậm để bảo vệ BCH CĐ. Ôngliền  xuống xe, đi bộ lại xe truyền tin và ra lịnh cho trung đội cơ giới chạy chậm lại, sau đó ông trở lại xe Jeep. Ngay lúc đó, liên thanh của VM bắt đầu nổ từ xa, và một lựu đạn rơi trước ông. Lúc đó 1420.

                  Nơi chiến đoàn 100 bị phục kích.

               Hai ảnh do không quân Pháp chụp.


Đoàn xe của BCH Chiến đoàn ở góc dưới phải, gần đó là hai khẩu 105 ly nằm trên đường. 

Giống như bị động đất, đoàn xe của BCH CĐ giờ đây đã biến mất trong đám mây của bụi và kim loại của xe cộ bị xé nát khi từng loạt đạn bazooka và cối VM bắn vào. Tr.đội cơ giới đã bất khiển dụng trước khi bắn trả. Chỉ trong bốn phút, ba chiếc half-truck và một chiếc M-8 bốc cháy và nổ tung. Chiếc M-8 còn lại với đạn 37 ly chống biển người (antipersonal/canister shell), đã bắn trúng ổ liên thanh VM trên đỉnh đồi gần đó - đang nhả đạn vào đoàn xe bất động. 

Chiến xa M-8, trang bị đại bác 37 ly đã bắn đạn chống biển người vào VM.



H5: xe half-truck, vừa chạy bánh và xích, đã bất khiển dụng ngay từ đầu.

Lúc 1425, xe truyền tin duy nhứt đã bốc cháy, cắt mọi liên lạc giữa CĐ với các đv và với BTL Quân khu. 
Barrou phản ứng nhanh. Tay cầm carbine, ông cùng đại úy Fiévet của đ.đ. chỉ huy tập hợp binh sĩ để tấn công vào đỉnh đồi (hill crest) phía bắc của đoàn xe- nơi súng liên thanh của VM bắn liên tục vào đoàn xe đang dồn cục (massed vehicles). Lúc 1435 ĐT bị trúng đạn trung liên BAR ở đùi. Sau đó vài phút, viên đ.đ.t này cũng chết cạnh Barrou vì đạn phá nát ngực.
Trung tá Lajouanie, chỉ huy tr.đoàn Korea, cũng cố gắng tấn công đồi này. Đạn chống biển người từ chiếc M-8 bắt đầu có hiệu quả và mọi ng đều nghĩ, chẳng mấy chốc tàn quân của đ.đ. chỉ huy sẽ tới đỉnh đồi và đi vòng qua hông địch (outflank). Tuy nhiên, lúc đó , súng đại bác của chiếc M-8 lại im bặt, xạ thủ đã chết và lúc 1445, tr.tá Lajouanie tử thương bên cạnh Barrou.
Từ trên đồi, Barrou lăn xuống tới cạnh chiếc M-8 bị hư và dù bị thương ở đùi, cố gắng trèo lên pháo tháp để bắn lên đồi nhưng một lính VM đã thấy cấp bậc kim loại của ông và bắn trúng chân còn lại khiến ông rơi xuống đất. Ông liền lăn xuống con mương kế đường và xé bỏ/tháo gở cấp bậc, giấy tờ tùy thân cũng như giấy tờ quan trọng khác. Một lính quân y, ko biết ông là đại tá, đã băng bó cho ông trước khi chạy nhanh về TĐ. 43 đang bị thiệt hại nặng. Thiếu tá Hipolite, TMT của tr.đòan Korea cũng gục ngã sau đó vài phút. Thế là chỉ sau MƯỜI PHÚT, cả CĐ 100 như rắn mắt đầu (leaderless). 
Tài xế của các xe Công Binh đi đầu đoàn xe đã bỏ xe mà chạy, TĐ 520 khinh quân VN cũng nhanh chóng tan rã, khiến những kẻ còn sống của đ.đ. chỉ huy của CĐ và pháo đội chỉ huy của tr. đoàn pháo số 10 phải tự lo thân mình. 
Lúc 1500 vì trúng pháo VM, các xe tải của công binh chở đạn bắt đầu nổ tung, quăng mọi thứ lên trời.
Chính vào lúc đó, TĐ 1 và 2 Korea và pháo binh của họ đã tới KM 15, và cứu đám tàn quân của BCH CĐ khỏi sự hủy diệt. Ngay lập tức 2 đ.đ. của t.đ. 2 Korea mở đường qua đám xe hư hại vì pháo của VM và đã bắt tay (link up) với t.đ. 43 đang tập hợp ở một khoảng cách ko xa các xe cộ đang cháy và nổ (xe tiếp tục nổ tới 1730); họ cũng cố gắng dọn đường trống cho đoàn xe phía sau tiến tới. 
Dưới hỏa lực khủng khiếp (wither) của VM, TĐ 43 thuộc địa cố gắng khởi động vài xe nhưng sau đó phải ngừng vì hỏa lực áp đảo của VM, nhưng vài xe thoát được về tới KM 22. 
Trong khi đó, TĐ 1 Korea và tàn quân của các đv khác tập hợp lại và đào hố cá nhân quanh đoàn xe. Thiếu tá Kleinman của TĐ 2 là sq cao cấp nhứt của CĐ nắm quyền chỉ huy (vì họ ko biết ĐT Barrou ở đâu) và lúc 1530 quân Pháp đã lên tinh thần: dù tổn thất nặng và bị pháo bởi cối của VM, các khẩu 105 ly của Pháo đội 4 liên tục bắn thẳng/trực xạ (point-blank range) với ngòi nổ (fuse) tối thiểu vào các đợt xung phong của bộ đội VM. Vào lúc 1620 , thiếu tá Kleiman và Guinard TĐT của TĐ 1 Korea và Muller của TĐ 43 đã quyết định rằng tàn quân của CĐ đủ mạnh để lập một chu vi phòng thủ và chuẩn bị bải thả (drop zone) đạn dược vì sắp hết.
Máy bay ném bom B-26 cũng đã giúp cũng cố tình hình, dù ko như ý. Khi B-26 tới, hai bên đã cài răng lược tại nhiều chỗ (hand-to-hand stage at many places) khi quân hai bên cách nhau vài mét. Khi bom và đạn từ trên đầu đổ xuống, quân hai bên đều nhìn lên trời ko biết cái chết sẽ đến vào lúc nào. 
Khi trời bắt đầu tối, quân Pháp biết rằng khó cầm cự (untenable). Trong khi áp lực của bộ binh VM giảm đi nhưng hỏa lực của cối vẫn nặng nề và chính xác. Phía Pháp, nhiều súng của Pháo đội 4 lại lần nữa yên lặng vì xạ thủ chết và gần hết đạn. Hơn 100 thương binh đang rên rỉ (moan) ở góc phía đông của đoàn xe, nơi mà BS Varme-Janville đang săn sóc họ trong một ô vuông nhỏ tạo bởi các xe tải lật ngửa (overturn) và một xe cứu thương; vị bs đã thao tác chuyên nghiệp với các y tá cũng bị thương trong khi họ chăm sóc thương binh; với các người bị thương lần nữa do đạn của VM vẫn tiếp tục đổ xuống. Cuối cùng, các băng-ca (stretcher) được đẩy dưới các xe tải để an toàn hơn dù chúng chỉ cách chiến tuyến chừng 20 mét (... they were only within 20 yards of the actual firing line. It was obviously that none of the severely wounded would survive the next day unless they were soon removed from the battle area). 

(Còn tiếp ở phần 2)

Rạng ngày 28/9/17 lúc 00:45 sáng .  
Nguồn : Street Without Joy từ trang 207-218 . 
CẬP NHẬT:
 Sách và phim liên quan đến trận đánh:
- Phim
a/ Phần mở đầu của phim: We Were Soldiers.
b/ Phim Go Tell the Spartans: https://www.bing.com/videos/search?view=detail&mid=4883AB28368F080B12C74883AB28368F080B12C7&shtp=GetUrl&shid=b546f646-f160-4eb4-a0f5-ec2cf023a73a&shtk=R28gVGVsbCBUaGUgU3BhcnRhbnMgKDE5Nzgp&shdk=R28gVGVsbCBUaGUgU3BhcnRhbnMgKDE5Nzgp&shhk=Q7saH9%2FkMVjvCfDtDXX7bVmj1fxw9lYeAOyGxUo90WE%3D&form=VDSHOT&shth=OSH.ow6Ug%252FDd6WSQccaIegpNpw
- Sách
a/ Street without Joy.
b/ Incident at Muc Wa, Daniel Ford.