Wednesday, February 28, 2024

 CHIẾN DỊCH TRỊ PHÁP


         

Lời mở đầu: Thông tin sau đây chưa bao giờ xuất hiện trên báo chí Việt ngữ ở hải ngoại, nói về một chiến dịch của QLVNCH đánh vào khu vực Trị Pháp nằm ở liên ranh ba tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường và Định Tường, xem bản đồ, từ ngày 12-19 tháng 2 năm 1974. Trong khu vực này có 2 trung đoàn Z-15 và Z-18 và sđ 5 csbv hiện diện. Thành phần tham chiến về phía VNCH có trung đoàn 10 và 12 của sđ 7 bộ binh và trung đoàn 14, tăng cường một TĐ của trung đoàn 16, thuộc sđ 9 bộ binh; và ba chi đoàn M-113. Lúc đó người viết bài phục vụ tại TĐ 2 của trung đoàn 10 sư đoàn 7 bộ binh.

Do quân khu 4 phần lớn là đồng ruộng, ko thích hợp với chiến xa như T-54 hay đại bác 130 ly nên quân CSBV không có ưu thế như ở các quân khu 1 và 2 và 3 của VNCH. Do vậy ngay từ năm 1973, trong khi rất nhiều đồn bót hay trại LLĐB tại các quân khu 1 và 2 và 3 bị lấn chiếm, tính tới ngày 30.4.75, tại quân khu 4 chỉ có một quận lỵ của tỉnh Chương Thiện lọt vào tay CS.

===============

Sau đây là chuyển ngữ từ trang 89 đến 91 của quyển Từ Ngưng Bắn đến Đầu Hàng (From Cease-Fire to Capitulation) của cựu đại tá William Le Gro thuộc Văn phòng Tùy viên Quốc phòng DAO của Mỹ.

. . .

"Nhìn vào bản đồ sau đây, ta sẽ thấy lãnh thổ của tỉnh Soài Riêng (Svay Rieng) lấn sâu vào lãnh thổ VNCH ở hai nơi: nơi thứ nhứt có hình chân voi, được đặt một cái tên mỹ miều là Chân Tượng (Elephant's Foot), nơi thứ hai có hình mỏ chim, được đặt tên là Mỏ Vẹt (Parrot's Peak) -- phần đất hình mỏ vẹt này có chiều dài 60-dặm Anh, và rộng 16-dặm, và chỉ cách Sài Gòn, thủ đô của VNCH 30 dặm hay 48.2 km. Mặc dù quân chánh phủ (CP) Cam-Bốt vẫn còn làm chủ tỉnh lỵ Soài Riêng, nhưng đã giao phó phần còn lại của tỉnh cho quân CSBV, do đó biên giới giữa 2 nước trở nên bỏ ngõ. Đe dọa duy nhứt đối với quân csbv là QLVNCH đồn trú ở vùng đất giáp với Mỏ Vẹt thuộc các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, và Kiến Tường. Tỉnh Soài Riêng luôn luôn là mối quan tâm của ba tỉnh này của Nam Việt Nam vì là nơi ẩn náo của các lực lượng đáng kể của địch và các căn cứ, tỉnh này cũng là nguồn xâm nhập và tiếp vận của địch xuống phía bắc của châu thổ sông Cửu Long. Do đó QLVNCH đã duy trì các tiền đồn và các căn cứ hành quân, nằm sát biên giới này càng gần càng tốt để làm chậm việc chuyển vận người và tiếp tế của địch vào Nam VN. 

Vùng phía bắc của tỉnh lỵ Tây Ninh rất bất lợi cho QLVNCH. Những rừng núi ở vùng phía bắc tỉnh Tây Ninh dưới quyền kiểm soát của quân CSBV, và cửa khẩu chánh là Lò Gò, nằm ngoài tầm kiểm soát của quân chánh phủ, trừ các cuộc ném bom bắn phá của không quân VNCH. Nhưng tỉnh lỵ Tây Ninh đi về phía nam tới tỉnh Hậu Nghĩa, QLVNCH đã duy trì các căn cứ ở phía tây của Sông Vàm Cỏ Đông đã làm trở ngại (impede) con đường tiếp tế của địch từ tỉnh Soài Riêng cũng như con đường buôn lậu giữa hai nước. Từ những căn cứ này, quân Nam VN đã thường xuyên (periodically) thăm dò vùng biên giới nhưng ít khi xâm nhập vào Cam-Bốt. Phần lớn trong năm, vùng đất bằng phẳng, đầm lầy (marshy) này nằm dưới mực nước, nhưng ngay cả thời tiết thuận lợi cho các cuộc hành quân lớn vào Cam-Bốt, QLVNCH vẫn bị hạn chế vì lý do chánh trị và việc đạt được những thắng lợi đáng kể cũng rất khó. Do vậy, chiến lược của QLVNCH ở sườn của tỉnh Hậu Nghĩa là phòng thủ tích cực ở phía tây của Sông Vàm Cỏ Đông. 

Tình hình này lại hoàn toàn khác ở phần lãnh thổ của tỉnh Kiến Tường sát với Mỏ Vẹt. Duy trì những lực lượng lớn ở giữa tỉnh Kiến Tường, phần lớn là các trung đoàn Z-15 và Z-18, quân csbv đã điều hành những hành lang (corridor) xâm nhập lớn xuyên qua tỉnh này, mà bộ chỉ huy đặt tại một căn cứ lớn ở gần một địa điểm có tên là TRỊ PHÁP. Quân Nam VN đóng ở tỉnh lỵ Mộc Hóa của tỉnh Kiến Tường và một căn cứ tại Long Khốt, tuy cả 2 nơi đều nằm trong tầm đại bác 105-ly của quân csbv đặt trong tỉnh Soài Riêng, nhưng quân VNCH có thể tiếp cận vùng lãnh thổ không thể kiểm soát, không thể chiếm đóng giữa biên giới Cam-bốt và vùng vùng đất tập trung dân cư lớn lao dọc quốc lộ 4 đi qua Mỹ Tho. Một đe dọa khác là từ sđ 5 csbv, xuất phát từ tỉnh Soài Riêng, xuyên qua tỉnh Tây Ninh tới An Lộc tỉnh Bình Long, và hướng về nam tới Mỹ Tho tỉnh Định Tường. Đầu năm 1974, sđ 5 csbv ở bắc của tỉnh lỵ Tây Ninh, nhưng có thể tiến vào Kiến Tường và Hậu Nghĩa.

Mặc dù lực lượng Nam VN không đủ mạnh để kềm chế quân csbv tại tỉnh Soài Riêng, nhưng trong quân khu 4 của VNCH, họ có thể gây khó khăn cho việc chuyển quân của địch, khiến việc tiếp tế của địch tốn kém và khó khăn, và gây tổn thất cao về nhân mạng. Để làm tốt điều này, QLVNCH phải giữ Long Khốt và Mộc Hóa, chiếm căn cứ hành quân và tiếp liệu của địch gần Trị Pháp, và bảo vệ QL-4 giữa Cai Lậy và Mỹ Tho. 

Trong tháng Giêng 1974, những thông tin về tình báo mà thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, TL của quân khu 4 có được, cho thấy những thành phần của sđ 5 csbv được lịnh rời tỉnh Tây Ninh tới tỉnh Định Tường. Sau đó trong tháng này, các thành phần tiền trạm của sđ này được phát hiện trong căn cứ của sđ này tại Soài Riêng. 

Hai lính csbv bị bắt ngày 27/1 nói với điều tra viên VNCH rằng một tiểu đoàn (TĐ) của trung đoàn 6 của sđ này đã đi về phía nam để tăng cường của trung đoàn Z-18 CSBV đang thiếu quân số ở vùng Trị Pháp. Lời khai (testimony) của họ, cùng với lời khai gần đây của bốn hồi chánh viên (HCV) và tài liệu tịch thu, cũng đã chỉ ra rằng trung đoàn 1 Đồng Tháp, thường hoạt động trong tỉnh Định Tường, vẫn thiếu quân số trầm trọng, dù gần đây đã nhận 300 tân binh csbv tiếp sau những trận đánh của trung đoàn này trong tháng 12/1973, có thể sẽ nhận thêm tân binh từ trung đoàn 6 sđ 5 csbv. Các chuyên viên tình báo cũng biết rằng trung đoàn Z-15 vừa nhận khoảng 200 tân binh từ miền Bắc nhưng vẫn còn thiếu đạn được. 

Trong khi đó, các tiền đồn, các toán tuần tiểu và máy bay quan sát của QLVNCH đã phát hiện các đơn vị vận chuyển của địch đã di chuyển ngang qua Tuyên Bình trên Đường xâm nhập 1A. Một số bị ngăn chặn, và quân VNCH đã tịch thu số lượng lớn gạo và đạn dược, kể cả chỉ huy của một đại đội vận chuyển csbv. 

Lúc này thời gian rất quí báu đối với quân khu 4 của VNCH vì nếu sđ 5 csbv chiếm Trị Pháp, cực kỳ khó khăn để đẩy lui họ, và đe dọa đối với QL-4 là điều mà VNCH ko thể chấp nhận. Kinh nghiệm của năm trước đây đã cho tướng Nghi thấy rằng quân VNCH có thể tiến vào và có khả năng quét sạch quân csbv khỏi Trị Pháp, với điều kiện họ di chuyển nhanh trong khi các trung đoàn csbv đang tái chỉnh trang và nhận tân binh. Nếu quân của ông có thể lập một căn cứ hành quân ở Trị Pháp, sẽ khiến sđ 5 csbv ko thể lập một căn cứ tiếp liệu quan trọng tại đó để hành quân trong tỉnh Định Tường. 

Ngày 12/2, trung đoàn 12 của sđ 7 bộ binh VNCH, tăng cường bởi 2 tiểu đoàn của trung đoàn 10 bộ binh và hai chi đoàn thiết vận xa M-113, đã tấn công xuyên qua Trị Pháp từ hướng đông, xem bản đồ, và tiến về ranh giới giữa Kiến Tường và Định Tường. Ba ngày sau, trung đoàn 14 sđ 9 bộ binh VNCH, tăng cường bởi một tiểu đoàn của trung đoàn 16 và hai chi đoàn M-113, đã tấn công từ quận lỵ Mỹ An, xem bản đồ và đã bắt tay với trung đoàn 12 tại rìa phía tây của Trị Pháp. Cuộc tấn công hai mủi này đã được tiếp tục vào ngày 19/2 bởi trung đoàn 10 trừ, vì có 2 tiểu đoàn đã tăng phái cho trung đoàn 12, đã kể ở trên. Đơn vị này đã xuất phát từ làng Hậu Mỹ ở phía bắc của quận Cái Bè, tiến về phía bắc để lục soát rìa phía nam của Trị Pháp. Hoàn toàn bị bao vây, địch quân tại Trị Pháp bị thiệt hại nặng về người, tiếp liệu, đạn dược, và lương thực. Các thành phần của các trung đoàn Z-15 và Z-18 được phát hiện trong trận này, nhưng thương vong của Bắc quân phần lớn là lính lo về hậu cần. Một thành phần khác của sđ 5 csbv, đó là TĐ 6 trung đoàn 174, cũng có mặt trong trận đánh dữ dội gần Mỹ An ở rìa phía tây của Trị Pháp, chứng tỏ tin tình báo trước đây về hoạt động của sđ này, từng hoạt động ở Tây Ninh, là chính xác. Tổn thất của địch rất nặng trong tuần lễ đầu của chiến dịch Trị Pháp; hơn 500 địch bị giết, và quân VNCH đã tịch thu hàng tấn đạn và gần 200 súng. Quân VNCH tổn thất nhẹ.

Chiến sự đã bùng nổ khắp phần lớn tỉnh Kiến Tường và tỉnh Định Tường trong phần còn lại của tháng 2 và tới tuần cuối của tháng 3. Nhưng trung tâm vẫn ở Trị Pháp khi bắc quân được tăng viện, lần này với trung đoàn Đồng Tháp 1, được tăng phái từ phía nam cho trung đoàn Z-18. Quân VNCH vẫn giữ áp lực, và trong các tuần kế tiếp giết thêm 250 quân csbv, tịch thu nhiều võ khí. Trong khi đó, Trung Ương Cục Miền Nam đã ra lịnh cho quân khu 3 csbv, mở các cuộc tấn công đều khắp để giảm áp lực của quân VNCH ở Kiến Tường và Định Tường. Quân tăng viện, lên tới 2.000 người, theo lời hai lính VNCH trốn thoát từ trại tù của CSBV ở Cam-bốt, sẵn sàng đến Soài Riêng để nhận nhiệm vụ. 

Vì ko thể chống lại mức tiến quân của VNCH trên các chiến trường này, quân csbv đã gia tăng chiến dịch khủng bố khắp châu thổ sông Cử Long. Ngày 9/3, họ đã bắn một quả cối 82-ly vào trường tiểu học ở quận lỵ Cai Lậy trong khi học sinh sắp hàng vào lớp. 23 em đã chết ngay tại chỗ, 46 bị thương nặng. Xa hơn về phía nam tại Bạc Liêu, quân khủng bố đã ném một lựu đạn trong một buổi cầu nguyện, làm chết 9 người và bị thương 16. 

Các cuộc hành quân của QLVNCH ở mặt trận Mỹ An, ở rìa phía tây của khu vực Trị Pháp, nhận được yểm trợ từ Cao Lãnh, với tiếp tế từ Giáo Đức trên liên tỉnh lộ (LTL) 30. Những lực lượng ở rìa phía đông của Trị Pháp và những lực lượng chiến đấu ở phía bắc gần Mộc Hóa được yểm trợ dọc liên tỉnh lộ 29 (LT-29) chạy từ Cai Lậy. Quân VNCH đã thành công trong việc phá vỡ mọi mưu toan của quân csbv nhằm cắt đứt hai đường này.  

Giai đoạn 1 của chiến dịch Trị Pháp giảm dần (wind down) vào cuối tháng 3. Trung đoàn Đồng Tháp 1 đã nhận 150 tân binh, mới đến từ Bắc VN, và quân khu 2 csbv, mà các trung đoàn của họ bị thiệt hại nặng ở trận đánh Trị Pháp, đã nhận 200 tân binh, mà trước đó định gửi tới quân khu 3. Để gia tăng áp lực, ở tuần cuối tháng 3, tướng Nghi đã gửi liên đoàn 7 BĐQ tấn công trung đoàn Tháp Mười 1 ở Trị Pháp, nơi họ đã giết hơn 30 bắc quân và tịch thu nhiều vũ khí. 

Vào cuối tháng 3, hơn 1.100 địch quân bị giết trong chiến dịch Trị Pháp, trong khi quân VNCH có khoảng 700 bị thương và chết dưới 100 người. Gần 5.000 tấn gạo và lúa (gạo chưa xay xát) đã bị tịch thu, với hơn 600 vũ khí, 8 tấn đạn, và một số lượng chiến cụ, máy truyền tin, v.v... Ba trung đoàn CSBV gồm Z-15, Z-18 và Đồng Tháp 1, bị thiệt hại nặng, và sđ 5 csbv ko còn dùng Trị Pháp làm căn cứ địa. 

San Jose ngày 28/02/2024

Tài Trần