Wednesday, April 14, 2021

 THẢM SÁT TẠI BAN MÊ THUỘT THÁNG 3/1975 .

. . .
"Tại chùa Khải Đoan ở Ban Mê Thuột quân đội CSBV đã tìm thấy một số lính VNCH trà trộn (mixed) với dân nạn nhân chiến cuộc (civilian refugee). Tất cả họ đã bị bắt. Các vị sư bị dẫn đến chợ, nơi mà họ được lịnh ngồi xuống cùng với với một đám đông đã bị bắt đây đó trong thành phố. Kế đó các cán bộ VC địa phương đã chỉ mặt các công chức và cảnh sát của chế độ Sài Gòn. Vào khoảng BA TRĂM NGƯỜI bị tách ra khỏi đám đông này và đưa về bên kia chợ để nghe một viên chức CSBV "lên lớp" và kết tội họ là tay sai (lackey) và gián điệp của Mỹ và kẻ thù của nhân dân. Tất cả bọn họ đã bị bắn chết (shot and killed).
Sau cuộc bắn giết này, gia đình của những ai được cho là cán bộ/viên chức chế độ Sài Gòn đã bị các vệ binh CSBV canh gác nghiêm nhặt và dẫn đi một khoảng cách ngắn khỏi thành phố. Một trong các vị sư của chùa Khải Đoan đã bám theo (follow) đoàn người này cho tới khi ông thấy vệ binh nổ súng vào họ. Những ai ko chết hay bị thương chạy vào rừng hai bên đường, trong đó có vị sư. Ông đã là một trong số ít người cuối cùng đã tới bờ biển và tìm đường về Sài Gòn.
Chú thích : vụ nổ súng này xảy ra tại BMT đã được mô tả khi tôi phỏng vấn một nhân chứng vào ngày 20/4/1976 tại Sài Gòn. Vì tôi nghĩ rằng y vẫn còn ở VN nên tên y ko thể tiết lộ.
----
Dịch từ trang 37 của quyển CERTAIN HISTORY: How Hanoi Won The War (Chiến thắng chắc chắn: Làm thế nào Hà Nội thắng trận) của Dennis Warner, người Úc từng được tạp chí TIME xếp vào một trong hai phóng viên về Việt Nam được ngưỡng mộ nhứt.

 Cha Tôi, Chết Không Cần Quan Tài


Đào Nam Hòa


Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7
Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.
Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!
Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về. Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về.
Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn.
Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột.
Còn hơn là gạo châu củi quế. Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh làm ruộng rau muống, một hình thức của kinh tế mới để giãn dân,. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg. 6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ, trồng khoai mỳ…
Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!
Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng, nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo giở gạch bông, gIở bớt tôn ngoài mái hiên, tôn trần nhà.. bán tiếp.
Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoại trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng. Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.
Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. ( Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.)
Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic!
Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông!
Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường, 2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.
Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.
Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ, có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.
Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi.
Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.
Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.
10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc.
Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:
-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.
Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:
- Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi.
Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!
Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận.
Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.
Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare vì Ông đã 74 tuổi. Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người. Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing. Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975! Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ông nói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi. Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa con còn ở lại.
Chị cả tôi viết thư qua có câu: “Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế… Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …” Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng! Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nghệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:
Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô Hoa, người của hội thiện nguyện, và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!. Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên Viet Nam.. Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối.
Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu. Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người! Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ (lương tối thiểu ) chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ. Cuối đời của một sĩ quan, từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh! Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:
- Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!
Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.
Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!
Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!

 HOÀNG KHỞI PHONG : ” HÀO PHÓNG, LÃNG MẠN, SÂU SẮC, THẲNG THẮN ”

Nguyễn Minh Nữu

Hoàng Khởi Phong. Đinh Cường vẽ

Cái giao tình quen biết giữa Hoàng Khởi Phong và tôi  đã hơn 40 năm, thân thiết như anh em ruột thịt và nhiều kỷ niệm mà kể lại giống như kể chuyện tiểu thuyết.

Hoàng Khởi Phong vừa về thăm lại vùng Hoa Thịnh Đốn, vào tháng 10 năm 2014. Đón tiếp ông là khá nhiều bạn hữu cũ từ ngày xưa như Trương Vũ, Đinh Cường, Đỗ Hùng, Đoàn Viết  Hoạt, Đặng Đình Khiết, Phùng Nguyễn, Phạm Cao Hoàng, Phạm Nhuận, Phương Thảo và tôi. Ngồi bên nhau kể chuyện ngày xưa, những kỷ niệm rào rạt trong lòng. Buổi tối, ngồi vào bàn viết, nhìn thấy tác phẩm Trăng Huyết của Anthony Grey và Nguyễn Ước, tôi bỗng muốn ghi lại vài kỷ niệm với Hoàng Khởi Phong.

Hồi đó  là năm 1971, tôi đang là người lính thuộc Sư Đoàn 23 bộ binh.  Chiến trận  vùng Tây Nguyện lan rộng và khốc liệt, đợn vị tôi hành quân lên Pleiku và đóng quân ở căn cứ Hàm Rồng, cách thành phố Pleiku khoảng 20 km. Căn cứ Hàm Rồng là hậu cứ của Trung Đoàn 47 thuộc Sư Đoàn 22.  Tối hôm đó,  Nguyễn Quang (bây giờ là nhà thơ Mai Quang  đang chủ trương trang Web Sông Dinh) rủ tôi tới  hậu cứ  của một Tiểu Đoàn, không nhớ tiểu đoàn mấy của Trung đoàn 47 để tìm gặp Thế Vũ, một người bạn văn nghệ. Lần đầu gặp nhau  chúng tôi ngồi gần như suốt đêm chuyện trò về đủ thứ trên đời.

Nửa đêm đầu là ngồi uống trà để thức nói chuyện và kế tiếp nửa đêm còn lại là vừa nói chuyện vừa lần lượt đi xả, còn nhớ hoài nụ cười mím chi của Nguyễn Quang khi gọi cái trà mà Thế Vũ đãi  là trà Thái Đức, nói lái lại là trà Thức …

Trong suốt thời gian đóng quân tại hậu cứ đó, tôi, Nguyễn Quang và Thế Vũ nhiều lần tụ hội chuyện trò. Có lần Thế Vũ nói cuối tuần này  nếu còn ở đây, tôi sẽ đưa các ông ra Pleku uống cà phê, một quán cà phê mới mở rất văn nghệ. Thế Vũ kể thêm, quán do hai ông nhà thơ hùn nhau mở để làm chỗ cho anh em văn nghệ tụ hội, hai ông đó là Mai Trung Tĩnh và Hoàng Khởi Phong. Cả hai đều là quân nhân, nên vụ mở quán này là chuyện làm thêm cho vui, quán sẽ có tên là Tay Trái.

Thế Vũ nhìn tôi và nói, “Tôi có nói với Hoàng KHởi Phong là có Nguyễn Minh Nữu đang hành quân ở đây nên anh Hoàng Khởi Phong nhắn  rủ ông cùng ra đó cho vui.”

Tôi vui vẻ nhận lời, vì cả Mai Trung Tĩnh  và Hoàng Khởi Phong đều là những người làm thơ nổi tiếng. Chất trữ tình của Lâu Đài Tình Ái   trong một bài thơ của Mai Trung Tĩnh được Trần Thiện Thanh phổ nhạc đang là một ca khúc mà người lính nào cũng thuộc, còn Hoàng Khởi Phong thì một tác phẩm thơ Mặt Trời Lên  vừa do Đại Nam Văn Hiến xuất bản cũng đang là để tài nóng để anh chị em trong văn nghệ bàn tán về tính cách phản chiến và nổi loạn. Cả hai thi sĩ ấy tôi đều mong có dịp làm quen.

Tiếc thay, cái hẹn  hồi năm 1971 đó không thực hiện được. Giữa tuần đó, đơn vị tôi rời căn cứ Hàm Rồng để lên Kon Tum, rồi  theo đơn vị di chuyển về Ban Mê Thuột, khi thì Quảng Đức, có lúc Phan Rang, cũng có lúc ghé Pleiku  vài ba ngày nhưng cũng chẳng biết Cà Phê Tay Trái ở đâu để mà ghé lại…

Cho đến đầu năm 1973, khi đang tạm dừng dưỡng quân tại Pleiku, buổi tối tôi cùng đám bạn xuống phố, có cà phê., có rượu, và có cả quậy phá nữa, nửa đêm trên đường lái xe về đơn vị thì bị Quân Cảnh chặn lại và tống giam vào Đồn Quân Cảnh Pleiku.

Sáng hôm sau, cả đám bị lôi dậy tập họp trước sân chờ nghe lệnh, ba thằng bạn cùng đi  được gọi lên, cảnh cáo và thả cho về đơn vị, còn tôi được lệnh chờ trình diện Trưởng Đồn.  Tôi hỏi viên Sĩ Quan Trực tại sao vậy, vì trong đám bốn thằng cùng đi chung, tôi là thằng …vô tội nhất. Tôi không lái xe, không quậy phá, cập bậc cũng nhỏ nhất  sao tôi phải trình diện Trưởng Đồn?  Viên Sĩ Quan Trực lắc đầu không trả lời mà quay qua giải quyết những trường hợp khác.

Tôi ngồi chờ  tới 10 giờ sáng  mới dược gọi vào trình diện Trưởng Đồn. Sau khi trình diện đầy đủ tên họ số quân, Ông Đại Úy Trưởng Đồn Quân Cảnh Pleiku ngước nhìn tôi, đôi mắt nheo nheo và hỏi:

-Cậu biết tôi là ai không ?

– Dạ biết

-Tôi là ai?

-Đại Úy là Trưởng Đồn Quân Cảnh.

Ông Đại Úy Trưởng Đồn mặt khó đăm đăm đó  bỗng bật cười:

-Mẹ, vậy mà nói biết. Tớ là Hoàng Khởi Phong.

-Trời.

Ông ta gọi ra ngoài cửa, có bạn nào ngoài đó không, xuống câu lạc bộ lấy cho tôi hai ly cà phê đá…

Buổi trưa đó, một tờ giấy gửi về đơn vị của tôi báo tin tôi vi phạm quân phong quân kỷ và bị tạm giam tại Đồn Quân Cảnh Pleku 7 ngày. Sau khi ký tờ giấy và chuyển qua cho văn thư gửi đi,  Hoàng Khởi Phong quay qua tôi vui vẻ, trưa nay tôi dắt cậu đi ăn cơm Tàu, nhà hàng này mới mở ngon lắm, lát gọi Thái Tăng An ra ăn chung luôn. Thái tăng An là hoa sĩ  vẽ rất đẹp, hiện nay định cư tại Hòa Lan.

Hào Phóng, Lãng Mạn, Sâu Sắc và Thẳng Thắn là những đặc điểm của Hoàng Khởi Phong. Bốn đặc tính đó trộn lẫn vào nhau tạo nên một phong cách đặc biệt  riêng tư của Hoàng Khởi Phong  mà bất cứ ai khi đã quen với ông đều thấy không thể trộn lẫn với bất cứ ai.

Cuộc chiến rồi đã tàn, chúng tôi không gặp nhau suốt mấy chục năm trời  cho tới khi tôi định cư tại Hoa Kỳ năm 1995.

Lúc đó , nhà thơ Hoàng Khởi Phong đã không còn làm thơ nữa.  Ông đã sống ở Hoa Kỳ hơn hai mươi năm, đã làm công nhân bán xăng, đã làm thợ tiện, đã làm cộng tác viên báo chí, đã làm chủ nhiệm tạp chí Văn Học và đã xuất bản hàng chục tác phẩm giá trị.

Sau tập thơ đầu tiên xuất bản trên đất Mỹ là  Tuyển tập thi ca 1975-1977  in chung 8 nhà thơ do nhà xuất bản Bố Cái  in năm 1978. Hoàng Khởi Phong đã không làm thơ nữa và những bài viết của ông về những ngày cuối của miền Nam là  Hồi ký ngày N+   đã tạo cho ông một vị trí khác trong dòng văn học Việt Nam Hải Ngoại.  Liên tiếp sau đó là các tập truyện ngắn, cho tới khi chúng tôi gặp lại nhau là ông vừa cho in xong  phần đầu của bộ trường thiên tiểu thuyết  Người Trăm Năm Cũ.

Khi hai cuốn 1 và 2 của bộ trường thiên Người Trăm Năm Cũ  in xong , Giang Hữu Tuyên và tôi đã tổ chức một buổi ra mắt sách tại nhà hàng Saigon House với hơn 300 người tham dự. Lần đó  số lượng sách mà Hoàng Khởi Phong đem từ Cali lên  đã bán hết sạch, sau đó Hoàng Khởi Phong về lại Cali và phải gửi tiếp sách lên để bán tại vùng  Hoa Thịnh Đốn.

Hai năm sau, khoảng năm 2004 tôi về Cali chơi và ở tại nhà Hoàng Khởi Phong. Lần đó anh đưa tôi một bộ sách khác, cũng hai cuốn, đó là cuốn  Trăng Huyết   của Anthony Grey và Nguyễn Ước. Đây là một tác phẩm lạ, vì nó là một tác phẩm có sẵn và hoàn chỉnh của một nhà văn Anh là Anthony Grey, tựa đề  Saigon   dày hơn 800 trang, khi đến tay Nguyễn Ước, lúc đó là một thuyền nhân vượt biên còn đang ở tại đảo Galang, tác phẩm được viết thêm tới 400 trăm trang nữa, và như anh tôi, Giáo Sư Nguyễn Minh Diễm viết lời giới thiệu như sau:

“Năm 1982, một nhà báo Anh từng làm việc và trải qua tù đày tại Trung Quốc nhưng chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam tên là Anthony Grey xuất bản cuốn tiểu thuyết SAIGON dày gần 800 trang khổ lớn (bản in của Nxb Little, Brown and Company-Boston-Toronto năm 1982 dày 787 trang kể cả bạt). Có thể nói Saigon trước hết là một tiểu thuyết lịch sử, vì nó dựa trên những sự kiện có thật, những diễn biến có thật, nhiều nhân vật có thật và các tình tiết của truyện trải dài theo dòng chảy của 50 năm lịch sử Việt Nam, từ 1925 đến 1975. Nó còn mang ý nghĩa lịch sử hơn khi mà để xây dựng tác phẩm, Anthony Grey đã phải bỏ ra suốt ba năm nghiên cứu sách vở tại các thư viện và thư khố ở Paris, Luân đôn, Washington D.C. và đại học Harvard. Ông đã tham khảo vài trăm cuốn sách và hàng ngàn tài liệu liên quan đến Việt Nam. Ông cũng từng gặp, trao đổi và xin ý kiến của các sử gia, nhà nghiên cứu và nhà báo nổi tiếng thế giới về những vấn đề của Việt Nam. Trong đó, có chuyên gia về Việt Nam trước thế chiến thứ hai Virginia Thompson; chuyên gia về Điện Biên Phủ Jules Roy, nhà nghiên cứu Mặt Trận Giải phóng Miền Nam Douglas Pike, tiểu thuyết gia Frank Snepp và nhiều người khác nữa, kể cả các chuyên gia về tình báo và quân sự ở Đông Nam Á. Tinh thần và cung cách làm việc như thế cho thấy tham vọng của Grey là dựng lại cả một giai đoạn lịch sử của Việt Nam như một tổng hợp, như một bức tranh toàn cảnh. Chính vì tinh thần làm việc nghiêm túc như thế mà Saigon đã được dùng như tài liệu giảng dạy về hai cuộc chiến Đông Dương cũng như lịch sử Việt Nam cho sinh viên sĩ quan Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis. Tác phẩm cũng đựơc dịch từng phần để làm sách tham khảo cho sinh viên sĩ quan của Học viện Quân sự Hà Nội, theo bức thư Anthony Grey viết cho Nguyễn Ước được in lại ở cuối sách.

Nhưng trước hết, Saigon là một tiểu thuyết, cho dù nó có bám sát lịch sử đến đâu, và Anthony Grey khi viết cuốn truyện dài này đã có một mục đích rõ rệt, như ông xác nhận sau đó, là mang đến sự hoà giải, để “góp phần hàn gắn những vết thương khủng khiếp và những đau khổ mà người dân ở mọi phía trong xứ sở Việt Nam vốn đã bị tả tơi vì một cuộc chiến quá dài, dài hơn của bất cứ xứ sở nào”. Chính vì hoài bão mục đích ấy, mà các nhân vật trong Saigon đều được Anhony Grey cho một sức sống mãnh liệt, kiên quyết và có phần cực đoan, mê mị, lúc yêu đương cũng như lúc thù hận, lúc sống, cũng như lúc chết. Nếu coi Saigon là một sân khấu, thì những con người mà Anthony Grey tạo ra và đưa lên sàn diễn đều đã sống hết mình, hoạt động hết năng lực và không nghỉ ngơi trước khi rời khỏi ánh đèn. Những tính cách mạnh mẽ, năng động và cực đoan ấy của nhân vật có thể là do bản tính cá nhân, có thể là do hoàn cảnh hun đúc, mà cũng có thể là do một thế lực nào đó cố tình huấn luyện để sử dụng, nhưng nhất định chúng là nguồn gốc sâu xa của tấn bi kịch kéo dài quá lâu nơi đất nước Việt Nam, và khiến dân tộc chúng ta đã phải trả một giá quá đắt.

Tuy nhiên, dù Anthony Grey tài ba cách nào thì ông cũng vẫn là một người phương Tây từ ngoài nhìn vào đất nước Việt Nam, ông có tài giỏi cách mấy thì ông vẫn không thể nhập vai người Việt Nam, và khung cảnh sống cũng như các nhân vật ông tạo ra vẫn không tránh khỏi có phần khập khiễng, lạc loài dưới con mắt phân tích của độc giả người Việt vì họ chỉ là “người Việt gốc ngoại”, được xây dựng từ kiến thức, sách vở về đất nước, con người cũng như lịch sử và văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, giống như công chúa ngủ trong rừng, Saigon đã gặp Nguyễn Ước, để khung cảnh và các nhân vật của nó được thổi một luồng sinh khí Việt Nam để chúng được tái đầu thai. Nguyễn Ước đã làm một công việc chưa từng có là viết thêm vào một cuốn tiểu thuyết đã xuất bản và đang lưu hành. Từ trên 800 trang của Saigon, ông đã viết thêm khoảng 1/3 nữa để thành trường thiên tiểu thuyết TRĂNG HUYẾT dài hơn 1200 trang (Bản in của nhà xuất bản Nhân Văn, Canada năm 2004 gồm hai cuốn cùng khổ với Saigon, dày 621 trang và 645 trang). Mặc dù giữ nguyên bố cục của Saigon với tám phần, bắt đầu từ năm 1925 đời vua Khải Định, cho đến cuối tháng Tư năm 1975, Nguyễn Ước đã “viết chêm vào, khi thì trọn một chương, khi thì vài đoạn nghĩ tưởng, vài lời đối thoại, nhiều nhân vật phụ, v.v. để chính đính, minh hoạ; đào sâu tâm lý của các nhân vật người Việt, bổ túc nhiều chi tiết về hoàn cảnh chính trị, khuynh hướng cách mạng bản địa và thời đại, sự kiện lịch sử, nghi lễ cung đình, phong cảnh, nếp nghĩ, tục lệ và văn hoá dân tộc, v.v.” và điều mà ông “chủ tâm hơn cả là cố gắng để nói lên Việt tính của nhân vật và sự kiện, đồng thời trình bày sao cho hợp với cảm quan của độc giả người Việt”.

Chính trong ý nghĩa ấy, có thể nói là Nguyễn Ước đã góp phần sáng tạo các nhân vật, và cả khung cảnh sinh hoạt nữa để họ trở thành những người Việt Nam, sống trong xã hội Việt Nam với những nét văn hoá đặc thù và nhờ thế mà độc giả người Việt chúng ta có thể buồn vui theo họ. Nguyễn Ước quả nhiên cũng là một tác giả, và điều độc đáo đã được thực hiện: một tác phẩm tổng hợp của hai người chưa bao giờ gặp nhau, hoàn thành phần nọ cách phần kia hơn 20 năm đã ra đời như một tổng hợp của kiến thức, tài năng và cảm tính.”

Hoàng Khởi Phong nói với tôi về quyển sách này:

   – Anh cho rằng đây là tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam hay nhất từ trước tới nay, tác giả cuốn này là Nguyễn Ước đang có một số trở lực nên không thể tự xuất bản được, hai bản in mà anh đang cầm đây  là hai bản Nguyễn Ước lấy từ nhà in,  đây là 2 trong tổng số 10 cuốn Nguyễn Ước lấy lén từ nhà in. Những bất đồng giữa Nguyễn Ước với nhà in đã không giải quyết được, và Nguyễn Ước thực sự cần tìm một người có thể giúp Nguyễn Ước in tác phẩm này. Em hãy đọc, và nếu được, hãy giúp Nguyễn Ước.

Trên máy bay đi từ Cali về Washington DC, tôi đã đọc một phần   Trăng Huyết , và thấy rõ là bị cuốn hút về nội dung tác phẩm này đúng như lời Hoàng Khởi Phong nói, và sau đó ông ghi lại trong phần Bạt của tác phẩm  Trăng Huyết   khi tôi xuất bản mấy tháng về sau:

“Là một nhà văn tự học qua trường đời và qua các tác phẩm của những nhà văn đi trước, tôi không học Anthony Grey cách hành văn. Nhưng tôi học được trong tác phẩm Saigon rất nhiều điều về cách sử dụng những chi tiết lịch sử cho một cuốn tiểu thuyết lớn, bao trùm một không gian rộng gồm những biến động xẩy ra tại nhiều quốc gia và trải một thời gian dài suốt hơn nửa thế kỷ.

Sau cùng tôi muốn nói tới những đóng góp của Nguyễn Ước trong Trăng Huyết. Kể từ khi văn học Việt Nam chuyển từ văn chương Hán Nôm sang văn chương quốc ngữ đã được hơn một thế kỷ. Trong thời kỳ văn học mới ấy, văn chương Việt Nam, bằng những bản dịch, đã tiếp nhận rất nhiều tác phẩm của các nền văn học khác. Một trong những người tiên phong trong việc phỏng dịch các tác phẩm ngoại quốc có thể kể đến Hồ Biểu Chánh. Một số truyện của tác giả này là những phó bản của các tác phẩm viết bởi các nhà văn Pháp của thế kỷ 19. Ðiều đáng nói là Hồ Biểu Chánh không hề ghi chú rằng ông đã mượn cốt truyện của các tác giả ngoại quốc để chuyển đổi câu chuyện cho phù hợp với đời sống của người Việt ở trên đất Việt. Thời của Hồ Biểu Chánh là giai đoạn đầu của văn chương quốc ngữ. Cũng phải nói ngay là ông có công giúp cho các độc giả người Việt không có khả năng đọc tác phẩm ngoại quốc, có thể cảm nhận được các tác phẩm ấy. Sau Hồ Biểu Chánh một vài thập niên, cũng có một vài tiểu thuyết gia chuyên phóng tác các truyện ngoại quốc, vì nhu cầu của người đọc càng ngày càng tăng, tuy nhiên các cuốn sách này được ghi rõ là phóng tác, và phần lớn nhằm để giải trí cho người đọc hơn là những tác phẩm văn học. Sau cùng là những tác phẩm văn học được dịch đầy đủ với toàn bộ câu chuyện, đã giúp cho người đọc ở Việt Nam tiếp cận thật sự với nền văn học của các nước khác.

Tác phẩm Saigon của Anthoney Grey được hoàn tất năm 1982, với chiều dầy khoảng bẩy trăm trang, khi được Nguyễn Ước tiếp cận vào năm 2000 đã trở thành một cuốn tiểu thuyết khác, với một cái tên khác, là Trăng Huyết, có chiều dầy hơn một ngàn trang và khổ sách cũng lớn hơn. Ðể hình thành Trăng Huyết, bản thân Nguyễn Ước, theo như ông kể lại ở phần Tái bút, cũng bỏ ra nhiều năm trời sưu tầm, kiểm tra các tài liệu lịch sử và tham quan các địa điểm được dùng làm bối cảnh cho câu chuyện.

Nơi bìa trước của cuốn Trăng Huyết, người đọc nhận thấy hai tên tác giả Anthony Grey và Nguyễn Ước được đặt cùng một hàng. Trong các trang đầu của cuốn sách người đọc bắt gặp lá thư của Anthony Grey gửi cho độc giả của Trăng Huyết; ông viết không phải với tư cách của một tác giả cho phép dịch tác phẩm của mình sang một ngôn ngữ khác, mà là đồng thuận việc Nguyễn Ước cùng đứng tên với ông làm đồng tác giả của cuốn Trăng Huyết, bởi vì Trăng Huyết đã có những đóng góp đáng kể của Nguyễn Ước đến độ Anthony Grey không thể phủ nhận những đóng góp ấy.

Khi so sánh hai cuốn sách, người đọc có thể thấy trong khoảng bốn trăm trang đóng góp của Nguyễn Ước là những bổ túc cần thiết cho nguyên bản Saigon, bởi vì sau hai chục năm tác phẩm này hoàn thành, đã có những tư liệu mới được các văn khố Pháp, Mỹ, Nga, Hoa cho công bố. Ðiều đặc biệt là những gì Nguyễn Ước đóng góp đã đan chặt lại với nguyên bản, như là một tấm lụa được dệt nguyên thủy, chứ không phải là một miếng vải khác đắp vào một tấm lụa bị hư hỏng vài đoạn. Trong Trăng Huyết có những đoạn được viết thêm vào trong các chương, hơn thế nữa Nguyễn Ước đã dựng thêm một số nhân vật, cũng như đôi khi đã viết hẳn một chương.

Ðiều thứ hai mà tôi bắt gặp trong tác phẩm này chính là chất văn chương trong toàn tác phẩm, dù được viết bởi nguyên bản Saigon của Anthony Grey, hay là bản dịch và sự đóng góp thêm vào trong Trăng Huyết của Nguyễn Ước. Cả hai tác giả này đã cho người đọc thấy cách sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời trong toàn cuốn sách. Với hơn 1000 trang sách của bộ tiểu thuyết Trăng Huyết, Anthony Grey và Nguyễn Ước đã làm được một kỳ công trước đó hầu như chưa một cuốn sách nào đáp ứng được, là gói trọn lịch sử và chiến tranh Việt Nam cận đại của năm chục năm từ 1925 cho tới 1975. Tất cả những biến động lớn nhất xẩy ra cho Việt Nam trong nửa thế kỷ này, được ngòi bút tài ba, và tấm lòng ngùn ngụt của hai nhà văn này đúc lại thành một tác phẩm mà bất cứ ai quan tâm tới Việt Nam đều nên đọc.

Sau cùng tôi muốn nói về Trăng Huyết và những gì tôi học được ở Saigon của Anthony Grey qua Trăng Huyết với sự đóng góp của Nguyễn Ước là những bài học quý giá cho một nhà văn không được đào tạo bởi trường ốc. Tôi chân thành ngưỡng mộ và cám ơn cả hai tác giả đã cho tôi đọc lịch sử cận đại của nước tôi, trong một cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh Việt Nam.”

Tác phẩm  Trăng Huyết   ấn bản đầu tiên do Kiến Văn Thời Đại xuất bản năm 2005 với lời giới thiệu của Nguyễn Minh Diễm, bạt của Hoàng Khời Phong và phần phỏng vấn của Ngô Vương Toại, bìa của Nguyễn Trọng Khôi đã được thực hiện khởi đầu là như thế.

Buổi trưa, sau buổi cơm hội ngộ với nhau, nhìn Hoàng Khởi Phong nhanh nhẹn bước ra ngoài sân và rút điếu thuốc hút, Đinh Cường nhìn tôi gật gù , “Ở cái tuổi của Hoàng Khởi Phong mà nhanh nhẹn như ông ta thật là quá quý”. Bài viết này cũng trong tinh thần đó, tôi muốn gửi tới anh Hoàng Khởi Phong một lời khen ngợi về sức làm việc bền bỉ, hăng say trong văn học, những nhận định của anh về mọi vấn đề  rất minh triết và rõ ràng, và vui hơn khi ở tuổi 70 mà sức khỏe vẫn như thời trai tráng.  Chúc mừng anh khi biết  Người Trăm Năm Cũ  đang dược viết những chương sau chót  để trở thành bộ Trường Thiên Tiểu Thuyết Lịch Sử có khoảng thời gian trong truyện dài nhất: TRĂM NĂM.

Virginia, tháng 11. 2014

Nguyễn Minh Nữu

source : Phố Văn Blog / Nguyễn Xuân Thiệp ( Hoa Kỳ)

Thông tin mới (vì nhiều người chưa biết) về giải pháp cắt đất của tướng Serong--dẫn đến sụp đổ của VNCH.


- Tính già hóa non hay người tính ko bằng Trời tính. 

- Dù đang ở sức cùng lực kiệt (clutching at straws), ông Thiệu vẫn trì hoãn việc đi trước một bước, vì ông biết trước những hậu quả chính trị gây chấn thương khi bỏ nhiều dân và lãnh thổ như vậy đối với phần còn lại của VN.


Nguồn: sách Certain Victory: How Hanoi Won The War.

. . .

Một số người ngày càng gia tăng, bao gồm thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đã sẵn sàng một điều gì giống như giải pháp Lào (nghĩa là trung lập hóa--người dịch), hay giải pháp tương tự cho Việt Nam.

Bên cạnh một hồ tắm trong vắt như thủy tinh, trong một biệt thự sơn trắng ko xa phủ tổng thống VNCH, giải pháp dự phòng (contingency solution) này đã được nghiên cứu trước đó vài tháng. Tác giả của nó là một trong những người xuất sắc (remarkable) đã từng sống trong bóng tối của chiến tranh Việt Nam--đó là Ted Serong, một thiếu tướng (brigadier) hồi hưu, một thời từng là chỉ huy Toán Huấn Luyện Lục Quân Úc tại VN, sau đó được Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) thuê để thành lập lực lượng cảnh sát dã chiến (police field force) VNCH, sau đó là tư vấn cho RAND (một định chế phi lợi nhuận của Mỹ nhằm giúp các lãnh đạo trên thế giới quyết định chánh sách bằng cách thông qua khảo sát và phân tích với 1950 nhân viên mà 54/100 có học vị tiến sĩ (doctorate), hoạt động tại 50 quốc gia, nói được 75 ngôn ngữ--ng dịch), và bây giờ là một cố vấn độc lập cho chính phủ VN. Ông đã họp với một nhóm nhỏ các viên chức cao cấp của VN để nghĩ điều ko ai nghĩ tới (unthinkable). Điều mà họ đã nghĩ là Nam VN nên bỏ (abandon) vùng Cao Nguyên (Highlands) và miền Trung (Central Vietnam) trong một cố gắng, tốt nhứt (preferably) bằng thương thuyết, nhưng, nếu ko được, sẽ bằng lực lượng quân sự (force of arms), để bảo vệ phần còn lại. Serong là một người can đảm, sáng chói, thái độ kẻ cả (patronizing) và được thông tin đầy đủ (well informed), với một cái tôi hay bản ngã phù hợp (matching ego). Tường trình mới nhứt của ông đã gửi đến chính phủ. "Tôi đã đề nghị", ông viết, "rằng VN nên tự lập một hạn chót (deadline) để dựa vào ngày đó mà ra một quyết định chiến lược quan trọng-ngày 14 tháng Hai 1975, hai tuần lễ kể từ hôm nay. Nếu vào ngày đó 300 triệu đô* ko được giải ngân (granted) (số tiền này đã được Quốc hội Mỹ đồng ý nhưng chưa chuyển giao cho VN), hay nếu chỉ giải ngân một phần, hay nếu bị trói buộc bởi những điều kiện ko khả thi (tied to unworkable strings), chúng ta sẽ triển khai quyết định cắt bỏ (ampute) Quân khu 1".

Ông Serong đã khuyến cáo rằng nên bỏ Huế và Đà Nẳng và những vùng khác, bao gồm phần lớn Cao Nguyên Trung Phần (Central Highlands). Ông đã dự kiến rằng quyết định này vừa là một chiến dịch quân sự để thu hẹp hay rút ngắn tuyến phòng thủ (shorten lines) và cũng là cơ sở để cho các thương thuyết mới. Bảy của 13 sư đoàn chánh qui của chánh phủ VNCH chỉ bảo vệ 1/6 dân số, và kinh tế vùng này chỉ bằng 1/6 của cả nước. Sức mạnh của quân CSBV, tại hai quân khu này, hay tại Lào, hay tại Bắc VN, khiến chúng ta khó bảo vệ các quân khu này trừ phi việc tiếp liệu đạn dược đầy đủ được bảo đảm nhưng chúng ta đã ko bảo đảm (được điều đó).

Những thương thuyết cho biên giới mới này, ông đã tin rằng, nên dựa vào đề nghị đầu tiên của chánh phủ VN là chọn vĩ tuyến thứ 15, ngay phía nam thành phố Quảng Ngải. Nếu điều này ko được đối phương chấp nhận, và dễ thấy điều này sẽ xảy ra, chính phủ nên chuẩn bị thương thuyết lại và chọn vĩ tuyến 13, ngay phía bắc Ban Mê Thuột, một đường sẽ cắt Nam VN làm hai phần gần bằng nhau, xem bản đồ 1. Hấp dẫn, và cực kỳ quan trọng, phần của kế hoạch của Serong là cuộc thương thuyết để cắt đất nên thực hiện với Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam VN (CPCMLT, gọi tắt theo tiếng Anh là PRG), chứ ko phải với Hà Nội, một quan điểm sẽ chấm dứt một cách trớ triu (ironically) mọi cơ may mà Nam VN có thể có trong giai đoạn hoàng hôn (twilight) của sự hiện hữu của họ trước khi bị Bắc VN xóa bỏ. Vì một trong những lý do khiến Hà Nội đẩy mạnh (accelerated) cuộc tấn công sau khi vùng Cao Nguyên bị sụp đổ là để tránh dính dáng với các thương thuyết có thể dẫn đến một vai trò nào đó cho CPCMLT.

                                 



TRƯỚC ngày 5/2/1975 khá lâu, CP Sài Gòn đã nghiên cứu NHIỀU kế hoạch dự phòng để bỏ Quân khu 1 và 2, bao gồm miền Trung và Cao Nguyên, nhưng thời điểm và phương pháp chưa được giải quyết. Ông Thiệu thì giữ chặt mọi điều động quân sự, và bộ TTM đã thấy rõ (emasculate) rằng họ thiếu khả năng hay phương tiện (machinery) để đảm nhận một loại kế hoạch như thế và cũng ko nhận một chỉ thị nào từ ông Thiệu để thực hiện điều này. Cũng có một miễn cưỡng (reluctance) tự nhiên từ ông Thiệu khi để cho chính phủ cách mạng lâm thời, chưa kể Bắc VN, một cái gì mà ko được cái gì đó từ đối phương. Dù đang ở sức cùng lực kiệt (clutching at straws), ông Thiệu vẫn trì hoãn việc đi trước một bước, vì ông biết trước (well aware) những hậu quả chính trị gây chấn thương (traumatic political consequences) khi bỏ nhiều dân và lãnh thổ như vậy đối với phần còn lại của VN.

. . .

Sài Gòn hiện nay đã nhận dạng BỐN sư đoàn CSBV tại Cao Nguyên. Họ được bảo vệ mạnh mẽ bởi súng phòng không, nhưng trong sự vội vã để khai thác chiến thắng ban đầu tại BMT họ ko cần ngụy trang (concealment) nữa. Hàng đoàn xe tăng và xe tải trên các con đường mới, họ là mục tiêu lý tưởng cho B-52. Nhiều kẻ trong bọn họ từng nghĩ rằng B-52 sẽ đến.

Tuy nhiên, vào ngày 13/3, Sài Gòn thấy rõ rằng mọi mưu toan tái chiếm BMT đã thất bại (failed). "Thông tin này đã gây sốc tức thời cho Sài Gòn", theo tướng Serong. "Một nhóm các tướng đã đe dọa (threatened) Thiệu rằng nếu ông ấy KHÔNG nhanh chóng ra lịnh việc thực hiện kế hoạch bỏ QK 1 và QK 2 (miền Trung và Cao Nguyên) họ sẽ lật đổ (remove) ông*. Ông ta đã tuân thủ, với một nhanh chóng đầy tai họa (disastrous alacrity)".--trang 38 của sách.

Vào ngày 13/3 ông Thiệu đã gặp bốn tư lịnh QK tại Sài Gòn. Họ đều ngạc nhiên với tính cơ động (mobility) của bắc VN, nó lớn hơn nhiều so với mong đợi. Trong cuộc họp ông Thiệu ko đưa ra cảnh báo trực tiếp rằng ông đã có ý bỏ Cao Nguyên, nhưng ông nói với tướng Trưởng, tư lịnh QK 1, rằng ông muốn rút sư đoàn Dù (đang ở Thường Đức, bên ngoài Đà Nẳng), để sư đoàn TQLC từ Quảng Trị vào đó trám chỗ. Trước ý kiến này, Trưởng cũng như các tư lịnh khác, rất bi quan về tình hình của QK mình.

. . .

* Kế hoạch của Serong đã gây ngạc nhiên cho một cựu thành viên của bộ TTM khi ông này đọc nó. Y chẳng những ko biết gì về một đe dọa đảo chánh nhưng, tính tới 12/3, đã làm việc theo lịnh của ông Thiệu để mở cuộc phản công."

(còn tiếp)

Dịch từ trang 13, 14, và 18 của quyển Certain Victory: How Hanoi Won The War của Dennis Warner.

Các bản đồ trên đây lấy từ quyển Decent Interval của Frank Snepp, trưởng nhóm phân tích chiến lược của CIA tại VN.

=============

PHẦN ĐỌC THÊM: 

VIỆT NAM CẦU VIỆN NHƯNG THẤT BẠI HOÀN TOÀN . 

. . . 

Trong tháng hai 1975, ông Trần văn Lắm, CT của thượng Viện VNCH, từng là ngoại trưởng khi ký vào hòa đàm Paris, đã đến Washington để thuyết phục nước Mỹ thêm viện trợ cho Nam Việt Nam mà nước này đang rất cần một cách tuyệt vọng (desperately) để có cơ may sống còn nhờ bên ngoài (outside chance of surviving) .

                            


Trong khi Lắm đến nước Mỹ , tướng Dũng đang đi trên đường mòn HCM để tới Ban Mê Thuột và trong khi Dũng đưa tăng và súng đại bác của ông vào vị trí, Lắm lại bị đánh gục (shot down) bởi những chiến sĩ của đồi Capitol (ám chỉ các thành viên của Quốc Hội Mỹ--ng dịch) vì họ đã ko nghe ông và làm cho ông tan vỡ ảo tưởng (disillusioned) nơi họ.

"Chỉ sáu năm trước đây, Chiến tranh VN đã đòi hỏi sự tham chiến của gần 600.000 lính Mỹ và một chi tiêu hàng năm là 30 tỉ đô", Lắm dẫn chứng hay biện luận tại Washington. "30 tỉ đô mỗi năm, nghĩa là gần 100 triệu đô mỗi ngày. Trong khi đó, sự gia tăng 300 triệu đô mà chúng tôi yêu cầu cho một năm tài khóa ko có vẻ gì quá đáng (exorbitant), nếu (viện trợ) đó giúp chúng tôi thỏa mãn yêu cầu."

Quốc Hội Mỹ đã ko cho phép điều đó. Lắm đã gặp phó TT Rockefeller, John Sparkman - chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện, và John McClellan, chủ tịch Ủy ban Ngân sách (Appropriation committee), và Hubert Humphrey. TNS Mike Mansfield và vài người thì quá bận. "Tôi đã có cảm tưởng rằng có một sự trả thù (revanche) của lập pháp đối với ngành pháp", Lắm đã nói với tôi khi về nước. "Những gì hành pháp nói lập pháp ko muốn chấp thuận, ngay cả những ai trong đảng của TT. Nước Mỹ đã quá lún sâu trong những vấn đề nội bộ của họ khiến họ ko muốn lo cho VN nữa. Mọi người đều quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để giảm lạm phát và thất nghiệp và làm thế nào để có dầu hỏa." (Thời gian này các nước Á rập đã cấm vận dầu hỏa (oil embargo) gây khó khăn cho Mỹ--ng dịch).

Các thành viên Quốc hội đã nói với ông rằng Nam VN ko chiến đấu giỏi. Tôi nói, "Chúng tôi đã chiến đấu giỏi trong năm 1968 và 1972 và bây giờ cũng là những người đó", Lắm nhớ lại. "Họ đã giữ thành phố An Lộc từ 1972 đến giờ. Quân CSBV có đạn đại bác nhiều gấp 10 lần chúng tôi. Nếu người lính chúng tôi có 10 viên đạn và biết rằng họ sẽ có thêm 10 viên khác khi cần, thì họ sẽ chiến đấu. Nhưng, khi người lính ko còn đạn, ko còn trang bị, ko còn phương tiện chuyển vận, tất yếu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của họ."

Lắm trở về SG đầu tháng Ba, đúng lúc tướng Dũng đang chuẩn bị bắn những phát súng đầu tiên (vào BMT). Thông điệp của ông là nếu Nam VN ko có 300 triệu đô mà họ đang cần, họ sẽ ko có viện trợ gì hết trong năm tài khóa 1975-76.

Thiệu vẫn đang tiếp nhận sự thất bại khủng khiếp về tình báo sau khi BMT mất (ý nói VNCH đã bị CSBV đánh lừa khi dồn quân bảo vệ Pleiku và Kontum trong khi lực lượng bảo vệ BMT chỉ có 2 TĐ của TrĐ 53 của SĐ 23 BB --ng dịch). Không như Phước Long chỉ do địa phương bảo vệ (chỉ sau khi bị tấn công mới được tiếp viện bởi một TĐ bộ binh, ba ĐĐ Trinh sát, 2 đại đội Biệt Cách Dù -- ng dịch), BMT là nơi đặt BTL của một SĐ. Sự mất mát này là một cú đấm lớn. Thiệu đã chiến đấu với THỜI GIAN, ngăn chận (withhold) mọi tin tức về BMT thất thủ trong khi đang tập họp đủ lực lượng để phản công và phương tiện để đưa binh sĩ tới đó. Nhưng do có NỘI TUYẾN trong QLVNCH nên Dũng BIẾT TRƯỚC mọi cuộc điều quân. Tại HN, Giáp luôn có mặt ở đầu dây điện tín (telegraph). Riêng Dũng điều quân bằng máy truyền tin (radio) và điện thoại hữu tuyến. (Khi dùng máy truyền tin, bên gửi và bên nhận phải dùng đặc lịnh truyền tin, mọi thứ đều phải mã hóa để đối phương có nghe được cũng ko biết ý nghĩa. Phe VNCH chỉ dùng máy truyền tin như ANPRC-25 giữa các đơn vị nhỏ, các đơn vị lớn dùng điện tín như kể ở trên, ko dùng điện thoại hữu tuyến ---ng dịch) để báo cho Dũng nơi nào mà quân tiếp viện VNCH sẽ được gửi tới và quân số là bao nhiêu. (Theo báo chí của CSBV, họ đã gài một người cấp bậc trung sĩ làm tại VP của ĐT Cao văn Viên: mọi cuộc điều quân của VNCH đều được y báo cho điệp viên Phạm Xuân Ẩn để chuyển ra HN và sau đó Giáp báo lại cho Dũng-- ng dịch).

. . . 

(Còn tiếp) 

Dịch từ sách CERTAIN VICTORY của Denis Warner, trang 33-34.

===================

Những con số biết nói

- Chiến trường quyết định bởi quân nhu .

. . .

Vào tháng 2/1975, sự lạc quan chính thức đã từng phổ biến tại Saigon một năm trước, và chỉ im tiếng một cách tương đối trong tháng 12/1974, đã trở thành bi quan xám xịt. Với thời khắc nghiêm trọng (crunch) đang đến, CP Mỹ, lạnh lùng (coldly) và bình tỉnh, dưới áp lực ko thể chống đỡ từ đảng Dân Chủ trong quốc hội đã xa rời (walk away) cam kết của Nixon. Trong tài khóa (fiscal year) 1972-73, Nam VN đã nhận 2,167 tỉ đô quân viện từ Mỹ. Trong TK 1973-74 con số này chỉ còn 964 triệu. Trong TK 1974-75, quân viện của LX cho Bắc VN TĂNG BỐN LẦN, trong khi Nam VN chỉ nhận 700 triệu từ một quốc hội Mỹ đầy ác cảm, sau khi họ đã cắt giảm 900 triệu từ con số yêu cầu* bởi tòa đại sứ Mỹ ở Saigon. (Giá dầu gia tăng gấp BỐN LẦN sau chiến tranh Á Rập - Do Thái và những gia tăng tương tự do lạm phát trong giá của chiến cụ đã tạo ra một cắt giảm đến 80/100 quân viện của Mỹ) . . . Ngay cả CSBV không tổng tấn công, kể từ tháng 2/75, Nam VN sẽ ko còn hy vọng giữ được những vùng lãnh thổ bao la trong đó có những đồn bót nhỏ và biệt lập phất phới lá cờ VNCH."

. . .

* Con số tối thiểu ko thể giảm hơn (irreducible minimum).

(còn tiếp)

Dịch từ trang 8 của sách CERTAIN VICTORY : How Hanoi Won The War.

Ảnh minh họa: trực thăng Mỹ CH-53, thường dùng để cấp cứu máy bay lâm nạn trên vùng địch vì chở nhiều, bay xa và hỏa lực mạnh.

                                   


=================

THẢM SÁT TẠI BAN MÊ THUỘT THÁNG 3/1975 .

. . .
"Tại chùa Khải Đoan ở Ban Mê Thuột quân đội CSBV đã tìm thấy một số lính VNCH trà trộn (mixed) với dân tị nạn chiến cuộc. Tất cả họ đã bị bắt. Các sư bị dẫn đến chợ, nơi mà họ được lịnh ngồi xuống cùng với với một đám đông đã bị bắt đây đó trong thành phố. Kế đó các cán bộ VC địa phương đã chỉ mặt các công chức và cảnh sát của chế độ Sài Gòn. Vào khoảng 300 người bị tách ra khỏi đám đông này và đưa về bên kia chợ để nghe một viên chức CSBV "lên lớp" và kết tội họ là tay sai (lackey) và gián điệp của Mỹ và kẻ thù của nhân dân. Tất cả bọn họ đã bị bắn chết (shot and killed).
Sau cuộc bắn giết này, gia đình của những ai được biết là cán bộ/viên chức chế độ Sài Gòn đã bị các vệ binh CSBV canh gác nghiêm nhặt và dẫn đi một khoảng cách ngắn khỏi thành phố. Một trong các vị sư của chùa Khải Đoan đã bám theo (follow) đoàn người này cho tới khi ông thấy vệ binh nổ súng vào họ. Những ai ko chết hay bị thương chạy vào rừng hai bên đường, trong đó có vị sư. Ông đã là một trong số ít người cuối cùng đã tới bờ biển và tìm đường về Sài Gòn.
Chú thích : vụ nổ súng này xảy ra tại BMT đã được mô tả khi tôi phỏng vấn một nhân chứng vào ngày 20/4/1976 tại Sài Gòn. Vì tôi nghĩ rằng y vẫn còn ở VN nên tên y ko thể tiết lộ.
----

Dịch từ trang 37 của quyển CERTAIN HISTORY: How Hanoi Won The War (Chiến thắng chắc chắn: làm thế nào Hà Nội thắng trận) của Denis Warner, người Úc từng được tạp chí TIME xếp vào một trong hai phóng viên về Việt Nam được ngưỡng mộ nhứt.


=========

Nhận xét của người dịch

SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA VNCH 

Chẳng lẽ, dân Nam Hàn quí giá hơn người VN nên bằng mọi giá Mỹ phải bảo vệ ? 

(Viết sau khi đọc về chiến tranh Cao ly 1950-52) . 

VN và Hàn quốc đều là hai nước  nằm ven bờ TBD, dân trí cũng gần nhau*, văn hóa Khổng giáo, v.v... đều là đồng minh của Mỹ nhưng được Mỹ đối xử khác nhau**. 

* Vì năm 1950 xảy ra cuộc chiến thì dân Hàn ko hơn gì dân Sài gòn hay có thể nghèo khổ hơn vì họ mới thoát ách cai trị của Nhật mới 5 năm; trong khi đó, VN đang trong LHP và có quân đội riêng, dân trí cao do chịu ảnh hưởng của Pháp, v.v... . 

** Vì khi Bắc Hàn mới xâm lăng Nam Hàn năm 1950, TT TRUMAN đã xin QH Mỹ chi 12 TỈ ĐÔ ĐỂ GIÚP ĐỠ NAM HÀN CHỐNG LẠI XÂM LĂNG và QH chuẩn y ngay lập tức ! 

Trong khi năm 1975, quân CSBV CÔNG KHAI XÂM LĂNG MIỀN NAM thì VNCH chỉ xin mấy trăm triệu đô quân viện cũng bị QH Mỹ bác. Như bạn biết, 12 tỉ đô năm 1950 lớn GẤP NHIỀU LẦN 12 tỉ đô bây giờ. 

                              


Thế mới biết: còn thương cau 7 bổ 3, 

Hết thương, cau 7 bổ ra làm mười.

Có lẽ Mỹ thấy vị trí chiến lược của Nam Hàn: nếu NH rơi vào tay CS thì hậu cần của Mỹ tại Nhựt bị trực tiếp đe dọa, nên họ hành động lập tức. Còn VNCH năm 1975 chẳng là cái gì với Mỹ nên QH của họ bỏ rơi ko thương tiếc !!!

Viết xong ngày 14/4 và cập nhật ngày 27/4/ 2021

Tài Trần.


 Nguyễn đình Ấm * - “Choáng” với sự dối trá trơ trẽn của đại gia sân golf Tân Sơn Nhất

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018 | 15.4.18

* Từng đi bộ đội 6 năm , sau này làm việc cho Vietnam Airlines . 

"Sân bay TSN là nơi mà chỉ cần 10m2 không đầu tư gì cả cho thuê đỗ ô tô hàng tháng cũng đút túi hàng triệu đồng/chiếc/tháng (ôtô con)"  

Vừa rồi đọc bài “Cựu bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà liên quan dự án sân golf TSN “ trên VNTB thấy ông Trần Văn Tĩnh một trong các đại gia sân golf TSN phát biểu với báo Tuổi Trẻ, khi bị hỏi: “ Dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm trong việc đầu tư dự án golf TSN, ông Tĩnh trả lời: “Chắc chắn là không có lợi ích nhóm.Chúng tôi không xin xỏ đút lót gì cả.Vào năm 2005 lãnh đạo bộ quốc phòng đi công tác nước ngoài thấy bên cạnh các sân bay tại Singapore,Thái Lan,Ấn Độ… đều có sân golf thu hút rất nhiều khách du lịch, trong khi đó đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay TSN bị bỏ hoang nên lãnh đạo bộ quốc phòng có chủ trương tận dụng để làm sân golf vừa giữ đất vừa có thêm kinh phí và thu hút khách du lịch nước ngoài…..” mà giật mình, bởi chứng tỏ các ông coi dân không biết gì?

Thứ nhất: việc ông khẳng định “không có lợi ích nhóm, không xin xỏ đút lót…” là không lạ gì. Chẳng ai lại tự nhận mình làm những việc vi phạm pháp luật cả. Câu khẳng định của ông chẳng có giá trị gì mà người hỏi chính là thông báo cho ông biết dù ông nói thế nào thì dư luận cũng đã hiểu bản chất của việc các ông “vô tình” có 157,6 ha đất vàng nơi mà chỉ cần 10m2 không đầu tư gì cả cho thuê đỗ ô tô hàng tháng cũng đút túi hàng triệu đồng/chiếc/tháng (ôtô con) thu 157tỷ 600 triệu đồng/tháng, nếu bán với giá thị trường bèo nhất 50 triệu đ/m2 cũng có 78.800 tỷ đồng.

Thứ hai: “Đi quốc tế thấy Singapore, Ấn Độ, Thái Lan có sân golf…”. Bài báo trên VNTB đã bác bỏ không có chuyện người ta làm sân golf trong sân bay. Bên cạnh các cảng HK Donmuang, Suvanbhumi, Changi,… người ta có làm những sân golf nhỏ chủ yếu để phục vụ quan chức, nhân viên ngành hàng không sở tại sau những buổi làm việc căng thẳng (nhất là nhân viên không lưu), những hành khách VIP, thương gia,… đi máy bay chờ transit nối chuyến hoặc lỡ chuyến do hãng hàng không trả tiền chi phí.

Thứ ba: “Đất dự trữ quốc phòng cạnh sân bay bỏ hoang…”. Không có đất nào bỏ hoang ở đây cả. Một sân bay muốn hoạt động an toàn ngoài các trang thiết bị chuyên dùng, khu máy bay hạ, cất cánh, ra, vào sân đỗ, nhà ga… (khu bay) phải có đường băng, đường lăn, sân đậu, đặc biệt phải có một vùng đất, không gian nhất định không có chướng ngại để bảo đảm an toàn bay. Khu đất xung quanh khu bay phải có diện tích đủ lớn, bằng phẳng,chịu độ nén theo tiêu chuẩn để thông thoáng tầm nhìn của phi công, không lưu, chỉ huy mặt đất, đặc biệt khi máy bay gặp sự cố hạ cánh chệch đường băng lao ra bên ngoài không có chướng ngại sẽ bớt thiệt hại,… Ngoài những khu đất trống, ở trên không cũng phải thông thoáng (tĩnh không) để máy bay không va quyệt vào chướng ngại khi hạ, cất cánh nhất là hai đầu đường băng (phễu ha, cất cánh) có tiêu chuẩn nghiêm ngặt…

Bên cạnh đó, các sân bay phải có diện tích đất lớn ngoài bảo đảm bảo an toàn cũng là sẵn sàng đáp ứng sự phát triển của sân bay theo từng giai đoạn. Trước năm 1975 sân bay TSN có tổng diện tích hơn 3.000 ha đủ cho một sân bay quốc tế phát triển đến vô hạn nhưng sau năm 1975 dân và quân đội lấn chiếm nay chỉ còn 1.150 ha. Đến nay các đại gia quân đội lấn tiếp 157,6 ha làm sân golf, nhà hàng, khách sạn làm cho TSN chỉ còn 924 ha méo mó… 157,6 ha kia các ông đào ao, đắp đồi tạo cảnh quan, chèn, lấp hệ thống thoát nước của sân bay, xây nhà cao tầng. Những điều này không chỉ hạn chế hoạt động hàng không mà còn gây ngập lụt mỗi khi mưa to và rất nguy hiểm nếu máy bay gặp sự cố. Ở TSN có trang thiết bị đầy đủ hiện đại ngang sân bay Nội Bài nhưng tiêu chuẩn hoạt động thấp hơn Nội Bài do tĩnh không sân bay TSN thu hẹp vì xây các công trình cao tầng gần sân bay. Việc từ năm 2007 sân bay TSN bị thiếu sân đỗ máy bay nhưng không được phát triển sang khu đất dự trữ bên quân sự rồi để làm sân golf là một hành động vô cảm cản trở sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam.

Thứ tư: Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến cản trở sự phát triển của sân bay TSN là rất rõ. Bởi từ 2005-2006 hai ông này giữ cương vị bộ trưởng quốc phòng và thủ tướng. Không có những ông lớn “chống lưng” thì làm sao đám đại gia kia được vào trong sân bay để làm các công trình thương mại trên những 157,6 ha đất vàng trong khi thường dân sửa cái cổng trong nhà mình cũng phải xen phép, cầu cạnh... Theo dư luận trong quân đội nguyên trướng Phạm Văn Trà có nhiều nhà ở nhiều nơi, quân khu, còn ông Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh,… thì sao?

Thứ năm: Ông Tĩnh nói: “chúng tôi đầu tư đúng luật” là luật nào? Không có luật nào cho phép các ông xây công trình thương mại trong sân bay đất quốc phòng cả. Điều 20 - Nghị định 09 năm 1996 về quản lý, sử dụng đất quốc phòng ghi rõ: “Đơn vị vũ trang nhân dân được giao đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh sau rà soát quy hoạch nếu thừa đất thì phải báo cáo bộ quốc phòng, bộ nội vụ để trả lại nhà nước…”. Rõ ràng 157,6 ha đất trong sân bay TSN không phải đất thừa, đất hoang mà nếu thừa thì bộ QP phải trả lại nhà nước để sử dụng theo luật đất đai chứ không thể cho một nhóm người sử dụng sai mục đích, cản trở sự phát triển vận tải hàng không như vậy.

Nguyễn Đình Ấm 

(VNTB)